1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

67 865 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 889 KB

Nội dung

Vai trò của sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội...24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - T

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6

3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 7

6 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn 7

7 Bố cục của khóa luận 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 10

1.1 Lý luận chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 10

1.1.1 Một số khái niệm 10

1.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm thông tin – thư viện 10

1.1.1.2 Khái niệm về dịch vụ thông tin – thư viện 10

1.1.2 Một số đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 10

1.1.2.1 Đặc trưng của sản phẩm thông tin – thư viện 10

1.1.2.2 Một số đặc trưng của dịch vụ thông tin - thư viện 12

1.1.3 Tiêu chí đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 13

1.1.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sản phẩm thông tin – thư viện 13

1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dịch vụ thông tin thư viện 14

1.2 Giới thiệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 15

1.2.1 Khái quát về Đại học Luật Hà Nội 15

Trang 2

1.2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển 15

1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 15

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 17

1.2.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 17

1.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 18

1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 20

1.2.2.4 Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất 22

1.2.2.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 23

1.3 Vai trò của sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 26

2.1 Thực trạng về sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 26

2.1.1 Sản phẩm Thông tin – Thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 26

2.1.1.1 Thông báo sách mới 26

2.1.1.2 Mục lục thư viện điện tử (OPAC) 28

2.1.1.3 Cơ sở dữ liệu 30

2.1.1.4 Các nguồn thông tin điện tử do Thư viện cung cấp 34

2.1.2 Dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 34

2.1.2.1 Đọc tại chỗ 34

Trang 3

2.1.2.2 Mượn về nhà 38

2.1.2.3 Photocopy, in 40

2.1.2.4 Trợ giúp, tư vấn 41

2.1.2.5 Truy cập Internet 42

2.1.2.6 Đào tạo người dùng tin 42

2.2 Đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 43

2.2.1 Đánh giá sản phẩm thông tin – thư viện tại Trung tâm 43

2.2.2 Đánh giá dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm 48

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 53

3.1 Nhận xét 53

3.1.1 Thuận lợi 53

3.1.2 Khó khăn 54

3.1.3 Ưu điểm 55

3.1.4 Hạn chế 56

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 57 3.2.1 Nâng cao nguồn thông tin và tăng cường cơ sở vật chất 57

3.2.2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin – thư viện hiện có 58

3.2.3 Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ thông tin mới 59

3.2.4 Tăng cường đào tạo, hướng dẫn người dùng tin 60

3.2.5 Nâng cao trình đội cho đội ngũ cán bộ 61

Trang 4

3.2.6 Xây dựng chiến lược marketing cho các sản phẩm dịch vụ 62 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự bùng nổ thông tin trong xã hội hiện đại đã làm gia tăng nhanh chóngkhối lượng thông tin khổng lồ Nguồn thông tin vô tận trên internet thu hútlượng người sử dụng vô cùng lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới các cơ quanthông tin – thư viện Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu thông tin của conngười cũng không ngừng tăng cao Thực tế đó yêu cầu các thư viện phảikhông ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ của mình đểkhẳng định vai trò và đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người

Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những trường đại học có quy

mô đào tạo về ngành Luật lớn nhất ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ đào tạochuyên viên pháp lý các bậc đại học, cao học, và tiến sĩ; tổ chức nghiên cứu,ứng dụng khoa học pháp lý và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tưpháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao phó Các nguồn thông tin, các hệ thốngsản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện đã đóng một vai trò cô cùng quantrọng trong việc hỗ trợ trong quá trình đào tạo này

Để thực hiện tốt vai trò đó, thư viện phải không ngừng đổi mới, nângcao hiệu quả hoạt động của mình Do đó, việc phát triển, nâng cao các sảnphẩm, dịch vụ của thư viện là điều tất yếu

Nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống sản phẩm, dịch vụthông tin thư viện đối với chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường,tôi đã lựa chọn và nghiên cứu vấn đề: “Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch

vụ thông tin – thư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại họcLuật Hà Nội” làm đề tài khóa luận Căn cứ vào thực trạng các sản phẩm vàdịch vụ thông tin tại thư viện, dựa vào tiêu chí đánh giá và kết quả đánh giácủa người dùng tin, tác giả sẽ đưa ra đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch

vụ thông tin tại Trung tâm, đồng thời đưa một số nhận xét, kiến nghị và giải

Trang 6

pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại Trung tâm, góp phầnnâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích:

Dựa vào thực trạng về sản phẩm dịch vụ ở Trung tâm Thông tin – Thưviện trường Đại học Luật Hà Nội và ý kiến của bạn đọc qua phiếu khảo sát đểđánh giá chất lượng của hệ thống sản phẩm dịch vụ và đưa ra được một sốkiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại thư việnđó

Nhiệm vụ: để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu cácvấn đề:

- Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ

- Tìm hiểu thực trạng của sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trungtâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội

- Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống sản phẩm, dịch vụ thôngtin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ

ở Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội

3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ thông tinthư viện như Khóa luận của Nguyễn Thị Phương Thảo với đề tài “Tìm hiểusản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn” (2009) ; Khóa luận của Vũ Thùy Linh với đề tài “Đánh giá

Trang 7

chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của tại Đại học Quốc gia

Hà Nội theo học chế tín chỉ”…

Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch

vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại họcLuật Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm Thông tin –Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Dựa trên cơ sở lý luận và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo

và Thư viện, các tài liệu của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông tin thưviện, nghiên cứu các sản phẩm của Trung tâm

