1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

27 3,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 54,4 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế nhiều thành phần được quản lý theo cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh có nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với nhau. Khi thực hiện các mối quan hệ đó, các nhà kinh doanh thường hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Tuy vậy, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, giữa các nhà kinh doanh cũng có khi phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi và tranh chấp về kinh tế, thương mại. Nhà nước, xã hội, nhất là các doanh nghiệp luôn luôn có một đòi hỏi bức xúc là những tranh chấp kinh tế này phải được giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả và ít tốn kém.Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại như: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, Tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp tuỳ thuộc vào hiệu quả mà phương thức đó có thể đem lại cho mỗi bên trong cuộc đối với mỗi vụ việc cụ thể. Hiểu biết và nắm vững mỗi phương thức là cơ hội và chìa khoá để tìm ra con đường giải quyết tranh chấp thích hợp nhất. Trong đó, viêc giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải có nhiều ưu điểm nổi bật so với những phương thức khác và được áp dụng phổ biến trên thế giới.Ở Việt Nam, chế định hòa giải đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh Giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Chế định hòa giải trong tố tụng kinh tế ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử hình thành và tồn tại của chế định hòa giải trong tố tụng tư pháp nói chung.Chế định hòa giải có ý nghĩa nhiều mặt, vì nó không những góp phần đảm bảo cá quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang có tranh chấp kinh doanh, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, mà còn đảm bảo cả lợi ích của nhà nước và xã hội.Hòa giải có tác dụng làm cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành các quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, tránh việc phải sử dụng biện pháp cưỡng chế của nhà nước trong quá trình thi hành án. Đồng thời, vụ việc tranh chấp cũng không phải xử đi xử lại nhiều lần, giảm bớt tốn kém về nhiều mặt của các bên.Hầu như trong các hợp đồng các bên thường thỏa thuận sẽ tiến hành thương lượng, hòa giải ngay khi có tranh chấp xảy ra, sau đó mới lựa chọn Tòa án và trọng tài. Trên thực tế, hòa giải thương mại đã được tiến hành một cách tự phát bởi các luật sư, trọng tài viên. Do chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh về hòa giải thương mại nên nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn lựa chọn phương thức hòa giải trên thực tế bởi nhiều lý do, trong đó có lý do liên quan đến giá trị pháp lý và thi hành của biên bản hòa giải thành.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG KINH DOANH 5

1 1 Khái quát về tranh chấp kinh doanh, thương mại 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Phân loại tranh chấp: 7

1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 8

1.2.1 Thương lượng 8

1.2.2 Hòa giải 10

1.2.3 Trọng tài 12

1.2.4 Tòa án 15

CHƯƠNG 2 HÒA GIẢI-NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 17

2.1 Những điểm nổi bật của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 17

2.2 Quy trình hòa giải 20

2.3 So sánh thương lượng và hòa giải 20

2.4 Thực tiễn về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam 23

2.5 Đề xuất cần có hệ thống pháp luật về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế nhiều thành phần được quản lý theo cơ chế thị trường, các nhàkinh doanh có nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với nhau Khi thực hiện các mốiquan hệ đó, các nhà kinh doanh thường hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùngtồn tại và phát triển Tuy vậy, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, giữa cácnhà kinh doanh cũng có khi phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi và tranh chấp về kinh tế,thương mại Nhà nước, xã hội, nhất là các doanh nghiệp luôn luôn có một đòi hỏi bức xúc

là những tranh chấp kinh tế này phải được giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả và íttốn kém

Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết tranh chấp kinhdoanh, thương mại như: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, Tòa án Mỗiphương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và việc lựa chọn phương thức nào đểgiải quyết tranh chấp tuỳ thuộc vào hiệu quả mà phương thức đó có thể đem lại cho mỗibên trong cuộc đối với mỗi vụ việc cụ thể Hiểu biết và nắm vững mỗi phương thức là cơhội và chìa khoá để tìm ra con đường giải quyết tranh chấp thích hợp nhất Trong đó, viêcgiải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải có nhiều ưu điểm nổi bật so với nhữngphương thức khác và được áp dụng phổ biến trên thế giới

Ở Việt Nam, chế định hòa giải đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm

1994, Pháp lệnh Giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án hành chính năm 1996 Chế định hòa giải trong tố tụng kinh tế ra đời cómột ý nghĩa rất quan trọng Nó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sửhình thành và tồn tại của chế định hòa giải trong tố tụng tư pháp nói chung

