- An toàn lao động là công tác bảo vệ tính mạng và giữ gìn sức khỏe của công nhân trong quá trình sản suất, bảo đảm cho công nhân có thể làm việc trong điều kiện - Tổ trưởng sản suất phả
Trang 1AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
4 1 AN TOÀN LAO ĐỘNG
4.1.1 Tổ chức đào tạo huấn luyện công tác an toàn lao động
- Muốn tổ chức hợp lý quá trình thi công thì phải không ngừng cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động
- An toàn lao động là công tác bảo vệ tính mạng và giữ gìn sức khỏe của công nhân trong quá trình sản suất, bảo đảm cho công nhân có thể làm việc trong điều kiện
- Tổ trưởng sản suất phải vạch ra các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh sản xuất rồi phối hợp với công đoàn thảo luận việc thực hiện các biện pháp đó Phải theo dõi, cung cấp kịp thời các phương tiện vật chất để thực hiện các biện pháp đó
- Nhiệm vụ cụ thể về công tác an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động của công trường:
+ Tổ chức huấn luyện và học tập về an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động cho công nhân trên công trường, có kiểm tra sát hạch sau mỗi đợt học tập
+ Hướng dẫn công nhân phương pháp và nội quy công tác, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
+ Bảo đảm các điều kiện vệ sinh, sinh hoạt, áo quần lao động, các dụng
cụ phòng hộ lao động cần thiết cho công nhân
+ Tạo điều kiện để thi công an toàn trên công trường
- Cán bộ phụ trách an toàn kỹ thuật của công trường có quyền:
+ Không cho thi công ở những nơi nguy hiểm
+ Không cho tiếp tục sử dụng máy móc và thiết bị không an toàn để thi công
+ Đề nghị khen thưởng, kỷ luật với những người chấp hành tốt và những người cố tình phá hoại các quy tắc thể lệ về bảo hộ lao động
- Khi công nhân đến làm việc, người phụ trách phải có nhiệm vụ:
+ Giới thiệu cho công nhân thông hiểu các quy tắc, trật tự trong công trường, an toàn lao động, vệ sinh sản suất và an toàn phòng cháy
+ Giới thiệu trình tự công nghệ, phương pháp vận hành và sử dụng máy móc, thiết bị công cụ
+ Tổ chức tốt việc lao động cho công nhân
+ Chỉ định các dụng cụ, thiết bị và máy móc mà công nhân sử dụng để làm việc
+ Giới thiệu về nội quy bảo hộ lao động
- Các công nhân có nhiệm vụ:
Trang 2+ Chấp hành tốt các nội quy, kỷ luật lao động.
+ Giữ gìn tài sản chung của công trình, của nhà nước và của nhân dân trong khu vực
+ Chấp hành tốt về an toàn kỹ thuật, vệ sinh sản xuất, an toàn phòng cháy và các quy tắc trật tự khác
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc
4.1.2 Biện pháp bảo đảm an toàn lao động
Trong quá trình thi công trên công trường dù sử dụng công cụ thô sơ hay thiết
bị thi công cơ giới hiện đại, dù thi công các hạng mục có công nghệ đơn giản hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm Do đó cần thiết phải có một bộ phận làm công tác an toàn để theo dõi và chỉ đạo đối với mọi hoạt động trên công trường
4.1.2.1 Đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện các điều kiện vì khí hậu tiện nghi ở nơi làm việc cũng như nơi nghỉ cho công nhân:
+ Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên cho khu vực nhà ở, lán trại trên công trường bằng cách chọn hướng để xây dựng hợp lý (cố gắng theo hướng bắc nam) bố trí đủ diện tích cửa sổ, cửa ra vào tạo điều kiện thông thoáng tốt
+ Cải tiến kỹ thuật cơ giới hoá các thao tác nặng nhọc để giảm nhẹ sức lao động cho người lao động (sử dụng thiết bị đào đất, cần cẩu cho lắp đặt cấu kiện đúc sẵn )
+ Trang bị đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, găng tay, kính bảo vệ mắt
- Sử dụng các biện pháp chống bụi trên đường như: lợi dụng hướng gió, cơ giới hoá việc bốc dỡ vật liệu rời, phun nước tưới ẩm vật liệu trong qúa trình thi công phát sinh nhiều bụi, trang bị khẩu trang
- Giảm hết mức tối thiểu của tiếng ồn và rung động bằng các dụng cụ phòng hộ
cá nhân: dùng bông băng đặt vào lỗ tai hoặc bao ốp tai, sử dụng giày có đế bằng cao
su, găng tay có lớp lót ở trong lòng bàn tay bằng cao su xốp để hạn chế ảnh hưởng của sự rung động khi sử dụng các thiết bị rung
- Khi tổ chức thi công ban đêm sẽ bố trí đảm bảo hệ thống chiếu sáng bằng đèn pha hoặc đèn dây tóc có công suất 300-500W với chiều cao treo đèn hợp lý Các thiết
