1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

báo cáo thực tập BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH

31 932 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Về mặt chính tri tư tưởng: Thấy rõ việc học tập đi đôi với hành, thấy rõ tầm quantrong của thực tiễn sản xuất đồng thời giúp cho chúng em thấy được những khó khăntrong quá trình thi công

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đợt thực tập tốt nghiệp nằm trong chương trình đào tạo của trường Bách khoa ĐàNẵng do khoa Xây Dựng Cầu Đường tổ chức là dịp để sinh viên chúng em nắm bắt vềmặt chính trị và tư tưởng đồng thời cả về mặt chuyên môn trước khi ra trường

Về mặt chính tri tư tưởng: Thấy rõ việc học tập đi đôi với hành, thấy rõ tầm quantrong của thực tiễn sản xuất đồng thời giúp cho chúng em thấy được những khó khăntrong quá trình thi công các công trình giao thông thực tế từ đó đúc rút ra được nhữngkinh nghiệm thông qua quá trình quan sát và tiến hành thi công trực tiếp ở công trìnhcùng với sự hướng dẫn của các anh kỹ sư và công nhân làm việc trên công trình Khôngnhững đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm mà chúng em còn nhận thấy được trách nhiệm củangười kỹ sư trong công tác thi công các công trình giao thông thực tế , từ đó khôngngừng nổ lực học tập thu thập thêm kiến thức để sau này có đủ khả năng đảm đươngnhững công trình giao thông khác

Về mặt chuyên môn: Nắm bắt được cấu tạo các công trình giao thông trong cácđiều kiện khác nhau về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn… Hiểu biết được một số máymóc, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình cầu đường Nắm bắt được trình tựthi công các hạng mục công trình, các phương pháp tổ chức - chỉ đạo thi công thực tế:trình tự thí nghiệm kiểm định chất lượng vật liệu và cấu kiện xây dựng Liên hệ, so sánh,phân tích giửa lý thuyết với thực tiển sản xuất

Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Mỹ,Th.S Phan Hoàng Nam các anh chị trong cơ quan đã tận tình hướng dẫn và giúp đở emtrong quá trình thực tập vừa qua

Sinh viên thực hiện

Lê Quang Minh

Trang 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP

BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH

1.1.1 Giới thiệu về cơ quan:

Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Công chính thành phố

Đà Nẵng là Ban quản lý dự án chuyên ngành được thành lập theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 7 năm 2000 của UBND Thành phố Đà Nẵng, thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án

BQL Dự án ĐTXD Công trình GTCC trực thuộc Sở Giao thông Vận tải thành phố

Đà Nẵng , chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở, được sử dụng con dấu và mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-

CP ngày 10 tháng 02 năm 2009, Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành có liên quan của Nhà nước

Ban QLDA Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Giao Thông Công Chính :là đơn vị trựcthuộc Sở Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng

+Chức năng:

-Làm chủ đầu tư và điều hành dự án các công trình do UBND Thành phố giao

- Điều hành dự án một số công trình do Sở Giao thông vận tải và các đơn vị ủyquyền

- Giám sát thi công các công trình

- Phối hợp với các đơn vị giải tỏa đến bù và địa phương thực hiện công tác GPMB -Thực hiện bố trí tái định cư và khai thác quỹ đất

-Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo sự phân công của Giám đốc SởGiao thông vận tải thành phố Đà Nẵng

1.1.2 Tổ chức bộ máy của cơ quan.

Trưởng ban BQL Dự án ĐTXD Công trình GTCC chỉ đạo toàn diện các hoạt độngcủa Ban, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của Ban

Trưởng ban Ban quản lý chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Sở Giao thông Vận tải

về tất cả hoạt động của Ban

Trang 3

Phó trưởng ban Ban quản lý được Trưởng ban phân công phụ trách các phần việc cụthể, điều hành các bộ phận chuyên môn của ban, được Trưởng ban ủy nhiệm xử lý côngviệc của Ban khi cần

Phó trưởng ban thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về phần việc được giao Trực thuộc BQL Dự án ĐTXD Công trình GTCC gồm có các phòng như sau:

+ Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định

+ Đánh máy, in ấn, photo hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu

+ Quản lý và mua sắm tài sản, máy móc, thiết bị kỹ thuật, vật tư, vật dụng, văn phòngphẩm

+ Tổ chức bảo vệ cơ quan, sắp xếp trật tự nội vụ, giữ xe cộ cho khách và nhân dân đếnlàm việc

+ Lái xe theo lệnh điều xe của Trưởng ban

+ Hướng dẫn, tiếp khách, tổ chức hội họp

+ Giải quyết các công việc khác khi Lãnh đạo Ban yêu cầu

-Phòng tài vụ:

+ Chức năng , nhiệm vụ:

+ Tham mưu cho Trưởng Ban về quản lý kinh tế - tài chính của Ban Chịu trách nhiệmtrước Trưởng ban và trước pháp luật về công tác tài chính kế toán của Ban thực hiệnđúng chế độ kế toán theo pháp luật hiện hành

+ Đề xuất bằng văn bản các chế tài Tài chính khi đối tác ký hợp đồng vi phạm hợp đồngkinh tế

+ Lập các thủ tục cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB

+ Kiểm tra hồ sơ đền bù và chi trả đền bù theo đúng kế hoạch

+ Tiếp nhận và lưu trữ lượng hồ sơ thiết kế dự toán đã được phê duyệt, hồ sơ quyết toán

và hồ sơ hoàn công các công trình

Trang 4

+ Phân phối lại hồ sơ đến các cơ quan liên quan và phòng ban theo quy định.

+ Giám sát các đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, lập dự án và lập hồ sơ thiết kế,đảm bảo công tác khảo sát, hồ sơ dự án và thiết kế được thực hiện đúng quy mô đượcduyệt, đảm bảo quy trình và tiến độ yêu cầu

+ Giám sát các đơn vị thi công trong suốt quá trình thi công, đảm bảo công trình được thicông đạt chất lượng và đúng tiến độ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởngban về phần việc được giao

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng lập các thủ tục thu hồi đất và chuẩn bị mặt bằngxây dựng, kiểm định giải toả và lắp giá đền bù

+ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng côngtrình, nghiên cứu áp dụng các quy định mới về công tác quản lý XDCB và các tiêu chuẩnmới

+ Phối hợp với Bộ phận Kế hoạch trong công tác tổ chức đấu thầu

1.1.3 Những thành tựu đạt được của Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC.

-Từ ngày thành lập năm 1995 đến nay, Ban đã được UBND thành phố, Sở Giaothông vận tải giao quản lý điều hành nhiều dự án do Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng,Tài nguyên & Môi trường, Y tế, Giáo dục làm chủ đầu tư Các dự án do Ban QLDAĐTXD Công trình GTCC điều hành hoàn thành đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, nhiềucông trình đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của thành phố Đà Nẵng như:

-Cầu Sông Hàn: được xây dựng và khánh thành vào ngày 29/3/2000 nhân kỷ niệm 25năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng Cây cầu đưa vào sử dụng là một bước đột phámới cho Đà Nẵng trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị về phía Đông

và là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng ngày hôm nay

Trang 5

-Đường Bạch Đằng: công trình có khối lượng kè và dầm sàn BTCT lớn, yêu cầu vềkiến trúc cảnh quan cao, được xây dựng hoàn thành tháng 01/2004 Đây là tuyến đườngđẹp nhất Đà Nẵng hiện tại, đã nhận được được giải thưởng kiến trúc của Hội kiến trúc sưViệt Nam.

-Đường Điện Biên Phủ: là tuyến đường cửa ngõ phía Bắc thành phố được xây dựng

và khánh thành ngày 29/3/2005 đúng tiến độ, con đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, thểhiện sự đồng thuận của lòng dân đối với các chủ trương, chính sách của thành phố ĐàNẵng

-Cầu Thuận Phước: là công trình cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, ápdụng nhiều công nghệ mới Công trình là một mắc xích quan trọng nối liền tuyến đường

du lịch vành đai ven biển thành phố, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của các cấp lãnhđạo, sự hỗ trợ của các bộ ngành Trung ương, sự nổ lực quyết tâm của tập thể đội ngũ cácchuyên gia, kỹ sư và công nhân tham gia dự án công trình đã được khánh thành vào19/7/2009

-Đường ĐT602: tuyến đường dài 14km được xây dựng phục vụ phát triển du lịchkhu Bà Nà, Suối Mơ, Công trình được đẩy nhanh tiến độ theo chỉ đạo của UBND thànhphố và đã hoàn thành trước 29/3/2009 đáp ứng cho ngày khai trương khu du lịch Bà Nà.Đây là công trình có tiến độ thi công nhanh nhất

-Công trình cầu Tà Lang - Giàn bí: nằm trong điều kiện thi công khó khăn về miềnnúi đường xá không thuận lợi, quá trình thi công thường xảy ra sạt lỡ, lũ quét, địa chấtphức tạp Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND thành phố, Sở GTVT, sự cố gắngnhiệt tình của các kỹ sư Ban QLDA, nhà thầu thi công, công trình hoàn thành theo đúngtiến độ, là món quà vô giá dành cho bà con đồng bào Cơtu 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí,chấm dứt tình trạng ngăn cách đôi bờ đã hơn 35 năm qua

-Cầu Hòa Xuân: Công trình được UBND thành phố đăng ký “công trình chào mừngngàn năm Thăng Long Hà Nội” thi công hoàn thành đúng tiến độ, được Chủ tịch UBNDthành phố Hà Nội gắn biển công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình lớn nhỏ khác đóng góp cho sự phát triển của thànhphố như cầu Cẩm Lệ, đường Nguyễn Tri Phương nối dài (đường Nguyễn Hữu Thọ),đường Nguyễn Văn Linh nối dài, đường Ven sông Tuyên Sơn Tuý Loan, đường Trường

Sa (đường 30/4), Công viên đông nam Đài Tưởng niệm, Công viên Khuê Trung, đườngTiểu La (đoạn Duy Tân - Bạch Đằng), đường Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa, Bến xeTrung tâm, các tuyến đường được thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân

Trang 6

cùng làm ở giai đoạn đầu: Đống Đa, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, QuangTrung, Lê Duẫn, Núi Thành, Trần Cao Vân, Nguyễn Tri Phương VV

Trong giai đoạn hiện nay, Công trình cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thi Lý, là một minhchứng cho công tác quản lý điều hành dự án của Ban, công trình đang ở giai đoạn vềđích Đây là công trình có kiến trúc đẹp, quy mô lớn, dạng cầu treo dây văng 3 mặt phẳng

có nhịp dây văng BTCT dài 230m, tháp cầu cao 145m nghiêng 120 đặt trên gối cầu cósức chịu tải 32.000 T Công trình dự kiến khánh thành nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngàygiải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/2013 - 29/3/1975), sớm hơn tiến độ hợp đồng 4tháng

Trong công tác quản lý điều hành dự án, Ban QLDA ĐTXD Công trình GTCC luônchú trọng triển khai thực hiện công việc theo đúng quy định ở tất cả các giai đoạn, pháthuy tối đa tính năng động sáng tạo của tập thể lãnh đạo và của các cán bộ kỹ sư giám sát;

dự án được thực hiện phải đảm bảo các tiêu chí về tiến độ, chất lượng, giá thành, an toànlao động và vệ sinh môi trường Mỗi một dự án xây dựng hoàn thành đều được nghiêncứu, phân tích đánh giá rút kinh nghiệm, phát huy các điểm mạnh, khắc phục các tồn tại

để ngày càng nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án, nâng cao chất lượng công trình.Chính vì lẽ đó, Ban QLDA ĐTXD Công trình GTCC xin trao đổi một số kinh nghiệm vàkiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành các dự án hạ tầnggiao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

1.2 Giới thiệu về công trình thực tập:

1.2.1 Tổng quát về toàn bộ công trình:

Công trình cầu qua sông Cái nối liền quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn đượcUBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3709/QĐ-UBND ngày 21-5-2008 Công trình có quy mô xây dựng: vĩnh cửu, tải trọng thiết kế vàcác tác động: tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, có tổng chiều dài toàn cầulà: 267m, gồm 3 nhịp chính và 2 nhịp dẫn.Điều hành dự án là Ban QLDA DTXD côngtrình GTCC ; và đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP Tư vấn Xây dựng CT giao thông 5 Khổ rộng cầu:

Trang 7

Nhịp chính:Dạng kết cấu khung, đúc hẫng cân bằng với sơ đồ nhịp (50+75+50)mMặt cắt ngang dạng dầm hộp BTCT 45Mpa dự ứng lực có vách ngăn ở giữa Chiều caodầm thay từ 2,0m-4,5m

Nhịp dẫn : Dạng kết cấu dầm Super T giản đơn với nhịp dài 38,5m bố trí về hai phíacủa nhịp chính Cắt ngang gồm 07 dầm L=38,35m bằng BTCT dự ứng lực 45Mpa , chiềucao dầm 1,75m Bản mặt cầu BTCT 30 MPa

Kết cấu hạ bộ :

Mố M1và M2 :bằng BTCT 30 Mpa Bệ mố kích thước (18,5x6x2)m Móng mố gồm

10 cọc khoan nhồi Ф1,2m , chiều dài dự kiến 34m

Trụ T1-T4 : Bằng BTCT 30 Mpa.Bệ trụ kích thước (13x7x2)m cho trụ T1,T4 và(16,6x13,0x3,0)m cho T2 và T3 Móng mố gồm các cọc khoan nhồi Ф1,2m Số lượng

và chiều dài dự kiến của các cọc tại cac trụ lần lượt là 08 cọc /39m(T1),22 cọc/32m(T2) ,22 cọc/34m (T3) và 08 cọc/32m (T4)

Trong những ngày thực tập tại công trình cầu qua sông Cái, chúng em được trực tiếpđọc hồ sơ ,xem bản vẻ công trình và xem thi công một số bộ phận của cầu: lao lắp dầmSuper T,bố trí cốt thép cho các dầm hộp và thi công các đốt dầm hộp liên tục, xem côngnghệ trộn và đổ bê tông tại công trường

1.3 Ý nghĩa của công trình cầu qua sông Cái

Công trình cầu qua sông Cái được xây dựng nối đường đầu cầu Hòa Xuân và khu đôthị sinh thái Hòa Quý nằm trong dự án mở rộng quy hoạch của thành phố Đà Nẵng

Khi công trình cầu hoàn thành vào năm 2013, hứa hẹn sẽ trực tiếp phục vụ phát triểnkinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, tạo thành trục chính của TP theo hướng Đông Tây,xây dựng tuyến ngắn nhất nối sân bay Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng kháccủa TP, là trục vận tải hành khách, hàng hóa phục vụ thương mại, dịch vụ, du lịch giữatrung tâm hành chính phía bờ Tây và khu du lịch biển phía bờ Đông , giảm tải cho một sốcông trình qua sông, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, đảm bảo năng lực thông

Trang 8

xe, đảm bảo cảnh quan, bảo vệ môi trường sống đô thị và đóng vai trò mở rộng củathành phố về Quang Nam.

PHẦN II: NHẬT KÝ THỰC TẬP

- Từ ngày 10/12/ 2012: Nghe hướng dẫn thực tập

Tuần đầu tiên: từ 17/12-21/12

17/12/2012

+ Sáng: đọc hồ sơ tại ban quản lý dự án

+ Chiều: thực tập tại công trường thi công cầu sông Cái

18/12/2012

+ Sáng: đọc hồ sơ tại ban quản lý dự án

+ Chiều: đến công trường xem đổ bê tông dầm SuperT

19/12/2012

+ Sáng: đọc hồ sơ tại ban quản lý dự án

+ Chiều: thực tập tại công trường thi công cầu sông Cái

20/12/2012

+ Sáng: đến công trường xem đổ bê tông đốt K3

21/12/2012

+ Sáng: đọc hồ sơ tại ban quản lý dự án

+ Chiều: thực tập tại công trường thi công cầu sông Cái

Tuần 2: 24/12-28-12

24/12/2012

+ Sáng: đến công trường thi công cầu sông Cái

+ Chiều: đến cơ quan đọc hồ sơ

25/12/2012

+ Sáng: đến công trường thi công cầu sông Cái

+ Chiều: đến cơ quan đọc hồ sơ

26/12/2012

+ Sáng: đến công trường thi công cầu sông Cái

+ Chiều: đến cơ quan đọc hồ sơ

27/12/2012

Trang 9

+ Sáng: đến công trường thi công cầu sông Cái xem đổ bê tông đốt K4

28/12/2012

+ Sáng: đến công trường thi công cầu sông Cái

+ Chiều: đến cơ quan đọc hồ sơ

Tuần 3 và 4 : 2/1-11/1/2013: Tương tự tuần 1 và 2

Tuần 5: 14/1-18/1/2013

Đến cơ quan đọc hồ sơ

Tuần 6: 21/1-25/1/2013

Viết báo cáo thực tập

PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Trang 10

3.1 Thực tập tại cơ quan:

-Quá trình thực tập tại cơ quan, chúng em được các anh hướng dẫn đọc hồ sơ hoàncông,các bản vẽ chi tiết của công trình

3.1.1 Hồ sơ hoàn công:

Là tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng, bao gồm các vấn đề từ chủtrương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình,thi công xây dựng công trình và các vấn đề khác có liên quan đến dự án, công trình đó -Hồ sơ hoàn công công trình bao gồm hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượngđược quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của BộXây Dựng về "Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình và Điềukiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng"

-Bản vẽ hoàn công:

Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoànthành (theo TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) Lập hồ sơ kỹ thuật - Từ vựng - Phần 1:Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật - Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ- được BộXây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08/08/2005.) Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình , công trình xây dựng hoàn thành,trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽthiết kế thi công đã được phê duyệt Mọi sửa đổi, so với thiết kế được duyệt phải đượcthể hiện trên bản vẽ hoàn công (Điều 27 - Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

Như vậy Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạngmục, từng bộ phận hay toàn công trình vừa hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độcông trình đã dùng để thi công

3.1.2 Nội dung hồ sơ hoàn công.

A - Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư - Bên A tập hợp)

a1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền

a2 Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào:

Trang 11

- Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung);

- Đường giao thông bộ, thủy;

- An toàn của đê (Công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê )

- An toàn giao thông (nếu có)

a3 Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhàthầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính,giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp vàcũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các Nhà thầu phụ(tư vấn, thi công xây dựng)

a4 Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thicông xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, thicông xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chấtlượng )

a5 Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phầnthiết kế cơ sở quy định

a6 Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế KT, thiết kế BVTC của Chủ đầu tư kèmtheo hồ sơ thiết kế theo quy định

a7 Biên bản của Sở xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng côngtrình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thuhoàn thành công trình để đưa vào sử dụng

B - Tài liệu quản lý chất lượng (Nhà thầu thi công xây dựng - Bên B lập)

b1 Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắpđặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện (có danh mục bản vẽ kèm theo).b2 Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trongcông trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấuthân, điện nước và hoàn thiện

b3 Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thicông phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước vàhoàn thiện do 1 tổ chức chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân,năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện

b4 Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sảnxuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga do nơisản xuất cấp

Trang 12

b5 Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng tronghạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quyđịnh.

b6 Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết

bị Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (códanh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo)

b7 Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải,nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệuchỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)

b8 Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.b9 Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ

b10 Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự ánphải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)

b11 Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải cảu cọc móng;chất lượng bê tông cọc; lưu lượng giếng; kết cấu chịu lực; thử tải bể chứa; thử tải ống cấpnước )

b12 Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực, bể chứa bằng kim loại

b13 Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộcông trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, đọ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay )

b14 Nhật ký thi công xây dựng công trình

b15 Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vậnhành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị công trình

b16 Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:

Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;

- Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước;

- Phòng cháy chữa cháy, nổ;

- Chống sét;

- Bảo vệ môi trường;

- An toàn lao động, an toàn vận hành;

- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

Trang 13

- Chỉ giới đất xây dựng;

- Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông );

- An toàn đê điều, giao thông (nếu có)

- Thông tin liên lạc (nếu có)

b17 Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạngmục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả cácnhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấptrước khi Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộcông trình

b18 Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phêduyệt

b19 Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)

b20 Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục côngtrình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư nghiệm thu(nếu có)

b21 Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng

b22 Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình đểđưa vào sử dụng

3.1.3.Vai trò của hồ sơ hoàn công.

- Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và côngtrình hoàn thành đưa vào sử dụng

- Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán

- Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trựctiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình nhằmkhai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu, sửachữa phù hợp đảm bảo tuổi thọ công trình được lâu dài

- Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các sốliệu có liên quan đến công trình

- Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình

-Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình

3.2 Thiết kế cầu qua sông Cái.

3.2.1 Quy chuẩn và tiêu chuẩn được áp dụng:

Trang 14

-Tiêu chuẩn AASHTO về cầu đường bộ

- Cầu : quy trình thiết kế cầu 22 TCN 272-05

- Trọng lượng riêng bê tông : 2400 kg/m3

-Xung kích: >= 25% của hoạt tải

-Tải trọng nhiệt độ: theo tính toán của việt Nam với nhiệt độ điều chỉnh tính toán là 30°c

-Vận tốc gió giật cơ bản trong vòng 3 giây, chu kỳ 100 năm) : 59 m/s

-Tải trọng trục tính toán theo tiêu chuẩn :p=120 KN

-Áp lực tính toán lên mặt đường : p=0.60 Mpa

Số lượng các dạng được tính toán phải được xác định dựa vào điều 3.10 của tiêuchuẩn AASHTO và 3.10 của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05

Trang 15

Hệ số gia tốc :a = 0.1

Hệ số thực địa :s = 1.2

Hệ số quan trọng :g = 1.5 (giới hạn)

3.2.5 Tải trọng thi công

Các loại tải trọng sau đây, bao gồm một số tải trọng phụ theo dự kiến của nhà thầu,phải được xem xét trong việc tính toán ứng suất thi công trong khi xây dựng

+Tĩnh tải của kết cấu

+Lực xung kích từ thiết bị thi công

+Tải trọng vi chỉnh

+Tải trọng theo phương dọc của thiết bị

+Hoạt tải thi công phân bố

+Tải trọng đơn vị không đối xứng

+Tải trọng của thiết bị thi công chuyên dụng

+Gió hướng lên trên đơn vị

+Gió đứng trên đơn vị

+Từ biến; co ngót; nhiệt độ

3.2.6 Đường dẫn đầu cầu.

- Phạm vi: Đường dẫn đầu cầu được tính từ Km 1+ 298,08 đến đuôi mố M1 và từđuôi mố M2 đến điểm cuối đồ án có tổng chiều dài là 28,31m

- Nền đường : Đào bóc lớp đất hữu cơ dày 50cm trên cùng trước khi tiến hành đắp đấtnền đường , đắp bù bằng cát đắp nền đường đạt độ chặt K≥0.95 Taluy nền đường ốp đáhộc xây vữa dày 30cm trên lớp dăm sạn đệm dày cm , chân khay taluy bằng bê tông 15Mpa KT (50x100)cm trên lớp dăm sạn đệm dày 5cm ,phạm vi hố đào móng phía ngoàichân khay gia cố bằng đá hộc xếp khan

- Mặt đường cấp cao chủ yếu A1 , đảm bảo Eyc ≥ 120 Mpa , kết cấu cụ thể như sau:+ Bê tông nhựa chặt , hạt nhỏ BTNC15 dày 5cm;

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2

+Bê tông nhựa chặt , hạt trung BTNC25 dày 7cm;

+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1 kg/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 25cm;

+ Đất đắp đạt độ chặt K≥0.98 ,E0≥ 400daN/cm2, dày 50cm;

- Bó vỉa: Bó vỉa vỉa hè được thiết kế dạng vát , phần thân bó vỉa bằng bê tông 25Mpa

đá 1x2 lắp ghép, phần thân bó vỉa bằng bê tông 20Mpa đá 1x2 đổ tại chổ trên lớp đệm

Ngày đăng: 12/03/2017, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w