Chế định hòa giải có ý nghĩa nhiều mặt, vì nó không những góp phần đảm bảo cáquyền lợi và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang có tranh chấp kinh doanh, nhữngngười có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, mà còn đảm bảo cả lợi ích của nhànước và xã hội

Hòa giải có tác dụng làm cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành cácquyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, tránh việc phải sử dụng biện pháp cưỡng chếcủa nhà nước trong quá trình thi hành án Đồng thời, vụ việc tranh chấp cũng không phải

xử đi xử lại nhiều lần, giảm bớt tốn kém về nhiều mặt của các bên

Hầu như trong các hợp đồng các bên thường thỏa thuận sẽ tiến hành thương lượng,hòa giải ngay khi có tranh chấp xảy ra, sau đó mới lựa chọn Tòa án và trọng tài Trên thực

tế, hòa giải thương mại đã được tiến hành một cách tự phát bởi các luật sư, trọng tài viên

Do chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh về hòa giải thương mại nên nhiều doanh nghiệpchưa mạnh dạn lựa chọn phương thức hòa giải trên thực tế bởi nhiều lý do, trong đó có lý

do liên quan đến giá trị pháp lý và thi hành của biên bản hòa giải thành

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng

hòa giải, nhóm 11 đã chọn đề tài "Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại Hòa giải thương mại tại Việt Nam" làm đề tài tiểu luận của nhóm Với mục đích

Trang 3

giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về giải quyết tranh chấp trong kinh nóichung và phương thức hòa giải trong tranh chấp nói riêng.

Nhóm xin chân thành cảm ơn cô Vương Tuyết Linh đã giúp nhóm hoàn thành bàitiểu luận này

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG KINH DOANH

1 1 Khái quát về tranh chấp kinh doanh, thương mại.

1.1.1 Khái niệm.

Theo Điều 4 khoản 2 luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa : "kinh doanh" là việcthực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

"Hoạt động thương mại" theo khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định làhoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Theo 2 điều luật trên chúng ta có thể nhận thấy rằng kinh doanh và thương mại lànhững hoạt động tạo ra của cải vật chất và cả những giá trị tinh thần cho xã hội, gắn liềnvới mục tiêu sinh lợi của chủ thể tiến hành Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam thì haikhái niệm này không hoàn toàn đồng nhất Kinh doanh kiếm lời là hoạt động mang bảnchất nghề nghiệp, phải do người có đăng ký kinh doanh tiến hành Còn hoạt động thươngmại cũng nhằm mục đích sinh lời nhưng đa dạng hơn, bao gồm cả đầu tư và không nhấtthiết được thực hiện bởi người kinh doanh Và chính trong Luật thương mại 2005 đã phânbiệt đối tượng áp dụng là thương nhân với cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh

Từ những định nghĩa trên ta có thể nhận thấy rằng khái niệm thương mại có nộihàm rộng hơn và bao trùm lên khái niệm kinh doanh Do vậy tranh chấp trong hoạt độngkinh doanh có nghĩa hẹp hơn tranh chấp thương mại Lĩnh vực hoạt động thương mại cóphạm vi rộng lớn, không chỉ liên quan đến thương nhân mà còn đến nhiều chủ thể khác.Cho nên, thuật ngữ "tranh chấp kinh doanh, thương mại" có thể được dùng tương đồngvới thuật ngữ "tranh chấp thương mại" theo nghĩa bao gồm tất cả các dạng tranh chấpphát sinh trong hoạt động kinh doanh và thương mại

Nhìn chung tranh chấp kinh doanh và tranh chấp thương mại có thể được hiểu lànhững xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xáclập và giải quyết các quan hệ kinh tế

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, có sự tham gia của nhiềuthành phần kinh tế, kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ; hoạtđộng kinh doanh, thương mại cũng ngày càng đa dạng, không ngừng phát triển trong tất

cả mọi lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại và dịch vụ Vì vậy, tranh chấp trongkinh doanh hay tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayphát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, có những biểu hiện đa dạng về nội dung và mức độkhác nhau

Trang 5

Ví dụ: tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Hòa Kỳ: các vụ kiện liên quan đếnchống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam Liên minh Tôm miền NamHoa Kỳ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện "chống bán phá giá tôm" lên Bộ Thươngmại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ngày 31/12/2003 Mặthàng khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và đónghộp Mức thuế yêu cầu áp đặt cho Việt Nam từ 30 - 99%.

Xét về điều kiện tự nhiên Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi, cho nên việcnuôi trồng thủy hải sản rất thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất mặt hàng tômxuất khẩu của nước ta Chính vì điều kiện thuận lợi về sản xuất, nên tôm Việt Nam xuấtsang thị trường Hoa Kỳ thường có giá bán thấp hơn mà chất lượng lại ngang bằng với tômchế biến tại Hoa Kỳ Chính vì vậy, làm cho các công ty chế biến hải sản ở đây mất đi rấtnhiều lợi nhuận và thị phần, vì thế Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ đã kiện "chống bánphá giá tôm" lên Bộ thương mại Hoa Kỳ Và yêu cầu áp đặt cho Việt Nam thuế từ 30-99% Có thể thấy rằng đã có sự mâu thuẫn về giá bán của mặt hàng tôm giữa hai bên vàđiều này làm ảnh đến lợi ích của các công ty thuộc Liên minh Tôm miền Nam Hoa kỳ vàđiều tất yếu xảy ra đó là tranh chấp thương mại giữa hai bên bắt đầu được xác lập khi bêncác doanh nghiệp Việt Nam bị kiện

Từ những vụ tranh chấp thương mại như trên, cho thấy doanh nghiệp xuất khẩuViệt Nam bị vướng hai nhược điểm rất lớn Thứ nhất, tìm hiểu khách hàng chưa kỹ, thiếuthông tin khách hàng cũng như thông tin về thị trường nước nhập khẩu; thứ hai, do doanhnghiệp xuất khẩu hiện nay chưa am hiểu nhiều về luật pháp

Qua đây chúng ta cũng có thể rút ra được bài học kinh nghiệm, không chỉ tronghoạt động thương mại ở Việt Nam mà còn trong quan hệ thương mại với các đối tác nướcngoài, đó là cần hiểu rõ về luật tranh chấp thương mại, luật quốc tế hoặc mua bảo hiểmcũng là kênh đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi có tranh chấp, tìm hiểu

rõ thông tin về khách hàng, nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm.

Thứ nhất, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) vềquyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ phát sinh từ chính hoạt động thươngmại

Thứ hai, chủ thể trong tranh chấp kinh doanh, thương mại chủ yếu là các thươngnhân Thương nhân là chủ yếu, bởi vì trong một số trường hợp, chủ thể của tranh chấpthương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân Ví dụ như tranhchấp giữa công ty và thành viên của công ty là tranh chấp thương mại giữa một bên chủthể là thương nhân (công ty) và một bên là cá nhân không phải là thương nhân (thành viêncông ty) Cũng chính từ đặc điểm này đã dẫn đến việc giải quyết vụ án về tranh chấp kinhdoanh thương mại có thể sử dụng một trong hai văn bản pháp luật, đó là Bộ luật dân sựhoặc Luật thương mại Tức là, đối với trường hợp, bên có hoạt động không nhằm mục

Trang 6

đích sinh lợi có thể chọn Luật thương mại hoặc Bộ luật dân sự để giải quyết mà không tráivới quy định pháp luật.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là do các bêntrong tranh chấp tự định đoạt Điều này thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp có nhiềuhơn một cách để giải quyết tranh chấp như: hòa giải, thương lượng, trọng tài, Tòa án.Việc chọn phương pháp giải quyết nào là quyền của các bên nhưng vẫn trên cơ sở tôntrọng lợi ích của nhau và lợi ích của Nhà nước

Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là đòi hỏi cơ chế giải quyếtnhanh, gọn, hiệu quả

1.1.3 Phân loại tranh chấp:

Căn cứ vào điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004, có thể phân chia như sau:

Tranh chấp phát sinh hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích sinh lợi nhuận bao gồm:

 Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường không và đường biển

 Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác

 Đầu tư, tài chính, ngân hàng

 Bảo hiểm

 Thăm dò, khai thác

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích sinh lợi nhuận.

Trang 7

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc sáng lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định 1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Theo khoản 1 điều 9 bộ luật Bộ luật tố tụng dân sự quy định rõ ràng: những tranhchấp về kinh doanh thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinhdoanh, thương mại giữa cá nhân tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mụcđích lợi nhuận Khi các mối quan hệ trong kinh doanh ngày càng phát triển thì nhữngtranh chấp trong kinh doanh là điều không tránh khỏi Để giải quyết những tranh chấp đóthì phải lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cho phù hợpcho loại tranh chấp đó mà vừa vẫn đảm bảo lợi ích của các bên vừa duy trì được mối quan

hệ kinh doanh của các bên Theo như pháp luật hiện hành ngày nay thì chỉ công nhận cáchình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau đây: thương lượng, hòa giải, trọngtài, Tòa án

