1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang

146 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Tính c ấ p thi ế t c ủ a đề tài nghiên c ứ u Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịn

Trang 1

B Ộ GIÁO D Ụ C VÀ Đ ÀO T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

L Ờ I CAM Đ OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại Các số liệu minh họa thực tế được sử dụng để phân tích trong luận văn đã được sự đồng ý của các quý cơ quan ban ngành có liên quan

Tác giả luận văn

Trang 4

L Ờ I C Ả M Ơ N

Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Tiềm năng và định hướng phát

triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang” Đầu tiên, tôi xin gởi lời biết ơn chân

thành đến cha và mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua

Tôi xin gởi lời tri ân đến tất cả các quý thầy cô của khoa Địa Lí trường đại học

sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý thực sự quý báu Đặc biệt là TS Đào Ngọc Cảnh (đại học Cần Thơ) đã tận tụy định hướng, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị: Phòng sau đại học trường đại học sư phạm Hồ Chí Minh, thư viện trường đại học sư phạm, Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, Sở Tài Nguyên

và Môi Trường tỉnh Kiên Giang, công ty du lịch tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện cung cấp cho tôi nhiều nguồn thông tin và tài liệu hữu ích trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè của tôi những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện

đề tài

Trân trọng!

Trang 5

M Ụ C L Ụ C

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2

4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Quan điểm nghiên cứu 4

5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 4

5.1.2 Quan điểm tổng hợp 5

5.1.3 Quan điểm phát triển bền vững 6

5.1.4 Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh 6

5.2 Các phương pháp nghiên cứu 7

5.2.1 Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu 7

5.2.2 Phương pháp phân tích hệ thống 7

5.2.3 Phương pháp điều tra thực địa 7

5.2.4 Phương pháp bản đồ 7

6 Đóng góp chủ yếu của luận án 8

7 Cấu trúc của luận án 8

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO 9

1.1 Một số vấn đề về du lịch 9

1.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch 9

1.1.1.1 Khái niệm du lịch (Tourism) 9

1.1.1.2 Phân loại du lịch (loại hình du lịch) 11

1.1.2 Chức năng của du lịch 12

1.1.2.1 Chức năng xã hội 12

1.1.2.2 Chức năng kinh tế 13

1.1.2.3 Chức năng sinh thái 15

1.1.2.4 Chức năng chính trị 16

1.2 Tài nguyên du lịch 16

1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch 16

1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch 17

1.2.3 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch 17

1.3 Sản phẩm du lịch 18

1.3.1 Khái niệm 18

1.3.2 Các thành phần của sản phẩm du lịch 19

1.3.2.1 Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất 19

1.3.2.2 Thành phần của sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch vụ 20

1.3.2.3 Thành phần sản phẩm du lịch phân theo tính chất dịch vụ 20

1.3.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 20

1.3.3.1 Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua 20

1.3.3.2 Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời 21 1.3.3.3 Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu 21

