DANH MỤC CÁC HÌNH 4.1 Sinh trưởng về trữ lượng M của lâm phần Keo lai ở các 4.2 Các đường cong tăng trưởng trữ lượng bình quân và tăng trưởng thường xuyên hàng năm của lâm phần Keo lai 3
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Đào Quyết Thắng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu và Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Anh Tuân, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của: Ban lãnh đạo, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Lâm trường Lương Sơn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu
Do tư duy lý luận cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét của các Thầy Cô và bạn đọc quan tâm để có thể bổ sung thêm những điều mà luận văn còn khiếm khuyết
Tác giả
Đào Quyết Thắng
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.1 Sự phát hiện loài Keo lai 3
1.1.2 Các nghiên cứu về Keo lai 4
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.2.1 Sự phát hiện loài Keo lai 5
1.2.2 Các nghiên cứu về Keo lai 6
1.3 Thành thục sản lượng và thành thục kinh tế 10
1.3.1 Thành thục sản lượng 11
1.3.2 Thành thục kinh tế 11
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
2.3 Nội dung 13
2.4 Giới hạn nghiên cứu 14
2.5 Phương pháp nghiên cứu 14
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 15
Trang 4Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT CỦA LÂM TRƯỜNG LƯƠNG SƠN - HOÀ BÌNH 19
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lâm trường 19
3.2 Cơ cấu tổ chức của Lâm trường 20
3.3 Mối quan hệ giữa Lâm trường với cơ quan chức năng về công tác quản lý, phát triển lâm nghiệp tại địa phương trong những năm qua 21
3.4 Đặc điểm tự nhiên 22
3.4.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 22
3.4.2 Địa hình, địa thế 22
3.4.3 Khí hậu thủy văn 22
3.4.4 Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên rừng 23
3.5.1 Điều kiện kinh tế, xã hội 28
3.5.2 Thị trường lâm sản tại địa phương và khu vực nghiên cứu 32
3.5.3.Phân tích thuận lợi và khó khăn của Lâm trường 33
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1.Trữ lượng và sản lượng sản phẩm rừng Keo Lai ở các tuổi khác nhau 36 4.1.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng ở các tuổi 36
4.1.2 Một số chỉ tiêu tăng trưởng về trữ lượng 38
4.1.3 Tỷ lệ sản lượng các loại sản phẩm 40
4.2 Phân tích chi phí thu nhập và một số chỉ tiêu tài chính của rừng Keo lai ở các tuổi khai thác khác nhau 44
4.2.1 Giá bán các loại gỗ 44
4.2.2 Tính chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai ở các tuổi khác nhau 45
4.2.3 Phân tích độ nhạy 52
4.3 Đề xuất phương án xác định diện tích khai thác nhằm ổn định sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận 61
Trang 54.3.1 Hiện trạng diện tích rừng trồng keo lai và phương án bố trí khai
thác của Lâm trường Lương Sơn 61
4.3.2 Phương án phân kỳ diện tích khai thác nhằm ổn định sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận từ khai thác 64
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 69
1 Kết luận 69
1.1 Trữ lượng và sản lượng sản phẩm gỗ Keo lai ở các tuổi khai thác khác nhau 69
1.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 70
1.3 Đề xuất phương án khai thác ổn định và tối đa hóa lợi nhuận 71
2 Tồn tại 72
3 Kiến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Hiện trạng sử dụng đất của lâm trường Lương Sơn 24
3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Lâm trường 31
4.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng rừng Keo lai ở 5
4.2
Tăng trưởng bình quân năm và tăng trưởng thường xuyên
hàng năm về trữ lượng của các lâm phần Keo lai ở các tuổi
5,6,7,8 và 9
38
4.3 Sản lượng và tỷ lệ sản phẩm gỗ Keo lai các loại (1-6) ở các
4.4 Giá bán các loại gỗ Keo lai (giá cây đứng) ở khu vực Hòa
4.5 Thu nhập từ bán gỗ cây đứng tính cho 1 ha Keo lai ở các
4.6 Chi phí tạo rừng và chăm sóc bảo vệ 01 ha rừng Keo lai ở
4.7
Giá trị thu nhập hiện tại (BPV), giá trị chi phí hiện tại
(CPV) và lợi nhuận thuần hiện tại (NPV) cho 1 ha Keo lai
cho các phương án khai thác ở các tuổi 5,6,7,8,và 9
50
4.8 Một số chỉ tiêu tài chính tính cho 1 ha Keo lai ở các
phương án khai thác ở các tuổi khác nhau 51
4.9 Phân tích độ nhạy đối với một số chỉ tiêu tài chính cho
trường hợp chu kỳ kinh doanh Keo lai là 9 năm 53 4.10 Phân tích độ nhạy đối với một số chỉ tiêu tài chính cho 55
Trang 7trường hợp chu kỳ kinh doanh Keo lai là 8 năm
4.11 Phân tích độ nhạy đối với một số chỉ tiêu tài chính cho
trường hợp chu kỳ kinh doanh Keo lai là 7 năm 56
4.12 Phân tích độ nhạy đối với một số chỉ tiêu tài chính cho
trường hợp chu kỳ kinh doanh Keo lai là 6 năm 57
4.13 Phân tích độ nhạy đối với một số chỉ tiêu tài chính cho
trường hợp chu kỳ kinh doanh Keo lai là 5 năm 59
4.14 Diện tích Keo lai hiện tại ở các tuổi và phương án khai thác
4.15 Dự tính giá trị NPV từ khai thác rừng Keo lai ở các năm
theo phương án của Lâm trường Lương Sơn 63
4.16 Phương án phân diện tích khai thác Keo lai ở các tuổi của đề
4.17 So sánh phân bố tuổi khai thác giữa 2 phương án 66
4.18 Dự tính giá trị NPV từ khai thác rừng Keo lai ở các năm
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1 Sinh trưởng về trữ lượng (M) của lâm phần Keo lai ở các
4.2 Các đường cong tăng trưởng trữ lượng bình quân và tăng
trưởng thường xuyên hàng năm của lâm phần Keo lai 39
4.3 Sản lượng các loại gỗ sản phẩm trung bình/ha của Keo lai ở
4.4 Tỷ lệ thu nhập theo loại sản phẩm gỗ ở các tuổi khái thác
khác nhau của rừng Keo Lai tại Lâm trường Lương Sơn 46
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng tự nhiên của nước ta ngày càng cạn kiệt, hiện nay Nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên nhằm duy trì tính đã dạng sinh học, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống lũ lụt … càng ngày sức ép về kinh
tế đối với rừng trồng ngày càng cao, đặc biệt là đối với vùng trung du miền núi, đời sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào rừng nhu cầu lâm sản hàng hoá cho xã hội ngày càng lớn mà trước hết là cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Vì vậy rừng trồng nguyên liệu chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung đặc biệt quan trọng trong kinh doanh Lâm nghiệp nói riêng
