1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

THUYET MINH THIET KE DUONG GIAO THONG

70 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 803 KB

Nội dung

Tuyến đường A-B hoàn thành sẽ thúc đẩy trao đổi văn hóa, nghệ thuật, traođổi hàng hóa mua bán giữa các dân tộc tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, nhân dân địaphương sẽ khai thác thêm đượ

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 TỔNG QUAN

Lầm Đồng là vùng đất tây nguyên nhiều hứa hẹn, ở độ cao trung bình từ 1000m so với mực nước biển Với diện tích tự nhiên 9765 km2, Lâm Đồng nằm trên 3 caonguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn

800-Gắn với khu vực kinh tế động lực phía nam, Lâm Đồng có 11 đơn vị hành chính: 1thành phố, 1 thị xã và 9 huyện Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính- kinh tế- xã hộicủa tỉnh

Lầm Đồng có nhiều dự án đầu tư, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước …cùng với môi trường đầu tư của tỉnh thường xuyên được cảithiện, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã thật sự tìm thấy cơ hội bỏ vốn đầu tư vàoLâm Đồng

Thực hiện chính sách đầu tư, Lâm đồng hoan nghênh các nhà đầu tư trong và ngoàinước cùng hợp tác với Lâm Đồng khai thác nhiều lĩnh vực, nhiều dự án để khai thác hiệuquả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh

Lầm Đồng có rất nhiều tiềm nâng và thế mạnh: là địa bàn sinh sống của nhiều dântộc anh em , người Đà Lạt với những công trình kiến trúc độc đáo, có nhiều cảnh quantuyệt đẹp: rừng, ao, hồ, sông suối được xếp vào loại tuyệt đẹp…thuận lợi phát triển dulịch

Với thuận lợi về thời tiết khí hậu, đất đỏ Bazan mầu mỡ, Lâm Đồng phát triểnnhiều loại cây công nghiệp có nhiều giá trị, lượng khoáng sản ở Lâm Đồng phong phú, đadạng về thể loại và nhiều mỏ có trữ lượng lớn

Với tiềm năng và thế mạnh đó Lâm Đông có nhiều dư án đầu tư, quy hoạch tổngthế đến năm 2020, phát triển xây dựng nhiều hạng mục công trình:

 Công trình kiến trúc: gồm các công trình kiến trúc phục vụ du lịch, du lịch nghỉdưỡng, du lich văn hóa, du lich thể thao, du lịch dưới tán rừng, du lich vườn…

Trang 2

 Công trình công nghiệp: gồm nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy khai thác, chếbiên lâm sản, khoáng sản…

 Công trình hạ tầng: công trình giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện ,

 Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội;

 Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 – Quản lý chất lượng côngtrình xây dựng;

 Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 – Quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình;

 Căn cứ Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 – Hướng dẫn việc lập vàquản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Căn cứ Thông tư 09/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 – Hướng dẫn một số nộidung về giấy phép xây dựng;

 Căn cứ Thông tư 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 – Hướng dẫn điều chỉnh dựtoán chi phí xây dựng công trình (thay thế Thông tư 03/2005/TT-BXD ngày04/03/2005);

 Căn cứ Thông tư 02/2006/TT-BXD ngày 17/05/2006 – Hướng dẫn lưu trữ hồ sơthiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

 Căn cứ Thông tư 03/2006/TT-BXD ngày 22/05/2006 – Hướng dẫn bổ sung một sốnội dung của các Thông tư số 02/2005/TT-BXD; Thông tư số 04/2005/TT-BXD vàThông tư số 06/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng;

Trang 3

 Căn cứ Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 – Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình;

 Căn cứ Quyết định 226/2006/QĐ-TTg ngày 10/10/2006 – Quy định tổ chức lễđộng thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình xây dựng;

 Căn cứ Quyết định 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/04/2007 – Về các trường hợp đặcbiệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ, khoán 1 Điều 101 của Luật Xây dựng;

 Căn cứ Quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 01/09/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng tuyến đường A-B;

 Căn cứ các quy chuẩn Việt Nam và các quy chuẩn, quy phạm khác có liên quan…

 Các thông báo của UBND tỉnh Lâm Đồng trong quá trình thực hiện nhằm chỉ đạoviệc đẩy nhanh tiến độ và giải quyết các vướng mắc phát sinh;

 Căn cứ Đề cương khảo sát thiết kế về việc lập thiết kế cơ sở dự án xây dựng tuyếnđường A-B số 1234/LĐ của Công ty Tư vấn thiết kế GTVT Lâm Đồng;

1.2.2 Các tài liệu liên quan

 Căn cứ vào quy hoạch tổng thể của UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển hệ thống

đô thị của tỉnh đến năm 2020;

 Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

 Căn cứ Quy hoạch chuyên ngành:Quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch hệ thốngcông trình xã hội (trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…) và hệ thống hạtầng kỹ thuật (Công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước…) đến năm 2020;

 Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát về các số liệu, tài liệu về khí tượng thủy văn, hảivăn, địa chất, hiện trạng kinh tế, xã hội và các số liệu tài liệu khác có liên quan…

về tỉnh Lâm Đồng;