1.3.3.4 Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị khi đã sử dụng 21

1.3.3.5 Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được 22

Trang 7

1.3.3.6 Sản phẩm du lịch có tính thời vụ 22

1.4 Du lịch biển, đảo 22

1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo 22

1.4.2 Vai trò của du lịch biển đảo 23

1.4.3 Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo 24

1.4.3.1 Những điều kiện chung 24

1.4.3.2 Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch 26

1.4.3.3 Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch 27

1.4.4 Một số loại hình du lịch biển, đảo 29

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG 31

2.1 Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang 31

2.1.1 Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang 31

2.1.1.1 Vị trí địa lý 31

2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 31

2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang 34

2.1.2.1 Biển và bờ biển 34

2.1.2.3 Đảo và quần đảo 35

2.1.3 Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang 39

2.1.3.1 Hải văn 39

2.1.3.2 Khí hậu 40

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 42

2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 42

2.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển 46

2.2.3 Tiềm năng phát triển du lịch thể thao 51

2.2.4 Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng 53

2.2.5 Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác 56

Trang 8

2.2.6 Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên

Giang 58

2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 60

2.3.1 Cơ sở hạ tầng 60

2.3.1.1 Hệ thống giao thông 60

2.3.1.2 Hệ thống điện, nước 63

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 64

2.3.2.1 Cơ sở lưu trú 64

2.3.2.2 Cơ sở ăn uống 66

2.3.2.3 Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm 67

2.4 Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 68

2 4.1 Khái quát du lịch Kiên Giang 68

2.4.2 Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang 70

2.4.3 Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa bàn tiêu biểu 75

2.4.4 Hiện trạng lao động 79

2.4.5 Hiện trạng doanh thu 82

2.5 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo 84

Tiểu kết chương 2 86

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG 87

3.1 Cơ sở xây dựng định hướng 87

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch quốc gia 87

3.1.2 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 87

3.1.3 N hu cầu du lịch 88

3.1.4 Tiềm năng và hiện trạng 89

3.2 Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 90

3.2.1 Về loại hình du lịch 90

Trang 9

3.2.2 Về địa bàn du lịch biển, đảo 92

3.2.3 Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển, đảo 94

3.2.4 Về thị trường khách du lịch 95

3.2.4.1 Thị trường khách du lịch nội địa 95

3.2.4.2 Thị trường khách du lịch quốc tế 96

3.3 Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 97

3.3.1 Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng 97

3.3.1.1 Giao thông 97

3.3.1.2 Điện, nước sinh hoạt 100

3.3.2 Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 100

3.3 2.1 Cơ sở lưu trú 100

3.3.2.2 Nhà hàng và cơ sở ăn uống 102

3.3.2.3 Khu vui chơi, giải trí và mua sắm 102

3.3.3 Đẩy mạnh quảng bá du lịch 103

3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 105

3.3.5 P hát triển cộng đồng du lịch 106

3.3.6 Quy hoạch, tổ chức và quản lý 107

3.3.7 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 108

Tiểu kết chương 3 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

A KẾT LUẬN 111

B KIẾN NGHỊ 112

Trang 11

DANH M Ụ C CÁC B Ả NG

Bảng 2 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %) 40

Bảng 2 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang 47

Bảng 2 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo 65

Bảng 2 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011 68

Bảng 2 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người) 73

Bảng 2 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người) 81

Bảng 2 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng) 83

Trang 12

DANH M Ụ C CÁC HÌNH

Hình 2 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 32

Hình 2 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế 34

Hình 2 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010 40

Hình 2 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang 69

Hình 2 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 70

Hình 2 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 71

Hình 2 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo 74

Hình 2 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh 80

Hình 2 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo 83

Hình 3 1: Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 93

Trang 13

M Ở ĐẦ U

1 Tính c ấ p thi ế t c ủ a đề tài nghiên c ứ u

Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km

bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị khai thác du lịch lớn, và hơn 2.770 hòn đảo rải rác ven bờ với hệ sinh thái cảnh quan cùng đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch biển

Thế nhưng mãi đến những năm gần đây, nguồn tài nguyên này mới thực sự được đánh thức và quan tâm khai thác đúng nghĩa bằng các sự kiện: Năm du lịch

quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo”, tiếp đó là hàng loạt những hoạt động

nghiên cứu, quảng bá và quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du lịch biển, đảo chúng ta mới thực sự nhận thức được hết tiềm năng và vai trò to lớn của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam Đã đến lúc biển, đảo làm nên hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu tại nhiều huyện của tỉnh Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, điều hoà cộng với sự đa dạng và độc đáo của địa hình, địa mạo, đặc biệt là vùng biển rất giàu tiềm năng du lịch Hiện nay, du lịch biển, đảo đang mở ra cho Kiên Giang nhiều thời cơ

để thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực ven biển và các đảo xa bờ

So với những điểm sáng về du lịch biển, đảo của Việt Nam như: vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết Du lịch biển Kiên Giang đang trong giai đoạn đầu phát triển nên đang vấp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế cần phải giải quyết Các tài nguyên du lịch tuy phong phú nhưng mức độ khai thác còn hạn chế

và hiệu quả du lịch mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh Vì vậy, có thể khẳng định lợi thế về tài nguyên chỉ là điều kiện cơ bản cần thiết Điều kiện đủ để tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là phải có

sự nghiên cứu, đánh giá thật tổng hợp và sâu sắc các đặc điểm tiềm năng tự nhiên,

Trang 14

kinh tế - xã hội, chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn để có những phương án quy hoạch và khai thác tối ưu để các tài nguyên này tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là điều hết sức cần thiết

Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Kiên Giang làm hướng

nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du

lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 M ụ c tiêu nghiên c ứ u

Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liêm quan đến đề tài Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển, đảo

- Bước đầu xác định và đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang Nêu lên thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

- Đề xuất các định hướng chủ yếu và các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới

3 Gi ớ i h ạ n và ph ạ m vi nghiên c ứ u

Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian bao quanh địa giới hành chính

của tỉnh Kiên Giang bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó tập trung vào các đơn

vị hành chính có tiềm năng du lịch biển, đảo nổi trội như: huyện Phú Quốc, huyện

Kiên Lương, huyện Kiên Hải và TX Hà Tiên

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các định

hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo trong phạm vi không gian một số địa bàn tại tỉnh Kiên Giang

Trang 15

Đáng chú ý là một số công trình của các nhà địa lý cảnh quan của trường đại

học tổng hợp Matxcova đã nghiên cứu các vùng cho thích hợp cho mục đích nghỉ

dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây) Các nhà địa lý Anh, Mỹ và Canada cũng

đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích giải trí du lịch

Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm

1990, khi hoạt động du lịch Việt Nam dần khởi sắc Một số công trình đã đề cập

những khía cạnh khác nhau của du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông,