Lâm trường Lương Sơn là doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Lương Sơn – Tỉnh Hoà Bình có ngành nghề kinh doanh chính là: Trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác … Lâm trường được giao quản lý 2.610ha đất lâm nghiệp, trong năm kế hoạch 2011 kết quả sản xuất kinh doanh của lâm trường là: Doanh thu đạt 4,3tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2,4 tỷ đồng Hàng năm Lâm trường tổ chức trồng từ 150 đến 250 ha rừng, loài cây trồng chủ yếu là Keo Lai, Keo Tai Tượng và Bạch đàn tuy nhiên hiện nay do rừng trồng Bạch đàn có giá trị kinh tế thấp nên cây trồng chính của Lâm trường là Keo lai dòng BV10 Keo lai dòng BV10 là loài cây
có đặc tính sinh trưởng nhanh cho năng suất cao, thích nghi với nhiều loại đất
và các vùng khí hậu khác nhau, bên cạnh đó cây Keo Lai cũng có khả năng cải tạo đất theo chiều hướng nâng cao độ phì và làm đất tơi xốp Vì vậy diện tích rừng trồng Keo Lai dòng BV10 chiếm tương đối lớn trên tổng diện tích rừng lâm trường đang quản lý
Hiện nay rừng trồng Keo Lai tại lâm trường Lương Sơn nói riêng và ở hầu hết các lâm trường/công ty lâm nghiệp trên cả nước ta, chu kỳ kinh doanh thường được xác định là do áp đặt chủ quan (thường lựa chọn định sẵn là 6
Trang 10năm ở lâm trường Lương Sơn) chứ chưa xác định được chu kỳ kinh doanh đối với loài cây Keo Lai là bao lâu thì đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế Với thực trạng như vậy nên lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị diện tích rừng trồng thường thấp Để giải quyết một trong những vấn đề tồn tại chính của các đơn
vị kinh doanh rừng trồng hiện nay, và việc kinh doanh cây Keo lai nói riêng
của lâm trường Lương Sơn, tôi thực hiện đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế
của rừng trồng Keo Lai tại Lâm trường Lương Sơn - Hòa Bình" nhằm xác
định được tuổi thành thục tài chính và xây dựng phương án khai thác theo
hướng ổn định và tối đa hóa lợi nhuận
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Sự phát hiện loài Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A mangium) và Keo lá tràm (A auriculiformis) Giống Keo lai được Messrs
Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai Đến tháng 7 năm
1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Keo lai có khối lượng gỗ
và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986; Gun et al, 1987; Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia Riêng ở Sabah đã tìm thấy Keo lai ở 12 nơi Keo lai cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kijkar, 1992) Ngoài ra, từ năm 1992 ở Indonesia
đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh et al, 1993) Keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của trạm nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1988) và
ở khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc)
Trang 121.1.2 Các nghiên cứu về Keo lai
- Về giá trị sử dụng: Các nghiên cứu quan trọng có thể kể đến như sau:
+ Tiềm năng làm ván ép: Chất lượng ván ép kiểm nghiệm được thực hiện bởi các thông số theo tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS) cho kết quả là rất tốt đối với loài Keo lai (Sasaki, 2001)
+ Tiềm năng bột giấy: Cây Keo lai có tiềm năng bột giấy và các tính chất cơ bản của giấy cao hơn các loài bố mẹ (các dòng Keo lai từ Ba Vì) hoặc
có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ (các dòng Keo lai khác được phân tích ở Nhật Bản) Tiềm năng bột giấy của Keo lai cũng cao hơn một số loài cây khác như Bạch đàn urô, Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ đề
Ngoài ra, Keo lai còn có rất nhiều giá trị khác như: làm chất đốt, trồng
để cải tạo đất,
- Về nhân giống: Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom
(Griffin, 1988) hoặc nuôi cấy mô bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm Benzyl amino purine (BAP) 0,5 mg/l và cho ra rễ trong phòng hoặc nền cát sông 100% với khả năng ra rễ đến 70% (Darus, 1991) và sau một năm cây mô có thể cao 1,09 m
- Về sinh trưởng: Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp, Pinso
và Nasi (1991) thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì không đồng đều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây có khá hơn
Từ năm 1991, khảo sát của Cyril Pinso đã cho thấy Keo lai có rất nhiều đặc trưng nổi bật so với bố mẹ là nó sinh trưởng nhanh, hình thân có độ thẳng
Trang 13trung gian giữa hai loài bố và mẹ, chất lượng gỗ khá hơn so với loài A.mangium Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, ở cây Keo lai đều tốt hơn 2 loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990)
- Về lập địa trồng rừng: Theo Cyrin (1977), Keo lai có thể tìm thấy ở
tất cả các lập địa trồng A.mangium và sinh trưởng tốt trong nhiều trường hợp, tác giả cho rằng Keo lai có yêu cầu lập địa tương tự như A.mangium
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Sự phát hiện loài Keo lai
Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại Ba Vì (Hà Nội), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (T.P Hồ Chí Minh) Các cây lai này đã xuất hiện trong các rừng trồng Keo tai tượng, được lấy giống từ các khu khảo nghiệm Keo tai tượng trồng cạnh Keo lá tràm tại Đông Nam Bộ và tại Ba Vì Vì thế có thể biết mẹ của
chúng là Keo tai tượng (Acacia mangium) và bố của chúng là Keo lá tràm (A auriculiformis) Giống lai vùng Ba Vì được lấy giống từ khu khảo nghiệm
giống Keo trồng năm 1982 tại Lâm trường Ba Vì Cây mẹ Keo tai tượng xuất
xứ Daintree Cây bố Keo lá tràm có xuất xứ Darwin Giống lai vùng Đông Nam Bộ được lấy từ khu khảo nghiệm giống Keo trồng năm 1984 Cây mẹ Keo tai tượng xuất xứ Mossman Cây bố Keo lá tràm được đưa vào gây trồng trước đây không rõ xuất xứ hoặc thuộc xuất xứ Oenpelli Như vậy, giống các giống lai ở nước ta dù được phát hiện hoặc được lấy giống ở miền Bắc hoặc miền Nam về cơ bản đều có cây mẹ thuộc những vùng sinh thái giống nhau,
do đó khả năng phát triển như nhau trên các vùng sinh thái chính ở nước ta