1.3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Trang 4

Tuyến đường A-B nằm trong dự án quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnhLâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Đầu tư xây dựng tuyến đường A-B là vô cùng cần thiết vì cơ sở hạ tầng giao thôngvừa là tiền đề vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốcphòng, giúp tỉnh Lâm Đồng cùng cả nước bước vào thế kỷ XXI theo hướng công nghiệphóa-hiện đại hóa

Tuyến đường A-B được xây dựng nhằm hoàn chỉnh hệ thống giao thông của tỉnh,đặc biệt là giao thông đường bộ Khi tuyến đường hoàn thành sẽ phục vụ tốt nhu cầu vậnchuyển hành khách, hàng hóa, thu hút khách du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi đểLâm Đồng hội nhập với khu vực

Đảm bảo giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoàinước bỏ vốn đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng để phát triển kinh tế, thực hiện nhiều dự án trọngđiểm của tỉnh, làm cho tỉnh ngày càng phát triển

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nên mạng lưới giao thông đóng vai trò hết sứcquan trọng Tuyến đường A-B hoàn thành sẽ thúc đẩy trao đổi văn hóa, nghệ thuật, traođổi hàng hóa mua bán giữa các dân tộc tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, nhân dân địaphương sẽ khai thác thêm được nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương tăngthu nhập làm giàu cho bản thân và tăng sản phẩm cho xã hội

Tuyến đường kết hợp hài hòa với thiên nhiên tạo cảnh quan, đem lại cho tỉnh nhiềutìm năng phát triển du lich

1.4 TÌNH HÌNH CHUNG TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nên mạng lưới giao thông đóng vai trò hết sứcquan trọng Tuy có đủ bốn phương thức vận tải: đường bộ, đường hàng không, đường sắt,đường thuỷ nội địa, nhưng trong đó đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất; đường sắt,đường không và đường thủy chưa khai thác được bao nhiêu

1.4.1 Giao thông vận tải Lâm Đồng hiện trạng

Trang 5

1.4.1.1 Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh là 1.744km, trong đó khoảng 459 km là đường

nhựa, còn lại là đường đá dăm, cấp phối và đường đất Được phân loại như sau:

 Hệ thống Quốc lộ dài 412km có 264 km đường nhựa

 Hệ thống đường tỉnh dài 346 km, mới chỉ có 23 km đường nhựa

 Hệ thống đường huyện có chiều dài 986 km, trong đó có 171 km nhựa

Mạng lưới đường bộ hiện có phân bố tương đối hợp lý, nối liền giữa trung tâm tỉnhđến trung tâm huyện, xã và các điểm tập trung dân cư Tuy nhiên, còn một số tuyến chưađược khép kín, khả năng phục vụ rất thấp, do mặt đường chủ yếu bằng đất, nên lầy lội vàomùa mưa Toàn tỉnh có 179 cầu với tổng chiều dài 3690,9 m, trong đó cầu vĩnh cửu vàbán vĩnh cửu tập trung chủ yếu trên các quốc lộ; còn các tuyến đường tỉnh, đường huyện

đa số là cầu yếu và cầu tạm.

1.4.1.3 Đường sắt

Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km qua địa bàn tỉnh được xây dựng từthời thuộc Pháp, nay chỉ mới khôi phục được 7 km từ Đà Lạt đến Trại Mát để phục vụkhách du lịch

1.4.1.4 Đường thủy

Lâm Đồng có nhiều sông suối, nhưng lại nhiều thác ghềnh nên giao thông đườngthuỷ còn nhiều hạn chế Hiện tại chỉ có giao thông trên sông Đồng Nai khoảng 60km từ

Đạ Tẻh đến Cát Tiên

Trang 6

1.4.2 Định hướng phát triển đến năm 2020

1.4.2.1 Đường bộ

Nâng cấp các Quốc lộ 20, 27, 28 Riêng Quốc lộ 20 sẽ được mở rộng các đoạn quacác thị trấn Di Linh, Liên Nghĩa và đoạn từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn.Đoạn 20B từ chân đèo Prenn đi Đà Lạt sẽ được khôi phục, nâng cấp để đảm bảo giaothông 2 chiều Mở rộng đoạn đường Trần Hưng Đạo từ bùng binh cây xăng Kim Cúc cũ

về hướng Trại Mát Xây dựng, nâng cấp 2 đường vòng bao quanh thành phố Đà Lạt đểgiảm bớt lượng xe vào thành phố Một số đoạn đường trong nội ô thành phố sẽ được dànhriêng cho người đi bộ

Nâng cấp các tuyến Tỉnh lộ 721 , 722, 723, 725 Tỉnh lộ 721 sau khi nhựa hoáxong và hoàn thành việc xây dựng 2 cầu Phước Cát và Đạ Quay (qua sông Đồng Nai) sẽgiữ vai trò rất quan trọng trong giao thương giữa các tỉnh trong khu vực đảm trách bởi cácQuốc lộ 20 và 14 Do đó, đoạn Tỉnh lộ này sẽ được chính thức đề nghị Bộ Giao thông vậntải cho nâng lên thành Quốc lộ

Tuyến Đạ Ploa - Đoàn Kết qua thị trấn Đạm Ri và thôn Đoàn Kết giáp với BìnhThuận đã nhựa hoá; các cầu đã xây dựng kiên cố, chỉ trừ cầu treo qua thôn Đoàn Kết làcầu tạm Tuyến đường nầy trong tương lai sẽ được nâng lên thành Quốc lộ, kết hợp vớiTỉnh lộ 721 đã được nâng lên thành Quốc lộ, để nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20 và Quốc lộ

