Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng Định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam” phù hợp với thiết bị mới được đưa vào sủ dụng trong thi công
Trang 1CH ƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG ĐÀO, NẠO
VÉT BÙN TRONG SÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG 5
1.1 Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông 5
1.1.1 Công tác thi công: 5
1.1.2 Công tác quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra, nghiệm thu: 7
1.1.3 Công tác quản lý chi phí đầu tư: 10
1.2 Các giải pháp thi công 11
1.3 Một số hình ảnh thi công 14
1.4 Kết luận Chương 1 18
CH ƯƠNG 2: C Ơ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 20
2.1 Các quy định liên quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật 20
2.1.1 Tổng quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật và xác định giá ca máy, thiết bị thi công công trình 20
2.1.2 Các quy định có liên quan về xây dựng và áp dụng định mức 24
2.2 Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật; ph ương pháp xác định giá ca máy; nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật 26
2.2.1: Các nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật 26
2.2.2: Các ph ương pháp xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật 27
2.2.2.1 Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố 27
Trang 22.2.3: Ph ương pháp xác định giá ca máy 36
2.2.4: Các nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - Kỹ thuật 42
2.3 Một số tồn tại 42
2.4 Kết luận Chương 2 43
CH ƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ CA MÁY CÔNG TÁC ĐÀO, NẠO VÉT BÙN CHO DỰ ÁN NẠO VÉT SÔNG CHÂU GIANG TỈNH HÀ NAM 45
3.1 Giới thiệu về dự án Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam 45
3.1.1 Tổng quan công tác thi công hạng mục nạo vét sông Châu Giang (đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Hữu Bị) 52
3.1.2 Các yêu cầu về xây dựng định mức đối với dự án 54
3.2 Các định mức kinh tế - kỹ thuật cần xây dựng cho dự án Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam 55
3.3 Nội dung phương pháp xây dựng định mức, giá ca máy cho hạng mục Nạo vét sông Châu Giang 56
3.3.1 Cách tiếp cận 56
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu 56
3.3.3 Lựa chọn Phương pháp xây dựng định mức, giá ca máy áp dụng cho hạng mục Nạo vét sông Châu Giang 56
3.3.3.1 Phương pháp xây dựng định mức 56
3.3.3.2 Phương pháp xác định giá ca máy 58
3.4 Kết quả tính toán và quy trình thẩm định, phê duyệt ban hành, h ướng dẫn áp dụng định mức 58
3.4.1 Kết quả tính toán định mức kinh tế - kỹ thuật tàu hút bùn 58
Trang 358
3.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của tàu hút bùn trong công tác đào nạo vét kênh mương, san lấp mặt bằng công trình thuỷ lợi 61
3.4.1.3 Tính toán, lập định mức dự toán bằng phương pháp khảo sát thực tế tại hiện trường 61
3.4.1.4 Tính toán, lập định mức dự toán ở điều kiện chuẩn 67
3.4.1.5 Tính toán, lập định mức dự toán bằng phương pháp vận dụng các định mức xây dựng công bố 70
3.4.1.6 Thiết lập tiết định mức công tác đào, nạo vét bằng tầu hút bùn Watermaster classic III 71
3.4.2 Kết quả tính toán giá ca máy tàu hút bùn: 73
3.4.2.1 Nội dung chi phí trong giá ca máy 73
3.4.2.2 Xác định các thành phần chi phí trong giá ca máy 74
3.4.3 Quy trình thẩm định, phê duyệt ban hành, hướng dẫn áp dụng: 82
3.4.3.1 Quy trình lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt và ban hành định mức dự toán 82
3.4.3.2 Hướng dẫn áp dụng định mức dự toán 82
3.4.3.3 Điều chỉnh định mức trong áp dụng thực tế 83
3.5 K ết luận chương 3: 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
Kết luận: 85
Kiến nghị: 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 4Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật cầu dân sinh 46
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật cống hộp qua đường 48
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật cống tiêu nước qua đường chính 51
Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật cống tiêu nước qua đường nhánh 52
Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật của tàu hút bùn 59
Watermaster Classic III 59
Bảng 3.7: Thông số kỹ thuật của tàu hút bùn thi công trong điều kiện bình thường 60
Bảng 3.8: Tổng hợp số liệu khảo sát, tính toán hao phí nhân công công tác đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III 63
Bảng 3.9: Tổng hợp số liệu khảo sát, tính toán hao phí máy thi công công tác đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III 66
Bảng 3.10: Hệ số đường đặc tính năng suất theo chiều dài ống xả 69
Bảng 3.11: Định mức năng suất máy HB300 CV đã được công bố 70
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả tính toán hao phí nhân công và máy thi công công tác đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III 71
Bảng 3.13: Tổng hợp tiêu hao nhiên liệu của tàu hút bùn Watermaster Classic III 75
Bảng 3.14: Tổng hợp tiền lương thợ điều khiển tàu hút 76
Bảng 3.15: Tính toán lương thợ điều khiển 77
Bảng 3.16: Tính toán giá ca máy 80
Trang 5Hình 1.2: Nạo vét bằng xáng cạp 15
Hình 1.3: Nạo vét bằng tàu hút 16
Hình 1.4: Nạo vét bằng tàu cuốc 16
Hình 3.1: Độ sâu làm việc của tàu hút 59
Hình 3.2: Tàu thi công hút bùn 60
Trang 6M Ở ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của đất nước
là sự phát triển mạnh mẽ về tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong xây dựng; nhiều loại vật liệu, thiết bị đa dạng, công nghệ thi công mới hiện đại được đưa vào
áp dụng để thi công xây lắp các công trình ở Việt Nam nói chung, công nghệ thiết bị thi công nạo vét bùn trong sông nói riêng Tuy nhiên trong công tác quản lý chi phí xây dựng cụ thể là xác định định mức, đơn giá, lập dự toán, tổng dự toán, tổng mức đầu tư xây dựng công trình của các chủ thể trong hoạt động xây dựng vẫn chưa đáp ứng kịp thời và vẫn có nhiều vấn đề bất cập Nhất là đối với những công trình có những công tác xây lắp chưa có trong đơn giá xây dựng hoặc chưa có trong định mức được công bố, việc xác định chúng để phục vụ cho công việc tổ chức điều hành thi công trên công trường, trong công tác đấu thầu, giao khoán và thanh quyết toán công trình đối với những người tham gia trong lĩnh vực xây dựng là rất cần thiết