Trang 14Tuy nhiên, do đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng biệt của chúng nên các giống này có ưu thế lai khác nhau rõ rệt
1.2.2 Các nghiên cứu về Keo lai
- Về giá trị sử dụng: Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các tính chất
vật lý và cơ học như: độ co rút, độ hút ẩm, lực chống uốn tĩnh, lực chống uốn
va đập, lực chống trượt và lực chống tách của Keo lai đều thể hiện tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Do đó cây lai đã tập hợp được ưu
điểm của cả hai loài bố mẹ
Keo lai có tiềm năng bột giấy điều này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và các kết quả đã cho thấy: Dù lấy mẫu từ nguồn giống nào và dù phân tích ở đâu thì Keo lai vẫn có khối lượng gỗ lấy ra lớn hơn gấp 2- 3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm (do năng suất cao, tỷ trọng gỗ lớn hơn hoặc trung gian)
Vì thế Keo lai có khối lượng bột giấy cao nhất, hàm lượng cellulose cao, hiệu suất bột giấy lớn Keo lai cũng có chất lượng bột giấy tốt độ nhớt của bột cao hơn hẳn Keo tai tượng và Keo lá tràm
Cây Keo lai không chỉ sinh trưởng nhanh mà trong giai đoạn 3 tháng tuổi, chúng có một lượng nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm nhiều gấp 2,4 -
13 lần các loài keo bố mẹ về số lượng và gấp 4 - 11 lần bố mẹ về khối lượng khô, vì thế Keo lai có tác dụng cải tạo đất rất tốt
- Về khả năng sử dụng sản phẩm gỗ Keo lai: Nghiên cứu về tiềm
năng bột giấy cây Keo lai của Lê Đình Khả và Lê Quang Phúc (1995) cho thấy Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng, có khối lượng gỗ gấp 3-4 lần hai loài keo bố mẹ và Bạch đàn camal Ở giai đoạn 5 tuổi dòng BV33 có hàm lượng Xenlulo cao nhất, tiếp đó là các dòng BV10, BV5 Đặc biệt dòng BV10 có hàm lượng Xenlulo cao đồng thời có hàm lượng lignhin thấp ở mức dùng kiềm 20% và 22% Đây là dòng có hiệu suất bột giấy cao nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV16 và BV29 Sản phẩm giấy được sản
Trang 15xuất từ các dòng Keo lai được chọn có độ dài và độ chịu gấp cao hơn rõ rệt so với hai loài keo bố mẹ và Bạch đàn Nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của các dòng Keo lai được lựa chọn, Lê Đình Khả và cộng sự đã đánh giá các dòng Keo lai đều có tiềm năng bột giấy lớn hơn loài keo bố mẹ và Bạch đàn trắng, trong đó dòng BV10 là dòng có giá trị nhất để sản xuất bột giấy Khi đánh giá tính ổn định của gỗ, tác giả đã lựa chọn được 3 dòng, trong đó dòng BV16 có gỗ ít bị co rút nhất, sau đến dòng BV10 và BV32 những dòng này có giá trị để gia công đồ mộc hoặc dùng trong xây dựng
Nguyễn Văn Thiết (2002) ,nghiên cứu về gỗ Keo lai cho thấy Keo lai ở
độ tuổi 8-9 có thân thẳng, tròn Độ cong (<2,6%) và độ thon (<0,8cm/m) đều nhỏ, với số lượng mắt ít, kích thước nhỏ chủ yếu là mắt chết, thớ gỗ Keo lai hơi thô, gỗ sớm và gỗ muộn không phân biệt, vòng năm không rõ, gỗ giác và
gỗ lõi phân biệt rõ ràng, vỏ cây mỏng và rễ bóc Tác giả đánh giá đây là loại
gỗ dễ ra công chế biến, chất lượng gia công cao, với độ tuổi 8-9 cây Keo lai
có đường kính 20-30cm rất phù hợp với yêu cầu quy cách của sản xuất ván ghép thanh Từ những đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, tính chất cơ – vật lý,
độ PH, tác giả đã kết luận gỗ Keo lai là nguyên liệu có khả năng đáp ứng tốt các chỉ tiêu yêu cầu về nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất ván ghép thanh
Nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2006) về khuyết tật nguyên liệu gỗ Keo lai cho thấy 100% số nguyên liệu thu thập được có tỷ lệ mắt sống vượt quá giới hạn cho phép (vượt quá 10% theo TCVN 1070-71), tác giả xác định chất lượng gỗ xẻ phân loại khuyết tật theo TCVN 1758-71 được kết quả 31% loại A, 27% gỗ xẻ loại B và 42% gỗ xẻ loại C, nếu trồng rừng áp dụng các biện pháp cắt cành và tỉa thưa sẽ tăng chất lượng gỗ Kết quả xác định về độ giòn của gỗ và hàm lượng xenlulo cho thấy độ giòn gỗ Keo lai nhỏ hơn so với các loại gỗ khác, công riêng dao động trong khoảng 0,47-0,55 đây là nguyên
Trang 16nhân gây ra tỷ lệ gẫy thân cao và cũng gây hạn chế trong quá trình sử dụng gỗ: hàm lượng xenlulo tại tuổi 6 thấp và không ổn định, gỗ ở dạng sợi ngắn với kích thước sợi (tỷ lệ L/R) đạt 43,8-49,5 và tỷ trọng gỗ chỉ đạt 400-450kg/m3, nếu khai thác tại tuổi 7 và 8 sẽ làm tăng ỷ trọng và chất lượng gỗ
- Về giống: Lê Đình Khả và các cộng sự đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về giống Keo lai có thể kể đến như: Năm 1993 Lê Đình Khả và
cộng sự nghiên cứu về giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm;
Năm 1995 nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai tại Ba
Vì Kết quả mới về khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo
lá tràm cũng được đưa ra năm 1997 Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu các vấn
đề như: không dùng hạt Keo lai để gây trồng rừng mới, nghiên cứu giống Keo lai và vai trò của cải thiện giống và các biện pháp thâm canh trong tăng năng suất rừng trồng, khảo nghiệm giống Keo lai ở một số vùng sinh thái chính tại nước ta Cùng với lĩnh vực này tác giải Lưu Bá Thịnh cũng đã có những công trình nghiên cứu về khảo nghiệm hậu thế của Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ
Việc nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2006 - 2008 trong đó có loài Keo lai đã được tác giả Hà Huy Thịnh và cộng sự tiến hành Tác giả Lê Quốc Huy và Nguyễn Minh Châu đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ rhizobium cho Keo lai, Keo tai tượng vườn ươm và rừng trồng Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự (1997) đã tiến hành nuôi cấy mô cây Keo lai và cho rằng nhân nhanh Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô trong môi trường MS với BAP 2mg/l cho số chồi nhân lên nhiều hơn so với nồng độ thấp Tác giả cũng khuyến cáo
có thể tạo chồi ra rễ bằng phơng pháp giâm hom thông thường trên nền cát phun sương trong nhà kính và xử lý các chồi bằng cách ngâm trong chất kích thích sinh trưởng IBA hoặc ABT đều cho ra rễ trên 70%
Trang 17- Về sinh trưởng: Lê Đình Khả và cộng sự cho thấy, so với Keo tai
tượng, Keo lai có tỷ trọng gỗ lớn hơn 13,2 - 23,5% trong lúc thể thể tích của
