1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiếp cận tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số trường hợp huyện phú thiện tỉnh gia lai

92 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Thực hiện nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai – địa phương có tỷ lệ DTTS, tỷ lệ hộ nghèo đều ở mức cao so với cả nước và đa phần hộ nghèo là DTTS, tác giả rút ra một số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

NINH THỊ HOÀNG YẾN

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

NINH THỊ HOÀNG YẾN

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã ngành: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRẦN THỊ QUẾ GIANG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu

sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh

Tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright hay Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2016

Tác giả

Ninh Thị Hoàng Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Quế Giang đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉnh sửa luận văn trở nên hoàn chỉnh Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đinh Vũ Trang Ngân, thầy Vũ Thành Tự Anh, thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Huỳnh Thế Du đã đưa ra những gợi ý và lời khuyên hữu ích cho

đề tài thêm sáng tỏ Xin cảm ơn toàn thể các thầy cô và nhân viên tại FETP đã truyền đạt kiến thức và dành sự quan tâm, tôn trọng tới tất cả học viên Cảm ơn các bạn MPP7 đã hỗ trợ và chia sẻ, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt hai năm học Quãng thời gian học tập tại FETP thực sự là quãng thời gian đáng nhớ đối với tôi FETP đã giúp tôi thay đổi nhận thức và có thêm niềm tin

Xin cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn tại huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát cũng như thu thập dữ liệu phân tích

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình học này

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian theo học tại FETP

Ninh Thị Hoàng Yến

Học viên lớp MPP7, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright

Trang 5

TÓM TẮT

Mặc dù Việt Nam được đánh giá có độ bao phủ tín dụng tốt so với các nước đang phát triển nhưng không phải mọi đối tượng đều được hưởng thành tựu này Xét về khía cạnh thu nhập, hộ nghèo thường bị loại ra khỏi danh sách cung ứng của các tổ chức tín dụng Xét về khía cạnh dân tộc, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) thường được vay số vốn ít hơn, chịu lãi suất cao hơn từ ít nguồn cung hơn so với hộ dân tộc Kinh Tổng hợp hai vấn đề trên có thể cho rằng hộ nghèo DTTS là nhóm hộ bị hạn chế về tiếp cận tín dụng nhất

Thực hiện nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai – địa phương có tỷ lệ DTTS, tỷ lệ hộ nghèo đều ở mức cao so với cả nước và đa phần hộ nghèo là DTTS, tác giả rút ra một số vấn đề dẫn đến bất cập trong tiếp cận tín dụng của hộ nghèo DTTS dưới đây

Về khía cạnh nghèo, luận văn chỉ ra bốn nguyên nhân dẫn dến hạn chế tín dụng gồm: i) quy định ràng buộc khiến tài chính vi mô (nguồn cung hữu hiệu đối với hộ nghèo) không phát triển; ii) Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) hoạt động theo mô hình bao cấp khiến khả năng cho vay bị hạn chế; iii) kết quả rà soát nghèo sai lệch ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn chính sách của hộ nghèo vì ba lí do gồm thành tích giảm nghèo, bộ tiêu chuẩn rà soát thiếu hợp lý, cơ chế kiểm soát lỏng lẻo; iv) hộ nghèo thiếu tài sản thế chấp

do thiếu hụt thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ và không có khả năng thanh toán tiền sử dụng đất

Về khía cạnh thiểu số luận văn chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến hạn chế tín dụng gồm: i) định kiến tộc người, trong đó nhóm DTTS tại chỗ - đặc biệt người Bahnar chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; ii) trình độ học vấn thấp do ba nguyên nhân đặc thù gồm rào cản ngôn ngữ, nghỉ học theo mùa, tảo hôn; iii) vốn xã hội hạn chế, thiếu thông tin tạo nên tâm lý e ngại vay vốn tại các tổ chức tín dụng

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất bốn nhóm chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho hộ nghèo DTTS nói riêng và hộ nghèo nói chung

Chính sách về phát triển nguồn cung: gỡ bỏ hạn chế về đối tượng gia nhập ngành

và hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; gỡ bỏ trần lãi suất cho vay 05 nhóm ưu tiên; tái cơ cấu NHCSXH theo hướng thương mại hóa

Trang 6

Chính sách về rà soát hộ nghèo: xem xét lại việc đề ra chỉ tiêu giảm nghèo mỗi năm;

điều chỉnh bộ tiêu chí rà soát nghèo; thiết lập cơ chế kiểm soát và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình rà soát nghèo

Chính sách về đất đai: miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở cho tất cả hộ nghèo;

công khai, phổ biến mọi thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân xã và các buổi họp thôn

Chính sách về giáo dục: đẩy mạnh xóa mù chữ tại vùng DTTS; mở rộng loại hình

trường DT nội trú/DT bán trú/bán trú dân nuôi đối với cấp tiểu học tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng địa phương, xây dựng đội ngũ giáo viên thông thạo tiếng bản địa; truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa bỏ định kiến như xây dựng khung pháp lý, chính sách tạo bình đẳng, giáo dục thay đổi nhận thức, khuyến khích

sự tham gia của cộng đồng

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC PHỤ LỤC ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 5

2.1 Chuẩn nghèo 5

2.2 Chính sách cung ứng tín dụng cho hộ nghèo 5

2.3 Thị trường tín dụng nông thôn 6

2.4 Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo 8 2.5 Tộc người và định kiến tộc người 9

2.6 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13

3.1 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội 13

3.2 Nguồn cung tín dụng trên địa bàn 14

3.3 Một số đặc điểm hộ dân tộc thiểu số 16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

4.1 Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo 19

4.1.1 Quy định ràng buộc cung tài chính vi mô 19

4.1.2 Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động theo mô hình bao cấp 21

4.1.3 Quy trình rà soát nghèo tồn tại nhiều bất cập 23

4.1.4 Mức độ sở hữu sổ đỏ thấp 28

Trang 8

4.2 Nguyên nhân chênh lệch tiếp cận tín dụng giữa các nhóm hộ theo dân tộc 30

4.2.1 Định kiến tộc người 30

4.2.2 Trình độ học vấn thấp 34

4.2.3 Vốn xã hội hạn chế 38

CHƯƠNG 5 KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ 40

5.1 Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô trên thế giới 40

5.2 Kết luận và khuyến nghị 41

5.3 Hạn chế đề tài và khả năng phát triển tiếp theo 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh – Xã hội

CARD Ngân hàng CARD - Philippine

GB Ngân hàng Grameen - Bangladesh

NHPTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

RBI Ngân hàng Rakyat - Indonesia

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 8

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu phân theo nhóm dân tộc 18

Bảng 4.2: So sánh thu nhập ước tính hai nhóm hộ theo kết quả bình xét nghèo 24

Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm phân theo giai đoạn bắt đầu sử dụng đất ổn định 29

Bảng 4.4: Mức độ giao tiếp với DT kinh theo nhóm hộ DTTS 31

Bảng 4.5: Tỷ lệ bỏ học của học sinh phân theo nhóm dân tộc 36

Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức chính trị - xã hội phân theo nhóm dân tộc 38

Biểu đồ 1.1: Chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hộ DT Kinh và DTTS 2

Biểu đồ 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm dân tộc 35

Hình 2.1: Phân đoạn nguồn cung ứng với thu nhập bên cầu 8

Hình 2.2: Khung tương tác định kiến 10

Hộp 4.1: Phát biểu về chính sách áp trần lãi suất 21

Hộp 4.2: Phát biểu về số tiền vay trung bình tại NHCSXH 22

Hộp 4.3: Nông nô thời hiện đại 23

Hộp 4.4: Trả tiền để được “nghèo” 28

Hộp 4.5: Phát biểu về bất cập trong việc cấp sổ đỏ 30

Hộp 4.6: Định kiến và vốn vay 34

Sơ đồ 4.1: Quy trình rà soát hộ nghèo 26

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu khảo sát hộ gia đình 52

Phụ lục 2: Cơ cấu phỏng vấn tổ trưởng TTKVV 53

Phụ lục 3: Phân bố hộ DTTS, ngân hàng 54

Phụ lục 4: tỷ lệ hộ DTTS và tỷ lệ hộ nghèo theo từng xã 55

Phụ lục 5: Một số chương trình cho vay phổ biến 56

Phụ lục 06: Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH 57

Phụ lục 7: Đặc điểm nhận dạng nhóm hộ DT theo hình dáng 58

Phụ lục 8: Đặc điểm nhận dạng nhóm hộ DT theo nhà ở 59

Phụ lục 9: Tác động của chính sách áp giá trần 60

Phụ lục 10: Chi phí sản xuất một số cây trồng chủ lực 61

Phụ lục 11: Phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo 62

Phụ lục 12: Bảng giá đất ở huyện Phú Thiện giai đoan 2015-2019 65

Phụ lục 13: Một số nội dung về trường DT nội trú, bán trú 67

Phụ lục 14: Phiếu khảo sát hộ gia đình 68

Phụ lục 15: Phiếu khảo sát tổ trưởng 76

Phụ lục 16: Phiếu khảo sát nhân viên tín dụng 79

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh

Kết quả giảm nghèo của Việt Nam được đánh giá là “thành công ấn tượng, nhưng vẫn còn thách thức lớn trước mắt” (World Bank, 2012, tr.3) Một trong những thách thức đó là

nghèo gắn liền với DTTS Ba khu vực tập trung người DTTS nhiều nhất đồng thời có tỷ lệ

hộ nghèo cao nhất nước gồm Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của ba khu vực này lần lượt là 22,76%, 11.96% và 10,22%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 5,97% (Bộ LĐTBXH, 2015) Mặc dù DTTS chỉ chiếm khoảng 14% dân số nhưng lại chiếm tới 50% người nghèo, đặc biệt chiếm khoảng 2/3 người nghèo cùng cực (World Bank, 2012, tr.22 và MDRI1, 2014, tr.11) Do vậy thực thi các công cụ giảm nghèo, đặc biệt đối với hộ nghèo DTTS vẫn là vấn đề quan trọng

