1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN THỂ DỤC

22 2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Với vai trò quan trọng của thể dục đối với sức khỏe của người tập, nó không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn cải thiện tầm vóc cho người tập. Là sinh viên năm thứ 4 ngành sư phạm giáo dục thể chất sắp sắp trở thành một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn thể dục ở trường phổ thông trong tương lai nêntôicũng nhận thức và thấy được điều đó nên tôi quyết định chọn đề tài:“ĐÁNH GIÁ SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CỦA HỌC SINH LỚP 8A4 TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU”làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm tìm hiểu và đánh giá sự hứng thú học môn thể dục từ đó rút ra kết luận làm tiền đề cho việc giảng dạy sau này được tốt hơn.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu trong thực tiễn của riêng tôi chưa từng được công bố trong bất kỳ một luận văn nào khác.

Người viết cam đoan

LÊ THANH HIẾU

Trang 2

- Xin chân thành cảm ơn thầy Ths Ngô Trần Thúc Bảo đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành bài nghiên cứu này

- Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên thực tập đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong

quá trình thực tập vừa qua.

Xin chân thành cám ơn !

SV LÊ THANH HIẾU

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Phần khóa luận

PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm của đảng và nhà nước ta về công tác GDTC……… 8 1.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS

1.2.1 Điều kiện của sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS 11 1.2.2 Sự phát triển tâm lý của học sinh THCS…… 15 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu 17 2.1.1 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu

2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu

2.2 Tổ chức nghiên cứu……… 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng về giảng dạy môn học thể dục ở trường THCS

Phạm Hữu Lầu ……… 19 3.2 Thực trạng về sự hứng thú học môn Thể Dục của lớp 8A4

Trường THCS Phạm Hữu Lầu 19 KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN 21

2 KIẾN NGHỊ 21 Tài liệu tham khảo 23

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Sức khỏe là trạng thái của cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không bị các bệnh tật trong cơ thể Sức khỏe và thể chất được xem như là một bộ phận cấu thành nền văn hóa, đó là một mặt quan trọng của đời sống là nguồn tài sản quý báu của quốc gia Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước mà trực tiếp là ngành thể dục thể thao và ngành y tế

Tháng giêng năm 1946, Bác Hồ đã cho thành lập ngành thể dục thể thao (TDTT) Trong sắc lệnh thành lập nha thể dục trung ương (NTDTW) do Chủ Tịch

Hồ Chí Minh ký có đoạn viết: “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng cường sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam” và sắc lệnh chỉ rõ “NTDTW có nhiệm

vụ là liên lạc mật thiết với Bộ y tế và Bộ giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc” Tháng 3/1946 Bác Hồ tự tay viết lời kêu gọi đồng bào toàn quốc tập thể dục Trong lời kêu gọi lần đầu tiên Người chỉ cho nhân dân ta thấy rằng: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc

gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” và “dân cường quốc thịnh”, có thể thấy rằng thật hiếm có những nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới từ trước đến nay quantâm đến thể dục thể thao của đất nước như Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Ngày 24/03/1994 Chỉ thị 36/CT-TW nêu rõ: phát triển thể dục thể thao là một

bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải tích cực góp phần nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động trong xã hội, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thànhnếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên và một bộ phận nhân dân

Nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười cũng có nói: “sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất

Trang 5

cho xã hội” Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng Đó cũng chính là mục đích cơ bản quan trọng nhất của ngành TDTT ở nước ta Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có bài phát biểu: “TDTT là ngành văn hóa có cơ sở khoa học Nếu biết làm thì nó đem lại những biến đổi lạ lùng lắm đối với cơ thể con người Nói chung bất cứ người nào đều có thể thông qua thể dục mà rèn luyện, cải tạo từ một cơ thể ốm yếu thành một

cơ thể khỏe mạnh…”, “ làm TDTT đúng mức đúng hướng làm tốt sẽ tăng thêm sức khỏe của nhân dân nâng cao đời sống văn hóa, có ảnh hưởng tốt đến chính trị, làm cho quần chúng phấn khởi hăng hái thực hiện kế hoạch sản xuất” “Lợi ích trước mắt

và lâu dài của TDTT là rất lớn Lợi ích trước mắt của TDTT là góp phần trực tiếp vào việc đem lại sức khỏe tốt để phục vụ sản xuất, chiến đấu và học tập Đồng thời phải thấy được TDTT có ý nghĩa to lớn và lâu dài ở chỗ nó góp phần trực tiếp làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc khỏe mạnh, có thể lực tốt , có tinh thần kiên cường cao độ….”