nó lại lớn hơn Keo tai tượng rất nhiều nên khối lượng gỗ lại càng lớn hơn Keo tai tượng Còn so với Keo lá tràm tại Đông Nam bộ thì tỷ trọng gỗ tuy kém (15,9%) song thể tích lại lớn hơn nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn
hẳn Keo lá tràm
Một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tính thích nghi của Keo lai
và tính chất gỗ, tác dụng cải tạo độ phì của đất cho thấy với chu kỳ kinh doanh ngắn (7-8 năm) Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao về giá trị kinh
tế và sinh thái môi trường Năng suất bình quân năm đạt từ 20-25 m3/ha/năm cao gấp hơn 3 lần so với Bạch đàn Uro, Keo tai tượng năng suất bình quân chỉ đạt 6-8 m3 /ha/năm Hiện nay đã có trên 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang trồng Keo lai với diện tích hàng chục ngàn ha Viên Ngọc Nam, Hồng Nhật (2005) đã nghiên cứu sinh khối cây Keo lai trồng tại một số tỉnh phía Nam cho thấy sinh khối Keo lai trồng đạt 46,69 -52,11 tấn/ha ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22-19,68 tấn/ ha đối với rừng 7 tuổi, lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm 16,44 tấn/ha/năm Nghiên cứu này đã sử dụng hàm tuyến tính có dạng log (W) = log(a) + log(D1,3) để mô tả tương quan sinh khối các bộ phận của cây với đường kính (D1,3)
- Về lập địa và kỹ thuật trồng: Trần Quang Việt và cộng sự (2001) đã
đề xuất trồng Keo lai cho cả 9 vùng sinh thái có lượng mưa từ 1500-2500mm,
độ cao so mặt biển 30-1000 mm trên các loại đất Fv, Fs, Fa, FHk, Fhv, FHs, trên đất trống quá thoái hoá với phương thức trồng thuần loại Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) cho thấy để nâng cao năng suất rừng Keo lai, việc bón phân khoáng với phân vi sinh cho thể tích cây tăng so với đối
chứng, sau đó là kết hợp bón supe lân với phân vi sinh hoặc NPK với than bùn
Trang 18Một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn (2004), thực hiện cùng thời
gian với nghiên cứu này nhưng thực hiện tại Cam Lộ, Quảng trị cho thấy mật
độ cây trồng Keo lai trong khoảng 1.330-2.550 cây/ha thì mật độ 1660cây/ha
là khá hơn sau 1 năm trồng Việc bón lót phân NPK kết hợp với phân vi sinh
đã cho sinh trưởng Keo lai tốt hơn, trong khi việc tỉa cành ở giai đoạn cây còn nhỏ 1 năm tuổi không mang lại kết quả mong đợi Theo Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Văn Ngọc (2005) từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi cho thấy nếu trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy thì mật độ 1.428 cây/ha là thích hợp, nhưng nếu trồng vừa để lấy gỗ lớn vừa để lấy gỗ nhỏ thì mật độ 1.111 cây/ha
là thích hợp
1.3 Thành thục sản lượng và thành thục kinh tế
Thành thục cây rừng thể hiện trạng thái cây rừng trong quần thể sinh trưởng và phát triển đạt đến mức độ phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh, tuổi ở trạng thái thành thục giọ là tuổi thành thục Trong lâm nghiệp người ta chia làm một số loại thành thục, bao gồm thành thục sản lượng, thành thục công nghệ, thành thục tái sinh, và thành thục kinh tế
+ Thành thục công nghệ: Đối với mỗi loại công nghệ chế biến gỗ khác nhau đòi hỏi phải có một loại sản phẩm gỗ đáp ứng được dây truyền công nghệ đó Vì vậy đối với việc kinh doanh rừng trồng, sản phẩm gỗ khai thác cần đạt được quy cách sản phẩm cụ thể để đáp ứng yêu cầu công nghệ Tuổi cây mà ở đó cho tỷ lệ sản phẩm đáp ứng phù hợp nhất với yêu cầu công nghệ được coi là tuổi thành thục công nghệ v.v
+ Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây rừng về mặt sinh học, cây rừng đạt đến tuổi thành thục tự nhiên khi đã hoàn thành quá trình sinh trưởng phát triển khi đó lượng tăng trưởng hằng năm của cây rừng về đường kính, chiều cao tiến dần đến 0 Quá tuổi thành thục, cây rừng sẽ chuyển sang giai
Trang 19đoạn già cỗi Còn tuổi thành thục tái sinh là tuổi khi đó cây rừng đạt đến khả năng ra hoa kết quả tốt nhất, sản lượng hạt giống cao nhất, chất lượng hạt giống tốt nhất Mỗi loài cây có tuổi thành thục tự nhiên và thành thục tái sinh khác nhau Loài cây ưa ánh sáng mọc nhanh, tuổi thành thục tự nhiên đến sớm Loài cây chịu bóng, mọc chậm, tuổi thành thục tự nhiên đến chậm
1.3.1 Thành thục sản lượng
Thành thục sản lượng là tuổi ở đó sự tăng trưởng về sản lượng rừng đạt cực đại và không tăng thêm nữa, như vậy về mặt sản lượng cây rừng đã đạt tuổi thành thục Trong khoa học về sản lượng rừng, người ta thường quan tâm đến tuổi thành thục sản lượng của một chỉ tiêu điều tra nào đó của lâm phần (ví dụ D1.3, Hvn, V), và tuổi này thường được xác định ở thời điểm khi đường cong tăng trưởng xuyên hàng năm cắt đường cong tăng trưởng bình quân năm của chỉ tiêu điều tra đó Thời điểm đạt cực đại về tăng trưởng (tuổi thành thục) phụ thuộc và đặc điểm loài và điều kiện lập địa Nhìn chung những loài cây sinh trưởng chậm và ở điều kiện lập địa xấu thì tuổi thành thục
sản lượng đến muộn hơn so với loài cây mọc nhanh và ở nơi lập địa tốt
1.3.2 Thành thục kinh tế
Khác với khác niệm các khái niệm thành thục tái sinh, thành thục sản lượng (quyết định bởi yếu tố sinh học của cây rừng và điều kiện lập địa), thành thục kinh tế, thường giới hạn ở khái niệm thành thục tài chính, là khái niệm liên quan nhiều đến mối liên hệ giữa tuổi khai thác và chỉ tiêu tài chính
Nó được khái niệm là tuổi mà ở đó lâm phần cho giá trị lợi nhuận cao nhất Trên thực tế chỉ tiêu thành thục này là chỉ tiêu quan trọng nhất mà các đơn vị kinh doanh rừng trồng vì nó quyết định khả năng tối ưu hóa lợi nhuận của đơn
vị từ việc khai thác rừng trồng Người ta hay sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận thuần hiện tại (NPV) để xác định tuổi thành thục tài chính; tuổi thành thục tài chính
là tuổi mà lâm phần cho giá trị NPV trên một đơn vị diện tích cao nhất
Trang 20Mặt dù tuổi thành thục tài chính có liên quan đến tuổi thành thục sản lượng và thành thục công nghệ (xét về khối lượng sản phẩm), nhưng nó còn liên quan chặt chẽ tới chi phí và thu nhập của đơn vị sản phẩm (tức là liên quan nhiều đến yếu tố giá bán và giá thành) Trong khi đó yếu tố giá là yếu biến động nhanh và mạnh phức tạp hơn yếu tố sản lượng Do vậy trong thực