Tín dụng là công cụ giảm nghèo quan trọng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Nguyễn Kim Anh và đ.t.g (2011, tr.22) kiểm định và so sánh tác động của tín dụng vi mô trên 791 hộ gia đình nhận thấy tác động giảm nghèo rõ rệt Theo DERG (2011, tr.117)2 Việt Nam được đánh giá tốt về độ bao phủ tín dụng so với các nước đang phát triển Tuy nhiên không phải mọi đối tượng đều được hưởng thành tựu này Xét về khía cạnh thu nhập, hộ nghèo thường bị loại ra khỏi danh sách cung ứng của các tổ chức tín dụng chính thức (World Bank, 2007, tr.42)

World Bank (2009, tr.29) lại cho thấy một vấn đề khác Xét về khía cạnh dân tộc, hộ DTTS thường chịu thiệt thòi hơn hộ dân tộc (DT) Kinh khi tiếp cận tín dụng Hơn 81% hộ DTTS cho rằng thiếu vốn là trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này ở người Kinh là 52% Người DTTS thường vay được số vốn nhỏ hơn từ ít nguồn cung hơn và phải chịu lãi suất cao hơn so với người Kinh Singhal và Beck (2015, tr.14) phân tích bộ dữ liệu tiếp cận nguồn lực (VARHS) cũng chỉ ra có sự chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hai nhóm hộ DT Kinh và DTTS theo biểu đồ dưới đây

1 Nhóm chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển Mekong.

2 Nhóm nghiên cứu Kinh tế phát triển thuộc trường Đại học Tổng hợp Copenhagen

Trang 13

Biểu đồ 1.1: Chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hộ DT Kinh và DTTS

Nguồn: Tác giả dịch và vẽ lại từ Singhal và Beck (2015, tr.14)

Hình (a) cho thấy mặc dù có xu hướng sụt giảm nhưng tỷ lệ hộ DTTS vay vốn từ năm

2009 luôn cao hơn tỷ lệ hộ DT Kinh, tuy nhiên đây chưa hẳn là một tín hiệu tích cực đối với người DTTS bởi có khả năng thu nhập và tiết kiệm của người Kinh tăng nhanh hơn nên ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay hơn Hình (b) cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ vay bị từ chối thấp nhưng đang có xu hướng tăng đối với hộ DTTS trong khi giảm đối với hộ DT Kinh khiến khoảng chênh lệch ngày càng rộng Hình (c) cho thấy từ năm 2010 số tiền vay trung bình tăng lên nhanh chóng đối với hộ DT Kinh nhưng lại tăng rất chậm chạp với hộ DTTS khiến khoảng chênh lệch cũng có xu hướng mở rộng

Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức bị hạn chế so với người Kinh khiến nhiều hộ DTTS phải tìm đến tín dụng đen Theo Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tín dụng đen đang trở thành gánh nặng đối với đồng bào DTTS tại Tây Nguyên Có tới 86% hộ DTTS được phỏng vấn đang gánh nợ từ 50-240 triệu đồng và phần lớn có nguồn gốc từ tín dụng đen với lãi suất lên đến 50-60%/năm Đa phần các khoản vay từ thị trường phi chính thức đều được sử dụng cho mục đích đầu tư vào nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống (Bảo Uyên, 2015)

Trang 14

Tổng hợp các nghiên cứu có thể nhận thấy hộ nghèo DTTS đang là nhóm gặp bất lợi nhất trong tiếp cận tín dụng, thể hiện cả ở hai khía cạnh bất lợi do thuộc nhóm nghèo và bất lợi do thuộc nhóm thiểu số

Nằm trong tình trạng chung của Tây Nguyên, huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai có tỷ lệ

hộ nghèo rất cao, lên đến 18,08% (so với mức 5,97% của cả nước) và có tới 79% hộ nghèo

là người DTTS 3 Thiếu vốn đang là một trong những vấn đề bức bối đối với hộ nghèo khi

có tới 46.3% hộ nghèo thiếu vốn sản xuất 4 Trong khi đó cung tín dụng chính thức chỉ bao gồm 01 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHPTNT) và 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Hộ nghèo với đặc trưng nhu cầu khoản vay nhỏ, chi phí cho vay cao không phải là khách hàng mục tiêu của NHPTNT trong bối cảnh NHPTNT giữ thế độc quyền và có nhiều lựa chọn Do vậy cung tín dụng chính thức cho hộ nghèo chủ yếu từ NHCSXH Mặc dù hộ nghèo DTTS chiếm 79% tổng số hộ nghèo theo báo cáo chính thức nhưng chỉ chiếm 62% hộ nghèo được vay vốn tại NHCSXH Số tiền vay cũng có sự chênh lệch theo hướng bất lợi đối với hộ DTTS, cụ thể mức cho vay trung bình đối với hộ nghèo DT Kinh và DTTS lần lượt là là 20,7 triệu đồng và 16,8 triệu đồng 5

Số liệu trên khớp với kết luận của World Bank (2009) và Singhal và Beck (2015) rằng hộ DTTS đang chịu thiệt thòi so với hộ DT Kinh trong tiếp cận tín dụng Dễ thấy hộ nghèo DTTS huyện Phú Thiện mang đặc điểm chung về tiếp cận tín dụng của hộ nghèo DTTS cả nước, do vậy tác giả chọn địa bàn nói trên làm tình huống cụ thể để nghiên cứu vấn đề này

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu hai vấn đề gồm lí do khiến hộ nghèo nói chung bị hạn chế tiếp cận tín dụng và lí do tồn tại chênh lệch tiếp cận tín dụng giữa hai nhóm

hộ nghèo DTTS và DT Kinh Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tăng xác suất thoát nghèo cho nhóm hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo DTTS

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

i) Những nguyên nhân nào khiến hộ nghèo nói chung bị hạn chế tiếp cận tín dụng?

Trang 15

ii) Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hộ nghèo DTTS và hộ nghèo DT Kinh?

iii) Các biện pháp khắc phục tình trạng trên là gì?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: khả năng vay vốn của hộ nghèo Đối tượng khảo sát là các hộ nghèo DT Kinh, Jrai, Bahnar, Tày, Thái, Mường và nhân viên tín dụng/ tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TTKVV) của NHCSXH

Phạm vi nghiên cứu: một số thôn/tổ dân phố trên địa bàn huyện Phú Thiện được chọn theo khu vực cư trú của các nhóm DT

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát hai nhóm đối tượng gồm hộ nghèo và nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV đại diện cho cầu và cung tín dụng Đối với hộ nghèo thu thập các đặc điểm nhân khẩu học, thu nhập – tài sản, vốn xã hội và tình hình tiếp cận tín dụng để tìm ra những nhân tố chi phối chung cho nhóm hộ nghèo và những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa hai nhóm hộ nghèo

DT Kinh và DTTS Đối với nhóm nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV phỏng vấn sâu để tìm hiểu có tồn tại định kiến đối với người DTTS hay không và nếu có ảnh hưởng đến quyết định cho vay như thế nào

1.5 Cấu trúc luận văn

Luận văn có 5 chương bao gồm Chương 1: giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; Chương 2: trình bày về các lý thuyết cơ sở làm nền tảng cho nghiên cứu và thiết

kế nghiên cứu; Chương 3: trình bày tổng quan địa bàn nghiên cứu; Chương 4: kết quả nghiên cứu; Chương 5: kết luận và kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 2 cung cấp kiến thức nền về cầu tín dụng (hộ nghèo) và cung tín dụng (thị trường tín dụng, chính sách tín dụng cho hộ nghèo) cùng các cơ sở lý thuyết mà tác giả sử dụng làm căn cứ để thiết kế và thực hiện nghiên cứu

2.1 Chuẩn nghèo

Theo quan điểm truyền thống, nghèo (nghèo đơn chiều) được hiểu là “thiếu thốn vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu thốn” (Châu Văn Thành, 2015) và được đo lường bằng mức thu nhập

hoặc chi tiêu tối thiểu

Theo quan điểm hiện đại, nghèo (nghèo đa chiều) “là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương” (Bộ lao động Thương binh Xã hội, 2014) Việt Nam hiện đã áp dụng chuẩn

nghèo đa chiều với hai tiêu chí thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin (dựa trên 5/6 chỉ số nghèo đa chiều của Liên Hợp Quốc) Giai đoạn 2016-2020, hộ gia đình tại nông thôn được xếp vào diện nghèo nếu thuộc một trong hai trường hợp sau: i) Thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; ii) Thu nhập bình quân trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản trở lên Hộ được xếp vào diện cận nghèo nếu có thu nhập bình quân từ trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 6

Thực tế hộ nghèo và cận nghèo khá tương đồng về thu nhập và các chính sách thụ hưởng nên tác giả gộp hộ cận nghèo vào chung nhóm nghèo Chuẩn nghèo/cận nghèo được

sử dụng để xác định đối tượng khảo sát và để đơn giản tác giả chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập giai đoạn 2016-2020

2.2 Chính sách cung ứng tín dụng cho hộ nghèo

Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP, hộ nghèo được vay vốn không phải thế chấp tài sản,

6 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, Điều 2

Trang 17

được hưởng lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, học tập Các đơn vị/tổ chức liên quan đến hoạt động cung ứng tín dụng

ưu đãi cho hộ nghèo được liệt kê dưới đây

Bộ Lao động và Thương binh - Xã hội (Bộ LĐTBXH) xây dựng chuẩn nghèo và triển khai rà soát hộ nghèo Danh sách hộ nghèo do Ủy ban Nhân dân xã phê duyệt dựa trên kết quả rà soát nghèo là cơ sở xác định đối tượng cho vay, nói cách khác kết quả rà soát nghèo mang tính quyết định đối với khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ gia đình

