1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố hồ chí minh

112 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Kết quả trên cũng phù hợp với thực trạng hiện nay ở Việt Nam, người sử dụng thông tin kế toán tài chính cũng như người lập thông tin đều ít quan tâm hay chưa thực sự quan tâm nhiều đến k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ rõ ràng

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Phạm Thanh Trung

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5

1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin BCTC 5

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC 7

1.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài 7

1.1.2.2 Các yếu tố bên trong 8

1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin BCTC 10

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC 14

1.2.2.1 Các yếu tố bên ngoài 14

1.2.2.2 Các yếu tố bên trong 15

1.3 Nhận xét tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn 18

1.3.1 Nhận xét 18

1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận văn 19

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20

2.1 Lý thuyết nền 20

2.1.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) 20

2.1.2 Lý thuyết ủy quyền 21

Trang 5

2.2 Chất lượng thông tin kế toán 23

2.2.1 Chất lượng 23

2.2.2 Chất lượng thông tin 23

2.2.3 Chất lượng thông tin kế toán 24

2.2.3.1 Chất lượng thông tin kế toán theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế 24

2.2.3.2 Chất lượng thông tin kế toán theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ 27

2.2.3.3 Theo chuẩn mực kế toán số 01 Việt Nam (VAS 01) 28

2.2.3.4 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu 29

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đên chất lượng thông tin BCTC 31

2.3.1 Công tác kế toán 32

2.3.2 Khung pháp lý cho kế toán 34

2.4 Đặc điểm DNNVV ở Việt Nam và mối quan hệ với CLTT trên BCTC 35

2.4.1 Định nghĩa 35

2.4.2 Đặc điểm DNNVV và mối quan hệ thông tin trình bày trên BCTC 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 37

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Phương pháp nghiên cứu 38

3.1.1 Phương pháp chung 38

3.1.2 Khung nghiên cứu của luận văn 38

3.2 Thiết kế nghiên cứu 40

3.2.1 Xây dựng thang đo 40

3.2.2 Các giả thiết nghiên cứu 42

3.2.3 Mẫu nghiên cứu 43

3.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu 43

3.2.3.2 Cỡ mẫu 43

3.2.3.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 44

3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi 44

Trang 6

3.2.5 Phân tích dữ liệu 44

3.2.6 Công cụ phân tích dữ liệu 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 46

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 47

4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha 48

4.3 Phân tích khám phá EFA 50

4.3.1 Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính 50

4.3.2 Phân tích khám phá thang đo chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính 53

4.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố 55

4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội 56

4.5.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc 56

4.5.2 Phân tích tương quan 57

4.5.3 Hồi qui tuyến tính bội 57

4.5.4 Kiểm tra các giả định hồi qui 58

4.5.5 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến 60

4.5.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội 61

4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 62

4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính 63

4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về số lượng nhân viên 64

4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về tổng nguồn vốn kinh doanh 65

4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về chế độ kế toán 66

4.7 Kết quả nghiên cứu và bàn luận 66

4.7.1 Chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV ở TP.HCM 66

4.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV ở TP Hồ Chí Minh 67

Trang 7

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 69

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Một số khuyến nghị 72

5.2.1 Đối với nhân tố Bộ máy kế toán 72

5.2.2 Đối với nhân tố Mục tiêu lập BCTC 73

5.2.3 Đối với nhân tố Nhà quản lý 73

5.2.4 Đối với nhân tố Thuế 74

5.2.5 Đối với nhân tố Hệ thống tài khoản kế toán 74

5.2.6 Đối với nhân tố Hình thức sổ sách kế toán 75

5.2.7 Đối với nhân tố Hệ thống chứng từ kế toán 75

5.2.8 Đối với Chế độ kế toán hiện nay 76

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BKS : Ban kiểm soát

CTNY : Công ty niêm yết

DN : Doanh nghiệp

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa kỳ KTTC : Kế toán tài chính

HĐQT : Hội đồng quản trị

IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTKT : Thông tin kế toán

VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 35

Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo 40

Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu 47

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày BCTC 49

Bảng 4.3 Ma trận xoay nhân tố lần thứ hai 51

Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố chất lượng TTKT trình bày trên BCTC 53

Bảng 4.5 Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố 54

Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các nhân tố 57

Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy bội 58

Bảng 4.8 Model Summaryb 61

Bảng 4.9 ANOVAb 61

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định các giả thuyết 62

Bảng 4.11 Kiểm định Levene 64

Bảng 4.12 Kiểm định Oneway ANOVA 64

Bảng 4.13 So sánh trung bình 65

Bảng 4.14 Kiểm định T-test 1 65

Bảng 4.15 So sánh trung bình giữa hai nhóm 1 66

Bảng 4.16: kiểm định T-test 2 66

Bảng 4.17 So sánh trung bình giữa hai nhóm 2 66

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 39 Hình 4.1 Biểu đồ phân tán của phần dƣ 59 Hình 4.2 Đồ thị Histogram 60

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm đầu thế kỷ 21, với sự sụp đổ của các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Mỹ như ENRON, WORLDCOM… đã gây chấn động dư luận Hoa Kỳ

và thế giới Qua đó, nhiều bài học quý giá đã được rút ra liên quan đến lĩnh vực kế toán, quản trị công ty và đặc biệt là chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc công khai hóa thông tin kế toán của các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết để một doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình

Với việc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số Doanh nghiệp, các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn

đề xã hội Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNNVV gặp phải không ít những khó khăn Một trong những khó khăn lớn nhất là khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu của Joshua Abor và Nicholas Biekpe (2002) đề xuất khi cho vay DNNVV Nghiên cứu của Timo P Korkeamaki (2006) cho thấy ngay cả tại Mỹ, các ngân hàng cũng đối mặt với tình trạng thông tin không minh bạch trong DNNVV Nhìn chung các nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng sự không minh bạch thông tin là vấn đề cản trở DNNVV tiếp cận vốn Kết quả trên cũng phù hợp với thực trạng hiện nay ở Việt Nam, người sử dụng thông tin

kế toán tài chính cũng như người lập thông tin đều ít quan tâm hay chưa thực sự quan tâm nhiều đến khía cạnh các nhân tố tác động đến thông tin và chất lượng thông tin trình bày trên các BCTC đặc biệt đối với DNNVV Các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng chưa thật sự tin cậy vào thông tin trên các BCTC của các DNNVV,

đó cũng là rào cản để các DN tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình Nhận thấy được tầm quan trọng này tôi xin chọn đề tài: “Đo

lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên

Trang 12

BCTC của các DNNVV ở Tp Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn này

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Bài luận văn thực hiện nhằm đạt đến 3 mục tiêu sau:

- Thứ nhất: Đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV

ở TP Hồ Chí Minh dựa vào các thước đo được lựa chọn

- Thứ hai: Xác định nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV ở TP Hồ Chí Minh

- Thứ ba: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV ở TP Hồ Chí Minh

Từ những vấn đề trình bày ở trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào để đo lường chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV tại Việt Nam ?

- Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV ở Việt Nam ?

- Câu hỏi 3: Mức độ hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV ở Việt Nam ?