Nguyễn Minh Tuệ (1998) công trình đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng

du lịch Việt Nam Cuốn tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung

Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên

môi trường du lịch Việt Nam Cuốn tổng quan du lịch của TS Đào Ngọc Cảnh đã

hệ thống cơ sở lý luận phát triển du lịch, cơ sở chung để nghiên cứu các loại hình du

lịch Cuốn quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến chủ biên cung

cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch và tài nguyên du

lịch Việt Nam Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và các vùng du lịch Việt Nam

Công trình chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, của Viện

Nghiên Cứu phát triển du lịch Việt Nam Đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu những định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới

Trang 16

Những công trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển

du lịch, đánh giá vai trò kinh tế - xã hội của phát triển du lịch Những công trình nêu trên là tài liệu quý báu để làm cơ sở khoa học nghiên cứu cho luận án

Du lịch biển, đảo Kiên Giang chỉ mới manh nha phát triển trong những năm gần đây do đó các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: luận án tiến

sĩ của Trương Minh Chuẩn nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh

quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du

Lịch Việt Nam Báo cáo tổng hợp hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch

biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long là những tài liệu bổ ích phục vụ

cho đề tài luận án tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang

Tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể khái quát:

- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch biển, đảo hầu như còn rất ít

- Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch biển, đảo áp dụng cho những tỉnh cụ thể như Kiên Giang hiện chưa có

5 Quan đ i ể m và ph ươ ng pháp nghiên c ứ u 5.1 Quan đ i ể m nghiên c ứ u

5.1.1.Quan đ i ể m t ổ ng h ợ p ãnh th ổ

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ

du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ

Trang 17

Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch

Du lịch tỉnh Kiên Giang được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Nam Bộ và hệ thống du lịch cả nước Du lịch Kiên Giang với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch

Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng

và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, quốc gia và khu vực

Quan điểm này được vận dụng vào luận án ở khía cạnh phân tích các tiềm năng du lịch biển, đảo và tác động của nó tới các thành phần lãnh thổ du lịch tỉnh Kiên Giang

Trang 18

5.1.3 Quan đ i ể m phát tri ể n b ề n v ữ ng

Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy sự phát triển của bản thân ngành du lịch phải gắn với sự phát triển chung của toàn xã hội Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường Phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang phải gắng với việc tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn

Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua thông qua việc đánh giá đánh giá phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang và đề xuất các giải pháp phát triển

du lịch biển, đảo Kiên Giang nhằm hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, cân đối giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường đang bất ổn và những biến đổi của khí hậu đe doạ sự phát triển bền vững trong tương lai

5.1.4 Quan đ i ể m ị ch s ử - Vi ễ n c ả nh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển theo quá trình của nó Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu Kiên Giang có hệ thống tài nguyên biển, đảo đa dạng và phong phú cộng với nhiều nét văn hóa cộng đồng đặc sắc

Những đặc điểm này tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển du lịch Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững và hiệu quả

Trang 19

5.2 Các ph ươ ng pháp nghiên c ứ u

5.2.1 Ph ươ ng pháp thu th ậ p, th ố ng kê và t ổ ng h ợ p tài l ệ u

Để có được những thông tin phong, chính xác, các tài liệu được thu thập từ

nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu dữ trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch

Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ

và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong luận án Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ

sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả

5.2.2 Ph ươ ng pháp phân tích h ệ th ố ng

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa sâu sắc Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước

5.2.4 Ph ươ ng pháp b ả n đồ

Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu Các mối liên hệ thời gian, không gian, số lượng, chất lượng

Trang 20

của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ

6 Đ óng góp ch ủ y ế u c ủ a lu ậ n án

- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chung về phát triển du lịch biển, đảo

- Phân tích được các tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang

- Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang

- Đề xuất được các giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới theo hướng phát triển nhanh và bền vững

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang

Trang 21

 Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization)

“ Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”

 Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (21/8-05/09/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:

“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

 Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản

của du lịch thành hai phần riêng biệt

- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)

Trang 22

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …

- Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế)

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh

tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác

 Căn cứ theo hiến pháp số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội hàm chứa 2 yếu tố cơ bản sau:

- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các

cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích

Trang 23

phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh… kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch

- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách

Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế…vì vậy, mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và khai thác triệt để, quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng

ta phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay các lĩnh vực văn hóa khác Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất

1.1.1.2 Phân o ạ i du ị ch (lo ạ i hình d ị ch)

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của từng người

Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo những tiêu chí cơ bản sau:

- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du lịch miền núi; du lịch sinh thái- du lịch xanh; du lịch nông thôn ) Du lịch nhân văn (du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề truyền thống…)

- Phân loại theo mục đích chuyến đi (du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh, kinh doanh, thể thao, nghiên cứu khoa học…)

