1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm dạy học phân môn tập đọc lớp 5

21 750 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Nó là công cụ để học các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạođiều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời ,là mộtkhả năng không thể thiếu được củ

Trang 1

“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5”

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở bậc tiểu học việc dạy đọc giữ một vai trò quan trọng, đọc đãtrở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đọc giúp trẻ

em chiếm lĩnh được một số ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Nó

là công cụ để học các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạođiều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời ,là mộtkhả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh

Như vậy, đọc có một ý nghĩa hết sức to lớn vì nó bao gồm nhiệm vụgiáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó

là hoàn thành năng lực đọc cho học sinh Năng lưc được tạo nên từ 4 kĩ năngcũng là yêu cầu về chất lượng của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,trôi chảy ), đọc có ý thức ( thông hiểu được nội dung những điều mình đọchay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm Sự hoàn thiện một trong những kĩnăng này có tác dụng tích cực đến những kĩ năng khác

Ngoài ra, đọc còn giáo dục lòng ham mê đọc sách, hình thành nhữngphương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm cho học sinh thích đọcsách và thấy được lợi ích to lớn của việc đọc Bên cạnh đó, nó còn góp phầnlàm giàu thêm kiến thức, ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho họcsinh Giúp ngôn ngữ và tư duy của học sinh dần được hoàn thiện, đồng thờiđóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹcho các em

Vì những điều hết sức quan trọng trên, nên bản thân tôi luôn cố gắng

tìm tòi, học hỏi làm cách nào để “ Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất

Trang 2

lượng dạy - học phân môn tập đọc lớp 5” để tiết dạy tập đọc và học tập đọc

đạt kết quả cao nhất

* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

- Với đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về việc đổi mới phươngpháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập đọc lớp 5

- Giúp học sinh lớp 5 học tập môn tập đọc đạt kết quả cao

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thực hành, điều tra

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp so sánh, đối chứng

Phần II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động đến trình độ ngôn ngữ cũngnhư tư duy của người đọc, việc dạy đọc tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, bồidưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ logiccũng như biết tư duy có hình ảnh Đặc biệt, khi các em đọc tốt sẽ giúp các emcảm thụ được cái hay, cái đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ; việc này hỗ trợ đắclực cho các em học tốt các môn học khác như Tập làm văn, Luyện từ và câu,Toán,…góp phần tạo nên những con người phát triển toàn diện

Trang 3

Qua nghiên cứu tôi thấy rằng năng lực đọc của học sinh được cụ thểhóa thành các kỹ năng đọc Đọc thành tiếng và đọc thầm Chỉ khi nào họcsinh thực hiện thành thạo hai hình thức này mới được xem là biết đọc Vì vậy

tổ chức dạy tập đọc cho học sinh phải chính là quá trình làm việc của thầy vàtrò

mà vấn đề chuẩn bị cho việc đọc là hết sức cần thiết

Muốn đọc (đọc thành tiếng) tốt, thì học sinh phải có tinh thần bình tĩnh,

tự tin, ngồi ngay ngắn, khoảng cách nhìn từ mắt đến sách hợp lý (30-35cm),

cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi Khi đọc thành tiếnghọc sinh phải tính đến người nghe Vì thế, ngoài việc rèn tác phong chuẩn bịcho việc đọc tốt, tôi thường xuyên động viên và tổ chức thi giữa các em đọcnhỏ, để các em đọc to hơn, đọc đủ lớn cho cả lớp cùng nghe Cụ thể như: Tôithường mời học sinh lên bảng đọc để đối diện với người nghe Tư thế đứngđọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải mở rộng và cầm bằng hai tay

Nhờ áp dụng biện pháp trên đã tạo cho học sinh một tác phong, mộttinh thần thoải mái, tự tin trước khi bắt đầu học

Sau khi rèn luyện tác phong chuẩn bị cho việc đọc, tôi mới tiến hànhcác bước tiếp theo

3.2 Luyện đọc đúng:

Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chínhxác, không có lỗi Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc sót âm, vần,tiếng đọc phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng các âmthanh (đúng các âm vị) nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu) Tất cảnhững điều trên học sinh thường khó có thể đọc đúng được yêu cầu

- Vì thế vấn đề thứ nhất đặt ra là làm sao cho nhiều học sinh được bộc

lộ năng lực đọc mà không chiếm quá nhiều thời gian quy định và học sinh cóđiều kiện để phát hiện tất cả các lỗi phát âm của các bạn trong lớp thì việcchia đoạn trong một văn bản khi học sinh bước đầu tiếp xúc với văn bản

Trang 4

(luyện đọc lần 1) là rất quan trọng Tôi thấy việc chia văn bản thành các đoạnđọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng thống nhất với cách chiađoạn theo bố cục văn bản) Giáo viên nên tham khảo sách giáo viên hoặc căn

cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn,sao cho mỗi đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch với nhau về số chữ.Nhưng việc tách đoạn cũng không quá chi ly, gây khó khăn cho học sinh khitheo dõi và đọc nối tiếp Và trước khi luyện đọc, tôi giúp học sinh nhận biếtcác đoạn (học sinh có thể đánh dấu bằng bút chì) để tiện cho trình luyện đọc

và theo dõi

Ví dụ: Khi dạy bài: Trí dũng song toàn Tôi chia bài đọc này thành 4 đoạn như sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông hỏi cho ra lẽ.

