Luật hàng hải cho SQQL máy Giảng viên: TS MTr Lê Văn Điểm Giới thiệu chung • Hoạt động hàng hải chịu chi phối của nhiều bộ luật địa phương và Quốc tế – Bộ luật hàng hải Việt Nam – Bộ luật môi trường Việt Nam – Các bộ luật của các nước nơi tàu đến – Các bộ luật và công ước Quốc tế: LL-66, COLREG-72, SOLAS-74, MARPOL -73/78, STCW-78/95, SAR, SUA Tương quan luật pháp của hoạt động hàng hải Luật hàng hải Việt nam Luật hàng hải Quốc tế Luật môi trường Việt nam Luật môi trường của nước sở tại IMO và các bộ luật, công ước (SOLAS, MARPOL, COLREG, …) Về phương diện quản lý nhà nước Bộ GTVT Về phương diện quản lý kỹ thuật OWNER VR SHIP Bộ luật Hàng hải Việt nam • Ban hành năm 2005 • Bộ luật gồm 18 chương với 261 điều, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến hoạt động vận tải thủy: Đăng ký tàu biển, đăng kiểm, mua bán, thế chấp, thuyền viên, cảng biển, môi trường, môi giới, đại lý, … Chương 1: Quy định chung (10 điều) • Đưa các quy định chung về phạm vi áp dụng Bộ luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của các quan liên quan đến hoạt động vận tải biển • Quyền ưu tiên vận tải nội địa, quy định cấm hoạt động hàng hải Chương 2: Tàu biển (8 mục, 34 điều) • Định nghĩa tàu biển, sở hữu, chủ tàu • Quy định đăng ký tàu, cấp giấy chứng nhận, xóa đăng ký • Đăng kiểm và giám sát kỹ thuật • Giấy nhứng nhận an toàn, chống ô nhiễm, dung tích • Thanh tra hàng hải • Tìm kiếm, cứu nạn, điều tra tai nạn • Mua bán thế chấp tàu • Bắt giữ tàu Chương 3: Thuyền bộ (14 điều) • Nghĩa vụ và quyền lợi của thuyền viên • Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng • Hợp đồng thuê thuyền viên • Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên (không có quy định nào về môi giới thuyền viên) Chương 4: Cảng biển (11 điều) • Định nghĩa, phân loại cảng biển • Trách nhiệm, quyền hạn của cảng vụ – Khai thác cảng – Thực hiện an toàn hoạt động, môi trường – Tổ chức tìm kiếm cứu nạn – Thanh, kiểm tra tàu biển, cấp giấy chứng nhận – Thực hiện lệnh bắt giữ tàu Chương 5: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển (53 điều) • Ký kết hợp đồng vận chuyển, vận đơn • Nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển • Nghĩa vụ và trách nhiệm của người thuê vận chuyển • Giới hạn trách nhiệm có rủi ro • Tranh chấp có hư hỏng, mất mát hàng • Hợp đồng vận chuyển đa phương thức Chương 6: Vận chuyển hành khách đường biển (15 điều) • Quy định về quyền lợi, trách nhiệm của hành khách, người vận chuyển • Khiếu nại và trách nhiệm bồi thường mất mát tài sản, tai nạn gây thương tích, chết người Chương 7: Hợp đồng thuê tàu (20 điều) • Quy định về thuê tàu, thuê lại tàu • Hợp đồng thuê tàu định hạn, quyền lợi và trách nhiệm của người thuê và chủ tàu • Quan hệ giữa thuyền viên, chủ tàu và người thuê tàu định hạn • Hợp đồng thuê tàu trần, quyền lợi và trách nhiệm của người thuê và chủ tàu Chương 8: Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải (11 điều) • Quy định về đại lý tàu biển, hợp đồng đại lý tàu biển • Trách nhiệm của người đại lý và người ủy thác • Định nghĩa môi giới hàng hải, quyền và nghĩa vụ của người môi giới Chương 9: Hoa tiêu hàng hải (9 điều) • Quyền và trách nhiệm của hoa tiêu • Quyền và trách nhiệm của thuyền trưởng – Hoa tiêu chỉ là người cố vấn – Hoa tiêu thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng – Thuyền trưởng có quyền đình chỉ công việc của hoa tiêu Chương 10: Lai dắt tàu (7 điều) • • • • Lai dắt và hợp đồng lai dắt tàu biển Quyền chỉ huy lai dắt Nghĩa vụ của các bên thực hiện Trách nhiệm của chủ tàu đối với thiệt hai liên quan đến việc lai dắt Chương 11: Cứu hộ hàng hải (12 điều) • Cứu hộ hàng hải, hợp đồng cứu hộ • Quyền và nghĩa vụ của người cứu và người được cứu • Tiền công, tiền thưởng cứu hộ • Phân chia tài sản và tranh chấp liên quan đến hoạt động cứu hộ Chương 12: Trục vớt tài sản chìm đắm (9 điều) • Tài sản chìm đắm, nghĩa vụ của chủ tài sản • Quy định về thời hạn trục vớt, trách nhiệm chống ô nhiễm môi trường • Tài sản chìm đắm nguy hiểm • Tài sản ngẫu nhiên trục vớt được • Tài sản trôi dạt • Thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm, trôi dạt Chương 13: Tai nạn đâm va (7 điều) • Nghĩa vụ của thuyền trưởng đâm va • Xác định lỗi và bồi thường tổn thất xảy tai nạn đâm va • Khiếu kiện liên quan đến tai nạn đâm va Chương 14: Tổn thất chung (6 điều) • Tổn thất chung là chi phí liên quan đến hành động cần thiết để cứu hàng, cứu tàu • Các mất mát thiệt hại chậm bốc hàng, ô nhiễm môi trường không được tính vào tổn thất chung • Chủ tàu có quyền tính toán, tuyên bố và khiếu kiện về tổn thất chung Chương 15: Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với khiếu nại hàng hải • • • • (5 điều) Khiếu nại có giới hạn trách nhiệm Khiếu nại không áp dụng giới hạn trách nhiệm Mức giới hạn trách nhiệm dân sự theo trọng tải tàu Thành lập quỹ đảm bảo bồi thường Chương 16: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải (34 điều) • Hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm • Giá trị tài sản bảo hiểm • Chuyển nhượng quyền bảo hiểm • Chuyển quyền đòi bồi thường • Giải quyết bồi thường Chương 17: Giải quyết tranh chấp hàng hải (3 điều) • Tranh chấp hàng hải • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài Chương 18: Điều khoản thi hành (1 điều) • Bộ luật có hiệu lực từ 01/01/2006 • Bộ luật này thay thế bộ luật năm 1990