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế; du lịch nội địa)

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch (du lịch miền biển, đảo; du lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê)

- Phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp; du lịch ôtô; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu thủy, du thuyền; du lịch máy bay; du lịch đi bộ…)

Trang 24

- Phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên, camping, bungalow, homestay, làng du lịch…)

- Phân loại theo lứa tuổi du khách (du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi)

- Phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày)

- Phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch tập thể; du lịch cá nhân; du lịch gia đình; du lịch tuần trăng mật )

- Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói; du lịch từng phần; du lịch tự túc, du lịch bụi…)

1.1.2 Ch ứ c n ă ng c ủ a du ị ch

1.1.2.1 Ch ứ c n ă ng xã h ộ i

Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người Theo công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30% Đặc biệt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%

Trong quá trình đi du lịch con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi với nhau hơn Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng cảm… sẽ có dịp được thể hiện Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng Điều này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế

độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v…

Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa

có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc Khi tiếp xúc trực tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của các hướng dẫn viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ

Trang 25

cảm nhận được ý nghĩa của từng công trình và tăng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi người

Du lịch có tác dụng nâng cao dân trí Sau mỗi chuyến đi du lịch, thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống Hiểu biết thêm

về lịch sử, khám phá mới về địa lý, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa chung…là kết quả thu được sau mỗi chuyến đi du lịch Ngoài ra phát triển du lịch còn là động cơ giúp con người trao dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa…

Du lịch góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề…

Nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập và giao thoa với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người ở khắp nơi trở nên phong phú hơn

Trong thời đại hiện nay, công việc làm ăn là một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia Phát triển du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng góp phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân

Các hoạt động du lịch thường liên quan đến không gian ngoài trời, tức là sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết Do vậy việc tiêu dùng du lịch cũng mang tính thời vụ rõ nét Điều này không chỉ đúng với việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng các

Trang 26

sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn đối với cả tài nguyên du lịch nhân văn

Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng hàng hóa khác là việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với

việc sản xuất ra chúng Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng (du khách) được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ Đây cũng chính là

lý do làm cho sản phẩm du lịch có tính độc quyền và không thể so sánh với sản phẩm du lịch nơi này với sản phẩm du lịch của một nơi khác một cách tùy tiện Như vậy, mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch là quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến mua những hàng hóa cụ thể và quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du khách tiếp xúc với phong tục tập quán, với di sản văn hóa và với tổ hợp thiên nhiên nói chung Ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước Du khách mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến Ngược lại phần ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiên về phía đón khách, trường hợp thứ hai nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gởi khách đi du lịch nước ngoài Trong phạm vi quốc gia du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước nhưng có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế vùng sâu, vùng

xa

Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi mặt hàng hóa tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc

Trang 27

biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó các hàng hóa vật tư cho

du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn

Điều này có nghĩa là yêu cầu sản xuất hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến Các chủ xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách

So với ngoại thương, nghành du lịch có nhiều ưu thế vượt trội Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệnh giá giữa người bán và mua không quá cao Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được giá cao nên điều này kích thích sản xuất và tiêu dùng Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi…nhiều mặt hàng do du lịch tiêu thụ tại chỗ nên không cần phải đóng gói hay bảo quản phức tạp

Như vậy, du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, là động lực mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Tuy nhiên, du lịch cũng có một số ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đó là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao Nhiều khu vực vượt quá khả năng chi tiêu của người dân tại các địa phương du lịch, nhất là những người thu nhập thấp và không liên quan đến du lịch

1.1.2.3 Ch ứ c n ă ng sinh hái

Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác

sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người Điều này có ý nghĩa bằng cuộc sống thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm

Nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dùng những

Trang 28

khoảng đất đai có môi trong lành ít bị xâm phạm, xây dựng công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phừ hợp với khách Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động

du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch Việc đó đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên Để gia tăng thu nhập từ du khách du lịch phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để du lịch ngày càng hấp dẫn khách

1.1.2.4 Ch ứ c n ă ng chính r ị

Du lịch là chiếc cầu nối hòa bình cho các dân tộc trên thế giới Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về văn hóa, thiên nhiên và con người của đất nước bạn

Tuy nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến an ninh trật tự và an toàn xã hội Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động Đội lốt du khách để xâm nhập vào nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở

Các hệ thống chính quyền của các nước trên toàn thế giới không hoàn toàn giống nhau Những người quan tâm đến chính trị và chính quyền tìm thấy ở những cuộc đi thăm các trung tâm chính trị như là thủ đô là những động lực đánh giá mạnh

mẽ sự khác nhau của chính quyền họ đến, cách giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính, thủ tục kinh tế-xã hội để tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới

1.2 Tài nguyên du l ị ch

1.2.1 Khái ni ệ m tài nguyên du ị ch

Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố

tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người (yếu tố vật thể) và các giá trị nhân văn khác (yếu tố phi vật thể) có thể được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Trang 29

1.2.2 Phân o ạ i tài nguyên du ị ch

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên đang được khai thác và chưa được khai thác

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân

Tài nguyên đang được khai thác là các tài nguyên du lịch bao gồm tự nhiên và nhân văn đang được tổ chức quản lý và khai thác kết hợp với các dịch vụ du lịch để tạo thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách

Tài nguyên chưa được khai thác là các tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên

có khả năng khai thác để phát triển du lịch những vẫn chưa được tiến hành đưa vào khai thác

1.2.3 Vai trò c ủ a tài nguyên du ị ch đố i v ớ i s ự phát tri ể n du ị ch

Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch của mỗi địa phương, mỗi vùng và quốc gia

Tài nguyên du lịch quyết định đến quy mô, loại hình của hoạt động du lịch Những nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhiều và đa dạng có thể đầu tư phát triển du lịch với quy mô lớn (khu du lịch, trung tâm du lịch ) với nhiều loại hình du lịch khác nhau, tạo điều kiện liên kết du lịch Ngược lại những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhỏ và rải rác sẽ khó để đầu tư và phát triển với quy mô lớn, đầu tư

cơ sở hạ tầng tốn kém, du lịch mang tính đơn điệu

Ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý và khai thác của mỗi điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch Đối với mỗi loại tài nguyên

Trang 30

du lịch khác nhau sẽ phát triển những loại hình du lịch khác nhau Vì vậy cách thức

tổ chức hoạt động và khai thác sẽ rất khác nhau ví dụ: du lịch tự nhiên sẽ khác với

du lịch nhân văn, giữa du lịch biển, đảo và du lịch miền núi, khác nhau về phương tiện di chuyển, sản phẩm du lịch đây chính là yếu tố tạo nên sự đặc trưng cho các loại hình du lịch

Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến sự quan tâm và thu hút du khách Những tài nguyên du lịch mới lạ sẽ có tác dụng kích thích sự tò mò hiếu kỳ của du khách đến tham quan hoặc những nơi có nguồn tài nguyên du lịch đẹp hấp dẫn sẽ làm cho du khách cảm thấy thích thú và cuốn hút Họ sẽ muốn đến trải nghiệm trong những lần sau

1.3 S ả n ph ẩ m du l ị ch

1.3.1 Khái ni ệ m

Có thể hiểu, sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu bản thân và xã hội Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch là một khái niệm khá trừu tượng và khó xác định

Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bo gồm các thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” (dẫn theo Trần Ngọc Nam và Trần Huy Quang,

2005)

Theo quan niệm của Đức (từ điển du lịch, NXB Kinh Tế, Berlin 1984): “Sản

phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú

vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (dẫn theo Nguyễn Văn Lưu,

1998)

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch được tạo ra do

sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu của khách du lịch”

Trang 31

Như vậy, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch Có thể biểu diễn bằng công thức sau:

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch

1.3.2 Các thành ph ầ n c ủ a s ả n ph ẩ m du ị ch

Theo R.Lanquar và R.Hollier (1992), “Sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp gồm các thành phần không đồng nhất” Người ta đã có cùng quan niệm

rằng sản phẩm này bao gồm những thành phần sau:

- Một di sản gồm các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ

- Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tố gây ảnh hưởng cho mục đích chuyến đi, nhưng nếu thiếu thì chuyến đi không thể thực hiện được: nơi

ăn chốn ở, các trang bị về văn hóa, vui chơi và thể thao

- Những thuận lợi có liên quan đến phương tiện chuyên chở mà khách du lịch

có thể dùng để đi tới địa điểm đã chọn Những thuận lợi này được tính toán về mặt kinh tế hơn là về khoảng cách địa lý

Nhìn chung, có nhiều cách phân chia các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể phân theo hình thái vật chất, theo loại hình dịch vụ, theo tính chất dịch vụ, v.v…

1.3.2.1 Th nh ph ầ n s ả n ph ẩ m d ị ch phâ heo hìn hái v ậ t ch ấ t

Dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm du lịch và mang tính quyết định trong việc mua bán sản phẩm du lịch Tuy hàng hóa vật chất cũng được mua bán trên thị

Trang 32

trường du lịch (đồ ăn, thức uống, hàng lưu niệm…) nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn và thường gắn với các dịch vụ tương ứng (dịch vụ ăn uống, dịch vụ bán hàng lưu niệm…) Doanh thu dịch vụ thường chiếm khoảng 80% tổng doanh thu du lịch