tế tuổi thành thục tài chính là khá linh hoạt theo yếu tố thị trường, và tuổi này không nhất thiết phải trùng với tuổi thành thục sản lượng mà có thể đến sớm hoặc muộn hơn so với tuổi thành thục sản lượng Trong sản xuất nông nghiệp người ta quan tâm rất nhiều đến tuổi thành thục tài chính vì 1 kg hoa quả trái
vụ (trước hoặc sau vụ thu hoạch chính) có thể cho giá bán gấp nhiều lần so với 1 kg hoa quả chính vụ Trong lâm nghiệp thành thục tài chính cũng rất quan trọng và thường được tính toán kỹ trong kinh doanh rừng trồng sản xuất
ở các nước phát triển Tuy nhiên ở nước ta chỉ tiêu quan trọng này chưa thực
sự được quan tâm đúng mức ở các công ty lâm nghiệp hay lâm trường Ở nước ta các đơn vị kinh doanh rừng trồng thường xác định tuổi khai thác chính một cách cứng nhắc, định sẵn chứ không hoặc rất ít khi dựa và phân tích tài chính để xác định
Nghiên cứu của đề tài này xác định hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng trồng Keo lai theo hướng tiếp cận từ thành thục tài chính để từ đó xây dựng phương án khai thác nhằm ổn định và tối đa hóa lợi nhuận
Trang 21Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xác định chu kỳ kinh doanh của loài cây Keo Lai dòng BV10 đạt hiệu quả cao nhất về tài chính và đề xuất phương án phân kỳ
khai thác theo hướng ổn định và tối đa lợi nhuận tại Lâm trường Lương Sơn
+ Đề xuất phương án phân kỳ khai thác theo hướng ổn định và tối đa
hóa lợi nhuận
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lâm phần rừng trồng Keo lai dòng BV10 ở
các độ tuổi 5, 6,7,8,9
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Lâm trường Lương Sơn – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hoà Bình
2.3 Nội dung
- Đánh giá sinh trưởng và trữ lượng rừng trồng Keo lai ở các tuổi
- Xác định sản lượng và tỷ lệ các loại sản phẩm của rừng trồng ở các tuổi khác nhau Quy cách của sản phẩm được quy định căn cứ vào nhu cầu của thị trường: chiều dài khúc gỗ dài 2m, đường kính khúc gỗ được chia thành các loại:
+ Gỗ loại 1: gỗ có đường kính ≥ : 25,4cm
+ Gỗ loại 2: gỗ có đường kính : 22,3 – 25,3cm
Trang 22+ Gỗ loại 3: gỗ có đường kính : 19,1 – 22,2cm
+ Gỗ loại 4: gỗ có đường kính : 15,9 – 19,0 cm
+ Gỗ loại 5: gỗ có đường kính : 12,8 – 15,8 cm
+ Gỗ nguyên liệu (loại 6): Gỗ có đường: < 12,8 cm
- Đánh giá hiệu quả kinh tế ở các tuổi khác nhau ( NPV, IRR, BCR) và phân tích độ nhạy
- Đề xuất lựa chọn tuổi khai thác về thành thục tài chính
- Xây dưng phương án phân kỳ khai thác hợp lý nhằm ổn định sản lượng kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
2.4 Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi của đề tài chỉ quan tâm nghiên cứu đến giá trị lô rừng, trữ lượng, sản lượng, tỷ lệ sản phẩm ở các tuổi khác nhau, xác định tuổi thành thục về tài chính đối với loài cây Keo Lai
2.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai trên
cơ sở quan điểm động tiếp cận với thị trường
- Xác định giá bán của các loại sản phẩm trên thị trường cho từng loại
sản phẩm
- Xác định chi phí đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cho các độ tuổi khác nhau
- Xác định giá trị cây đứng của các độ tuổi khác nhau
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp:
- Lịch sử hình thành và phát triển của Lâm trường – đặc điểm điều kiện
tự nhiên, dân sinh – kinh tế của khu vực nghiên cứu
Trang 23- Lịch sử khai thác rừng trồng bằng loài cây Keo từ hồ sơ thiết kế khai thác các năm
- Lịch sử rừng trồng cây Keo Lai từ hồ sơ thiết kế trồng rừng các năm (bao gồm cả các hồ sơ về loại sản phẩm, giá thành và giá bán.)
- Biểu thể tích hai nhân tố rừng trồng Keo lai
- Biểu sản phẩm Keo lai
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu về cây Keo lai
- Một số tài liệu có liên quan khác
+ Số liệu Sơ cấp:
i) Lập ô tiêu chuẩn tạm thời, diện tích 1.000m2, lập 03 ô mỗi tuổi (rừng tuổi 5,6, 7, 8, 9) để tính trữ, sản lượng (kết hợp với số liệu khai thác của Lâm trường)
ii) Điều tra trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu như sau:
- Đường kính ngang ngực (D1.3): Đo tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1 cm
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước Blumeleiss có độ chính xác lên đến 0,1m
iii) Điều tra chi phí và thu nhập cho các mô hình khinh doanh rừng trồng Keo lai ở các tuổi khai thác khác nhau
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
- Tính trữ lượng bằng biểu thể tích hai nhân tố
- Phân loại sản phẩm gỗ tròn theo cấp kính
Trang 24+ Giá trị hiện tại ròng NPV: Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hiện tại của
tất cả các thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
i r)
i
C i
B n
) (
1Nếu:
NPV > 0 : kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận
NPV < 0 : kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận NPV = 0: kinh doanh hòa vốn
Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được
Bi: là Giá trị thu nhập năm thứ i
Ci: là Giá trị chi phí năm thứ i
r: là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi suất
n: là tổng số năm của chu kỳ đầu tư
Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng, nó cho phép lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư như nhau, phương
án nào có NPV lớn nhất thì được chọn
+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR: là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với
toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại
n
i
r C r)
B BCR
1
1
) 1 ( 1 (
Trang 25Nếu:
BCR > 1: đầu tư có lãi
BCR = 1: đầu tư hoà vốn
BCR < 1: đầu tư bị thua lỗ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR cao hơn thì được lựa chọn
+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR:
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0
0 IRR)
C (B
IRR > r: Chương trình đầu tư có lãi
IRR < r: Chương trình đầu tư bị lỗ
IRR = r: Chương trình đầu tư hoà vốn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, nó phản ánh mức độ quay vòng vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có IRR lớn hơn thì được lựa chọn
- Phân tích độ nhạy: Để đánh giá rủi ro và bất trắc trong kinh doanh
rừng trồng Keo lai, tác giả sử dụng phương pháp độ nhạy của Lyn và Herman