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong bài luận văn là chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp:

Phương pháp định tính; thảo luận, phỏng vấn các chuyên giai nhằm lựa chọn các thước đo chất lượng thông tin trình bày trên BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC, cũng như thảo luận kết quả nghiên cứu đạt được nhằm khẳng định, giải thích sâu hơn kết quả và đề xuất giải pháp phù hợp

Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp này tác giả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kế đến là phân tích hồi quy tuyến tính bội để đánh giá sự tác động cũng như mức độ đóng góp của các nhân tố đến chất lượng thông tin trinhg bày trên BCTC của các DNNVV ở Tp Hồ Chí Minh

5 Đóng góp mới của đề tài

Đa số các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ, chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp trên TTCK, các Ngân hàng Thương mại cổ phần, các nhân tố bên trong các CTNY ảnh hưởng đến công bố thông tin, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng thông tin công bố của các DN hoặc các nghiên cứu tại các DNNVV như: tác giả Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) “Tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam”, Trần Đình Khôi Nguyên (2010) “Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV” … Chưa có nghiên cứu nào cụ thể tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNVV ở Việt Nam Do vậy đóng góp mới của luận văn là: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV giúp cho các DN thông tin tin cậy đến người sử dụng BCTC, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính trung thực hợp lý số liệu trên BCTC của các DNNVV cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước Bên cạnh giúp

Trang 14

cho người sử dụng BCTC có cơ sở kiểm định chất lượng thông tin của BCTC thông qua các thước đo được lựa chọn và các nhân tố ảnh hưởng

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài Luận văn được thực hiện trong 5 chương với kết cấu như sau:

Phần mở đầu (đặt vấn đề nghiên cứu) Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận & Khuyến nghị

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin BCTC

Nghiên cứu của Robert M.Bushman and Abbie J Smith (2003) nghiên cứu về chất lượng TTKT đã cho thấy một cách toàn diện hơn khi lượng hóa chất lượng TTKT theo 3 nhóm sau:

- Lượng hoá chất lượng lập BCTC của công ty, gồm điểm mạnh, nguyên tắc đo lường, đúng kỳ và niềm tin (như chất lượng kiểm toán) của việc công bố thông tin nội bộ của công ty;

- Lượng hoá điểm mạnh trong cung cấp thông tin khác bao gồm việc phân tích và chiến lược kinh doanh, giao dịch nội bộ;

- Lượng hóa chất lượng về công bố thông tin rộng rãi

Ferdy van Beest (2009), đánh giá rằng nghiên cứu chất lượng TTKT dựa vào các khoản mục cụ thể trên BCTC thường niên bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính, song nó không lượng hóa toàn diện chất lượng BCTC, phương pháp được coi là lượng hóa toàn diện chất lượng thông tin KTTC thông qua các BCTC là phương pháp lượng hóa các tiêu chuẩn của thông tin KTTC được trình bày trên BCTC Nghiên cứu này dựa vào các đặc tính chất lượng TTKT theo yêu cầu của FASB và IASB và các ưu nhược điểm của nghiên cứu trước để xây dựng mô hình đánh giá chất lượng BCTC gồm 21 biến quan sát và 5 tiêu chuẩn đó là: Tính thích hợp, trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh được, kịp thời Mô hình này được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng BCTC

Theo nghiên cứu của Maines L.A (2003), nghiên cứu đi sâu vào phân tích đặc tính “Đáng tin cậy” của thông tin trên BCTC, phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng để đánh giá về đặc tính đáng tin cậy này là bao gồm: so sánh các số liệu kế toán với chuẩn mực kế toán, xem xét vấn đề công bố lại các thông tin kế toán, so sánh các ước tính kế toán và nhận biết dòng tiền tương lai, nhận biết sự đáng tin cậy của những thông tin kế toán thông qua việc sử dụng các thông tin này Bài nghiên

Trang 16

cứu này nhằm giúp cho các nhà làm chính sách xây dựng chuẩn mực, người sử dụng thông tin có thể xác định những yếu tố góp phần tăng độ đáng tin cậy của thông tin BCTC

Davood Khodadady (2012), nghiên cứu tại 49 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và ngân hàng tư nhân ở Ấn Độ về đặc tính “Sự thích hợp” thông tin BCTC, tác giả sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 điểm để đo lường danh mục gồm 14 yếu tố có ảnh hưởng đến sự thích hợp của thông tin BCTC, trong đó 10 yếu tố liên quan đến giá trị dự báo và 4 yếu tố liên quan đến sự xác nhận Kết quả của nghiên cứu cho thấy là thông tin BCTC của các ngân hàng tư nhân thích hợp hơn thông tin BCTC của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước

Nelson và cộng sự (2005), đã xác định các đặc điểm của hệ thống và chất lượng thông tin, bốn đặc tính của chất lượng thông tin là: tính chính xác, đầy đủ, thích hợp và có thể hiểu được Bằng một nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác giả tiến hành khảo sát 465 người sử dụng kho dữ liệu Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tính chính xác là đặc trưng chất lượng thông tin quan trọng nhất, kế đến là tính đầy

đủ

Chất lượng thông tin BCTC còn được nhiều nhà nghiên cứu như Barth (2008), Cohen (2004), Schipper (2003) lượng hóa gián tiếp thông qua các thành phần có ảnh hưởng tới chất lượng BCTC như hành vi quản trị lợi nhuận, BCTC được công

bố lại và thời hạn công bố BCTC Điều chỉnh lợi nhuận là một kế hoạch của nhà quản lý công ty nhằm tác động đến lợi nhuận nhằm công bố số lợi nhuận đáp ứng được mục tiêu đã xác định trước đó Điều chỉnh lợi nhuận có thể được thực hiện theo một trong hai cách: tăng lợi nhuận hoặc giảm lợi nhuận (Miettinen J, 2008) Điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện có thể liên quan đến các khoản khuyến khích vật chất cho nhà quản lý công ty hoặc cũng có thể nhằm đảm bảo các điều khoản của hợp đồng tín dụng Khi nói đến điều chỉnh lợi nhuận thì không chỉ nói đến việc tác động bằng các con số thông qua các phương pháp kế toán mà còn thông qua các giao dịch trong hoạt động kinh tế Điển hình cho quan điểm chất lượng BCTC liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận là: Ali Shah S.Z et al (2009), Ebraheem

Trang 17

Saleem Salem Alzoubi (2012), Leila Hussein Amer, Naser Abdelkarim (2012), Gulzar M.A (2011)

Huang Zhizhong và Zhang Juan (2011), thông qua phương pháp lựa chọn các công ty công bố lại BCTC cho thấy công bố lại BCTC là trường hợp công bố BCTC nhằm cung cấp sự khẳng định về những sai sót trọng yếu mà doanh nghiệp đã công

bố trong BCTC trước đây Điều này có nghĩa là BCTC công bố lại sẽ cho thấy dấu hiệu rõ ràng là BCTC đã công bố trước đây là không trung thực, thể hiện chất lượng BCTC thấp

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC

1.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài

N.Klai (2011), nghiên cứu tại các CTNY trên TTCK Tunis trong giai đoạn 1997-2007, cơ chế quản trị công ty ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC của các CTNY Tunisi Kết quả cho thấy, ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài, yếu tố

sở hữu gia đình và tổ chức đầu tư làm giảm chất lượng BCTC, trong khi đó sự kiểm soát từ phía nhà nước và các tổ chức tài chính có tác độngthuận chiều tới chất lượng thông tin KTTC công bố của các CTNY

Stoderstrom và cộng sự (2007), chất lượng thông tin kế toán trên BCTC khi áp dụng IFRS ảnh hưởng bởi: chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp luật và chính trị và việc trình bày BCTC Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống pháp luật và chính trị ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng thông tin BCTC, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua chuẩn mực kế toán và việc trình bày BCTC

K.Naser (2003), nghiên cứu tại các CTNY trên TTCK Saudi cho thấy các BCTC tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo đầy đủ thông tin tài chính và phi tài chính được đánh giá có chất lượng tốt

