1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng gáo vàng (nauclea orientalis l) 1 năm tuổi tại trại trường tánh linh – tỉnh bình thuận

66 769 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

vi DANH MỤC BẢNG 3.1 Nhiệt độ và độ ẩm khu vực huyện Tánh Linh - Bình Thuận 19 3.2 Tổnghợp diện tích đất lâm nghiệm và cây trồng 22 4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩ

Trang 1

i

LỜI CẢM ƠN

Để gắn kết cơ sở lý luận đã học vào thực tiễn và được sự cho

phép của trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng Gáo vàng (Nauclea orientalis L) 1 năm tuổi tại trại trường Tánh Linh – Tỉnh Bình Thuận “ làm đề tài khóa

luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài nỗ lực của bản thân, em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Xuân Hùng, sự quan tâm của nhiều giáo viên trong Ban Nông Lâm, Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 và các bạn bè chung lớp

Nhân dịp này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Xuân Hùng phó Ban Nông Lâm, Ban giám hiệu nhà trường và nhiều giáo viễn trong Ban Nông Lâm, các thầy cô giáo là giảng viên trực tiếp truyền dạy kiến thức trong suốt ba năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2

Em xin cám ơn đấng sinh thành là cha mẹ em đã nuôi dạy đến ngày hôm nay, công ơn sinh thành dưỡng dục, luôn giúp đở em trong mọi những hoàn cảnh

Em xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của mình, không sao chép của ai Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này

là hoàn toàn trung thực Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng

Trảng Bom, ngày 12 tháng 6 năm 2016

Sinh viên

Phan Thanh Sang

Trang 2

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Giới thiệu sơ bộ về cây Gáo Vàng 3

1.1.1 Đặc điểm phân loại 3

1.1.2 Giá trị kinh tế 4

1.2 Nghiên cứu trên thế giới: 4

1.2.1 Nghiên cứu phân bón cho rừng trồng 4

1.3 Nghiên cứu trong nước 4

1.3.1 Nghiên cứu về mật độ trồng 5

1.3.2 Nghiên cứu về phân bón 7

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Đối tượng nghiên cứu : 12

2.2 Phạm vi nghiên cứu 12

2.3 Nội dung nghiên cứu 12

2.4 Phương pháp nghiên cứu 12

2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu 14

2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm trồng rừng 14

2.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu cây con trong rừng trồng 16

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đặc Điểm Tự Nhiên Kinh Tế Và Xã Hội 19

3.1.1 Vị trí địa lý: 19

3.1.2 Khí hậu: 19

3.1.3 Thủy văn: 20

3.1.4 Địa hình; địa thế: 20

Trang 3

iii

3.1.5 Đất đai thổ nhưỡng: 21

3.1.6 Đặc điểm kinh tế xã hội: 21

3.2 Hiện Trạng Quản Lý Sử Dụng Đất 22

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Tình Hình Sinh Trưởng Cây Gáo vàng sau 1 Năm Trồng 24

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 24

4.1.2 Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến đường kính cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 26

4.1.3 Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến chiều cao cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 28

4.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán của Gáo vàng sau một năm trồng 30

4.2 Ảnh Hưởng Của Mật Độ Trồng Đến Tình Hình Sinh Trưởng Gáo Vàng Một Năm Tuổi 32

4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 32

4.2.2 Ảnh hưởng mật độ trồng đến đường kính cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 33

4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 35

4.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán của Gáo vàng sau một năm trồng 37

4.3 Ảnh Hưởng Của Phương Thức Làm Đất Đến Tình Hình Sinh Trưởng Gáo Vàng 1 Năm Tuổi 38

4.3.1 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến tỷ lệ sống chết và phẩm chất của Gáo vàng sau 1 năm trồng 39

4.3.2 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến đường kính cây Gáo vàng sau 1 năm trồng 40

4.3.3 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến chiều cao cây Gáo vàng42 4.3.4 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến đường kính tán của Gáo vàng sau một năm trồng 43

4.4 Ảnh Hưởng Của Phương Thức Trồng Đến Tình Hình Sinh Trưởng Của Gáo Vàng Sau Một Năm Trồng 45

Trang 4

iv

4.4.1 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống chết và phẩm chất

của Gáo vàng sau 1 năm trồng 45

4.4.2 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đường kính của Gáo vàng sau 1 năm trồng 46

4.4.3 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chiều cao của Gáo vàng sau 1 năm trồng 48

4.4.4 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đường kính tán của Gáo vàng sau 1 năm trồng 49

4.5 Đề Xuất giải pháp phát triển cây Gáo vàng 51

4.6 Hình Ảnh Thực Trạng Cây Gáo vàng 1 Năm Tuổi 53

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết Luận Chung 54

5.2 Kiến Nghị : 55

Tài Liệu Tham Khảo 1

Trang 6

vi

DANH MỤC BẢNG

3.1 Nhiệt độ và độ ẩm khu vực huyện Tánh Linh - Bình Thuận 19 3.2 Tổnghợp diện tích đất lâm nghiệm và cây trồng 22 4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây

4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính cây Gáo vàng 26 4.3 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây Gáo vàng 28 4.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán cây

4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất

4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính cây Gáo vàng 34 4.7 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây Gáo vàng 35 4.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán cây

4.9 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến tỷ lệ sống chết và

4.10 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến đường kính cây Gáo

4.14 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đường kính cây Gáo

Trang 7

vii

DANH MỤC HÌNH

4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính cây 26 4.3 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây 28 4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính tán 30