GV Vander Tak Theo phương pháp này là dự kiến một số tình huống, khả
Trang 26năng có thể xảy ra, từ đó xác định hiệu quả để biết được mức độ an toàn và chắc chắn đối với các tác động của sự bất trắc với các khoản đầu tư, tức là xác định khả năng sinh lời của các khoản đầu tư thay đổi như thế nào khi các biến
số bị thay đổi Tính NPV với một số giả định của một số nhân tố cho một số chỉ tiêu
+ Biến động về lãi suất ngân hàng ở các mức là: 10%, 12%, 14%
+ Biến động về giá bán trong trường hợp giá bán gỗ loại 1đến loại 5 tăng 10% so với hiện tại
+ Biến động về giá bán trong trường hợp giá bán gỗ loại 1đến loại 5 giảm10 % so với hiện tại
+ Biến động về giá bán trong trường hợp giá bán gỗ loại 1đến loại 5 tăng 20% so với hiện tại
+ Biến động về giá bán trong trường hợp giá bán gỗ loại 1đến loại 5 tăng 30% so với hiện tại
- Phương pháp xây dựng phương án phân kỳ khai thác:
+ Xác định các nguyên tắc phân tích
+ Tiến hành phân kỳ theo các nguyên tắc xác định
+ Tính toán NPV cho từng kỳ và tổng NPV cho phương án hiện tại của lâm trường Lương Sơn và phương án do đề tài đề xuất, phân tích so sánh độ
ổn định sản lượng , NPV cho từng kỳ và cho tổng chu kỳ để lựa chọn phương
án hợp lý
Trang 27Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA LÂM TRƯỜNG LƯƠNG SƠN - HOÀ BÌNH
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lâm trường
- Lâm trường Lương Sơn thành lập theo quyết định số 21/QĐ- UB ngày 10/01/1978 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình nay là tỉnh Hòa Bình Khi mới thành lập Lâm trường Lương Sơn trực thuộc Công ty lâm nghiệp Hòa Bình về mặt quản lý kinh tế, tổ chức cán bộ và dưới sự lãnh đạo về chính trị, hành chính qua ủy ban nhân dân huyện Lâm Sơn và là một đơn vị hạch toán độc lập
- Đến ngày 28/03/1998 theo quyết định QĐTL số 19/1998 QĐ- UB của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc đổi tên Lâm trường Kỳ Sơn thành Công ty lâm nghiệp Hòa Bình và sáp nhập các Lâm trường: Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tu Lý vào công ty Công ty lâm nghiệp Hòa Bình là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
- Đến năm 2009 Lâm trường Lương Sơn là chi nhánh Lâm trường thuộc công ty TNHH một thành viên Hòa Bình
- Các hoạt động chủ yếu của Lâm trường:
+ Tổ chức trồng rừng nguyên liệu, khai thác thu mua nguyên liệu để cung ứng cho nhà máy ván sợi ép
+ Dịch vụ vật tư kĩ thuật, sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng
+ Xây dựng các mô hình trồng rừng thâm canh ứng dụng các đề tài khoa học để tạo giống, nâng cao hiệu quả trồng rừng và khai thác rừng
- Những kết quả Lâm trường đã đạt được như: trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây dựng một số đường lâm nghiệp tạo thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng Lâm trường đã và đang tạo điều kiện
Trang 28thuận lợi không chỉ cho người lao động mà cả cư dân địa phương có việc làm
ổn định, đời sống ngày một cải thiện và nâng cao
3.2 Cơ cấu tổ chức của Lâm trường
* Tổ chức bộ máy quản lý
- Căn cứ vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, căn cứ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của lâm trường, cơ cấu tổ chức quản lý cũng phải thay đổi để phù hợp với thực tiễn sản xuất Do Lâm trường Lương Sơn là một đơn vị của Công ty TNHH một thành viên Hòa Bình cho nên tổ chức bộ máy quản lý này được công ty quy định từ chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động
Sơ đồ 01: Bộ máy quản lý Lâm trường Lương Sơn
Quan hệ trực tuyến Quan hệ kiểm tra, giám sát
* Tổ chức lao động của Lâm trường
- Hiện nay, bộ máy quản lý của Lâm trường được tổ chức như sau:
Trang 29- Ban giám đốc, gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
- 3 phòng ban chức năng: + Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kế toán + Phòng kế hoạch kỹ thuật và quản lý bảo vệ
- 5 đội sản xuất: đội 1, đội 2, đội 3, đội Ao Hà và đội Trường Sơn
- Hiện nay, Lâm trường có 48 cán bộ công nhân viên Trong đó trình độ thạc sĩ có 02 người chiếm tỉ trọng rất thấp 4,16%, lao động có trình độ cao đẳng, lao động có trình độ đại học là 13 người chiếm 27,08%, 7 người lao động có trình độ trung cấp chiếm 14,58%, còn lại là công nhân và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn 45,83%
- Để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, Lâm trường cần tạo điều kiện cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn để nâng cao hiệu quả trong công việc, hàng năm lâm trường thực hiện thi tay nghề cho độ ngủ công nhân lao động trực tiếp để nâng cao kiến thức và đạt hiệu quả cao trong sản xuất
3.3 Mối quan hệ giữa Lâm trường với cơ quan chức năng về công tác quản lý, phát triển lâm nghiệp tại địa phương trong những năm qua
- Trong những năm qua, quan hệ giữa Lâm trường với các ngành chức năng trên địa bàn ngày càng được mở rộng, đó là điều kiện thận lợi cho sự tương trợ lẫn nhau trong quản lý và sản xuất kinh doanh Đặc biệt lâm trường thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn
- Lâm trường đã phối hợp chặt chẽ với các xã trong công tác trồng rừng theo dự án 661, dự án 327, dự án KFW7 đã có những kết quả tốt Ngoài ra Lâm trường cùng hạt kiểm lâm huyện Lương Sơn là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
Trang 303.4 Đặc điểm tự nhiên
3.4.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Lâm trường Lương Sơn nằm trên địa bàn vùng núi phía tây bắc huyện Lương Sơn - Hòa Bình Trụ sở đóng tại chân dốc Kẽm dưới đường 6A (cách
Hà Nội 49km, cách Hòa Bình 24km) Địa bàn hoạt động được Nhà nước giao quản lý và sử dụng trên ba xã: Lâm Sơn, Tân Vinh và Trường Sơn Huyện Lương Sơn nằm ở tọa độ địa lí: Từ 20045’ đến 21001’ vĩ độ bắc và 105024’ đến 105039’ kinh đông
Ranh giới của lâm trường:
+ Phía Đông giáp xã Hòa Sơn- Tân Vinh huyện Lương Sơn
+ Phía Tây giáp xã Dân Hòa huyện Kì Sơn
+ Phía Nam giáp xã Trường Sơn và xã Tân Vinh
+ Phía Bắc giáp huyện Kì Sơn là xã Đông Xuân- Huyện Lương Sơn
3.4.2 Địa hình, địa thế