Thật vậy từ những ý nêu trên cho ta thấy được vai trò quan trọng của thể dục đối với sức khỏe của người tập Nó không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn cải thiện tầm vóc cho người tập Là sinh viên năm thứ 4 ngành sư phạm giáo dục thể chất sắp sắp trở thành một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn thể dục ở trường phổ thông trong tương lai nên tôicũng nhận thức và thấy được điều đó nên tôi quyết định chọn đề tài:

“ĐÁNH GIÁ SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CỦA HỌC SINH LỚP 8A4 TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU”

làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm tìm hiểu và đánh giá sự hứng thú học môn thể dục từ đó rút ra kết luận làm tiền đề cho việc giảng dạy sau này được tốt hơn

* Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá sự hứng thú học tập môn thể dục của

học sinh lớp 8A4 Trường THCS Phạm Hữu Lầu, Phường 6 , Thành Phố Cao Lãnh

*Nhiệm vụ nghiên cứu:

-Tìm hiểu sự hứng thú học tập môn thể dục của học sinh lớp 8A4 Trường THCSPhạm Hữu Lầu, Phường 6 , Thành Phố Cao Lãnh bằng phiếu phỏng vấn

Trang 6

-Tổng kết các số liệu thu được tiến hành đánh giá và tìm ra các giải pháp nâng cao sự hứng thú học tập môn thể dục của học sinh lớp 8A4 Trường THCS Phạm Hữu Lầu, Phường 6 , Thành Phố Cao Lãnh

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT:

Ngay sau khi cướp được chính quyền, vận mệnh của đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vì toàn Đảng toàn dân đang phải lo chống thù trong giặc ngoài, chống giặc đói, giặc dốt nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm đến việc chăm

lo sức khoẻ cho nhân dân nên đã ký sắc lệnh số 14 ngày 30/1/1946 thiết lập Nha Thể Dục với mục đích là: “Xét vấn đề Thể Dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”

Ngày 2/10/1958 Ban Bí thư Trung Ương Đảng đã ra chỉ thị số

106/CT-TW khẳng định: “Dưới chế độ chúng ta việc săn sóc sức khoẻ của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Công tác Thể Dục Thể Thao là một phương pháp rất có hiệu quả để tăng cường lực lượng lao động sản xuất và lực lượng quốc phòng của cán bộ và nhân dân

ta, tăng cường dũng khí và nghị lực của mỗi người dân, tăng cường sức đề kháng củanhân dân ta, chống bệnh tật, chống vi trùng Hơn nữa, vận động Thể Dục Thể Thao còn là một trong những phương pháp tốt để giáo dục nhân dân về tính tổ chức, tính

kỷ luật và đoàn kết quần chúng đông đảo chung quanh Đảng và Chính phủ”

Ngày 13/1/1960 Ban Bí thư Trung Ương Đảng ra chỉ thị số 181/CT-TW nhấn mạnh: “Công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội đang tiến hànhmột cách toàn diện, khẩn trương, vấn đề Thể Dục Thể Thao trở thành một yêu cầu của quần chúng là một mặt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì thế, các cấp

và nghành cần nhận rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác Thể Dục Thể Thao và Thể Thao quốc phòng, tăng cường chỉ đạo để đảm bảo phong trào phát triển đúng đường lối của Đảng” Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 có ghi: “Tiếp tục phát triển phong trào vệ sinh phòng bệnh và

Trang 7

phong trào Thể Dục Thể Thao yêu nước… nhằm nâng cao không ngừng sức khoẻ của nhân dân”.