4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến đường kính cây 34 4.7 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây 36 4.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán 37 4.9A Tỷ lệ sống của công thức phương thức làm đất 40 4.9B Phẩm chất của công thức phương thức làm đất 40 4.10 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến đường kính cây 41 4.11 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến chiều cao cây 43 4.12 Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến đường kính tán 44 4.13A Tỷ lệ sống của công thức phương thức trồng 46 4.13B Phẩm chất của công thức phương thức trồng 46 4.14 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đường kính cây 47 4.15 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến chiều cao cây 49 4.16 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đường kính tán 50

Trang 8

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên rừng nước ta hiện nay đã suy giảm rất đáng kể với rất nhiều nguyên nhân xảy ra nhưng số vụ cháy do con người gây ra như đất nương làm rẫy chiếm khoảng 80 - 95% Mặt khác nạn khai thác gỗ quá mức một cách trầm trọng làm cho nhiều loài cây gỗ quí hiếm, cây bản địa, cây có giá trị cao

về kinh tế bị đe dọa nghiêm trọng làm độ che phủ giảm xuống Mặt khác công cuôc đổi mới đất nước cần nhu cầu nguyên liệu gỗ ngày càng gia tăng không ngừng để xuất khẩu ra nước ngoài vì vậy cần có những dự án trồng rừng thuần loài cây bản địa cần có những nghiên cứu về đất đai , chọn giống cây phương thức trồng ,bảo vệ, cách chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác một cách hợp lý và khoa học nhưng cần phải có tính thực tế thiết thực để có thể thu hút được người dân tham gia

Gáo vàng (Nauclea orientalis L) là loài cây gỗ lớn thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) Đây là một trong những loài cây giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phục hồi rừng tự nhiên Là cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, ra hoa vào khoảng tháng 5, quả chín vào tháng 10 – 11 Gỗ có giá trị kinh tế, vỏ có thể dùng làm thuốc Hiện nay, loài cây này bị khai thác kiệt quệ, trong vùng phân

bố chỉ còn lại một số cá thể còn non loài cây này rất khó tái sinh tự nhiên do sức cạnh tranh của cây mầm rất yếu, nếu không có giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý loài cây này có thể đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Phần lớn các loài cây bản địa đều có nguồn gốc hoang dã, chưa được thuần hoá và thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác trong rừng tự nhiên theo những cơ chế sinh học và lâm học phức tạp mà cho đến nay người

ta c ng chưa tìm hiểu hết được Do đó, việc thuần dưỡng cây rừng để trở thành cây trồng rừng có hiệu quả cao không phải lúc nào và ở đâu c ng thành công Vì thế việc đưa Gáo vàng vào trồng rừng chưa được phổ biến Trước thực trang đó loài Gáo vàng nên được xem xét và đánh giá một cách thỏa đáng

Trang 9

2

Tình hình sinh trưởng của cây sau khi trồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức làm đất , mật độ trồng hợp lý, phương thức trồng rừng hợp lý, chế độ và tỷ lệ bón phân sau khi trồng vì các nhà nghiên cứu

c ng đã chỉ ra rằng việc sử dụng phân bón là một biện pháp lâm sinh nhằm mang lại năng suất cao hơn, giảm được diện tích rất lớn đất trồng rừng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn trên một đơn vị diện tích vì thế em đã quyết định

chọn đề tài“Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng Gáo vàng (Nauclea orientalis L) 1 năm tuổi tại trại trường Tánh Linh – Tỉnh Bình Thuận “

Trang 10

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu sơ bộ về cây Gáo Vàng

1.1.1 Đặc điểm phân loại

orientalis L.) thuộc họ Cà phê

(Rubiaceae) Cây rụng lá mùa

khô, chiều cao 10 – 30 m, đường

kính 30 – 50 cm Vỏ màu xám

trắng, nứt dọc, gồ ghề, bong

mảng Thân non màu xanh

chuyển dần sang nâu, tiết diện có

4 cạnh Thân già màu xám trắng,

tiết diện tròn Cành non vuông, màu xám tro, thường có lông

Lá đơn mọc đối phiến lá hình bầu dục; đáy lá tù hay hơi nhọn; dài 8-25

cm, rộng 4-16 cm; bìa lá nguyên Lá non màu đỏ nâu chuyển dần sang xanh,

lá già có màu xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới Gân lá lông chim nổi rõ ở mặt dướí, 6-8 cặp gân phụ Cuống lá dài 2-3 cm, lõm ở mặt trên, đường kính 2-4 mm, màu xanh tím khi non, chuyển thành màu xanh lúc già

Lá kèm hình xoan; cao 1-3,5 cm, rộng 0,8-3 cm, màu xanh nhạt; có nhiều gân dọc và một phụ bộ hình lưỡi ở đáy

Hoa nhỏ màu vàng, tập hợp thành cụm hình đầu Cánh đài hợp thành ống hình trụ, trên chia 5 thìa hình thuôn hơi loe và tù Cánh tràng hợp thành ống, trên chia 5 cánh hình ngọn giáo Nhị 5 đính trên họng tràng, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn đầu có m i nhọn Bầu 2 ô, vòi mảnh, đầu nhỏ Hoa tháng 5 –

6, quả tháng 8 – 11 Quả nang mở theo 2 khe, 6 – 8 hạt, có 2 cánh nhỏ ở 2 đầu Cây phân bố ở Việt Nam, Lào

Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở rừng nhiệt đới thứ sinh, thường xanh hoặc nửa rụng lá ở hầu khắp các tỉnh