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụthông tin – thư viện của trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội,tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát bảng hỏi

- Phương pháp quan sát trực tiếp

Trang 8

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

6 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn

6.1 Đóng góp về mặt lý luận

Nghiên cứu nhằm khẳng định tầm quan trọng của của việc phát triểncác sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm Thông tin – Thưviện Đại học Luật Hà Nội, góp phần hoàn thiện cho các hoạt động thư việnphục vụ cho người dùng tin

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,khóa luận gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤTHÔNG TIN THƯ VIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN– THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH

VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆNĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 9

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁTTRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯVIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG

TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

1.1 Lý luận chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm thông tin – thư viện

“Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin

do một cá nhân / tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngườidùng tin” [16, tr.21]

Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm là quá trình xử lý thông tin baogồm: phân loại, biên mục, định từ khóa, tóm tắt…cũng như quá trình phântích, tổng hợp thông tin

Mỗi sản phẩm thông tin – thư viện được hình thành nhằm thỏa mãn nhucầu thông tin của con người Các sản phẩm này phụ thuộc và không ngừnghoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đó

1.1.1.2 Khái niệm về dịch vụ thông tin – thư viện

“Dịch vụ thông tin - thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãnnhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thôngtin - thư viện nói chung” [16, tr.24-25]

Dịch vụ thông tin thư viện là các hoạt động phục vụ thông tin có mụcđích, tính chất chuyên môn và nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tin của NDT

1.1.2 Một số đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 1.1.2.1 Đặc trưng của sản phẩm thông tin – thư viện

+ Chu kỳ sống

Mỗi loại sản phẩm thông tin – thư viện đều có một chu kỳ sống Chúngtăng trưởng, suy giảm và cuối cùng được thay thế bởi những sản phẩm khác

Trang 11

Từ lúc sinh ra đến mất đi, chu kỳ sống của sản phẩm có thể được chia làm 5giai đoạn: Giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành, suy giảm, và bỏ đi [14, tr.8].

+ Những sản phẩm mới là cần thiết cho sự tăng trưởng

Trong xu thế đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống ngày nay,

sự đổi mới đã trở thành như là một triết lý Thực tế đã chỉ ra rằng những cơquan thông tin – thư viện đang phát triển hiện nay là những cơ quan đã địnhtrước cho mình những sản phẩm mới [14, tr.8]

+ Những nhân tố thúc đẩy việc phát triển sản phẩm mới

Một số nhân tố thúc đẩy phát triển và giới thiệu những sản phẩm thôngtin mới bao gồm: những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi nhu cầu

và thói quen, những chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, và việc gia tăng sựcạnh tranh quốc tế [14, tr.8]

+ Sự lựa chọn sử dụng thông tin gia tăng

Trong những năm gần đây, NDT có quyền lựa chọn nhiều sản phẩmthông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau hơn Đặc biệt, trong điều kiệnphát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông và internet, NDT có thể tìmkiếm thông tin mọi lúc, mọi nơi không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.[14, tr.9]

+ Môi trường tồn tại và nguồn tài nguyên

Thực tế ngày nay khối lượng gia tăng nhanh chóng dẫn tới việc khókhăn cho việc xử lý thông tin và sử dụng tài liệu Một cơ quan thông tin - thưviện dù có tiềm lực lớn đến đâu cũng khó có thể thu thập được đầy đủ các ấnphẩm xuất bản Điều này bắt buộc các cơ quan phải có chính sách phát triểncác sản phẩm thông tin thư viện phù hợp và sử dụng nguồn nhân lực có trình

độ để tổ chức phát triển các sản phẩm đồng thời cần phải thực hiện chia sẻnguồn lực với các cơ quan thông tin - thư viện khác [14, tr.9]

Trang 12

Do đó, các cơ quan thông tin - thư viện phải không ngừng đổi mới và

tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện: tăng cường nguồn lực thông tin,

đa dạng hóa các sản phẩm thông tin - thư viện, đa dạng hóa phương thức phụcvụ

1.1.2.2 Một số đặc trưng của dịch vụ thông tin - thư viện

+ Tính vô hình

Khác với sản phẩm, dịch vụ thông tin không có hình hài rõ rệt, khôngthể hình dung trước khi nó bắt đầu, không thể lưu trữ như hàng hóa hay nhậndiện được bằng giác quan Chính vì vậy mà khi muốn marketing cho các dịch

vụ thông tin, cần tạo cho NDT biết tiềm năng của nó bằng cách giới thiệu cho

họ biết đến các dịch vụ đó [14, tr.10-11]

+ Tính chất không đồng nhất

Dịch vụ thông tin gắn với cá nhân/tập thể cung cấp dịch vụ Chất lượngcủa dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào cá nhân/tập thể thực hiện dịch vụ , bêncạnh đó chất lượng của các dịch vụ thông tin – thư viện nhiều khi không đồngnhất, yêu cầu của người dùng tin cũng khác nhau, phong phú, đa dạng, thayđổi theo thời gian [14, tr.11]

+ Tính không thể tách rời/chia cắt

Thông thường để thực hiện một dịch vụ, người cung cấp dịch vụthường phải tiến hành một số bước hoặc một số thao tác đi liền với nhau,không thể tách rời nhau để thu được kết quả mà người mua dịch vụ mongmuốn Ví dụ: trong dịch vụ tìm kiếm thông tin, để có thể cung cấp thông tincần phải thực hiện một số thao tác như: phân tích nhu cầu, xác định nguồn,thực hiện quá trình tìm, gửi kết quả tìm [14, tr.11]

