Và gần đây trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại gồm các yếu tố nội bộ như quy mô của ngân hàng, rủi ro tín
Trang 1HUỲNH THỊ ĐIỂM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 2HUỲNH THỊ ĐIỂM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG ĐỨC
TP Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS TS Hoàng Đức Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội Đồng cũng như kết quả luận văn của mình
TP Hồ Chính Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2015
Tác giả
Huỳnh Thị Điểm
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu của luận văn 3
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 4
Giới thiệu chương 2 4
2.1 Tỷ suất sinh lợi ngân hàng và các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng 4
2.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi ngân hàng 4
2.1.2 Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng 5
2.1.2 1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE – Return on Equity Average) 5
2.1.2 2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA – Return on Asset Average) 6 2.1.2 3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM – Net Interest Margin) 7
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng 7
2.2 1 Các yếu tố nội bộ của ngân hàng 8
2.2.1 1 Yếu tố nguồn vốn 8
2.2.1 2 Hiệu quả trong quản lý chi phí 9
2.2.1 3 Chất lượng tín dụng 9
2.2.1 4 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm 10
2.2.1 5 Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường 11
2.2.1 6 Quy mô ngân hàng 11
Trang 52.2.1 7 Thu nhập từ lãi 12
2.2.1 8 Chi phí trả lãi tiền gửi 12
2.2.1 9 Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu 12
2.2 2 Các yếu tố vĩ mô 13
2.2.2 1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm 13
2.2.2 2 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 13
2.3 Các nghiên cứu trước đây 14
2.3 1 Các nghiên cứu trên thế giới 14
2.3 2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 19
2.4 Đóng góp mới của đề tài 19
Kết luận chương 2 20
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 21
Giới thiệu chương 3 21
3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 21
3.1.1 Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn 24
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam 28
3.2 Phân tích thực trạng tỷ suất sinh lợi của 28 Ngân hàng TMCP Việt Nam 2008-2014 31
3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam 2008-2014 33
3.3.1 Các yếu tố nội bộ ngân hàng 33
3.3.1.1 Yếu tố nguồn vốn 33
3.3.1.2 Hiệu quả trong quản lý chi phí 34
3.3.1.3 Chất lượng tín dụng 35
3.3.1.4 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm 36
3.3.1.5 Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường 37
3.3.1.6 Quy mô ngân hàng 38
3.3.1.7 Thu nhập từ lãi 38
3.3.1.8 Chi phí trả lãi tiền gửi 39
3.3.1.9 Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu 39
3.3.2 Các yếu tố vĩ mô 40
3.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm 40
Trang 63.3.2.2 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 40
Kết luận chương 3 41
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
Giới thiệu chương 4 42
4.1 Mô hình nghiên cứu 42
4.1.1 Xác định các biến nghiên cứu 42
4.1.2 Mô hình nghiên cứu 47
4.1.3 Giả thiết nghiên cứu 49
4.2 Phương pháp nghiên cứu 50
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả 50
4.2.2 Phân tích tương quan 50
4.2.3 Phân tích hồi quy 50
4.2.4 Kiểm định mô hình 51
4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu 52
4.3.1 Dữ liệu quan sát 52
4.3.2 Nguyên tắc chọn dữ liệu 52
4.3.3 Dữ liệu thu thập 52
4.4 Kết quả nghiên cứu 53
4.4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 53
4.4.2 Phân tích tương quan 56
4.4.3 Kiểm định khuyết tật của mô hình 58
4.4.3.1 Kiểm tra tính nội sinh của các biến trong mô hình 58
4.4.3.2 Kiểm định Hansen và Arellano - Bond 59
4.4.4 Kiểm định giả thiết nghiên cứu 60
4.4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 62
Kết luận chương 4 66
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 67
5.1 Các kết quả chính của đề tài nghiên cứu 67
5.2 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTMCP Việt Nam 68
5.3 Giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam 69
5.3.1 Các giải pháp do bản thân các NHTMCP tổ chức thực hiện 69
5.3.1.1 Tăng nguồn vốn chủ sở hữu 69
Trang 75.3.1.2 Nâng cao quản lý chi phí hoạt động 72
5.3.1.3 Giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng 74
5.3.1.4 Duy trì tăng trưởng tiền gửi ở mức hợp lý 76
5.3.1.5 Cải thiện thu nhập lãi thuần 77
5.3.1.6 Nâng cao năng lực tiềm lực của các NHTMCP Việt Nam 77
5.3.2 Các giải pháp hỗ trợ từ Chính Phủ và từ Ngân hàng Nhà Nước 78
5.3.2.1 Đối với Chính phủ 78
5.3.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 79
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 80
5.4.1 Hạn chế của đề tài 80
5.4.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 80
Kết luận chương 5 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
hàng
trường
Trang 9RATE : Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm và 2 năm
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3 1 Quy mô tổng tài sản của 28 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2014 ( Đơn vị: triệu đồng) 24Bảng 3 2 Quy mô vốn chủ sở hữu của 28 NHTMCP Việt Nam 2008-2014 (Đơn vị: triệu đồng) 26Bảng 3 3 Tình hình huy động vốn bình quân và cho vay bình quân của 28
NHTMCP Việt Nam 2008-2014 (đơn vị: tỷ đồng) 29Bảng 3 4 Mô tả giá trị ROA, ROE, NIM bình quân giai đoạn 2008-2014 của 28 NHTMCP Việt Nam (đơn vị:%) 31Bảng 3 5 Tỷ lệ EA (vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản) bình quân của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 34Bảng 3 6 Tỷ lệ COSR bình quân (chi phí/tổng thu nhập) của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 34Bảng 3 7 Tỷ lệ LLR bình quân (dự phòng rủi ro tín dụng/tổng nợ) của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 35
Bảng 3 8 Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi bình quân của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 36Bảng 3 9 Chênh lệch tăng trưởng tín dụng bình quân của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam so với tăng trưởng tín dụng thị trường giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 37Bảng 3 10 Tỷ lệ bình quân (thu nhập lãi thuần/thổng thu nhập) của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 38Bảng 3 11 Tỷ lệ bình quân (lãi tiền gửi phải trả/ tổng tiền gửi) của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) 39
Bảng 4 1 Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam 42Bảng 4 2 Mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc qua các nghiên cứu thực nghiệm và kỳ vọng về dấu của tác giả 45
Trang 11Bảng 4 3 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 53 Bảng 4 4 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập 57 Bảng 4 5 Kiểm định Hansen và Arellano - Bond 59
Trang 1231/12/2014 28Biểu đồ 3 5 Tăng trưởng cho vay bình quân của các NHTMCP Việt Nam 2008-
2014 30Biểu đồ 3 6 Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam từ 2008-2014 40Biểu đồ 3 7 Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 5 năm
và 2 năm giai đoạn 2008 – 2014 41
Trang 13Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong mọi nền kinh tế, Ngân hàng luôn được xem là khu vực then chốt, có vai trò
vô cùng quan trọng, là mạch sống của nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng Vì vậy mà khu vực này luôn được nhà nước và chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ Từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nổ ra và cho tới nay, hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn,
tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng cũng suy giảm đáng kể, và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ Tỷ suất sinh lợi bị ảnh hưởng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư các nhà quản lý tìm hiểu yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp
Và gần đây trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại gồm các yếu tố nội bộ (như quy mô của ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, quản lý chi phí,…) và các yếu tố vĩ
mô như tăng trưởng kinh tế, lãi suất, Vậy liệu các yếu tố này có thực sự ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không ?