bị thi công đêm phải có hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
4.1.2.2 Biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công xây lắp các hạng mục
- Lái xe, lái máy và người lao động được huấn luyện nhắc nhở về nội dung công tác an toàn trước khi thi công, đặc biệt trong điều kiện thi công hỗn hợp giữa xe máy và nhân lực
- Bố trí hợp lý máy móc thiết bị đảm bảo sử dụng vận hành máy an toàn, thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động, sửa chữa kịp thời những hư hỏng, có kế hoạch tu sửa và bảo dưỡng máy theo định kỳ
- Tổ chức đường vận chuyển đi lại trong nội bộ công trường hợp lý, tránh giao cắt nhiều trên luồng vận chuyển để hạn chế tai nạn xảy ra Tuyệt đối không dừng xe
tự đổ để chở công nhân
4.1.2.3 Trong thi công công tác đào móng đất
- Khi đào hố móng sẽ tạo mái dốc, phần hố móng thẳng đúng được lắp dựng hệ thống chống vách ngày khi đào xong để tránh sụt lở do độ rung động khi xe máy thi công qua lại gây ra Chiều dài hố đào không quá dài và có phương án thoát nước tốt
Trang 3- Đất đào từ hố đào và vật liệu tập kết để thi công bố trí đủ cự ly an toàn cách mép hố đào tối thiểu 0,8m, dùng rào cứng để chắn trên miệng hố đào và có đèn báo hiệu nguy hiểm ban đêm.
- Các thiết bị nâng để vận chuyển đất, đầm đất không được phép dừng hay vận hành trong phạm vi nhỏ hơn 1.5m tính từ mép hố đào
- An toàn viên và cán bộ chỉ huy thi công thường xuyên kiểm tra phát hiện vết nứt trên mép hố đào để kịp thời xử lý
- Bố trí người hướng dẫn chỉ huy xe đổ đất cũng như các vật liệu khác đảm bảo
an toàn, bố trí vị trí xe quay đầu hợp lý
4.1.2.4 An toàn trong công tác thi công nền đường
- Quy định chung:
+ Trước khi thi công nhà thầu nghiên cứu kỹ các điều kiện địa hình, hồ
sơ địa chất, thủy văn tại chỗ và dự báo các diễn biến thời tiết (mưa, bão ) có thể xảy
ra để có biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ an toàn cho người, xe máy tài sản và có các biện pháp hạn chế tác động xấu đến môi trường
+ Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động phải dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành hữu quan về bảo vệ sức khỏe, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh Các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường phải dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung chi tiết quy định ở các văn bản pháp quy hiện hành đối với giai đoạn thi công các dự án; đặc biệt nên chú trọng điều tra các tuyến đường ống ngầm, đường dây điện, cáp quang ngầm trong phạm vi thi công
+ Phải bố trí các biển báo rõ ràng và có sức thu hút sự chú ý để nhắc nhở mọi lực lượng thi công, dân cư lân cận và người đi qua phạm vi thi công có ý thức tự bảo vệ
- Các biện pháp bảo đảm an toàn thi công:
+ Có chiếu sáng nếu thi công về đêm Sử dụng mạng điện chung phải tuân thủ các quy định của ngành điện lực
+ Khi thi công đường tạm, cầu tạm phải bố trí cảnh báo, biển báo hoặc người trực tiếp chỉ dẫn giao thông
+ Người tham gia thi công phải được huấn luyện trước về các quy tắc đảm bảo an toàn lao động trong công việc cụ thể của mình và phải mặc trang phục bảo hộ lao động khi vào hiện trường thi công Người phối hợp với máy phải tránh làm việc ngay trong phạm vi máy đang thao tác
+ Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an toàn Máy không được đi lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền kém ổn định
+ Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một khoảng đủ để bảo vệ an toàn cho công trình, khi đào lân cận các công trình này cần đặt biển cảnh báo
+ Đào hố móng công trình hoặc đào các hào thoát nước phải có biện pháp đảm bảo vách hào ổn định (có mái dốc hoặc có cừ chống đỡ ) tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn và chiều sâu đào Nếu đào dưới chân mái taluy nền đường hoặc mái dốc thiên nhiên nên áp dụng biện pháp đào cách quãng xen kẽ, đào một đoạn và xây xong móng công trình hoặc đào một đoạn đặt hào, ống thoát nước xong, lấp lại rồi mới đào và thi công các đoạn xen kẽ còn lại Nếu đào móng hoặc hố đào
Trang 4biến động của bờ vách đào để có biện pháp xử lý kịp thời, đổ đất đào móng không được ảnh hưởng đến sự ổn định của vách đào.