1.3.2.2 Th nh ph ầ n c ủ a s ả n ph ẩ m du ị ch ph n heo o ạ i hìn d ị ch v ụ

- Dịch vụ vận chuyển khách

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống

- Dịch vụ vui chơi, giải trí

1.3.3 Đặ c đ i ể m c ủ a s ả n ph ẩ m du ị ch

1.3.3.1 S ả n p ẩ m du ị ch khôn hi ệ n h ữ u r ướ c ng ườ i mua

Khác với hàng hóa thông thường, đối tượng mua bán (sản phẩm du lịch) trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua Người bán không có sản phẩm tại nơi chào bán và không có khả năng mang sản phẩm cần bán đến với khách hàng Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ nhìn thấy nó Nếu như đối với các hàng hóa thông thường, người mua được tận mắt nhìn thấy sản phẩm rồi mới quyết định mua, thì đối với du lịch, sản phẩm du lịch thường cách xa nơi ở của

Trang 33

khách hàng Người mua hàng không biết được thực chất sản phẩm của họ mua mà chỉ biết thông qua việc giới thiệu, quảng cáo

Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là mối quan hệ mua bán gián tiếp Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua bán đều thông qua các ấn phẩm – quảng cáo và kinh nghiệm của khách hàng, khác hẳn với việc mua bán thông thường

1.3.3.2 Qu rình s ả n xu ấ t và iêu h ụ s ả n p ẩ m du ị ch di ễ n ra đồ n h ờ i

Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian và địa điểm

Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ chỗ khác được Mặt khác quan hệ thị trường giữa người mua và người bán diễn ra trong cùng một quá trình bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua bán hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ

Đây là một đặc thù khác hẳn các thị trường hàng hóa khác Trên thị trường hàng hóa, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách hàng trả tiền, nhận hàng, mặc

dù có thể có thêm dịch vụ hậu mãi nhưng chúng vẫn không giống với mua bán sản phẩm du lịch

1.3.3.3 S ả n ph ẩ m du ị ch có ính s ử d ụ n ạ m h ờ i và khôn có ính s ở h ữ u

Các sản phẩm du lịch đều có tính sử dụng tạm thời mà không có tính sở hữu Điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ mua quyền sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định mà không có quyền sở hữu nó Ví dụ: khách nghỉ dưỡng tại một phòng nghỉ trong resort trong một thời hạn nào đó thì khách được sử dụng phòng nghỉ đó cùng với các tiện nghi, dịch vụ nhưng hết thời gian thì khách phải làm thủ tục trả phòng cho nhân viên Các sản phẩm du lịch khác như: dịch vụ tham quan, dịch vụ vận chuyển, v.v…cũng đều có tính sử dụng tạm thời như vậy

1.3.3.4 S ả n ph ẩ m d ị ch có nh ữ ng y ế u ố đặ c h , khôn b ị m ấ t đ i giá r ị khi đ ã s ử d ụ ng

Trang 34

Sản phẩm du lịch có những đối tượng rất đặc thù, không đủ các thuộc tính của hàng hóa và có thể “bán” nhiều lần Đó là các giá trị nhân văn và các tài nguyên du lịch tự nhiên Các “hàng hóa” này sau khi đã bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu nguyên vẹn giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ tổn hao chút ít và có thể phục hồi

và tôn tạo

1.3.3.5 S ả n p ẩ m du ị ch khôn h ể ư u kho, ích r ữ đượ c

Khác với các hàng hóa thông thường, các sản phẩm du lịch không thể lưu kho hoặc tích trữ được Thông thường, sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ thì sẽ

là sự mất doanh thu Vì vây, hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc lớn vào quá trình tổ chức hoạt động du lịch

1.3.3.6 S ả n ph ẩ m du ị ch có ín h ờ i v ụ

Nhìn chung, sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt Điều đó thể hiện ở cung – cầu du lịch chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm (mùa du lịch) Tính thời vụ du lịch do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối và là một bài toán rất khó tìm lời giải thích hợp nhất và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch Khác hẳn với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn mà không làm cho nó biến thể

1.4 Du lịch biển, đảo

1.4.1 Khái ni ệ m du ị ch bi ể n, đả o

Du lịch biển, đảo là một khái niệm có liên quan đến không gian và tài nguyên

du lịch, dựa vào khái niệm về du lịch cộng với các đặc điểm của loại hình này có thể đưa ra khái niệm như sau:

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo

ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du khách

Trang 35

1.4.2 Vai trò c ủ a du ị ch bi ể n đả o

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác

và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới Chủ yếu là các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp Trong đó, Đông Nam Á một khu vực

có loại hình du lịch biển, đảo phát triển mạnh với những quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Việt Nam, Singapo…phát triển du lịch biển, đảo đã mang lại những vai trò và tác động tích cực cho các quốc gia, thể hiện ở những mặt sau: Thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế của mỗi quốc gia Du lịch biển, đảo luôn là loại hình có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanh thu, số lượng lao động, cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật… trong ngành du lịch ở các quốc gia có lợi thế về biển, đảo Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy nền kinh tế kém phát triển cho các quốc gia ven biển hiện nay