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Cụ thể thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng, dựa trên những tác động của các yếu tố này để tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các NHTMCP Việt Nam
Trang 141.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
các NHTMCP Việt Nam bao gồm:
+ Các yếu tố nội bộ: Yếu tố nguồn vốn, hiệu quả quản lý chi phí, chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng NH/ tăng trưởng tín dụng thị trường, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi tiền gửi, độ tuổi của ngân hàng, hình thức sỡ hữu
+ Các yếu tố vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng GDP thực, cấu trúc kỳ hạn lãi suất
cụ thể:
Đối với nhóm NHTMCP nhà nước tác giả thu thập được dữ liệu của 4 ngân hàng là BIDV, CTG, VCB và MHB (MHB sáp nhập với BIDV vào tháng 5/
2015 nên vẫn lấy dữ liệu từ 2008 – 2014
Nhóm NHTMCP tác giả thu thập được dữ liệu của 24 ngân hàng với đầy đủ
dữ liệu từ năm 2008 – 2014, một số ngân hàng như: Bảo Việt bank, PVcombank, GPbank, Vietbank, Bắc Á bank, Southern bank và Tiên Phong bank có dữ liệu bị gián đoạn thì tác giả loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả sử dụng phương pháp GMM để hồi quy Bên cạnh đó phân tích thống kê mô tả để biết dữ liệu phân tích như thế nào, phân tích tương quan được
sử dụng để xem xét các biến có quan hệ với nhau ra sao Sau khi hồi quy kết quả,
để đảm bảo kết quả hồi quy phù hợp thì tác giả đi kiểm định mô hình với kiểm định Hansen test và Arellano – bond test
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Những giải pháp nào sẽ gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các NHTMCP Việt Nam? Cụ thể : Những giải pháp nào được đưa ra dựa vào sự tác động của các yếu tố nội bộ lên tỷ suất sinh lợi các NHTMCP Việt Nam? Những giải pháp nào được đưa ra dựa vào sự tác động của các yếu tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi các NHTMCP Việt Nam?
Trang 151.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các MHTMCP tại Việt Nam Đồng thời bài nghiên cứu cũng đi kiểm nghiệm lại kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây cũng như mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu trong tương lai
Bằng những kiến thức đã được tiếp thu trên ghế nhà trường tác giả đã vận dụng vào luận văn đi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, phân tích thực trạng các chỉ tiêu nguồn vốn, hiệu quả quản lý chi phí, chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng NH so với tăng trưởng tín dụng thị trường, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi tiền gửi, độ tuổi của ngân hàng, hình thức sở hữu qua các năm và kiểm định các yếu
tố này từ đó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ nhận thấy sự tác động các yếu tố nội bộ và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng để có sự điều chỉnh phù hợp các quyết định của mình
Mặt khác đề tài cũng cung cấp các thông tin bổ ích về hoạt động tài chính ngân hàng để khách hàng lựa chọn mục tiêu giao dịch tốt nhất
Đề tài cũng đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam cho các nghiên cứu sau này
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 3: Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị các giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Trang 16Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Giới thiệu chương 2
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các
cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội Ngân hàng thương mại hoạt động với mục đích thu lợi nhuận, chính vì vậy các ngân hàng thương luôn tìm các giải pháp để ngân hàng hoạt động hiệu quả nhằm gia tăng nguồn lợi nhuận từ đó làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Trong chương 2 này tác giả sẽ đi vào tìm hiểu khung lý thuyết về tỷ suất sinh lợi ngân hàng, thông qua tổng quan các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài và trong nước về yếu tố ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi ngân hàng để đưa ra lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam
2.1 Tỷ suất sinh lợi ngân hàng và các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng
2.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi ngân hàng
Theo nhà kinh tế Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (1999, trang 83-103) đã từng nói về khả năng sinh lợi: “Một hệ thống ngân hàng phát triền bền vững được dựa trên khả năng sinh lợi và nguồn vốn dồi dào Khả năng sinh lợi là một chỉ số thể hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng và thể hiện hiệu quả trong quản lý của ngân hàng Khả năng sinh lợi cho phép ngân hàng duy trì một mức độ rủi ro nhất định và cung cấp một tấm chắn chống lại các rủi ro phát sinh trong ngắn hạn Khả năng sinh lợi, thể hiện con số qua lợi nhuận giữ lại thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn Lợi nhuận giữ lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động ròng của các chính sách và hoạt động ngân hàng trong năm tài chính Sự ổn định và tăng trưởng của lợi nhuận
Trang 17giữ lại là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và tương lai.”