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nguồn vốn cho vay Nguồn vốn cho vay theo quy định đến từ nhiều nguồn nhưng thực tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước

NHCSXH là tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm cung ứng tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và đối tượng chính sách thông qua cho vay trực tiếp hoặc ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức Chính trị - Xã hội7 NHCSXH cũng chịu trách nhiệm ban hành quy trình, thủ tục cho vay và hướng dẫn hoạt động của các tổ TTKVV

TTKVV do tổ chức Chính trị - Xã hội hoặc cộng đồng dân cư thành lập trên địa bàn hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân xã phê chuẩn Chức danh tổ trưởng TTKVV thường

do Chi hội trưởng các Hội/Đoàn tại từng thôn đảm nhiệm TTKVV chịu trách nhiệm bình xét cho vay đối với hộ nghèo, kết quả bình xét là căn cứ để NHCSXH xét duyệt cho vay Vai trò của các đơn vị/tổ chức liên quan trong từng công đoạn cung ứng vốn được xác định nhằm tìm hiểu các vấn đề có thể phát sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo, từ khâu xác định đối tượng vay vốn đến giải ngân vốn vay

2.3 Thị trường tín dụng nông thôn

Theo Stigliz và Hoff (1990), thị trường tín dụng nông thôn luôn tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin giữa bên cho vay và bên vay vốn Bất cân xứng thông tin là tình trạng một bên có nhiều thông tin hơn một hoặc một số bên còn lại trong một giao dịch Tình trạng trên tạo nên một số đặc tính riêng biệt của thị trường này gồm: i) tồn tại song song hai khu vực chính thức và phi chính thức với mức chênh lệch lãi suất rất lớn; ii) cơ chế giá (lãi suất)

có thể không làm cân bằng thị trường; iii) thị trường tín dụng bị phân mảnh; iv) số lượng cá

7 Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cơ sở trong đó mạnh nhất là Hội Phụ nữ

Trang 18

nhân cung vốn trong khu vực phi chính thức là hữu hạn; v) trong khu vực phi chính thức, giao dịch vốn thường gắn liền với các giao dịch khác; vi) các tổ chức tín dụng thường cho vay đối với cá nhân có tài sản là đất

Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam có thể chia thành ba khu vực gồm chính thức, bán chính thức và phi chính thức với những đặc tính khác biệt

Khu vực chính thức gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) Những tổ chức này do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép và quản lý Tín dụng chính thức thường được sử dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, tích trữ tài sản, chi tiêu dùng (nhưng không phải trường hợp khẩn cấp), một số ít trả nợ, đảo nợ Lãi suất cho vay tương đối thống nhất trong cùng loại hình tổ chức tín dụng, ví dụ tại thời điểm 01/04/2016 lãi suất cho vay trong hệ thống ngân hàng dao động từ 7-12%/năm8

Khu vực bán chính thức gồm nguồn cung từ các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội, các chương trình tín dụng mục tiêu của nhà nước Những tổ chức này được cấp phép hoạt động nhưng không do NHNN cấp phép và quản lý Khu vực bán chính thức chiếm

tỷ trọng rất thấp trên thị trường tín dụng Lãi suất cho vay tương đồng với lãi suất khu vực chính thức (Tuan, 2006 trích trong Nguyen Thi Thanh Huong, 2010, tr.22)

Khu vực phi chính thức gồm nguồn vốn từ người thân/bạn bè; hụi/họ giữa các cá nhân

có chung mối liên kết như những người bán hàng trong chợ ; tín dụng thương mại (mua chịu phân bón, thuốc trừ sâu ) do đại lý vật tư nông nghiệp cung ứng và tín dụng tư nhân hay còn gọi là “tín dụng đen”, “cho vay nặng lãi” Ngoại trừ tín dụng thương mại, tín dụng phi chính thức thường được sử dụng cho những trường hợp tiêu dùng cấp bách như y tế, lương thực thực phẩm Lãi suất khá cách biệt tùy theo khu vực và đối tượng cung cấp, dao động từ 36-240%/năm (Tuan, 2006 trích trong Nguyen Thi Thanh Huong, 2010, tr.23) Khu vực phi chính thức chiếm 20-25% thị phần tín dụng (Vũ Thị Hải Yến, 2014)

Khách hàng của ba thị trường cũng khác nhau Các tổ chức tín dụng tập trung vào phân khúc thu nhập trung bình Phân khúc thu nhập thấp và người nghèo chỉ có thể vay vốn tại khu vực phi chính thức, bán chính thức và tổ chức tín dụng duy nhất là NHCSXH (VBSP)

8 NHNN, thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần (từ 11-15/4/2016)

Trang 19

Hình 2.1: Phân đoạn nguồn cung ứng với thu nhập bên cầu

Nguồn: World Bank (2007, tr.61)

Lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn được sử dụng để nhận diện thực trạng cung tín dụng và cơ chế khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin tại hai khu vực chính thức và phi chính thức trên địa bàn

2.4 Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo

Hộ nghèo là một bộ phận của hộ gia đình nói chung do vậy tác giả sử dụng những nghiên cứu đi trước về tiếp cận tín dụng của hộ gia đình làm căn cứ xác định những nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo

Bảng 2.1: Các nhân tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Trình độ học vấn chủ hộ Cuong H Nguyen (2007), DERG (2011)

Vốn xã hội DERG (2011), V.Q.Duy et al (2012)

Tài sản thế chấp Barslund và Tarp (2008)

Thu nhập – công việc DERG (2011), Cuong H Nguyen (2007)

Quy mô hộ Cuong H Nguyen (2007), V.Q.Duy và đ.t.g (2012)

Giới tính Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011)

Tình trạng hôn nhân V.Q.Duy và đ.t.g (2012)

Khoảng cách tới ngân hàng Cuong H Nguyen (2007)

Lịch sử tín dụng Barslund và Tarp (2008)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 20

Kết quả của các nghiên cứu nói trên được sử dụng để xác định những thông tin về hộ gia đình cần thu thập gồm học vấn, thành viên hộ, số người phụ thuộc, thu nhập, tài sản thế chấp, thành viên hội, lịch sử tín dụng, quy mô khoản vay, lãi suất vay, thời hạn vay

2.5 Tộc người và định kiến tộc người

Khái niệm tộc người

Có nhiều tranh luận về việc phân định các tộc người nhưng nhìn chung có thể hiểu tộc người là những nhóm người có chung đặc điểm sinh học, nền văn hóa, cấu trúc xã hội và ngôn ngữ Khái niệm tộc người theo cách hiểu này tương đồng với việc phân chia các DT tại Việt Nam do đó trong những phân tích tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng lý thuyết về định kiến

tộc người để phân tích định kiến giữa các DT tại Việt Nam

Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định DTTS là DT có số dân ít hơn DT đa số DT đa số

là DT chiếm trên 50% tổng số dân cả nước DT Kinh chiếm khoảng 86%9 dân số cả nước do

đó là DT đa số và 53 DT còn lại trên lãnh thổ Việt Nam đều là DTTS

Tại địa bàn nghiên cứu, do những đặc điểm riêng nên tác giả chia DTTS thành hai nhóm gồm DTTS tại chỗ và DTTS di cư DTTS tại chỗ là những DT có nguồn gốc xuất thân tại Tây Nguyên như Jrai, Bahnar, Êđê DTTS di cư là những DT có nguồn gốc xuất thân từ các địa phương khác di cư về địa phương sinh sống như Tày, Thái, Nùng, Mường, Chăm, Sán Dìu, Sán Chay

Định kiến tộc người

Định kiến tộc người là những mặc định về một hoặc một số đặc tính nào đó của một tộc người, thường mang tính tiêu cực Định kiến tộc người bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các nhóm người và sự khác biệt nói trên không phù hợp với những chuẩn mực của những nhóm còn lại, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ sự khái quát hóa đặc tính của một vài cá nhân thành đặc điểm chung của toàn DT Link và Phelan (2001) chia định kiến tộc người thành

05 mức độ gồm i) dán nhãn; ii) mặc định giá trị; iii) phân biệt ranh giới giữa các tộc người; iv) phân chia vị thế xã hội; v) xác định văn hóa trội (Phạm Quỳnh Phương và đ.t.g, 2013) Việc tách bạch giữa các mức độ thường gặp khó khăn và chỉ mang tính tương đối nhưng có thể khái quát như dưới đây

9 Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

Trang 21

Dán nhãn: gắn một vài đặc điểm cho một nhóm người/DT cụ thể Các đặc điểm này

có thể xuất phát từ khác biệt về sinh học, văn hóa, tôn giáo, phương thức sản xuất, cách thức sinh hoạt hàng ngày

Mặc định giá trị: các đặc điểm đã được dán nhãn trở thành khuôn mẫu đánh giá đối với nhóm người bị dán nhãn, trở thành thuộc tính của nhóm người bị dán nhãn trong mắt nhóm người dán nhãn

Phân biệt ranh giới: tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm người/DT Hình thành sự phân biệt rõ nét giữa “ta” và “họ”

Phân chia vị thế xã hội: nhóm định kiến đặt mình lên địa vị cao hơn nhóm bị định kiến Nhóm bị định kiến cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực của nhóm định kiến dẫn đến tình trạng tự định kiến và chấp nhận thứ bậc địa vị một cách hiển nhiên

Xác định văn hóa trội: nhóm định kiến xác định sứ mạng lãnh đạo thuộc về nhóm người/DT mình

Hình 2.2: Khung tương tác định kiến

Nguồn: Tác giả vẽ lại theo Phạm Quỳnh Phương và đ.t.g (2013, tr.23)