14

Tỉnh lộ 723 sẽ được xây dựng để nối với thành phố Nha Trang và sẽ được đề nghị

là Quốc lộ 20 nối dài

Ngoài ra, Tỉnh lộ 725 cũng sẽ được khẩn trương xây dựng, hình thành một tuyếnmới song song với Quốc lộ 20, qua các vùng trọng điểm của tỉnh và giảm bớt áp lực giaothông trên Quốc lộ 20

1.4.2.2 Đường hàng không

Trang 7

Nhằm thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng, cũng như tạo điều kiện để Lâm Đồnghội nhập với khu vực, cần nâng cấp các sân bay ở Lâm Đồng, riêng phi trường LiênKhương sẽ nâng lên thành phi trường quốc tế

1.4.2.3 Đường sắt

Kiến nghị với Chính phủ phục hồi tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang để pháttriển du lịch và xuất khẩu hàng hoá, nông sản, rau, hoa được thuận lợi khi tuyến đường sắtxuyên Á được xây dựng

Đà Lạt, Bảo Lộc và dọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ quan trọng

Trang 8

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ KHU VỰC

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN

2.1.1 Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đốiphức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏbằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thựcđộng vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

 Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

 Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

 Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sônglớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn Toàn tỉnh có thể chia thành 3vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, dulịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất

2.1.2.1 Địa hình, địa mạo

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủyếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã

Trang 9

tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật vànhững cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắcxuống nam

 Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)

 Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)

 Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bìnhnguyên

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt Đới này là một khối

vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạthoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

2.1.3 Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biếnthiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô

từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Trang 10

2.1.3.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt

độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm,thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm

2.1.3.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%

2.1.3.3 Lượng mưa trung bình

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm

2.1.3.4 Bức xạ mặt trời

Số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịchnghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt LâmĐồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa cáctrung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân

2.1.4 Các nguồn tài nguyên

Trang 11

Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%, đất dốc trên 250 chiếm gần 50% Chấtlượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất cókhả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyênBảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tếcao như cà phê, chè, dâu tằm Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trungchủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800

ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đadạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao Đất có khả năng nông nghiệp cònlại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì

bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp,

hệ số sử dụng không cao Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, cònlại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%)

2.1.4.2 Tài nguyên nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phongphú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92đập dâng

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tâynam

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưuvực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn

Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sông chính ở Lâm Đồnglà:

 Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)

 Sông La Ngà

 Sông Đa Nhim

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt,công suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000

Trang 12

m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệthống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyệnLâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lýnước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.

2.1.4.3 Tài nguyên rừng

Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩmướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khaithác Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng,

có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõthông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác

2.1.4.4 Tài nguyên khoáng sản

Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khaithác Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin,Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp Nổi bật nhất làquặng Bauxite với trữ lượng hơn 1tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt 38 điểm quặng vàng(chủ yếu là vàng sa khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữlượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ sét gạch ngói, … và các loại khoáng sản khác nhưcaolanh (12 mỏ), Diatomite, Bentonite, đá granite, than bùn Ngoài ra Lâm Đồng còn cómột số mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai

2.1.4.5 Tài nguyên nhân văn, văn hóa, nghệ thuật

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn649.412 người, chiếm 61,47% Mật độ dân số 118 người/km2

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dântộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%,đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoachiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ởcác vùng xa, vùng sâu trong tỉnh

Trang 13

Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tạiLâm Đồng.

Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quầnthể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong nhữngnăm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫncòn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vàoLâm Đồng

Vùng đất Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộcTrong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổitiếng nhất là khu di tích Cát Tiên

Văn học dân gian khá phong phú nhưng văn học viết của Lâm Đồng còn hết sứcnon trẻ

Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dântộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc Sự phốihợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nóichung và nghệ thuật nói riêng

2.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỜNG PHÁT TRIỂN

2.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội

2.2.1.1 Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp:

Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vàosản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, tậptrung thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường,đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng 7,53% Đây là tốc độ tăngkhá cao vì sản xuất nông nghiệp có đối tượng là cây trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào đất đai

Trang 14

nên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tốthời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước phát triển đột biến được.

Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành những vùngchuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà phê, chè, vùng rau, hoa vớiquy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng lên làm cơ sở cho phát triển công nghiệpchế biến Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trị tăng thêm hàng năm 7,88%, đóng góp từ60-69% GDP (giá SS 1994), là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn khoảng 63%.Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượngcao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng

Lâm nghiệp

Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng vớitổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa Rừng ở Lâm Đồng nhiềuvùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt củarừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn,tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên Do mưa nhiều, khí hậu

ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tố độ tái sinh rất nhanh sau khi khaithác Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấnbột giấy hàng năm Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó

có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn cónhiều loại lâm sản có giá trị khác

Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên cóvai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan Diện tích đất có khảnăng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệpchế biến bột giấy, giấy Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có phần đất thuộc khu bảo tồn thiênnhiên Cát Lộc và rừng quốc gia Cát Tiên, ở đây có trên 544 loại thực vật, 44 loài thú, gần