+ Tính tồn kho

Các dịch vụ khi không được triển khai thì các cơ quan thông tin thưviện vẫn phải mất chi phí để duy trì dịch vụ đó Các chi phí cho cán bộ thực

Trang 13

hiện dịch vụ, bảo hành các sản phẩm, trang thiết bị sử dụng dịch vụ hoặc chiphí đào tạo đối với các dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao…

Tổn thất do tồn kho dịch vụ thường lớn và khó có thể xác định đượcđầy đủ Việc triển khai các dịch vụ luôn gắn với việc sử dụng một số sảnphẩm nào đó [16, tr.26-27]

1.1.3 Tiêu chí đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 1.1.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sản phẩm thông tin – thư viện

Các tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của các sản phẩm thông tinthư viện bao gồm:

- Mức độ bao quát thông tin

Mức độ bao quát nguồn tin là khả năng bao quát toàn bộ nguồn tin vớimục đích giúp NDT khai thác được thông tin Các sản phẩm thông tin thưviện phải bao quát nhiều nguồn thông tin khác nhau, tức là phải đa dạng, đầy

đủ, phong phú các lĩnh vực thông tin

- Mức độ kịp thời, chính xác, khách quan

Thông tin trong các sản phẩm thông tin thư viện phải có mức độ chínhxác cao Các sản phẩm được cung cấp phải đảm bảo chất lượng và được đánhgiá cao về giá trị học thuật từ những nguồn có uy tín

- Mức độ cập nhật thông tin

Thông tin được phản ánh trong các sản phẩm thông tin – thư viện luônbiến động và không ngừng thay đổi Các sản phẩm thông tin tốt, đáp ứngđược nhu cầu của NDT là những sản phẩm được cập nhật thường xuyên,thông tin không bị cũ và lỗi thời

- Thân thiện với người dùng tin

Sản phẩm thông tin được đánh giá cao là những sản phẩm không chỉmới, chính xác mà còn phải dễ sử dụng, phù hợp với khả năng sử dụng củaNDT Hình thức trình bày của sản phẩm cần gây được thiện cảm với NDT

Trang 14

- Giá cả

Thông tin càng quý hiếm, có giá trị cao thì có giá cả càng lớn Giá cảhợp lí với khả năng chi trả của NDT là một yếu tố thu hút NDT đến với sảnphẩm đó Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm thông tin thư viện tại các cơ quanthông tin có thu phí rất ít mà phần lớn là miễn phí

- Tần suất sử dụng

Để đánh giá một sản phẩm thông tin thư viện, một trong những cách tốtnhất là nhìn vào lượng NDT sử dụng sản phẩm đó Một sản phẩm thông tintốt, phù hợp sẽ thu hút lượng người sử dụng lớn [17, tr.89]

1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dịch vụ thông tin thư viện

- Chất lượng dịch vụ, mức độ thỏa mãn của NDT

Chất lượng dịch vụ tốt thể hiện ở việc nó có đáp ứng và thỏa mãn nhucầu của người dùng tin hay không Việc thỏa mãn nhu cầu tin đó còn phù hợpvào rất nhiều yếu tố như: sự thuận tiện và kịp thời, thông tin mà dịch vụ đómang lại, sự thân thiện của cán bộ…

- Tính kịp thời và thuận tiện của dịch vụ

Dịch vụ thông tin luôn phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của NDT Dịch

vụ đó phải phù hợp với trình độ, cũng như khả năng khai thác của NDT để họ

có thể sử dụng dễ dàng, nhanh chóng với thủ tục đơn giản nhất

- Giá cả

Những dịch vụ có thu phí, hay phí cao hơn đòi hỏi năng lực và côngsức của người cán bộ cũng nhiều hơn Do đó những dịch vụ tốt hơn thôngthường sẽ có giá cao hơn

- Tần suất sử dụng

Cũng như sản phẩm thông tin thư viện, tần suất sử dụng là một trongnhững thước đo để đánh giá chất lượng của dịch vụ đó Tần suất sử dụng càngcao thì càng chứng tỏ dịch vụ đó đáp ứng tốt nhu cầu của NDT.[17, tr.66-67]

Trang 15

1.2 Giới thiệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội 1.2.1 Khái quát về Đại học Luật Hà Nội

1.2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợpnhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳngPháp lí Việt Nam Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội

Năm 1982 Bộ Tư pháp đã sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệpPháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí HàNội

Ngày 6/7/1993 Bộ Tư pháp đã quyết định đổi tên Trường thành TrườngĐại học Luật Hà Nội

Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảngviên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc,xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũgiảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nănglực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đápứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhậpquốc tế và phát triển bền vững Trường đã có đủ các bậc đào tạo: trung cấp,đại học, thạc sĩ và tiến sĩ với các chuyên ngành đào tạo đã được quy định

Trang 16

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp số BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TrườngĐại học Luật Hà Nội cụ thể sau:

420/2010/QĐ-Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn,trung hạn và hàng năm của Trường; tham gia xây dựng chiến lược, chínhsách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành tư pháp;

Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy,biên chế, cán bộ; đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường;

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiêncứu khoa học phục vụ công tác của ngành và đất nước;

Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm: Xác định và mở các ngành,chuyên ngành đào tạo đại học luật; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đàotạo; tổ chức tuyển sinh, đào tạ, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp; Tổ chứcbiên soạn, thẩm định, in và phát hành các giáo trình, sách và tài liệu để phục

vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường;

Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bịhiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu;

Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; Tổ chức thực hiện cáchoạt động tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật; Tham gia các hoạt động xây dựng, thẩm định các dự án, vănbản quy phạm pháp luật; Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biệnpháp giáo dục và quản lí sinh viên; thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diệncho sinh viên;

Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiệncác nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ tàichính, kế toán của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ

Trang 17

Tư pháp; Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị củaTrường theo quy định của pháp luật;

Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quyđịnh của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêucực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Trường theo quyđịnh của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp;

Tổ chức thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đào tạo củaTrường theo quy định của pháp luật; Tổ chức và thực hiện công tác thi đua,khen thưởng và quản lí cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; Tổchức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hoá

và môi trường sư phạm trong nhà trường;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

1.2.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội (HanoiLaw University Library Information Centre - HLULIC) (gọi tắt là Trung tâm)

có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nhàtrường Năm 1988, Thư viện trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giámhiệu theo quyết định số: 49 ngày 21 tháng 1 năm 1988 của Hiệu trưởng vàhoạt động theo Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học(Quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1986 của Bộ ĐH-THCN) Ngày24/12/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Quyếtđịnh số 2233/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện trên cơ sở

Trang 18

Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.Sự hình thành và phát triển đó đượcbiểu hiện qua các thời kỳ cụ thể như sau:

Thời kỳ trước năm 1979:

Thư viện là bộ phận thuộc phòng đào tạo trong 3 cơ sở: Khoa luậtTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đào tạo cán bộ Tòa án, TrườngCao Đẳng pháp lý

Thời kỳ 1979 – 1982:

Đây là thời kỳ hợp nhất của các thư viện

Đến tháng 19/1982, Trường Đào tạo cán bộ cán bộ tòa án được bổ sungvào Trường Đại học pháp lý Hà Nội và cũng từ đó thư viện được thống nhấtthành một tổ thuộc phòng thông tin

Trong thời gian này chỉ có 9 cán bộ công tác tại thư viện trong đó có 4cán bộ có nghiệp vụ về thư viện Cơ sở vật chất ban đầu của thư viện rất thiếuthốn, trang bị cũ kỹ, lạc hậu

Thời kỳ 1982 – 1992:

Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển mình của thư viện về tổ chức và cáchoạt động Ngày 21/01/1988, hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội raquyết định thành lập Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội Xác định như đơn

vị độc lập trực thuộc ban giám hiệu

Trong giai đoạn này số lượng cán bộ tăng lên 20 người trong đó cónhiều cán bộ có chuyên môn về ngành Luật và ngoại ngữ Cơ sở vật chất, hạtầng được đầu tư, mở rộng song vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết

Thời kỳ 1992 đến nay:

Trong giai đoạn mới từ năm 1996 lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đếncông tác Thông tin – Tư liệu Cơ sở vật chất, hạ tầng của thư viện được xâydựng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại

Cuối năm 1998 Thư viện đã bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ

và tìm kiếm thông tin bằng phương pháp tự động hóa

1.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

Trang 19

Chức năng của Trung tâm

Trung tâm có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đàotạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý, tư vấn pháp luật và quản lý củaNhà trường thông qua việc thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin

và tài liệu tại Trung tâm và các thư viện khác (nếu có hợp tác, liên kết) gópphần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường

Nhiệm vụ của Trung tâm

Thư viện Đại học Luật Hà Nội là một thư viện chuyên ngành Luật Đây

là một cơ sở vật chất trọng yếu của Nhà trường, góp phần phục vụ công tácgiảng dạy, học tập và nghiên cứu của đội ngũ càn bộ, giảng viên và sinh viêntrong Nhà trường Trên cơ sở chức năng này, thư viện đã đề ra những nhiệm

vụ cụ thể sau:

- Tham mưu cho Hiệu trưởng việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch pháttriển công tác thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; tổ chức và điều phốitoàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Nhà trường

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đápứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; thunhận, lưu trữ và phổ biến các tài liệu của Trường; các ấn phẩm tài trợ, tặngbiếu, tài liệu trao đổi giữa các thư viện

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thôngtin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại; xây dựng, quản lý các cơ sở

dữ liệu; biên soạn các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật

- Tổ chức tập huấn người dùng tin, kiểm soát bạn đọc tiếp cận, khaithác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin thưviện

Trang 20

- Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách mới và cácthông tin tư liệu khoa học khác tới bạn đọc, người dung tin trong Nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho độingũ cán bộ thư viện

- Thực hiện các hoạt động hợp tác, trao đổi tài liệu với các tổ chức cơquan Thông tin – Thư viện trong và ngoài nước theo quy chế của Nhà trường

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, các tiêu chuẩn

về xử lý thông tin thư viện và các ứng dụng của CNTT vào công tác thư viện

- Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế vềlĩnh vực thông tin thư viện; tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụvới hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp thưviện;

- Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt độngcủa Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẩm quyền theo các quy địnhhiện hành

Với chức năng nhiệm vụ như trên, Thư viện Trường Đại học Luật HàNội đã xác định rõ vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt độngnhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng người dùng tintrong Nhà trường

1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Trung tâm Thông tin Thư viện là một đơn vị chức năng thuộc TrườngĐại học Luật Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: Lãnh đạoTrung tâm, các Tổ chuyên môn nghiệp vụ

Trang 21

Trung tâm có 19 cán bộ trong đó có 03 thạc sĩ thông tin thư viện, 02thư viện viên chính và hiện tại có 01 nhân viên hợp đồng Viên chức củaTrung tâm thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học

Cơ cấu tổ chức của thư viện Trường Đại học Luật có thể khái quát qua

Phòng Mượn

Phòng đọc

Phòng Đào tạo người dùng tin

PM 2:

Mượn sách tham khảo ít bản

PM1:

Mượn giáo trình

và sách tham khảo nhiều bản

PĐ2: giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành luật, báo, tạp chí

PĐ1:

LV,LA, STK không thuộc chuyên ngành luật, TC đóng lưu.