Trang 22

Lý thuyết về định kiến được sử dụng để nhận diện sự tồn tại và ảnh hưởng của định kiến đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ DTTS thông qua quan sát thực tế, phân tích số liệu và làm căn cứ lập bảng khảo sát các cá nhân thuộc cả nhóm người định kiến lẫn người

bị định kiến, gồm chủ hộ, trẻ em, giáo viên, nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV

2.6 Thiết kế và thực hiện nghiên cứu

Đối với số liệu thứ cấp, tác giả đã liên hệ và xin số liệu tại tại phòng Lao động – Thương binh xã hội, phòng Dân tộc, phòng Nông nghiệp, Chi cục thống kê huyện, NHCSXH

và văn bản luật liên quan

Đối với số liệu sơ cấp tác giả thực hiện thu thập theo các bước sau đây

Xác định đối tượng khảo sát

Sử dụng chuẩn nghèo/cận nghèo về thu nhập giai đoạn 2016-2020, tác giả xác định đối tượng khảo sát bên cầu là hộ có thu nhập bình quân từ 01 triệu đồng/người/tháng trở xuống Tuy nhiên do chỉ là ước tính nên một số hộ có thu nhập ước tính vượt chuẩn nhưng

có sổ nghèo/cận nghèo hoặc được người dân nhận định là nghèo và thông qua hiện trạng tài sản, nhà ở khi đi khảo sát tác giả xác định đó là hộ nghèo thì vẫn coi là một mẫu khảo sát

Thiết kế bảng hỏi

Để lập bảng hỏi cho hộ gia đình, tác giả dựa vào cách thiết kế của các nghiên cứu Nguyễn Hồng Hạnh (2013), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), Mai Thị Xuân Trung (2012) Sau khi lập bảng hỏi sơ khởi, tác giả khảo sát sơ bộ 5 hộ, tham khảo thêm ý kiến của một số cán bộ thường xuyên tiếp xúc với người DTTS và chỉnh sửa bảng hỏi cho phù hợp

Để lập bảng hỏi dành cho nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV tác giả tham khảo nghiên cứu của Phạm Quỳnh Phương và đ.t.g (2013), quy chế cho vay các ngân hàng và ý kiến của nhân viên tín dụng về các tiêu chuẩn bình xét vay vốn Mục đích chính của bảng hỏi nhằm xác định định kiến có tồn tại và ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay không Đối tượng ban đầu khi lập bảng hỏi là người Kinh do đó khi khảo sát tổ trưởng DTTS tác giả bỏ bớt một số câu hỏi dành riêng nhưng cũng thu được kết quả chứng minh sự tồn tại đa chiều của định kiến

Trang 23

Tiến hành chọn mẫu

Đối với bên cầu, tác giả chọn địa bàn dựa vào hiểu biết về khu vực cư trú của các nhóm

DT, sau đó thông qua những cá nhân thông thạo địa bàn để xác định đối tượng khảo sát Một

số trường hợp tác giả nhờ chính những đối tượng đã khảo sát nhận dạng đối tượng phỏng vấn kế tiếp (phương pháp quả cầu tuyết) Để đảm bảo tính đại diện, tác giả cố gắng khảo sát đối tượng thuộc các thôn/làng ở những xã khác nhau nhiều nhất trong khả năng có thể, gồm

51 hộ gia đình, trong đó bao gồm 11 hộ DT Kinh, 19 hộ DTTS di cư (Tày, Thái, Nùng, Mường) và 24 hộ DTTS tại chỗ (Jrai, Bahnar) tại 17 thôn/làng thuộc 05 đơn vị hành chính cấp xã 10

Đối với bên cung, thông qua quan hệ sẵn có và được giới thiệu, tác giả tiến hành phỏng vấn 02 nhân viên tín dụng thuộc NHCSXH, 01 nhân viên tín dụng thuộc NHPTNT (đều là

DT Kinh) và 14 tổ trưởng TTKVV thuộc 06 đơn vị hành chính cấp xã 11

Tiến hành khảo sát

Tác giả trực tiếp đặt câu hỏi và ghi nhận vào bảng hỏi Với hộ gia đình tùy hoàn cảnh

có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ và thay đổi cách thức đặt câu hỏi để khai thác tối đa thông tin Thời gian khảo sát thông thường từ 30 - 60 phút/hộ, trường hợp cần thiết có thêm phiên dịch Để tìm hiểu sâu về một số vấn đề nhạy cảm như số tiền nợ thực tế hay tiêu cực trong quá trình bình xét hộ nghèo tác giả đã gặp gỡ một số hộ gia đình nhiều lần để tạo lập

sự tin tưởng Đối với nhân viên tín dụng và tổ trưởng TTKVV, thời gian phỏng vấn trung bình từ 15-30 phút/cá nhân

Ngoài ra tác giả còn tiến hành phỏng vấn những cá nhân liên quan bao gồm trưởng thôn, giáo viên, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ, cán bộ xóa đói giảm nghèo

Phân tích và xử lý dữ liệu

Với những tiêu chí có thể định lượng, tác giả thực hiện thống kê mô tả và so sánh giữa các nhóm hộ để có cái nhìn tổng quát về nền tảng chung cũng như sự khác biệt giữa các nhóm hộ Với mỗi luận điểm tác giả có thể chứng minh bằng một câu chuyện, trích dẫn câu trả lời của các cá nhân liên quan hoặc bảng biểu, biểu đồ xây dựng dựa trên mẫu khảo sát

10 Phụ lục 1: Cơ cấu phỏng vấn hộ gia đình

11 Phụ lục 2: Cơ cấu phỏng vấn tổ trưởng TTKVV

Trang 24

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Chương 3 cung cấp thông tin sơ bộ về địa bàn nghiên cứu bao gồm một số đặc điểm kinh tế - xã hội có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và đặc điểm cung cầu tín dụng trên địa bàn

3.1 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội 12

Huyện Phú Thiện nằm về phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, gồm 09 xã và 01 thị trấn (gọi chung là xã) Trong đó 02 xã thuộc vùng III với 08 làng đặc biệt khó khăn và 05 xã thuộc vùng II với 16 làng đặc biệt khó khăn Tổng dân số toàn huyện là 80.079 người với 16.693

hộ Có tất cả 15 DT cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 60% 13 Thu nhập bình quân năm

2015 khoảng 14,88 triệu đồng/người/năm14 (chỉ cao hơn một chút so với chuẩn cận nghèo giai đoạn 2016-2020 là 12 triệu đồng/người/năm)

Về sinh kế, 90% dân số huyện làm việc trong khu vực nông nghiệp 15 Cây trồng chủ lực của huyện bao gồm lúa, bắp, mía, mì với diện tích tự nhiên lần lượt xấp xỉ 6000 hecta,

4000 hecta, 2000 hecta, 1000 hecta và một số ít trồng điều, thuốc lá, xoài, hoa màu với tổng diện tích khoảng 500 hecta 16 Hầu hết các loại cây trồng chủ lực có thời gian sinh trưởng và phát triển trong vòng 01 năm như lúa 03 tháng, bắp 03 tháng, mía 10 tháng, mì 10 tháng Vật nuôi bao gồm bò, heo và dê là giống vật nuôi có thể tạo nguồn thu hàng năm nhưng sinh

kế hộ gia đình chủ yếu vẫn là trồng trọt Thời gian sinh trưởng và phát triển của các cây trồng, vật nuôi là khác nhau do đó nhu cầu vốn sản xuất cũng khác nhau cả về lượng vốn cũng như kỳ hạn nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn (trừ trường hợp đầu tư ban đầu như mua ruộng rẫy hoặc mua bò sinh sản )

Về giáo dục, toàn huyện có 17 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở (THCS) phủ khắp 10/10 xã và 02 trường trung học phổ thông (THPT) Số lượng học sinh ba cấp lần lượt

là 8677, 5184 và 1986 em17 Mặc dù so sánh số lượng học sinh ba cấp trong cùng thời điểm

là không hợp lý do dân số luôn có xu hướng tăng, nhưng có khả năng tồn tại lý do khác dẫn

12 Phụ lục 3: Phân bố hộ DTTS, ngân hàng, trường DT bán trú/nội trú huyện Phú Thiện và Phụ lục 4: Tỷ lệ hộ DTTS và tỷ lệ hộ nghèo từng xã thuộc huyện Phú Thiện

13 Tác giả tính toán dựa trên số liệu Phòng DT huyện Phú Thiện (2015)

14 Niên giám thống kê huyện Phú Thiện (2015)

15 Phòng Nông nghiệp huyện Phú Thiện (2015)

16 Phòng Nông nghiệp huyện Phú Thiện (2015)

17 Niên giám thống kê huyện Phú Thiện (2015)

Trang 25

đến sự chênh lệch lớn giữa lượng học sinh các cấp đó là tình trạng bỏ học giữa chừng Một vài chỉ tiêu đáng lưu ý khác gồm tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi là 79,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên tổng số dự thi là 62,6%18 Có thể thấy giáo dục vẫn đang vấn đề nan giải

Về truyền thông và liên lạc, số lượng thuê bao di động và internet năm 2014 lần lượt

là 11.336 và 1.435 thuê bao (chỉ bằng 14,2% và 1,8% dân số huyện)19 Tuy là huyện miền núi với 60% là người DTTS nhưng các bản tin của đài truyền hình huyện đa phần vẫn phát bằng tiếng phổ thông với số lượng giờ phát sóng tiếng Kinh và tiếng DTTS tương ứng gồm 1.049,5 và 228 giờ 20 Những số liệu trên phần nào phản ánh tình trạng hạn chế tiếp cận thông tin, đặc biệt đối với người DTTS

3.2 Nguồn cung tín dụng trên địa bàn

từ 6,6-9%/năm Hiện NHCSXH đang triển khai khoảng 20 chương trình vay vốn, mỗi chương trình đều có hạn mức cho vay tối đa từ 08 đến 100 triệu đồng, trong đó phổ biến là