200 loài chim và có sự xuất hiện những động vật quý hiếm như loài Tê giác Zava

Trang 15

Công nghiệp

Ngành công nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, phát triển theo chiều sâu, đầu tư cótrọng tâm, trọng điểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công nghệ Sảnxuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới đi vào thếphát triển ổn định Để thích ứng với cơ chế mới, ngành công nghiệp đã tổ chức, sắp xếplại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, quá trình sắp xếp lại gắn chặt với quá trình xâydựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến với việc phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọnnhững doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường để đầu tư mởrộng quy mô

Du lịch, thương mại, dịch vụ

Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch lànguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữnguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầunguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vaitrò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt Cùng với sông,suối, hồ, đập, thác nước, rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách

du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ TuyềnLâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịchthác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang

Hoạt động thương mại - dịch vụ đã tiếp cận và hoà nhập với kinh tế thị trường,đảm bảo cung cấp cơ bản hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống Hàng hoá trênthị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, đáp ứng khá tốt nhu cầu xã hộicác tầng lớp dân cư trong tỉnh Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đadạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ phục vụ và dulịch Do đó đã mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân

cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ

Trang 16

2.2.1.2 Văn hóa – xã hội- di tích lịch sử

Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt, văn hoá các dântộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc Sự phốihợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nóichung và nghệ thuật nói riêng

Các thiết chế văn hoá gồm có:

 Thư viện tổng hợp tỉnh Lâm Đồng và Thư viện các huyện

 Bảo tàng Lâm Đồng

 Trung tâm văn hoá tỉnh Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc và các huyện: Di Linh, ĐơnDương, Đạ Tẻh

Vùng đất Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc

2.2.2 Phương hướng phát triển đến năm 2020

2.2.2.1 Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển sang Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ưu tiên phát triểnThương mại dịch vụ , tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷtrọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp

Đưa nhịp kinh tế tăng trưởng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước Thúc đẩychuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

 Đến năm 2020 tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 50%, công nghiệp-xây dựng35%, nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15%

 Kim ngạnh xuất khẩu bình quân hằng năm 2020 tăng 20-25%

 GDP bình quân đầu người 3000 USD/người/năm

2.2.2.2 Về văn hóa-xã hội

Tạo chuyển biến cơ bản trên các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng caodân trí

Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm

2015 hoàn thành phổ cập trong toàn tỉnh, 100% trường học được kiên cố hóa

Trang 17

Đến năm 2015, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo95-100% đến năm 2020.

2.4 KẾT LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Lâm Đồng là trung tâm kinh tế chính trị lớn ở khu vực Tây Nguyên, có nhiều tiềmnăng và thế mạnh, có vị trí chiến lược đối với an ninh quốc phòng Nếu được đầu tư tốt vềgiao thông sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội cho tỉnh Lâm Đồng phát huy những thế mạnh vốn cócủa mình Vì vậy, tuyến đường A-B được xây dựng có vai trò rất quan trọng trong giaothông và tuyến đường có giá trị cảnh quan đep

Dự án được thực thi sẽ đem lại cho tỉnh Lâm Đồng những điều kiện thuận lợi đểphát triển kinh tế xã hội, đem lại diện mạo mới cho khu vực mà tuyến đường đi qua

Trang 18

CHƯƠNG 3: CẤP HẠNG VÀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH

3.1 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

3.1.1 Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng trong khảo sát

 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN262-2000;

 Quy phạm đo và vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn (phần ngoài trời) 96TCN43-90;

 Phân cấp kỹ thuật đường sông nội địa TCVN5664-92;

3.1.2 Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng trong thiết kế

 Đường ô tô cao tốc – yêu cầu thiết kế TCVN5729-97;

 Cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép 22TCN159-86;

 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu 22TCN248-98;

 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án và thiết kế công trình giao

 Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường

 Quy trình thí nghiệm xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát

22TCN278;

 Quy trình thử nghiệm xác định mô đun đàn hồi chung của áo đường mềm bằng cần

Trang 19

 Quy trình đầm nén đất đá dăm trong phòng thí nghiệm 22TCN333-05;

3.2 XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG KỸ THUẬT VÀ TỐC ĐỘ THIẾT KẾ

3.2.1 Xác định cấp hạng của đường

 Lưu lượng xe thiết kế trong năm tương lai (năm thứ 15)

Bảng 3.1 Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con:

Địa hình

Loại xe

Xe đạp Xe máy Xe con Xe tải có hai

trục và xe buýtdưới 25 chổ

Xe tải có batrục trở lên và

xe buýt lớn

Xe kéo mooc,

xe buýt kéomoocĐồng

Nhu cầu lưu lượng xe hiện tại trong một ngày đêm

 Xe tải có hai trục quy đổi 20*2.5 = 50 xcqđ/ngđ

 Xe tải có ba trục quy đổi 10*3 = 30 xcqđ/ngđ

Tỷ lệ tăng xe hàng năm q= 9%

Lưu lượng xe thiết kế trong năm tương lai là

Ntbnam=N0(1+q)t=324*(1+0.09)15=1181 xcqđ/ngđTrong đó:

Ntbnam: Lưu lượng xe chạy bình quân năm khai thác (xcqđ/ngđ)

N0: Lưu lượng xe chạy bình quân của năm đầu khai thác (xcqđ/ngđ)

Bảng 3.2 phân cấp kỹ thuât đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế

Trang 20

Cấp thiết kế

của đường

Lưu lượng xethiết kế(xcqđ/ngđ)

Chức năng của đường

Cao tốc >25000 Đường trục chính, thiết kế theo TCVN5729-1997

Theo điều 3.4.2 TCVN4054-2005 việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và

lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường bộ Tuyến đường A-B nối haitrung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của địa phương, lưu lượng xe thiết kế Ntt=1181 xcqđ/ngđ >500 xcqđ/ngđ

Trang 21

Đồngbằng Núi

Đồngbằng Núi

Đồngbằng Núi

Đồngbằng NúiTốc

Ncdgio là lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm, lưu lượng thiết kế giờ cao điểm lấybằng giờ cao điểm lớn thứ 30 của năm tính toán

 Nếu không có số liệu trên thì tính gần đúng bằng 10-12% lưu lượng ngày đêm

Trang 22

Chọn làn xe thiết kế là 2 làn: n=2 làn

3.3.1.2 Tính bề rộng phần xe chạy- chọn lề đường

Giải pháp tổ chức giao thông trên mặt cắt ngang đường điều 4.1.1 TCN4054-2005

đối với tuyến đường A-B cấp IV, Vtk=40km/h như sau:

 Bố trí đường bên: không bố trí

 Bố trí làn dành riêng cho xe đạp và xe thô sơ: Không có làn riêng; xe đạp và xe thô

sơ đi trên phần lề gia cố

 Sự phân cách giữa hai chiều xe chạy: không có dãy phân cách giữa

 Chổ quay đầu xe: Không khống chế

 Khống chế chổ ra vào đường: không khống chế

Điều 4.1.2 TCVN4054-2005 quy định chiều rộng tối thiểu đối với đường cấp IV,

Vtk=40km/h như sau:

 Chiều rộng một làn xe,m =2.75m

 Chiều rộng phân xe chạy dành cho xe cơ giới, m=5.5m

 Chiều rộng tối thiểu của lề đường, m=1.0m , chiều rộng gia cố tối thiểu 0.5m

 Chiều rộng của nền đường, m=7.5m

Tuyến đường A-B được xây dựng là dự án quan trọng đối với tỉnh Lâm Đồng,ngoài những mục đích và tầm quan trọng cua tuyến đường đã được trình bày Tuyếnđường A-B còn kết hợp với nhiều loại hình du lịch nên để đảm bảo xe dừng tạm thời

Trang 23

được thuận tiện Tư vấn thiết kế kiến nghị tăng chiều rộng của lề đường 2m, và chọn kíchthước mặt cắt ngang như sau:

 Chiều rộng phần xe chạy B=2x2.75=5.5m

 Chiều rộng lề đường b=2x2=4m, chiều rộng phần lề gia cố là 2x1.5=3m

Chiều rộng của nền đường là: 5.5+4=9.5 m

3.3.3.1 Xác định chiều dài theo sơ đồ 1:

Chướng ngại vật trong sơ đồ này là một vật cố định nằm trên làn xe đang chạy: đá

đổ, đất trượt, hố sụt, cây đổ, hàng của xe trước rơi…

2

) ( 254 6

kV V

Trang 24

i là độ dốc dọc của đường (tính toán lấy bằng 0%)

Thay các giá trị vào ta được kết quả:

S 1 =40/3.6+(1.2*40 2 )/(254*(0.3-0)+ 5÷10=46.3 m

Điều 5.1.1 TCVN4054-2005 quy định tầm nhìn tối thiểu khi chạy xe trên đường

đối với tầm nhìn hãm xe S1 đối với tuyến đường cấp IV, Vtk=40km/h là: 40 m

3.3.3.2 Xác định chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 2

Đặt vấn đề là có hai xe chạy ngược chiều trên cùng một làn xe

Chiều dài tầm nhìn gồm hai đoạn phản ứng tâm lý của hai lái xe, tiếp theo là haiđoạn hãm xe và đoạn an toàn giữa hai xe

Công thức xác định S2 là:

2

) (

127 8

kV V

đối với tầm nhìn trước xe ngược chiều S2 đối với tuyến đường cấp IV, Vtk=40km/h là: 80

m

3.3.3.3 Xác định chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 4

Xe một chạy nhanh bám theo xe hai chạy chậm với khoảng cách an toàn Sh1-Sh2,khi quan sát thấy làn xe trái chiều chạy tới

Công thức xác định S4 là:

S4= 631(.51( 2))

i

V V V

Số liệu lấy như S1, giả thiết vận tốc V2 =1/2 V1

Thay vào ta có kết quả sau:

S 4 =40(40+20)/(63.5(0.3-0))=125.98 m

Trang 25

Điều 5.1.1 TCVN4054-2005 quy định tầm nhìn tối thiểu khi chạy xe trên đường

đối với tầm nhìn vượt xe S4 đối với tuyến đường cấp IV, Vtk=40km/h là: 200 m

S4 còn có thể tính đơn giản hơn nếu như người ta dùng thời gian vượt xe thống kêđược trên đường

S4=6V=6*40=240 m

S4=4V=4*40=160 m

Điều 5.1.1 TCVN4054-2005 đối với đường cấp IV, Vtk =40km/h ta có:

Bảng 3.4 Giá trị tầm nhìn

Tầm nhìn Giá trị trong tiêu

chuẩn tối thiểu Giá trị tính toán

3.3.4 Các yếu tố đường cong trên bình đồ

Tuyến đường A-B cấp IV, Vtk=40 km/h theo điều 5.2.1 TCVN4054-2005, không

bố trị đường cong chuyển tiếp giữa đường thẳng và đường cong tròn

3.3.5 Đường cong trên bình đồ (đường cong nằm)

 Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn

Điều kiện về êm thuận và tiện nghi với hành khách, hành khách bắt đầu cảm nhận

đã vào đường cong, lấy   0 15

Độ dốc siêu cao lớn nhất, lấy max 8 %

40 )

( 127

2 max

60 )

02 0 (

127

) 20

Trang 26

40 )

( 127

2 2

Đối với điều 5.3.1 TCVN4054-2005 ta có:

Bảng 3.5 Các giá trị đường cong nằm

Bán kính đường

cong nằm Giá trị tiêu chuẩn Giá trị tính toán

Giá trị chọn thiết

kế sơ bộ

Tối thiểu thông

Tối thiểu không siêu

Ghi chú: chỉ trong trường hợp khó khăn mới vận dụng bán kính đường cong nằm tối

thiểu Khuyến khích dùng bán kính tối thiểu thông thường trở lên

Kiến nghị chọn bán kính đường cong nằm tối thiêu thông thường R=135 m để thiết kế sơ bộ

3.3.6 Độ mở rộng phần xe chạy trong đường cong

Điều 5.4.1 TCVN4054-2005 quy định xe chạy trong đường cong phải mở rộng

phần xe chạy

Do kiến nghị bán kính đường cong nằm R=135m <250m thiết kế với xe tải

Kiến nghị chọn độ mở rộng : e=0.9m tận dụng bố trí mở rộng về phía bụng của đường cong, vì xe có xu hướng cắt đường cong

Trong những trường hợp cần thiết, hoặc khi gặp khó khăn trong thi công Tư vấn thiết kế kiến nghị bố trí phía lưng hoặc bố trí một phần phía lưng và một phần phía bụng.

3.3.7 Chiều dài đoạn nối siêu cao

Chiều dài đoạn nối siêu cao tính được

Lsc=iscmax (B+e)/ip

Trong đó:

Trang 27

iscmax thông thường đối với đường cấp IV, Vtk=40km/h, R=135 lấy độ dốc siêu cao

Theo điều 5.5.5 và điều 5.5.6 TCVN4054-2005 đoạn nối siêu cao phụ thuộc vào

tốc độ thiết kế và bán kính đường cong nằm

 Tuyến đường A-B cấp IV, Vtk=40km/h vùng núi, độ dốc dọc lớn nhất, i=8%

 Chiều dài lớn nhất của dốc dọc Ld=500m

 Chiều dài tối thiểu đoạn đổi dốc phải đủ bố trí đường cong đứng và không nhỏ hơn

các giá trị quy định ở điều 5.7.6 TCVN4054-2005, chọn chiều dài tối thiểu đổi dốc

Bố trí đường cong đứng như sau:

 Điều kiện i=/i1-i2/ 2% phải nối tiếp bằng các đường cong đứng trong đó i là dấu đại số, lên dốc mang dấu “+”, xuống dốc mang dấu trừ “-“;

 Xác định bán kính tối thiểu đường cong đứng lồi

Trang 28

- Khi hai ô tô cùng loại gặp nhau: Rmin= m

d

S

, 8

2 2

- Đối với trường hợp đảm bảo tầm nhìn một chiều: Rmin= m

Trong đó:

S1 là chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 1 (m)

S2 là chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 2 (m)

d1 là chiều cao của mắt người lái xe trên mặt đường (m)

d2 là chiều cao của chướng ngại vật phải nhìn thấy (m)

 Xác định bán kính tối thiểu đường cong đứng lõm

Rmin=V ,m

5 6

S

p

, ) sin (

2 1

Theo điều 5.8 TCVN4054-2005 ta chon các giá trị thiết kế sơ bộ như sau:

 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn 700m

 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn 450m

3 Lưu lượng xe năm

4 Lưu lượng xe giờ cao

Trang 30

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ

4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH (BÌNH ĐỒ)

 Bình đồ tuyến tỷ lệ 1/5000

 Đường đồng mức trên cao 2m

 Địa hình tuyến A-B đi qua là địa hình miền núi, có độ cao địa hình thay đổi

4.2 NGUYÊN TẮC CHUNG KHI VẠCH TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ

 Định tuyến phải bám sát đường chim bay giữa hai điểm khống chế;

 Thiết kế nền đường phải đảm bảo cho giao thông thuận lợi, đồng thời phải tuântheo mọi quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến;

 Khi định tuyến nên tránh đi qua những vị trí bất lợi về thổ nhưỡng, thủy văn, địachất như: đầm lầy, khe suối, sụt lở, đá lăn…để đảm bảo cho nền đường được vữngchắc;

 Khu nên định tuyến qua khu đất đai đặc biệt quý, đất đai của vùng kinh tế đặc biệt,

cố gắng ít làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người sử dụng đất;

Trang 31

 Khi tuyến giao nhau với đường sắt hoặc đi song song với đường sắt cần phải tuântheo quy trình của bộ giao thông vận tải về quan hệ giữa ô tô và đường sắt;