+ Đoạn 2: Từ thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm

cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.

+ Đoạn 3: Từ lần khác đến sai người ám hại ông.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

Khi chia bài đọc thành 4 đoạn như vậy thì số lượng học sinh có cơ hộiđược đọc nhiều hơn và học sinh khác có cơ sở để phát hiện lỗi phát âm củacác bạn Như bài Trí dũng song toàn được chia thành 4 đoạn thì ở lần 1 cácđoạn sẽ được đọc 3 lần vậy học sinh sẽ phát hiện ra những lỗi sai như: đi xứ(đi sứ), thảm thiếc (thảm thiết), ra lẻ (ra lẽ), zẫn (vẫn), zua (vua)

- Vấn đề thứ hai là phải rèn cho học sinh đọc thể hiện chính xác các âm

vị tiếng việt (âm đầu, âm chính, âm cuối)

Qua việc chấm chữa bài giờ chính tả và phần luyện đọc trong các tiếttập đọc đầu tiên, tôi đã có được sự ghi chép về những đối tượng đọc hay sai:

Ví dụ: Phương ngữ Bắc bộ chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm

đầu: tr/ch; n/l; r/d/gi; s/x như:

Chời cao (trời cao); xung xướng (sung sướng) Và một số cặp khuônvần như: ưu/iu; ươu/iêu

Trang 5

Như: nghỉ hiu (nghỉ hưu); con hiêu ( con hươu).

Phương ngữ Bắc trung bộ: chưa phân biệt rõ hai thanh điệu: thanh hỏi

và thanh ngã như: mủ áo (mũ áo); thung lủng (thung lũng)

Phương ngữ Nam bộ ( phổ biến ở địa phương đang giảng dạy): cóhiện

tượng đồng nhất hóa hai phụ âm đầu /v/ và /z/ khi phát âm

VD: zui zẻ (vui vẻ); zì zậy (vì vậy) Cũng tương tự, đồng nhất hóa hai

cặp phụ âm cuối /n/, /ng/ và /t/, /k/ VD: luôn luôn phát âm thành luông

luông; tuốt tuột phát âm thành tuốc tuộc; tóm tắt phát âm tóm tắc.

Hoặc biến âm chính /ă/ trong âm tiết tay thành /a/, cho nên không phân

biệt tay hay tai khi phát âm.

Tất cả những lỗi trên nguyên nhân thường do thói quen phát âm theotiếng địa phương Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao rèn cho những họcsinh này đọc và phát âm đúng theo tiếng phổ thông Một quá trình tập luyệnphải thường xuyên, liên tục, kiên trì và nhẫn nại Biết được những yếu điểmtrong khi đọc học sinh thương mắc phải Trước khi lên lớp trong lúc soạn bài,tôi luôn dự tính để ngăn ngừa các lỗi mà học sinh đọc hay sai Tôi liệt kênhững tiếng từ khó mà từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh hay mắc lỗi(như trên đã nêu) để phát âm khi luyện đọc

Tùy theo lỗi phát âm của học sinh mà tôi có thể sử dụng thủ pháp luyệntheo mẫu, phân tích cấu âm hay luyện âm đúng qua âm trung gian

Trước khi lên lớp (tôi chú ý đến chữ đọc đúng và chữ đọc sai – đọc mộtcách rõ ràng để có thể khi đọc hai chữ này học sinh dễ dàng phân biệt đọc nhưthế nào là đúng và đọc như thế nào là sai)

Ví dụ: xanh ngắt ≠ ngúc ngắc; cây bàng ≠ cái bàn.

Trong phần luyện đọc đúng, tôi luôn chú trọng yêu cầu học sinh đọcnối tiếp (đoạn văn, khổ thơ) Em nào đọc đoạn nào, khổ thơ nào tôi đều ấnđịnh một cách cụ thể

Trang 6

Ví dụ: Em A đọc hay sai tiếng có vần iết / iếc, tôi chọn đoạn có từ đó

để yêu cầu em A đọc… nhờ vậy, tôi có điều kiện hơn trong vấn đề theo dõisửa lỗi đọc cho từng học sinh thuận tiện, cụ thể hơn

Sau khi đọc nối tiếp, tôi bắt đầu ghi những tiếng từ khó cần hướng dẫnhọc sinh luyện đọc lên bảng, đồng thời yêu cầu học sinh phát hiện thêm một

số tiếng từ khó khác mà chính mình hay bạn khi đọc còn lúng túng hay sai.Tôi phân tích, đọc mẫu, sau đó chỉ ưu tiên thời gian rèn luyện đọc cho nhữngđối tượng đọc hay sai

Ví dụ: Tôi chỉ yêu cầu những học sinh đọc hay sai phần vần uôn/uông

luyện đọc từ luôn luôn, tuôn trào…mà không cần rèn đọc các tiếng từ khác.