Ferdy van Beest (2009), trong nghiên cứu của mình bên cạnh việc lượng hóa chất lượng thông tin kế toán, nghiên cứu còn kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán Kết quả

Trang 18

nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đó là: chuẩn mực

kế toán, môi trường pháp lý và đặc thù của ngành công nghiệp

Lesley Stainbank (2008), nghiên cứu sự phát triển và tác động của IFRS đến BCTC của các DNNVV ở Nam Phi, kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp

sẽ được hỗ trợ vốn tốt nhất khi lập BCTC tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực của IFRS, việc bãi bỏ hình thức thực thể doanh nghiệp ở Nam Phi là việc nên hướng tới BCTC sẽ được lập theo nhu cầu cung cấp thông tin của từng doanh nghiệp

Valeria Maria Albert and Mihaela Serban (2012), nghiên cứu tại các DNNVV

ở Roma, qua phân tích quá trình hoạt động như số lượng doanh nghiệp, những khó khăn và rủi ro trong quá trình hoạt động cũng như sự đóng góp vào GDP của các DNNVV trong giai đoạn 2000 – 2007 Theo báo cáo thường niên của các DNNVV năm 2008, qua khảo sát các chủ sở hữu DNNVV cho thấy các vấn đề họ đang mắc phải như: thiếu nguồn lực, hạn chế tiếp cận tín dụng, thiếu khách hàng, khả năng cạnh tranh…xuất phát từ việc thông tin thiếu tin cậy trên BCTC, nghiên cứu cho thấy BCTC được lập bởi các DNNVV chủ yếu là cung cấp cho cơ quan thuế chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cung cấp cho người sử dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của kiểm toán độc lập về độ tin cậy của BCTC do các DNNVV cung cấp, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV cũng như quyết định cho vay của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Maines (2006) còn cho rằng một báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn bộ là điều kiện cần thiết để nhận biết thông tin KTTC đáng tin cậy hoặc được trình bày trung thực

1.1.2.2 Các yếu tố bên trong

Gul,F.A and Leung,S (2004), nghiên cứu tại các CTNY trên TTCK Hồng Kông, cấu trúc HĐQT ảnh hưởng đến việc công bố thông tin của DN Kết quả cho thấy tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc có ảnh hưởng đến công bố tự nguyện thông tin trên BCTC Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nadia Smaili và cộng sự (2009) cho thấy rằng việc kiêm nhiệm hai chức danh

sẽ dẫn đến gian lận trên BCTC Bên cạnh theo nghiên cứu của Arman Aziz Karagul

Trang 19

Ph.D và cộng sự (2011), nghiên cứu tại 70 công ty phi tài chính trên SGDCK Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm tác giả tiến hành kiểm định các nhân tố được cho là

có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin như: tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và giám đốc, tỷ lệ nắm giữ cổ phần bởi nhà đầu tư, tỷ lệ nắm giữ cổ phần bởi thành viên trong gia đình, quy mô của HĐQT Kết quả nghiên cứu cho thấy: tính kiêm nhiệm hai chức danh, quy mô của HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp Dechow (1996) và các nhà nghiên cứu khác cho rằng có mối quan hệ giữa chất lượng TTKT và quản trị công ty, KSNB, quản trị lợi nhuận, vấn đề gian lận, đồng thời khẳng định rằng quản trị công ty và KSNB công ty yếu kém sẽ làm giảm chất lượng thông tin KTTC của công ty Hơn nữa, thông tin quản trị công ty làm tăng giá trị thông tin với những nhà đầu tư, điều này phù hợp với các CTNY Thông tin quản trị công ty giúp tăng chất lượng thông tin KTTC Shireennjit K Johl (2013) nghiên cứu tại 620 công ty niêm yết tại Malaysia về mối liên hệ giữa Kiểm toán nội bộ (KTNB) với hành vi điều chỉnh nội bộ, kết quả cho thấy KTNB hoạt động độc lập

có quan hệ trái chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Anu Agrawal và cộng sự (2004), nghiên cứu cho thấy rằng thành viên HĐQT

có chuyên môn về kế toán sẽ giúp cho HĐQT giám sát tốt quy trình lập BCTC nâng cao chất lượng BCTC giảm thiểu việc công bố lại BCTC, kết quả cũng tương đồng với nghiên cứu của Sandeep Nabar (2007) nghiên cứu tại hơn 180 công ty ở Mỹ cho thấy rằng những doanh nghiệp có thay đổi giám đốc tài chính có năng lực thì mức

độ công bố lại BCTC càng nhiều

Jouini Fathi (2013), nghiên cứu tại các CTNY ở Pháp, các nhân tố như: đặc điểm của HĐQT, cấu trúc sở hữu, hệ thống kiểm soát, loại hình công ty kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các CTNY ở Pháp Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa chất lượng TTKT với các nhân tố: quy

mô của HĐQT, tỷ lệ tham dự của các thành viên tại các cuộc họp HĐQT, loại công

ty kiểm toán, tình trạng niêm yết Biến chất lượng TTKT được ước tính theo 78 mục của chỉ số công bố thông tin

Trang 20

Rusnah Muhamad và cộng sự (2009), nghiên cứu tại 159 CTNY ở Malaysia năm 2006, nhằm kiểm định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin công bố như: HĐTQ, BKS, Kiểm toán độc lập, KTNB, quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp Kết quả cho thấy các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp

và đòn bẩy tài chính có mối liên hệ với chất lượng công bố thông tin

Céline Michailesco (2010), nghiên cứu BCTC của 100 CTNY thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại ở Pháp giai đoạn 1991 – 1995, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định năm nhân tố ảnh hưởng là: Cấu trúc sở hữu, tình trạng niêm yết, lợi nhuận và đòn bẩy tài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng; tình trạng niêm yết

và đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC

1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin BCTC

Nguyễn Đình Hùng (2010), thông tin tài chính được sử dụng để lượng hoá gồm 30 khoản mục: (1) Chính sách kế toán sử dụng; (2) Các chuẩn mực kế toán và

áp dụng cho các khoản mục trên các báo cáo tài chính; (3)Các khoản mục tuân thủ theo các chuẩn mực quốc gia; (4) Báo cáo tài chính năm tuân thủ theo theo một trong các hệ thống chuẩn mực phổ biến: IFRS, GAAP; (5) Thuyết minh báo cáo tài chính tuân thủ IFRS, GAAP; (6) Báo cáo kiểm toán của BCTC năm tuân thủ IFRS, GAAP; (7) Ý kiến chấp nhận toàn bộ của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính năm tuân thủ IFRS, GAAP, (8) BCTC tuân thủ IFRS, GAAP được kiểm toán công

bố trước 30/4 hàng năm; (9) BCTC IFRS, GAAP chưa được kiểm toán công bố trước 30/4 hàng năm; (10) Khai báo các giao dịch đối với các bên liên quan; (11) Các dấu hiệu cho thấy các giao dịch đối với các bên liên quan được thực hiện theo thị trường hoặc không; (12) Các điều khoản chính xác về các bên liên quan; (13) Báo cáo giữa kỳ (qu./6 tháng) tuân thủ IFRS, GAAP; (14) Thuyết minh cho các báo cáo giữa kỳ; (15) Sự soát xét hoặc kiểm toán các báo cáo giữa kỳ; (16) Hợp nhất báo cáo tuân thủ theo các chuẩn mực quốc gia; (17) Phương pháp đánh giá tài sản; (18) Liệt kê các bên liên kết mà công ty nắm phần lợi ích thiểu số; (19) Cấu trúc sở hữu của các bên liên kết; (20) Một bản dự báo thu nhập cơ bản; (21) Một bản chi