Dự án đầu tư Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam được phê duyệt theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 29/7/2009 của UBND tỉnh Hà Nam Thiết bị thi công hạng mục nạo vét sông Châu Giang do Nhà thầu thi công lập trong hồ sơ đề xuất là dùng tàu hút bùn HB16-300CV; vận chuyển bùn đất bằng xà lan 400T để bơm vào các bể lắng theo thiết kế Các thiết bị này hiện
đã có định mức Kinh tế - Kỹ thuật do Nhà nước ban hành áp dụng
Tuy nhiên khi tổ chức triển khai thực hiện dự án Do điều kiện thi công trên mặt sông chật hẹp, bãi đổ đất ở xa, trên trục sông có nhiều cầu, cống xi phông, hai bên bờ có nhiều nhà cửa, vườn tược, công trình kiến trúc nên việc
di chuyển thiết bị, máy móc thi công gặp nhiều khó khăn do các thiết bị thi công đưa vào công trình có kích thước lớn
Trang 7Để khắc phục những khó khăn trên, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã cho phép nhà thầu thi công áp dụng dây
chuyền thi công dùng tổ hợp Máy đào – Xà lan vận chuyển – Tàu hút bùn để
thi công nạo vét sông (Dùng máy đào để đào đất đổ lên Xà Lan 75CV loại mở
đáy tải trọng 100T, vận chuyển bùn cát, đổ vào nơi tập kết - Dùng Tàu hút
Watermaster Classic III hút bơm lên bể lắng theo thiết kế) Khi áp dụng dây
chuyền thi công trên, các công tác đào, nạo vét bùn đất bằng tàu hút bùn
Watermaster Classic III; vận chuyển bùn đất bằng Xà Lan 75CV loại mở đáy,
tải trọng 100T hiện chưa có định mức, đơn giá theo Quy định của Bộ xây
dựng và các đơn vị liên quan
Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng Định mức và giá ca máy công tác
đào, nạo vét bùn cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam” phù hợp
với thiết bị mới được đưa vào sủ dụng trong thi công là việc tính toán, xác
định mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác đào, nạo vét bùn lòng sông Kết quả tính toán của thiết
kế định mức là căn cứ để lập đơn giá và dự toán xây dựng công trình, là cơ sở
để Chủ đầu tư phê duyệt tổng dự toán, đơn vị thi công tổ chức chức thi công
công trình, giúp cho chủ đầu tư quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình có
hiệu quả
Vì những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng
định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho dự án Nạo vét sông
Châu Giang , tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình
2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích tổng quát là nhằm
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn trong các
phương pháp thiết kế định mức, xác định giá ca máy phù hợp với thực tế,
trình độ quản lý và điều kiện tổ chức thi công
Comment [Note1]: Bổ sung theo thầ
Cường
Trang 8Nghiên cứu xây dựng Định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam, tạo cơ sở cho việc áp dụng cho các công trình tương tự khác ở Việt Nam
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng công trình thủy lợi nói chung, phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho Dự án Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam đối với công tác đào, nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III nói riêng
b Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thi công nạo vét sông Châu Giang (đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Hữu Bị tỉnh Hà Nam) do Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam làm chủ đầu tư; Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà là cơ quan quản lý, sử dụng công trình
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng định mức
Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Do vậy việc lựa chọn phương pháp phù hợp để lập định mức là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác, tin cậy và phù hợp của các chỉ tiêu định mức Để
thực hiện nội dung, nhiệm vụ của để tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phuơng pháp khảo sát thu thập số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp đối chiếu với văn bản pháp quy và một số phương pháp khác
Trang 9V Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
nghiên cứu và xây dựng định mức, luận văn đề xuất và lựa chọn được phương
pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong Nghiên cứu xây dựng Định
mức, giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn bằng tàu hút bùn Watermaster
Classic III; áp dụng cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam Những
kết quả nghiên cứu của đề tài là nội dung tham khảo hữu ích cho những
nghiên cứu, học tập và giảng dạy về xây dựng định mức
b Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một hướng dẫn
mẫu, một gợi ý quan trọng cho hoạt động thực tiễn về xây dựng định mức
kinh tế - kỹ thuật cho công tác đào, nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi
trong điều kiện thực tế có áp dụng máy móc thiết bị và công nghệ thi công
tiên tiến
VI NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông và
các giải pháp thi công
Chương 2: Cơ sở lý thuyết thiết kế định mức và xác định giá ca máy, thiết bị
thi công xây dựng công trình
Chương 3: Thiết kế định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho
Cường
Trang 10CHƯƠNG 1
T ỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG ĐÀO, NẠO VÉT BÙN
TRONG SÔNG VÀ CÁC GI ẢI PHÁP THI CÔNG
1.1 Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông
1.1.1 Công tác thi công:
Hiện nay trên thế giới, công tác làm đất bao gồm hai dạng thi công chính đó là: Thi công cơ giới đường thủy và thi công cơ giới đường bộ
Công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông chủ yếu áp dụng biện pháp thi công bằng cơ giới với các phương tiện như tàu cuốc, tàu hút bùn, máy đào nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu giao thông đường thủy, phục
vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…
Nghành giao thông bằng đường thủy với ưu điểm là giá thành vận chuyển thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông bằng đường bộ, đường sắt Vận chuyển bằng đường thủy có thể vận chuyển những kiện hàng rất nặng một cách dễ dàng Vì vậy mà ngành giao thông đường thủy hiện nay trên thế giới và ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ Để phục vụ cho nó, công tác thi công đào, nạo vét bùn đất trong sông mà nhất là dạng thi công cơ giới đường thủy với phương tiện chủ lực là tàu hút bùn phát triển khá mạnh mẽ