+ Làm vòng vây chắn nước để thi công móng các công trình phòng hộ dưới taluy đắp có ngập nước phải dự báo mức nước ngập, dự báo khả năng có cát chảy, cát đùn để dự kiến biện pháp đề phòng
+ Dùng thiết bị băng tải các kiểu hoặc các giá nâng kéo vật liệu lên cao
để vận chuyển đá, phải bố trí công nhân chuyên nghiệp chỉ huy, cấm sử dụng quá tải, cấm dùng băng tải chở người Khi chuyển đá cấm người làm việc đứng, ngồi dưới các thiết bị nâng vật liệu lên cao
+ Khi thi công xây lắp các tầng phòng hộ ta luy, cấm đi lại trên phần mặt dốc vừa xây, không được lăn đá, vật liệu hoặc dụng cụ từ trên cao xuống
+ Khi dùng các máy phun vữa, máy hơi ép phải thường xuyên theo dõi đồng hồ đo áp lực, nếu có hiện tượng gia tăng hoặc chạy bất bình thường thì phải cắt điện ngừng máy kiểm tra xử lý
- Trước khi thi công bố trí biển báo hiệu công trường ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông qua đường, quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận chuyển vật liệu, chiếu sáng khu vực thi công khi làm đêm
- Công nhân phục vụ theo máy san rải, được trang bị đủ ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo lao động phù hợp với công việc
- Trước mỗi ca làm việc Nhà thầu kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công, sửa chữa hư hỏng của máy móc báo cho cán bộ chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời
4.1.2.4 Trong thi công mặt đường:
Mặt đường CPĐD, mặt đường đá dăm nước, láng nhựa mặt đường
- Tại kho chứa nhựa, nơi nấu nhựa, nơi pha nhựa với dầu hỏa:
+ Triệt để tuân thủ các quy định về phòng hỏa, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động của nhà nước cũng như của Công ty đã ban hành
+ Ở những nơi khô ráo có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa nhựa, nơi chứa nhiên liệu, nơi nấu và pha trộn nhựa, …) sẽ bố trí sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ
+ Nơi nấu nhựa phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các kho tàng khác ít nhất 50m
- Tại hiện trường thi công:
+ Trước khi thi công phải đặt biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc
độ xe ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại xe trên đường, quy định sơ đồ di chuyển của xe vận chuyển đá, xe phun nhựa, xe lu
+ Công nhân phục vụ theo xe phun nhựa phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất các các loại thiết bị, máy thi công
+ Bố trí các thiết bị y tế để tiến hành sơ cứu, đặc biệt sơ cứu bỏng
+ Khi thi công xong phải dọn dẹp, không để nhựa, đá lấp cống rãnh, vãn trên lề đường, không để nhựa dính bám vào các công trình, cây cối ven đường
4.1.2.5 Phòng độc
Trang 5- Trong khi thi công công trình có sử dụng xăng dầu, hắc ín, chì, thiếc hàn, axít, phải trang bị cho công nhân đầy đủ găng tay chống axit, khẩu trang, kính che mắt, quần áo, giầy ủng.
- Khi làm việc với các hóa chất phải bố trí nơi rộng, thoáng, không để gần nhà
ở, kho tàng, doanh trại và chống đổ vỡ gây cháy bỏng, nhiễm độc Khi làm việc với các hóa chất công nhân không được ăn uống, hút thuốc và phải đứng đầu chiều gió Sau giờ làm việc phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ mới được ăn uống, hút thuốc đề phòng nhiễm độc
Mặt đường bê tông nhựa
- Tại trạm trộn hỗn hợp bê tông nhựa 10.1.1 Phải triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn sử dụng điện hiện hành
+ Ở các nơi có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa nhựa đường, nơi chứa nhiên liệu, máy trộn ) phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ
+ Nơi nấu nhựa đường phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các kho tàng khác ít nhất là 50 m Những chỗ có nhựa đường rơi vãi phải được dọn sạch và rắc cát
+ Bộ phận lọc bụi của trạm trộn phải hoạt động tốt
+ Khi vận hành máy ở trạm trộn cần phải:
Kiểm tra các máy móc và thiết bị;
Khởi động máy, kiểm tra sự di chuyển của nhựa đường trong các ống dẫn, nếu cần thì phải làm nóng các ống, các van cho nhựa đường chảy được;
Chỉ khi máy móc chạy thử không tải trong tình trạng tốt mới đốt đèn khò ở trống sấy
- Trình tự thao tác khi đốt đèn khò phải tiến hành tuân theo chỉ dẫn của trạm trộn Khi mồi lửa cũng như điều chỉnh đèn khò phải đứng phía cạnh buồng đốt, không được đứng trực diện với đèn khò 10.1.7 Không được sử dụng trống rang vật liệu có những hư hỏng ở buồng đốt, ở đèn khò, cũng như khi có hiện tượng ngọn lửa len qua các khe hở của buồng đốt phụt ra ngoài trời 10.1.8 Ở các trạm trộn hỗn hợp
bê tông nhựa điều khiển tự động cần theo các quy định:
+ Trạm điều khiển cách xa máy trộn ít nhất là 15 m;
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra các đường dây, các cơ cấu điều khiển, từng bộ phận máy móc thiết bị trong máy trộn;
+ Khi khởi động phải triệt để tuân theo trình tự đã quy định cho mỗi loại trạm trộn từ khâu cấp vật liệu vào trống sấy đến khâu tháo hỗn hợp đã trộn xong vào thùng
- Trong lúc kiểm tra cũng như sửa chữa kỹ thuật, trong các lò nấu, thùng chứa, các chỗ ẩm ướt chỉ được dùng các ngọn đèn điện di động có điện thế 12 V Khi kiểm tra và sửa chữa bên trong trống rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận này nguội hẳn
- Mọi người làm việc ở trạm trộn bê tông nhựa đều phải học qua một lớp về an toàn lao động và kỹ thuật cơ bản của từng khâu trong dây chuyền công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn, phải được trang bị quần áo, kính, găng tay, dày bảo hộ lao động tuỳ theo từng phần việc
Trang 6- Ở trạm trộn phải có y tế thường trực, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng, có trang
bị đầy đủ các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế đã quy định
- Tại hiện trường thi công bê tông nhựa TCVN 8819 : 2011:
+ Trước khi thi công phải đặt biển báo "Công trường" ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và biển báo hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận chuyển hỗn hợp, chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm
+ Công nhân phục vụ theo máy rải, phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo lao động phù hợp với công việc phải đi lại trên hỗn hợp có nhiệt độ cao
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công, sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt Ghi vào sổ nhật ký thi công về tình trạng và các hư hỏng của máy và báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời
+ Đối với máy rải hỗn hợp bê tông nhựa phải chú ý kiểm tra sự làm việc của băng tải cấp liệu, đốt nóng tấm là Trước khi hạ phần treo của máy rải phải trông chừng không để có người đứng kề sau máy rải
4.1.3 Trang bị bảo hộ và an toàn lao động
- Hầu hết những tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thì nguyên nhân thường
là do người lao động không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc, tiếp xúc với mối đe dọa nguy hiểm Đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra khi doanh nghiệp vì tiết kiệm chi phí mà không đầu tư trang bị bảo hộ lao động cho người lao động Hoặc có trang bị đi chăng nữa chỉ nhằm mang tính chất đối phó với
sự kiểm tra của các cơ quan chức năng Sử dụng bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người lao động cũng chính là hình thức bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp Do nhận thức được vấn đề đó, Nhà thầu sẽ trạng bị bảo hộ lao động cho tất các cán bộ, công nhân tại công trường
- Việc trang bị bảo hộ lao động là điều hết sức cần thiết không chỉ cho người lao động mà còn cho cả người sử dụng lao động Người lao động an tâm làm việc, năng suất lao động không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Phòng tránh được các tai nạn lao động nghiêm trọng, giảm gánh nặng cho gia đình và
xã hội Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền cho người lao động biết về sự cần thiết và công dụng của việc sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đối với sự an toàn của người lao động
- Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động thì nhà thầu tổ chức huấn luyện giúp người lao động nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy về an toàn lao động Vì chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an toàn lao động thì dù có trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động thì người lao động có thể vẫn phải gánh chịu hậu quả khôn lường
4.1.4 Công tác bảo vệ an ninh trật tự
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình, Nhà thầu sẽ cử đại diện liên hệ, làm việc với chủ đầu tư, chính quyền địa phương các cấp (từ Thôn ,
Xã, Huyện, …), nơi có công trình đi qua để làm các thủ tục trước khi khởi công Bao gồm xin cấp phép thi công, đăng ký thường chú cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tham gia làm việc tại công trường nhằm bảo đảm an ninh trật tư
- Ngay sau khi Ban chỉ huy công trường đi vào hoạt động, Chúng tôi sẽ đề ra nội qui sinh hoạt cho toàn bộ CBCNV của công trường Việc thực hiện nghiêm chỉnh nội qui, nếp sống lành mạnh của CBCNV sẽ là nền tảng để giữ gìn an ninh trật tư
Trang 7- Ban chỉ huy công trường sẽ tạo điều kiện cho các tổ đội để giao lưu với đoàn thanh liên của địa phương, giúp đỡ nhân dân gặp khó khăn.
- Trong quá trình thi công, lực lượng bảo vệ của công trường thường xuyên hợp tác với lực lượng an ninh của địa phương để bảo vệ tài sản công trình, bảo đảm
an ninh trật tự trong và ngoài khu vực thi công
4.1.5 Công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
a Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
- Tận dụng mặt bằng sẵn có để thi công hệ thống giao thông gồm cầu đường theo phương pháp song song nhằm đẩy nhanh tiến độ
- Nhà thầu sử dụng đường có sẵn để làm đường phục vụ thi công
- Nhà thầu sẽ vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông được thông suốt, do vậy, Nhà thầu sẽ tiến hành thi công cầu đường theo phương pháp tuần tự, thi công theo từng phân đoạn hợp lý
- Tận dụng tuyến đường sẵn có đang khai thác phục vụ công tác vận chuyển vật tư, máy móc, trang thiết bị, cấu kiện đúc sẵn , đồng thời cũng xây dựng đường công vụ tại các vị trí thi công trong công trình
- Nhà thầu sẽ điều tiết giao thông, có biển báo, đèn hiệu
- Nhà thầu sẽ có chiếu sáng nếu thi công về đêm Sử dụng mạng điện chung phải tuân thủ các quy định của ngành điện lực
- Khi thi công đường tạm, cầu tạm nhà thầu sẽ bố trí cảnh báo, biển báo hoặc người trực tiếp chỉ dẫn giao thông
- Cán bộ, công nhân thi công được huấn luyện trước về các quy tắc đảm bảo an toàn lao động trong công việc cụ thể của mình và được trang bị trang phục bảo hộ lao động khi vào hiện trường thi công Người phối hợp với máy phải tránh làm việc ngay trong phạm vi máy đang thao tác
- Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an toàn Máy không được đi lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền kém
ổn định
- Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một khoảng đủ để bảo vệ an toàn cho công trình, khi đào lân cận các công trình này cần đặt biển cảnh báo
- Làm vòng vây chắn nước để thi công móng các công trình phòng hộ dưới taluy đắp có ngập nước phải dự báo mức nước ngập, dự báo khả năng có cát chảy, cát đùn để dự kiến biện pháp đề phòng
- Dùng thiết bị băng tải các kiểu hoặc các giá nâng kéo vật liệu lên cao để vận chuyển đá, phải bố trí công nhân chuyên nghiệp chỉ huy, cấm sử dụng quá tải, cấm dùng băng tải chở người
- Khi thi công xây lắp các tầng phòng hộ ta luy, cấm đi lại trên phần mặt dốc vừa xây, không được lăn đá, vật liệu hoặc dụng cụ từ trên cao xuống
b Phương án chi tiết
- Căn cứ vào hiện trường thực tế triển khai thi công tại công trường mà nhà thầu bố trí các biển báo hiệu như sau:
+ Biển số 227: Công trường (4 biển)
Trang 8+ Biển 245a: Đi chậm (4 biển)
+ Biển 123a: Cấm rẻ trái (2 biển)
+ Biển 123b: Cấm rẻ phải (1 biển)
+ Biển 136: Cấm đi thẳng (1 biển)
+ Biển 405a: Đường cụt (2 biển)
+ Biển 405b: Đường cụt (1 biển)
Trang 9+ Biển 405c: Đường cụt (1 biển)
+ Biển 441a: Phía trước công trường đang thi công 500m
+ Biển 441b: Phía trước công trường đang thi công 100m
Trang 10+ Biển 441c: Phía trước công trường đang thi công 50m.