Trang 21

tiết dự báo thu nhập; (22) Báo cáo phân tích theo bộ phận; (23) Cấu trúc doanh số; (24) Cấu trúc chi phí; (25) Tên của công ty kiểm toán; (26) Công ty kiểm toán có phải là những công ty hàng đầu trong nước hoặc quốc tế; (27) Chính sách thay đổi theo kiểm toán; (28) Mức phí kiểm toán; (29) Công ty kiểm toán báo cáo tài chính

có đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn; (30) Mức phí của dịch vụ tư vấn Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy chất lượng TTKT của các CTNY ở Việt Nam có mức

độ kém, thông tin tài chính chưa được công bố đầy đủ

Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), nghiên cứu “Một số ý kiến về chất lượng BCTC của DNNVV ở Việt Nam”, nhóm tác giả có dẫn chứng (Đoạn 9, 11 và

12 của chuẩn mực kế toán số 21) cho thấy BCTC phải trình bày một cách trung thực

và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải lựa chọn

và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định; trình bày các thông tin, kể cả chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu; Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá chất lượng BCTC sẽ xem xét cụ thể dựa trên từng yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 21 (VAS21) bao gồm: Tính trung thực, hợp lý; tính thích hợp; tính đáng tin cậy và tính dễ hiểu Để đạt được các yêu cầu trên, khi lập và trình bày BCTC cần tuân thủ các nguyên tắc: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trong yếu và tập hợp, bù trừ và có thể so sánh được Việc tuân thủ một cách hài hòa các nguyên tắc trên sẽ giúp đảm bảo các đặc điểm chất lượng của BCTC, nâng cao tính hữu ích cho các thông tin trình bày trên BCTC, hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng trong việc ra quyết định

Hà Xuân Thạch và Nguyễn Trọng Nguyên (2014), nghiên cứu các nhân tố bên trong tác động đến chất lượng thông tin BCTC tại 195 CTNY tại Việt Nam, phương pháp để đo lường chất lượng thông tin BCTC được nhóm tác giả sử dụng là kế thừa phương pháp của Ferdy van Beest (2009) dựa trên quan điểm của FASB và IASB

Trang 22

và nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000), gồm 16 biến quan sát thuộc 5 đặc tính

để đo lường chất lượng thông tin BCTC: Thích hợp; Trình bày trung thực; Dễ hiểu;

Có thể so sánh và kịp thời Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết là dưới mức trung bình

Nguyễn Phúc Sinh (2008), luận án tiến sỹ với đề tài “Nâng cao tính hữu ích trong BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, trong nghiên cứu này tác giảđề cập đến vai trò và tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết của quốc tế và thực tiễn kế toán Việt Nam để phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin của BCTC doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu; từ

đó đề xuất các giải pháp nhằm chuẩn hóa BCTC và nâng cao tính hữu ích của

Cao Nguyễn Lệ Thư (2014), nghiên cứu: “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY ở sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, nghiên cứu áp dụng mô hình của Jouini Fathi (2013) để đánh giá chất lượng TTKT gồm 78 chỉ số trình bày trong 7 thông tin cơ bản: Thông tin chung và chiến lược; Thông tin về BCTC; Các dữ liệu xã hội và môi trường; Quản trị doanh nghiệp; Thông tin tài chính và thị trường; Thông tin dự báo

Trang 23

và Thông tin khác Kết quả cho thấy chất lượng thông tin BCTC của các CTNY đạt mức 80,9% tương đương 63/78 chỉ số, tuy nhiên tác giả chưa đưa ra kết luận chung

là chất lượng thông tin BCTC của các CTNY đã thật sự đạt ngưỡng chất lượng hay chưa

Nguyễn Anh Hiền và cộng sự (2015), nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại 380 CTNY ở Việt Nam năm 2013-2014, nghiên cứu ứng dụng mô hình Dechow et al (1995), Kothari, Leone and Wasley (2005) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông qua kiểm định phân tích phương sai có bằng chứng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: doanh nghiệp ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản thì động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác Bên cạnh kết quả còn cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ điều chỉnh lợi nhuận giữa hai sàn chứng khoán là HOSE và HNX, các CTNY trên sàn GDCK HNX có mức độ điều chỉnh cao hơn so với các CTNY trên HOSE Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp này

Huỳnh Thị Vân (2012): “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công

ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Trong luận văn thạc sỹ này, tác giả tập trung chủ yếu vào năm đầu tiên các công ty niêm yết Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với số liệu trên BCTC trong giai đoạn 2008-2010 của các doanh nghiệp niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình DeAngelo (1986) và mô hình Friedlan (1994) Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra ba nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết gồm: năm đầu niêm yết, ưu đãi thuế và quy mô doanh nghiệp Khảo sát của tác giả cho thấy phần lớn các công ty niêm yết năm đầu tiên đều có hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận, đồng thời điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết có quan hệ cùng chiều với các ưu đã về thuế thu nhập doanh

Trang 24

nghiệp Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị để tăng tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC

1.2.2.1 Các yếu tố bên ngoài

Phan Đức Dũng (2014), qua nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC của doanh nghiệp Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với 280 mẫu là những người làm kế toán ở nhiều công ty cổ phần khác nhau, tác giả đã đề xuất và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp, trong đó nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể là: Chính sách Thuế Nhà nước Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế Nhà nước hợp lý được đánh giá là quan trọng nhất và có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin trên BCTC Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014), nghiên cứu: “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các CTNY ở Việt Nam”, cho thấy rằng các phần lớn các CTNY hiện nay khi lập BCTC đều lập theo mục tiêu thuế chứ không tuân thủ theo đúng quy định thuế hiện hành Vì vậy muốn nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC thì cần phải thực hiện tốt chính sách thuế với nhà nước

Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), nghiên cứu “Một số ý kiến về chất lượng BCTC của DNNVV ở Việt Nam” qua phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và đúc kết từ thực tiễn, nhóm tác giả đã xác định hai nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV là: Khung pháp lý về kế toán cho DNNVV; Đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin Nhóm tác giả đã cho rằng hiện nay khung pháp lý về kế toán cho DNNVV có nhiều hạn chế Các quy định trong luật kế toán chưa lưu ý đến đặc điểm riêng của doanh nghiệp này

Về chuẩn mực, việc tinh giảm bớt yêu cầu áp dụng bộ chuẩn mực kế toán chung chỉ

là giải pháp tạm thời Về chế độ kế toán đã được ban hành riêng cho DNNVV nhưng thực chất là cắt xén từ chế độ kế toán theo quyết định 15 và tính pháp lý của

Trang 25

văn bản này không cao Sự cộng hưởng từ các yếu tố này mang lại BCTC với chất lượng thông tin chưa thỏa mãn nhu cầu người sử dụng Bên cạnh đó nếu đa dạng hóa đối tượng sử dụng thông tin và đưa ra yêu cầu thông tin có chất lượng cao thì vấn đề chất lượng này sẽ được quan tâm và trở nên quan trọng

Võ Văn Nhị (2011), qua nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thông tin

và chất lượng công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu, từ việc phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp lý liên quan về kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp

ở Việt Nam như luật kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán cho thấy rằng, cần nâng cao chất lượng những nội dung này để tăng chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp

Trần Việt Hùng (2014), nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn để chuẩn mực kế toán Việt Nan (VAS) hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tê (IFRS), qua việc phân tích những lợi ích và ưu điểm của IFRS tác giả cũng có dẫn chứng các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới về chất lượng thông tin kế toán để đạt được một hệ thống kế toán chất lượng cao thì BCTC phải dựa trên các tiêu chuẩn IFRS, nó được xem như là ngôn ngữ chung tạo điều kiện trao đổi thông tin kế toán BCTC của những nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại, việc áp dụng IFRS giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán với mức độ tin cậy cao hơn, giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin giữa các bên có liên quan

1.2.2.2 Các yếu tố bên trong

Trần Phước và cộng sự (2014), nghiên cứu về cơ sở văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC doanh nghiệp tại Việt Nam Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm nhận diện và kiểm định các nhân tố thuộc

cơ sở văn hóa có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán bao gồm: Tính cộng đồng; Tính trọng tĩnh; Tính cẩn trọng; Sự tôn trọng thứ bậc thủ tiêu vai trò của cá nhân Qua phân tích EFA và hồi quy tuyến tính bội kết quả của nghiên cứu cho thấy

4 nhân tố tác động nhất định đến chất lượng thông tin trên BCTC, đó là: Tính cộng đồng; Tính cẩn trọng; Tự do thể hiện và tính trọng tĩnh

Trang 26

Hà Xuân Thạch và Nguyễn Trọng Nguyên (2014), nghiên cứu các nhân tố bên trong tác động đến chất lượng thông tin BCTC tại 195 CTNY tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất các nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC gồm: Tính độc lập của HĐQT; Chuyên môn thành viên độc lập của HĐQT; Số lượng cuộc họp HĐQT; Tính độc lập của BKS; Chuyên môn của thành viên BKS Qua phân tích hồi quy tuyến tính bội kết quả cho thấy rằng ngoại trừ nhân tố “Tính độc lập của BKS”, các nhân tố khác đều tác động đáng kể đến chất lượng thông tin BCTC

Võ Văn Nhị và Nguyễn Đình Hùng (2009) bài báo khoa học “Quản trị công ty

và sự minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết”, trong bài viết này các tác giả đã tóm tắt những nghiên cứu về sự tác động của quản trị công ty đến tính minh bạch của thông tin tài chính, từ đó tác giả đưa ra mô hình lý thuyết về mối tương quan giữa quản trị công ty và sự minh bạch thông tin tài chính Các tác giả đã cho thấy do việc quản trị công ty chưa được thực hiện đồng bộ giữa các doanh nghiệp dẫn đến thiếu minh bạch của thông tin tài chính

Cao Nguyễn Lệ Thư (2014), nghiên cứu: “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY ở sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất 11 nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC trong mô hình kiểm định của mình bao gồm: (1) Quy mô doanh nghiệp; (2) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; (3) Cấu trúc vốn của nhà nước; (4) Tác biệt chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; (5) Tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT; (6) Quy mô HĐQT; (7) Sự tồn tại của BKS; (8) Khả năng sinh lời; (9) Đòn bẩy tài chính; (10) Khả năng thanh toán hiện hành; (11)

Tỷ lệ tài sản cố định Kết quả kiểm định mô hình của nghiên cứu cho thấy chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY trên SGDCK TP.HCM bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Quy mô của doanh nghiệp, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành của doanh nghiệp, kết cấu vốn của nhà nước

Phan Minh Nguyệt (2014), nghiên cứu: “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các CTNY ở

Trang 27

Việt Nam” Trong bài nghiên cứu tác giả đã đề xuất 5 nhân tố bên trong được cho là

có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC đó là: Nhà quản trị công ty; Việc lập và trình bày BCTC; Trình độ nhân viên kế toán; Mục đích lập BCTC; Lợi ích và chi phí Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC là: Nhà quản trị công ty; Việc lập và trình bày BCTC; Chi phí và lợi ích khi lập BCTC

Các nhân tố bên trong cũng được tác giả Phan Đức Dũng (2014), qua nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC của doanh nghiệp Tác giả đã đề xuất và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp Trong đó các nhân tố bên trong bao gồm: Nhận thức của nhà quản trị; Công cụ hỗ trợ; Hệ thống chứng từ kế toán; Hệ thống tài khoản kế toán; Hình thức sổ sách kế toán; Hệ thống BCTC Qua phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy tuyến tính kết quả cuối cùng của nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin trên BCTC: Tính chi tiết của tài khoản; Hình thức sổ sách kế toán; Đối tượng sử dụng thông tin kế toán; Tính linh hoạt của tài khoản

Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), nghiên cứu “Một số ý kiến về chất lượng BCTC của DNNVV ở Việt Nam” qua phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và đúc kết từ thực tiễn bên cạnh xác định 2 nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC còn đưa ra các nhân tố bên trong như: Công tác tổ chức quản lý; Người làm công tác kế toán Nhóm tác giả nhận định rằng, cách thức tổ chức quản lý và triết lý quản trị của ban giám đốc các DNNVV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp này Thực trạng tại các DNNVV hiện nay cho thấy, những người làm công tác kế toán chỉ mang tính chất như là người ghi chép sổ sách chứ không phải là kế toán thực thu Bộ phận kế toán mới chỉ làm công việc tập hợp chứng từ ghi chép nghiệp vụ phát sinh chứ chưa thực hiện công việc kiểm tra kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua những thông tin kế toán cung cấp Cũng chính điều này đã làm cho việc phát hiện và điều chỉnh, sửa chữa, xử lý sai sót khó thực hiện được hoặc chậm trễ thiếu hiệu quả

Trang 28

Nguyễn Ánh Tuyết (2013), nghiên cứu: “Công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trên địa bàn tỉnh Bình Định”, nghiên cứu xác định các nhân tố như: Tổ chức công tác kế toán của DN; tổ chức bộ máy kế toán; bản chất và công việc của kế toán thuê ngoài; cung cấp thông tin của kế toán doanh nghiệp; mục tiêu của công tác kế toán DNNVV; quan điểm của nhà quản trị với công tác kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy mục tiêu mà DNNVV hiện nay là quan tâm đó là vấn đề về Thuế như tuân thủ quy định về kê khai cac loại thuế, tối thiểu hóa chi phí phải trả, còn mục tiêu cung cấp thông tin cho nhà quản trị cũng được quan tâm nhưng không nhiều, cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bên ngoài hầu như không được chú trọng Nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại việc phân tích công tác kế toán trong các DNNVV, nêu ra những tồn tại trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố của tổ chức công tác kế toán có thực sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC

1.3 Nhận xét tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn

vi điều chỉnh lợi nhuận hay việc công bố lại BCTC điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC Các công trình nghiên cứu trong nước chưa có nhiều nghiên cứu lượng hóa chất lượng thông tin trên BCTC dựa trên đặc tính chất lượng của FASB hay IASB mà chỉ có các công trình ứng dụng mô hình các nghiên cứu cụ thể trên thế giới để nghiên cứu tại Việt Nam, tuy nhiên các mô hình này được thực hiện ở các nước phát triển nên áp dụng tại Việt Nam vẫn còn nhiều câu

Trang 29

hỏi đặt ra Và chưa có nghiên cứu định lượng cụ thể nào về chất lượng thông tin trên BCTC tại các DNNVV ở Việt Nam

Về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có hai nhóm nhân tố chính đó

là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Đa số các nghiên cứu chỉ tập trung tại các CTNY hay các tổ chức DN lớn, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin BCTC chủ yếu là quản trị công ty, kiểm toán… , các nghiên cứu trong nước về BCTC tại DNNVV chỉ dừng lại phương pháp định tính từ kết quả thực tiễn các tác giả nêu ra các tồn tại và cần phải hoàn thiện Chưa có nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV

1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận văn

Từ những khe hỏng của các công trình mà tác giả đã trình bày ở trên nhằm xác định hướng nghiên cứu của luận văn:

Việc đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV ở TP

Hồ Chí Minh dựa trên thước đo phù hợp nào ? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV và mức độ ảnh hưởng ? Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC của các DNNVV tại TP

Hồ Chí Minh

Tóm tắt chương 1

Nội dung của chương này, luận văn trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của DN trên thế giới và ở Việt Nam

Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trong luận văn được trình bày theo hai phần lần lượt là ngoài nước và trong nước Chọn lọc các công trình đã công bố có liên quan đến những nội dung trong luận văn Qua đó, xác định khe hỏng nghiên cứu làm cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Trang 30

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết nền

2.1.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

G.A Akerlof (1970) lần đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng Theo ông, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác Điều này khiến cho bên có ít thông tin có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện các giao dịch

Lý thuyết thông tin bất cân xứng được vận dụng trong nhiều hoạt động như:

- Trong hoạt động kinh doanh: trước khi ký kết hợp đồng trong kinh doanh hay tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn

- Trong hoạt động mua bán thông thường người bán là người nắm rõ về sản phẩm của mình và vì vậy chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh chịu

Trên thị trường chứng khoán: Đối với phần lớn nhà đầu tư, sự quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận Trên thị trường chứng khoán nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá thấp và bán với giá cao hoặc hưởng lợi nhuận do cổ tức mang lại Nhà đầu tư thường có ít thông tin về doanh nghiệp hơn nhà quản lý nên có thể có những bất lợi hơn so với nhà quản lý Do đó, nếu nhà đầu tư không xác định chính xác lợi nhuận

kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư Theo Yang Jing (2008), trong thị trường chứng khoán, thông tin bất cân xứng biểu hiện theo ba yếu tố: thời gian, khối lượng thông tin và chất lượng thông tin

Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng với chất lượng thông tin trên BCTC

Độ tin cậy của các chỉ tiêu trên BCTC là quan tâm hàng đầu của người sử dụng BCTC ví dụ: Lợi nhuận là một trong những thông tin quan trọng của hầu hết

Trang 31

các doanh nghiệp bởi vì mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận Thông tin lợi nhuận cũng là cơ sở cho những quyết định quan trọng cho

cả nhà quản lý và nhà đầu tư như đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai, khả năng phát triển Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu Do đó, nhiều khả năng nhà quản lý hay người lập thông tin sẽ tác động để điều chỉnh chỉ tiêu này

Mối quan hệ giữa tình trạng thông tin bất cân xứng và hành vi quản trị lợi nhuận đã được nhiều nghiên cứu khẳng định như: Dye (1988) cho rằng sự tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông là điều kiện cho hành

vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý bóp méo TTKT trên BCTC Schipper (1989) cũng đưa ra một kết luận tương tự như vậy Trong khi đó, Richardson (1998) thì cho rằng tình trạng thông tin bất cân xứng càng tăng lên thì hành vi quản trị lợi nhuận càng cao dẫn đến chất lượng TTKT càng giảm Do đó, trong điều kiện thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và các cổ đông, người làm thông tin và người sử dụng thông tin, trong đó các cổ đông hay người sử dụng bên ngoài luôn ở tình trạng thiếu thông tin hơn đây là điều kiện để nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận

2.1.2 Lý thuyết ủy quyền

Theo Jensen và Meckling (1976) đưa ra mối quan hệ ủy quyền được xem như

là một hợp đồng giữa hai bên gồm: một hay nhiều cá nhân (bên ủy quyền – Principal(s)) cam kết với một bên là cá nhân khác (bên đại diện – Agents) để thay mặt bên ủy quyền thực hiện một số công việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện

Trong mô hình công ty cổ phần, bên ủy quyền chính là chủ sở hữu của công ty tức là các cổ đông Bên đại diện là nhà quản lý công ty Các cổ đông thuê các nhà quản lý công ty để họ thay mặt các cổ đông thực hiện việc đề ra các quyết định kinh

tế nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân

họ hơn là lợi ích của các cổ đông Cùng với quá trình hoạt động, nhà quản lý thường

Trang 32

có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976)

Nhà quản lý thường có kiến thức chuyên môn hơn các cổ đông vì họ có chuyên môn về quản lý và thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty Kiến thức của nhà quản lý càng cao họ càng có hành vi ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông một khi các hoạt động giám sát không hữu hiệu (Miller and Sardais, 2011) Do đó, cần phải thiết lập hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ các

cổ đông trong việc giảm thiểu xung đột lợi ích giữa hai bên, qua đó đòi hỏi nhà quản lý phải cung cấp BCTC đảm bảo chất lượng

Mối quan hệ giữa lý thuyết ủy quyền với chất lượng thông tin trên BCTC

Từ lý thuyết ủy quyền, ta thấy có hai giả thuyết: sự xung đột về mục tiêu giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, Nhà quản lý có thông tin nhiều hơn chủ sở hữu Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý Hành vi của nhà quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của họ trong vốn của công

ty Tỷ lệ trong vốn chủ sở hữu có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhà quản lý có thể hành động không vì lợi ích của các cổ đông Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối

đa lợi ích của họ, cũng có nghĩa là tối đa hóa lợi ích của công ty Tuy nhiên, khi phần vốn của họ có tỷ lệ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong kết quả của công ty sẽ càng giảm dần và họ sẽ có xu hướng muốn nhận được khoản thù lao lớn hơn Trong khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa lợi ích của mình và họ

có những mục tiêu khác nhau để đạt được điều này Trong đó, việc xử lý thông tin

kế toán của nhà quản lý sẽ giúp họ có được những khoản lợi ích tùy theo mục tiêu của họ

Trang 33

2.2 Chất lượng thông tin kế toán

2.2.1 Chất lượng

Về chất lượng có rất nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, ISO 9000:2005, đã đưa ra định

nghĩa “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn

có”

Chất lượng có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng Nếu như một

dịch vụ hay sản phẩm nào đó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng, cho dù trình độ tạo ra sản phẩm đó có thể hiện đại Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm của người tiêu dùng

- Chất lượng là sự phù hợp với các nhu cầu khác nhau Khi đánh giá

chất lượng của một đối tượng, ta cần xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn

- Chất lượng được tiêu chuẩn hóa cụ thể Một số chất lượng của các đối

tượng được quy định cụ thể, rõ ràng

Theo Juran, chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu Theo Crosby, chất lượng là

sự phù hợp với các yêu cầu

Như vậy, chất lượng của một đối tượng nào đó được xác định thông qua việc đối tượng đó có thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng, các đặc tính của nó phù hợp với nhu cầu cụ thể và chất lượng phải được tiêu chuẩn hóa rõ ràng

2.2.2 Chất lượng thông tin

Theo Wikipedia (en.wikipedia.org): Chất lượng thông tin là thuật ngữ mô tả

chất lượng của các thành phần trong hệ thống thông tin, sự phù hợp với yêu cầu của người sử dụng thông tin Chất lượng thông tin thường được hiểu là thước đo về

giá trị thông tin cung cấp cho người sửdụng

Wang (1996), chất lượng thông tin được khẳng định các mặt cơ bản là: Tính nội tại của chất lượng thông tin gồm: Tính chính xác, tính khách quan, độ tin cậy và

