Do đó tôi chọn đề tài “Nâng cao minh bạch TTTC qua sự tự nguyện công bố thông tin trên Bản Thuyết minh BCTC của các CTNY Việt Nam” để nghiên cứu.. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHẠM ĐÀM BẢO THĂNG
NÂNG CAO MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BCTC CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ KIM CÚC
TPHCM, năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Phạm Đàm Bảo Thăng
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCK :Thị trường chứng khoán TTTC :Thông tin tài chính
BCTC :Báo cáo tài chính
CTNY : Công ty niêm yết
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán BCKQHĐKD :Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT :Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCĐKT :Bảng cân đối kế toán
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát mục các chính sách kế toán áp dụng phần bắt buộc Bảng 2.2: Kết quả khảo sát mục các chính sách kế toán áp dụng phần tự nguyện Bảng 2.3: Kết quả khảo sát mục tài sản phần bắt buộc
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát mục tài sản phần tự nguyện
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mục nợ phải trả phần bắt buộc
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mục nợ phải trả phần tự nguyện
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát mục vốn chủ sở hữu phần bắt buộc
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát mục vốn chủ sở hữu phần tự nguyện
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát mục những thôn tin khác phần bắt buộc
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mục những thôn tin khác phần tự nguyện
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mục những thôn tin khác phần bắt buộc
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát mục những thông tin khác phần tự nguyện
Bảng 2.13: Bảng mã hóa các biến
Bảng 2.14: Bảng dự đoán kết quả mô hình
Bảng 2.15: Kiểm định hệ số tương quan tuyến tính
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình:
Trang 5MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Đối tượng nghiên cứu 9
5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Kết cấu của luận văn 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
1.1 Thông tin tài chính và minh bạch thông tin tài chính 11
1.1.1 Khái niệm thông tin tài chính 11
1.1.2 Khái niệm minh bạch thông tin tài chính 12
1.2 Sự tự nguyện công bố thông tin thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính.15 1.2.1 Khái niệm về sự tự nguyện 15
1.2.2 Vai trò của sự tự nguyện công bố thông tin 16
1.3 Lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công bố thông tin 16
1.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 16
1.3.1.1 Nội dung lý thuyết thông tin bất cân xứng 16
1.3.1.2 Áp dụng lý thuyết đến minh bạch thông tin tài chính 17
1.3.2 Lý thuyết đại diện 20
Trang 61.3.2.1 Nội dung lý thuyết đại diện 20
1.3.2.2 Áp dụng lý thuyết đại diện vào minh bạch thông tin tài chính 21
1.3.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin 22
1.3.3.1 Nội dung lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin 22
1.3.3.2 Áp dụng lý thuyết thuyết tiết kiệm chi phí thông vào minh bạch thông tin tài chính 22
1.3.4 Mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công bố thông tin 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính thông qua thuyết minh tự nguyện trên báo cáo tài chính 24
1.5 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thế giới và bài học cho thị trường chứng khoán Việt Nam 26
1.5.1 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ 27
1.5.2 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 28
1.5.3 Kinh nghiệm công bố thông tin trên TTCK Thái Lan 29
1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 33
2.1 Lược sử thị trường chứng khoán Việt Nam 33
2.2Các văn bản hướng dẫn công bố thông tin theo quy định hiện hành 36
2.3 Khảo sát thực trạng về minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính 42
2.3.1 Phương pháp khảo sát 42
2.3.2 Phạm vi khảo sát 42
Trang 72.3.3 Đối tượng khảo sát 43
2.3.4 Kết quả khảo sát về thực trạng công bố thông tin minh bạch 45
2.3.4.1 Kết quả khảo sát mục các chính sách kế toán áp dụng 45
2.3.4.2 Kết quả khảo sát về các thông tin trình bày trên BCĐKT 48
2.3.4.3 Kết quả khảo sát các thông tin khác 53
2.4 Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam 54
2.4.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát 54
2.4.2 Phương pháp khảo sát 55
2.4.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 56
2.4.3.1 Giả thuyết 56
2.4.3.2 Mô hình khảo sát 60
2.4.4 Kết quả khảo sát 64
2.5 Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được qua quả khảo sát minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bảng thuyết minh BCTC 66 2.5.1 Những mặt đạt được 66
2.5.2 Những mặt chưa đạt được 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH THÔNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM 70
3.1 Quan điểm để đưa ra các giải pháp 71
3.1.1 Phù hợp với môi trường pháp lý ở Việt Nam 71
3.1.2 Phù hợp với môi trường hoạt động chứng khoán ở Việt Nam 71
3.1.3 Phù hợp với xu hướng hội nhập của thế giới 72
3.1.4 Phù hợp với khả năng và yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng có liên quan 72
Trang 83.2 Các kiến nghị và giải pháp cụ thể để nâng cao sự minh bạch thông tin tài
chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin 73
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 73
3.2.1.1 Xây dựng cơ chế giám sát và xử phạt 73
3.2.1.2 Xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp 75
3.2.2 Về phía công ty niêm yết 80
3.2.2.2 Cung cấp thông tin về kế hoạch tài chính trong tương lai 81
3.2.2.3 Yêu cầu công bố cụ thể về giao dịch của các bên liên quan 81
3.2.2.4 Yêu cầu các công ty cung cấp những thông tin về ban điều hành của công ty 81
3.3.3 Về phía nhà đầu tư 82
3.3.4 Về phía các chủ nợ 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường tiềm năng, đang phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía công chúng Có rất nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên TTCK Đa số nhà đầu tư tìm hiểu thông tin doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư bằng những thông tin tài chính (TTTC) mà doanh nghiệp công bố Có thể nói yếu tố sống còn để thị trường có chất lượng là lòng tin của nhà đầu tư Lòng tin được xây dựng dựa trên công khai, minh bạch (IFC,2012) Tuy nhiên họ gặp khá nhiều rủi ro khi quyết định đầu tư khi thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty niêm yết (CTNY) có sự biến động khá lớn giữa trước và sau khi kiểm toán Sau một loạt sự kiện các CTNY có BCTC sau kiểm toán khác biệt lớn so với trước kiểm toán ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, các đối tượng có liên quan thì minh bạch TTTC mà doanh nghiệp cung cấp trở thành vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của
xã hội
Thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới thời gian qua cho thấy, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường bắt nguồn từ hệ thống tài chính Vì thế vấn đề minh bạch TTTC là rất cần thiết vì thiếu chúng các công ty không thể xây dựng niềm tin của công chúng vào thành quả thực hiện và khả năng thu hút vốn trên TTCK Nghiên cứu thực trạng minh bạch TTTC và các nhân tố tác động đến minh bạch TTTC là chủ đề rất hữu ích Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần giúp TTCK Việt Nam hoạt động bền vững và hiệu quả
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về minh bạch TTTC bằng việc đánh giá thông qua các mục thuyết minh Có nhiều nghiên cứu chỉ dựa trên thuyết minh tự nguyện hoặc thuyết minh bắt buộc Một số nghiên cứu cả thuyết minh tự nguyện và bắt buộc Thông qua đó các nghiên cứu cũng chỉ ra được những đặc điểm của công
ty ảnh hưởng đến minh bạch TTTC và tìm ra được những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến minh bạch TTTC Tuy nhiên việc áp dụng các biến nghiên cứu và kết
Trang 10quả nghiên cứu là khác nhau do sự khác nhau trong môi trường thuyết minh về luật,
về văn hóa, về cách quản lý Ở Việt Nam có một số luận án Thạc Sĩ, Tiến Sĩ nghiên cứu về minh bạch thông tin đa số dựa trên BCTC chứ ít tập trung vào thuyết minh tự nguyện Ngoài ra các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để khảo sát ý kiến nhà đầu tư để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam
Nghiên cứu này đưa ra một cách tiếp cận khác trong nghiên cứu về minh bạch TTTC của TTCK Việt Nam dựa vào thuyết minh tự nguyện BCTC Ngoài ra thì nghiên cứu mong muốn sẽ tìm ra những biến đặc điểm của công ty mà có ảnh hưởng tới minh bạch TTTC ở Việt Nam Do đó tôi chọn đề tài “Nâng cao minh bạch TTTC qua sự tự nguyện công bố thông tin trên Bản Thuyết minh BCTC của các CTNY Việt Nam” để nghiên cứu
2 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nhóm các nhân tố tài chính
Nghiên cứu tại thị trường Nhật Bản (Cooke ,1992) “The Impact of Size, Stock Market Listing and Industry Type on Disclosure in the Annual Reports of Japanese Listed Corporations” xem xét ba loại công ty ở thị trường Nhật, cụ thể là chưa niêm yết, niêm yết, và niêm yết đa quốc gia Tác giả chấm điểm 100 bản thuyết minh BCTC bao gồm thuyết minh bắt buộc và thuyết minh tự nguyện Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tính chỉ số thuyết minh không có trọng số để đánh giá mức độ công bố thông tin Đối với mỗi mục được thuyết minh thì chấm 1 điểm, không thuyết minh chấm 0 điểm, các mục thuyết minh được đánh giá mức độ quan trọng như nhau Sau đó nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để chạy mô hình Các biến trong mô hình bao gồm : biến quy mô, biến tình trạng niêm yết và loại hình doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy quy
mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin, các doanh nghiệp
có quy mô lớn thường thuyết minh nhiều thông tin hơn các công ty nhỏ, các công ty không niêm yết thuyết minh thông tin ít hơn các CTNY, thông tin được trình bày
Trang 11bởi các CTNY trên sàn chứng khoán trong nước thì ít hơn thông tin được cung cấp bởi các CTNY đa quốc gia và các công ty sản xuất thuyết minh nhiều hơn các công
ty không sản xuất
Nghiên cứu của Zarzeski (1996) với tên gọi “Spontaneous harmonization effects
of culture and market forces on accounting disclosure practices” trong tạp chí Accounting Horizons Trong đó, kết quả nghiên cứu của Zarzeski (1996) chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường thông qua các nhân tố như doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty Nghiên cứu cho TTCK Zimbabwe của tác giả Owusu-Ansah năm 1998 “The impact of corporate attribites on the extent of mandatory disclosure and reporting by listed companies in Zimbabwe” Tác giả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của 8 nhân tố đến mức độ công bố thông tin bắt buộc với mẫu là 49 CTNY ở Zimbabwe Tác giả cũng sử dụng phương pháp tính chỉ số thuyết minh để đo lường mức độ công bố thông tin và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng bằng mô hình hồi quy đa biến Kết quả cho thấy các biến cơ cấu sở hữu, tuổi công ty, tập đoàn đa quốc gia, và lợi nhuận có tác dụng tích cực đáng kể về công bố bắt buộc Ngoài ra chất lượng của kiểm toán độc lập và tính thanh khoản không có ý nghĩa thống kê
Năm 2003, nghiên cứu của Jeffrey J Archambault và Marie E Archambault “A multinational test of determinants of corporate disclosure” (The International Journal of Accounting, 38 (2003) 173 – 194) nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty Theo nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của doanh nghiệp bao gồm: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, kiểm toán và đòn bẩy tài chính Ngoài ra, Jeffrey và Marie cho rằng quá trình hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của các CTNY Quá trình hoạt động này gồm: quy mô công
ty, lĩnh vực kinh doanh và doanh thu xuất khẩu Nghiên cứu tiến hành khảo sát 1.000 công ty công nghiệp hàng đầu ở 41 quốc gia Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng, hầu hết các nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính và quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin nói chung và
Trang 12TTTC nói riêng Riêng các nhân tố như: đòn bẩy tài chính và chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
Nhóm các nhân tố tài chính và quản trị
Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) về những nhân tố ảnh hưởng đến công
bố thông tin của doanh nghiệp trên TTCK Hồng Kông và Thái Lan thì có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng: Nhóm nhân tố tài chính gồm: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tình hình tài sản, tài sản cầm cố, hiệu quả sử dụng tài sản Nhóm nhân tố quản trị gồm: mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị Tác giả sử dụng mô hình 9 biến để đo lường Kết quả phân tích như sau: Phân tích hồi quy 262 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Hồng Kông cho kết quả bến quy mô doanh nghiệp, biến vòng quay tài sản có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 99% Biến tình hình tài chính, cơ cấu hội đồng quản trị tin cậy 95% Phân tích hồi quy 143 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Thái Lan thì hầu như các biến về tình hình tài chính không có ý nghĩa thống kê Phân tích cho cả 2 thị trường thì biến quy mô doanh nghiệp, cơ cấu cấu hội đồng quản trị có ý nghĩa 99%, biến tình hình tài chính, vòng quay tài sản ý nghĩa 90%
Có thể thấy các nghiên cứu nước ngoài có sự kế thừa, hầu hết các nghiên cứu trước là những khởi xướng nhằm đưa ra một số nhân tố để đánh giá mức độ minh bạch và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến minh bạch thông tin, tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo Các nhân tố đưa ra ở các mô hình tiếp theo được đưa ra theo đặc điểm của từng thị trường Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực hiện là phương pháp nghiên cứu định lượng và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước Độ tin cậy cũng như các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các công ty ở những nghiên cứu sau đưa ra những phát hiện
có tính mới hơn cũng như những lý luận và bằng chứng được các nhóm tác giả đưa
ra có tính thuyết phục cao, khắc phục dần những hạn chế của các nghiên cứu trước Tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu cũng khác nhau cho từng TTCK như biến tình hình tài chính không có ý nghĩa ở thị trường Thái Lan nhưng có ý nghĩa khi phân tích cho cả 2 thị trường Thái Lan và Hồng Kông
Trang 13Qua đây, cần thận trọng khi xem xét các kết quả nghiên cứu để đánh giá xem nhân tố nào phù hợp hoặc không phù hợp với môi trường Việt Nam Ngoài ra, sự mâu thuẫn ở một số kết quả nghiên cứu có thể là do có sự khác nhau về văn hóa, luật pháp, kinh tế chính trị… hoặc do việc lựa chọn mẫu và cỡ mẫu hoặc do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các nước
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008) về minh bạch thông tin các CTNY tại
sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.Hồ Chí Minh, tác giả đo lường bằng cách xây dựng mô hình kiểm định mich bạch thông qua 5 biến: quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản Qua khảo sát và xây dựng mô hình kiểm định minh bạch, tác giả kết luận cả 5 biến có tác động đến minh bạch thông tin Doanh nghiệp có xu hướng thuyết minh nhiều hơn khi có quy mô kinh doanh lớn hơn Ngoài ra việc công bố thông tin của các doanh nghiệp còn chưa minh bạch, chưa đều đặn và kịp thời gây hoang mang cho nhà đầu tư Tuy nhiên cỡ mẫu khảo sát chỉ có 30 CTNY, con số này khá nhỏ so với số lượng CTNY trên TTCK TPHCM