 Khi chọn tuyến qua thành phố, thị trấn thì cần chú ý đến quy mô và đặc tính củagiao thông trên đường lưu lượng xe khu vực hay lưu lượng xe quá cảnh chiếm ưuthế, số dân và ý nghĩa về chính trị, văn hóa, xã hội…của đường để quyết địnhtuyến hợp lý;

 Khi qua vùng đồng bằng cần vạch tuyến thẳng, ngắn nhất, tuy nhiên tránh nhữngđoạn thẳng quá dài ( 3-4km) có thể thay bằng các đường cong có bán kính 1000m, tránh dùng gốc chuyển hướng nhỏ;

 Khi vùng qua vùng đồi nên dùng các đường cong có bán kính lớn uốn theo địahình tự nhiên Bỏ qua những uốn lượn nhỏ và tránh tuyến bị gãy khúc về bình đồ

và trắc dọc;

 Qua vùng địa hình đồi nhấp nhô nối tiếp nhau, tốt nhất nên chọn tuyến là nhữngđường cong nối tiếp hoài hòa với nhau, không nên có những đoạn thẳng chiêmngắn giữa những đường cong cùng chiều, các bán kính của đường cong tiếp giápnhau không được vượt quá các giá trị cho phép;

 Khi tuyến đi theo đường phân thủy, điều cần chú ý trước tiên là quan sát hướngcủa đường phân thủy chính và tìm cách nắn thẳng tiến trên từng đoạn, trong nhữngsườn đồi ổn định và thuận lợi cho việc đặt tuyến, tránh những mõm cao và tìmnhững đèo thấp để vượt;

 Khi tuyến đi trên sườn núi, mà độ dốc và mức độ ổn định của sườn núi có ảnhhưởng đến vị trí đặt tuyến thì cần nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa hình, địachất và thủy văn để chọn tuyến thích hợp;

 Khi tuyến đi qua đèo thông thường chọn vị trí đèo thấp nhất, đồng thời phải dựavào hướng chung của tuyến và đặc điểm của sườn núi để triển tuyến từ đỉnh đèoxuống hai phía;

 Khi tuyến đi vào thung lũng các sông, suối nên:

 Chọn một trong hai bờ thuận với hướng chung của tuyến, co sườn thổi ổnđịnh, khối lượng công tác đào đắp ít;

Trang 32

 Chọn tuyến đi trên mực nước lũ điều tra;

 Chọn vị trí thuận lợi khi giao cắt các nhánh sông suối;

 Vị trí tuyến cắt qua sông suối cần chọn những đoạn suối thẳng có bờ và dòng ổnđịnh, điều kiện địa chất thuận lợi;

 Trường hợp làm đường cấp cao đi qua đầm hồ hoặc vịnh cần nghiên cứu phương

án cắt thẳng bằng cách làm cầu hay kết hợp giữa cầu và nền đắp nhằm rút ngắnchiều dài tuyến

4.3 PHƯƠNG ÁN TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ

 Đảm bảo các yếu tố của tuyến như bán kính tối thiểu đường cong nằm, chiều dàiđường cong chuyển tiếp, độ dốc dọc lớn nhất khi triển tuyến …không vi phạmnhững quy định về trị số giới hạn đối với cấp đường thiết kế;

 Đảm bảo tuyến đường ôm theo hình dạng địa hình để khối lượng đào đắp nhỏ nhất,bảo vệ cảnh quan thiên nhiên;

 Xét yếu tố tâm lý người lái xe và hành khách đi trên đường, không nên thiết kếđường có những đoạn đường thẳng quá dài (lớn hơn 4km) gây tâm lý mất cảnhgiác và gây buồn ngủ đối với lái xe, ban đêm đèn pha ô tô làm chói mắt xe ngượcchiều;

 Cố gắng sử dụng các tiêu chuẩn hình học cao như bán kính đường cong, đoạnchêm giữa các đường cong, chiều dài đường cong chuyển tiếp trong điều kiện chophép;

 Đảm bảo tuyến là một vùng không gian đều đặn, êm thuận, trên hình phối cảnhtuyến không bị bóp méo hay gãy khúc;

 Phải phối hợp hoài hòa giữa các yếu tố tuyến trên bình đồ, trắc dọc, trắc ngang,giữa tuyến và công trình, cảnh quan môi trường xung quanh

 Khi cắm tuyến trên thực địa tất cả các yếu tố được đánh dấu bằng các cọc cùng vớicác cọc địa đánh dấu lý trình (cọc Km, cọc 100m được ký hiệu là cọc H), các cọcđặt ở những vị trí địa hình thay đổi (cọc địa hình), các cọc tại vị trí bố trí công trình

và các cọc chi tiết;

 Khi thiết kế bảo đảm bước compa, đảm bảo độ dốc dọc không vượt quá 8%;

Trang 33

Bình đồ với tỷ lệ: 1/5000Đường đồng mức chênh cao: H  2m

Độ dốc đều: id=idmax-i=8%-2%=6%

Trong đó: i là độ dốc dự phòng rút ngắn chiều dài tuyến khi thiết kế;

x M

i

H

d

7 0 007 0 5000 06 0

 Đi tuyến theo đường tang: là tuyến có độ dốc dọc không đổi thường lấy nhỏ hơn

độ dốc giới hạn 5 - 15% Định các đường chuyển hướng, nối các đỉnh bằng cácđường thẳng sau đó nối các đường thẳng bằng các cung tròn Khi vạch tuyến trênbình đồ phải đảm bảo độ dốc dọc cho phép Khi tuyến cắt qua các đường đồngmức đảm bảo đủ bước compa