Song song với luyện đọc tiếng từ khó tôi cho các em luyện đọc tiếng từ trongngữ, trong câu… để học sinh dễ dàng ghi nhớ cách đọc lâu hơn

Ngoài ra, tôi còn cần sự giúp đỡ giữa các học sinh trong nhóm (khiluyện đọc nhóm) và học sinh trong lớp: nếu nghe thấy bạn nói sai thì sửa giúpbạn và học sinh nào biết giúp đỡ bạn đều được tuyên dương động viên khích

lệ Chính nhờ phương pháp này, đã giúp cho những học sinh đọc theo tiếngđịa phương dần dần sửa được lỗi đọc của mình

3.3 Luyện đọc nhanh:

Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy và cũng chính là nói đếnphẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ Vấn đề tốc độchỉ đặt ra sau khi đã luyện đọc đúng

Mức độ đọc nhanh ở lớp 5 là tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếpnhận có ý thức bài đọc đọc nhanh chỉ có ích khi nó không tách rời việc hiểu

rõ điều được đọc Ở lớp 5 tốc độ học sinh phải đọc nhanh 120-140 tiếng/phút

Đề phòng trường hợp biến đọc nhanh thành đọc liến thoáng mà khôngchú ý đến nội dung đoạn văn, câu văn cần thể hiện qua cách đọc như thế nào,tôi hướng dẫn học sinh đọc nhanh bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theotốc độ đã định, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc

Trang 7

Ngoài ra, tôi còn sử dụng biện pháp cho học sinh nhẩm có sự kiểm tra,kiểm soát của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ và đo tốc độ bằng cách

dự tính trước thời gian đọc Định tốc độ thế nào còn phụ thuộc vào độ khó củabài đọc Nhờ áp dụng những phương pháp trên mà tôi có thể kiểm tra đượctốc

độ đọc của học sinh và rèn học sinh đọc đúng tốc độ

3.4 Luyện đọc thầm:

- Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng ở chỗ tốc độ đọc nhanh hơnđọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần Nó có ưu thế hơn hẳn để thông hiểu nội dungvăn bản Để rèn luyện kỹ năng đọc thầm tôi đã thực hiện một số biện phápsau:

+ Chuẩn bị cho việc đọc thầm (như việc chuẩn bị cho đọc thành tiếng).+ Tổ chức quá trình đọc thầm (đọc bằng mắt)

- Vì đọc thầm nên tôi luôn có sự kiểm soát quá trình này bằng cách quyđịnh thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài (học sinh đọc xong, giơ tay đểgiáo viên biết) nhờ đó mà tôi luôn nắm được và điều chỉnh được tốc độ đọcthầm cho phù hợp

- Để quản lý được học sinh chưa đọc xong cũng giơ tay bằng cách:Giáo viên cũng đọc thầm theo và nhờ đó mà tôi luôn nắm được và điều chỉnhđược tốc độ đọc thầm của học sinh cho phù hợp cũng như biết được học sinhnào đọc trung thành với bài văn

3.5 Luyện đọc hiểu:

Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung vănbản đọc, kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu,đoạn, bài tức là những gì được đọc

Tôi áp dụng biện pháp để học sinh hiểu bài đọc bắt đầu từ việc hiểunghĩa từ Việc chọn từ nào để giải nghĩa và cách giải thích thế nào cho phù

Trang 8

hợp, phải phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh Đồng thời, phải chuẩn bị

để có lời giải đáp cho học sinh về các từ ngoài chú giải mà các em yêu cầu

Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ, tôi chọn một trong các biện pháp giảinghĩa: Giải thích bằng trực quan, giải nghĩa bằng ngữ cảnh, giải nghĩa bằngđồng nghĩa – trái nghĩa, giải nghĩa bằng cách phân tích các yếu tố cấu tạo từhay giải nghĩa bằng định nghĩa

Ví dụ: Để dạy từ “bỡ ngỡ” trong câu thơ: Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa

Ví dụ: Cách dạy này tôi thường chọn để dạy: Sự cộng hưởng của cả

loạt từ trong ba đoạn của “Mùa thảo quả” để nói về sự lan tỏa của hương thảo quả (đoạn 1); sức sống của cây thảo quả (đoạn 2) và màu sắc chứa lửa, chứa nắng của hoa thảo quả ở đoạn 3.