Quầy

lễ tân

Trang 22

1.2.2.4 Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất

Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin hiện có của thư viện bao gồm nguồn tài liệu truyềnthống và điện tử tương đối phong phú và đa dạng

* Tài liệu truyền thống:

Tổng số vốn tài liệu: 33.868 đầu ấn phẩm (192.788 cuốn)

+ Sách: 10.775 đầu ấn phẩm (114.807 cuốn)

+ Giáo trình: 377 đầu ấn phẩm (70.420 cuốn)

+ Luận văn, luận án: 4.942 đầu ấn phẩm (6984 cuốn)

+ Đề tài nghiên cứu khoa học: 159 đầu ấn phẩm (226 cuốn)

+ Tài liệu hội thảo: 162 đầu ấn phẩm (229 bản)

+ Báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh: trên 100 đầu

* Tài liệu điện tử:

- CSDL pháp luật trực tuyến: Heinonline

- Tạp chí Luật học điện tử

- Mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC): Bao gồm các CSDLthư mục do thư viện xây dựng với tổng số trên 30.000 biểu ghi Địa chỉ truycập: http://lib.hlu.edu.vn

Cơ sở vật chất

Trung tâm liên tục được trang bị theo hướng đồng bộ, hiện đại hóa: hệthống kiểm soát an ninh Thư viện, giá kệ, đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ…

Hệ thống máy tính: bao gồm 150 máy nối mạng Internet

Hệ thống mạng không dây Wireless Network

Trang 23

Các máy in, máy photocopy, scanner được quản lý bằng hệ thống tínhtiền tự động P-counter.

1.2.2.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

NDT tại Trung tâm có thể chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Đây là nhóm NDT có trình độ chuyên môn cao, hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học Họ vừa là những NDTthường xuyên vừa là người cung cấp thông tin qua các bài giảng, các côngtrình nghiên cứu khoa học được công bố, các đề xuất, dự án, các hội nghị, hộithảo… Thông tin cho nhóm NDT này là những thông tin có tính chất chuyênsâu, có tính lý luận và thực tiễn cao

Đối với giảng viên, viên chức trong trường, nhu cầu tin thường lànhững tài liệu hội thảo; luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; các tài liệu sách thamkhảo chuyên ngành luật phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy

Hiện nay, thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội có số lượng ngườidùng tin lớn 13.502 người Trong đó cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu giảngdạy: 513 người

Nhóm 2: Nhóm sinh viên, học viên

Đây là nhóm NDT có tỷ lệ đông đảo nhất, chiếm hơn 90% trong tổng

số NDT của Trung tâm Họ là sinh viên chính quy, học viên sau đại học vànghiên cứu sinh… của trường Hiện nay, Trung tâm có 819 NDT là học viêncao học, nghiên cứu sinh; 11.165 NDT là sinh viên và nhiều bạn đọc đến từcác cơ sở nghiên cứu, đào tạo thực hành pháp luật khác

Với nhóm NDT này do quá trình đòi hỏi đặt ra trong quá trình học tập,nghiên cứu nên họ cần nhiều tài liệu, thông tin để sử dụng trong quá trình họctập Nhu cầu tin của đối tượng NDT này rất đa dạng và phong phú, phần lớn là

Trang 24

giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, các tài liệu thamkhảo chuyên ngành luật, báo và tạp chí chuyên ngành.

Nhu cầu tin tại Trung tâm rất lớn, lượt bạn đọc đến thư viện rất cao Cónhững tháng cao điểm, trung tâm đã phục vụ xấp xỉ 200.000 lượt NDT đếnthư viện

Mỗi nhóm người dùng tin đều có nhu cầu tin khác nhau song có điểmchung: vừa là người khai thác sử dụng, vừa cung cấp thông tin Vậy để thỏamãn nhu cầu tin ngày càng cao của bạn đọc thư viện cần phát triển hơn nữanguồn lực thông tin cũng như đưa ra những sản phẩm và dịch vụ cho ngườidùng tin, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của người dùng tin

1.3 Vai trò của sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Sản phẩm dịch vụ đóng một vai trò vô cùng lớn trong mỗi cơ quanthông tin – thư viện:

- Nâng cao năng lực khai thác thông tin và thỏa mãn nhu cầu của ngườIdùng tin

- Nâng cao năng lực kiểm soát tài nguyên thông tin và trang bị thông tintrong xã hội

- Bảo vệ lâu dài và an toàn môi trường thông tin

- Đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin trong hệ thống thông tin quốc gia

- Dễ dàng tạo lập môi trường mới về thông tin [14, tr.35-36]