Lâm trường Lương Sơn có địa hình chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, tương đối phức tạp kéo dài về phía Nam và Tây Nam, bị chia cắt bởi nhiều dòng suối và có tồng diện tích tự nhiên 2.380,0 ha Phần lớn là núi đất, một phần là núi đá vôi chiếm tỉ lệ 0,005% so với tổng diện tích của núi đất Độ cao trung bình 250m, cá biệt có một số đỉnh thuộc hệ thống núi của đỉnh Viên Nam cao trên 800m Độ dốc trung bình 20 – 300.Với địa hình này lâm trường
có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng
3.4.3 Khí hậu thủy văn
Khu vực lâm trường Lương Sơn thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cụ thể :
+ Lượng mưa trung bình từ 1500- 2000 mm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa mưa có lượng mưa chiếm từ 80%- 90%, mùa khô có lượng mưa chiếm từ 10%- 20%
Trang 31+ Nhiệt độ không khí bình quân năm 23,60C, cao nhất tới 400C, thấp nhất 20C Độ ẳm không khí trung bình 85%, cao nhất trên 90%, thấp nhất 70% vào tháng 11 và tháng 12
+ Chế độ gió: Mùa hè gió Đông Nam là chủ yếu, gió Lào một năm xuất hiện một số đợt và không thường xuyên, mỗi đợt kéo dài 3- 4 ngày Kết hợp với sự ảnh hưởng của các năm về trước làm cho suối cạn gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư và hệ thống cây trồng Mùa đông có gió Đông Bắc thường tập trung vào tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau, có khi gây hại đối với cây trồng nhất là đối với cây đang ở giai đoạn vườn ươm
3.4.4 Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên rừng
3.4.4.1 Đặc điểm thổ nhưỡng
- Trên địa bàn lâm trường có một số loại đất chính như sau:
+ Đất Feralit đỏ, nâu vàng phát triển trên đá vôi
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất
+ Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá mẹ sa thạch
+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ
+ Đất nông nghiệp chủ yếu là Feralit biến đổi do trồng lúa nước
và đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ
- Nhìn chung đất có tỷ lệ đá lẫn ở mức thấp nhất, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày trung bình > 50 cm Các loại đá mẹ chủ yếu là: đá sa thạch, phiến thạch sét, đá vôi Đất còn tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng
3.4.4.2 Hiện trạng sử dụng đất
Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất của Lâm trường Lương Sơn được thể hiện ở biểu 3.1 (Hiện trạng đất đai của Lâm trường được lấy theo kết quả rà soát đất đai theo thông tư sè 04/2005/TT-BTNMT, ngµy 18/7/2005 cña Bé Tài nguyên và môi trường)
Trang 32Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của lâm trường Lương Sơn
(Nguồn: Lâm trường Lương Sơn, 2012)
Trang 33- Kết quả trong biểu cho thấy:
+ Tổng diện tớch đất Lõm trường là 2.380,0ha trong đú:
Nhúm đất nụng nghiệp: 2.116,4ha
Nhúm đất phi nụng nghiệp: 249,8ha
Nhúm đất chưa sử dụng: 13.8ha
+ Lõm trường Lương Sơn hoạt động sản xuất lõm nghiệp là chớnh Trong 2.380,0ha tổng diện tớch tự nhiờn của Lõm trường thỡ cú 2.003,0ha
(chiếm 84,2 %) là đất lõm nghiệp, đất quy hoạch trồng rừng sản xuất
1.492,0ha (chiếm 62,69%), đất quy hoạch rừng phòng hộ 283,0ha (chiếm 11,89%) Diện tớch này chủ yếu là trồng Keo và Bạch Đàn, ngoài ra cũn cú cả Thụng, Luồng Với cơ cấu đất đai như trờn thỡ Lõm trường Lương Sơn rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh lõm nghiệp với ngành nghề kinh doanh
chớnh là trồng và khai thỏc rừng trồng
+ Rừng tự nhiờn chỉ cú 30,0ha, trong đú cú 21,0ha rừng tự nhiờn trờn đất rừng sản xuất, cũn lại là 9,0ha trờn đất rừng phũng hộ với chủ yếu là trạng thỏi rừng IIIA1 đõy là những lụ rừng mới qua khai thỏc chọn kiệt, tầng trờn cũn sút lại một số cõy cao nhưng phẩm chất xấu, nhiều dõy leo và tre nứa Đất trống trờn diện tớch quy hoạch rừng phũng hộ là 129,4ha (chiếm 45.72% diện tích quy hoạch phòng hộ), nh- vậy lâm tr-ờng cần tăng c-ờng công tác quản
lý, bảo vệ và trồng bổ xung nh-ng diện tích đất trống quy hoạch phòng hộ để nâng cao khả năng phòng hộ của rừng đồng thời bảo vệ môi tr-ờng sinh thái
Trang 343.4.4.3 Tài nguyên rừng
Bảng 3.2 Hiện trạng rừng trồng STT
Trang 35+ Rừng trồng của Lâm trường chủ yếu là rừng Bạch đàn và Keo ở các
độ tuổi khác nhau, diện tích rừng sản xuất hiện còn được trồng từ năm 2003 đến năm 2012, diện tích rừng nằm trong độ tuổi khai thác theo chu kỳ kinh doanh hiện nay của Lâm trường là 235,4ha chiếm 20,16% Diện tích rừng chưa đến chu kỳ khai thác là 931,8ha chiếm 79,84% Lâm trường đã có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng cây giống, tăng cường công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, từ đó đẩy mạnh hoạt động thâm canh rừng nguyên liệu, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt
3.4.4.4 Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng
- Công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua:
+ Công tác quản lý rừng và đất rừng được thực hiện tốt, tích cực giải quyết những phần đất tranh chấp, xâm lấn đất đai
+ Diện tích đất được phủ kín bằng rừng trồng và rừng tự nhiên khoanh nuôi, độ che phủ của rừng > 90 % đã nâng cao tác dụng của rừng tới điều hòa nguồn nước ao hồ, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở
+ Tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình sản xuất an ninh chính trị trong địa bàn, Lâm trường đã tham gia vào việc chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng tới nhân dân trong địa bàn
- Rừng tự nhiên:
Trang 36+ Diện tích rừng tự nhiên là 30,0 ha Nhìn chung trạng thái rừng chủ yếu là nghèo kiệt đang phục hồi, ít tính đa dạng sinh học, trữ lượng thấp
3.5.1 Điều kiện kinh tế, xã hội
3.5.1.1.Dân số, dân tộc và lao động
- Lương Sơn là huyện miền núi thấp lấy sản xuất nông, lâm nghiệp là chính với tổng diện tích tự nhiên là 37.707,79ha gồm có 19 xã và 01 thị trấn với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao Độ cao trung bình của địa hình toàn huyện là 250m, đỉnh cao nhất là 833m so với mặt nước biển Trong đó diện tích duy hoạch cho lâm nghiệp là 23.684,10ha chiếm 62%