Trang 11

lá gáo vàng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi Với đặc tính thân cao, lá to, tán đứng cao vút, bề thế, thiên ngân còn là một loại cây quý trong công viên, lâm viên…Theo bảng giá gỗ lâm nghiệp thì gỗ gáo vàng được bán với giá: 2.5 triệu/ khối

1.2 Nghiên cứu trên thế giới:

1.2.1 Nghiên cứu phân bón cho rừng trồng

James McKenna và Keith Woeste (2004)khi nghiên cứu bón phân cho rừng trồng đã lưu ý để phân bón có hiệu quả đối với sinh trưởng và phát triển của cây rừng trước khi bón phân cần kiểm tra đến pH đất Đồng thời c ng khuyến cáo rằng không nên bón lót phân đạm mà chỉ dùng các loại phân khoáng khác bởi vì khi cây non tiếp xúc với N hệ rẽ sẽ bị tổn thương Về thời

vụ bón phân, nên bón khi lượng nước trong đất đủ ẩm sẽ đạt hiệu quả tốt nhất

Fox và cộng sự (2006)trong nghiên cứu về bón phân cho rừng trồng cho rằng hiện nay bón phân là một biện pháp lâm sinh phổ biến ở đông nam nước Mỹ, có khoảng 1,2 triệu mẫu trồng thông đã được bón phốt pho (P) hoặc nitơ (N) cộng với P trong năm 2004 Tăng trưởng trung bình trong 8 năm

nghiên cứu của cây Pinus taeda sau khi bón N + P là khoảng 15.23m3/năm

1.3 Nghiên cứu trong nước

Việt nam có khoảng 100 loài cây bản địa tính luôn cây nhập nội (tếch , giổi bắc, phi lao, lát mexico, tràm, bạch đàn ) nhưng có 50 loài cây bản địa

Trang 12

Vùng phía miền Trung (kể cả vùng duyên hải), tập đoàn cây trồng đơn giản hơn chủ yếu là các loài có khả năng cho gỗ lớn như Huỷnh (Tarrietia javannica), Giổi (Michelia mediocris; M tonkinensis), Dáng hương (Pterocarpus pendatus), G ( fzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Sao đen (Hopea odorata), và một số ít vùng trồng Thông nhựa, Quế, L i thọ

Tỉnh phía miền nam và tây nguyên : Một số loài chủ yếu được trồng rừng là các loài thuộc cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), Thông ba lá (Pinus keisya), Bời lời đỏ (Litsea glutinosa), Gió bầu ( quilaria crassna) và một vài loài cho gỗ quí khác

Vùng đồng bằng sông cửu long : chủ yếu là Tràm (Melaleuca spp) Vùng ngập mặn, một số loài đã và đang được gây trồng rộng rãi là các loài thuộc chi đước như Đước đỏ, Đước xanh; một số loài thuộc các chi khác như Bần chua (Soneratia caseolaris), Su ( ylocarpus spp), Trang (Candelia caldel), Vẹt dù (Bruguiera cylindra) những loại cây này thích nghi được môi trường ngập úng và vùng đất phèn ven biển

1.3.1 Nghiên cứu về mật độ trồng

Mật độ trồng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng

Trang 13

6

rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao năng suất rừng trồng như mong muốn Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau

Phạm Thế D ng và các cộng sự (2004) khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai tại Đồng Phú (Bình Phước), đã khảo sát trên 4 mô hình có mật

độ trồng ban đầu khác nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.428 cây/ha và 1.666 cây/ha) Kết quả cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ

952 cây/ha (9,7 m3/ha/năm) Tác giả đã khuyến cáo rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111 cây/ha - 1.666 cây/ha là thích hợp nhất

Phạm thế D ng (2014), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các giống Tràm (Melaleuca) ở Thạnh Hóa (Long An) khẳng định rằng mật độ trồng rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây trồng và chi phí trồng rừng Tuy nhiên, tùy theo mục đích trồng, quy cách sản phẩm gỗ và chu kỳ nuôi rừng mà lựa chọn mật độ trồng thích hợp nhất Với mục tiêu trồng rừng lấy cừ, mật độ trồng các loài Tràm nhập nội (M leucadendra và M viridiflora) nên từ khoảng 6.666 cây/ha đến 10.000 cây/ha Còn đối với Tràm nội địa (M cajuputy), mật độ trồng nên khoảng 20.000 cây/ha

Nguyễn Huy Sơn (2006) xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị Các thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha) Kết quả cho thấy sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98,15 - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các nghiệm thức thí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52% Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức mật độ 1.660 cây/ha và kém nhất ở nghiệm thức mật độ 2.500 cây/ha

Trang 14

7

1.3.2 Nghiên cứu về phân bón

Phân bón là một trong những nhân tố quan trọng trong thâm canh rừng nhằm tăng năng suất Trên thực tế cho thấy, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường Ở các nước có nền lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, đất là kho dự trữ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho cây Việc sử dụng nguồn dinh dưỡng này một cách hiệu quả, bền vững, nghĩa là vừa sử dụng vừa duy trì, bổ sung và cải thiện nguồn dinh dưỡng trong đất là nhiệm rất quan trọng của người trồng cây Trong đất, dinh dưỡng có từ các nguồn: i) dự trữ vô cơ ( chất khoáng từ

đá mẹ, phân hóa học); ii) dự trữ hữu cơ (mùn, phân chuồng); iii) dự trữ sinh học (thực vật, động vật, giun, vi sinh vật, vi khuẩn…) Người trồng rừng cần

có hiểu biết về các nguồn dinh dưỡng có khả năng cung cấp này làm cơ sở cho các giải pháp lâm sinh nhằm bổ sung dinh dưỡng tùy theo điều kiện canh tác cụ thể