Đối với cơ quan thông tin – thư viện, sản phẩm và dịch vụ thông tinđóng vai trò là cầu nối giữa các cơ quan thông tin – thư viện với người dùngtin Để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin cho người dùng tin, cơquan thông tin thư viện phải quản lý tốt nguồn tin của mình Vì vậy sản phẩm

và dịch vụ thông tin còn giúp các cơ quan thông tin – thư viện quản lý, kiểmsoát tốt và cung cấp chúng một cách hiệu quả tới người dùng tin, đóng vai trò

là công cụ để cán bộ phổ biến, cung cấp thông tin đến người dùng tin

Trang 25

Dịch vụ thông tin thư viện cũng là kênh nhận thông tin phản hồi từNDT, giúp các cơ quan thông tin thư viện đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiệnđược hệ thống sản phẩm dịch vụ của thư viện mình để đáp ứng tốt hơn nhucầu của NDT Do nhu cầu của NDT không ngừng thay đổi đa dạng và phongphú hơn, do đó yêu cầu Trung tâm cũng không ngừng thay đổi, phát triển hệthống sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng cho nhu cầu đó.

Sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng góp phần hỗ trợ các cơ quan thôngtin – thư viện bổ sung nguồn kinh phí Ngoài việc cung cấp các sản phẩm,dịch vụ miễn phí, thư viện cũng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tínhthương phẩm hoá cao để hỗ trợ cho nguồn tài chính của mình Trung tâmcần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này, xây dựng và hoàn thiện một số sảnphẩm và dịch vụ có tính phí để vừa đáp ứng nhu cầu cho NDT vừa bổ sungkinh phí cho thư viện

Có thể thấy sản phẩm và dịch vụ thông tin là nền tảng, là nguồn lựckhông thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại cũng như sự pháttriển toàn diện của con người Do đó, Trung tâm cần có những định hướngphát triển kịp thời, nhanh chóng cho các sản phẩm và dịch vụ của mình nhằmđấy mạnh hiệu quả hoạt động của thư viện

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN –

THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2.1 Thực trạng về sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

2.1.1 Sản phẩm Thông tin – Thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

2.1.1.1 Thông báo sách mới

Thông báo sách mới là sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong mỗi

cơ quan thông tin – thư viện Tại Trung tâm, sản phẩm này được biện soạnsau mỗi đợt bổ sung sách mới về thư viện, thường là định kỳ hàng tháng hoặccũng có thể theo quý Danh mục phản ánh toàn bộ những tài liệu mới được bổsung vào Trung tâm Công việc biện soạn do cán bộ phòng Nghiệp vụ phụtrách Tất cả các tài liệu được sắp xếp theo nhan đề

Thông báo sách mới gồm: danh mục sách mới, danh mục luận án, luậnvăn, giáo trình, đề tài khoa học, hội thảo

Các danh mục sách mới sẽ được dán trước cửa mỗi phòng phục vụ đểNDT có thể thấy được, bản điện tử sẽ được đăng lên website của nhà trường

và hệ thống mục lục trực tuyến OPAC để NDT có thể nắm bắt được và khaithác kịp thời, hiệu quả

Các yếu tố thông tin về tài liệu thông thường bao gồm:

+ Tên tài liệu

+ Tên tác giả và thông tin trách nhiệm

+ Các yếu tố xuất bản: nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản

Trang 27

Từ khóa: Bảo vệ Hiến pháp, Bổ sung Hiến pháp, Hệ thống chính trị, Hiếnpháp, Nghĩa vụ công dân, Quyền con người, Quyền công dân, Quyền lực nhànước, Sửa đổi Hiến pháp, Việt Nam,

Mã xếp giá: DSVLHP 005627-41

Ký hiệu phân loại: 34(V)110

Trang 28

Luận án, luận văn

Nguyễn, Giang Đông Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trênbiển thuộc thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hiện nay : luậnvăn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Giang Đông ; TS Nguyễn Quốc Hoàn hướngdẫn - Hà Nội, 2013 - 71 tr ; 28 cm + file tóm tắt

Từ khóa: Cảnh sát biển, Nhà nước, Pháp luật, Thẩm quyền, Việt Nam, Xử lý

vi phạm hành chính

Mã xếp giá: DSVLA 005906-07

Ký hiệu phân loại: 34.014

2.1.1.2 Mục lục thư viện điện tử (OPAC)

“Hệ thống mục lục là tập hợp các đợn vị / phiếu mục lục được sắp xếptheo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một / một nhóm cơ quanthông tin, thư viện” [16, tr 37]

Hệ thống mục lục phản ánh toàn bộ số tài liệu có trong kho, là công cụtra tìm tài liệu quan trọng bậc nhất của người dùng tin trong thư viện Mục lụctrong thư viện được xây dựng với chức năng:

- Cho phép người dùng tin xác định vị trí của tài liệu trong kho của mỗi

cơ quan thông tin thư viện Mục lục cũng cung cấp các thông tin về hình thứccủa tài liệu

- Hệ thống mục lục phản ánh trữ lượng, thành phần của kho tài liệu

- Trợ giúp người dùng tin trong việc lựa chọn tài liệu và kết hợp sử dụngnhững thông tin khác có cùng chủ đề

Hệ thống mục lục tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật HàNội hiện nay chỉ bao gồm mục lục tra cứu trực tuyến OPAC Mục lục truyền

Trang 29

thống đã không còn được sử dụng do nhiều hạn chế như: mất nhiều thời giancho việc tìm kiếm, việc quản lí và sửa chữ khó khăn, tốn diện tích…