Nghiên cứu của Phạm Đức Tân (2008) Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam Tác giả đo lường sự minh bạch của TTTC công bố bằng cách dùng tư liệu là BCTC thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM (HOSE) trong ba năm :
2006 – 2007 –2008, kết hợp với phần khảo sát, thống kê thực tế, để phân tích, đánh giá đưa ra định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc công bố thông tin trên TTCK Qua việc nghiên cứu, tác giả kết luận tình hình chất lượng công bố thông tin trên BCTC của các CTNY hiện nay chưa đảm bảo tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời… theo như quy định trong chuẩn mực số 1:
“Chuẩn mực chung” của Chuẩn mực kế toán Việt Nam Các BCTC năm được CTNY công bố thường không đảm bảo tính chất pháp lý, các BCTC chỉ là những bản thô, không chữ ký các chức danh theo quy định, bao gồm cả BCTC và báo cáo kiểm toán, có trường hợp người ký không đúng theo chức danh và CTNY cũng
Trang 14không công bố giấy ủy quyền kèm theo Hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu, làm đẹp BCTC vẫn là hiện tượng phổ biến trong các CTNY Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém, cộng với các yếu tố chưa phát triển đồng bộ của thị trường dẫn đến hiện tượng quá tải , gây ra sự chậm trễ kéo dài thời gian công bố thông tin Tình trạng khai thác cạn kiệt thị trường còn non trẻ cộng với sự yếu kém trong công tác điều hành vĩ mô, công tác quản lý, giám sát thị trường còn lỏng lẻo Chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật và những quy định của văn bản hướng dẫn được sử dụng trong công bố thông tin là BCTC của các CTNY Ngoài ra những thuật ngữ được sử dụng trong một số văn bản hướng dẫn thi hành còn có thể gây ra
sự hiểu lầm cho người thực hiện
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008), về việc hoàn thiện trình bày và công bố thông tin BCTC của các CTNY tại SGDCK TP.Hồ Chí Minh, tác giả đo lường mức độ công bố thông tin bằng cách lập bảng câu hỏi dành cho nhà đầu tư khảo sát về các chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích BCTC trước khi đưa
ra quyết định đầu tư Qua khảo sát như trên tác giả kết luận, việc trình bày và công
bố thông tin BCTC các CTNY chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu giới đầu tư do BCTC từng quý, năm của một số công ty còn thiếu gây khó khăn trong việc tính toán, so sánh các chỉ số tài chính, sự chậm trễ cung cấp BCTC theo quy định Tác giả nêu ra những hạn chế về công bố thông tin bao gồm: các CTNY còn thụ động trong việc công bố thông tin, công bố thông tin còn kém về số lượng, chất lượng và hạ tầng cung cấp thông tin còn kém
Nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Hòa (2013) về các giải pháp nâng cao sự minh bạch TTTC của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC Tác giả khảo sát 100 CTNY trong 2 năm 2010 và 2011 bằng cách thống kê số lượng thuyết minh để đưa ra nhận định Ngoài ra tác giả cũng khảo sát thêm về tính tự nguyện công bố thông tin thông qua bảng phỏng vấn 50 doanh nghiệp trong 100 doanh nghiệp được chọn Kết quả cho thấy đa số các quan điểm cho rằng công bố thông tin tự nguyện có tầm quan trọng
Do chưa có tính trách nhiệm cao nên các công ty chưa mạnh dạn tự nguyện công bố
Trang 15thông tin vì nếu công bố sai dễ gây thiệt hại cho nhà đầu tư và cả doanh nghiệp về chi phí kiện tụng Các doanh nghiệp thường né tránh công bố các thông tin về thù lao lãnh đạo, phí kiểm toán… Việt Nam chưa có những văn bản quy định bắt buộc công bố thông tin trên như nước ngoài
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Vỹ An (2013) về hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM Tác giả khảo sát 30 doanh nghiệp đồng thời lấy ý kiến của 20 nhà đầu tư cá nhân để đánh giá tính minh bạch Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TPHCM thông qua các biến quy mô doanh nghiệp, vòng quay tài sản, lợi nhuận, tài sản cố định, nợ phải trả Qua khảo sát, các biến quy mô doanh nghiệp, vòng quay tài sản và lợi nhuận là các biến có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại không có ý nghĩa Tác giả còn chỉ ra nguyên nhân của việc tồn tại vi phạm trong công bố thông tin của các doanh nghiệp và đưa ra giải pháp hoàn thiện
Ngoài một số kết quả đạt được như đã phân tích trong từng nghiên cứu trên thì nhìn chung các nghiên cứu ở Việt Nam đã thực hiện có những đặc điểm như sau:
- Cho thấy được thực trạng công bố thông tin hiện nay của các CTNY trên SGDCK
- Đánh giá được mức độ minh bạch thông tin hiện nay của các CTNY
- Đưa ra nhận định và các giải pháp để nâng cao mức độ minh bạch TTTC của các CTNY
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều còn tồn tại một số hạn chế như: Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở phân tích nhằm đưa ra các kết luận và giải pháp; cách thức tiếp cận nghiên cứu chủ yếu nặng về định tính, thiếu định lượng Rất ít các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm công cụ đo lường và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC
2.3 Vấn đề nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin TTTC Tác động của các nhân tố đến
Trang 16sự minh bạch thông tin ở từng quốc gia cũng khác nhau Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới hầu như chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, các nhân tố được kế thừa và vận dụng đầy ở các mô hình trước với cỡ mẫu rộng hơn Các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tính minh bạch thông tin ở góc độ công ty, đa số sử dụng là phương pháp định tính, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát để hỗ trợ và làm cơ sở cho các phân tích, các kết luận của mình, từ đó đề ra các giải pháp có liên quan Tuy nhiên,
cỡ mẫu nghiên cứu của hầu hết nghiên cứu đều chưa rộng và chưa đầy đủ Hầu hết đạt ở mức độ đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC ở mức độ thống kê, mô tả hiện tượng, chưa đưa ra được mối tương quan và mức độ tương quan giữa các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC Ngoài ra các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về minh bạch thông tin tài chính nói chung chứ chưa dựa vào thông tin tự nguyện trên bản thuyết minh BCTC Thông qua kết quả tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây, luận văn tập trung xem xét mức độ minh bạch TTTC của các CTNY ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng bằng cách
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tổng quan các kết quả nghiên cứu trước trong và ngoài nước Luận án cũng sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY dựa vào công bố thông tin tự nguyện trên bản thuyết minh BCTC
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá và đo lường minh bạch TTTC qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC để xem xét thực trạng công bố thông tin và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu cũng cho thấy tác động của thông tin tự nguyện công
bố trên thuyết minh BCTC thường niên đến việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng Thông qua đó kết quả khảo sát cũng giúp khẳng định thêm thước đo về minh bạch TTTC do chúng tôi đề xuất, đồng thời làm cơ sở cho các kiến nghị, giải pháp giúp các cơ quan quản lý TTCK, các cơ quan ban hành pháp luật, các CTNY…xây
Trang 17dựng được những nguyên tắc, khuôn mẫu và nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng TTTC công bố nói chung và minh bạch hóa TTTC công bố nói riêng
Để làm được điều này, chúng tôi tập trung giải quyết 2 câu hỏi:
- Thực trạng minh bạch TTTC thông qua thuyết minh tự nguyện trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thời gian qua như thế nào?
