Luận văn về hoạt động xuất khẩu gỗ của việt nam trong cơ hội hiệp định fta giữa vn và liên minh kinh tế áâu bắt đầu có hiệu lực 5102016. Ngoài lời mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu và thị trường đồ gỗ Liên minh kinh tế Á Âu Chương II: Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực Chương III: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trường Liên minh kinh tế Á Âu trong thời gian tới
Trang 2MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỒ GỖ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU 12
1.1 Khái quát về Hiệp định thương mại tự do FTA 12
1.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Nội dung chính 15
1.1.3 Phân loại 17
1.1.4 Tác động kinh tế-thương mại của FTA 19
1.2 Giới thiệu nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu 21
1.2.1 Mục tiêu Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu 21
1.2.2 Cam kết các bên trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu 22
1.2.3 Những nội dung Hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu 25
1.3 Giới thiệu thị trường đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu 27
1.3.1 Quy mô thị trường 27
1.3.2 Đặc điểm các nước trong thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GỖ VIỆT NAM SANG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG KHU VỰC NÀY KHI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC VIỆT NAM- LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU CÓ
HIỆU LỰC 36
2.1 Thực trạng chung về hàng gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu 36
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 36
2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu 37
Trang 32.1.3 Thị trường các nước xuất khẩu 40
2.1.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn với hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu qua các nhân tố tác động khi Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực 47
2.2 Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu của hàng gỗ Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á- Âu khi Hiệp định có hiệu lực 54
2.2.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 54
2.2.2 Thị trường có sức tiêu thụ lớn và giá trị cao 55
2.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến gỗ 56
2.2.4 Xuất khẩu tại chỗ 56
2.2.5 Thuận lợi nhập khẩu máy móc trang thiết bị từ Liên minh Kinh tế Á Âu 57
2.2.6 Kích thích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh 58
2.3 Thách thức đối với xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu 59
2.3.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm 59
2.3.2 Khó khăn trong do rào cản địa lý 60
2.3.3 Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu 61
2.3.4 Phương thức và đồng tiền thanh toán 62
2.3.5 Cơ chế phòng vệ đặc biệt và một số sản phẩm không cam kết 63
2.3.6 Năng lực cạnh tranh trên thị trường 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG THỜI GIAN TỚI 66
3.1 Quan điểm và xu hướng mục tiêu phát triển ngành gỗ đẩy mạnh xuất khẩu gỗ chế biến của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu 66
Trang 43.1.1 Quan điểm định hướng phát triển ngành gỗ 66
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành gỗ Việt Nam 67
3.1.3 Dự báo định hướng một số mặt hàng gỗ xuất khẩu sang thị trườang liên minh kinh tế Á Âu trong thời gian tới 67
3.2 Một số biện pháp để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trường Liên minh kinh tế Á Âu 70
3.2.1 Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 70
3.2.2 Đối với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIETFORES) 78
3.2.3 Đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam 80
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BYR :Đồng Rúp Belarus
CIF :Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
CTC :Sự thay đổi phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2, 4, 6 chữ số EAEU :Liên minh Kinh tế Á Âu
FTA :Hiệp định Thương mại tự do
FOB :Giao hàng qua lan can tàu
FSC :Chứng chỉ rừng
GATT :Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP :Tổng thu nhập quốc dân
KNXK :Kim ngạch xuất khẩu
KNNK :Kim ngạch nhập khẩu
KZT :Đồng Tenge Kazakhstan
SPS : Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ Sinh Dịch tễ
T.T.R :Phương thức chuyển tiền bằng điện
TBT :Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại
VAC :Hàm lượng giá trị gia tăng
VIETFORES :Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
WB : Ngân hàng Thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thị trường tiêu thụ đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu………28 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2008-
2015……… 36 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên bang Nga từ 2009 đến 2015……… 37 Bảng 2.3 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các loại ghế khung gỗ trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh
tế Á Âu từ 2011-2015……… …… 40 Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Nga từ một số nước trên thế giới qua các năm từ 2011-2015……… 42 Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu hàng gỗ của Belarus từ một số nước trên thế giới giai đoạn 2011-2015……… 44 Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khảu gỗ từ một số nước của Armenia giai đoạn 2011-2015……… 46 Bảng 2.7 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu……… 47
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.Tỷ trọng tiêu thụ gỗ rừng tròn cho công nghiệp năm 2015 trên thế giới……… ……… 29 Biểu đồ 1.2.Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Kyrgyzstan năm 2015……… 29 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm bằng gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu từ 2011-2015 ……… ……… 39 Biểu đồ 2.2 Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam của thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu……… 41 Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của một số nước tiêu biểu sang thị trường Liên bang Nga giai đoạn 2011 – 2015 ……… 43 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Kazakhstan……….44 Biểu đồ 2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gỗ của Kazakhstan giai đoạn 2011-2015……….………45 Biểu đồ 2.6 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kyzgyzstan giai đoạn 2011-2015……….46
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng và mở rộng quan hệ hơn với thế giới thông qua việc tham gia rất nhiều Hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới Kể từ
1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tăng cường thúc đẩy các hoạt động thương mại, trở thành thành viên WTO, APEC Đồng thời trong bối cảnh vòng đàm phán Doha về Hiệp định tự do thương mại toàn cầu đã kết thúc mà chưa đạt được kết quả như mong muốn do số lượng tham gia của các quốc gia quá lớn và tác động của nhiều nhân tố khác Tuy nhiên các quốc gia vẫn tìm cách đẩy mạnh hợp tác khu vực hay tự do thương mại ở phạm vi hẹp hơn, Việt Nam cũng tìm cách ký kết tham gia các điều khoản song phương hay cùng các nước ASEAN ký kết các Hiệp định như: ASEAN – Nhật Bản ; ASEAN – Trung Quốc; Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – Chile;… Cùng với đó, Việt Nam cũng đang đàm phán FTA với 5 khu vực và nền kinh tế khác Đây chính là cơ hội cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn nữa, mà tiêu biểu gần đây nhất chính là Hiệp định đối tác thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực từ 05/10/2016 Liên minh Kinh tế Á Âu là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2 với khoảng 175 triệu dân Tổng GDP của khối hiện nay đạt trên 2.500 tỷ USD Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu không mang tính cạnh tranh mà chủ yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam Trong đó, mặt hàng gỗ Việt Nam là một ngành xuất khẩu có vị thế khá cao trên trường thế giới, là mặt hàng đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 201, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và mang lại doanh thu 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014 (theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan Việt Nam) Tham gia Hiệp định đối tác Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, các sản phẩm gỗ được hưởng ưu đãi với mức thuế suất khẩu giảm
từ 15% xuống 0% Thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu cũng được đánh giá là thị trường còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu ngoại trừ với Liên Bang Nga là đáng kể, thì 4 quốc gia còn lại: Cộng hòa
Trang 9Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan đang rất hạn chế và nằm ở mức có thể khai thác thêm nhiều Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt xâm nhập vào thị trường và thúc đẩy kinh doanh Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà với thị trường này do nhiều cách trở về địa lý, pháp lý Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu tuy có mở cửa cho ngành lâm sản nhưng cũng áp dụng cơ chế phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như đồ gỗ trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có điều kiện thâm nhập khu vực thị trường này, nhưng tăng trưởng có thể không cao do bị khống chế bởi cơ chế phòng vệ đặc biệt
Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá cơ hội và thách thức của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu mang lại Đặc biệt, với vai trò là một người tham gia hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ, đứng trước những cơ hội mới và trở ngại cho ngành gỗ Việt Nam khi Hiệp định VCUFTA chính thức có hiệu lực là lý do tôi chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định FTA giữa Việt nam và Liên minh Kinh tế Á Âu” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập hay thực thi các Hiệp định như luận văn “Liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam trước bối cảnh hội nhập” của tác giả Ngọc Thanh Hường, Đại học Ngoại thương 2007 hay “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quá trình Việt Nam thực hiện cam kết khi gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Đại học Ngoại thương
2011 Cùng với đó cũng có những bài nghiên cứu, bình luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu như “Xuất khẩu đợi cú hích từ FTA Việt Nam – EAEU” trên Tạp chí Tài chính (10/2016) Tuy nhiên chưa
có một luận án nào nghiên cứu sâu sắc về tác động, cơ hội và thách thức mà ngành
gỗ Việt Nam sẽ đón đầu khi Hiệp định FTA Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực
Trang 10Như vậy có thể nói đề tài “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu
gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định FTA giữa Việt nam và Liên minh Kinh tế Á Âu” có nhiều nền tảng để nghiên cứu nhưng không hề trùng lặp với trước đây, đồng thời vẫn mang tính thời sự cao
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực Để thực hiện mục tiêu này, các nhiệm vụ cần phải thực hiện là
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, đặc biệt là những quy định liên quan đến ngành gỗ
Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Liên minh kinh tế Á Âu: Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan
Đánh giá cơ hội và thách thức của Hiệp định FTA VN – EAEU với hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam
Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu trong việc thực thi Hiệp định FTA VN - EAEU
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Trong bối cảnh Hiệp định có hiệu lực từ 2016-2025
Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu, đặc biệt là thị trường Nga
Về nội dung: Nghiên cứu về ảnh hưởng của Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam, cơ hội mà các doanh nghiệp phải nắm lấy để đẩy mạnh xuất khẩu và những thách thức phải vượt qua, từ đó định
Trang 11hướng các giải pháp phù hợp với thực tế để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang khối Liên minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu Phương pháp tổng hợp khi tìm kiếm, thu thập tài liệu, số liệu, thông tin từ sách báo, giáo trình, Internet, các cổng thông tin chính thống,…
Phương pháp thống kê và phân tích: dựa vào số liệu, tài liệu Việt Nam và thế giới để phân tích thực trạng quan hệ xuất khẩu trong ngành gỗ, từ đó tìm ra cơ hội
và phân tích thách thức với doanh nghiệp Việt Nam
Phương pháp so sánh: tiến hành đối chiếu, kết hợp lý luận và thực tiễn giữa các mốc thời gian để nghiên cứu
6 Bố cục của nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu và thị trường đồ gỗ Liên minh kinh tế Á Âu Chương II: Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Chương III: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trường Liên minh kinh tế Á Âu trong thời gian tới
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỒ GỖ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU 1.1 Khái quát về Hiệp định thương mại tự do FTA
1.1.1 Khái niệm
Trong những thập kỷ gần đây, thế giới đã đón nhận ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, khu vực Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới hiện có khoảng 460 Hiệp định khu vực thương mại (bao gồm hàng hóa, dịch vụ và khả năng tiếp cận) trong số đó 267 Hiệp định hiện đang được thực thi Số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập
kỷ qua Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của WTO, đã nhận được 124 thư thông báo Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành
Cho tới nay, Jacob Viner vẫn được coi là cha đẻ trong lĩnh vực hội nhập kinh
tế và thương mại khu vực với tác phẩm “Vấn đề liên minh Thuế quan” xuất bản năm 1950 Đây được coi là công trình tiên phong của lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết hội nhập kinh tế khu vực, biến chủ đề “hội nhập kinh tế” trở thành một bộ phận cấu thành của hệ lý thuyết ngành kinh tế học Theo đó, Hiệp định Thương mại Khu vực
có thể ở các cấp độ cam kết hội nhập khác nhau nên có những khái niệm tương ứng như hội nhập chỉ ở mức độ cắt giảm thuế quan cho nhau thì được gọi là Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) và hội nhập sâu hơn ở mức độ thực hiện chính sách thuế quan chung với nước thứ ba thì được gọi là Liên minh Thuế quan (Customs Union – CU).Tiếp bước Viner, James Meade đã có những nghiên cứu sâu hơn được đề cập trong tác phẩm “Thương mại và phúc lợi” (1955) Tuy nhiên, phải đến nhà kinh tế học người Hungary Béla Balassa (1928 – 1991) với
công trình “Lý thuyết về hội nhập kinh tế” năm 1961, những nghiên cứu dựa theo
hướng đi của những người tiên phong như Viner (1950) và Meade (1955) mới được tổng hợp, đúc rút sâu hơn và cho đến này đã được coi là khung khái niệm chung trong quá trình phân tích những vấn đề hội nhập kinh tế Công trình của ông trình bày năm hình thức liên kết và hội nhập kinh tế khu vực xét theo cấp độ cam kết tự
do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ “nông” tới “sâu”, bao gồm Thỏa thuận
Trang 13Thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực thương mại tự do (FTA) , Liên minh Thuế quan (C.U), Thị trường chung (CM) và Liên minh Kinh tế (EU) Hiệp định Thương mại tự do FTA được coi là một Hiệp định thương mại tự do khu vực
Khu vực Thương mại Tự do (FTA) cũng được GATT/WTO nhắc đến và coi
là một trong hai hình thực hội nhập kinh tế( cùng với Liên minh thuế quan C.U) trong khái niệm thuật ngữ Hiệp định Thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement – RTA) để chỉ các thảo thuận tự do hóa thương mại giữa các thành viên của GATT/WTO trên nguyên tắc có đi có lại trong phạm vi điều chỉnh của các điều khoản như Điều khoản XXIV/GATT; Điều khoản V/GATS và Điều khoản Cho phép (Enabling Clause 1979) Xét từ góc độ pháp lý thì Hiệp định Thương mại Tự
do (Free Trade Agreement/FTA) là dạng hiệp định quá làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành một Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area) hoặc một Liên minh Thuế quan (Customs Union) sau một khoảng thời gian nhất định Về bản chất Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tại điều XXIV điểm 8b ghi rõ: “Một khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do”
Nghiên cứu của Shibata năm 1967 đưa ra định nghĩa về Khu vực Thương mại
Tự do (Free Trade Area) như sau:“Một Khu vực Thương mại Tự do (FTA) là một nhóm nước với nhau, trong đó mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định lượng thường áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hay bộ phận cấu thành các sản phẩm này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác trong nhóm nước hình thành nên FTA đó” Định nghĩa của Shibata tiếp cận từ khía cạnh xuất xứ hàng hóa, vốn là vấn đề lớn nhất đặt ra cho quá trình thực thi các FTA/RTA nhằm tránh những hành vi gian lận thương mại cũng như giảm thiểu chi phí giao dịch không đáng có đối với khu vực doanh nghiệp
Kể từ thập kỷ 1990 đến nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do
Trang 14hóa Đây chính là lý do mà các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại Tự
do ngày nay là FTA “thế hệ mới” Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định Trong tác phẩm nghiên cứu
“Chính sách khu vực mới: Viễn cảnh một đất nước” (1993), James de Melo và A Panagariya đã từng nhận xét “Chúng ta nhận thấy ngày càng rõ rằng hội nhập khu vực đã vượt qua phạm vi của hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ và các nhân
tố sản xuất” Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (còn gọi là “những vấn đề Xingapo”), các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ và nhân quyền hay chống khủng bố… Điều này cũng có nghĩa khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước thập kỷ 1980, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh
tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau
Nhìn chung, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ngày nay không còn được hiểu theo ranh giới truyền thống của các hình thức tự do hóa và hội nhập kinh tế khu vực như trình bày ở trên mà đã hàm nghĩa “thế hệ FTA mới” với phạm
vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả những quy định và phạm vi cam kết trong khung khổ WTO Ngày càng có nhiều FTA giữa các nước không cùng khu vực địa lý, không xuất phát từ lợi thế “cận kề địa lý”, do đó tạo ra một mạng lưới “chằng chịt” các FTA trong hệ thống thương mại toàn cầu Bên cạnh các FTA mang tính Bắc – Nam (giữa các nước phát triển với nước đang phát triển) thì ngày càng xuất hiện nhiều FTA Nam – Nam (giữa các nước đang phát triển với nhau)
Tổng kết lại, Hiệp định thương mại tự do FTA là hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia với mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư giữa các quốc gia khác nhau Theo đó, bằng cách đẩy mạnh thương mại và đầu tư, Hiệp định
Trang 15thương mại tự do sẽ thúc đẩy lợi ích kinh tế cho tất cả các quốc gia Các hiệp định thương mại tự do được thực hiện bằng cách gỡ bỏ các rào cản thương mại, như loại trừ hoàn toàn hay phần lớn thuế, gỡ bỏ hạn ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Nhiều Hiệp định cũng gỡ bỏ các rào cản khác như quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế trong cung cấp các dịch vụ đầu tư nước ngoài, thủ tục hải quan
1.1.2 Nội dung chính
Nội dung thảo luận Hiệp định tự do Thương mại thường tuân theo một khuôn khổ chung, giải quyết các vấn đề khác biệt để cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn thuế quan nhằm tự do hóa thương mại và dịch vụ, tạo cạnh tranh công bằng thúc đẩy tự
do hóa và phát triển kinh tế của các quốc gia
Với các FTA thế hệ cũ, các quốc gia mới thảo luận trong việc cắt giảm các dòng thuế quan tới một mức hạn chế với các loại hàng hóa Ngày nay, phạm vi thảo luận trong Hiệp định tự do hóa thương mại đã trở nên khá rộng và bao quát, không chỉ thiết lập tự do hóa trên lĩnh vực hàng hóa, mà còn bao gồm các lĩnh vực như dịch vụ, đầu tư Các nhà kinh tế cũng cho thấy các Hiệp định Thương mại tự do sẽ tối đa hóa ích lợi quốc gia bằng các vấn đề ngoài thương mại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích cạnh tranh, mua sắm chính phủ từ những nhà cung cấp của các nước đối tác, thuế quan, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ và quy tắc xuất
xứ, thiết lập nhiều dạng hợp tác khác nhau giữa các quốc gia Theo đó, các FTA đã thực sự trở thành những Hiệp định khá cồng kềnh với sự liên quan của nhiều Bộ, ngành liên quan
Thực tế, không có một khung chuẩn hoàn hảo cho một Hiệp định Thương mại
tự do, tuy nhiên, các FTA thế hệ mới thường sẽ giải quyết các vấn đề sau:
• Tự do hóa thương mại hàng hóa bao gồm nhiều vấn đề như thuế và các rào cản thương mại phi thuế: Các nước sẽ thảo luận và đàm phán để đưa ra các mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế và có lộ trình thích hợp cho việc cắt giảm Thông thường dựa vào khả năng tự do hóa thương mại, năng lực, trình độ phát triển và khả năng đàm phán của mỗi quốc gia để đi đến danh mục hàng hóa cắt giảm thuế Đồng thời, một lộ trình cắt giảm thích hợp cũng được đặt ra tùy thuộc vào từng loại mặt hàng và các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ mới vượt
Trang 16quá 10 năm đối với mặt hàng nhạy cảm, đối với nước có trình độ kém phát triển Hạn ngạch đối với từng loại mặt hàng cũng thể được quy định lại, đảm bảo an ninh quốc gia, phòng vệ nhưng vẫn tạo tự do thương mại cho các nước đối tác
• Quy trình và thủ tục hải quan: Tạo sự nhanh chóng, hiệu quả nhằm gia tăng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trong Hiệp định Thương mại tự do, các quốc gia cũng sẽ có những form chung hay quy định lại về thủ tục, đồng thời cũng giúp kiểm soát quá trình xuất nhập khẩu trong các nước ký kết Hiệp định dễ dàng hơn
• Quy tắc xuất xứ: Nhằm đảm bảo quyền lợi của các nước tham gia Hiệp định
và tránh trường hợp nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định để xuất khẩu không chịu thuế và hưởng ưu thì thường sẽ có những quy định về nguồn gốc của các mặt hàng, FTA sẽ yêu cầu hàng hóa khi lưu thông vào thị trường các nước thành viên cần phải có một hàm lượng nội địa nhất định mới đủ tiểu chuẩn được hưởng ưu đãi
• Các rào cản kỹ thuật trong thương mại: Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: Các yêu cầu, qui định đối với sản phẩm và các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm Đi kèm với đó là tiêu chuẩn về an tòan cho người sử dụng: Đây là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, bao gồm những quy định, tiêu chuẩn về an tòan chung (quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu mã sản phẩm ) Nhiều quốc gia cũng yêu cầu tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội Bộ tiêu chuẩn đang được sử dụng hiện nay là bộ SA8000, là công cụ quản lý, giúp các công ty, tổ chức chứng nhận đánh giá điều kiện sản xuất và làm việc Để đánh giá về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm cũng có các quy định như hệ thống ISO 14001:2000
• Các biện pháp vệ sinh dịch tễ : Vì trong quá trình sản xuất khác có thể dẫn đến sản phẩm kém an toàn nên xuất hiện các biện pháp hạn chế thương mại ít nhất nên được sử dụng để đạt được mức mong muốn bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dung Đồng thời sẽ có những quy định nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh khi giao thương hàng hóa giữa các quốc gia
• Mua sắm chính phủ: Ban đầu điều luật này không xuất hiện trong các Hiệp định về thương mại tư do Tuy nhiên, sau đó các quốc gia nhận thấy tầm quan trọng
Trang 17của Mua sắm công, mà thông thường có thể chiếm tới 20% ở các nước đang phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong việc minh bạch, tự do hóa thương mại, dịch
vụ Do vậy, Mua sắm công đã được đưa vào đàm phán trong nhiều Hiệp định gần đây, thường là yêu cầu các nước đối tác phải được trúng thầu tới ít nhất là một hạn mức nào đó, và có các điều luật nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch, tránh và làm giảm các trường hợp sử dụng các công ty là sân sau của quan chức chính phủ hay tham nhũng
Ngoài ra còn có thể đề cập đến các vấn đề như: Thương mại điện tử; Thương mại dịch vụ; Thương mại trong các dịch vụ tài chính; Thương mại trong dịch vụ viễn thông; Đầu tư; Di chuyển thể nhân; Quyền sở hữu trí tuệ; Chính sách cạnh tranh; Tham vấn và giải quyết tranh chấp
1.1.3.1 FTA song phương
FTA song phương được hiểu đơn giản là FTA chỉ có 2 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia đàm phán và ký kết Loại hình FTA này rất phổ biến vì sự nhanh chóng, thuận tiện trong đàm phán ký kết với sự tham gia chỉ của 2 nước trong suốt quá trình và cũng chỉ có 2 nước này chịu sự rang buộc của các điều khoản quy định trong FTA Nội dung của Hiệp định song phương có thể chỉ giới hạn trong một số loại hàng hóa thương mại như Hiệp định Thương mại dệt may giữa Mỹ và Campuchia năm 2002 hay rộng hơn như Hiệp định năm 1998 giữa Ấn
Độ và Sri Lanka theo đó Ấn Độ đồng ý giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước bạn trong 3 năm và Sri Lanka sẽ xóa bỏ thuế cho hàng Ấn Độ trong 8 năm
1.1.3.2 FTA đa phương
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có sự gia tăng đáng kể trong
xu hướng hình thành các FTA đa phương Đó là các Hiệp định thương mại tự do
Trang 18được ký kết kể từ ba khu vực hoặc vùng lãnh thổ trở lên Có thể kể đến như Hiệp định đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại về Dịch vụ (TiSA) và Hiệp định đối tác thương mại
và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) , Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Loại hình FTA này còn được biết đến với tên gọi khác là FTA khu vực do đặc trưng phổ biến là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thường có vị trí địa lý gần nhau Tuy nhiên ngày nay, với quy mô toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh, các FTA được thỏa thuận và ký kết cũng mở rộng ranh giới qua các khu vực lãnh thổ Điểm đặc trưng khác của loại hình FTA này là số lượng các quốc gia tham gia ký kết khá đông nên thường diễn ra nhiều đàm phán, tiêu tốn nhiều công sức, thời gian thống nhất để đi đến kí kết cũng lâu hơn nhiều so với FTA song phương Tuy nhiên, FTA đa phương có sức hút lớn với nhiều nước tham gia vì thị trường mậu dịch to lớn, thắt chặt tình đoàn kết với các quốc gia Đồng thời với nhiều quốc gia, đây là ván cờ giúp nâng cao vị thế, có tiếng nói hơn trên trường quốc tế
1.1.3.3 FTA hỗn hợp
FTA hỗn hợp như tên gọi là hình thức kết hợp giữa FTA song phương với FTA đa phương Nó giống với một FTA song phương ở chỗ số bên tham gia hiệp định chỉ là hai bên: một bên là một khu vực mậu dịch tự do với một bên là một hoặc một số quốc gia đối tác Nhưng nó cũng giống như một FTA đa phương ở chỗ phạm vi tác dụng cũng là nhiều quốc gia FTA hỗn hợp tuy còn có nhiều phức tạp trong quá trình đàm phán nhưng loại hình FTA này vẫn đang tăng nhanh về số lượng trong những năm gần đây bởi những ưu thế của nó so với các FTA song phươ ng và FTA đa phương Với FTA hỗn hợp, thị trường các quốc gia tiếp cận sẽ đa dạng, phong phú và tiềm năng hơn cho các thành viên Việc
kí kết các FTA hỗn hợp cũng được tổ chức đàm phán phù hợp với các nước và khối kinh tế tham gia
Phương thức thứ nhất rất phổ biến với khu vực Liên minh Châu Âu EU khi kí kết FTA với một quốc gia khác Đó là tất cả các thành viên của khu vực mậu dịch tự
do sẽ cùng kết hợp đàm phán với quốc gia đối tác để đi tới thống nhất Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU là một ví dụ điển hình cho loại ký kết này
Trang 19Phương thức thứ hai thì từng thành viên của khu vực mậu dịch tự do sẽ độc lập đàm phán với quốc gia đối tác và FTA hỗn hợp chung sẽ là sự tổng hợp từ kết quả của các cuộc đàm phán riêng lẻ Kiểu đàm phán này thường được sử dụng trong các FTA giữa một bên là ASEAN hoặc Liên minh thuế quan Nam Phi
1.1.4 Tác động kinh tế-thương mại của FTA
Bên cạnh những tác động tích cực mà FTA mang lại mà hiển nhiên thấy rõ thúc đẩy thương mại, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế, cũng có những trường phái không ủng hộ FTA vì còn có những tác động tiêu cực khác Do đó, các quốc gia cần phải tìm cách tận dụng triệt để các tác động tích cực đồng thời hạn chế tối
đa các tác động tiêu cực mà FTA mang lại
1.1.4.1 Tác động tĩnh
Tác động tĩnh là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào Các tác động tĩnh bao gồm: tác động tạo thương mại và tác động chuyển hướng thương mại
Tác động tạo thương mại:
Theo lợi thế so sánh, một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa hoặc nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của FTA nơi
có chi phí sản xuất cao hơn sẽ nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA
Tác động tạo thương mại bằng cách này sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế Không chỉ thế, tác động tạo thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì được mua hàng hoá với giá thấp hơn Tuy nhiên, tác động tạo thương mại đối với chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất nội địa không có cùng kết quả như vậy Ngân sách chính phủ sẽ giảm sút
do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu Tham gia ký kết FTA có nghĩa
là phải cắt giảm thuế quan, do đó các nước sẽ mất đi một nguồn thu thuế quan trọng, có thể gây ra thâm hụt ngân sách và với nhiêu nước thậm chí ảnh hưởng cản trở tới việc thực thi các chính sách phát triển xã hội