nhằm đào mới các dòng kênh, dòng sông, nạo vét hàng năm các cửa sông, lòng sông do phù sa bồi lắng Đặc biệt ở những nước có ngành nông nghiệp phát triển và chiếm vai trò quan trọng đối với ngành kinh tế quốc dân thì vấn
đề thủy lợi chiếm một vị trí hết sức quan trọng
Ở nước ta, nông nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó ngành giao thông đường thủy giữ vai trò chủ đạo trong mạng lưới giao thông, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ 2010 đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 như các chương trình
Trang 11xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm ngèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… đã tạo được bộ mặt phát triển mới cho nông thôn Ngoài việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp Nhà nước còn quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho phát triển các ngành nghề như chăn nuôi thủy sản, cung cấp nước sạch nông thôn và giao thông đường thủy Điển hình tại đồng bằng sông Cửu Long với
hệ thống sông ngòi chằng chịt phục vụ cho nông nghiệp và giao thông đường thủy đang đòi hỏi phải nạo vét hàng năm Bên cạnh đó với việc đào mới, cải tạo hàng năm các ao nuôi thủy sản, các vùng đầm lầy ven biển chiếm số
lượng rất lớn cũng là vấn đề rất cần thiết Việc ứng dụng phương pháp cơ giới
nạo vét bùn tạo nên những đầm chứa nước ngọt chứa nước mưa, nước thừa
dẫn qua các hệ thống kênh dẫn để lấy nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp hay các hồ chứa nước biển phục vụ nuôi trồng thủy hải sản mang lại
hiệu quả kinh tế lớn đối với ngành ngư nghiệp, tạo cảnh quan môi trường sinh thái khu vực, ngoài ra lượng đất bùn nạo vét được vận chuyển dùng cho san
lấp mặt bằng phục vụ nông nghiệp hoặc san lấp các khu tái định canh, định
cư…
Một số công trình nạo vét bùn đã mang lại hiệu quả cao ở vùng đầm lầy ven biển như:
+) Công trình nạo vét “ Hồ Khe Chùa” tại xã Sơn Dương – huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh, với diện tích nạo vét 310.138m2, tổng khối lượng bùn nạo vét 800.556m3 Dự án do sở NN &PTNT làm chủ đầu tư, công trình đã đưa vào sử dụng với việc cấp nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp cho nhân dân trong vùng lân cận, nuôi trồng thủy hải sản, tạo cảnh quan môi trường
+) Công trình nạo vét “Hồ chứa nước Khe Măn” tại xã Vũ Oai – huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh Việc đầu tư xây dựng hồ Khe Măn để khai thác triệt để và phát huy hết hiệu quả của công trình phục vụ sản xuất ngư nghiệp,
Trang 12tạo cảnh quan môi trường sinh thái, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực
+) Công trình nạo vét “Hồ Yết Kiêu” tại Phường Lê Lợi – thành phố
Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 280.312m2, khối lượng bùn nạo vét
320.122m3 Dự án do Thành Phố Hạ Long làm chủ đầu tư, đây là công trình
Hồ điều hòa chủ yếu chứa nước mưa, hay nước được cấp từ nguồn nước sạch
của tỉnh Xung quanh hồ được bố trí các khu công viên, giải trí, tạo cảnh
quan cho thành Phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
+) Công trình nạo vét “Bãi Bồi Cột 5” tại phường Hồng Hải – thành
phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 688.508m2, khối lượng bùn
nạo vét khoảng 12.556m3 Dự án do Thành Phố Hạ Long làm chủ đầu tư,
công trình chủ yếu phục nuôi trồng thủy hải sản trên biển, là nơi neo đậu tàu,
phà, bè trên biển phục vụ khách du lịch ăn uống, thăm quan, tạo cảnh quan cho vùng dân cư ven biển lân cận
1.1.2 Công tác quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra, nghiệm thu:
*) Yêu cầu chung về kỹ thuật thi công:
- Đảm bảo đúng đồ án thiết kế, sử dụng đất tiết kiệm;
- Có biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công và các quy định về bảo
vệ môi trường;
- Khi thi công kênh qua vùng đông dân cư, vùng đất yếu, dễ lún sụt, thì phải lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nhà thầu thi công phải chuẩn bị đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, kinh phí
để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đúng tiến độ thi công theo hồ sơ mời thầu
và hợp đồng đã ký kết
Trang 13*) Yêu cầu chung về kiểm tra chất lượng thi công:
- Công tác kiểm tra chất lượng công trình phải làm thường xuyên, kịp thời, tránh tình trạng thi công kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu thiết
kế rồi mới được phát hiện và phải phá đi làm lại
- Trong quá trình thi công, Nhà thầu thi công và Chủ đầu tư phải thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, theo dõi có hệ thống các nội dung sau:
+) Sự tuân thủ đồ án thiết kế;
+) Sự thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan;
+) Vị trí bãi thải đất;
+) Kích thước mặt cắt kênh so với thiết kế;
+) Cao độ, độ dốc đáy kênh, bờ kênh;
+) Vị trí tuyến kênh trên mặt bằng;
+) Biện pháp thoát nước;
+) Thiết bị, nhân lực cam kết sử dụng;
+) Sổ nhật ký, tài liệu thí nghiệm v.v ;
+) Biện pháp thi công và an toàn lao động, bảo vệ môi trường
+) Công trường phải có đủ dụng cụ thí nghiệm và quan trắc đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra, có quy định về cách sử dụng, kiểm tra, điều chỉnh các dụng cụ đó Người làm công tác thí nghiệm phải qua đào tạo, có nghiệp
vụ chuyên môn phù hợp với công việc Phải có sổ sách và quy định cách ghi chép số liệu rõ ràng
- Việc kiểm tra chất lượng thi công phải thực hiện theo Quy định quản
lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành
*) Yêu cầu chung đối với công tác nghiệm thu:
- Công tác nghiệm thu phải thực hiện đúng theo qui định hiện hành Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công phải thoả thuận phương pháp đo đạc, tính
Trang 14toán khối lượng, thời gian tiến hành nghiệm thu v.v theo quy định trong các văn bản kỹ thuật hiện hành và được ghi cụ thể trong hợp đồng Trước khi đo phải kiểm tra dụng cụ đo
- Tổ chức nghiệm thu các giai đoạn hoàn thành: Bao gồm nghiệm thu từng bộ phận công trình trong thời gian thi công và nghiệm thu toàn bộ công trình sau khi đã hoàn thành Việc nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn
bộ công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành
- Chỉ tiến hành nghiệm thu (bộ phận hoặc toàn bộ công trình) khi đơn
vị thi công đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu:
+) Hồ sơ thiết kế: Bản vẽ bộ phận hoặc toàn bộ công trình (đối với các
bộ phận bị lấp kín phải có bản vẽ mô tả cụ thể)
+) Các bản thuyết minh, bản vẽ;