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và tăng cườngđánh phá ác liệt miền Bắc Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị 5/TTg ngày 7/1/1966 Chỉ thị có đoạn: “Trong sự nghiệp đấu tranh chóng Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác Thể Dục Thể Thao đóng vai trò rất cần thiết trong việc tăng cường sức khoẻ để đẩy mạnh sản xuất và sức chiến đấu của toàn dân”

Sau khi nêu nhận xét đánh mặt mạnh mặt yếu của phong trào Thể Dục Thể Thao hơn 10 năm hoạt động đã qua Ban Bí thư Trung Ương Đảng ra Chỉ thị 180/CT-

TW ngày 28/6/1970 về “tăng cường công tác Thể Dục Thể Thao trong những năm tới” Chỉ thị nêu rõ: “Trong những năm trước mắt, nước ta còn ở trong hoàn cảnh có chiến tranh, miền Bắc phải nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến cuộc tranh pháhoại, tích cực khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời tăng cường quốc phòng và bảo đảm làm tròn nhiệm vụ với tuyền tuyến Trước tình hình và nhiệm vụ chung đó, việc khắc phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân lao động nhằm phục vụ kinh tế và quốc phòng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta Với nhận thức sâu sắc rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa con người là vốn quý nhất, việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho con người là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con người

xã hội chủ nghĩa toàn diện, Thể Dục Thể Thao là một biện pháp tích cực để bảo vệ

và tăng cường sức khoẻ cho con người, chúng ta cần ra sức phát triển công tác Thể Dục Thể Thao, đưa phong trào Thể Dục Thể Thao tiến lên mạnh mẽ vững chắc…”

Đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 với âm mưu biếnmiền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá bằng cách dùng máy bay chiến lược B52 ném bom và leo thang ra tận thủ đô Hà Nội đánh phá một cách ác liệt, ngày 28/6/1972 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 187/TTg khẳng định: “Trong tình hình mới, miền Bắc trực tiếp có chiến tranh, công tác Thể Dục Thể Thao càng cần được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa nhằm phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống”

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, Ban Bí thư Trung Ương Đảng ra Chỉ thị số 227/CT-TW ngày

18/11/1975 Trong phần đầu Chỉ thị nhận định: “Trong những năm qua, nhất là từ

Trang 8

khi có Chỉ thị 180/CT-TW ngày 28/8/1970 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng, công tác Thể Dục Thể Thao đã phát triển đúng hướng, góp phần tích cực phục vụ sản xuất,chiến đấu, đời sống và xây dựng con người mới” Trong tình hình mới Chỉ thị yêu cầu nghành Thể Dục Thể Thao: “Phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nền nếp, phát triển công tác Thể Dục Thể Thao có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu: khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện…”

Ngoài ra Chỉ thị còn nêu lên nội dung hoạt động Thể Dục Thể Thao trong điều kiện mới: “Về Thể Dục, căn cứ vào nội dung những môn Thể Dục cơ bản, Thể Dục hỗ trợ nghề nghiệp, Thể Dục chữa bệnh (kể cả Thể Dục chỉnh hình) và những kinh nghiệm tốt của nhân dân ta, nghiên cứu các bài tập và hướng dẫn sát từng đối tượng Tổ chức tốt việc tập Thể Dục buổi sang, Thể Dục trước giờ, giữa giờ cho các trường học và các cơ sở sản xuất Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu niên vàhọc sinh…”

Trải qua 20 năm thực hiện Chỉ thị 227/CT-TW, Ban Bí thư Trung Ương Đảng đã nêu lên nhận định quan trọng tại Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/3/1994 như sau: “Những năm gần đây, công tác Thể Dục Thể Thao đã có tiến bộ: Phong trào ThểDục Thể Thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, nhiều môn thể thao dântộc được khôi phục và phát triển, một số môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ,

cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ýđầu tư nâng cấp, xây dựng mới…Tuy nhiên thể dục thể thao của nước ta còn ở trình

độ rất thấp Số người thường xuyên tập thể dục thể thao còn rất ít, đặc biệt thanh niênchưa tích cực tham gia tập luyện Hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và cáclực lượng vũ trang còn thấp…”Để khắc phục yếu kém trên, Chỉ thị 36/CT-TW nhấn mạnh: “Trước tình hình mới, sự nghiệp thể dục thể thao cần được phát triển đúng hướng theo những quan điểm sau đây:

Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách pháttriển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh: làm phng phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu

Trang 9

của lực lượng vũ trang Xây dựng nền thể dục thể thao có tính dân tộc, khoa học và nhân dân Giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại Phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng với khẩu hiệu: “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” Từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao.

Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân

Hình thành hệ thống đào tạo tài năng quốc gia Đào tạo được một lực lượng vận động viên trẻ có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động thể dục thể thao khu vực, châu Á và thế giới, trước hết ở các môn thể thao mà ta có nhiều khả năng

Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên thể dục thể thao các cấp Nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa một số cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao, hình thành các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học, y học thể dục thể thao; tạo diều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền thể thao việt Nam vào đầu thế kỷ 21

1.2.ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH THCS

1.2.1 ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI HỌC SINH THCS

1.2.1.1 Vị trí của giai đoạn phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh THCS

Học sinh THCS là học sinh lớp: 6, 7, 8, 9 ở trường THCS, còn gọi là tuổi thiếu niên, lứa tuổi 11, 12, 13, 14, 15 Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân Thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành Bên cạnh sự phát triển tính người lớn thì thiếu niên vẫn còn tồn tại một số tính trẻ con

Thời kì thiếu niên quan trọng là vì: Trong thời kì này cơ sở và những phương hướng chung của sự hình thành những quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành và chúng sẽ được tiếp tục ở tuổi thiếu niên

Lứa tuổi của thiếu niên còn được coi là thời kì gay go, phức tạp, đột biến Có người còn coi đây là thời kì khó giáo dục Ý kiến đánh giá như vậy là vì lý do: Ở tuổi này các em muốn tự khẳng địng mình, không dễ dàng tiếp nhận sự giáo dục của người lớn, hay thể hiện sự thô lổ, không nghe lời, bướng bỉnh…

Tuổi thiếu niên có những khác biệt so với các lứa tưởi khác;

- Cơ thể có sự phát triện mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối

Trang 10

- Có sự phát dục

- Có sự hình thành những phẩm chất mới về đạo đức và trí tuệ

1.2.1.2 Những thay đổi về mặt thể chất của học sinh THCS

* Sự phát triển cơ thể diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối

- Chiều cao tăng nhanh so với trọng lượng cơ thể

- Hệ xương phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều sụn, hệ cơ phát triển nhụng bắp cơ vẫn còn chứa nhiều nước, sức chiệu đựng còn kém,… nên các em sẽ chóng mệt mỏi và không vận động lâu được

- Hệ thần kinh tiếp tục phát triển và hoàn thiện: Các tế bào não phân hóa như người lớn, chức năng của não ngày càng hoàn thiện Tuy nhiên, quá trình hưng phấn

và ức chế chưa cân bằng; hưng phấn mạnh hơn ức chế

Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai được tăng cường Vì vậy, các tác động bằng lời chiếm ưu thể, vì vậy người lớn có thể chỉ bảo, hướng dẫn bằng lời

- Hệ tuần hoàn: Thể tích tim tăng nhanh, họat động tim mạnh hơn nhưng kích thước của mạch máu tăng chậm hơn Dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn

- Tuyến nội tiết: hoạt động mạnh, dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hoạt động thần kinh và tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, rõ rang nhất là sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

* Hiện tượng dậy thì ( sự phát dục)

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em bắt đầu xuất hiện những đặc điểm giới tính phụ (thời kì tiền dậy thì) Sự chin muồi của hệ sinhdục thể hiện ở đặc điểm giới tính chính:

- Sự xuất ở em trai

- Hiện tượng kinh nguyệt ở em gái

Đây là thời kì dậy thì mà tưởi thiếu niên mới có Tuổi dậy thì ở em gái vào khoảng 12- 14 tuổi, ở em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn em gái khoảng 1,5- 2 năm

Sự phát dục không có một ảnh hưởng nào quyết định nhưng nó manh vào đời sống tâm

lí của trẻ một yếu tố mới: xuất hiện những rung cảm và những tâm lí mới xung quanh vấn đề tình dục, cảm thấy mình đã là người lớn…