1.2.1 Thương lượng.

Khái niệm: là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên tranh chấp tự đưa ra

giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải quyết các bất đồng mà không cần tới sự có mặtcủa bất cứ một bên thứ ba nào và cũng không phải tuân theo bất cứ một thủ tục bắtbuộc nào

Đặc điểm cơ bản: các bên tranh chấp trực tiếp đưa ra những đề nghị, ý kiến để tìm ra

biện pháp thích hợp đi đến thống nhất thỏa thuận để giải quyết tranh chấp

Bản chất của thương lượng được thể hiện qua các nội dung sau:

Một là, phương thức thương lượng được thể hiển bởi cơ chế tự giải quyết thông

qua các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bấtđồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay đưa raphán quyết

Hai là, quá trình thương lượng của các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất

kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật

về thủ tục giải quyết tranh chấp Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghinhận là một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không có bất

kỳ quy định nào chi phối giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thứcthương lượng

Ba là, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện

của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thựcthi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng

Trang 8

Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện trí, trung thực, hợp tác vàphải có đầy đủ những kiến thức, am hiểu về chuyên môn và pháp lý Thương lượng thực

sự đã trở thành quá trình trao đổi, bày tỏ ý chí giữa các bên để tìm giải pháp thích hợpnhất

Do vậy, trong thương lượng, các bên tiến hành bàn bạc, trao đổi ý kiến, thỏa thuậnthông qua “hành vi giao dịch” cần phải đảm bảo các điều kiện pháp lý đặt ra Đó là: chếđịnh đại diện, chế định ủy quyền, giao dịch dân sự, năng lực hành vi

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thực chất được thực hiện bởi cơ chế nội

bộ và hoàn toàn xuất phát từ cơ chế tự giải quyết giữa các bên tranh chấp mà không có sựcan thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc của bất kỳ người thứ ba nào Giải quyết tranhchấp kinh doanh bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận,

tự do định đoạt của các bên tranh chấp Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp vớinhau theo trình tự thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không bắt buộcphải tuân theo một thủ tục pháp lý nào Do thể thức đơn giản, ít phiền hà, hiệu quả, ít tốnkém, không gây ra ảnh hưởng xấu trong quan hệ kinh doanh giữa các bên sau khi tranhchấp mà thương lượng luôn là phương thức được ưu chuộng, phổ biến, được các thươngnhân ưu tiên lựa chọn trước khi tìm đến các giải pháp để giải quyết các tranh chấp trongkinh doanh Quá trình thương lượng để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh có thểtiến hành bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợpthương lượng trực tiếp với thương lượng gián tiếp1

Ưu, nhược điểm của phương thức thương lượng.

Ưu điểm của phương pháp thương lượng là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng,

tính linh hoạt, hiểu quả và ít tốn kém Mặt khác, thương lương còn được bảo vệ uy tín của các bên tranh chấp cũng như bí mật kinh doanh của các nhà kinh doanh Các nhà kinh doanh hơn ai hết tự biết bảo vệ quyền lợi của bản thân mình, hiểu rõ được những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán thương lượng để hiểu và thông cảm với nhau hơn, để có thể hòa thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà không phải một cơ quan tài phán nào cũng có thể làm được Và đặc biệt phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh còn không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý nào Bởi vậy, một khithương lượng thành công, các bên vừa loại bỏ được những bất đồng phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ lẫn nhau giữa các bên cũng thấp, tăng cường

sự hiểu biết và hợp tác với nhau lẫn nhau trong tương lai

Nhược điểm của phương thức thương lượng là sự thành công phụ thuộc quá nhiều

vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp Khi mà cácbên thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực đang tranh chấp, không nhận thức được vị thếcủa mình về khả năng thắng thua, thiếu sự thiện trí trung thực trong quá trìnhthương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quả thương lượng bếtắc Ngoài ra, kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý

Trang 9

mang tính bắt buộc Kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bênthi hành Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết quả thương lượng cũng chỉtồn tại trên giấy mà không có cơ chế trực tiếp nào bắt buộc thi hành Những hạnchế này dễ bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.Nhiều trường hợp thiếu sự thiện chí đã tìm nhiều cách trì hoãn kéo dài vụ tranhchấp, nhất là khi thời điểm khởi kiện không còn nhiều2.