OPAC là mục lục được máy tính hóa và người sử dụng trực tiếp tra tìmtài liệu qua mạng Internet Tác dụng của OPAC trong việc hỗ trợ người dungtin cũng như các cán bộ thư viện tìm và tra cứu thông tin trên máy tính: dễdàng sử dụng, tốc độ tìm tin nhanh, tính chính xác, độ tin cậy của thông tintrong các kết quả tìm kiếm cao…

Nhằm nâng cao hiệu quả tìm kiếm cũng như chất lượng của mục lụctrực tuyến OPAC, Trung tâm đã thực hiện tốt từng bước chuẩn hóa cácnghiệp vụ thông tin – thư viện theo hướng hội nhập và quốc tế Trung tâmhiện đang áp dụng khổ mẫu MARC21 và quy tắc biện mục Anh – MỹAACR2 trong công tác biên mục Và để có được sự thống nhất trong các biểughi thư mục, thư viện đã tự đặt ra một tiêu chuẩn riêng, thống nhất dựa trêncác chuẩn quốc tế trên và đưa vào áp dụng cho tất cả các biểu ghi thư mụctrong năm 2013

Ví dụ: Mô tả phần thông tin trách nhiệm, nếu chủ biên là 2 tác giả sẽđược mô tả theo dạng liệt kê:

Giáo trình Công pháp quốc tế Quyển 1 / Trường Đại học Luật Thành

phố Hồ Chí Minh ; Chủ biên: Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Yên ;

Biên soạn: Trần Thăng Long, [et al.] - Hà Nội : Hồng Đức, 2013 - 549 tr ;

21 cm

Để sử dụng mục lục trực tuyến, người dùng tin tại Trung tâm có thểtrực tiếp tra cứu tại hệ thống máy tính của thư viện hoặc có thể tra cứu ở bất

kỳ đâu với máy tính nối mạng

Thông qua hệ thống mục lục trực tuyến, NDT có thể tra tìm nhanhchóng và chính xác tất cả các tài liệu được trung tâm xử lý và đưa vào phục

Trang 30

vụ NDT có thể tra tìm đơn giản, chi tiết hay nâng cao hoặc cũng có thể theodạng tài liệu như: giáo trình, sách, luận án, báo tạp chí

Để tra cứu mục lục thư viện, bạn đọc truy cập tới đường link:

http://lib.hlu.edu.vn

Hoặc truy cập vào Website của Trường Đại học học Luật Hà Nội:

http://www.hlu.edu.vn, sau đó chọn mục Thư viện →Thư viện điện tử

Kết quả tìm kiếm trên mục lục tra cứu trực tuyến OPAC của Trung tâm

Thông tin – Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Trang 31

- Có thể tra tìm mọi thông tin về một đối tượng trong các CSDL.

- Quá trình tìm tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, NDT không cần đếntại thư viện mới có thể tra cứu mà có thể tra cứu ở bất kỳ đâu với máytính được kết nối Internet

- Việc lưu trữ bảo quản cũng như truyền tải thông tin được thực hiện dễdàng, nhanh chóng hơn

- Việc cập nhật thông tin trong CSDL được thực hiện một cách dễ dàng

và thường xuyên, không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lí

- Kết quả tìm tin trong các CSDL đầy đủ và chính xác

Trung tâm hiện đang sử dụng phần mềm tích hợp quản lí thư viện Libol6.0 để xây dựng các CSDL Phân hệ bổ sung của phần mềm có khả năng tổchức dữ liệu theo khổ mẫu MARC21 Khi sử dụng phần mềm này, các cán bộthư viện có thể dễ dàng cập nhật, bổ sung các dữ liệu vào hệ thống Việcchỉnh sửa lại các biểu ghi thư mục cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Các tàiliệu sau khi được bổ sung về thư viện sẽ được các cán bộ tiến hành biên mục

và nhập máy tại phòng nghiệp vụ

Trung tâm hiện nay đã xây dựng được các CSDL:

Cơ sở dữ liệu thư mục

Là CSDL chứa các thông tin bậc 2, bao gồm các thông tin: tên tài liệu,tên tác giả, thông tin xuất bản, thông tin vật lý, các chỉ số phân loại… Đây lànguồn cung cấp thông tin cho NDT để tra tìm tài liệu gốc, chứa các thông tingiúp NDT có cơ sở lựa chọn sơ bộ về tài liệu gốc và hướng cho họ tìm kiếm

và lựa chọn tài liệu cho các mục đích khác nhau

Trung tâm hiện đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thư mục đadạng, phong phú, phản ánh đầy đủ lượng tài liệu có trong thư viện với tổng sốtrên 30.000 biểu ghi

Trang 32

Cơ sở dữ liệu trực tuyến: Heinonline

Phát triển tài nguyên số, có thể bằng nhiều phương thức khác nhau.Mỗi phương thức lại có những ưu và nhược điểm của nó Tùy từng điều kiện,đặc thù của cơ quan từ đó lựa chọn những phương thức phát triển tài nguyênthông tin số cho thư viện mình Nguồn mua tài nguyên số là một trong nhữngphương thức thường được các cơ quan thông tin thư viện sử dụng

Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học luật Hà Nội đã tiến hành mua

và cung cấp cho bạn đọc CSDL luật quốc tế trực tuyến là: West Law,Heinonline Đây là những CSDL đã được lựa chọn phù hợp với nhu cầu củangười dùng tin tại Trung tâm Trên cơ sở đó, trung tâm mua quyền truy cập vàngười dùng tin có thể tra tìm, sử dụng nguồn tin tại các CSDL này