Để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc không thể xem tất cả các

từ đều quan trọng như nhau mà cần chọn lọc những từ “chìa khóa” nhữngnhóm từ mang ý nghĩa cơ bản Đó là những từ giúp ta hiểu ý nghĩa nội dungcủa bài Trong các tác phẩm văn chương các từ ngữ được tác giả chọn lọc đểđưa vào tác phẩm không bao giờ chỉ là những thông báo đơn thuần mà lànhững thông báo mang tính chất gợi mở, tạo nên giá trị nghệ thuật của bài

Ví dụ: Với bài “Đất Cà Mau” nếu học sinh không hiểu “ sấu cản mũi

thuyền”; “hổ rình xem hát” thì không thể thấy được thiên hiên ở đây vô cùng

khắc nghiệt mà chính điều đó đã hun đúc lên tính cách kiên cường của người

Cà Mau

Trang 9

Hay cũng nên chỉ ra điệp từ “ Em yêu” trong bài “ Sắc màu em yêu”

được lặp lại 7 lần ở câu đầu mỗi khổ thơ và câu kế cuối của khổ thơ thứ támtrong bài, không chỉ dùng để diễn tả tình cảm một cách thông thường mà ởđây còn là sự thể hiện tình yêu với một niềm khát khao, cháy bỏng càng lúc

càng sâu đậm hơn để cuối bài thơ “ Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam” để

cảnh vật giờ đây như thuộc về riêng em, của em

Hay trong bài: “Hạt gạo làng ta” nếu học sinh không hiểu từ “hạt vàng” trong câu: “ Em vui em hát – Hạt vàng làng ta” thì không thể hiểu nội

dung bài đọc cũng như cảm xúc chủ đạo của bài thơ – Vì đây là câu thơ quantrọng

“ Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”

Không phải ong đã giữ hộ cho hoa không tàn phai mà chính là bằngmật ong kết tinh vị ngọt, mùi thơm của một loài hoa, bầy ong giữ lại chongười những mùa hoa đã tàn phai theo thời gian – Đây là điều kỳ diệu màkhông ai có thể làm được

Ngoài ra, cũng cần hướng học sinh đến việc phát hiện ra những hìnhảnh những chi tiết tiêu biểu nhất của bài

Kỹ năng đọc thầm còn được hình thành qua các câu hỏi tìm hiểu bài và

hệ thống bài tập đọc hiểu Những câu hỏi và bài tập này xác định những cáiđích mà việc đọc thầm của học sinh cần hướng tới Đó cũng là phương tiện đểhọc sinh đạt đến sự thông hiểu văn bản ( Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa

Trang 10

tuổi và vốn kiến thức đã có của mình) Các câu hỏi và bài tập có thể yêu cầuhọc sinh phát hiện ra những từ mà mình không hiểu.

Ví dụ: Cách nói: Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi suối reo

Ấm giữa rừng sương giá

( Bài: Trước cổng trời)Không phải do vạt áo chàm nhuộm làm cho nắng chiều xanh mà chính

là nhờ hoạt động của con người – hơi ấm tình người hòa quyện với thiênnhiên giữa cách rừng sương giá đã làm cho cả không gian lạnh giá kia trở nên

ấm áp, tràn trề sức sống và đẹp đẽ vô cùng

Hay từ “ngây ngất”trong câu: “Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại

ngây ngất kì lạ đến như thế!”(Bài:Mùa thảo quả ) nếu học sinh phát hiện ra

đây là từ có hồn nhất của bài văn thì học sinh sẽ hiểu được rằng “ngây ngất”

không phải là mùi thơm sực nức để chỉ sự nồng độ mùi thơm cao mà còn làcảm xúc say ngây, yêu mến hương thảo quả của tác giả so với bất cứ thứ quảkhác

Hiện nay, các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới được nghiêncứu, chỉnh lí và có sự chọn lọc cao.Tuy nhiên, để phù hợp hơn với đặc điểmtâm sinh lý cũng như khả năng tư duy của học sinh – mà trong khi soạn bài,việc có thêm môt số câu hỏi, bài tập mở rộng cho các đối tượng học sinh làviệc làm mà tôi thường xuyên áp dụng vừa giúp học sinh phát triển óc tìm tòisuy luận, vừa tạo không khí đỡ nhàm chán

Ví dụ: Bài “Người gác rừng tí hon”

Câu hỏi mở rộng: Tại sao qua khe lá nhìn thấy hai gã trộm, em békhông chạy ngay mà phải chờ hai gã mải cột gỗ, em mới lén chạy?

Ngoài ra, với những dạng bài tập như: Bài tập yêu cầu giải nghĩa những

từ, ngữ quan trọng, phát hiện những câu quan trọng, yêu cầu khái quát ý của

Ngày đăng: 03/03/2017, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w