Nhận định của cá nhân: thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp trong

kinh doanh đơn giản nhất không chịu ràng buộc bởi pháp lý.Việc thương lượng nên đượctiến hành ngay khi xảy ra tranh chấp, các bên thỏa thuận biện pháp giải quyết những mâuthuẫn với mục đích giữ được mối quan hệ lâu dài trong hoạt động kinh doanh Chỉ nên ápdụng thương lượng với những tranh chấp nhỏ, đơn giản, mức độ gay gắt xung đột khôngcao Và chỉ nên thương lượng khi bạn hiểu rõ được các tính chất của nó cũng như hiểu rõvấn đề thương lượng

1.2.2 Hòa giải.

Khái niệm: Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự

hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí củacác bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết địnhcuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàntoàn phụ thuộc các bên tranh chấp

Hòa giải là giải pháp mang tính tự nguyện, tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên.Đặc biệt là bên thứ ba với tính chất trung gian hòa giải phải có vị trí độc lập đối các bên.Điều đó thể hiện rõ bên thứ ba không ở vị trí xung đột lợi ích với các bên hoặc không cónhững lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bên trong các vụ việc đang có tranhchấp Bên thứ ba tham gia làm trung gian hòa giải thường là những cá nhân, tổ chức cótŕnh độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến các vụ việcphát sinh Công việc của bên thứ ba là: xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra những ýkiến, nhận định, bình luận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ để các bên tham khảo lựachọn và quyết định

Bản chất của hòa giải được thể hiện qua các đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh bằng phương

pháp hòa giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên lựa chọn) làm trung gian đểtrợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp

Tuy nhiên, bên thứ ba làm trung gian hòa giải không có quyền quyết định hay ápđặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp Quyết định cuối cùng vẫn phụthuộc vào các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết vụ tranhchấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của bên thứ ba làm trung gian hòa giải

Tuy cùng có sự tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp

Trang 10

nhưng hòa giải khác với phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài hay Tòa án bởi vaitrò của người thứ ba Trọng tài hay Tòa án với vai trò là người thứ ba tham gia vào giảiquyết tranh chấp lại có thẩm quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp

Thứ hai, quá trình hòa giải của các bên tranh chấp cũng không chịu sự chi phối

bởi các quy định có tính khuôn mẫu , băt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải

Cũng giống như thương lượng, pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có quyđịnh nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hòa giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhậnthương lượng

Thứ ba, kết quả hòa giải được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện

của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành nhữngcam kết của các bên trong quá trình hòa giải

Cũng giống như thương lượng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thực chất vẫnđược thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bêntranh chấp

Ưu điểm, nhược điểm của hòa giải:

Ưu điểm: hòa giải cũng có nhưng ưu điểm như của thương lượng bởi tính đơn

giản thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém Bên cạnh đó hòa giảicón có ưu điểm vượt trội được mang lại bởi có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp Người thứ ba thường có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, amhiểu các lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp Khi hiểu rõ được nguyên nhân, hoàn cảnhphát sinh mâu thuẫn cũng như quan điểm nhận thức của các bên, họ sẽ biết cách làm cho

ý chí của các bên gặp nhau trong quá trính đàm phán để loại trừ tranh chấp Ngoài ra, kếtquả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của bên thứ ba nên mức độ tự nguyện thực hiệncủa các bên cũng cao hơn so với phương thức thương lượng

Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm thì hòa giải vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế

bởi nền tảng của hòa giải vẫn được quyết định trên cơ sở tự nguyện thi hành của các bên.Bởi vậy, dù có sự trợ giúp của bên thứ ba làm trung gian hòa giải mà một bên không trungthực, thiếu thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán thì hòa giải cũng khó đạt được kếtquả cao Bên cạnh đó, thì quá trình hòa giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin chobên thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tíncũng như bí mật kinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn Cũng như chi phí bỏ racho khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hòa giải Việc hòa giải có đượctiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyềnđưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấpthỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay củaTòa án Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau3

Nhận xét của cá nhân: ngày nay, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thì hầu

Trang 11

hết các bên tranh chấp tự thương lượng với nhau mà chưa quan tâm đến hòa giải, nếukhông giải quyết được tranh chấp thì chuyển ngay sang giai đoạn khởi kiện Điều nàykhông những đưa tranh chấp đi xa hơn mà còn mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cònmất đi uy tín, quan hệ của các bên Khi tiến hành hòa giải thì nên chọn những hòa giảiviên mà có uy tín, sự ảnh hưởng lớn, tạo độ tin cậy cho các bên tranh chấp, có tư cách đạođức, am hiểu về pháp luật, kinh doanh để việc giải quyết tranh chấp được dễ dàng hơn điđến thành công cao hơn.