Trang 34

uy tín cung cấp thông tin; Chất lượng thông tin trong tình huống cụ thể gồm: Sự phù hợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ; Tính đại diện của chất lượng thông tin gồm: Sự dễ hiểu, biểu mẫu quy định, tính phổ thông, có thể so sánh được; Khả năng tiếp cận thông tin gồm: Khả năng tiếp cận thông tin, tính bảo mật thông tin

Nguyễn Tố Tâm (2013), chất lượng thông tin đảm bảo các đặc trưng của chất lượng là: thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và được tiêu chuẩn hóa Các tiêu chuẩn hóa của chất lượng thông tin thường giúp đáp ứng các nhu cầu khác nhau, như độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời, sự phù hợp, tính dễ hiểu, có thể

so sánh của thông tin Trong đó, độ tin cậy được coi là tiêu chuẩn quan trọng của chất lượng thông tin Bên cạnh đó căn cứ vào đặc trưng của thông tin,chất lượng thông tin phải được lượng hóa phù hợp với đặc tính của thông tin và kiểm soát thông tin để đảm bảo chất lượng thông tin từ nơi phát thông tin tới nơi nhận thông tin

Như vậy, chất lượng thông tin đảm bảo các đặc trưng cơ bản của chất lượng

mà tác giả Nguyễn Tố Tâm đã trình bày là: thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và được tiêu chuẩn hóa Như độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời,

sự phù hợp, tính dễ hiểu, có thể so sánh của thông tin Căn cứ vào đặc trưng của thông tin,chất lượng thông tin phải được lượng hóa phù hợp với đặc tính của thông tin và kiểm soát thông tin để đảm bảo chất lượng thông tin từ nơi phát thông tin tới nơi nhận thông tin

2.2.3 Chất lượng thông tin kế toán

2.2.3.1 Chất lượng thông tin kế toán theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế

Theo IASB (2010) thì thông tin trên BCTC phải đảm bảo hữu ích cho người

sử dụng Để đạt được điều này, thông tin trên BCTC cần phải thỏa mãn các đặc tính chất lượng, bao gồm hai đặc tính chất lượng cơ bản và bốn đặc tính chất lượng bổ sung Các đặc tính chất lượng cơ bản gồm: thích hợp và trình bày trung thực Các đặc tính chất lượng bổ sung gốm: có thể so sánh được, có thể kiểm chứng, kịp thời

Trang 35

và có thể hiểu được Những đặc tính này giúp tăng cường tính hữu ích của những thông tin đã được xác định là thích hợp và trình bày trung thực

 Các đặc tính chất lượng cơ bản:

 Thích hợp

Thông tin tài chính thích hợp có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng Thông tin có thể làm thay đổi một quyết định, kể cả khi một số người sử dụng chọn cách không tận dụng đến nó hoặc đã biết thông tin đó thông qua nguồn khác Thông tin có thể làm thay đổi quyết định nếu nó có giá trị dự đoán, giá trị khẳng định hoặc là cả hai

 Trình bày trung thực

BCTC trình bày những hiện tượng kinh tế bằng các từ ngữ và số liệu để đạt được tính hữu ích hay chất lượng, thông tin tài chính không chỉ thể hiện những hiện tượng có tính thích hợp mà nó còn phải thể hiện một cách trung thực các hiện tượng

mà nó có ý định thể hiện Để thông tin trình bày trung thực, thông tin cần phải có được ba đặc tính sau: đầy đủ, trung lập và không sai sót Trên thực tế, việc thể hiện thông tin một cách hoàn toàn trung thực rất khó có thể đạt được Mục tiêu của IASB

là tối đa hóa những đặc tính chất lượng này đến mức có thể

 Các đặc tính chất lượng bổ sung:

Các đặc tính chất lượng bổ sung của BCTC như có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được, giúp tăng cường tính hữu ích của những thông tin đã được xác định là thích hợp và trình bày trung thực

 Có thể so sánh

Thông tin BCTC sẽ hữu ích cho người sử dụng nếu thông tin đó có thể so sánh với so với chính thông tin của tổ chức đó trong khoảng thời gian khác nhau hoặc so sánh thông tin của tổ chức này với các tổ chức khác trong cùng thời kỳ Tính có thể

so sánh giúp người đọc thông tin có thể xác định được và hiểu được những điểm giống và khác giữa các khoản mục Để thông tin có thể so sánh được, nhưng thông tin giống nhau phải được trình bày giống nhau và những thông tin khác nhau thì phải được trình bày khác nhau Việc trình bày các thông tin khác nhau một cách

Trang 36

giống nhau không làm tăng tính có thể so sánh được của thông tin Ở một mức độ nào đó, tính có thể so sánh được cũng có thể đạt được khi các chỉ tiêu chất lượng cơ bản được thỏa mãn

 Có thể kiểm chứng được

Tính có thể kiểm chứng bảo đảm cho người sử dụng rằng thông tin thể hiện một cách trung thực hiện tượng kinh tế mà nó trình bày Có thể kiểm chứng được có nghĩa là những người quan sát độc lập và có kiến thức khác nhau vẫn đạt được sự thống nhất là thông tin được trình bày trung thực, mặc dù ý kiến không nhất thiết phải giống nhau một cách tuyệt đối Các thông tin định lượng không nhất thiết chỉ

có một giá trị mới có thể kiểm chứng được Các khoảng giá trị và các khả năng có liên quan cũng có thể kiểm chứng được

 Kịp thời

Kịp thời có nghĩa là thông tin cần phải đến với người sử dụng thông tin một cách kịp thời điểm và phải là thông tin được cập nhật mới nhất so với hiện tại Nhìn chung, thông tin càng cũ nó càng thiếu tính hữu ích Tuy nhiên, một số thông tin có thể tiếp tục có tính kịp thời trong thời gian dài sau khi niên độ kế toán kết thúc, bởi

vì một số người sử dụng cần xác định và đánh giá xu hướng

 Có thể hiểu được

BCTC được lập dành cho những người có kiện thức trung bình về hoạt động kinh doanh và kinh tế Đôi khi, người sử dụng thông tin cho dù có kiên thức và cẩn trọng thì vẫn có thể cần đến hỗ trợ từ nhà tư vấn chuyên nghiệp đối với những thông tin về các hiện tượng kinh tế phức tạp Bởi vì, có một số hiện tượng kinh tế bản thân

nó phức tạp và không thể hiểu được một cách dễ dàng nhưng không thể loại bỏ các thông tin này vì nó sẽ làm BCTC không còn hoàn chỉnh và có thể sẽ gây ra hiểu nhầm

Theo IASB, các đặc tính chất lượng bổ sung nên được tối đa hóa đến mức có thể Tuy nhiên, việc này sẽ không làm cho thông tin trở nên hữu ích nếu như nó đáp

ứng hai đặc tính chất lượng cơ bản

Trang 37

2.2.3.2 Chất lượng thông tin kế toán theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực

kế toán tài chính Hoa Kỳ

Theo quan điểm của FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính được chia làm 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; và (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được FASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí – hiệu quả; trọng yếu và thận trọng

Thích hợp

Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định (người sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình Nó phải bao gồm:

- Có giá trị dự đoán hay đánh giá Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các

dự đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trước đó

và do đó có thể thay đổi quyết định của mình

- Kịp thời Kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin Kịp thời được hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người quyết định trước khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định

Đáng tin cậy

Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng

- Trình bày trung thực Việc đánh giá để tạo thông tin và việc diễn đạt thông

tin kế toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày

- Có thể kiểm chứng Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài chính phù hợp với với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày hoặc phương pháp đánh giá tạo thông tin không có sai sót hoặc thiên lệch