1.2.1.3 Những thay đổi về điều kiện sống của học sinh THCS

Vị trí của thiếu niên trong gia đình và ngoài xã hội đều có sự thay đổi:

- Trong gia đình, các em được xem như là một thành viên tích cực, được giao cho những nhiệm vụ cụ thể, được tham gia bàn bạc việc nhà… Nhìn chung, thiếu niên

ý thức được vị thế mới của mình trong gia đình và thực hiện nó một cách tích cực

- Ngoài xã hội, các em cũng đã được thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tham gia vào các công tác xã hội Do đó quan hệ của thiếu niên được mở rộng, các em được tiếp xúcvới nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, nhờ đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm sống phong phú hơn, nhân cách của các em được hình thành và phát triển

1.2.1.4 Sự khủng hoảng lứa tuổi

Tuổi thiếu niên là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành Việc chuyển từ tuổi trẻ em sang tuổi người lớn là nội dung cơ bản và nét khác biệt có tính chất đặc thù của mọi mặt phát triển ở thời kỳ này

Trang 11

Giai đoạn tuổi thiếu niên có nhiều biến đổi về thể chất, sinh lý cơ thể các em có những đột biến, các em lớn nhanh hơn so với các lứa tuổi khác và cũng có sự hình thành tố chất của người lớn, tuổi dậy thì.

Sự đột biến trong sự phát triển cơ thể làm cho học sinh THCS cũng có nhiều biến đổi phức tạp về tâm lý vì vậy cũng có người gọi học sinh THCS là lứa tuổi khủng hoảng

Điều kiện sống và hoạt động của thiếu niên có tính chất hai mặt Có những yếu

tố thúc đẩy tính người lớn, nhưng cũng có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn Điều đó đã làm cho sự phát triển tâm lý của thiếu niên diễn ra phức tạp

Trong tâm lý học đã tồn tại những quan điểm khác nhau về sự “khủng hoảng” của lứa tuổi học sinh THCS

Quan niệm sinh vật hóa với đại diện là: C.Khôn và Z.Frơt Họ cho rằng thời kỳ học sinh THCS là thời kỳ khủng hoảng, thời kỳ có những hiện tượng không thể tránh khỏi như “điên loạn, thô bạo, vô chính phủ…” Tất cả những cái đó là Do nguyên nhânsinh vật do thời kỳ phát dục gây ra

Khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà Tâm lí học Liên Xô cũ đã nghiên cứu và khẳng định nguyên nhân xã hội củ “khủng hoảng” này, đặc biệt là vị trí thiếu niên trong thế giới người lớn, người lớn có chấp nhận, thong cảm và giúp đỡ thiếu niên có môi trường xã hội tốt, được người lớn hiểu và thong cảm

Các nhà nhân chủng học cũng góp phần chóng lại quan niệm sinh học thuần túy, Họ chứng minh hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống quyết định:

- Thời gian dài hay ngắn của lứa tuổi này

- Có hay không có sự khủng hoảng của lứa tuổi thiếu niên

- Bản chất của sự chuyển từ trẻ con sang người lớn

- Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng thay đổi: đòi hỏi học sinh phải thay đổi cách học, phải có thái độ tự giác đối với thái độ học tập hơn

- Quan hệ của giáo viên và học sinh cũng khác trước: Các em được học với nhiều giáo viên, mỗi giáo viên có phong cách giảng dạy, có thái độ khác nhau và yêu cầu khác nhau đối với học sinh… Các em phải thích nghi với những yêu cầu mới và khác nhau của giáo viên Quan hệ của giáo viên và học sinh THCS không gần gủi, thân tình như quan hệ của giáo viên và học sinh Tiểu học

Khi tham gia vào hoạt động học tập, học sinh THCS có những biểu hiện sau:

- Thái độ tự giác với việc học tập dần dần phát triển

- Có những thiếu niên rất tích cực với việc học nhưng cũng có những thiếu niên

tỏ ra lơ là, lười biếng

- Động cơ học tập cũng dần dần hình thành Động cơ học tập của học sinh THCS có cấu trúc phức tạp gồm nhiều động cơ có lien quan: động cơ nhận thức, động

cơ xã hội, động cơ riêng…

Ngày đăng: 13/03/2017, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w