“Khả năng sinh lợi (cụ thể là tỷ suất sinh lợi) được đo lường thông qua các chỉ số tài chính như: thu nhập lãi ròng/ tổng tài sản, , thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản, chi phí lãi/ tổng tài sản, lợi nhuần ròng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu ( ROE),…” (Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic , 1999, trang 99) Tuy nhiên các chỉ số đại diện cho tỷ suất sinh lợi đo lường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng chủ yếu là ROA, ROE
2.1.2 Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng
Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bao gồm:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA),
tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Ngoài ra còn có các biến khác như: tỷ lệ thu nhập lãi ngoài biên (NNIM), tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân, tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ lệ sinh lợi hoạt động, tỷ lệ hiệu quả
sử dụng tài sản,…
2.1.2 1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE – Return on Equity Average)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) là tỷ số quan trọng đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông ngân hàng ROE cho biết lợi nhuận ròng được tạo ra từ vốn đầu tư của các cổ đông ngân hàng là như thế nào
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛Vốn chủ sở hữu cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng Khi vốn chủ
sở hữu thấp hoặc lợi nhuận ròng cao thì ROE sẽ cao Tỷ lệ ROE càng cao cho thấy ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình
Trang 18ROE có thể được phân tích thành hai thành tố là sức sinh lời trên tổng tài sản và hệ
EM: Số nhân
Số nhân phản ánh tổng tài sản sẵn có trên một đồng vốn được đầu tư bởi chủ sở hữu
1
1− 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Số nhân của các ngân hàng thường cao vì hoạt động của ngân hàng chủ yếu được tài trợ từ các khoản phải trả là tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
2.1.2 2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA – Return on Asset
Average)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả quản lý của ngân hàng ROA cho thấy khả năng lãnh đạo ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng Hay nói cách khác, ROA thể hiện khả năng sinh lợi trên một đồng tài sản
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛ROA có thể được phân tích thành hai thành tố là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản
𝐷𝑂𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑥 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Trang 19Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập - doanh thu và
đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng trên mức độ doanh thu đạt được
Hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản, đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản tạo ra doanh thu
Khi ROA cao cho thấy ngân hàng đã thiết lập một doanh mục tài sản một cách hợp
lý để đạt kết quả kinh doanh cao Ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của việc phân bố danh mục tài sản chưa hợp lý như chính sách đầu tư chưa đúng, cấp tín dụng không hiệu quả, hay thu nhập lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán thua lỗ,… dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận ròng / doanh thu thấp dẫn đến ROA thấp Ngoài ra ROA thấp còn do hiệu suất sử dụng tài sản thấp
2.1.2 3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM – Net Interest Margin)
Thu nhập lãi cận biên được đo lường bằng cách lấy thu nhập ròng từ lãi trừ đi chi phí trả lãi rồi chia cho tổng tài sản
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛Chỉ tiêu NIM cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tư bởi nguồn huy động vốn từ tiền gửi, đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có được từ tài sản như: cho vay, thấu chi, tài trợ thương mại, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính và các hoạt động cấp tín dụng khác Chi phí trả lãi bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi của khách hàng, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí huy động vốn khác.Ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp và cấp tín dụng với lãi suất cao hơn
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Cũng giống như các doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng nguồn vốn, quy mô tài tài, quản trị chi phí, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc trưng của ngành như chất lượng tín dụng, tăng
Trang 20trưởng tiền gửi, tăng trưởng tín dụng,…Nhiều nghiên cứu trước đây đã phân loại các yếu tố mà ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên thành 2 nhóm là các yếu tố nội bộ
và các yếu tố vĩ mô Yếu tố nội bộ là các yếu tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng Yếu tố vĩ mô là các yếu tố không liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng.Trong bài nghiên cứu của mình tác giả cũng chia các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thành 2 nhóm: các yếu tố nội bộ và các yếu tố vĩ mô
2.2 1 Các yếu tố nội bộ của ngân hàng
an toàn hơn, ít rủi ro hơn sẽ có thể chống chọi với các khó khăn khi thiếu vốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay từ bên ngoài Chính vì vậy đã xuất hiện quan điểm cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao hơn sẽ giúp ngân hàng an toàn hơn, tăng mức độ tín nhiệm xếp hạng tín dụng, giảm chi phí sử dụng vốn bên ngoài; điều này có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (Bourke ,1989; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Abreu and Mendes, 2002; Goddard và cộng sự, 2004, Naceur và Goaied, 2001, 2008; Pasiouras và Kosmidou, 2007 và García-Herrero và cộng sự , 2009)
Trang 21Tuy nhiên theo giả thuyết rủi ro và tỷ suất sinh lợi thì ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng thấp, ngân hàng càng sử dụng đòn bẩy tài chính thì tỷ suất sinh lợi ngân hàng càng cao
Theo Hiệp ước Basel được thiết lập về quản trị an toàn vốn thì Basel có quy định về vốn tự có của các ngân hàng của các quốc gia tham gia thỏa ước.Ủy ban Basel II quy định về an toàn vốn tối thiểu phải ít nhất là 8% ( CAR = vốn tự có/ tổng tài sản
có rủi ro quy đổi), và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành thông tư 13 năm 2010 quy định áp dụng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 9% đối với các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam
2.2.1 2 Hiệu quả trong quản lý chi phí
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝
Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (COSR) được sử dụng như chỉ số đo lường chi phí hoạt động của ngân hàng Chi phí hoạt động ngân hàng bao gồm các khoản chi nộp thuế, phí lệ phí, chi phí lương nhân viên, chi về tài sản, chi phí quản lý công vụ, chi phí dự phòng ( trừ dự phòng rủi ro tín dụng) và chi phí hoạt động khác.Chỉ số phản ảnh mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Việc quản lý chi phí hiệu quả phụ thuộc nhiều vào năng lực của nhà quản trị mỗi ngân hàng Theo nghiên cứu của Aleksiou & Sofoklis (2009)