so với tổng diện tích tự nhiên, diện tích là đất rừng sản xuất chiếm 58% diện tích đất lâm nghiệp, lao động nông lâm nghiệp khoảng 27.186 người chiếm 48,6% tổng lao động hiện có trong huyện Qua điều tra thống kê sơ bộ các loại rừng hiện có trên địa bàn huyện Lương Sơn chất lượng rừng còn thấp chưa mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao cho một chu kỳ kinh doanh, nguyên nhân chính là do khâu chọn giống cây trồng chưa phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng của từng khu vực Người dân chưa thực sự mạnh dạn đầu tư trồng rừng thâm canh cao bằng những loài, những giống cây có giá trị kinh tế, năng suất cao đưa vào sản xuất và cũng chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật trồng rừng Rừng trồng của người dân chủ yếu là Keo tai tượng chiếm khoảng 80%-85% tổng diện tích rừng trồng, nguồn gốc cây giống chủ yếu tự cung ứng và đi mua tại các điểm dịch vụ tư nhân không rõ nguồn gốc xuất xứ vì vậy có phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rừng trồng
Khai thác rừng trồng còn mang tính tự phát, một số chủ rừng khai thác sớm chưa đến tuổi thành thục về kinh tế dẫn đến giá trị của rừng thấp, hiệu quả kinh tế không cao
Đến năm 2011 tổng diện tích rừng hiện có là 12.616,5ha Trong đó trồng mới được 6.890,5ha, khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên là 5.726,0ha
Trang 37Diện tích đất trống đồi núi trọc là 11.769,6ha, trong đó có 8.901,14ha có thể trồng được rừng Diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác là 702,0ha
Trong những năm qua ngành lâm nghiệp huyện đã đạt được những kết quả khích lệ quan trọng trong công tác trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng, hàng năm công tác lâm nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch đề ra góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương
- Các dân tộc chủ yếu là:
+ Mường chiếm 62,7%
+ Kinh chiếm 36,5%
+ Dân tộc khác chiếm 0,8%
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,45%
- Khu vực Lâm trường chủ yếu là cán bộ công nhân viên của Lâm trường và một số hộ gia đình nhân dân địa phương ở xen kẽ Cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào đất lâm nghiệp, cụ thể như các hoạt động: trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nông nghiệp chủ yếu được trồng trên nương rẫy vì đất lúa không đáng kể Lâm trường Lương Sơn có tổng cộng
250 hộ gia đình với 750 nhân khẩu, được chia làm 7 đội sản xuất nhưng đến nay do cơ chế tự quản lí nên chỉ còn 5 đội Lâm trường đã thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng tới từng hộ gia đình để quản lí và sử dụng lâu dài
3.5.1.2 Về kinh tế
Trong những năm gần đây, với sự đi lên nhiều mặt của xã hội thì người dân ở đây cũng dần dần có cuộc sống ổn định hơn Theo số liệu điều tra thu nhập bình quân đầu người khoảng 18 triệu đồng/1 người/ 1năm
3.5.1.3 Y tế, giáo dục
- Y tế : Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 1 bệnh viện đa khoa Bệnh viện có 18 bác sĩ, 57 y tá và y sĩ Tất cả các xã cũng có trạm xá, cán bộ y tế ở
Trang 38các thôn bản đảm bảo cho việc phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe các bệnh thông thường cho nhân dân
- Giáo dục : Do ở cách xa trung tâm huyện Lương Sơn và thị xã Hoà Bình nên trình độ dân trí ở đây còn tương đối thấp Lĩnh vực giáo dục đào tạo gặp nhiều khó khăn, theo kết quả điều tra cho thấy, xung quanh lâm trường cả
xã chỉ có 01 trường mẫu giáo, 01 trường tiểu học và 01 bệnh xá
- An ninh trật tự: Người dân ở đây sống tương đối tập trung chủ yếu dọc hai bên đường quốc lộ 6 nên an ninh xã hội khá ổn định
3.5.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường
* Trồng rừng
Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của Lâm trường là 2.003,0ha, trong
đó diện tích trồng rừng sản xuất là 1.492,0ha Trước đây hoạt động vốn trồng rừng của Lâm trường do nhà nước cấp Những năm trở lại đây nhà nước xóa
bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang hoạch toán kinh doanh, hoạt động trồng rừng của Lâm trường chủ yếu nhờ vào nguồn kinh phí từ bán lâm sản, các dự án nhà nước như : Dự án 661, 327 Hiện nay tuy Lâm trường đã chủ động được nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh
*Về công tác giao đất khoán rừng
Lâm trường đã rà soát đất đai và đang tiến hành việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, tổ chức và các đơn vị quản lý sử dụng Xong công tác quy hoạch, phân mục đích sử dụng đất rừng còn nhiều bất cập nên việc giao đất chưa hoàn thành Thường xảy ra việc tranh chấp đất đai giữa người dân và Lâm trường Nhiều diện tích đất hiện do lực lượng cộng đồng và dân
cư địa phương nắm giữ nhưng thực chất thì rừng là của dự án nhưng đất là của dân nên rất khó khăn cho công tác quản lý
Trang 39* Khoanh nuôi bảo vệ rừng
Lâm trường đã xác định khoanh nuôi bảo vệ rừng là vấn đề quan trọng, phải ngăn chặn khai thác rừng trái phép, đốt rừng làm rẫy, lấn chiến đất rừng bằng lực lượng các đội bảo vệ phối hợp cùng kiểm lâm, công an và chính quyền các xã
* Khai thác và chế biến lâm sản
Nguồn khai thác lâm sản chủ yếu là rừng trồng Trung bình mỗi năm lâm trường khai thác khoảng từ 10.000-13.000 m3 gỗ cung cấp cho nhà máy ván dăm, ván MDF, ván ép thanh và các nhu cầu về gỗ khác của các thị trường trong khu vực và lân cận Trong tương lai, gỗ của Lâm trường còn là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ tại Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lương Sơn được thể hiện ở biểu 3.4 dưới đây
Biểu 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Lâm trường
Đơn vị : Triệu đồng
Chi tiêu Mã
số
Thuyết minh
5 Lợi nhận gộp về BH và c/c
DV (20=10-11) 20 2.043,69 2.736,02 2.904,05
6 Doanh thu từ hoạt động tài
7.Chi phí tài chính 22 VI.28 577,45 380,80 235,14
- Trong đó chi phí lãi vay 23
Trang 40Chi tiêu Mã
số
Thuyết minh
(Nguồn: Lâm trường Lương Sơn, 2012)
3.5.2 Thị trường lâm sản tại địa phương và khu vực nghiên cứu
- Qua tìm hiểu thực tế, kết hợp với một số kết quả nghiên cứu về thị trường lâm sản tại Bắc Bộ của tiến sĩ Nguyễn Bá Ngãi, nhu cầu về lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là nhu cầu về nguyên liệu giấy là rất lớn
- Thông qua Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hòa Bình, Lâm trường đã liên kết với nhà máy ván dăm Thái Nguyên với công suất 16.500
m3 sản phẩm/năm để sản xuất ván dăm (PB), nhà máy MDF Gia Lai của VINAFOR có công suất 54.000 m3 sản phẩm/năm để sản xuất ra ván sợi