+ Đối với đạm: việc giữ ẩm và giữ mùn là điều kiện tiên quyết để đạm hữu cơ có khả năng thủy phân và đạm khoáng có thể được bộ rễ trao đổi và hấp thụ Tốc độ phân giải hữu cơ nhanh và giải phóng NH4

+ cao hơn vào mùa nóng là cơ sở của các khuyến nghị bón đạm vào mùa lạnh và ưu tiên dùng phân chuồng, phân rác ủ, phân xanh vào mùa nóng

+ Đối với phân lân: việc bón lân vào đất luôn luôn chuyển hóa từ dạng

dễ tan sang dạng bị hấp thụ (bề mặt và nội tại) và cuối cùng bị kết lại, không còn khả năng trao đổi được với môi trường nước hoặc dịch rễ cây Quá trình này rất nhanh và tốc độ chuyển hóa các nhóm photphat nhanh chóng hơn nhiều so với tốc độ cây hút được Do đó, để bảo đảm nhu cầu lân cho cây thì nồng độ lân dễ tiêu phải có đủ trong dung dịch đất Để luôn luôn có được cân bằng trao đổi liên tục lân dễ tiêu đối với đất chua, cần phải bón các dạng lân kiềm tính, phối hợp sử dụng vôi, phân chuồng và phân hữu cơ khác Như vậy,

Trang 15

sự thiếu hụt kali trong đất qua sử dụng vật liệu hữu cơ để phủ đất

Lương Thị Anh (2009), thí nghiệm với 4 công thức phân bón (Công thức 1: phân chuồng hoai 3 kg + 0,5 kg phân NPK (5:10:3); công thức 2: phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân đầu trâu; công thức 3: phân chuồng hoại 3kg + 0,5 kg phân NPK (0,1N + 0,5P + 0,1K); công thức 4: phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân lân Lâm Thao) cho cây Trám trắng trồng lấy quả ở tuổi 4 tại Phú Lương (Thái Nguyên) Kết quả cho thấy: Công thức 2: phân chuồng hoai 3kg + 0,5 kg phân đầu trâu có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao (Hvn), đường kính tán lá (Dt), chồi và khả năng cho hoa quả của Trám trắng ghép trồng lấy quả Khuyến nghị người dân địa phương nên dùng phân chuồng hoai và phân đầu trâu trong chăm sóc Trám trắng trồng lấy quả

Bùi Trọng Thuỷ (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây

lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) đã đưa ra kết luận: Sinh trưởng của các loài cây bản địa phát triển tốt nhất ở phương thức trồng theo hàng Công thức chăm sóc phát dọn thực bì cục bộ quanh gốc, bón 0,2 kg NPK/cây và công thức phát thực bì theo băng rộng 2 m kết hợp bón 0,2 kg NPK/cây cho các giá trị về sinh trưởng lớn nhất Phương thức trồng và độ tàn che chưa có tác động và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của Lim xanh, Giổi xanh và Re hương tuổi 1

Nguyễn Huy Sơn (2007) khẳng định: Trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Đại Lải (Vĩnh Phúc), Bạch đàn uro (E urophylla) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100 gNPK (5:10:3) kết hợp với 200 g hữu cơ vi sinh và 100 g vôi bột, năm thứ 3 bón thúc 150 gNPK (5:10:3) kết hợp 300g Supe lân hoặc 200 g NPK kết hợp 100g vôi bột vẫn có tác dụng rõ rệt, sau 5,5 năm tuổi trữ lượng gỗ cây đứng trung

Trang 16

9

bình đạt từ 17,51-17,62 m3/ha/năm Thông caribê (P caribaea var hondurensis) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: từ 200-300g Supe lân kết hợp với 200 g hữu cơ vi sinh, bón thúc năm thứ 5 c ng có ảnh hưởng khá r đến khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao, tốt nhất là công thức phối hợp giữa 300 g supe lân với 300g hữu cơ

vi sinh Do thời gian theo dõi thí nghiệm còn giới hạn (2,5năm tuổi), khả năng sinh trưởng của cả Thông caribê và Bạch đàn uro giữa các công thức mật độ chưa khác nhau r rệt

Nguyễn Thu Hương và cộng sự (2006) đã tiến hành khảo sát đánh giá

và xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu hecta rừng Tác giả cho rằng, ở nước ta từ những năm 70 – 80 của thế kỉ 20, các lâm trường trồng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ, giấy đã áp dụng bón phân cho rừng trồng, nhưng đến gần đây kỹ thuật bón phân mới thực sự được quan tâm Tại các điểm khảo sát rừng trồng các loài Bạch đàn Urophylla, Keo lai và Thông nhựa đều có bón phân, chủng loại phân bón phong phú, liều lượng và quy trình bón phân c ng rất khác nhau Các loại phân bón chủ yếu đang được sử dụng phổ biến trong trồng rừng: phân NPK với các tỉ lệ (3:2:1, 5:10:3, 8:4:4, 10:5:5, 2:1:1, 16:16:8) hoặc tự phối hợp đạm, lân, kali riêng rẽ; phân urê 46 – 47% N, super lân lâm thao, phân lân nung chảy 15 – 24% P2O5, phân kali (KCl) hoặc

K2SO4; phân vi sinh; phân hữu cơ (phân chuồng), than bùn Thực tế khảo sát các rừng trồng có bón phân của 4 loài Bạch đàn, Keo, Thông nhựa và Dầu nước cho thấy: (1) Đối với Bạch đàn các nghiệm thức bón phân thành công với Bạch đàn Urophylla ở Xuân Lộc đã áp dụng bón kết hợp 3 loại phân 100

g N + 50 g P + 50 g K Sau 4 năm trữ lượng vượt 160% so với đối chứng Theo Phạm Thế D ng và Nguyễn Tiến Đại (dẫn theo Nguyễn Thị Hương và cộng sự, 2006) cho rằng trên đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng và chua cần phải bón lót các loại phân chuồng, phân vi sinh, lân và NPK và sau 2 năm cần

bón thúc Kết quả nghiên cứu bón phân đối với 2 loài Bạch đàn (E camal, E

Trang 17

10

tereticornis) và Keo lai trên đất phù sa cổ tại Phú Bình (Bình Dương), có độ

chua cao và độ phì trung bình, thành phần cơ giới nhẹ và trên đất feralit vàng

đỏ phát triển trên sa thạch ở Sông Mây (Đồng Nai), đất chua, nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, cát > 60% đều cho thấy nghiệm thức bón 2 kg phân chuồng hoai +100 g NPK/hố là tốt nhất Từ kết quả khảo sát các rừng trồng Bạch đàn bón phân ở các vùng trong cả nước, tác giả đã đưa ra một số kết luận sau: ở vùng Trung tâm tầng đất dày, khá mầu mỡ, dinh dưỡng cao nên chỉ cần bón

200 g lân vi sinh hoặc NPK đã cho kết quả rất tốt; ở vùng Đông Bắc bộ nghiệm thức bón 300 g NPK (5:10:3)/cây là tốt nhất; ở vùng Đông Nam bộ nghiệm thứcbón 100 g NPK 16:16:8 + 400 g VS Sông Gianh cho kết quả sinh trưởng Bạch đàn khá, năng suất đạt 25 – 27 m3/ha/năm, trong khi không bón phân chỉ đạt 15 m3/ha/năm (2) Đối với Keo lai có thể bón 1 – 1,5 kg phân chuồng kết hợp 100 g phân khoáng vô cơ hoặc vi sinh là phù hợp Kết quả khảo sát rừng trồng Keo lai có bón phân ở nhiều vùng trong cả nước, tác giả

đã đúc rút ra một số kết luận sau: đối với vùng Trung tâm Bắc bộ chỉ cần bón

từ 100 – 200 g NPK phân là hiệu quả; ở vùng Đông Bắc bộ, ở Quảng Ninh trên đất thị nhẹ đến trung bình, Keo lai 17 tháng tuổi cho kết quả sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức bón lót 200g NPK (5:10:3)/cây kết hợp với bón thúc

100 – 200 g NPK; ở vùng (3) Đối với Thông nhựa bón hỗn hợp phân chuồng + phân lân cho kết quả cao hơn khi bón riêng lân (4) Đối với Dầu nước, tác giả cho rằng ở hầu hết các điểm khảo sát Dầu nước chưa được bón phân

Hoàng Xuân Tý và cộng sự (1996) , nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy chỉ nên bón lót cho Bạch đàn Uro và Keo lai với lượng phân: 100g NPK (20:50:25) trộn với 160 than bùn/ hố Sau 2,5 tuổi bón thúc 74 g đạm Ure + 125 g suppe lân/ cây là tốt nhất

Báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố N, P và K đến sinh

trưởng Bạch đàn Uro (E urophylla) (Mai Đình Hồng, Huỳnh Đức Nhân và

Cameron – 1996) đã cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của các nhân tố N, P, K đối với rừng trồng Công thức bón phân N100P50K50 (N: 100kg/ha, P:50kg/ha; K;

Trang 18

11

50kg/ha) cho năng suất vượt so với đối chứng là 187% Báo cáo này c ng xác định r : Phân bón đã tạo cho cây trồng sinh trưởng đạt sinh khối cao hơn trong những năm sinh trưởng đầu tiên để tạo tiền đề cho cây trồng đạt năng suất cao hơn trong những năm sau

Một số thảo luận chung

Trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề liên quan đến phân bón , mật độ trồng , phương thức làm đất cho rừng trồng Các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc phát triển và tăng năng suất rừng trồng Các nghiên cứu c ng đã lựa chọn ra nhiều công thức phân bón và mật độ mang lại hiệu quả cao đối với sinh trưởng của cây rừng,… Những kết quả nghiên cứu trên đây làm cơ sở cho những dẫn liệu và định hướng quan trọng của đề tài

Bên cạnh, c ng đã có nhiều công trình nghiên cứu bón phân và mật độ trồng cho rừng trồng ở nước ta, tập trung chủ yếu là 2 nhóm loài Bạch đàn và Keo Chủng loại và hàm lượng phân bón rất đa dạng, tùy thuộc vào từng khu vực Trong tất cả các phương thức bón phân, phương thức bón phân trộn 2 loại phân vô cơ (lân, NPK) với phân hữu cơ (phân chuồng hoai, lân hữu cơ vi sinh) cho hiệu quả cao nhất Ngoài ra, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng, tập trung vào 4 vấn đề chính là làm đất, mật độ trồng, phân bón và chăm sóc Đây là cơ sở để đề tài đưa ra các nghiệm thức thí nghiệm phù hợp đối với loài cây nghiên cứu

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 1 nhân tố, lặp lại 3 lần, n=49 Thu thập số liệu theo phương pháp điều tra toàn diện theo lô thí nghiệm gồm các chỉ tiêu D0.0, Hvn, Dt Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS (version 16.0)

và bảng tính Excel

Trang 19

12

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu :

Rừng trồng gáo vàng (Nauclea orientalis L.) 1 năm tuổi tại trại trường

Tánh Linh Bình Thuận

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trại trường ĐH Lâm Nghiệp Cơ sở

2 tại Tánh Linh- Bình Thuận

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ 20 tháng 3 đến 12 tháng 6 năm

2016

Giới hạn về nội dung: Tính các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham

số tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao, số lá, sinh khối , thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích phương sai ( NOV ) 1 nhân tố

Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS (16.0) và bảng tính Excel

2.3 Nội dung nghiên cứu

(1) Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Gáo vàng sau 1 năm trồng rừng

(2) Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của cây Gáo vàng sau 1 năm trồng rừng

(3) Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến sinh trưởng của cây Gáo vàng sau 1 năm trồng rừng

(4) Ảnh hưởng của phương thức trồng rừng đến sinh trưởng của cây Gáo vàng sau 1 năm trồng rừng

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 20

13

Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện đề tài

Trang 21

14

2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu công ty Lâm Trường Tánh Linh-Bình Thuận

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có như: các bài báo cáo khoa học, tài liệu, bài giảng liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm trồng rừng

2.4.2.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón

Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con cây Gáo vàng sau 1 trồng được nghiên cứu trên 4 nghiệm thức: (1) không bón (đối chứng), (2) bón lót 200 gam super lân/gốc, (3) bón lót 200 gam NPK /gốc, (3) bón lót

200 gam vi sinh/gốc Trước khi trồng rừng, đất được xử lý đồng đều 1 lần vào cuối tháng 4 Mỗi nghiệm thức trồng 49 cây Mật độ trồng 1660 cây/ha (3*2

m – cây cách cây trong hàng 3 m, hàng cách hàng 2 m) Mỗi hàng cây cây Gáo vàng được bố trí trồng theo hướng Đông Tây Thời điểm dự kiến trồng rừng là cuối tháng 6 đến thượng tuần tháng 7 Cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn cao 0,8 m, đường kính gốc 0,8-1,0 cm

Bảng 2.1Bảng mẫu điền công thức phân bón

Nghiệm

thức Nbd

Dbq (cm)

Khoảng tin cậy

2.4.2.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của phương thức làm đất

Nghiên cứu này có 3 nghiệm thức: không cày, cày 1 lần và cày 2 lần Thí nghiệm được bổ trí theo khối với 3 lần lặp lại Mỗi nghiệm thức trồng 49 cây Mật độ trồng 1660 cây/ha (3*2 m – cây cách cây trong hàng 3 m, hàng cách hàng 2 m) Mỗi hàng cây cây Gáo vàng được bố trí trồng theo hướng

Trang 22

15

Đông Tây Thời điểm dự kiến trồng rừng là cuối tháng 6 đến thượng tuần tháng 7 Cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn cao 0,6 – 0.8 m, đường kính gốc 0,8-1,0 cm

2.4.2.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của của mật độ trồng rừng

Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của cây con cây Gáo vàng sau 1 – 2 năm trồng được nghiên cứu trên 4 nghiệm thức: (1) Mật độ trồng 1660 cây/ha (3*2 m – cây cách cây trong hàng 2 m, hàng cách hàng 3

m, (2) ) Mật độ trồng 1110 cây/ha (3*3 m – cây cách cây trong hàng 3 m, hàng cách hàng 3 m, (3) ) Mật độ trồng 830 cây/ha (3*4 m – cây cách cây trong hàng 4 m, hàng cách hàng 3 m) Mỗi hàng cây cây Gáo vàng được bố trí trồng theo hướng Đông Tây Thời điểm dự kiến trồng rừng là cuối tháng 6 đến thượng tuần tháng 7 Cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn cao 0,8 m, đường kính gốc 0,8-1,0 cm

2.4.2.4 Thí nghiệm về phương thức trồng rừng

Trong tự nhiên, cây Gáo vàng có thể hình thành quần thể thuần loại trên diện tích trên 1 ha hoặc tham gia c ng với một vài loài cây khác để hình thành những ưu hợp ưu thế, dự kiến thử nghiệm 2 mô hình trồng cây Gáo vàng sau đây:

 Trồng rừng thuần loại: Mật độ trồng là 1660 cây/ha với cự ly 3 x2

m (cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 2 m)

 Trồng rừng hỗn giao với Keo lai: Mật độ rừng là 1110 cây/ha; trong

đó mật độ cây Gáo vàng 555 cây, mật độ cây còn lại là 625 cây/ha Gáo vàng được trồng theo hàng với cự ly 3*6 m và giữ ổn định đến kỳ khai thác

Keo lai sẽ được khai thác vào tuổi 5 Từ tuổi 6 trở đi, cây Gáo vàng được giải phóng để hình thành rừng thuần loại Các thí nghiệm về phương thức trồng rừng cây Gáo vàng được bố trí lặp lại 3 lần Mỗi lô thí nghiệm có kích thước 400 m2

Tiêu chuẩn cây con đem trồng là 4 tháng tuổi; chiều cao trên 60 cm, đường kính gốc trên 1 cm

Trang 23

16

2.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu cây con trong rừng trồng

 Thu thập dữ liệu cây con cây Gáo vàng trên các thí nghiệm:

Đo đếm 12 OTC trên những nghiệm thức khác nhau;

+ Công thức phân bón : 4 OTC

+ Công thức phương thức làm đất : 3 OTC

+ Công thức mật độ trồng : 3 OTC

+ Công thức Phương thức trồng rừng : 2 OTC

Diện tích do dếm trên mỗi OTC: 500m2

Các chỉ tiêu và cách thức đo đếm như sau:

+ ác định tỷ lệ cây sống và cây chết

+ Đường kính gốc (D00, mm) được đo bằng thước Palme với độ chính xác 0,1 mm, đo theo 2 chiều vuông góc sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo, đo ở gốc cách mặt đất khoảng 3-5 cm

+ Chiều cao cây (Hvn, m) đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,05 m đo từ sát mặt đất đến đỉnh ngọn sinh trưởng, đo bằng thước đo cao (có khắc vạch đến cm)

+ Đường kính tán (DT, m) đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,05 m đo chiều rộng tán bằng thước dây có độ chính xác 0,1m, đo theo hai chiều Đông Tây, Nam Bắc sau đó lấy trị số trung bình cộng để đánh giá

+ Tình hình sinh trưởng đánh giá theo cấp : tốt, trung bình, yếu

+ Hệ rễ cây được xác định theo chiều sâu và chiều rộng rễ

+ Số lá trên 1 cây được lấy bình quân trên 3 cây thuộc cấp sinh trưởng trung bình theo các định kỳ đo đếm

+ ác định chỉ số phân cành: Số cành/1 m chiều dài thân cây

+ ác định mức độ sâu – hại theo cấp: nặng, trung bình và nhẹ

+ Phân hạng chất lượng cây theo các chỉ tiêu: D, H, Dt, mức sâu bệnh

 Phẩm chất cây theo phân cấp Shadelin

Trang 24

 Thu thập dữ liệu về cây trồng hỗn giao:

Số liệu về quần thể cây keo lai được đo đếm cùng thời điểm với quần thể cây Gáo vàng Cách thức và chỉ tiêu đo đếm Keo lai được thực hiện giống như cây Gáo vàng

Phẩm chất

Trước hết, tính các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham số tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao, số cành, …(trị bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn mẫu, biến động…)

Sau đó, thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích phương sai ( NOV ) 1 nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu

Trang 25

Tỷ lệ sống được tính theo công thức: 100

Nbd

Nht P%  x

(1)Trong đó:

Nht là mật độ hiện tại của lâm phần

n

 1 (2) Trong đó: X là giá trị trung bình của chỉ tiêu tính toán (D0.0, Hvn, Dt )

Xi là các giá trị của từng cây đo được trong từng ô

n là số lượng cây đo được trong mỗi ô tiêu chuẩn

Phương sai được tính theo công thức:  2

Sai tiêu chuẩn tính theo công thức SS2 (4)

Hệ số biến động được tính theo công thức: VC% = * 100 %

X

Trang 26

Lâm phận Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh nằm trên địa giới hành chính

02 xã Gia Huynh và Suối Kiết; huyện Tánh Linh; tỉnh Bình Thuận

Phạm vi ranh giới được giới hạn bởi lưới tọa độ hệ VN 2000 khu vực Bình Thuận

+ Nhiệt độ trung bình: 25 – 27oC

+ Số giờ nắng trung bình: 5 – 9 giờ/ngày

+ Độ ẩm tương đối, trung bình: 76 – 83 %

Bảng 3.1 Nhiệt độ và độ ẩm khu vực huyện Tánh Linh - Bình

Thuận

T (˚C) 30,7 30,9 30,8 30,5 28,1 26,3 25,3 27,8 26,9 27,3 28,8 28,3 W(%) 72,6 75,8 74,3 76,9 76,3 84,3 85,5 86,9 87,3 84,7 83,3 79,9

Trang 27

20

3.1.3 Thủy văn:

Trong lâm phận có một số dòng Suối nhỏ chảy theo mùa, mùa mưa có nước nhưng lượng nước không đáng kể vào mùa khô hạn thì lượng nước rất hạn chế

Lượng mưa bình quân: 1.877 – 2.479 mm/năm

Mùa mưa từ tháng 06 đến tháng 11; các tháng có lượng mưa nhiều nhất

là tháng 08;09

Số ngày mưa bình quân: 149 ngày/năm

Tốc độ gió trung bình: 2 – 3,2 m/s; ít có bão

Lượng bốc hơi nước: Trung bình trên 900mm/năm, trong đó lượng bốc hơi nước trong những tháng mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 05 năm sau) chiếm trên 50% tổng lượng bốc hơi trong cả năm Sự bốc hơi nước cộng với vận tốc gió 2 – 3,2m/s sẽ gây hiện tượng thiếu ẩm vào mùa khô

Địa hình Núi cao: Tập trung chủ yếu tiểu khu 366 thuộc địa giới hành chính xã Suối Kiết và một phần tiểu khu 364, độ cao bình quân từ 100 – 200 mét, diện tích chủ yếu tập trung ở 03 dãy Núi Lốp, Núi Chì và Núi Kiết, diện tích này sau khi cải tạo rừng được trồng cây lâm nghiệp để phủ xanh chống xói mòn bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho việc giữ nguồn nước ngầm, tăng độ ẩm để cho cây Cao su dưới chân Núi phát triển

Trang 28

21

3.1.5 Đất đai thổ nhưỡng:

Theo tài liệu điều tra của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố HCM, điều kiện lập địa đất lâm nghiệp của Công ty được phân chia thành 2 dạng chính

Nhóm đất xám Feranit/ Phù sa cổ chiếm 70% diện tích tại các Tiểu khu

362, 363, 365 và phần lớn TK 364 thuộc xã Gia Huynh, dạng đất này có thành phần dinh dưỡng cao, độ phì nhiều, độ thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp, độ dày của tầng đất xốp từ 50cm đến 70cm, rất thích hợp cho việc trồng cây cao su đã và đang phát triển từ năm 1995 – 2009 hiện nay