và Zeitun (2012) đã tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa COSR với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, nghĩa là với tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập càng cao thì sẽ càng ảnh
hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
2.2.1 3 Chất lượng tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đặc biệt đối với ngân hàng chuyên về các hoạt động truyền thống Chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng Điều này đòi hỏi ngân hàng cần thận trọng trong quá trình mở rộng tín dụng, cải tiến quy trình tín dụng và cần tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật
Trang 22Chất lượng tín dụng được đo lường thông qua chỉ số tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR):
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợLLR là tỷ lệ phần trăm của tổng dư nợ được dành riêng cho các khoản nợ xấu Quỹ
dự phòng rủi ro tín dụng sẽ bù dắp cho các khoản lỗ phát sinh từ các khoản cấp tín dụng LLR thấp cho thấy chất lượng tín dụng được đánh giá cao Chỉ số càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp, nguy cơ ngân hàng đối mặt với tình trạng khó thu hồi nợ, đe dọa đến lợi nhuận của ngân hàng và sẽ dẫn đến tỷ suất sinh lợi sẽ thấp Theo nghiên cứu của Sufian (2011) và mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ và tỷ suất sinh lợi ngân hàng là quan hệ nghịch Cũng như nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) hai tác giả này cũng đưa ra kết luận rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ có mối quan hệ nghịch chiều với
tỷ suất sinh lợi ngân hàng
2.2.1 4 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm
Đối với hoạt động của ngân hàng nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng chính là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân tổ chức trong nền kinh tế Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tiền gửi vào ngân hàng càng cao thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn tỷ suất sinh lợi nhiều hơn
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) việc đóng góp vào việc tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng do tăng trưởng tiền gửi còn phụ thuộc nhiều yếu tố Thứ nhất phụ thuộc vào khả năng chuyển tiền gửi của khách hàng thành tài sản mang lại nguồn thu nhập, phản ánh qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng Thứ hai phụ thuộc vào chất lượng tín dụng được cấp Vì vậy dấu của mối quan hệ giữa tăng trưởng tiền gửi hàng năm và tỷ suất sinh lợi ngân hàng có thể
- / +
Trang 232.2.1 5 Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường
Tăng trưởng tín dụng là một hoạt động quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm để đạt được kết quả mong đợi là tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng mình Tuy vây, một khi tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ không làm cho lợi nhuận ngân hàng thêm khả quan mà còn tác động xấu đến hoạt động ngân hàng như các nguy cơ
về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,…
Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng toàn thị trường sẽ là thước đo giúp cho ngân hàng kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng của thị trường như thế nào từ đó đưa ra mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý
Yếu tố này được đo lường bằng Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (-) tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của thị trường Theo quan điểm lý thuyết, thì sự ảnh hưởng của yếu tố này đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất khó để dự đoán Còn theo kết quả nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) thì chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường có quan hệ thuận chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng
2.2.1 6 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng (SIZE) được thể hiện qua yếu tố tổng tài sản của ngân hàng.Tổng tài sản của ngân hàng bao gồm tiền, tài sản tài chính ngắn hạn, tín dụng, đầu tư chứng khoán và tài sản khác Quy mô tài sản càng lớn thì ngân hàng càng ít nhạy cảm với những rủi ro thị trường và ít lâm vào tình trạng vỡ nợ Về mặt lý thuyết, quy mô tài sản càng lớn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi càng cao theo quy
mô kinh tế, điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Smirlock (1985) Bởi vì các ngân hàng có quy mô lớn có các sản phẩm được đa dạng hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ, điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng Nhưng nếu quy mô tài sản lớn quá sẽ dẫn đến những hiện tượng phi kinh tế theo quy mô gây khó khăn trong giám sát quản lý sẽ tác động tiêu cực tới sức sinh lợi của ngân hàng ( theo nghiên cứu của Pasiouras and Kosmidou, 2007)
Trang 242.2.1 7 Thu nhập từ lãi
Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ 2 nguồn đó là nguồn thu từ các hoạt động truyền thống (hoạt động cấp tín dụng) và nguồn thu từ phí và hoa hồng của các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc kinh doanh ngoại hối Tuy nhiên hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng Bởi vì thu nhập biên của phí và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cao hơn thu nhập biên của hoạt động truyền thống nên tác giả mong đợi tỷ suất sinh lợi ngân hàng sẽ giảm nếu tỷ lệ thu nhập từ lãi hoạt động/ tổng thu nhập này tăng lên
2.2.1 8 Chi phí trả lãi tiền gửi
Như đã đề cập ở trên, hoạt động gửi tiền từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế cung cấp cho ngân hàng đến 80% vốn để hoạt động Đây cũng là kênh tiết kiệm an toàn cho người dân Khi gửi tiền tại ngân hàng, họ sẽ nhận được khoản tiền lãi, đó chính là chi phí lãi tiền gửi phải trả của ngân hàng
Chi phí trả lãi tiền gửi được đo lường bằng chi phí trả lãi trên tổng tiền gửi Chi phí trả lãi tiền gửi có ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Nếu ngân hàng có chi phí trả lãi tiền gửi càng thấp thì tỷ suất sinh lợi ngân hàng càng cao và ngược lại
2.2.1 9 Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu
Ngân hàng càng lâu năm thì càng mang lại tỷ suất sinh lợi hiệu quả hơn (Beck và cộng sự, 2005) Tác giả chia các ngân hàng thành 2 nhóm: thành lập trước 1990 và sau 1990
Theo một số quan điểm cho rằng hình thức sở hữu ngân hàng không xác định được
có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Như nghiên cứu của Bourke, (1989); Molyneux & Thornton (1992) đều tìm thấy mối quan hệ giữa hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lợi là không có ý nghĩa Tuy nhiên, Micco và cộng sự (2007) và Iannotta & cộng sự (2007) đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ có sử ảnh hưởng của hình thức sở hữu lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Dựa vào mức độ sỡ hữu cổ phần ≥ 50% để phân ra ngân hàng nhà nước hay cổ phần
Trang 252.2 2 Các yếu tố vĩ mô
2.2.2 1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP) là chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh sự gia tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước GDP là giá trị của tất cả sản phẩm
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời
kỳ nhất định, thường là một năm Tốc độ tăng trưởng GDP thường được sử sử để đo lường GDP, ns cho biết sự thay đổi hàng năm của GDP như thế nào Tăng trưởng GDP được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cung cầu vốn của nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu vay vốn gia tăng làm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng dẫn đến tỷ suất sinh lợi gia tăng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vay vốn giảm, giảm thu nhập cho ngân hàng
GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó
GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được tính theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc)
GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn
số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP Chính vì vậy, thay vì sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa thì tác giải sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP thực (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và Hu,2002; Athanasoglou và cộng sự, 2008) Theo đó, vì nhu cầu cho vay tăng trong chu kỳ đi lên của nền kinh tế, tác giả mong đợi một mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng và tăng trưởng GDP
2.2.2 2 Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Lãi suất là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công cụ lãi suất là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia để điều tiết lãi suất huy động, lãi suất cho vay của ngân hàng Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tác động đến tỷ suất sinh lợi Lãi suất thị trường được quyết định
Trang 26bởi yếu tố cung cầu vốn trên thị trường Với các kỳ hạn khác nhau thì lãi suất giao ngay tưng ứng của các kỳ hạn đó cũng khác nhau Một chuỗi các lãi suất giao ngay của một chứng khoán nợ với những kỳ hạn tưng ứng được gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Ví dụ, Một trái phiếu chính phủ với kỳ hạn n năm, có lợi tức hàng năm
là C và giá trị tới hạn là M thì Giá trị hiện tại của trái phiếu.sẽ bằng chiết khấu các giá trị của trái phiếu trong tương lai về hiện tại như công thức dưới đây:
n n
r
M C r
C r
C
PV
) 1 (
) 1 ( )
Đặc trưng của cấu trúc kỳ hạn lãi suất đó là độ dốc đường cong lãi suất Nó thể hiện niềm tin,sự kỳ vọng của người dân vào sự tăng hay giảm lãi suất trong tương lai Mặt khác, các ngân hàng thương mại thường sử dụng các khoản tiền gửi ngắn hạn
để cho vay dài hạn Chuyển đổi kỳ hạn là một chức năng quan trọng của các ngân hàng thương mại và ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của nó Vì vậy, tác giả mong đợi một đường cong lãi suất dốc lên để ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất sinh lợi (Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried, 2011)
Để đo lường độ dốc đường cong lãi suất ta thường lấy chênh lệch giữa lãi suất của chứng khoán nợ với kỳ hạn dài hơn với kỳ hạn ngắn hơn
2.3 Các nghiên cứu trước đây
2.3 1 Các nghiên cứu trên thế giới
Đã từng có nhiều nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (Short,1979; Bourke, 1989).Các nghiên cứu thực nghiệm đã tập trung nghiên cứu một tập hợp các quốc gia hoặc chỉ nghiên cứu riêng lẻ ở một quốc gia
Các nghiên cứu ở phạm vi nhiều quốc gia như: nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992) về 18 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1986- 1989, nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) về 80 quốc gia giai đoạn 1988 - 1995, Abreu và Mendes (2002) nghiên cứu về 4 quốc gia Châu Âu ( Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Đức ) giai đoạn 1986 - 1996, Staikouras và Wood (2004) nghiên cứu 13 quốc gia tại Châu Âu từ năm 1994 - 1998, Goddard et al (2004) nghiên cứu
Trang 276 quốc gia ( Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh) giai đoạn 1992 - 1998, Micco et al (2007) nghiên cứu 179 quốc gia trên thế giời từ năm 1995 – 2002, nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) ở 15 quốc gia tại Châu Âu giai đoạn
1995 – 2001,…
Các nghiên cứu chỉ nghiên cứu về một quốc gia riêng lẻ như: nghiên cứu ở Hoa Kỳ (Berger et al.,1987; Berger, 1995), ở Tunisia (Naceur và Goaied, 2008), ở Hy Lạp (Mamatzakis và Remoundos, 2003; Athanasoglou et al, 2008; Alexiou và Sofoklis, 2009), ở Trung Quốc (García-Herrero et al, 2009), ở Hàn Quốc (Sufian, 2011), Thổ Nhĩ Kỳ (Alper và Anbar, 2011), Tây Ban Nha (Vivas, 1997), Thụy Sĩ (Dietrich và Wanzenried, 2011),…
Tùy theo mục đích nghiên cứu và đặc điểm từng quốc gia sẽ dẫn đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng sẽ khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu đều tìm ra một số yếu tố chung có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thường được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
và được thể hiện dưới một hàm số theo các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài Các yếu tố nội bộ bao gồm các biến đặc trưng của ngân hàng, các yếu tố bên ngoài là các biến về môi trường vĩ mô
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra quy mô ngân hàng, rủi ro, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hiệu quả hoạt động là yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Còn các yếu tố bên ngoài là tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, thuế,…
Pasiouras and Kosmidou (2007) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ngân
hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài tại 15 quốc gia tại Châu Âu giai đoạn 1995 –
2001 Tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là ROA và biến độc lập đại diện cho yếu tố nội bộ là: vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý chi phí, tính thanh khoản và quy mô tài sản Các biến đại diện cho yếu tố bên ngoài là: lạm phát, tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ tiền gửi đóng góp vào GDP, tỷ lệ tài sản của 5 ngân hàng lớn nhất/ tổng tài sản của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ vốn trên thị trường chứng khoán/ tổng tiền gửi hệ thống ngân hàng đại diện mối quan hệ giữa thị trường tài
Trang 28chính với ngân hàng, tỷ lệ % đóng góp của thị trường vốn vào GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố nội bộ lẫn yếu tố bên ngoài Cụ thể, ROA có mối tương quan thuận với vốn chủ sở hữu, có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả quản lý chi phí Quy mô ngân hàng cũng có mối quan hệ nghich với ROA Tăng trưởng GDP thực và lạm phát tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Micco và cộng sự (2007) nghiên cứu hình thức sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng hay không thông qua nghiên cứu dữ liệu của
179 quốc gia từ 1995 – 2002 Kết quả tìm ra hình thức sở hữu của ngân hàng (nhà nước hay tư nhân) có nhả hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Ông chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại nhà nước ở các nước đang phát triển có tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với ngân hàng thương mại do tư nhân sở hữu
Abreu và Mendes (2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng với dữ liệu ở 4 quốc gia ( Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức ) giai đoạn 1986- 1999 Biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi là ROA, ROE và NIM; biến độc lập là chi phí hoạt động (chi phí trả lương nhân viên/ tổng tài sản), vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản, thị phần trên thị trường tín dụng, tỷ lệ thấy nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái Tác giả đã tìm thấy NIM có quan hệ cùng chiều với chi phí hoạt động, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đại diện cho rủi ro có một tác động tích cực đến ROA, ROE và NIM Ngân hàng có vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản cao sẽ đối diện với chi phí phá sản thấp hơn vì vậy tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn Thị phần trên thị trường tín dụng không có mối quan hệ với NIM Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP, lạm phát có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng Tỷ giá hối đoái không có bất kỳ tác động nào vào tỷ suất sinh lợi ngân hàng
Beck và cộng sự (2005) nghiên cứu yếu tố sở hữu tư nhân ảnh hưởng như thế nào
đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng ở Nigeria từ năm 1990- 2001 Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố sở hữu tư nhân hóa ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng, biến độ tuổi của ngân hàng cũng có tác động đến tỷ suất sinh lợi, ngân
Trang 29hàng thành lập lâu hơn thì hoạt động không mang lại hiệu quả bằng các ngân hàng thành lập mới hơn
Alper và Anbar (2011) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 10 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 – 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng, biến thanh khoản, tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn và thu nhập từ lãi không
có tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Bên cạnh đó, biến dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới chuẩn có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Xét các biến vĩ mô thì tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát không có tác động tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng trong khi biến lãi suất lại có quan hệ tích cực, lãi suất thực tăng thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cũng tăng ( ROE)
Sufian (2011) cũng có công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tỷ suât sinh lợi ngân
hàng tại Hàn Quốc trong suốt giai đoạn 1992 – 2003 Ông đã phát hiện tính thanh khoản, yếu tố vĩ mô có yếu tố lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng Ngoài ra tác giả còn tìm thấy các yếu tố trên tác động mạnh mẽ trước khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra năm 1997
Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng tại 27 quốc gia Châu Âu giai đoạn 2004 – 2011 Cũng giống các nghiên cứu trên, các tác giả dùng biến tỷ lệ lợi nhuận ròng / tổng tài sản bình quân ( ROA) và biến tỷ lệ lợi nhuận ròng / Vốn chủ
sở hữu bình quân ( ROE ) đại diện cho tỷ suất sinh lợi ngân hàng Các yếu tố nội bộ được đưa vào mô hình là: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ), quản lý chi phí, rủi ro thanh khoản ( dư nợ cho vay / số dư tiền gửi), chỉ số đa dạng kinh doanh; các yếu tố bên ngoài là mức độ tập trung ngành ( market concentration), lạm phát và tăng trưởng GDP Nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, lạm phát không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Quản
lý chi phí, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất
Trang 30sinh lợi ngân hàng Sự đa dạng kinh doanh và tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng
Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) nghiên cứu hầu hết các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng với dữ liệu là 372 ngân hàng ở Thụy Sĩ giai đoạn 1999 – 2006 và 2007 – 2009 để kiểm tra ảnh hưởng của giai đoạn khủng hoảng kinh tế đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Các tác giả sử dụng 3 biến phụ thuộc để nghiên cứu là ROA, ROE và NIM Biến độc lập gồm: vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, tăng trưởng tín dụng/ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi, độ tuổi ngân hàng, hình thức sở hữu, yếu tố ngân hàng thuộc ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng nội địa, tốc độ tăng trưởng GDP thực, thuế thu nhập doanh nghiệp, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, chỉ số Herfindahl–Hirschman-Index ( thể hiện cấu trúc thị trường ngành ngân hàng) Nghiên cứu cho thấy rằng ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thị trường có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Chi phí trã lãi cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi thấp Các ngân hàng có thu nhập từ lãi cao thì có tỷ suất sinh lợi thấp hơn các ngân hàng có nguồn thu nhập đa dạng hơn Tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng Các ngân hàng có quy
mô tài sản lớn và nhỏ có tỷ suất sinh lợi cao hơn ngân hàng có quy mô tài sản trung bình Độ tuổi của ngân hàng thì không tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Quyền sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi, các ngân hàng cổ phần
do tư nhân nắm giữ có tỷ suất sinh lợi cao hơn các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng do nhà nước sở hữu Các yếu tố bên ngoài như tốc độ tăng trưởng GDP thực
có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi, Cấu trúc kỳ hạn lãi suất cũng tác động tích cực lên ROA, ngược lại thuế có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng Tác giả dựa vào bài nghiên cứu này để thực hiện nghiên cứu tại thị trường Việt Nam từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới cho đến nay
Trang 312.3 2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam các nghiên cứu định lượng chỉ trở nên phổ biến từ khoảng năm 2010 trở lại đây Các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, bên cạnh đó cũng có nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Tùy theo mỗi công trình nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng khác nhau và cho kết quả khác nhau Bài nghiên cứu của tác giả Ngô Phương Khanh năm 2013 là bài nghiên cứu hội tụ hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng mà các nghiên cứu khác nghiên cứu về thị trường Việt Nam đề cập đến Đó cũng là lý
do tác giả chọn lọc là bài nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu của Ngô Phương Khanh ( 2013)
Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 17 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 Mô hình sử dụng là hồi quy tuyến tính Biến đại diện tỷ suất sinh lợi ngân hàng là ROA, ROE 10 yếu tố được
đo lường mức độ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, tính thanh khoản, thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi vay, tăng trưởng GDP thực, lạm phát và lãi suất thực Kết quả nghiên cứu phát hiện tính thanh khoản có quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA và ROE Các biến thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng GDP thực và lãi suất thực có mối quan hệ thuận với tỷ suất sinh lợi ngân hàng ROE có mối quan hệ nghịch với tính thanh khoản nhưng có mối quan hệ thuận với quy mô ngân hàng Không có mối quan hệ nào có ý nghĩa thống kê giữa vốn chủ sở hữu và tiền gửi khách hàng với ROA và ROE
2.4 Đóng góp mới của đề tài
Đa số các bài nghiên cứu trước đây về đề tài yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam, các tác giả thường nghiên cứu những yếu tố chính như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quản lý chi phí, rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát
Trang 32Điểm mới của bài nghiên cứu lần này là tác giả có đưa thêm một số biến mới vào nghiên cứu như độ tuổi của ngân hàng, hình thức sở hữu ngân hàng, tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành và đưa thêm biến vĩ mô kỳ vọng lãi suất vào nghiên cứu Thời gian nghiên cứu cũng được tác giả lựa chọn phù hợp với tình hình hoạt động ngành ngân hàng sau khủng hoảng kinh tế tới nay (giai đoạn
2008 – 2014) Tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu sẽ đánh giá một cách chính xác yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó có những giải pháp phù hợp nhất để góp phần gia tăng khả năng sinh lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Kết luận chương 2
Trong chương 2 tác giả đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết về tỷ suất sinh lợi ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và các yếu tố đó thường được chia thành yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và quốc tế, về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng,, đặc biệt là bài nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) tác giả đã nhận thấy tỷ suất sinh lợi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ như: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, chất lượng tín dụng, hiệu quả quản lý chi phí, tăng trưởng tiền gửi, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi, độ tuổi ngân hàng, hình thức sở hữu ngân hàng., tỷ lệ trăng trưởng tín dụng ngân hàng/ tăng trưởng tín dụng thị trường ngân hàng Các yếu tố bên ngoài ( yếu tố vĩ mô) gồm: tốc độ tăng trưởng GDP thực, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Trang 33Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Giới thiệu chương 3
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam và để lại những hệ lụy kéo dài cho tời bây giờ Tuy có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn ảm đạm, khó khăn tăng trưởng chậm, bên cạnh đó hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng chịu tác động không nhỏ
Vậy từ giai đoạn 2008 – 2014 hệ thống ngân hàng đã hoạt động ra sao? Khả năng sinh lợi của ngân hàng có khả quan sau thời kỳ khủng hoảng? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng biến động như thế nào? Trong chương 3 này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn
3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014
Bối cảnh kinh tế thế giới:
Hơn 6 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà hồi phục một cách chậm chạp Bắt đầu từ 9 - 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng từ Mỹ và nhanh chóng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu Để cứu vãn tình thế, ngân hàng trung ương các quốc gia đã phải cắt giảm lãi suất, bơm tiền cho các công ty hoặc mua lại nợ xấu Mặc dù vậy, động thái tích cực này vẫn không thể ngăn cản Nhật, EU, Hoa Kỳ, Nga cùng nhiều quốc gia khác
trên thế giới rơi vào suy thoái
Năm 2010 - 2011 kinh tế thế giới lại trải qua sóng gió mới với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sức phục hồi “èo uột” của kinh tế Hoa Kỳ, đà tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, tình hình bất ổn chính trị
và thiên tai…
Trang 34Kinh tế thế giới năm 2012 cũng không mấy khả quan hơn khi trải qua rất nhiều “nốt
biến chuyển mang chiều hướng tích cực với các động thái phát triển cho thấy sự ổn định, cho dù chưa thực sự vững chắc Một số nền kinh tế vốn là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công đã có chuyển biến tích cực như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ireland Hai đầu tàu của kinh tế Châu Âu là Đức và Pháp tăng trưởng ở mức thấp, lần lượt là 0,5% và 0,2% trong năm 2013 Kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2013, tiếp tục đánh dấu sự cải thiện đáng kể sau nhiều năm không tăng trưởng
Năm 2014 nền kinh tế thế giới có một số dấu hiệu tích cực (tuy còn yếu ớt) như kinh tế Mỹ phục hồi tương đối vững chắc vào quý 3 và quý 4/2014., mức tăng trưởng đạt khoảng 3,5%, FED đã rút toàn bộ các gói kích thích kinh tế (QE) khỏi thị trường; số lượng người Mỹ đăng ký hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp liên tục giảm; thị trường việc làm và địa ốc đang cải thiện, lạm phát ở mức thấp Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều dấu hiệu hạn chế và nguy cơ suy giảm của nền kinh tế thế giới Đó là tình trạng tăng trưởng có sự chững lại của Ấn Độ và các nước khu vực ASEAN tăng trưởng chậm, chỉ đạt mức 4-5% Trung Quốc vẫn có mức tăng trưởng cao, nhưng tốc độ đã sụt giảm khá mạnh chỉ còn 7,3% năm 2014 Kinh tế Nga và
EU suy thoái Những căng thẳng địa - chính trị tại một số nơi trên thế giới nhất
là cuộc chiến Đông – Tây ở Ukraine; cuộc chiến chống IS ở Trung Đông – Bắc Phi; vấn đề hạt nhân gây tranh cãi ở Iran, Triều Tiên; bất ổn ở Biển Đông, biển Hoa Đông… đã có những tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế thế giới
Bối cảnh kinh tế Việt Nam:
Tình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp như tăng trưởng GDP chậm, tỷ lệ lạm phát tăng rồi lãi giảm, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp bị giải thể tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài, Những khó khăn đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam Dưới đây là đặc điểm tiêu biểu của kinh tế Việt Nam
Trang 35 Tăng trưởng kinh tế:
Biểu đồ 3 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 2006 – 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Dựa vào biểu đồ 3.1 ta thấy trong hai năm 2006-2007, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,13%, cao nhất trong giai đoạn 2006 - 2014 Tuy nhiên từ năm 2008, do khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình lạm phát cao vào năm 2008 làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 5,66%, năm 2009 đạt 5,40% Năm 2010, kinh tế đã có xu hướng phục hồi và đạt mức tăng trưởng khoảng 6,42%, cao hơn mức tăng trưởng của 2 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng
2006 - 2007 Năm 2011 và 2012 tăng trưởng kinh tế suy giảm chỉ đạt 6,24% và 5,25% Năm 2013 và 2014 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010
Qua biểu đồ 3.2 có thể thấy rằng lạm phát Việt Nam khá bất ổn và sự bất ổn đó làm cho Ngân hàng gánh chịu nhiều rủi ro Năm 2008 cuộc khủng hoảng giá dầu và lương thực đã dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao đạt đỉnh điểm 23,11%, trước tình hình lạm phát cao như vậy ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm lãi suất hoạt động đã kiềm chế lạm phát năm 2009 còn 7,05%
Trang 36Năm 2010 với tác dụng của gói kích cầu 143000 tỷ đồng để kích thích tăng trưởng kinh tế chính phủ đã tung ra giữa năm 2009 đã kích thích lạm phát tăng lên 8,86%
và 18,68% năm 2011 Với lạm phát 2 con số, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát đưa lạm phát