- Những nhân tố nào tác động đến việc minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến minh bạch TTTC ra sao
4 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này tập trung vào sự tự nguyện công bố thông tin, cụ thể đối tượng được khảo sát là các CTNY trên SGDCK TP Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội Các TTTC được công bố sẽ được khảo sát từ bản thuyết minh BCTC đã được kiểm toán năm 2012 và năm 2013
5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu những thông tin được công bố tự nguyện trên bản thuyết minh BCTC của các CTNY trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2013 Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQHĐKD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là ba báo cáo có mẫu biểu được quy định nhất quán, cố định không thể thay đổi của Bộ Tài chính, do vậy để tuân thủ và phù hợp với đặc thù của Việt Nam thì tác giả xin đề xuất sự tự nguyện công bố này trên bản thuyết minh BCTC Các báo cáo của những doanh nghiệp được khảo sát được lấy thông tin từ SGDCK TPHCM và Hà Nội Lấy mẫu 200 công ty được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch
6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: thực hiện lượt khảo các kết quả nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu về những nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC của các CTNY
Nghiên cứu định lượng: thông qua phương pháp định lượng để khảo sát thực trạng minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, tác giả thống kê số
Trang 18lượng thuyết minh tự nguyện trên bản thuyết minh BCTC của từng doanh nghiệp Ngoài ra để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC, tác giả thực hiện tính điểm các mục thuyết minh để tính chỉ số thuyết minh cho từng doanh nghiệp Tác giả xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân
tố ảnh hưởng và mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1:Tổng quan về minh bạch TTTC của các CTNY thông qua sự tự
nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC
Chương 2: Thực trạng về sự minh bạch TTTC và tác động của các nhân tố
đến minh bạch TTTC của các CTNY thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC
Chương 3: Các giải pháp để nâng cao sự minh bạch TTTC của các CTNY
Việt Nam thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THÔNG QUA
SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Minh bạch TTTC và tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC
là vấn đề đã được nghiên cứu của rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều cấp độ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam Để có một cái nhìn toàn cảnh, luận văn nêu lên những khái niệm tổng quan, các quy định về công bố thông tin Luận văn chọn lựa và giới thiệu một số công trình nghiên cứu có tính tiêu biểu liên quan đến vấn đề này và đưa ra kinh nghiệm công bố thông tin trên TTCK Việt Nam
1.1 Thông tin tài chính và minh bạch thông tin tài chính
1.1.1 Khái niệm thông tin tài chính
TTTC là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những thời kỳ xác định, được xác định vào những thời điểm nhất định TTTC có thể là thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thông thường được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ TTTC thường được thể hiện trên các BCTC của doanh nghiệp (Nivra, 2008)
Ngoài ra nếu đứng ở góc độ hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem
là kết quả đầu ra của một hệ thống thông tin kế toán, được xử lý và cung cấp bởi quy trình nghiệp vụ kế toán tài chính; hoặc ở góc độ người sử dụng thông tin, BCTC là nguồn cung cấp TTTC hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế Tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các BCTC, bảng kê chi tiết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Từ đây nhà đầu tư có được cái nhìn tổng thể về TTCK cũng như thông tin đối với các CTNY Trong phạm vi nghiên cứu, vì TTTC
là kết quả của quá trình soạn thảo BCTC và quá trình công bố thông tin chủ yếu qua BCTC nên thuật ngữ “TTTC” xét trên phạm vi hẹp có nghĩa tương đồng với
Trang 20“thông tin trên BCTC”, do vậy luận văn sử dụng thuật ngữ TTTC cũng có nghĩa là muốn nhắc đến thông tin trên BCTC
1.1.2 Khái niệm minh bạch thông tin tài chính
Có nhiều khái niệm về minh bạch TTTC được đưa ra bởi các tổ chức nghề nghiệp cũng như trong nghiên cứu, có thể nêu một vài khái niệm phổ biến như sau:
Theo từ điển chuyên ngành tài chính thì minh bạch là trạng thái trong đó tất
cả các thông tin đều được cung cấp một cách đầy đủ và công khai cho công chúng
Theo tổ chức S&P (Standard & Poors), minh bạch là công bố kịp thời và đầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của công ty cũng như các thông lệ quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý và quy trình quản lý
Theo nghiên cứu của Robert M.Bushman, Piotroski và Smith (2001), xem xét sự minh bạch trên góc độ công ty: “Minh bạch công ty được định nghĩa như là
sự sẵn có phổ biến của các thông tin thích hợp và đáng tin cậy về công việc thực hiện định kỳ, những vị thế tài chính, các cơ hội đầu tư, quản trị, giá trị và những rủi
ro của các giao dịch công khai”
Theo Malik (2004), công bố thông tin minh bạch là sự cung cấp thông tin đáng tin cậy, liên quan rộng rãi về hoạt động đinh kỳ, vị thế tài chính, cơ hội đầu tư, quản trị, giá trị, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp
Theo Toutaev (2004), thông tin minh bạch là số lượng và chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đến các thành phần khác nhau kể cả các cổ đông và những người có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp Minh bạch là phạm vi và nghệ thuật công bố của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện trong BCTC hàng năm
Theo Barth và Schipper (2008), minh bạch là một đặc tính được mong đợi của BCTC, được định nghĩa là phạm vi mà các BCTC cho thấy các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của những người sử dụng các báo cáo này
Tóm tại: minh bạch TTTC là một thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượng của BCTC bởi vì chức năng cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin cho các đối
Trang 21tượng bên ngoài doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho các đối tượng này đưa ra các quyết định tối ưu
Từ những nghiên cứu đã đề cập ở trên, chúng tôi cho rằng minh bạch TTTC
có được khi người sử dụng có thể hiểu được đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp Các đặc điểm của minh bạch TTTC có thể xem là sự sẵn có của các TTTC cho người sử dụng và giữa người cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin không tồn tại sự bất cân xứng về thông tin
1.1.3 Tầm quan trọng của minh bạch thông tin tài chính
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về minh bạch TTTC, có thể thấy rằng minh bạch TTTC là hết sức cần thiết Thông qua kênh thông tin, nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các chuyên gia tài chính ngân hàng có thể nhận biết được xu hướng phát triển của thị trường từ đó đưa ra được những cảnh báo hoặc định hướng phát triển Thông tin tốt và minh bạch có thể giúp gia tăng niềm tin và sự đầu tư vốn, ngược lại nó có thể làm gia tăng chi phí và hành vi thiếu đạo đức cho cả nền kinh tế
Đối với nhà đầu tư
Minh bạch TTTC góp phần giảm thiểu rủi ro đối với nhà đầu tư vì các nhà đầu tư thường gặp bất lợi do thông tin bất cân xứng Do đó, họ có thể bị thiệt hại nếu chọn phải những chứng khoán xấu hoặc phải tốn nhiều chi phí để sàng lọc thông tin trên thị trường Việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời thông tin để nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư là cần thiết Đây là một vấn đề đáng quan tâm nhằm giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin dẫn đến sự lựa chọn bất lợi
và đầy rủi ro cho nhà đầu tư
TTTC là cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá, thương lượng với nhau Thông tin là thước đo phản ánh giá trị của doanh nghiệp Thông qua hệ thống các chỉ số về vốn, về lợi nhuận, về chiến lược kinh doanh… nhà đầu tư có thể thấy được những thuận lợi hay khó khăn hay tiềm năng phát triển của tổ chức phát hành Minh bạch TTTC giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn Minh bạch
Trang 22TTTC sẽ giúp nhà đầu tư có quyền kiểm soát chất lượng của những chứng khoán