 Nhóm đất xám /Đá gra nít, diện tích chủ yếu thuộc Tiểu khu 366, dạng đất này có mực nước ngầm cao, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp phủ xanh

 Khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất xám Feranit/ Phù sa cổ pha cát mực nước ngầm thấp thường gây ngập úng vào mùa mưa thuận lợi cho cây gáo vàng sinh trưởng và phát triển vì bản chất sinh lý cây chịu được ngập úng

3.1.6 Đặc điểm kinh tế xã hội:

Lâm phận Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh nằm trên địa giới hành chính

xã Gia Huynh và Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Phần lớn diện tích của đơn vị thuộc địa giới hành chính xã Gia Huynh kinh tế; xã hội; dân số của xã Gia Huynh là: 1.144 hộ/ 3.680 nhân khẩu, hiện tại diện tích cao su tiểu điền của hộ dân đã lên đến 2.900ha, diện tích cao su của các tổ chức kinh tế trên địa bàn xã Gia Huynh 2.740 ha

Với điều kiện phát triển diện tích cây cao su của địa phương và diện tích trồng cây cao su của Lâm trường (nay là Công ty) đã và đang thực hiện từ năm 2004 đến nay

Nay chuyển thành Công Ty lâm nghiệp Tánh Linh, sẽ là đơn vị đầu mối vừa trồng cao su và sản xuất kinh doanh mủ cao su tại địa bàn, giải quyết

Trang 29

22

phần lớn việc làm cho lao động dôi dư tại địa phương, tạo điều kiện để Công

ty phát triển lâu dài, bền vững

Kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực khá thuận lợi

3.2 Hiện Trạng Quản Lý Sử Dụng Đất

3.2.1.1 Diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý theo quy hoạch:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp ổn định đến năm 2010 của Công ty Lâm nghiệp Tánh Linh là: 4.798 ha, gồm 05 tiểu khu, nằm trên địa giới hành chính

02 xã Gia Huynh và Suối Kiết; huyện Tánh Linh; tỉnh Bình Thuận

Bảng 3.2 Tổng Hợp Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Và Cây Trồng

TT Tiểu

khu

Tổng diện tích tự nhiên

Rừng

tự nhiên IIa

Diện tích

Ib, rẫy,

mỏ cát

Diện tích trồng cao su

Diện tích trồng keo

Diện tích trồng Điều

Đất đồi núi, suối, đường

Đất đang kiểm kê

để quy đối tượng lấn chiếm

3.2.1.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất được giao:

1 Diện tích, hiện trạng đất lâm nghiệp của đơn vị đã thực hiện liên

doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân: 1.172,47 ha

Trong đó diện tích:

+ Liên kết với Công ty giấy Tân Mai: 298,33 ha

Trang 30

23

+ Liên kết với Công ty TNHH Minh Thuận Phát; 268,39 ha

+ Liên kết với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam: 32,43 ha

+ Liên kết với Công ty CPĐT D cao su Việt Nam: 181,18 ha

+ Liên kết với cơ sở 2 trường Đại Học Lâm nghiệp: 198,25 ha

+ Liên kết với hộ gia đình; cá nhân: 121,16 ha/65 hộ dân huyện Đức Linh

Trang 31

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh Hưởng Củ Phân Bón Đến Tình Hình Sinh Trưởng Cây Gáo vàng s u 1 Năm Trồng

Bón phân cho cây trồng nói chung và cho rừng trồng nói riêng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp và lấy gỗ

Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, đến sản lượng và chất lượng sản phẩm cần thu hoạch Trong lâm nghiệp, bón phân cho rừng trồng có thể nâng cao được tỷ lệ sống, làm tăng lượng sinh trưởng, nâng cao được sản lượng gỗ, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh hại, với thiên tai, cải tạo lý hóa tính của đất

Phân bón có hiệu quả nhanh rõ rệt đến rừng trồng, song loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón hợp lý để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế, còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố như khí hậu, loại đất, loài cây loại phân bón

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây Gáo vàng sau 1 năm trồng

Chất lượng cây rừng trồng là kết quả tác động qua lại của nhiều nhân tố sinh thái, chất lượng phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình sinh trưởng của cây rừng

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây Gáo vàng sau 1 năm trồng được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1A, hình 4.1B

Trang 32

25

Bảng 4.1 Ảnh hưởng củ phân bón đến tỉ lệ sống chết và phẩm chất cây

Gáo vàng s u 1 năm trồng Nghiệm

không bón

supper lân NPK Vi sinh

Phẩm chất

A B C

Trang 33

Kết quả điều tra về đường kính của nghiệm thức phân bón được tổng hợp tại bảng 4.2 và hình 4.2 (phụ biểu 1)

Bảng 4.2 Ảnh hưởng phân bón đến đường kính cây Gáo vàng

Nghiệm

Dbq (cm)

Khoảng tin cậy

±S Dmin Dmax CV%

D dưới D trên

Không bón 90 2,18c 2,08 2,28 0,37 1,43 2,99 16,97 Supper lân 90 2,29c 2,16 2,43 0,61 1,40 4,30 26,63 NPK 90 2,71b 2,52 2,90 0,86 0,86 5,19 31,73

Vi sinh 90 3,34a 3,14 3,53 0,83 1,91 5,14 24,85

Ngày đăng: 03/03/2017, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w