+) Tài liệu trắc đạc trước và sau khi thi công;
+) Sổ nhật ký thi công, sổ ghi chép các tài liệu thí nghiệm chất lượng công trình; ghi chép những thay đổi về thiết kế trong quá trình thi công, các văn bản có liên quan;
+) Tài liệu về khối lượng công trình;
+) Tài liệu quan trắc độ lún, biến dạng của công trình;
+) Tài liệu, các bản vẽ hoàn công theo quy định hiện hành
+) Các sai số cho phép khi nghiệm thu thi công công trình được quy
định trong tiêu chuẩn thi công áp dụng (Các dung sai chỉ có tác dụng đánh
giá về mặt kỹ thuật thi công khi nghiệm thu Khối lượng sẽ được nghiệm thu thực tế thi công, những khối lượng vượt quá thiết kế không được thanh toán)
Nếu đồ án thiết kế có quy định sai số thi công thì thực hiện theo yêu cầu của thiết kế
Trang 15- Kiểm tra thực địa: Sau khi tiến hành kiểm tra ngoài thực địa, sau đó sẽ lập biên bản nghiệm thu hoặc quyết định phải xử lý sửa chữa thêm nếu cần thiết
1.1.3 Công tác quản lý chi phí đầu tư:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng
dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Theo các Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì việc thiết kế định mức xây dựng là một hạng mục tư vấn quan trọng khi tính toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình Các công việc đặc thù của ngành, địa phương chưa có trong định mức của Nhà nước đã công
bố thì các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các công việc đặc thù của ngành, địa phương
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, đặc điểm kết cấu, trạng thái làm việc, của các công trình đa dạng, vốn đầu tư xây dựng rất lớn, thời gian xây dựng và phục vụ dài Vì vậy việc tính toán để lựa chọn phương
án thi công công trình sao cho đảm bảo tối ưu hiệu quả kinh tế, xã hội là yêu cầu được quan tâm hàng đầu của các cấp quyết định đầu tư Do đó mà công việc này đòi hỏi cán bộ tư vấn thiết kế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trang 16cao, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thi công xây dựng công trình cũng
như thiết kế công trình mới thực hiện được
Tùy theo điều kiện, biện pháp thi công và yêu cầu kỹ thuật của công
trình xây dựng mà trong công tác xác định đơn giá xây dựng có hoặc không
có công tác thiết kế định mức xây dựng công trình Công tác này khá phức tạp
và nó khác với các công tác thiết kế khác Thiết kế định mức dự toán xây
dựng công trình có thể là thiết kế định mức mới hoặc thiết kế lựa chọn áp
dụng, hoặc vận dụng có điều chỉnh các định mức đã có sẵn do cấp có thẩm
quyền của Nhà nước về xây dựng ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế
Trong thực tế có rất nhiều công trình đòi hỏi phải thiết kế định mức dự toán
xây dựng công trình
Hiện nay đối với công tác đào, đắp đất, đá, cát , Bộ xây dựng đã ban
hành định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng số
1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 (Chương II) Mặt khác Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã
ban hành định mức dự toán một số công tác xây dựng công trình thủy lợi theo
Quyết định số 1751/QĐ-BNN-XD ngày 01/8/2013 Do còn có sự khác biệt
giữa các thành phần hao phí giữa các bộ định mức nên thực tế việc áp dụng
cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình tổ chức thực hiện và thanh
quyết toán công trình hoàn thành
1.2 Các giải pháp thi công
Công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông thường được triển khai
trên một mặt bằng rộng và trải dài theo tuyến, khối lượng thi công thường rất
lớn, thời gian thi công kéo dài, có sự tham giao của nhiều chủ thể Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thi công như các điều kiện về khí hậu, địa
hình, địa chất, thủy văn; mạng lưới giao thông; giải phóng mặt bằng làm nơi
tập kết bùn đất; bố trí đường công vụ để vận chuyển vật liệu và thiết bị, máy
Comment [Note3]: Bổ sung theo Th
Cường và cô Mai
Trang 17móc; đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; an toàn trong thi công và đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…
Để thi công nạo vét bùn phải chọn thiết bị và dây chuyền hợp lý Ở Việt Nam có một số giải pháp thi công nạo vét bùn đã được áp dụng có hiệu quả cao
- Dùng xà lan vận chuyển và máy đào xúc bùn đưa lên xà lan rồi chuyển đi đổ ở bãi thải, phương pháp này đã ứng dụng với công trình “Nạo vét luồng sông Tiền (khu vực giữa cồn Thới Sơn và Bến tre) xã Phú Túc – An Khánh – Tân Thạch – Huyện Châu Thành – Tỉnh Bến Tre” Với chiều dài nạo vét 7,7km đường sông, khối lượng nạo vét 2,0 triệu khối bùn đất các loại
- Dùng tàu hút bùn rồi chuyển qua ống dẫn bùn đưa đến bãi thải, phương pháp này đã ứng dụng với công trình “Nạo vét luồng tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bảo cửa sông Bến Hải” do sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư Giúp người dân và tàu thuyền ở trong tỉnh và các tỉnh bạn có thể vào tránh trú bão nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngư dân Khối
lượng bùn, cát nạo vét là 1,5 triệu m3
- Dùng đất trộn với bùn rồi dùng gầu xúc lên ô tô chuyển ra bãi thải,
phương pháp này đã ứng dụng với công trình nạo vét “Hồ chứa nước Khe Măn” tại xã Vũ Oai – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.Công trình do Ủy
ban nhân dân huyện Hoành Bồ làm chủ đầu tư Với khối lượng nạo vét
146.446m3
Trang 18Khi trộn lẫn đất khô để xúc lên ô tô thì cần chọn loại đất lẫn cuội sỏi (dạng đất đồi) và tỷ lệ đất bùn là khác nhau tùy thuộc vào độ sệt của bùn và lượng nước bên trên Theo kinh nghiệm trộn đất đồi với bùn rồi dùng gầu xúc
để đưa lên ô tô vận chuyển ở công trường thủy điện Trị An thì tỷ lệ đó là (1: 1
÷ 2:1) Với máy xúc thì đòi hỏi phải có phao nổi nếu nước lớn, nếu bùn đặc thì làm bè nổi hay tôn chống lầy
- Ngoài ra với công trình “Nạo vét luồng Soài Rạp (TP.HCM - Long
An - Tiền Giang)” khởi công vào ngày 24-11-2012: Dùng tàu nạo vét tự hành
hiện đại Uilenspiegel của Bỉ, đây là một trong những tàu hút bùn hiện đại
nhất với chiều dài 142,8m, rộng 26,8m, có khoang chứa 13.700m3
bùn, cát và
có thiết bị nạo vét ở độ sâu 50m dưới lòng sông với công suất nạo vét đến
70.000m3 bùn, cát /ngày Dự án có tổng chiều dài 54km từ khu công nghiệp Hiệp Phước ra khu công nghiệp Cần Giờ, có quy mô nạo vét khoảng 11,5