50 triệu đồng (từ 2015 trở về trước chủ yếu là 30 triệu đồng), dành cho những đối tượng cụ thể như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó Giai đoạn từ 2011-

2015, NHCSXH huyện cho vay tổng cộng 7.730 lượt khách hàng với tổng doanh số cho vay 138.325 triệu đồng, trong đó có 2.929 lượt hộ nghèo với doanh số 53.937 triệu đồng 21 Mô hình sàng lọc và quản lý khách hàng vay thông qua các TTKVV có điểm mạnh là khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin vì tổ trưởng TTKVV sinh sống trong cùng địa bàn hẹp (thôn/làng) với hộ vay nên nắm rõ thông tin về hộ vay, dễ dàng kiểm tra việc sử dụng vốn cũng như đốc thúc hộ vay trả nợ 22

18 Niên giám thống kê huyện Phú Thiện (2015)

19 Niên giám thống kê huyện Phú Thiện (2015)

20 Niên giám thống kê huyện Phú Thiện (2015)

21 Phụ lục 5: Một số chương trình cho vay phổ biến giai đoạn 2011-2015 tại NHCSXH huyện Phú Thiện

22 Phụ luc 6: Mô hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH

Trang 26

NHPTNT thiên về các khoản vay thương mại vì mục tiêu lợi nhuận Tại thời điểm 31/6/2014 số khách hàng vay vốn hiện hữu tại NHPTNT khoảng 3.900 khách, dư nợ phổ biến 50 triệu đồng/hồ sơ, dư nợ trung bình 73 triệu đồng/hồ sơ23 Lãi suất cho vay tại thời điểm 31/3/2016 là 11,4 - 13%/năm Để khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin, tài sản thế chấp là yêu cầu bắt buộc Mới đây NHPTNT cũng áp dụng mô hình cho vay liên kết tổ chức hội của NHCSXH tuy nhiên vai trò sàng lọc không rõ nét như tổ trưởng NHCSXH mà chỉ là giới thiệu và hoàn chỉnh hồ sơ cho khách hàng Tuy không có số liệu chính thức về số lượng hộ nghèo được vay tại NHPTNT nhưng trong bối cảnh NHPTNT độc quyền có nhiều

sự lựa chọn và đa phần hộ nghèo không có tài sản thế chấp, tác giả suy đoán rằng tỷ lệ hộ nghèo vay vốn tại NHPTNT là không đáng kể

Tín dụng bán chính thức

Cung tín dụng bán chính thức rất eo hẹp Một số tổ chức Chính trị - Xã hội cho vay ủy thác thông qua NHCSXH nhưng nguồn vốn chỉ khoảng 200 triệu mỗi quỹ 24 Ở một số thôn các Chi hội Phụ nữ tạo nguồn vốn riêng bằng vốn góp của các thành viên với mức góp 300.000 đồng/người Hoặc như thôn King Piêng xã Chư A Thai hội viên không góp tiền mà Chi hội nhận đi làm công (làm cỏ, gọt mì ) lấy tiền gây quỹ, đây là hình thức khá hay trong trường hợp hội viên không có khả năng đóng góp bằng tiền Tuy nhiên số vốn các quỹ Chi hội rất nhỏ chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu một quỹ với lãi suất phổ biến là 2%/tháng

23 Tác giả tính toán từ số liệu tại thời điểm 30/6/2014 của NHPTNT Phú Thiện

24 NHCSXH huyện Phú Thiện (2015)

Trang 27

rất cao, từ 2%- 15%/tháng (phổ biến là 3-7%/tháng)25, tín dụng phi chính thức thường để lại

hệ lụy không hề nhỏ, đặc biệt với hộ DTTS mà tác giả sẽ phân tích ở những phần tiếp theo

3.3 Một số đặc điểm hộ dân tộc thiểu số 26

Về cơ bản có thể chia 15 DT trên địa bàn thành ba nhóm Nhóm thứ nhất là DT Kinh chiếm 40.08% dân số Nhóm thứ hai là DTTS tại chỗ bao gồm người Jrai chiếm 48.74%, người Bahnar chiếm 1.35% dân số Nhóm thứ ba là DTTS di cư gồm Tày, Thái, Nùng, Mường chiếm tổng cộng 9,83% dân số27 Tính trên cả nước người Kinh là nhóm đa số nhưng xét trong địa bàn nghiên cứu nhóm DTTS tại chỗ mới là nhóm đa số

Một số đặc điểm của dân tộc thiểu số tại chỗ

DTTS tại chỗ có đặc điểm sinh học, ngôn ngữ, văn hóa và sinh hoạt đặc trưng rất dễ nhận dạng Nước da ngăm đen là đặc điểm dễ thấy nhất của người DTTS tại chỗ Đa phần

hộ gia đình giữ truyền thống ở nhà sàn, tích trữ củi hoặc nuôi gia súc dưới gầm sàn Người Jrai và Bahnar đều theo chế độ mẫu hệ và có tập tục cúng Giàng (trời) cùng các thần linh, người trong cùng gia đình khi mất đều được chôn chung trong một huyệt Một số họ phổ biến của người Jrai bao gồm Kpă, Ksor, Rmah Người Bahnar một số lấy họ Đinh, đa phần không có họ mà gọi theo giới tính, con trai là A, con gái là Y Tên được đặt theo ngôn ngữ của mỗi DT như Rthy, Bair, Dji 28 Nhưng nhìn chung cách viết và phát âm mang nét riêng của người Tây Nguyên Từ những đặc trưng kể trên, đặc biệt về đặc điểm sinh học, tên gọi

và cách phát âm, nhà ở rất dễ để nhận ra một cá nhân thuộc nhóm DTTS tại chỗ

Có sự khác biệt trong tục lệ về đất đai giữa người Jrai và Bahnar Đối với người Jrai, mỗi gia đình phát hoang được bao nhiêu thì được sở hữu bấy nhiêu đất, khi con gái đi lấy chồng bố mẹ sẽ cắt đất chia Riêng người Bahnar quan niệm đất đai thuộc sở hữu chung của làng Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng ra ở riêng thì làng có trách nhiệm chia đất Làng của người Jrai và Bahnar là một đơn vị xã hội hoàn chỉnh và độc lập, mang tính cộng đồng rất cao Mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đến khi lớn lên đều gắn liền với làng, các thế hệ nối tiếp sinh sống quây quần trong cùng một ngôi làng nên người dân rất hiếm khi rời bỏ làng

25 Khảo sát của tác giả

26 Phụ lục 7: Đặc điểm nhận dạng nhóm hộ theo DT và Phụ lục 8: Đặc điểm nhà ở nhóm hộ theo DT

27 Tác giả tính toán từ nguồn số liệu của phòng DT huyện Phú Thiện

28 Tên được lấy trong mẫu khảo sát của tác giả

Trang 28

Một số đặc điểm của dân tộc thiểu số di cư

DTTS di cư trên địa bàn chủ yếu là các DT miền núi phía Bắc DTTS di cư và DT Kinh có khá nhiều nét tương đồng Tương tự người Kinh, những hộ DTTS di cư đầu tiên đến Tây Nguyên theo chính sách di dân lập vùng kinh tế mới của Chính phủ Nhóm DTTS

di cư khi chuyển đến Tây Nguyên sinh sống đều học theo cách xây dựng nhà cửa, ăn mặc của người DT Kinh Nhóm DTTS di cư cũng có đặc điểm nhân dạng khá tương đồng DT Kinh và khả năng nói tiếng phổ thông tốt hơn nhiều so với người DT bản xứ Cách đặt tên của nhóm DTTS di cư cũng giống người Kinh như Phúc, Thủy, Chiếu29 Riêng họ mang đặc trưng của mỗi DT, ví dụ họ Lương, Vi của người Thái; họ Hoàng, Nông của người Tày Nhưng nhìn chung cách viết và phát âm tên họ tương tự người Kinh Chính vì vậy nhóm DTTS di cư được đánh giá là “giống với người Kinh”, thông qua tiếp xúc thông thường không dễ phân biệt được một cá nhân thuộc nhóm DT Kinh hay DTTS di cư

Về đất đai, những hộ DTTS di cư và DT Kinh định cư trước năm 1993 một số được nhà nước cấp đất, một số tự khai hoang; những định cư sau năm 1993 đều mua lại đất từ những hộ gia đình DTTS tại chỗ

Khác biệt trong đặc điểm sinh học, lối sống, văn hóa giữa các cộng đồng người là cơ

sở cho định kiến tộc người; tục lệ/nguồn gốc hình thành đất đai ảnh hưởng đến mức độ sở hữu sổ đỏ của hộ DTTS mà tác giả sẽ phân tích kỹ hơn trong những phần tiếp theo

29 Tên được lấy trong mẫu khảo sát của tác giả

Trang 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 bao gồm những phát hiện từ nghiên cứu của tác giả để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu i) về những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo nói chung

và câu hỏi ii) về những nhân tố dẫn đến chênh lệch trong tiếp cận tín dụng giữa hai nhóm

hộ nghèo DTTS và DT Kinh

Từ kết quả khảo sát có thể khái quát đặc điểm 3 nhóm hộ trong mẫu như dưới đây

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát phân theo nhóm dân tộc

Chỉ tiêu Kinh DTTS di cư DTTS tại chỗ

Thu nhập trung bình năm 2015 (trđ/người) 10.448,4 5.930,4 4426,8

Trình độ giáo dục phổ biến Chưa hết cấp 3 Chưa hết cấp 2 Không biết chữ

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Dễ dàng nhận thấy nhóm DT Kinh là nhóm có ưu thế vượt trội so với hai nhóm còn lại, tiếp theo là nhóm DTTS di cư và thiệt thòi nhất là DTTS tại chỗ DTTS tại chỗ thua thiệt

so với hai nhóm DT còn lại trên mọi phương diện, cụ thể thu nhập trung bình thấp nhất nhưng tỷ lệ được cấp sổ hộ nghèo cũng thấp nhất, trình độ học vấn thấp nhất, số người phụ thuộc đông nhất, vốn xã hội (tham gia tổ chức hội) ít nhất, tỷ lệ hộ được vay lẫn số tiền được vay đều thấp nhất

Trang 30

Kết hợp kết quả khảo sát bên cầu, bên cung, các cá nhân liên quan cùng với nghiên cứu văn bản pháp luật và phân tích số liệu thứ cấp, tác giả sẽ lần lượt trả lời câu hỏi nghiên cứu số một và hai dưới đây

4.1 Những nhân tố chi phối khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo

4.1.1 Quy định ràng buộc cung tài chính vi mô

Quy định hạn chế hoạt động đối với TC TCVM và QTDND

Theo Hoàng Văn Thành (2012, tr.16-33) rào cản gia nhập ngành, giới hạn phạm vi hoạt động và hạn chế về nghiệp vụ khiến hệ thống TC TCVM không thể phát triển Luật Tổ chức tín dụng 2010 đã có hiệu lực được 06 năm nhưng tới nay vẫn chưa có hệ thống văn bản dưới luật quy định điều kiện thành lập và hoạt động của TC TCVM mà vẫn áp dụng Nghị định 28/2005/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mô nhỏ - tiền thân của TC TCVM Các chủ thể được thành lập tổ chức Tài chính quy mô nhỏ chỉ gồm các

tổ chức Hội 30 và tổ chức Phi chính phủ, các cá nhân/tổ chức khác chỉ có thể tham gia góp vốn Do vậy việc thành lập tổ chức mới rất khó khăn và tín dụng thường chỉ mang tính chính sách xã hội Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ chỉ được hoạt động trong phạm vi thành phố/tỉnh mình đóng chân, chỉ được công nhận là tổ chức tín dụng và thực hiện đầy đủ nghiệp vụ của

TC TCVM khi đã làm thủ tục chuyển đổi sang TC TCVM Trường hợp không chuyển đổi,

tổ chức tài chính quy mô nhỏ không được huy động tiết kiệm để cho vay và phải chịu một

số ràng buộc về lãi suất, phí dịch vụ Tuy nhiên chi phí cơ hội của việc chuyển đổi quá lớn (mất nguồn vốn tài trợ, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức ) khiến các tổ chức này không có động cơ chuyển đổi, đồng nghĩa với không thể mở rộng hoạt động QTDND hoạt động theo mô hình hợp tác xã, do các thành viên góp vốn thành lập Địa bàn hoạt động của QTDND rất hạn hẹp, chỉ trong phạm vi xã/phường mình đóng chân Nếu muốn hoạt động liên xã cần phải đáp ứng tới 10 tiêu chuẩn31 khiến việc mở rộng địa bàn rất khó khăn Ở cả hai chức năng chính gồm huy động và cho vay, QTDND đều bị hạn chế Đối với khách hàng không phải thành viên quỹ, QTDND chỉ được cho vay không vượt quá số tiền gửi tại quỹ của chính khách hàng đó hoặc cho vay đối với hộ có tên trong danh sách hộ nghèo của xã/phường Ở chức năng huy động, vốn từ thành viên phải chiếm tối thiểu 50%

30 Tổ chức chính trị xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội

31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN, Điều 8

Trang 31

tổng mức huy động Trong khi đa phần hội viên tham gia quỹ với mục tiêu được vay vốn tại quỹ, nghĩa là không có nhiều tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, quy định này đã hạn chế khả năng huy động vốn ngoài thành viên Những ràng buộc về địa bàn hoạt động, huy động vốn và cho vay khiến hệ thống QTDND khó có thể cung ứng tín dụng trên diện rộng

Áp trần lãi suất cho vay khiến thị trường biến dạng

Cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2011 đã đội lãi suất cho vay lên cao Cuối năm 2011, lãi suất cho vay VND lên tới 22%/năm (Bùi Thị Phương Thảo và Trần Thị Quế Giang, 2013, tr.7) khiến nhiều chủ thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Đây chính là tiền đề cho quy định

áp trần lãi suất cho vay đối với 04 nhóm ưu tiên (sau này là 05 nhóm) trong đó có cho vay nông nghiệp32 ra đời vào năm 2012 Mặc dù cuộc đua lãi suất đã chấm dứt từ lâu nhưng trần lãi suất vẫn chưa được gỡ bỏ

Tới tháng 4/2016, trần lãi suất cho vay 05 nhóm ưu tiên đối với ngân hàng là 7%/năm, với hệ thống QTDND và TC TCVM là 8%/năm33 Trong khi đó lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường của hai hệ thống này lần lượt là 7,8%-9%/năm34 và 12%-14%/năm35, cao hơn hẳn trần lãi suất cho khu vực ưu tiên Trần lãi suất áp dụng cho một phần của nền kinh tế (05 nhóm ưu tiên) có thể hình dung giống như việc “nắn dòng” khiến nguồn vốn chảy từ khu vực bị áp chế sang thị trường tự do nơi giá cả của vốn phản ánh đúng cung cầu thị trường

Hệ quả tất yếu là lượng cung trên thị trường bị áp chế giảm dẫn đến một số hộ vay bị đẩy ra khỏi thị trường, đi ngược lại với mục đích tăng khả năng tiếp cận vốn 36

32 Thông tư 14/2012/TT-NHNN, Điều 1

33 Quyết định 2714/QĐ-NHNN (áp dụng từ ngày 29/10/2014), Điều 1

34 NHNN, Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần (Từ 11-15/4/2016)

35 Tác giả tổng hợp từ các QTDND trên địa bàn tỉnh Gia Lai

36 Phụ lục 9: Tác động của chính sách áp giá trần (trần lãi suất)

Trang 32

Hộp 4.1: Phát biểu về chính sách áp trần lãi suất

4.1.2 Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động theo mô hình bao cấp

Như đã nêu nguồn vốn cho vay của NHCSXH chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên khá hạn hẹp và mang tính phân bổ cho từng thôn theo từng lần rót vốn chứ không theo nhu cầu thực tế của các tổ viên Vì vậy mỗi đợt giải ngân sẽ chỉ có một số hộ được vay, những hộ còn lại phải chờ lần phân bổ kế tiếp

Một số chương trình cho vay phổ biến tại NHCSXH từ 2015 trở về trước có hạn mức

30 triệu đồng, hiện nay tăng lên 50 triệu đồng Theo khảo sát, nhu cầu thực tế của các hộ nằm trong khoảng từ 20-50 triệu đồng/hộ, mức trung bình 40 triệu đồng/hộ, như vậy hạn mức tối đa hiện nay không phải là vấn đề đối với hộ được vay Vấn đề ở chỗ mức cho vay thực tế của tất cả các chương trình thường rất thấp, không dựa trên nhu cầu sử dụng vốn Đơn cử mức giải ngân trung bình của chương trình cho vay hộ nghèo chỉ là 13 triệu đồng/hồ

sơ, mức cho vay phổ biến là 10 triệu đồng/hồ sơ37 Mỗi hộ có thể vay nhiều hồ sơ ứng với những chương trình khác nhau và được giải ngân ở những thời điểm khác nhau nhưng tổng mức cho vay vẫn ở mức thấp Tổng mức cho vay bình quân đối với 03 nhóm hộ Kinh, DTTS

di cư và DTTS tại chỗ lần lượt chỉ là 20.7 triệu đồng, 19.3 triệu đồng và 16.5 triệu đồng38 Trong khi đó chi phí sản xuất đối với 01 hecta mì (diện tích trồng mì phổ biến của hộ gia đình) giao động trong khoảng 25-35 triệu đồng chưa tính tiền giống, chi phí mua đất

37 Tác giả tính toán từ số liệu tại thời điểm 31/12/2014 của NHCSXH Phú Thiện

38 Tác giả tính toán từ số liệu tại thời điểm 30/6/2014 của NHCSXH huyện Phú Thiện

“Tổng chi phí huy động sau khi tính toán các khoản trích lập theo yêu cầu đã là 8,4%/năm trong khi lãi suất cho vay nhóm lĩnh vực ưu tiên chỉ 8%/năm, cho vay lúa gạo 7%/năm sao ngân hàng cho vay được? Chính sách định hướng là để ngân hàng phát triển nhưng động lực kinh tế không có nên ngân hàng phải có sự cân nhắc chứ không thể nào kinh doanh mà không tính bài

toán hiệu quả Ngân hàng đâu có làm từ thiện”- Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB –

phát biểu tại buổi làm việc giữa đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với NHNN TP.HCM và các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày 12/5/2014

Nguồn: nhom-linh-vuc-uu-tien/607053.html

Trang 33

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140512/ngan-hang-khong-man-ma-cho-vay-5-trong khoảng 30-40 triệu đồng/sào, chi phí mua bò sinh sản khoảng 20-30 triệu đồng/con39 Như vậy tổng mức vốn cho vay chỉ đáp ứng được xấp xỉ 50% so với nhu cầu thực tế Thêm vào đó tiền vay được giải ngân theo nhiều chương trình khác nhau ở những thời điểm khác nhau khiến số tiền vay bị “chia nhỏ” Phương án sản xuất của các hộ nghèo bị hạn chế khiến phải chuyển đổi mục đích sử dụng vốn vay hoặc thu hẹp sản xuất so với dự định

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do nguồn vốn cho vay bị giới hạn, nhiều hộ cùng có nhu cầu vay trong khi lượng vốn phân bổ về ít dẫn đến số vốn phải chia nhỏ Mặt khác nhân viên tín dụng/tổ trưởng TTKVV lo sợ hộ vay, đặc biệt hộ DTTS tại chỗ không biết sử dụng vốn hiệu quả, do đó hạn chế lượng tiền vay đối với mỗi hộ gia đình

Hộp 4.2: Phát biểu về số tiền vay trung bình tại NHCSXH

Tuy nhiên nhu cầu vốn được tính dựa trên chi phí sản xuất tại địa phương nên chỉ mang tính đặc thù riêng cho địa bàn nghiên cứu Tại các địa phương khác chi phí sản xuất sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình sinh kế, do vậy hạn mức tối đa 50 triệu đồng có thể không phải

là cản trở tại địa bàn nghiên cứu nhưng cũng có thể là vấn đề tại những địa phương khác Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng bị bó buộc không phát triển, vốn ngân sách (thông qua NHCSXH) là nguồn cung chính thức duy nhất đối với hộ nghèo tại địa bàn Điều này vừa gia tăng gánh nặng lên ngân sách nhà nước vừa gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, thể hiện rõ nét ở việc rất nhiều hộ gia đình phải quay sang thị trường phi chính thức và phần lớn các khoản vay từ khu vực này không phục vụ cho những nhu cầu chi tiêu cấp bách mà phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm mua ruộng rẫy, tiền phân bón, tiền cày

39 Phụ lục 10: Chi phí sản xuất một số cây trồng chủ lực

“ nông dân trong diện đối tượng chỉ được vay vốn bình quân là 20 triệu đồng chứ không

phải là 50 triệu đồng Bà con rất khó khăn, họ muốn có vốn để làm kinh tế nhưng lại không được

vay tiền nên nguồn lực không có, mỗi lần xuống các xã cho vay vốn cứ như ngày hội” – Lại Xuân

Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – phát biểu tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với NHCSXH ngày 16/6/2016

Nguồn: the-khac-gi-danh-do-dan-20160617063404336.htm

Trang 34

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-lam-chinh-sach-Hộp 4.3: Nông nô thời hiện đại

4.1.3 Quy trình rà soát nghèo tồn tại nhiều bất cập

Điều kiện vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH là phải nằm trong danh sách hộ nghèo của

Ủy ban nhân dân xã, do đó chứng nhận hộ nghèo trở thành “tấm vé” để được vay vốn Tuy nhiên qua khảo sát tác giả phát hiện nhiều hộ gia đình thực sự nghèo nhưng bị loại ra khỏi danh sách hộ nghèo, đồng nghĩa với việc không thể tiếp cận tín dụng chính thức

Gia đình Sara* là người Jrai, theo truyền thống chỉ quen trồng lúa nương năng suất thấp Với mong muốn cải thiện thu nhập, ma (bố) mí (mẹ) Sara chuyển sang trồng mì cao sản và bỏ phân như người Kinh vẫn làm Trong 02 năm từ 2001 đến 2002 ma mí Sara mua nợ phân để bón cho 01 hecta mì với giá trị quy ra tiền khoảng 10 triệu đồng với lãi suất 7%/tháng Tới mùa thu hoạch, ma Sara chở hết số mì thu được đi trả nợ nhưng cũng chỉ đủ trả một phần tiền lãi Những mùa mì tiếp theo tình hình vẫn không thay đổi Lãi mẹ đẻ lãi con, tới năm 2014 từ số tiền gốc 10 triệu đồng ban đầu, tổng số nợ ma Sara phải trả đã lên tới 185 triệu đồng Chủ nợ siết 01 hecta rẫy tính giá 60 triệu đồng, ma Sara vẫn còn nợ 125 triệu đồng Không còn tài sản, cả gia đình gồm

07 người phải rời làng chuyển vào rẫy của chủ nợ (cũng là đất siết nợ của một hộ gia đình khác)

để làm công trả nợ trong vòng 4 năm Ma mí Sara được giao đàn bò gồm 30 con và 1,5 hecta lúa Mỗi tháng nhà Sara chỉ được chủ nợ cấp cho 01 bao gạo để ăn Thu nhập duy nhất của gia đình đến từ việc lượm phân bò đi bán, được khoảng 500 ngàn đồng mỗi tháng Sara năm nay đang học lớp 06, đã từng bỏ học 02 tháng đi cạo mì lấy tiền mua quần áo Được giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng tới tận nhà vận động em mới quay trở lại trường, tuy nhiên với tình cảnh hiện tại nguy cơ Sara tiếp tục bỏ học là điều khó tránh khỏi Em trai Sara đang học lớp 04, mặc dù rất thích đi học nhưng phải nghỉ ở nhà phụ giúp mí trông coi đàn bò Mặc dù trong tình trạng cùng quẫn, gia đình Sara vẫn không nằm trong danh sách hộ nghèo vì một số lý do sẽ được tác giả phân tích tại phần 4.2.1

Gia đình Sara là một ví dụ điển hình và là cái kết nhìn thấy trước cho rất nhiều hộ DTTS khi rơi vào vòng xoáy tín dụng đen Hầu hết hoa lợi từ nông nghiệp được sử dụng để trả nợ và người DTTS lại phải tiếp tục vay mượn, nợ chồng lên nợ Thông qua các khoản cho vay nặng lãi những chủ nợ dần dần thâu tóm hết đất đai, nương rẫy và biến những người nông dân trước kia trở thành người làm công trên chính mảnh đất của mình

Nguồn: khảo sát của tác giả trong tháng 3/2016

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Trang 35

Bảng 4.2: So sánh thu nhập ước tính 40 hai nhóm hộ theo kết quả bình xét nghèo

Đơn vị: triệu đồng/người/năm

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Có thể thấy chênh lệch giữa thu nhập trung bình của nhóm không được cấp sổ hộ nghèo và nhóm được cấp sổ chỉ khoảng 01 triệu đồng/năm và vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn 12 triệu đồng/người/năm Vậy lí do khiến những hộ thực sự nghèo nhưng vẫn không được bình xét là gì? Dựa trên phỏng vấn sâu hộ gia đình, Chi hội trưởng hội phụ nữ và trưởng thôn tác giả phát hiện có ba vấn đề chính sẽ được trình bày dưới đây

Số lượng hộ nghèo được điều chỉnh nhằm đạt thành tích giảm nghèo

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (áp dụng cho đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh) quy định tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn là từ 7% trở xuống đối với khu vực Tây Nguyên41 09/10 xã chưa đáp ứng và do đó giảm nghèo là yêu cầu bắt buộc để đạt tiêu chí Cách thức giảm nghèo rất đơn giản, đó là điều chỉnh về mặt số liệu Tuy nhiên tốc độ “giảm nghèo” của mỗi xã tùy thuộc vào ý chí của bộ máy hành chính cấp xã Cụ thể xã A42đề ra tiêu chí mỗi năm phải giảm nghèo 3% và để đạt mục tiêu, số lượng hộ nghèo sẽ được giới hạn và phân bổ cho các thôn Trong khi sinh kế và thu nhập của các hộ gia đình không đổi thì số hộ giảm nghèo của mỗi thôn về thực chất chỉ là loại bỏ ra khỏi danh sách xét duyệt để vừa vặn với số lượng được phân bổ Theo nhận định của Chi hội trưởng hội phụ nữ thôn X thuộc xã

A, phải tới 40/80 hộ DTTS tại thôn thuộc diện nghèo nhưng thực tế chỉ 16 hộ được cấp sổ

hộ nghèo do chạy theo thành tích giảm nghèo

40 Do đặc tính không ổn định và mức độ chênh lệch rất lớn trong chất lượng đất, nguồn nước, phương thức canh tác nên rất khó để tính toán chính xác thu nhập hộ gia đình, đặc biệt là thu nhập của các hộ DTTS tại chỗ Chính vì vậy thu nhập chỉ là ước tính dựa trên diện tích gieo trồng, loại cây trồng của các hộ gia đình

41 Quyết định 491/QĐ-TTg

42 Tên xã, thôn đã được đổi

Trang 36

Đây không phải là trường hợp cá biệt mà hiện diện ở nhiều địa phương trên cả nước, một số nơi đã được phản ánh trên báo chí như xã An Ninh, Bình Lục, Hà Nam (Nông Nghiệp Việt Nam, 2013) hoặc xã Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh (VTC14, 2014) với tên gọi chung cho các hộ gia đình trong hoàn cảnh này là “Bi kịch không được nghèo”.

Bộ tiêu chuẩn bình xét nghèo thiếu hợp lý

Bộ tiêu chuẩn nghèo đa chiều do Bộ LĐTBXH ban hành gồm phần B1 ước tính thu nhập và B2 xác định các nhu cầu xã hội cơ bản 43 Trong đó Phần B1 có 13 chỉ tiêu 44, mỗi chỉ tiêu được chia ra thành nhiều nấc với mức điểm khác nhau Phần B2 gồm 5 chỉ tiêu 45, mỗi chỉ tiêu chỉ gồm 2 mức điểm 0 hoặc 10 Tổng điểm B1 nhỏ hơn 110 điểm hoặc tổng điểm B1 từ 110-135 và tổng điểm B2 từ 30 trở lên sẽ được xếp vào diện nghèo Tuy nhiên khoảng cách phân chia để chấm điểm trong cùng tiêu chuẩn và giữa các tiêu chuẩn chưa hợp

lý ảnh hưởng đến việc nhận diện hộ nghèo Ví dụ trong tiêu chuẩn “Tài sản chủ yếu” một chiếc xe máy dù trị giá 01 triệu đồng hay 100 triệu đồng đều được tính 25 điểm Nếu đem

so sánh với tiêu chí về “Đất đai” sẽ càng bất hợp lý khi hộ gia đình quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000 - 5000 m2 (giá trị đất từ 30-150 triệu đồng chưa tính hoa lợi đem lại

từ cây trồng) lại chỉ được 05 điểm Khi phỏng vấn cán bộ giảm nghèo xã và trưởng thôn, những người trực tiếp tham gia vào quá trình bình xét hộ nghèo, tác giả cũng nhận được phản hồi về những điểm bất hợp lý nói trên trong bộ tiêu chuẩn bình xét nghèo Một điểm

bất hợp lý khác đó là không xem xét đến nguồn gốc hình thành tài sản Hộ gia đình đang có

thu nhập ở mức nghèo và không có đất sản xuất/không có phương tiện đi lại nếu vay mượn

để mua đất canh tác hoặc mua xe máy cũ, mặc dù thu nhập chưa đổi nhưng tài sản đã tăng lên, do đó được cộng thêm điểm và có khả năng không thuộc diện nghèo

43 Phụ lục 11: Phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo

44 Gồm: số nhân khẩu, số người phụ thuộc, bằng cấp cao nhất, việc làm phi nông nghiệp, lương hưu, vật liệu nhà ở, diện tích ở bình quân đầu người, tiêu thụ điện bình quân tháng, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, tài sản chủ yếu, đất đai, chăn nuôi

45 Gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin

Trang 37

Thiếu cơ chế kiểm soát dẫn đến hành vi lạm quyền

Quy trình rà soát hộ nghèo được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây

Sơ đồ 4.1: Quy trình rà soát hộ nghèo

Phiếu A: Phiếu nhận dạng nhanh hộ gia đình

Nguồn: Tác giả vẽ lại và bổ sung từ công văn hướng dẫn điều tra hộ nghèo của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện

B1: LẬP DANH SÁCH HỘ KHẢO SÁT Thực hiện: Ban chỉ đạo giảm nghèo xã + Trưởng thôn

Thực hiện: điều tra viên (trưởng thôn, Chi hội

trưởng Hội Nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên )

B3 TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ

Thực hiện: trưởng thôn

B4 HỌP BÌNH XÉT Thực hiện: trưởng thôn chủ trì, thành phần tham

dự gồm các ban ngành đoàn thể và ít nhất 50% đại

diện hộ gia đình trong thôn

Không nghèo

Trang 38

Theo quy định, mỗi bước trong quá trình rà soát đều có nhiều cá nhân tham gia nhưng nhìn chung trưởng thôn vẫn là người chịu trách nhiệm chính Tuy nhiên không có quy định

về giám sát quá trình thực hiện mà chỉ có thẩm định và phúc tra khi nhận thấy kết quả bình xét chưa phù hợp Trách nhiệm này lại không thuộc cấp xã (Ban chỉ đạo giảm nghèo xã) mà thuộc cấp huyện (Phòng LĐTBXH) 46 Trong khi cán bộ huyện không thể nắm rõ tình hình từng xã bằng chính cán bộ xã và áp lực nộp báo cáo đúng hạn trong thời gian ngắn khiến việc thẩm định và phúc tra sau rà soát chỉ mang tính đại diện Chính kẽ hở trong quy định

đã tạo điều kiện cho việc lạm quyền của một số cá nhân trong việc đưa ai vào và bỏ ai ra khỏi danh sách hộ nghèo

Ở những thôn chủ yếu người DTTS tại chỗ sinh sống, các bước rà soát hộ nghèo thường tiến hành lỏng lẻo Có thôn trưởng thôn kiêm nhiệm nhiều chức vụ, cũng có thôn tổ điều tra chỉ gồm một cá nhân là trưởng thôn Về phía hộ gia đình, không biết tiêu chuẩn xét duyệt cộng với tâm lý e dè ngại bày tỏ ý kiến, sợ cán bộ nhà nước khiến nhiều hộ DTTS tại chỗ mặc dù không hài lòng với kết quả bình xét cũng thường im lặng Nếu muốn khiếu nại các

hộ gia đình cũng không biết khiếu nại với ai Gia đình Sara trong tình huống “Nông nô thời hiện đại” cũng là ví dụ cho tình trạng này

46 Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH, Điều 5

Trang 39

Hộp 4.4: Trả tiền để được “nghèo”

4.1.4 Mức độ sở hữu sổ đỏ thấp

Hầu hết các ngân hàng (ngoại trừ NHCSXH) đều yêu cầu tài sản thế chấp như một hình thức khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin và tài sản thế chấp được ưa chuộng

nhất là bất động sản Trong khi đó tỷ lệ hộ gia đình có sổ đỏ rất thấp, 83% mẫu khảo sát

không có sổ đỏ đất thổ cư và 92% không có sổ đỏ đất nông nghiệp Nguyên nhân chủ yếu theo phản hồi của hộ gia đình là do tiền sử dụng đất phải nộp quá cao và thiếu hụt thông tin

Có thể khái quát số tiền sử dụng đất phải đóng theo công thức dưới đây

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Lưu ý phần diện tích vượt quá được tính giá đất nông nghiệp, trường hợp muốn chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở thì tính giá đất ở Ủy ban Nhân dân tỉnh quy

Chồng mất sau vụ ẩu đả để lại cho Rchăm H Hoa* khoản nợ 30 triệu đồng tiền chữa trị nhưng không thành (lãi suất 4%/tháng) cùng với 04 đứa con, đứa lớn nhất 08 tuổi, đứa nhỏ nhất

02 tuổi và ngôi nhà đang dựng dở dang Đứa thứ ba 04 tuổi bị bệnh u máu mặc dù đã được một

tổ chức từ thiện mổ miễn phí đầu năm 2016 nhưng chi phí thuốc thang cho bé khoảng 100 ngàn/ngày gia đình vẫn phải lo liệu Thời tiết khô hạn, 03 sào mì gần như mất trắng vì không có

củ Tiền mua thuốc cho con Hoa lấy từ việc bán gạo viếng khi chồng mất (theo tục lệ người Jrai, khi một người mất đi mỗi gia đình trong làng sẽ góp một ít gạo cho gia đình người đã khuất) Hoa cũng không biết khi hết gạo sẽ mua thuốc cho con bằng cách nào Đứa thứ 02 không được đi học

vì phải ở nhà trông em cho mẹ đi làm Công việc làm thuê rất bấp bênh, thêm vào đó phải chăm con đau ốm nên cả năm Hoa chỉ đi sấy thuốc lá được khoảng 01 tháng Gia cảnh cùng quẫn, Hoa tới gặp trưởng thôn xin chứng nhận hộ nghèo để được hỗ trợ y tế và vay vốn của “nhà nước” (NHCSXH) về trả nợ lãi cao và mua bò nuôi Để được bình xét trong năm 2016, trưởng thôn “ra giá” 500 ngàn đồng Tới thời điểm tác giả khảo sát, Hoa đã đưa tiền và đang chờ được phát sổ hộ nghèo Với tình cảnh hiện tại việc trả được số nợ 30 triệu đồng với lãi suất 4%/tháng là điều không tưởng và cái kết tương tự gia đình Sara là điều khó tránh khỏi

Nguồn: Tác giả khảo sát trong tháng 3/2016

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Tiền sử dụng đất = diện tích thực tế trong hạn mức đất ở * giá đất/m2 * tỷ lệ phần trăm

+ diện tích vượt quá hạn mức đất ở * giá đất/m2

Trang 40

định cụ thể giá đất/m2 cho từng loại đất, vị trí đất 47 và hạn mức đất ở đối với mỗi hộ gia đình theo từng huyện, đối với Phú Thiện là 400 m2 /hộ gia đình Chính phủ quy định tỷ lệ phần trăm thay đổi tùy theo thời gian hộ bắt đầu sử dụng đất ổn định theo bảng dưới đây 48

Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm phân theo giai đoạn bắt đầu sử dụng đất ổn định

2

Từ 01/07/2004 đến trước 01/07/2014

3

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Theo quy định của Chính phủ, hộ nghèo/hộ DTTS thuộc vùng đặc biệt khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở; hộ nghèo/hộ DTTS không thuộc khu vực trên được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức đất ở Diện tích đất vượt quá hạn mức quy định vẫn đóng 100% tiền sử dụng đất

Hộ DTTS tại chỗ không nằm trong danh sách hộ nghèo hầu hết vẫn thuộc diện không phải đóng tiền sử dụng đất ở trong hạn mức (do đất thuộc giai đoạn 01) Tuy nhiên tỷ lệ hộ

có sổ đỏ trong nhóm DTTS nói chung vẫn thấp (12,5% mẫu DTTS tại chỗ) do tình trạng

thiếu hụt thông tin Đối với người Bahnar đất thuộc sở hữu của làng và “đất của làng thì không cần làm sổ đỏ”, có thể thấy chính sách đất đai vẫn khá xa lạ với người Bahnar Đối với người Jrai, khi được hỏi vì sao không làm sổ đỏ, câu trả lời phổ biến là “không biết làm như thế nào”, “thôn không thông báo làm sổ đỏ”

Đối với hộ nghèo DTTS di cư và DT Kinh không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đa phần đất thuộc giai đoạn 02 và 03, mặc dù tiền sử dụng đất trong hạn mức đã được giảm 50% nhưng số tiền phải đóng theo khảo sát cũng khoảng vài chục triệu Chưa kể trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng cho diện tích vượt hạn mức thì số tiền phải đóng tăng lên rất nhiều So với thu nhập bình quân hộ nghèo từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, số tiền phải nộp là quá sức người dân Trong nhóm này vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt thông tin, nhiều hộ không biết quy định miễn giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức, do vậy mặc dù được miễn nhưng đã mặc định phải nộp vài chục triệu, cộng thêm thủ tục cấp sổ phức tạp và

47 Phụ lục 12: Bảng giá đất ở tại địa bàn tỉnh Gia Lai

48 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, Điều 4-9

Ngày đăng: 13/03/2017, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w