trên thị trường Qua đó họ sẽ xác định mức giá giao dịch tối ưu nhất cho mình
Như vậy, dưới góc độ nhà đầu tư, minh bạch TTTC mang đến niềm tin và sự
bảo vệ, đồng thời giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả
Đối với doanh nghiệp niêm yết
TTCK định giá doanh nghiệp, thông tin công bố sẽ ảnh hưởng đến giá
chứng khoán của doanh nghiệp Việc công bố thông tin cũng như việc tự quảng cáo
Nếu thông tin công bố xây dựng được niềm tin cho các đối tượng sử dụng sẽ giúp
cho doanh nghiệp có chỗ đứng bền lâu hơn trên thị trường chứng khoán
Đối với cơ quan quản lý
TTTC có tác động rất lớn đối với thị trường cũng như cơ quan quản lý nhà
nước trong việc kiện toàn hoạt động của thị trường và việc hoạt định chính sách
phát triển TTCK
Thông qua việc công bố thông tin trên TTCK, các cơ quan quản lý có thể
đảm bảo được tính công khai, công bằng, hiệu quả của các giao dịch và có cơ sở để
bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý
Thông tin là huyết mạch của thị trường Minh bạch TTTC có thể giảm thiểu
tính kém hiệu quả của thị trường Minh bạch TTTC làm giảm thiểu sự bất ổn thị
trường do tính chủ quan của các nhà hoạch định chính sách gây ra, khiến cho chính
sách tiền tệ dễ dự đoán hơn và các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn
Minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng có thể đóng một vai trò lớn trong việc
giảm thiểu bất ổn kinh tế vĩ mô
Theo nghiên cứu của tổ chức Standard & Poor, vai trò của minh bạch thông
tin cũng là vai trò của việc công bố thông tin trong việc giảm thông tin bất cân xứng
giữa các cổ đông nội bộ và các cổ đông thiểu số, chủ nợ hay các bên liên quan khác Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường
chứng khoán phát triển CTNY phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ
ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết định
đúng đắn
Trang 231.2 Sự tự nguyện công bố thông tin thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính
1.2.1 Khái niệm về sự tự nguyện
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công bố thông tin bắt buộc của các CTNY không thể đáp ứng thông tin đa dạng của nhà đầu tư TTCK phát triển yêu cầu cao hơn đối với việc công bố thông tin của các CTNY, các CTNY cần công bố thông tin tự nguyện, vì tự nguyện công bố thông tin có tác động tích cực về việc trao đổi thông tin của các cơ quan quản trị doanh nghiệp và lợi ích của các bên liên quan, làm giảm thông tin bất cân xứng của các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng công bố thông tin
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến sự tự nguyện công bố thông tin, việc tự nguyện công bố có thể bổ sung và mở rộng cho việc công bố bắt buộc vì mục đích của việc thực hiện đầy đủ, đa dạng và có hệ thống của công bố thông tin
Một vài khái niệm về sự tự nguyện công bố thông tin được đưa ra thông qua các nghiên cứu trước đây:
- Theo Adina P and Ion P (2008), công bố tự nguyện có nghĩa là các thông tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các nhà phân tích tài chính, các công ty tư vấn, các nhà đầu tư là các tổ chức
- Theo nghiên cứu của Pankaj Madhani (2007), tự nguyện công bố đó là việc công bố những thông tin nằm ngoài quy định bắt buộc Các công ty tự nguyện công bố thông tin không theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, họ nỗ lực để hình thành nhận thức của người tham gia thị trường và các bên liên quan khác để hưởng lợi từ việc công bố thông tin tự nguyện và đạt được các điều khoản với các bên
Như vậy, công bố tự nguyện là sự lựa chọn của doanh nghiệp, không bắt buộc Có nghĩa là một công ty có thể hoặc không cần phải công bố các thông tin mà luật pháp không yêu cầu
Trang 241.2.2 Vai trò của sự tự nguyện công bố thông tin
Theo nghiên cứu của Pankaj Madhani (2007), khi công ty tự nguyện công
bố thì có nghĩa là công ty đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc và có giá trị về chính sách quản trị công ty Theo đó, các công ty có thể tự nguyện công bố chẳng hạn như: phát hành bản báo cáo dự báo thu nhập quản lý, các cuộc họp của nhà đầu tư
và nhà phân tích, các cuộc họp hội ý, thông cáo báo chí, giới thiệu nhà đầu tư hay công bố quan hệ với nhà đầu tư trên trang web của công ty
Theo nghiên cứu của Mark Lang và Russell Lundholm (1993 và 1997), công bố thông tin tự nguyện để thu hút các cổ đông đầu tư vào công ty của mình thì bắt đầu từ sáu tháng trước khi phát hành cổ phiếu, các công ty đã đột ngột tăng hoạt động công bố thông tin của họ, đặc biệt là dạng công bố thông tin theo ý riêng của mình được các công ty làm nhiều nhất Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: việc công bố thông tin đã làm giảm các thông tin bất cân xứng vốn có khi phát hành
Như vậy việc công bố thông tin tự nguyện rất có ý nghĩa không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho sự phát triển bền vững của TTCK Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực kinh tế hoặc nhân lực để có thể đưa ra những thông tin minh bạch nhất ra TTCK
1.3 Lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công
bố thông tin
1.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
1.3.1.1 Nội dung lý thuyết thông tin bất cân xứng
Theo G.A Akerlof (1970), thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác Ðiển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại
Theo Kyle ( Ravi, 2005) thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi có một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng
Kinh tế học Keynes chỉ ra rằng thông tin bất cân xứng là một nhân tố gây
ra sự không hoàn hảo của thị trường Theo họ, giữa các bên tham gia giao dịch có thể chênh lệch về mức độ nắm giữ thông tin Tình trạng chênh lệch về thông tin có
Trang 25thể xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, hoặc cũng có thể khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra Trong trường hợp thứ nhất, thông tin bị che đậy Còn trong trường hợp thứ hai, hành động của một phía giao dịch bị che đậy Hậu quả của thông tin bất cân xứng theo trường hợp thứ nhất dẫn tới cái gọi là lựa chọn trái
ý của phía giao dịch có ít thông tin hơn Còn hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo trường hợp thứ hai dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi của mình
Như vậy thông tin bất cân xứng là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học, hợp đồng và tài chính
1.3.1.2 Áp dụng lý thuyết đến minh bạch thông tin tài chính
Qua lý thuyết thông tin bất cân xứng, ta có thể thấy, thông tin bất cân xứng
là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ)
Khi TTTC mà các doanh nghiệp cung cấp có sự mất cân xứng thì các nhà đầu tư sẽ không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời, hay rơi vào tình trạng lựa chọn bất lợi Hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở các giao dịch phát triển theo chiều hướng hai bên cùng có lợi Khi các nhà quản lý của công ty hành động vì lợi ích ngắn hạn của mình, cố tình che đậy hoặc trì hoãn việc công bố thông tin ra bên ngoài thì các nhà đầu tư sẽ chịu bất lợi Trong khi đó do tình trạng thông tin bất cân xứng, nên các nhà đầu tư sẽ không phân biệt được chứng khoán tốt hay xấu, họ có
xu hướng trả giá ở mức trung bình cho cả chứng khoán tốt và xấu Điều này gây thiệt hại cho các doanh nghiệp có chứng khoán tốt Như vậy, ở địa vị những doanh nghiệp có mã chứng khoán tốt, họ sẽ không bao giờ chấp nhận mức giá như vậy bởi
vì họ cho rằng giá trị chứng khoán của họ là cao hơn
Trang 26 Một số tác động của thông tin bất cân xứng:
Tác động tới doanh nghiệp
Do tác động của thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư hạn chế tham gia TTCK làm cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn Họ phải chuyển qua sử dụng nguồn vốn khác như vốn ngân hàng hoặc trái phiếu Những hình thức huy động vốn này làm tăng chi phí của doanh nghiệp
Ngoài ra, việc tung tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng đến uy tín của các CTNY, các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán, trên các SGDCK, hoặc được truyền miệng Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của công ty còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng
đến giá cả cổ phiếu trên thị trường
Tác động đến nhà đầu tư
Thông tin bất cân xứng khiến giá cổ phiếu không phản ánh được chính xác tình hình doanh nghiệp Một số nhà đầu tư nắm được thông tin sẽ thu lợi nhiều hơn những người biết ít thông tin
Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai Sự rò
rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu Hiện nay, khi đấu giá mua cổ phiếu lần đầu thì các Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng cổ phiếu đặt mua, trong khi những thông tin
có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như: số lượng nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá; số lượng cổ phiếu đặt mua của các đối tượng này, lại không được công bố cụ thể Những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu Những người nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, thì khi tham gia đấu giá sẽ tính toán được mức giá hợp lý để bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin
Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của công
ty Chẳng hạn, đối với các quyết định của Hội đồng quản trị như chia cổ tức bằng cổ
Trang 27phiếu, tăng quy mô vốn thông thường do các nguồn quan hệ cá nhân, một số nhà đầu tư biết trước khi Trung tâm chứng khoán công bố vài ngày và đã tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên Đến khi các nhà đầu tư còn lại biết được thông tin thì
Tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thông tin bất cân xứng khiến các thành phần kinh tế không còn niềm tin và động lực tham gia TTCK Điều này ngăn cản sự phát triển của TTCK Nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng lợi thế về thông tin của mình để làm giá một số loại cổ phiếu, tạo cung cầu ảo trên thị trường, làm cho thị trường tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ
Như vậy: Trên TTCK, hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc gia tăng giá giao dịch của cổ phiếu trên TTCK; có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác
Việc tìm hiểu về thông tin bất cân xứng để từ đó cho thấy rằng khi có thông tin thì bao giờ cũng có những chiều hướng khác nhau và đôi khi nó dẫn đến sự không minh bạch Mà một khi thông tin đã không minh bạch thì nó chỉ có lợi cho
Trang 28một phía, do vậy lý thuyết về thông tin bất cân xứng nó sẽ giải thích là tại sao lại có
sự không minh bạch thông tin và bất cân xứng trong tiếp cận thông tin
Khi doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì doanh nghiệp đó thường công bố nhiều thông tin hơn để thu hút nhà đầu tư Lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử dụng để lý giải thích ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận đến minh bạch TTTC của các CTNY thông qua sự tự nguyện thuyết minh trên bản thuyết minh BCTC trong các giả thuyết ở phần sau
1.3.2 Lý thuyết đại diện
1.3.2.1 Nội dung lý thuyết đại diện
Theo Jensen and Mec-kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm hay chỉ định người khác ( người quản lý công ty), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp
để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty
Các chi phí đại diện bao gồm:
- Chi phí giám sát : Là những chi phí do người chủ trả để đo lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người đại diện, như là chi phí kiểm toán
Trang 29- Chi phí ràng buộc : Chi phí để thiết lập một bộ máy có thể tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn, như bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty
- Chi phí cơ hội : Là chi phí phát sinh khi các cổ đông thuê người đại diện
và buộc phải đưa ra các hạn chế, ví dụ những thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền được giao để tư lợi, những thiệt hại do việc đặt ra quy định đối với quyền bỏ phiếu của cổ đông về những vấn đề cụ thể, thiệt hại từ những biện pháp kiểm soát hoạt động của người đại diện
1.3.2.2 Áp dụng lý thuyết đại diện vào minh bạch thông tin tài chính
Đa số các CTNY đều có sự tách biệt về quyền sở hữu và quản lý Do đó chủ
sở hữu của các CTNY sẽ thuê một giám đốc đại diện cho mình điều hành công ty Khi bỏ chi phí để thuê giám đốc đại diện, chủ sở hữu mong muốn hoạt động của doanh nghiệp sẽ được điều hành một cách tối ưu hóa Tuy nhiên người đại diện của công ty lại có những lợi ích cá nhân riêng biệt, họ có thể đưa ra các quyết định sao cho đem lại nhiều lợi ích cho họ nhất nhưng Trong khi đó các chủ sở hữu, nhà đầu
tư, những người cần thông tin cho mục đích ra quyết định lại khó có cơ hội tiếp cận với thông tin Để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải gia tăng các hoạt động giám sát dẫn đến việc gia tăng chi phí đại diện
Do vậy, các công ty thường tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các cổ đông và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện Chi phí này thường phát sinh ở các công ty lớn do các công ty này thường được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các nhà đầu tư
Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận đến minh bạch TTTC của các CTNY thông qua sự tự nguyện thuyết minh trên bản thuyết minh BCTC trong các giả thuyết ở phần sau
Trang 301.3.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin
1.3.3.1 Nội dung lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin
Ngày nay, khi TTCK ngày cảng phát triển thì số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư càng tăng Đa số họ đều dựa vào những TTTC
mà doanh nghiệp cung cấp để đưa ra nhận định cho mình Việc doanh nghiệp cung cấp thông tin minh bạch hơn sẽ sẽ làm cho các nhà đầu tư có cái nhìn tích cực hơn
về doanh nghiệp đó , giá trị đầu tư của doanh nghiệp càng được nâng cao
Tuy nhiên, để cung cấp được TTTC minh bạch, doanh nghiệp phải đầu tư một hệ thống quản lý dữ liệu tài chính hiệu quả, chi phí bỏ ra cho hệ thống này là không nhỏ Một điều khác cần quan tâm đó là khi doanh nghiệp công bố nhiều thông tin minh bạch hơn thì họ có nguy cơ gặp sự cạnh tranh từ đối thủ của mình
Do đó các doanh nghiệp thường cân nhắc giữa chi phí và lợi ích bỏ ra để quyết định
có xây dựng hệ thống quản lý nhằm làm TTTC công bố được minh bạch hơn hay không
1.3.3.2 Áp dụng lý thuyết thuyết tiết kiệm chi phí thông vào minh bạch thông tin tài chính
Việc xây dựng hệ thống quản lý tốt hơn nhằm cung cấp thông tin minh bạch
sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp Ngoài ra, khi cung cấp nhiều thông tin minh bạch dễ đến sự bất lợi cho CTNY do sự lợi dụng nguồn thông tin này của một số đối tượng bên ngoài như đối thủ cạnh tranh Như vậy việc cân bằng được chi phí và lợi ích là một bài toán khó cho doanh nghiệp
Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin được sử dụng để giải thích giải ảnh hưởng giữa quy mô của doanh nghiệp đến minh bạch TTTC của các CTNY thông qua sự tự nguyện thuyết minh trên bản thuyết minh BCTC trong các giả thuyết ở phần sau
1.3.4 Mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và tự nguyện công bố thông tin
Theo nghiên cứu của Pankaj Madhani (2007), tự nguyện công bố thông tin
sẽ làm giảm thông tin bất cân xứng bằng cách cân bằng kiến thức giữa các nhà đầu
Trang 31tư, quản lý công ty và các nhóm khác nhau của các nhà đầu tư Theo Coller và Yohn (1997), Verrecchia (2001), những nhà quản lý cung cấp những thông tin công bố tự nguyện để làm giảm thông tin bất cân xứng và chi phí vốn Theo Brown, Hillegeist
và Lo (2004), Trueman (1986), công bố tự nguyện để báo hiệu tiềm năng về công ty của họ.Trong nghiên cứu của Pankaj Madhani (2007), ông cũng chỉ ra những lợi ích quan trọng nhất của việc công bố tự nguyện là:
- Tăng cường sự tín nhiệm trong quản lý doanh nghiệp
- Có thêm nhiều nhà đầu tư dài hạn
- Tăng khối lượng giao dịch
- Tăng tính thanh khoản trên TTCK
- Giảm sự biến động
- Cải thiện việc tiếp cận và giảm chi phí vốn
- Cải thiện mối quan hệ với các nhà đầu tư
- Giá cổ phiếu cao hơn
Noe (1999) cho rằng: “Việc cung cấp thông tin kịp thời liên quan đến các giao dịch kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp”, cụ thể nhà quản lý sẽ bán nhiều
cổ phiếu sau khi những tin tốt được công bố kịp thời hơn là những tiên đoán về tin xấu Và ngược lại mua nhiều cổ phiếu sau khi những tin xấu được công bố hơn là những tin tốt được đưa ra Có nghĩa là, người quản lý chọn thời gian khi mà việc kinh doanh của họ tăng lên đạt được lợi nhuận cao thì họ sẽ tiếp tục kinh doanh và
sẽ công bố tự nguyện TTTC