triệu m3 bùn, cát Tàu Uilenspiegel phải nạo vét ngoài cửa biển Cần Giờ dài 24km để mở luồng tàu rộng 160m và sau đó tiếp tục thi công nạo vét từ cửa biển Cần Giờ vào khu công nghiệp Hiệp Phước dài 30km để mở luồng tàu rộng 120m Dự kiến khi việc nạo vét hoàn thành, khi đó luồng tàu trên sông Soài Rạp sẽ có độ sâu khoảng 9,5m cho tàu biển từ 30.000 – 50.000 tấn lưu thông vào cảng biển Thành Phố Đây là luồng tàu biển thứ hai
ở TP.HCM,
Với các phương pháp nạo vét bùn đã được áp dụng trong thực tế nêu trên ta thấy tùy thuộc vào từng loại địa hình, địa chất, khối lượng công tác, độ sâu và điều kiện thi công v.v… cụ thể của từng loại công trình để lựa chọn áp dụng công nghệ thi công nạo vét một cách kinh tế và hiệu quả nhất
Trang 191.3 Một số hình ảnh thi công
Hình 1.1: N ạo vét bằng máy đào
Nạo vét bằng máy xúc có ưu điểm rễ tổ chức thi công thi công, thường
áp dụng tại nơi có mặt bằng hẹp; sông có mực nước nông; hoặc nơi sông có
nhiều bùn rác và các chất thải rắn
Comment [Note4]: Bổ sung theo thầ
Cường và cô Mai
Trang 20Hình 1.2: N ạo vét bằng xáng cạp
Nạo vét bằng máy đào và xáng cạp có đặc điểm chung là máy đào đứng trên phao để múc đất, bùn, lắng dưới đáy sông đổ lên bờ hoặc lên xà lan chứa sau đó vận chuyển bùn đất đến nơi tập kết quy định Phương án này có ưu điểm năng suất nạo vét tương đối cao
Trang 21Hình 1.3: N ạo vét bằng tàu hút
Hình 1.4: N ạo vét bằng tàu cuốc
Sử dụng máy hút bùn, hoặc tàu cuốc lượng bùn cát được vận chuyển
qua ống dẫn mềm dưới dạng vữa bùn sẽ chịu tác động của lực hút mà đi vào
Trang 22ống hút, đi qua bơm bùn, đẩy qua ống áp lực chuyển tới địa điểm cần đắp Đây là phương pháp thi công đất bằng máy thủy lực, là phương pháp thi công
cơ giới hóa tổng hợp, dùng sức nước để đào, vận chuyển và đắp đất Khi đào đất cát thì sử dụng tàu hút bùn là hiệu quả kinh tế nhất Sử dụng máy hút bùn chuyên dụng này có thể hút được ở những vị trí sông có mực nước sâu Tuy nhiên, vì sử dụng bơm hút trực tiếp nên khi gặp rác và phế thải rắn có kích thước tương đối lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình hút làm giảm năng suất hoặc có thể không thể hút do đầu ống bị rác và phế thải rắn bịt lại Mặt khác,
do sử dụng tàu di chuyển nên phương pháp này không dùng nạo vét cho các đoạn sông cạn nước Với những phân tích trên có thể thấy phương pháp sử dụng máy hút bùn chuyên dụng chỉ nên sử dụng cho các đoạn sông có mực nước đủ để tàu có thể di chuyển được và có kích thước rác và phế thải rắn nhỏ hoặc dùng sau khi đã sử dụng gầu ngoạm múc bỏ các rác và phế thải rắn có kích thước lớn
Nạo vét theo phương pháp hút bùn được sử dụng khi khối lượng công tác đất lớn, yêu cầu nạo vét tới độ sâu lớn (> 10m), vì nó có hiệu suất rất cao,
mà giá thành thi công lại thấp hơn so với các phương tiện kỹ thuật khác
Ở những điều kiện địa hình chật hẹp, khối lượng không lớn có thể dùng
máy hút bùn đất loại nhỏ Chúng được áp dụng trong tất cả các dạng thi công dưới nước (hạ cọc ống, đào hố móng trong vòng vây cọc ván, hạ giếng của công trình lấy nước) cũng như khi khắc phục các sự cố Khi hút đòi hỏi có lưu
lượng nước lớn và có lối thoát nước hồi hoặc tiêu nước tránh ngập khu bãi thải Có khả năng hút được những nơi chập hẹp hoặc chỗ có gò đống
Khi tiến hành thu dọn lòng sông, những máy hút bùn thủy lực miệng kiểu vành có thể hút được những mảnh vụn như bê tông, gạch, đá … Máy hút bùn thủy lực là thiết bị đơn giản, giá thành không đắt, có thể
chế tạo ở xưởng cơ khí tại công trường Một số trường hợp (độ sâu nước lớn,
Trang 23làm việc trong cột ống v.v ) thì để lấy đất người ta dùng máy hút bùn không
khí
Thi công nạo vét bùn bằng máy nạo vét theo phương pháp hút bùn có các ưu điểm là không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, có thể cơ giới hóa cao trong các khâu đào, vận chuyển và đắp đất Giá thành vận chuyển rẻ nhất, thiết bị vận chuyển chủ yếu chỉ là đường ống (thép, nhựa, vải) hay mương máng tự chảy, độ dài vận chuyển có khi tới hàng chục ki – lô - mét Giá thành thi công bằng cơ giới thủy lực chỉ bằng 60 ÷ 70% giá thành thi công đất của các loại máy trên khô Tuy nhiên trong điều kiện giá năng lượng (điện, dầu điêzen) trên thị trường biến động thì cũng cần phải phân tích kỹ về khả năng giá thành so với việc dùng các loại máy một gầu trên khô để thi công Tuy nhiên khi thi công bằng cơ giới thủy lực thì loại đất dính cao (sét) hoặc có lẫn nhiều tảng đá lớn sẽ có hiệu suất làm việc kém Làm việc bằng máy thủy lực thì lượng nước tiêu hao khá nhiều nên hiện trường thi công phải
ở gần nguồn nước
1.4 Kết luận Chương 1
Cơ giới thủy lực có thể áp dụng rộng rãi đối với việc nạo vét sông, kênh hoặc lấp các vùng đầm lầy, các bãi trũng ven sông Có nhiều nơi áp dụng rộng rãi phương pháp thi công thủy lực để khai thác và phân loại cát sỏi làm bê tông, khai thác than, quặng Tuy nhiên điều kiện để áp dụng là phải có nguồn nước lớn và giá thành nhiên liệu không lớn
Ngoài ra trong điều kiện khối lượng nạo vét, san lấp công trình không lớn, địa hình chật hẹp thì có thể kết hợp cơ giới trên khô như máy đào một gầu, máy đào nhiều gầu và kết hợp phương tiện vận chuyển như xà lan
hoặc xe tự đổ
Việc nghiên cứu công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông là công tác hết sức cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay với sự phát triển mạnh
Trang 24mẽ của khoa học, kỹ thuật, với sự ra đời nhiều loại máy móc, thiết bị thi công hiện đại và tiên tiến có năng suất cao Từ đó ta có thể lựa chọn được giải pháp thi công phù hợp cho công trình, có cơ sở cho việc xây dựng các định mức để
áp dụng trong thi công mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất
Trang 252.1.1 Tổng quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
và xác định giá ca máy, thiết bị thi công công trình
*) K hái niệm về định mức kinh tế - Kỹ thuật
Định mức kinh tế - Kỹ thuật gồm: Định mức dự toán xây dựng và định
mức cơ sở của tư vấn, của Chủ đầu tư, của Nhà thầu
Định mức dự toán xây dựng là cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình
(dựa vào định mức cơ sở có tính hao hụt, tỷ lệ luân chuyển trong quá trình thi
công) Định mức cơ sở là dữ liệu của tư vấn, của Chủ đầu tư, của Nhà thầu
tham khảo hoặc sử dụng khi lập định mức dự toán xây dựng công trình
Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật
liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công
tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng
+) Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện
và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
+) Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực
tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác xâydựng
+) Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công
chính và phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
- Hệ thống định mức dự toán xây dựng:
Trang 26+) Định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng công bố: Là định mức
dự toán các công tác xây dựng, lắp đặt,… phổ biến, thông dụng có ở các loại hình công trình xây dựng
+) Định mức dự toán xây dựng do các Bộ (có xây dựng chuyên ngành), UBND các tỉnh công bố: Là định mức dự toán cho các công tác chưa có trong
hệ thống định mức do Bộ Xây dựng công bố
+) Định mức dự toán xây dựng công trình: Là những định mức dự toán của tất cả các công tác xây dựng, lắp đặt,… cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của công trình làm cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình
*) Vai trò, chức năng của định mức kinh tế - kỹ thuật
Năng suất lao động xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo
sự gia tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, muốn tăng năng suất lao động phải giải quyết các vấn đề như: Người lao động; Công cụ lao động; Phương pháp
tổ chức sản xuất Điều đó có nghĩa là phải xây dựng con người lao động mới, phải cải tiến công cụ lao động, thực hiện cơ giới hóa trong lao động Về đối tượng lao động, ngành xây dựng phải áp dụng các kết cấu và vật liệu tiên tiến, thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến như: tổ chức sản xuất theo dây chuyền, thực hiện phương châm công xưởng hóa sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu chuẩn hóa khâu thiết kế và cơ giới hóa khâu thi công, nhưng tất cả thành tựu của tiến bộ kỹ thuật nói trên muốn đưa vào áp dụng một cách thường xuyên và có tính chất pháp lệnh thì phải tính toán, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu số lượng Đó chính là các định mức kinh tế - kỹ thuật, là căn cứ làm nền tảng cho quá trình tổ chức sản xuất của xã hội Định mức kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng sau:
- Các định mức kinh tế - kỹ thuật góp phần thống nhất và tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất
Trang 27- Định mức kinh tế - kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đẩy tăng năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội
- Định mức kỹ thuật đóng trọng đẩy tiến bộ kỹ thuật và là cơ sở đúng đắn để tiêu chuẩn sản xuất
- Định mức kỹ thuật rất cần thiết tiền đề kế hoạch hóa, các kế hoạch được tính toán từ các chỉ tiêu định mức góp phần quản lý và sử dụng một khối lượng lớn về nhân công, vật tư, máy móc của ngành xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Các định mức kỹ thuật phản ánh đúng đắn các hao phí lao động xã hội trung bình cần chính xác, là cơ sở để so sánh, lựa chọn các giải pháp tối
ưu trong xây dựng
- Định mức kỹ thuật là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu một cách đúng đắn và đánh giá kết quả các thành tích đạt được trong quá trình lao động của từng cá nhân và đơn vị
- Định mức kỹ thuật là cơ sở để thanh toán lương theo sản phẩm, thực hiện đúng đắn sự phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi
và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia sản xuất
*) Tổng quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng: Gồm định mức do Bộ Xây dựng công bố, là định mức của các công tác xây dựng, lắp đặt,… phổ biến, thông dụng có ở các loại hình công trình xây dựng và Định mức do các
Bộ quản lý chuyên ngành, UBND các tỉnh công bố, định mức này áp dụng cho các công tác chưa có trong hệ thống định mức do Bộ Xây dựng công bố Định mức kinh tế - kỹ thuật là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm công khai các thông tin để tăng tính cạnh tranh trong quá trình đầu tư xây dựng Qua đó làm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, và quản lý dự án xây dựng nói riêng Vì vậy việc xây
Trang 28dựng hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình là nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý xây dựng
- Đến năm 2013, Bộ Xây dựng đã triển khai sửa đổi bổ sung hoàn thiện các hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật là thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết
40 của Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng rà soát hoàn thiện các định mức dự toán xây dựng công trình
- Nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện định mức dự toán xây dựng công trình là nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý nhà nước Vì định mức được công bố chỉ phù hợp với một công nghệ, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu Khi công nghệ thay đổi, tiêu chuẩn thay đổi, điều kiện thi công thay đổi thì phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Đặc biệt, khi có công nghệ mới chúng ta phải xây dựng định mức mới để phục vụ công tác quản lý nhà nước
- Hiện nay, Trong lĩnh vực xây dựng công trình có rất nhiều định mức kinh tế - kỹ thuật được công bố áp dụng trên toàn quốc nhưng phần đa chúng đều có sự điều chỉnh, bổ sung, hoặc là xây dựng mới trên cơ sở các Định mức được xây dựng trước đây Ví dụ ngày 16/8/2007 Bộ xây dựng đã ban hành Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng số 1776/BXD-VP
tuy nhiên áp dụng thực hiện được 6 năm do công nghệ đã có nhiều thay đổi
Vì vậy năm 2012 Bộ Xây dựng đã phải rà soát tổng thể một loạt các định mức
để bổ sung và công bố Ví dụ Định mức dự toán xây dựng công trình số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung Định mức dự toán xây dựng công trình số 1776/BXD-VP, ngày 16/8/2007
*) Tổng quan về xác định giá ca máy và thiết bị công trình
Máy và thiết bị thi công là các loại máy và thiết bị được truyền chuyển động cơ, chạy bằng xăng, dầu, điện, khí nén được sử dụng cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các công trường xây dựng Một số loại thiết bị
Trang 29không có động cơ như rơ móc, xà lan … nhưng vẫn tham gia vào các công tác
nói trên thì cũng được coi là máy và thiết bị thi công
Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình làm cơ sở xác định
chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng
công trình và vận dụng để lập giá dự thầu, đánh giá dự thầu và ký kết hợp
đồng giao nhận thầu thi công xây dựng công trình
Giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá,
điều kiện thi công cụ thể và thời gian xây dựng
Các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu chịu trách nhiệm tính toán
và xác định giá ca máy công trình phù hợp với giá thị trường xây dựng, đảm
bảo đủ chi phí trong quá trình sử dụng máy và có tính cạnh tranh
2.1.2 Các quy định có liên quan về xây dựng và áp dụng định mức
Điều 66-Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có quy
định: Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước,
việc xác định chi phí xây dựng phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban
hành và hướng dẫn áp dụng
Theo quy định của Nhà nước về quản lý chi phí đối với dự án đầu tư
xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày
14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Ngày 26/5/2010,
Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 04/2010/TT-BXD Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số
112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ Theo đó có quy định về lập và áp dụng
định mức xây dựng (Tại các Điều 9- Mục 3 – Chương 2 và Điều 16 – Mục 3 –
Chương 3 của Thông tư):
- Bộ Xây dựng thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư
xây dựng công trình, công bố định mức xây dựng công trình để các cơ quan,
Comment [Note5]: Sửa lại theo cô M
Trang 30tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng và công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố và định kỳ hàng năm gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý;
- Chủ đầu tư, nhà thầu và các tổ chức tư vấn căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tổ chức điều chỉnh đối với những định mức đã được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ thống định mức đã được Bộ xây dựng công bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác
để áp dụng cho công trình
- Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức xây dựng nói trên và tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức đã thực hiện
- Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh, xây dựng mới để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Trường hợp sử dụng các định mức được điều chỉnh hoặc xây dựng mới nói trên để lập đơn giá xây dựng trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu, thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý
Trang 31ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Hồ sơ trình phê duyệt các định mức đã được điều chỉnh hoặc xây dựng mới
Đối với các gói thầu sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế, trường hợp sử dụng, vận dụng định mức của nước ngoài cho một số công tác xây dựng đặc thù riêng biệt để lập đơn giá và dự toán xây dựng công trình thì các định mức này phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công của công trình và được chấp nhận trước của chủ đầu tư
2.2 Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật; phương pháp xác định giá ca máy; nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế
- kỹ thuật
2.2.1: Các nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật
Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng phải tuân thủ một
số nguyên tắc cơ bản sau:
- Định mức kinh tế kỹ thuật được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công – nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp & PTNT
- Bảo đảm tính khoa học, phù hợp với hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị hiện có
- Định mức phải đạt mức trung bình tiên tiến, phù hợp với tiến bộ khoa học
kỹ thuật, kinh nghiệm lao động, và năng lực tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất
- Số liệu khảo sát thống kê phục vụ xây dựng định mức phải có tính đại diện, phản ánh được tính khách quan của sự vật và hiện tượng trong một chù
kỳ, giai đoạn thi công nhất định
- Tổ chức thi công xây dựng hợp lý, bảo đảm điều kiện các hoạt động diễn ra bình thường, liên tục, nhằm loại bỏ các động tác thừa, hợp lý hoá các thao tác
Trang 32- Thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với người lao động
2.2.2: Các phương pháp xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế -
kỹ thuật
Trình tự lập định mức dự toán xây dựng công trình:
- Lập danh mục định mức dự toán xây dựng các công tác xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình
- Rà soát, đối chiếu các yêu cầu, điều kiện nói trên giữa danh mục định mức dự toán xây dựng của công trình với hệ thống thông tin định mức dự toán xây dựng đã có để:
+) Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có
+) Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có
+) Lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức
2.2.2.1 Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố
Khi vận dụng các định mức xây dựng được công bố, nhưng do điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức xây dựng được công bố thì điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên quan cho phù hợp với công trình
Cơ sở điều chỉnh
- Điều kiện, biện pháp thi công của công trình
- Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình
Trang 33Phương pháp điều chỉnh
Điều chỉnh hao phí vật liệu
- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn
cứ quy định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh
- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn
Điều chỉnh hao phí nhân công
Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn
Điều chỉnh hao phí máy thi công
- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó,
dễ, tiến độ nhanh chậm của công trình, ) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn
- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại
2.2.2.2 Đối với những định mức chưa được công bố được xây dựng như sau
Bước 1 Lập danh mục công tác xây dựng
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình
Bước 2 Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu
Trang 34đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình
Bước 3 Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công:
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ
Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố
Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao động được công bố
Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền
- Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình
Trang 35- Phương pháp 3: Tính toán theo số liệu khảo sát thực tế
+) Thu thập số liệu: Các phương pháp thu thập số liệu phục vụ công
tác xây dựng định mức: Gồm phương pháp thống kê kỹ thuật; Phương
pháp chụp ảnh quá trình; Phương pháp bấm giờ
Phương pháp thống kê kỹ thuật: Phương pháp thống kê kỹ thuật là
phương pháp được áp dụng rộng rãi khi tiến hành việc quan sát nhằm xác định mức độ hoàn thành các định mức thi công hiện hành
Khi quan sát cần chú ý đảm bảo cho thành phần thực tế của công tác phù hợp với thành phần tiêu chuẩn của định mức cần kiểm tra, và công việc được thực hiện trong điều kiện tổ chức lao động và sản xuất bình thường Việc xác định mức độ hoàn thành định mức, theo quy định, được tiến hành trong suốt ca làm việc Đối với quá trình xây dựng mà thời hạn sản xuất của sản phẩm lớn hơn 1 ca, thì việc thống kê sự hoàn thành định mức được tiến hành trong cả thời kỳ đó
Phương pháp chụp ảnh quá trình: Phương pháp chụp ảnh quá trình dùng
để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian làm việc và chỉ ra những tài liệu cần thiết để xây dựng định mức mới Phương pháp này được xây dựng rộng rãi nhất trong xây dựng cả khi quan sát để chấn chỉnh tổ chức cũng như khi quan sát để định mức
Chụp ảnh quá trình cho cá nhân áp dụng khi lao động của 1 công nhân
Trang 36Phương pháp bấm giờ: Phương pháp bấm giờ sử dụng để nghiên cứu
thời hạn của những bộ phận lặp đi lặp lại của các bộ phận chủ yếu Độ chính
xác có thể từ 1 giây đến 0.1 giây
+) Chỉnh lý số liệu
+) Tính toán trị số, Định mức
Hao phí vật liệu: Tính toán theo số liệu khảo sát và đối chiếu với thiết
kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật
Hao phí nhân công: Tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động
Hao phí máy thi công: Tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng 1 dây chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy
- Phương pháp 4 Kết hợp các phương pháp trên
Khi sử dụng phương pháp này, có thể vận dụng cách tính một trong 3 phương pháp trên để xác định định mức hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công cho công tác chưa có trong hệ thống định mức dự toán được công bố
- Nội dung tính toán các thành phần hao phí
a Tính toán định mức hao phí về vật liệu: Định mức hao phí vật liệu
cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng
kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công, gồm:
+) Vật liệu chủ yếu: (chính là những loại vật liệu có giá trị cao và
chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì quy định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường) Vật liệu chủ yếu như: Xi măng, cát vàng, đá, nước, thép tấm, thép hình, thép tròn, thép dây, bu lông, que hàn
Trang 37Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức xây dựng là:
VL = QV x Khh + QV LC x KLC x KtđTrong đó:
QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;
Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế, ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn của công trình,
Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư
QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác ) sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;
Hệ số Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
Khh = 1 + Ht/c
Hệ số Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự, hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong định mức
Định mức hao hụt được quy định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn)
Trang 38Hệ số KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định trong định mức sử dụng vật tư Đối với vật liệu không luân chuyển thì
KLC=1 Đối với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1
Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được xác định theo công thức sau:
n
n h
K LC
2
2 ) 1 (
* − +
Trong đó:
h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi;
n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);
Hệ số Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ
số phản ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây chống,
Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình Hệ số này được tính theo tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ
+) Vật liệu khác: (phụ là những loại vật liệu có giá trị nhỏ, khó định
lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu chính)
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công bố hoặc tính toán theo một trong theo 3 phương pháp nêu trên
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự
Trang 39b Tính toán định mức hao phí về lao động:
Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định mức lao động cơ sở (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên
Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công
Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công Mức hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:
NC = ∑ (tg
đm x Kcđđ) x 1/8 Trong đó:
tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể;
Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng Hệ số này được tính từ định mức lao động cơ sở (thi công) chuyển sang định mức xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà đưa ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công
c Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng
Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ sở năng suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong 3 phương pháp trên
Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất máy thi công là giờ máy,
ca máy,
+) Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:
Trang 40CM Q
Kcđđ: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng Hệ số này được tính
từ định mức năng suất máy thi công chuyển sang định mức xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà phân ra các
hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3
Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất
+) Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác
Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ
lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự
Bước 4 Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí
về vật liệu, nhân công và máy thi công
Mỗi tiết định mức gồm 2 phần: