LUẬT HÀNG HẢIĐề tài: Lập bảng thống kê so sánh nghĩa vụ của người chuyên chở trong Công ước Brussels, Quy tắc Hague – Visby, Công ước Hamburg, Bộ luật hàng hải VN 2015 ĐIỂM GIỐNG NHAU 1
Trang 1LUẬT HÀNG HẢI
Đề tài: Lập bảng thống kê so sánh nghĩa vụ của người chuyên chở trong Công ước
Brussels, Quy tắc Hague – Visby, Công ước Hamburg, Bộ luật hàng hải VN 2015
ĐIỂM GIỐNG NHAU
1) VỀ MỤC ĐÍCH
2) VỀ THỜI HẠN TRÁCH
NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN
CHUYỂN
3) VỀ NỘI DUNG TRÁCH
NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN
CHUYỂN
4) VỀ CƠ SỞ TRÁCH NHIỆM
Để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển giữa người gửi hàng và người vận chuyển cũng như nhằm tránh những xung đột xảy ra khi hàng hoá bị mất mát,
hư hỏng thì việc xác định trách nhiệm của các bên đặc biệt là trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hoá là vô cùng quan trọng;
Do đặc điểm hàng hoá được vận chuyển qua biên giới trên biển của hai hay nhiều quốc gia, do đó đòi hỏi phải
có những quy định chung thống nhất mang tính quốc tế giữa các quy định nhằm mục tiêu cụ thể hoá trách nhiệm của người vận chuyển
Thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển (Period of Responbility) là trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa về mặt thời gian và không gian;
Theo quy định của Công ước Hamburg 1978 thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể
từ khi nhận hàng để chở ở cảng đi (cảng xếp hàng) cho tới khi giao xong hàng cho người nhận ở cảng đến (cảng
dỡ hàng) (Điều 4);
Khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Hàng hải 2015 quy định:
“Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng”;
Như vậy, Công ước Hamburg 1978 và Bộ luật hàng hải
2015 đều điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận hàng hoá từ người giao hàng và hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng;
Trang 25) VỀ GIỚI HẠN TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG
6) VỀ MẤT QUYỀN GIỚI
HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI VẬN CHUYỂN
Người vận chuyển chịu trách nhiệm về những thiệt hại
do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người vận chuyển (khoản 1 Điều
5 Công ước Hamburg, Điều 150, 152 Bộ luật Hàng Hải 2015);
Hàng hoá chỉ được chở trên boong nếu có thoả thuận giữa người vận chuyển với người giao hàng hoặc theo tập quán thương mại và phải được ghi rõ trong chứng
từ vận chuyển (Điều 9 Công ước Hamburg, Điều 172 Bộ luật Hàng Hải 2015);
Công ước Hamburg cũng như pháp luật Việt
Nam đều xem “sự thiệt hại thực tế của hàng hóa” và
“lỗi” là cơ sở trách nhiệm của người vận chuyển Lỗi của
người vận chuyển không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ là lỗi suy đoán Tức là, người vận chuyển có trách nhiểm phải chứng minh rằng họ không có lỗi, trong việc gây ra tổn thất cho hàng hoá Nếu họ không chứng minh được điều đó thì đương nhiên bị coi là có lỗi, trong việc gây ra tổn thất về hàng hoá và phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng;
Một khi gây ra thiệt hại mà người vận chuyển không chứng minh được lỗi có phải do mình gây ra về thiệt hại mất mát, hư hỏng, giao chậm hàng hoá thì bản thân
họ phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng; như vậy, thêm một điểm giống nhau nữa là cả pháp luật Việt Nam và Công ước Hamburg điều có quy định về mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển (Điều 6 Công ước Hamburg, Điều 152 Bộ luật Hàng Hải 2015);
Đối với hàng hóa giao chậm:
Trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn số tiền bằng 2,5 lần tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (tham khảo tại Khoản 4, Điều 152 Bộ luật Hàng Hải 2015);
Đối với hàng đóng trong container:
Trang 3Nếu các kiện hàng, bao, gói hàng, đóng trong container có kê khai trên vận đơn thì mỗi kiện hàng, bao, gói được tính là một đơn vị hàng hóa bồi thường; không kê khai thì không được coi là một đơn
vị hàng hóa đòi bồi thường Trường hợp vỏ container công cụ vận tải được dùng vận chuyển không do người vận chuyển cung cấp thì mỗi công cụ được tính là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường(khoản 2 Điều 6 Công ước Hamburg, Khoản 2 Điều 152 Bộ luật Hàng Hải 2015);
Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển nếu người khiếu nại hoặc người thứ
ba chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hoá là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra (Điều 8 Công ước Hamburg, Điều 153 Bộ luật Hàng Hải 2015)
ĐIỂM KHÁC NHAU
1) MIỄN TRÁCH NHIỆM
HAMBURG Người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng do hỏa hoạn tự nhiên không do người vận chuyển gây ra (khoản 4 Điều 5);
- Người vận chuyển không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hại do bản chất của hàng hóa dó gây nên như sút cân, bệnh dịch, (súc vật sống) khi đã làm theo chỉ dẫn (khoản 5 Điều 5);
BLHH 2015 Người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại hàng hóa do tàu biển không đủ khả năng đi biển (người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm
vụ một cách mẫn cán) – Khoản 1, Điều 151, Bộ luật Hàng Hải 2015)
- Sự kiện khách quan: + Hiểm họa tự nhiên: Hoả hoạn tự nhiên không do người vận chuyển gây ra; Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu
Trang 4- Người vận chuyển không
chịu trách nhiệm khi hàng
hóa bị mất mát, thiệt hại do
phải tiến hành cứu trợ trên
biển(khoản 6 Điều 5);
- Hàng hóa chuyên chở mà
người vận chuyển không
biết đó là hàng hóa nguy
hiểm (Điều 13);
Có thể thấy, Công ước
Hamburg 1978 hạn chế
phạm vi miễn trách nhiệm
cho người vận chuyển Mọi
tổn thất, mất mát, hư hỏng
hoặc chậm giao hàng đều bị
suy đoán là lỗi của người
vận chuyển Muốn thoát
trách nhiệm, người vận
chuyển cần chứng minh
rằng mình đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết, hợp lý
để tránh sự kiện gây ra mất
mát, hư hỏng hoặc chậm
giao hàng và những hậu
quả của nó hoặc các trường
hợp miễn trách nhiệm đã
liệt kê trong Công ước Đặc
biệt, trong Công ước này
người ta loại bỏ trường hợp
miễn trách nhiệm cho
người vận chuyển đối với
những lỗi của thuyền
trưởng, thủy thủ, người làm
công cho người vận chuyển
trong điều khiển và quản trị
tàu Có thể khi loại bỏ miễn
trách nhiệm này, người ta
nghĩ rằng điều kiện đi biển
hiện nay với nhiều trang
thiết bị hiện đại đã làm cho
biển được phép hoạt động; Thiên tai;
+ Sự biến xã hội: Chiến tranh; Hành động xâm phạm trật tự an toàn công cộng mà người vận chuyển không gây ra; Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Toà án; Hạn chế
về phòng dịch; Đình công; Bạo động hoặc gây rối; + Chất lượng và kỹ thuật
hàng hoá: Hao hụt về khối
lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hoá xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ; Hàng hoá không được đóng gói đúng quy cách, không được đánh dấu ký,
mã hiệu đúng quy cách; Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không thể phát hiện được;
- Mục đích cứu sinh nhân đạo: Cứu người hoặc cứu
tài sản trên biển; Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu;
- Lỗi của người khác hoặc không do lỗi của người vận chuyển: Lỗi của
thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển tàu; Hành
Trang 5công việc của người đi biển
đỡ vất vả và hoặc có nhiều cải thiện hơn;
động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ; Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra
2) XU HƯỚNG QUYỀN LỢI Xu hướng bảo vệ quyền lợi người gửi hàng Xu hướng bảo vệ quyền lợi cho người vận chuyển
3) GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
Giới hạn trách nhiệm (Limited of Liability) là số tiền tối
đa mà người vận chuyển phải bồi thường cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa, nếu tính chất và giá trị của hàng hóa không được kê khai và ghi trên vận đơn;
Đối với hàng hóa mất mát, hư hại:
Trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn ở một
số tiền là835 SDR đối với một kiện hay một đơn vị hàng hóa hoặc 2.5 SDR đối với một kilogram hàng hóa
cả bì tùy theo cách tính nào
có lợi do người khiếu nại lựa chọn (Điều 6);
Đối với hàng hóa mất mát:
Bồi thường bằng giá trị
đã khai báo;
Đối với hàng hóa bị hư hỏng:
Bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa Giá trị còn lai của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trảhàng (Điều 152);