- Trung lập hay khách quan Yêu cầu thông tin phải khách quan, không được thiên lệch để tạo ra một kết quả đã định trước hay chịu ảnh hưởng của một tác động

cá biệt nào đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tin để tác động lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó

Trang 38

Khả năng so sánh được và nhất quán

- So sánh được: So sánh được là yêu cầu thông tin giúp người sử dụng có thể

nhận thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế Các hiện tượng giống nhau phải được phản ánh giống nhau; các hiện tượng khác nhau phải được phản ánh khác nhau

- Nhất quán: Nhất quán đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua

việc không thay đổi thủ tục và chính sách kế toán Khi cần áp dụng phương pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh được thì thông tin cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp

Các đặc điểm chất lượng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ FASB đưa ra các hạn chế liên quan tới chất lượng thông tin, bao gồm:

Quan hệ chi phí – lợi ích Lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin cần được

xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó Quan hệ lợi ích và chi phí là giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thông tin

Trọng yếu Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai

thông tin mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởng tới việc xét đoán làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó

Thận trọng Là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ ràng để đảm

bảo các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét mợt cách đầy

đủ

2.2.3.3 Theo chuẩn mực kế toán số 01 Việt Nam (VAS 01)

Một, trình bày trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép

và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hai, khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo

cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

Ba, đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế

toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót

Trang 39

Bốn, đúng kỳ: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo

kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ

Năm, dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ

ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin

về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh

Sáu, có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong

một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch

Như vậy, nhìn chung tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán của các quy định trên thế giới, cụ thể là FASB và IASB có sự tương đồng về thông tin kế toán được trình

bày qua BCTC bao gồm: Sự phù hợp, trình bày trung thực (tin cậy) (hai tiêu chuẩn

cơ bản) và các tiêu chuẩn bổ sung làm gia tăng chất lượng thông tin kế toán là dễ

hiểu, so sánh được, xác nhận và đúng kỳ Đối với quy định tại Việt Nam theo VAS

01 chỉ dừng lại ở yêu cầu cơ bản của kế toán chưa đưa ra quy định cụ thể về chuẩn hóa thông tin kế toán Vì vậy để hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực

kế toán tại Việt Nam cần quy định rõ về tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán trình bày qua BCTC gồm hai tiêu chuẩn cơ bản: Sự phù hợp; Tính trung thực và các tiêu chuẩn bổ sung như: Dễ hiểu; So sánh được; Xác nhận và đúng kỳ

2.2.3.4 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Trong và ngoài nước mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC, nhưng chưa có được khái niệm chung về chất lượng Theo quan điểm của Ferdy van Beest và cộng sự (2009), đánh giá rằng nghiên cứu chất lượng TTKT dựa vào các khoản mục cụ thể trên BCTC thường niên bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính, song nó không lượng hóa toàn diện chất lượng BCTC, phương pháp được coi là lượng hóa toàn diện chất lượng thông tin KTTC thông qua các BCTC là

Trang 40

phương pháp lượng hóa các tiêu chuẩn của thông tin KTTC được trình bày trên BCTC Đánh giá toàn diện về chất lượng BCTC là quan trọng vì nó thể hiện chất lượng của việc ra quyết định kinh tế của người sử dụng và nâng cao hiệu quả thị trường, giảm chi phí cho công ty Nghiên cứu này dựa vào các đặc tính chất lượng TTKT theo yêu cầu của FASB và IASB và các ưu nhược điểm của nghiên cứu trước

để xây dựng mô hình đánh giá chất lượng BCTC gồm 5 tiêu chuẩn đó là: (1)Tính

thích hợp, (2) trung thực, (3) dễ hiểu, (4) có thể so sánh được, (5) kịp thời

Bên cạnh đó, theo quan điểm Nelson và cộng sự (2005), đã xác định các đặc điểm của hệ thống và chất lượng thông tin, bốn đặc tính của chất lượng thông tin là: tính chính xác, đầy đủ, thích hợp và có thể hiểu được Bằng một nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác giả tiến hành khảo sát 465 người sử dụng kho dữ liệu Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tính chính xác là đặc trưng chất lượng thông tin quan trọng

nhất, kế đến là tính đầy đủ

Theo quan điểm của Võ Văn Nhị (2013), cho rằng để đánh giá chất lượng BCTC sẽ xem xét cụ thể dựa trên từng yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 21 (VAS21) bao gồm: Tính trung thực, hợp lý; tính thích hợp; tính đáng tin cậy và tính

dễ hiểu Ngoài ra trong nghiên cứu luận án của Nguyễn Tố Tâm (2013), để xây dựng thang đo cho các tiêu chuẩn thông tin BCTC, từ việc tổng hợp các nghiên cứu trước Đã đề xuất sáu tiêu chuẩn, trong đó hai tiêu chuẩn sự phù hợp và trình bày trung thực là quan trọng hơn và quyết định nội dung thông tin BCTC Bốn tiêu chuẩn bổ sung còn lại là: Dễ hiểu, so sánh được, xác nhận và đúng kỳ có thể cung cấp thông tin hữu ích cũng hai tiêu chuẩn trên

Như vậy việc lượng hóa thông tin BCTC theo quan điểm của các nhà nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng là dựa trên quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB và FASB, và tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận về tiêu chuẩn chất lượng khác nhau Mục đích cuối cùng để xây dựng đặc tính chất lượng nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng thông tin BCTC Từ cơ sở lý thuyết và các quan điểm của các nhà nghiên cứu, và kết quả từ nghiên cứu sơ bộ trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá chất lượng

Ngày đăng: 13/03/2017, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung 2. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 21: Trình bày BCTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung" 2. Bộ Tài Chính, 2002
3. Cao Nguyễn Lệ Thƣ, 2014. Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY ở sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các CTNY ở sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
4. Đinh Phi Hổ, 2014. Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ. Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
5. Hà Xuân Thạch, 2014. Các nhân tố bên trong tác động đến chất lượng thông tin BCTC. Kỷ yếu hội thảo Khoa học, ĐHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố bên trong tác động đến chất lượng thông tin BCTC
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
7. Huỳnh Thị Vân, 2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8. Lê Trường Vinh, 2008. Xây dựng mô hình định lượng và kiểm định thang đo tính minh bạch thông tin CTNY tại sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh Tế. TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình định lượng và kiểm định thang đo tính minh bạch thông tin CTNY tại sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Anh Hiền, Võ Thị Thùy Vân, Phạm Thanh Trung , 2015. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Đề tài NCKH cấp trường, trường Đại học Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam
10. Nguyễn Ánh Tuyết, 2013. Công tác kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định
12. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam
13. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
14. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích trong BCTC DN Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tính hữu ích trong BCTC DN Việt Nam hiện nay
15. Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2007. Tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam
16. Nguyễn Tố Tâm, Bùi Thị Thuỷ, 2013. Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (Tháng 3/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
17. Phan Đức Dũng, 2014. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC của DN. Kỷ yếu hội thảo khoa học, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC của DN
18. Phan Minh Nguyệt, 2014. Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các CTNY ở Việt Nam . Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các CTNY ở Việt Nam
19. Trần Đình Khôi Nguyên, 2010. Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV. Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 5 (40).2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV
20. Trần Phước, 2014. Cơ sở văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC DN Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC DN Việt Nam
21. Trần Việt Hùng, 2014. Những thuận lợi, khó khăn để chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Kỷ yếu hội thảo khoa học, trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thuận lợi, khó khăn để chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)
22. Võ Thị Ánh Hồng, 2008. Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của TTKT đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của TTKT đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w