Để mua được quyền truy cập những CSDL trực tuyến này trung tâm đãnhận được sự giúp đỡ từ dự án SIDA – tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển.Hoạt động này bắt đầu từ những năm 1998, 1999 và kéo dài cho đến năm

2012 Tại những CSDL này chứa những thông tin số toàn văn về sách, luậnvăn, luận án hay các bài nghiên cứu về ngành luật

Muốn truy cập và sử dụng nguồn tin trên các CSDL này bạn đọc phảiđến phòng máy của thư viện để truy cập Thư viện được cung cấp một số tàikhoản để cung cấp tới bạn đọc sử dụng Bạn đọc chỉ có thể truy nhập khi sửdụng máy tính tra cứu của trung tâm tại phòng tra cứu các CSDL này theoquy định Hoạt động truy cập đến các CSDL này là hoàn toàn miễn phí, tuynhiên khó khăn ở đây là đòi hỏi bạn đọc phải có vốn tiếng anh tốt mới có thể

sử dụng hiệu quả nguồn tin này vì tất cả nguồn tin trong CSDL được trungtâm mua đều được viết bằng tiếng anh

Tuy nhiên do kinh phí từ dự án hỗ trợ tới hiện tại đã hết nên trung tâmchỉ có thể duy trì quyền truy cập các CSDL này đến hết năm 2012 Hiện nay,

Trang 33

Trung tâm vẫn duy trì mua và khai thác CSDL Heinonline Để truy cập vàoCSDL này, NDT có thể trực tiếp vào địa chỉ: http://heinonline.org

Tạp chí Luật học điện tử

Tạp chí Luật học là ấn phẩm định kỳ của Trung tâm, đây là nguồn tàiliệu nội sinh có giá trị nghiên cứu cung cấp cho NDT những thông tin chọnlọc liên quan đến ngành luật Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Luật

Hà Nội đã tiến hành số hóa nguồn tài liệu này từ năm 2010 Hoạt động sốhóa do phòng thông tin trực tiếp triển khai hoạt động

Phòng thông tin sử dụng trực tiếp file điện tử của Tạp chí Luật họcđược chuyển tiếp từ phòng tạp chí sang Phòng thông tin sẽ tận dụng luôn file

đó trên cơ sở những thao tác xử lý nghiệp vụ tiếp theo sau khi chuyển dữ liệusang modul số hóa phần mềm libol

Nguồn tài liệu sau khi đã được số hóa sẽ được chuyển sang định dạngfile PDF để bạn đọc có nhu cầu thì download trực tiếp sử dụng Tạp chí nàyphục vụ miễn phí cho nhu cầu nghiên cứu, học tập đào tạo của NDT

Để tra cứu tạp chí điện tử, bạn đọc thực hiện các bước:

Bước 1: Truy cập vào đường link http://lib.hlu.edu.vn

Bước 2: Chọn menu: Tạp chí Luật học

Bước 3: Chọn năm phát hành trong danh sách năm phát hành được hiểnthị trên màn hình (1994-2013)

Bước 4: Chọn số tạp chí trong mục lục các số tạp chí của năm

Bước 5: Chọn bài viết phù hợp với yêu cầu tìm, nhấn chuột vào nhan

đề bài viết để đọc toàn văn hoặc download tài liệu

Ngày đăng: 03/03/2017, 09:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Hoa (1999), “Sản phẩm thông tin thư viện với việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7, tr. 27- 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm thông tin thư viện với việc học tập vànghiên cứu khoa học của sinh viên”, "Tạp chí nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Đặng Thị Hoa
Năm: 1999
2. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: giáo trình dành cho sinh viện ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học: giáo trình dành cho sinh việnngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Năm: 2006
3. Đoàn Phan Tân (2011), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Năm: 2011
4. Lã Thị Trang (2010), Tìm hiểu sản phẩm và dich vụ thông tin - thư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp ngành thông tin – thư viện, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sản phẩm và dich vụ thông tin - thưviện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dânHà Nội
Tác giả: Lã Thị Trang
Năm: 2010
5. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghề thư viện
Tác giả: Lê Văn Viết
Năm: 2000
7. Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), Tìm hiểu sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khóa luận tốt nghiệp ngành thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sản phẩm dịch vụ thông tin– thư viện tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2009
9. Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu. Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoátài liệu ở Việt Nam”, "Tạp chí Thông tin và Tư liệu
Tác giả: Nguyễn Tiến Đức
Năm: 2005
10. Phan Văn (2000), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học
Tác giả: Phan Văn
Năm: 2000
11. Phan Văn (1988), Thông tin học đại cương, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học đại cương
Tác giả: Phan Văn
Năm: 1988
12. Phan văn (1983), Thư viện học đại cương, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.13. Tạ Thị Thịnh (1999), Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện học đại cương", Đại học Tổng hợp Hà Nội,Hà Nội.13. Tạ Thị Thịnh (1999), "Phân loại và tổ chức mục lục phân loại
Tác giả: Phan văn (1983), Thư viện học đại cương, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.13. Tạ Thị Thịnh
Năm: 1999
6. Nguyễn Huy Chương (2005), Đề xuất đổi mới thư viện Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội nghị: Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển, tr. 1-11 Khác
8. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2010), Bài giảng môn thư viện điện tử, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w