Lees (1981) và Waymire (1985), kế toán nghiên cứu về việc công bố thông tin của công ty đã tập trung vào lợi nhuận tiềm năng của các công ty có thể xuất phát từ công bố tự nguyện thông tin, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng phần lớn của các tập đoàn công cộng không tiết lộ thu nhập dự báo, vì sợ những hậu quả tốn kém của những sai sót trong dự báo thu nhập
Như vậy việc công bố thông tin tự nguyện làm cho TTTC minh bạch hơn, các doanh nghiệp giảm được rủi ro về chi phí kiện tụng giúp giảm được sự bất cân
Trang 32xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và giúp tăng giá trị của doanh nghiệp trên TTCK
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính thông qua thuyết minh tự nguyện trên báo cáo tài chính
Thực tế có khá nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố thực tế ảnh hưởng đến thuyết minh thông tin của BCTC năm Ở từng quốc gia khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin cũng khác nhau Nghiên cứu này sử dụng cho môi trường niêm yết ở Việt Nam nên sẽ đánh giá theo các nhân tố phù hợp với Việt Nam Những mô hình nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây là cơ sở cho nghiên cứu này để đưa ra mô hình nghiên cứu tiếp theo Tuy nhiên, do hạn chế
về thời gian nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các nhân tố mang đặc điểm tài chính ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC ở góc độ doanh nghiệp nên chỉ tiến hành lựa chọn và kế thừa các mô hình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:
Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) Nghiên cứu này đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT và tính minh bạch thông tin là: nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty Trong nhóm nhân tố tài chính, tác giả đưa ra mô hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo, hiệu quả sử dụng tài sản Trong nhóm nhân tố quản trị, tác giả đưa ra 3 biến quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm: quyền sở hữu, cơ cấu HĐQT và quy mô của HĐQT
Nghiên cứu tại thị trường Nhật Bản (Cooke ,1992) “The Impact of Size, Stock Market Listing and Industry Type on Disclosure in the Annual Reports of Japanese Listed Corporations” xem xét ba loại công ty ở thị trường Nhật, cụ thể là chưa niêm yết, niêm yết, và niêm yết đa quốc gia Các biến trong mô hình bao gồm : biến quy mô, biến tình trạng niêm yết và loại hình doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất
Trang 33Do hạn chế về thời gian và không thu thập được đầy đủ dữ liệu nên tác giả chỉ nghiên cứu các biến tài chính Biến tài sản đảm bảo trong mô hình nghiên cứu của Cheng và cộng sự 2005 khi nghiên cứu ở thị trường Thái Lan và Hồng Kong đểu không có ý nghĩa thống kê, ngoài ra nghiên cứu của Phạm Ngọc Vỹ An (2013)
về hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM cũng cho thấy biến này không có ý nghĩa Do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 4 biến quy mô doanh nghiệp, tình hình sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính và lợi nhuận cho bài nghiên cứu của mình
Quy mô doanh nghiệp: Giả thuyết cho rằng các doanh nghiệp có quy mô
lớn thì công bố thông tin minh bạch hơn các doanh nghiệp nhỏ Hầu hết các doanh nghiệp lớn có số lượng nhà đầu tư nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ, họ có sự thu hút các nhà đầu tư hơn, ngoài ra các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực để công bố thông tin hơn các doanh nghiệp nhỏ Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cho thấy quy mô công ty có tác động đến mức độ công bố thông tin, trong đó biến quy
mô được đo lường dựa theo một trong 3 nhân tố: tổng tài sản, doanh thu thuần hoặc giá trị thị trường của công ty
Tình hình sử dụng tài sản: Giả thuyết rằng các công ty có tình hình sử
dụng tài sản tốt hơn thì thuyết minh nhiều hơn Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cũng sử dụng biến tình hình tài sản để đánh giá mức độ thuyết minh Tình hình sử dụng tài sản được tính bằng doanh thu thuần trên tổng tài sản Các công ty
có khả năng sử dụng tài sản tốt hơn thường cung cấp nhiều thông tin hơn, tạo cho
nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về công ty
Đòn bẩy tài chính: Giả thuyết rằng các công ty có đòn bẩy tài chính tốt
hơn thì thuyết minh nhiều hơn Nghiên cứu của Zarzeski (1996), Cheng và cộng sự
(2005) cũng sử dụng biến đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ thuyết minh Đòn bẩy tài chính được tính bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Các công ty có đòn bẩy tài chính tốt hơn thường cung cấp nhiều thông tin hơn, tạo cho nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về công ty
Trang 34Lợi nhuận công ty : Giả thuyết các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ công bố
thông tin nhiều hơn Nhận xét tổng quát rằng một công ty sẵn sàng tiết lộ thông tin tích cực liên quan đến lợi nhuận của nó Các nhà quản lý công bố thông tin về lợi nhuận công ty một cách rộng rãi để đưa ra lời giải thích cho quá trình hoạt động suốt một năm của công ty Các cổ đông cần biết được nguồn vốn của họ được sử dụng hiệu quả như thế nào, và lợi ích mà họ đạt được từ việc đầu tư vào công ty là bao nhiêu Singvi và Desai (1971) lập luận rằng các nhà quản lý có động cơ để tiết
lộ thông tin của công ty khi tỉ lệ lợi nhuận cao, và các thông tin ít hơn khi lợi nhuận
đó thấp là để hỗ trợ cho việc tiếp tục vị trí của họ, che đậy những lí do xấu, hoạt động kém hiệu quả làm lợi nhuận giảm Ngược lại với những trình bày ở trên, một
số nhà nghiên cứu đề xuất rằng thực tiễn thuyết minh thông tin của công ty có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận của nó Nghiên cứu của Wallace và Naser (1995)
bổ sung rằng công ty có lợi nhuận kinh doanh thấp hơn cung cấp thông tin nhiều hơn để giải thích trách nhiệm của họ trong việc giảm lợi nhuận Các công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ phải đối mặt áp lực công bố thông tin nhiều hơn từ sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền Theo Owusu-Ansah,1997, các công ty có lợi nhuận khổng lồ được trình bày trong Báo cáo tài chính không muốn tiết lộ thông tin nhiều
để tránh các cuộc điều tra của nhà chức trách
1.5 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thế giới và bài học cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Để có thể hiểu rõ hơn thực trạng minh bạch thông tin nói chung, TTTC nói riêng của một số quốc gia khác, luận văn tiến hành chọn TTCK ở Mỹ và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan để xem xét nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam Việc lựa chọn này là dựa trên cơ sở thực tiễn: tại Châu Á, TTCK Trung Quốc phát hiển hơn Việt Nam khá nhiều, việc tìm hiểu cơ chế hoạt động và đặc thù của TTCK nước này nhằm rút ra bài học kinh nghiệm phù vợi với định hướng phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam Ở Trung Quốc, nền kinh tế của họ cũng được chuyển dịch từ nền kinh tế hoạch định xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường, do đó các CTNY chủ yếu là các công ty nhà nước phát
Trang 35hành cổ phiếu lần đầu, mục đích của họ là để đủ tiêu chuẩn niêm yết và tăng vốn chứ không bán vốn nhà nước Nghiên cứu TTCK Trung Quốc nhằm có định hướng
xa hơn cho TTCK Việt Nam Nghiên cứu này cũng xem xét kinh nghiệm của TTCK
Mỹ vì đa số các nước châu Á đều lấy Mỹ làm định hướng phát triển lâu dài cho họ
Hiện nay mặc dù Thái Lan có phát triển hơn Việt Nam nhưng vẫn thuộc nhóm các nước gần gũi về mặt địa lý, không có sự cách biệt quá lớn về mặt kinh tế đối với Việt Nam Việc tìm hiểu thị TTCK của Thái Lan để rút ra những bài học kinh nghiệm là phù hợp với giai đoạn đầu trong phát triển TTCK Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ
Sau sự sụp đổ của Enron và Worldcom, TTCK Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng Với mong muốn bảo vệ các nhà đầu tư, Mỹ thành lập Ủy ban chứng khoán
và ban hành luật chứng khoán Liên Bang Theo đó các CTNY phải chỉ rõ trong bản cáo bạch những rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp và công bố rõ ràng đến công chúng Sau đó, Ủy ban chứng khoán Mỹ cũng đưa ra luật mua bán chứng khoán Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải tuân thủ theo luật này.Thông tin của các công ty khi được công bố ra thị trường được xét duyệt bởi các công ty chứng khoán Các công ty này làm việc tuân theo luật và nếu có bất kỳ rủi ro nào làm mất uy tín sẽ bị thay thế ngay lập tức Ngoài ra TTCK Mỹ còn có các