Ví dụ: công ty A ký hợp đồng với công ty B về việc công ty B cung cấp cho công

ty A vật liệu xây dựng Trong hợp đồng có quy định là công ty A sẽ thanh toán cho công

ty B 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi công ty B giao hàng cho công ty A và 50% còn lại

sẽ thanh toán sau 1 năm kể từ ngày công ty B giao hàng cho công ty A Tuy nhiên, 1 nămsau công ty A làm ăn khó khăn nên không trả nợ đúng thời hạn cho công ty B, công ty Bnhiều lần đòi nhưng công ty A vẫn không trả nên công ty B đã nhờ một tổ chức đứng rahòa giải Sau khi hai bên tiến hành hòa giải xong và có sự giúp đỡ của hòa giài viên thìhai bên thông nhất là công ty A sẽ thanh toán số tiền còn lại cho công ty B sau 1 tháng.Tuy nhiên, việc công ty A có thanh toán cho công ty B hay không thì còn tùy thuộc vàothái độ cũng như tình hình tài chính của công ty A vì kết quả hòa giải không có bất kỳràng buộc về mặt pháp lý nào

Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:

a/Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thànhlập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giảiquyết xong vụ tranh chấp

Trọng tài vụ việc có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm

dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp

Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều

hành và không có danh sách trọng tài viên

Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng riêng giành cho mình.

So với trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc có một số ưu thế sau:

Có thể giải quyết nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém, với việc lựa chọn hình

Trang 12

thức trọng tài này các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho cáctrung tâm trọng tài.

Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danhsách trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa chọn bất kỳtrọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tàinào

Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giảiquyết tranh chấp của các bên Trong khi đó ở hình thức trọng tài thường trực, các bên chủyếu bị ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn

b/ Trọng tài thường trực

Theo pháp luật Việt Nam thì trọng tài thường trực dưới dạng các trung tâm trọngtài Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tàikhoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định

Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tố chức phi chính phủ, không nằm trong hệ

thống cơ quan nhà nước Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của trọngtài viên khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thànhlập bởi nhà nước Hoạt động của trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải Chứ không đượccấp kinh phí từ ngân sách nhà nước Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tàikhông nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân nhân người thứ ba độc lập phán quyết

Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng vẫn luôn đặt dưới sự quản lýcủa nhà nước Nhà nước là chủ thể quản lý đối với mọi mặt của đời sống xă hội Nhŕ nướcquản lý đối với các trung tâm trọng tài thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật tạo

cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài Việc quản lý củanhà nước còn được thực hiện thông qua hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan nhànước có thẩm quyền trong việc cấp, thay đổi, bổ sung, hay thu hồi giấy phép thành lập,giấy đăng kí hoạt động của các trung tâm trọng tài

Trong quá trình hoạt động của các trung tâm trọng tài cũng cần có sự hỗ trợ củanhà nước trên nhiều phương diện như: hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, hỗ trợ trongviệc xem xét lại quyết định của trọng tài, hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời, hỗ trợ trong việc hủy hay không hủy quyết định trọng tài, hỗ trợ trongviệc cương chế thi hành quyết định trọng tài

Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.

 Trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn các điều kiện của pháp nhân, bao gồm:

 Được thành lập hợp pháp

 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Trang 13

 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu tránh nhiệm bằng tài sảnđó.

 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với cáctrung tâm trọng tài khác Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấptrên, cấp dưới như hệ thống cơ quan tài phán Nên đặc thù của tố tụng trọng tài là áp dụngnguyên tắc xét xử một lần

Thứ ba, tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơ

cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên trung tâm

Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc

Ưu điểm: của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo

quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắnthủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theonguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi Theo nguyêntắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình Giảiquyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳtrung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình Phán quyết của trọng tài cótính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằngthương lượng hòa giải Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyềnkháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay Tòa án nào

Nhược điểm: giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao,

vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao Việc thi hành quyết định trọngtài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định củaTòa án5

Nhận xét của cá nhân: Các doanh nghiệp nên sử dụng phương thức giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn khi mà thương lượng và hòa giải không tìm đượctiếng nói chung của 2 bên tranh chấp vì những ưu điểm nổi trội của phương thức này làxét xử kín đáp ứng yêu cầu giữ bí mật của các bên tham gia, các phán quyết của trọng tàicũng có hiệu lực như phán quyết của các Tòa án đảm bảo việc thi hành của các bên Khi

Ngày đăng: 13/03/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w