+ Biển 302a: Chỉ hướng đi (2 biển)
+ Biển 302b: Chỉ hướng đi (2 biển)
Trang 11(Xem bản vẽ chi tiết kèm theo – Tất cả các biển báo hiệu đường bộ căn cứ theo
QCVN 41:2012/BGTVT)
- Đèn hiện – đèn chiếu sáng: Nhà thầu bố trí đèn hiệu và đèn chiếu sáng trên tất
cả các biển báo đảm bảo người tham gia phương tiện giao thông dễ quan sát vào ban đêm
c Điều tiết giao thông đường bộ
- Nhà thầu bố trí thường xuyên người điều tiết giao thông trước, trong và sau trong quá trình triển khai thi công hoặc liên hệ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng hỗ trợ nhà thầu trong việc điều tiết giao thông đường bộ
- Thời gian điều tiết giao thông: từ 6h sáng đến 6h tối hàng ngày, các giờ cao điểm và thời gian triển khai thi công của nhà thầu
4.1.6 Công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy
- Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong quá trình thi công và duy trì vùng nước phục vụ thi công thông thoáng, phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy, phục vụ thi công cần được thiết lập phù hợp và đảm bảo an toàn
4.1.6.2 Cơ sở thiết lập
- Luật giao thông đường thủy nội địa;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa;
- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý đường thủy nội địa;
- Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
4.1.6.3 Phương án
4.1.6.3.1 Mô tả phương án đảm bảo an toàn giao thông
- Bố trí báo hiệu thông báo trên bờ, tại hiện trường thượng lưu và hạ lưu, cảnh báo thuyền trưởng cần chú ý, tình trạng luồng chạy tàu bị hạn chế về chiều cao tĩnh không và chiều rộng; báo hiệu thông báo vị trí phương tiện neo đậu chờ trong thời gian cấm luồng
- Trong quá trình thi công, các kết cấu thi công nằm trên luồng, được lắp đặt báo hiệu thông báo vật chướng ngại đúng quy định
Trang 12- Lặp trạm điều tiết hướng dẫn giao thông tại hai phía thượng lưu và hạ lưu công trình, điều tiết hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn qua khu vực thi công.
- Thời gian điều tiết đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công công trình dự kiến kéo dài 24 tháng, tổ chức điều tiết phục vụ thi công mỗi ngày từ 07 giờ đến 17 giờ (chỉ thi công ban ngày), ngoài thời gian nêu trên nếu đơn vị thi công có tổ chức thi công ngoài giờ cũng tổ chức điều tiết phục vụ thi công
- Tổ chức điều tiết cấm luồng trong khoảng thời gian thi công các hạng mục sau:
+ Thanh thải cầu cũ, thời gian 10 ngày
+ Lao lắp dầm nhịp cầu tạm 10 ngày
+ Lao lắp dầm nhịp thông thuyền cầu chính, 15 ngày
Ngoài thời gian cấm luồng, điều tiết hướng dẫn giao thông qua khu vực thi công do luồng bị hạn chế một phần
- Cơ quan thẩm quyền phát hành thông báo về việc hạn chế giao thông thủy qua khu vực công trường trong thời gian thi công, giúp các thuyền trưởng nhận biết tình hình luồng, điều động phương tiện tuân theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết, thông báo chỉ dẫn từ hệ thống báo hiệu, bố trí hành trình phù hợp, hiệu quả (đơn vị thi công cầu thuê phát thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng)
4.1.6.3.2 Phương án chi tiết
a) Báo hiệu phục vụ điều tiết giao thông
- Báo hiệu chỉ vị trí neo đậu bờ, phía thượng lưu đặt cách tim công 550m, phía
hạ lưu đặt ngoài sông Châu Đốc
- Phao chỉ vị trí giới hạn luồng tàu chạy đặt cách tim cầu về phía thượng lưu 200m, về phía hạ lưu đặt ngoài sông Châu Đốc
* Số lượng và kích thước báo hiệu trên bờ:
- Báo hiệu lắp đặt tại mỗi phía thượng lưu, hạ lưu công trình gồm:
+ Báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ : 1 biển
+ Báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế : 1 biển