về lạm phát ở mức thấp hợp lý góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vì thế năm 2012 –
2014 lạm phát đã được kiềm chế giảm dần xuống còn một con số và năm 2014 chỉ còn 4,09% thấp hơn tăng trưởng kinh tế
Biểu đồ 3 2 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2006 – 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
3.1.1 Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn
Bảng 3 1 Quy mô tổng tài sản của 28 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2014 ( Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Ngân hàng
VCB 221950448 255495883 307496090 366722279 414475073 468994032 576988837 CTG 193590357 243785208 367712191 460603925 503530259 576368416 661131589 ABB 13494125 26518084 37999553 41625754 46166309 57627710 67464850 ACB 105306130 167881047 205102950 281019319 176307607 166598989 179609771 BIDV 246494323 296432087 366267769 405755454 484784560 548386083 650340373 DAB 34713192 42520402 55873084 65548578 69278223 74919708 87108028 EIB 48247821 65448356 131110882 183680052 170201188 169835460 161093836 HDB 9557917 19127427 34389227 45025421 62782831 86226641 99524603
Trang 37KLB 2939018 7478452 12627784 17849201 18580999 21371789 23103926 LPB 7452949 17366930 34984722 56132336 66412697 79594241 100801752 MSB 32626054 63882044 115336083 114374998 109923376 107114882 104368741 MBB 44346106 69008288 109623198 138831492 175609964 180381064 200489173 MDB 2041888 2523817 17266794 10241182 8596959 6437079 7383898 MHB 35162410 39712473 51210983 47281765 37979948 38919787 45142401 NAB 5891034 10938109 14508724 18890391 16008223 28781743 37293006 NCB 10905279 18689953 20016386 22496047 21585214 29074356 36837069 OCB 10094702 12686215 19689657 25423767 27424138 32795208 39094911 PGBANK 6184199 10418510 16378325 17582081 19250898 24875747 25779362 STB 68438569 98473979 141798738 140136974 151281538 161377613 189802627 SGB 11205359 11875915 16812004 15942064 14852518 14684739 15823336 SCB 38596053 54492474 60182876 144814138 149205560 181018602 242222058 SEA 22473979 30596995 55241568 101092589 75066716 79864432 80183668 SHB 14381310 27469197 51032861 70962794 115945055 143625803 169035546 TCB 59360485 92581504 150291215 180531163 179933598 158896663 175901794 VIB 34719057 56635118 93826929 96949541 65023406 76874670 80660959 VIETABANK 10315906 15816725 24082916 22513098 24608649 27032632 35590512 VIETCAPITAL 3348407 3329942 8225404 16968239 20670415 23058608 25782504 VPB 18587010 27543006 59807023 82817947 102576275 121264370 163241378
TỔNG TÀI SẢN 1312424087 1788728140 2578895936 3191812589 3328062196 3686001067 4281800508
g TTS 0.1820 0.3629 0.4417 0.2377 0.0427 0.1076 0.1616
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng)
Qua bảng 3.1 ta thấy giai đoạn 2008 – 2014 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng qua các năm và tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn đầu tăng trưởng cao sau đó giảm dần qua các năm cuối giai đoạn, cụ thể tăng trưởng quy mô tài sản đạt 18,20% năm 2008 tăng gần gấp đôi lên 36,29% năm 2009 và đạt đỉnh ở mức 44,17% năm
2010, sau đó tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giảm dần chỉ đạt 23,77% năm 2011 và giảm mạnh còn có 4,27% năm 2012, tuy năm 2013 và 2014 có tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn thấp so với các năm trước ( chỉ đạt 10,76% năm 2013 và 16,16% năm 2014)
Dựa vào bảng 3.1 ta có thể tính toán và thấy rằng khối NHTMCP nhà nước chiếm
tỷ trọng phần lớn trong tổng tài sản của ngành ngân hàng (năm 2008 chiếm 53,12%, 46,71% năm 2009 hay chiếm 46,16% năm 2014) Trong biểu đồ 3.3 cho ta thấy khối NHTMCP nhà nước luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định ( 2008 –
Trang 382010) tuy có giảm nhẹ qua các năm sau nhưng mức tăng trưởng vẫn luôn trên 10% Các NHTMCP có quy mô tổng tài sản nhỏ hơn so với khối NHTMCP nhà nước, quy mô tài sản tăng trưởng cao trong giai đoạn 2008 – 2014 tuy nhiên mức tăng trưởng không bền vững, cụ thể giai đoạn 2008 – 2010 tăng trưởng rất cao như năm
2009 tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản đạt tới 54,95% và năm 2010 đạt 55,90% sau
đó tăng chậm lại và có năm tăng trưởng còn âm (năm 2012 tăng trưởng -1,26%), năm 2013 và 2014 tăng trưởng có phục hồi nhưng chưa tới 15%
Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ tăng trưởng quy mô tài sản của khối NHTMCP nhà nước và
MHTMCP giai đoạn 2008-2014
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Bảng 3 2 Quy mô vốn chủ sở hữu của 28 NHTMCP Việt Nam 2008-2014 (Đơn vị:
g TTS NHTMCP ngoài NN
Trang 39Quy mô vốn chủ sỡ hữu không ngừng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2008 – 2010 và sau đó tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu giảm dần Năm 2008 tăng trưởng đạt 24,04% Sang năm 2009 tăng trưởng đạt 21,85% thấp hơn 2,19% so với 2008 Năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2-14 với 38,17%, những năm sau tốc độ tăng trưởng vốn chủ sỡ hữu giảm dần chỉ còn 13,38% năm 2012, 14,09% năm 2013 và thấp nhất
ra lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng lên mức 5000 tỷ năm 2012 và mức
10000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng Biểu đồ 3.4 cho ta thấy rõ vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP Việt Nam tại thời điểm 31/12/
2014
Với tình hình vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP Việt Nam cuối năm 2014 ta thấy các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước tối thiểu là 3000 tỷ Khối ngân hàng TMCP nhà nước vẫn dẫn đầu với mức vốn điều lệ cao nhất trong đó Vietinbank có vốn điều lệ cao nhất lên tới hơn 37,000 tỷ đồng, BIDV và VCB cũng có vốn điều lệ cao trên 26,000 tỷ đồng Nếu theo lộ trình của chính phủ đặt ra với mức vốn pháp định tối thiểu phải đạt là
10000 tỷ đồng thì chỉ có khối ngân hàng TMCP nhà nước và một số ngân hàng TMCP lớn như Sacombank, MB, SCB, Eximbank đạt được theo yêu cầu của chính phủ Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Maritime, HD có khả năng cũng
sẽ đạt được mức vốn pháp định này Các ngân hàng TMCP nhỏ với mức vốn điều lệ thấp như Kiên Long, An Bình, Đông Á, Vietcapital, OCB, NCB,… thì khó có thể đạt được theo quy định của chính phủ Các ngân hàng này cần phải có biện pháp gia
Trang 40tăng vốn điều lệ phù hợp để nâng cao năng lực tài chính có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong nước cũng như các ngân hàng ngoại
Biểu đồ 3 4 Tình hình vốn điều lệ của 28 NHTMCP Việt Nam tại thời điểm
31/12/2014
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các BCTC của các ngân hàng)
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
Qua Bảng 3.3 cho thấy giai đoạn 2008 – 2014 bình quân vốn huy động của ngân hàng TMCP Việt nam đều tăng năm 2008 giá trị huy động vốn bình quân là 37583,65 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 giá trị này tăng gấp 3,5 lần và đạt 131426,88 tỷ đồng Dựa vào giá trị nhỏ nhất, ta nhận biết ngân hàng nào có giá trị huy động thấp nhất, và ta thấy là các ngân hàng nhỏ thường có vốn huy động thấp nhất trong hệ thống, hơn nữa vốn huy động của nền kinh tế tập trung vào các ngân