4.4 CÁC PHƯƠNG ÁN HƯỚNG TUYẾN

Căn cứ vào các nguyên tắc và phương án vạch tuyến mục 4.2 và 4.3 Kiến nghị haiphương án tuyến

 Phương án 1: Xem chi tiết tuyến trên bình đồ

 Phương án 2: Xem chi tiết tuyến trên bình đồ

Sau khi vạch tuyến:

 Tiến hành thiết kế đường cong nằm trên tuyến

- Đo góc chuyển hướng  ( góc kẹp ở đỉnh)

- Tính tiếp tuyến của đường cong: T=Rtag( /2)

- Chiều dài đường cong cơ bản: D=R

 Rãi các cọc chi tiết trên tuyến

- Cọc chi tiết phản ảnh sự thay đổi địa hình, các cọc chi tiết có thể có khoảng cách10m, 20m…(ký hiệu c1,c2…)

- Bố trí các cọc lý trình 100m (ký hiệu H1,H2,H3…) khoảng cách giữa các cọc là100m trong 1km

- Bố trí các cọc lý trình 1000m (ký hiệu là Km0,km1,km2…) bố trí cho hết tuyến

- Các cọc tiếp đầu TD, tiếp cuối TC, đỉnh P của đường cong nằm

 Dựng trắc dọc tự nhiên: dựng trắc dọc với tỷ lệ: cao 1:500; dài 1:5000;

Trang 34

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ TRẮC DỌC-TRẮC NGANG

5.1 THIÊT KẾ TRẮC DỌC

5.1.1 Nguyên tắc thiết kế

 Khi thiết kế đường đỏ phải đảm bảo tuyến lượn đều , ít thay đổi dốc, nên dùng độdốc bé Chỉ ở những nơi địa hình khó khăn mới sử dụng các tiêu chuẩn giới hạnnhư imax, imin, Rmin…

 Khi thiết kế trắc dọc cần phối hợp chặt chẽ thiết kế bình đồ, trắc ngang, phối hợpgiữa đường cong nằm và đường cong đứng phôi hợp tuyến với cảnh quan đảm bảođường không bị gãy khúc, rõ rang và hài hòa về mặt thị giác, chất lượng khai tháccủa đường như tốc độ xe chạy, nâng lực thông xe, an toàn xe chạy cao, chi phínhiên liệu giảm

 Đảm bảo cao độ các điểm khống chế theo suốt dọc tuyến đường

 Đảm bảo thoát nước từ nền đường và khu vực hai bên đường Cần tìm cách nângcao tim đường so với mặt đất tự nhiên vì nền đường đắp có chế độ thủy nhiệt tốt

Trang 35

hơn so với nền đường đào Chỉ sử dụng nền đường đào ở những đoạn tuyến khókhăn như qua vùng đồi núi, sườn dốc lớn…

 Độ dốc dọc tại các đoạn nền đường đào hoặc đắp thấp (cần phải làm rãnh dọc)không được thiết kế nhỏ hơn 0.5% (cá biệt 0.3%) để đảm bảo thoát nước tốt từrãnh dọc và long rãnh không bị ứ động bùn cát

 Khi thiết kế đường đỏ cần chú ý đến điều kiện thi công Hiện nay chủ yếu thi côngbằng cơ giới nên trắc dọc đổi dốc lắt nhắt sẽ không thuận lợi cho thi công, bãodưỡng và khai thác đường

 Trắc dọc trên những công trình vượt dòng nước cần thiết kế sao cho đảm bảo cao

độ, độ dốc, chiều dài đoạn dốc, các đường cong nối dốc hợp lý đảm bảo thoát nướctốt và ổn định chung của toàn công trình

5.1.2 Xác định các điểm khống chế khi thiết kế đường đỏ

 Cao độ thiết kế mép nền đường ở những đoạn ven sông, đầu cầu nhỏ, cống, cácđoạn qua các cánh đồng ngập nước phải cao hơn mức nước ngập theo tần suất tínhtoán (có thể xét đến mực nước dềnh và chiều cao sóng vỗ) ít nhất là 0.5m

Tần suất thiết kế nền đường được quy định:

 Đường cao tốc: 1%

 Đường cấp I, II: 2%

 Đường cấp khác: 4%

 Cao độ nền đường đắp tại vị trí cống tròn phải đảm bảo chiều cao đất đắp tối thiểu

là 0.5m để cống không bị vỡ do lực va đập của lốp xe ô tô Khi chiều dài áo đườngdày hơn 0.5m, độ chênh cao này phải đủ để thi công được chiều dày áo đường…nếu không thỏa mãn yêu cầu trên thì dùng cống chịu lực như cống bản, cống hộp…

 Cao độ đáy áo đường phải cao hơn mực nước ngầm tính toán (hay mực nước đọngthường xuyên) mọi trị số cao độ ghi trong bảng sau:

Bảng 5.1 Cao độ đáy áo đường phải cao hơn mực nước ngầm tính toán

Loại đất đắp nền đường Số ngày liên tục duy trì mức nước trong 1 năm Trên 20 ngày Dưới 20 ngày

Ngày đăng: 11/03/2017, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w