Du lịch biển, đảo là động lực thúc đẩy kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ Du lịch biển, đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách Nó không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng

và hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Phát triển du lịch biển, đảo là điều kiện để các địa phương có thể xuất khẩu các sản phẩm kinh tế biển tại chỗ thu nhiều ngoại tệ một cách nhanh chóng với giá cao mà không cần phải vận chuyển

Phát triển du lịch biển, đảo giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc lợi cho cộng đồng cư dân ven biển Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát triển du lịch biển, đảo còn góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân địa phương họ có thể là những người lao động theo thời vụ, những người thợ trong các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch…đây sẽ là điều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập Kích thích sự phát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển Để phát triển du lịch

Trang 36

bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ du lịch còn nhằm phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của chính cư dân địa phương

Phát triển du lịch phải gắn liền với quan điểm phát triển bền vững Du lịch biển, đảo lại càng phải chú ý đến vấn đề này Việc khai thác và phát triển phải gắn liền với công tác bảo tồn và tôn tạo các loại tài nguyên du lịch một cách hiệu quả do

đó phát triển du lịch biển, đảo sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường Nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan trong trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển cho quốc gia

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển, đảo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển cụ thể:

Tình trạng khai thác quá mức và thiếu quy hoạch xuất phát từ lợi ích trước mắt Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động du lịch đã đe dọa đến

sự phát triển của các hệ sinh thái cảnh quan vùng biển, đảo

Tạo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao tại các địa phương, một bộ phận người dân không theo kịp mức chi tiêu cao tại các khu du lịch nhất là những người không được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch vì vậy đời sống người dân ngày càng trở nên khó khăn hơn

Làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm phức tạp hơn tình hình an ninh chính trị tại các địa điểm du lịch Lối sống xa hoa hướng ngoại của bộ phận giới trẻ tại các địa phương

1.4.3 Đ i ề u ki ệ n phát tri ể n du ị ch bi ể n, đả o

1.4.3.1 Nh ữ ng đ i ề u ki ệ n chun

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội : Du lịch biển, đảo chỉ có thể

phát triển trong điều kiện hòa bình, chế độ chính trị và an ninh xã hội ổn định Du khách chỉ thích đến những đất nước, vùng và địa phương có chế độ chính trị ổn định

Trang 37

và an ninh xã hội tốt khi đó họ sẽ có cảm giác yên tâm về tính mạng và tài sản của mình, thỏa sức tận hưởng và trải nghiệm các giá trị du lịch Ngược lại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lượng du khách vì họ sẽ cảm thấy bất an vì có nguy cơ đe dọa đến sự an

toàn của du khách

Những điểm du lịch không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa…Du khách có thể gặp gỡ và tiếp xúc những người dân bản xứ thân thiện, hòa nhập vào các phong tục địa phương khi đó du khách sẽ cảm thấy mình được chào đón và không bị cô lập nơi xứ lạ

Ngoài ra thiên tai ven biển như: bão, sóng thần, động đất…ảnh hưởng rất lớn đến lượng du khách tham quan, sóng thần ở Bali Inđônêxia là một ví dụ Ngoài ra còn có các mối đe dọa từ sinh vật biển như: cá mập, sứa…

Sự phát sinh và lan tràn của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch Không chỉ du khách không dám đến những vùng dịch mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng việc đóng cửa, phong tỏa các khu vực có ổ dịch Các công ty lữ hành cũng không dám mạo hiểm tính mạng của khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến

đi ràng buộc họ

Điều kiện kinh tế: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và

phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung, bởi vì sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác Bên cạnh những ngành sản xuất vật chất chung, ngành xây dựng…du lịch biển, đảo phụ thuộc rất lớn vào sự phát

triển của kinh tế biển, giao thông biển và đường hàng không

Kinh tế biển là nguồn cung ứng trực tiếp các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ đại dương, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ lưu niệm (san hô, ngọc trai, vỏ các loại nhuyễn thể,…), các loại hương liệu (nước mắm, mắm niêm…) Kinh tế biển còn tạo ra nếp sống, lối văn hóa riêng của miền biển (văn hóa làng chài, lễ hội cầu ngư, nghinh ông….)

Khối lượng và tốc độ vận chuyển hành khách, mức độ an toàn và tiện nghi cộng với giá thành vận chuyển của các loại hình phương tiện giao thông ảnh hưởng

Trang 38

rất lớn đến sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo đặc biệt là giao thông đường biển (tàu cao tốc, ca nô các loại, du thuyền…)

Ngoài ra còn có giao thông bằng đường hàng không là những loại hình giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo Bởi vì nó sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, tiết kiệm được thời gian quý báu của những cuộc hành trình đặc biệt là ở những đảo xa Sự tiện nghi và an toàn sẽ tạo cảm giác yên tâm và thoải mái cho du khách

Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc

gia và từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch Một quốc gia hay khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân không thấp nhưng không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì hoạt động du lịch sẽ

không thể phát triển được

1.4.3.2 Các đ i ề u ki ệ n àm n ả y sinh nhu c ầ u du ị ch

Thời gian nhàn rỗi: thời gian nhàn rỗi (ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ

hè, nghỉ lễ, thời gian rãnh trong những chuyến đi công tác, học tập…) là một trong những điều kiện quan trọng để nảy sinh nhu cầu du lịch Con người không thể du lịch nếu không có thời gian nhàn rỗi, yếu tố này phụ thuộc vào lịch sử xã hội và luật

lao động của mỗi quốc gia

Khả năng tài chính của du khách tiềm năng: nền kinh tế phát triển sẽ làm

cho con người có mức sống cao làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu về

du lịch Khi đi du lịch là người tiêu dùng các loại dịch vụ, hàng hóa vì vậy đòi hỏi phải có vật chất đầy đủ để thanh toán cho các dịch vụ du lịch Khả năng tài chính của du khách tiềm năng ngoài thu nhập trực tiếp của bản thân còn phụ thuộc vào các

chế độ phúc lợi xã hội

Trình độ dân trí: sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn

hóa chung của người dân, trình độ văn hóa càng cao nhu cầu du lịch của người dân

sẽ được nâng cao Trình độ văn minh, văn hóa của người dân tại các quốc gia, các khu du lịch sẽ làm tăng khả năng phục vụ du khách, khả năng ứng xử một cách văn

Trang 39

minh và làm hài lòng du khách đi du lịch đến đó, làm cho hoạt động du lịch tăng

thêm giá trị

Trình độ văn hóa còn quyết định đến hành động, thái độ ứng xử của du khách đối với môi trường và cảnh quan nơi du lịch

1.4.3.3 Kh ả n ă ng cu g ứ ng n u c ầ u du ị ch

Vị trí địa lý: khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý

nghĩa quan trọng đối với việc nhận khách du lịch Nếu nơi nhận khách du lịch ở xa điểm gửi khách sẽ tạo bất lợi trên ba khía cạnh chính Thứ nhất, du khách sẽ trả thêm tiền di chuyển Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú vì mất nhiều thời gian đi lại Thứ ba, du khách sẽ bị hao tổn nhiều sức khỏe cho việc đi lại nhất là

ôtô và tàu thủy

Tuy nhiên trong một số trường hợp bất lợi này lại là có sức hấp dẫn đối với những khách hiếu kỳ thích sự tương phản cảnh quan, có nhiều thời gian và khả năng chi trả cao

Vị trí địa lý còn quyết định đến điều kiện khí hậu, hệ sinh thái cảnh quan của các điểm du lịch ví dụ miền biển nhiệt đới sẽ có hệ sinh thái cảnh quan khác với miền biển ôn đới

Quyết định đến tình hình chính trị, xã hội của từng khu vực du lịch Có những khu vực địa lý có chế độ chính trị ổn định và ngược lại

Khí hậu: khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích, du khách thường

tránh những nơi quá nóng hay quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô Đối với du lịch loại hình du lịch biển, đảo rất thích hợp ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới ôn

Trang 40

Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy

họ đổ đến những nước phía nam có khí hậu điều hòa và có biển Nhiệt độ cao khiến con người có cảm giác khó chịu Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp Nhiệt độ nước biển từ

200C đến 250C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển Nếu nhiệt độ nước biển dưới 200C và trên 300C là không thích hợp Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người

Thủy văn: nước là yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con

người Tuy nhiên đối với loại hình du lịch biển, đảo yếu tố hải văn đóng vai trò quan trọng chất lượng nước biển (mức độ trong lành, độ trong, độ mặn…), đặc tính

sóng biển ảnh hưởng lớn đến các hình thức du lịch biển, đảo

Hệ sinh vật biển: giới động thực vật ảnh hưởng lớn đến hệ cảnh quan vùng

biển đảo bao gồm giới động thực vật trên các đảo, giới sinh vật biển Đây là nhân tố góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch Có những loài quý hiếm là đối tượng để

nghiên cứu

Sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn vùng biển, đảo: phát triển du

lịch biển, đảo bên cạnh yếu tố tự nhiên chiếm ưu thế thì các tài nguyên du lịch nhân văn cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo ra sự đa dạng và phong phú cho hoạt động

du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn ở đây thường là các thành phố biển, các đình, chùa, lễ hội được tổ chức tại miền biển Các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số

khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến

Tình hình và sự kiện đặc biệt: có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể

thu hút du khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đó là các hội nghị, đại hội, sự kiện văn hóa, liên hoan v.v…tất cả những hình thức đó đều

ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch

Ngày đăng: 11/03/2017, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w