tổ chức bảo vệ nhà đầu tư, mọi hành vi công bố thông tin sai trái sẽ khiến cho CTNY khó tồn tại
Bên cạnh đó, việc tự nguyện công bố thông tin làm minh bạch TTTC được thể hiễn qua BTCT mẫu 10K Những thông tin công bố trên báo cáo thường niên phải công bố cả những thông tin nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Những thông tin này đòi hỏi phải được công bố theo BCTC mẫu 10K như:
- Thông tin về sở hữu vốn
- Những vụ kiện pháp lý của doanh nghiệp
- Đệ trình và các vấn đề cần biểu quyết của đại hội đồng cổ đông
- Giới thiệu về các thành viên ban điều hành công ty
Trang 36- Thị trường cổ phiếu phổ thông có đăng ký, những người có liên quan của cổ đông và người phát hành mua lại vốn cổ phần
- Dữ liệu tài chính được lựa chọn
- Thảo luận và phân tích của ban quản trị về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
- Định lượng và công bố thông tin về rủi ro thị trường
- Các bảng báo cáo tài chính và dữ liệu bổ sung
- Những thay đổi và bất đồng với các nhân viên kế toán về việc công bố các bảng BCTC và vấn đề kế toán
- Kiểm soát và các thủ tục
- Giám đốc, nhân viên điều hành và quản lý doanh nghiệp
- Thưởng cho những thành viên ban quản lý và điều hành công ty
- Quyền sở hữu chứng khoán của chủ sở hữu là các tổ chức từ thiện, ban quản trị và những người có liên quan của chủ sở hữu
- Những mối quan hệ nhất định và những giao dịch của người có liên quan và tính độc lập của giám đốc
- Phí và các dịch vụ kế toán
- Những kế hoạch tài chính trong tương lai
1.5.2 Kinh nghiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc được chuyển dịch từ nền kinh tế hoạch định xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường, do đó các CTNY chủ yếu là các công ty Nhà nước phát hành cổ phiếu lần đầu, mục đích của họ là để đủ tiêu chuẩn niêm yết và tăng vốn chứ không bán vốn Nhà nước
SGDCK Trung Quốc đang được xây dựng theo kiểu của SGDCK Mỹ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng nhất
Ngoài ra, nhóm tác giả Desmond CY Yuen, Ming Liu, Xu Zhang, Chan Lu thuộc Khoa Quản trị kinh doanh của trường đại học Macau đã làm một nghiên cứu
về mối quan hệ giữa minh bạch TTTC và tự nguyện công bố của các CTNY trên thị
Trang 37trường chứng khoán Trung Quốc Các tác giả đã xem xét tác động của quyền sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể của công ty, những nhân tố này được công bố đầy đủ và chính xác sẽ làm tăng tính minh bạch đồng thời tăng tính tự nguyện công bố thông tin.Với việc sử dụng một chỉ số công bố thông tin tương đối đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện, kết quả cho thấy rằng quyền sở hữu cá nhân, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán, quy mô doanh nghiệp,
và đòn bẩy tài chính, bao gồm cả cơ cấu hội đồng quản trị và chức năng, thông tin nhân viên, tiền thù lao của Ban giám đốc, sự hiện diện của một Ủy ban kiểm toán , giao dịch với các bên liên quan, và các bên liên quan có lợi ích đáng kể, các nhân tố trên có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
1.5.3 Kinh nghiệm công bố thông tin trên TTCK Thái Lan
Những thay đổi quan trọng nhất trong quy định về công bố thông tin của Thái lan xuất phát từ bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á mà vấn đề chính là vấn đề công khai và minh bạch thông tin Các công ty có xu hướng che giấu bớt thông tin hoặc công khai không minh bạch Các thông tin mang tính tự nguyện thường ít được quan tâm công bố trong khi đó thuyết minh tự nguyện về một số vấn đề như định hướng kinh doanh hoặc các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình doanh nghiệp… có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư
Do đó luật pháp Thái Lan giao quyền rất lớn cho SGDCK trong việc đưa ra các quy định, tiêu chuẩn cho các CTNY CTNY phải công bố tất cả các thông tin quan trọng trước và sau khi kết thúc phiên giao dịch Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp niêm yết còn có nghĩa vụ công bố thông tin tức thì, định kỳ theo yêu cầu…Trong một số trường hợp, SGDCK yêu cầu những tổ chức chuyên nghiệp khác như công ty kiểm toán, công ty tư vấn thẩm định giá để xác minh tính minh bạch mà các doanh nghiệp công bố trên thị trường Hình phạt đối với việc không tuân thủ các quy định công bố thông tin là rất cứng rắn và nhà chức trách sẽ công bố
cụ thể tên của người vi phạm Các điều luật và quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và SGDCK Thái Lan đưa ra rất rõ ràng các hình phạt nặng đối với vi phạm các quy định quản lý các CTNY trong các vấn đề về giao dịch nội gián và
Trang 38thao túng giá Mặc dù các quy định về giao dịch nội gián sẽ bị trừng phạt với các mức phạt tương ứng như đưa vào danh sách đen và bỏ tù đã được ban hành nhưng chỉ mới gần đây các nhà quản lý mới thực thi một cách nghiêm khắc các biện pháp trừng phạt các hành vi vi phạm nghiêm trọng
1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Thông qua kinh nghiệm công bố thông tin ở một số quốc gia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:
Xem xét công bố thông tin minh bạch qua BCTC mẫu 10K cuả Mỹ cho thấy việc nhận thức về tầm quan trọng của thông tin thuyết minh tự nguyện trên BCTC ở Việt Nam chưa cao, một số thuyết minh về các kế hoạch tài chính tương lai, các yếu tố rủi ro kinh doanh… là khoản thuyết minh tự nguyện ít được các doanh nghiệp công bố Ủy ban chứng khoán nên có văn bản hướng dẫn hoặc khuyến khích các doanh nghiệp cô bố những thông tin trên để nhà đầu tư có thể đánh giá đầy đủ về thực trạng doanh nghiệp cũng như có tầm nhìn về khả năng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian dài Các BCTC truyền thống đang ngày càng
bị xa lánh từ cổ đông cần và mong đợi để ra quyết định đầu tư đúng đắn Thị trường cần những thông tin cụ thể và bám sát doanh nghiệp hơn Thông tin không đầy đủ của các công ty tạo ra sự không chắc chắn các bên liên quan, khoảng cách về thông tin giữa người quản lý và nhà đầu tư ngày càng xa hơn.Việc công bố thông tin bắt buộc theo khuôn mẫu làm giới hạn thông tin công bố và có thể không phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp Do đó công bố thông tin tự nguyện không theo một khuôn mẫy nào sẽ không giới hạn thông tin cần công bố, thông tin sẽ cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn Đó cũng là cách nâng cao nhận thức và niền tin vào doanh nghiệp của các nhà đầu tư
Đối với những biến động bất thường, doanh nghiệp cần công bố trong vòng một ngày kể từ khi xảy ra sự kiện Ngoài việc công bố thông tin trên báo cáo thường niên, SGDCK còn quy định thêm việc công bố thông tin vào thời điểm, các hoạt động của hội đồng quản trị doanh nghiệp… hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác
Trang 39UBCK cần ra quy định công bố thông tin theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, có chế tài nặng để ràng buộc doanh nghiệp vì hiện nay mức phạt và xử lý vi phạm ở TTCK Việt Nam còn nhẹ và mức độ răn đe còn chưa cao
Tuy nhiên TTCK Việt Nam do mới thành lập nên một số yếu tố như quy
mô thị trường, số lượng các nhà đầu tư còn ít nên cần có thời gian để chúng ta hoàn thiện từng bước
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương này chúng tôi đã trình bày mối quan hệ giữa minh bạch TTTC
và tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC cũng như tìm hiểu thêm
về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC thông qua các nghiên cứu trước đây Thông qua các nội dung đã tiềm hiểu để:
Thấy được minh bạch TTTC là đặc tính quan trọng của bản thuyết minh BCTC, từ những nghiên cứu đã đề cập ở trên, chúng tôi thấy rằng các đặc điểm của minh bạch TTTC có thể xem là sự sẵn có của các TTTC cho người sử dụng và giữa người cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin không tồn tại sự bất cân xứng
về thông tin
Tự nguyện công bố thông tin sẽ không bị giới hạn bởi số lượng thông tin công bố, không giới hạn bởi hình thức, khuôn mẫu của các mẫu cần công bố thông tin, do vậy sẽ đạt được tính đầy đủ của thông tin không bị hạn chế và dẫn đến chất lượng của thông tin tốt, mục đích cuối cùng đạt được sự minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố
Từ các mô hình nghiên cứu của các nước trên thế giới về minh bạch TTTC, tác giả sẽ kế thừa các nghiên cứu trước và xây dựng mô hình kiểm định các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm của TTCK Việt Nam