Trang 20Các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép lớn do quá trình giao thương mở rộng FTA, người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng nhập khẩu có chi phí thấp hơn từ các nước đối tác Đồng thời quy tắc của các FTA không cho phép các chính phủ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong nước dưới bất kỳ một hình thức trợ cấp, ưu đãi nào nên điều này gây khó khăn đặc biệt cho các nước đang phát triển khi thiếu tiền vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới
Tuy nhiên nhìn chung, theo quan điểm của Anne O.Krueger (1999), tác động chuyển hướng thương mại, phúc lợi ròng của xã hội vẫn lớn hơn so với thiệt hại tại các nước tham gia FTA
Tác động chuyển hướng thương mại
Là các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tập trung kinh doanh sản xuất các mặt hàng được nước ngoài nhập khẩu nhiều Điều đó cũng có nghĩa sự chuyên môn hóa vào lợi thế cạnh tranh sẽ nhiều hơn
Mở rộng thị trường: Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà
sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc DN có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các DN, lực lượng thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia
Nâng cao tính cạnh tranh: Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó
cũng là tác động lớn nhất mang tính động của FTA Khi một FTA được hình thành, các hàng rào thuế quan sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, tạo đông lực tăng trưởng, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, chú trọng tới người tiêu dùng Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động
Trang 21nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trước đó
Thúc đẩy đầu tư: Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình
thức nào cũng có thể gia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như công nghệ từ trong và ngoài nước Sự phát triển của các doanh nghieepj nội địa trước các cơ hội thị trường
mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu
tư không nhỏ Ngoài yếu tố chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các thành viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tư ngoài FTA nói chung, lẽ đương nhiên khi các nước thiết lập FTA quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng
1.2 Giới thiệu nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Liên minh kinh tế Á- Âu
1.2.1 Mục tiêu Hiệp định Liên minh Kinh tế Á Âu
Việt Nam vốn có quan hệ buôn bán, là bạn hàng lâu năm với Liên Bang Nga
Do đó ban đầu mục tiêu của Hiệp định là đẩy mạnh mối quan hệ giao thương, hỗ trợ phát triển đi lên với khối Liên minh Hải quan là Nga – Belarus –Kazakhstan mà tập trung chủ yếu vào Liên bang Nga Hiệp định được chính thức khởi động vòng đàm phán từ 28/3/2013 nhưng đã được nghiên cứu từ năm 2009 Hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh nói chung và với từng nước thành viên nói riêng Các bên đã ký kết Hiệp định với phạm
vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện
cụ thể của từng bên Tổng cộng có 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật
Lấy mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên Liên minh, từ đó có thể thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ là mục tiêu lớn nhất của đàm phán, Việt Nam đã cắt giảm được hầu hết các dòng thuế cho mặt hàng lợi thế như thủy sản, da giày, Tiếp đến là mục tiêu thu hút đầu tư
Trang 22trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất Đồng thời, thông qua Hiệp định, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước Liên minh về công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến hay khai thác dầu khí Đồng thời Việt Nam
sẽ có cơ hội được tiếp thu và hỗ trợ công nghệ tiên tiến từ nước bạn và tăng cường các quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh
Về phía Liên minh, cũng với mong muốn mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) và đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ giao thương giữa hai nước, nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam với giá thấp hơn, đẩy mạnh đầu tư các các ngành lợi thế sắt thép, ô tô, công nghiệp nặng sang Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, Liên minh Kinh tế Á Âu đã nhanh chóng đưa ra và đạt được các mục tiêu về loại bỏ thuế quan với lộ trình cắt giảm phù hợp
1.2.2 Cam kết các bên trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh kinh tế Á – Âu
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu bao gồm 15 Chương và các Phụ lục, được chia thành hai nhóm: Nhóm các chương liên quan về hàng hóa Phòng vệ thương mại, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại, SPS, TBT và Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu
tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế Riêng Chương Thương mại Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa hai nước (không áp dụng cho các đối tác khác trong Liên minh Kinh tế
Á Âu) Các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất xứ Hiệp định gồm những nội dung chính sau:
1.2.2.1 Các cam kết về thuế quan
a) Cam kết của Liên minh Kinh tế Á Âu
Cam kết mở cửa của Liên minh Kinh tế Á Âu cho Việt Nam có thể chia làm 5 nhóm : Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 59% biểu thuế; nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025); nhóm
Trang 23không cam kết tức là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn; nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng và nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên chiếm tỉ lệ ít nhất 1% biểu thuế
b) Cam kết của Việt Nam
Về phía Việt Nam, nhà nước đồng ý mở cửa cho các loại mặt hàng chia làm 4 nhóm chính: Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếm khoảng 53% biểu thuế; nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2026); nhóm không cam kết (U) chiếm tới 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế và nhóm cam kết khác (Q) bao gồm các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan
1.2.2.2 Các cam kết về xuất xứ
a) Quy tắc xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc Liên minh) nếu:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên
- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất
xứ từ một hay hai bên
- Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định
Theo điều 4.5 của Hiệp định, hàm lượng giá trị gia tăng VAC được tính theo công thức:
Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ - x 100%
Trị giá FOB Trong đó, trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là:
Trị giá CIF tại thời điểm nhập khẩu nguyên vật liệu tại một Bên; hoặc Giá mua hoặc có thể trả đầu tiên của nguyên vật liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một bên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến
Trang 24Nhìn chung, Quy tắc xuất xứ các mặt hàng trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu thông thường chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan Ngoài ra, Hiệp định
có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa
có liên quan hoặc hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó, không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa c) Mua bán trực tiếp
Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một Bên thứ 3 (pháp nhân có đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định Danh sách này có thể được các Bên sửa đổi và thống nhất bằng các Nghị định thư sau này
d) Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới đang được đàm phán như FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì Hiệp định VN - EAEU FTA vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện
Trang 25Theo Hiệp định này, Việt Nam và Liên minh đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng
Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền,
và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào
e) Tạm ngừng khi có ưu đãi
Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên xuất khẩu từ chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, giấy chứng nhận xuất khẩu thì Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên quan
Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng
và danh tiếng)
Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng
1.2.2.3 Các nội dung khác
Các cam kết về Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga Hiện tại nội dung cụ thể cam kết (danh mục các lĩnh vực/biện pháp mở cửa vẫn chưa được công bố) Các nội dung cam kết khác của Hiệp định về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký
1.2.3 Những nội dung Hiệp định liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam
sang Liên minh kinh tế Á Âu
Trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu cần có những lưu ý sau liên quan đến xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam
Trang 261.2.3.1 Về hàng rào thuế quan
Trên cơ sở mở cửa thị trường cho hầu hết các loại mặt hàng thế mạnh Việt Nam như thủy sản, dệt may, đồ gỗ cũng không nằm ngoài xu thế Các loại gỗ nhiên liệu hay qua sơ chế như mùn cưa, dăm gỗ, than củi được cắt giảm từ mức cơ bản 3-5% xuống 0% ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực Các loại đồ nội thất bằng gỗ vốn
là lợi thế của Việt Nam được cắt giảm lập tức từ 25% xuống còn 0% tuy nhiên lại phải áp dụng theo chính sách phòng vệ ngưỡng tức là chỉ được xuất khẩu đến một giới hạn nào đó và phải áp dụng theo mức thuế cũ
1.2.3.2 Về quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ của sản phẩm được Liên minh Kinh tế Á Âu yêu cầu phải đảm bảo chặt chẽ, các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, đồ nội thất phải đảm bảo tiêu chí chuyển đổi mã HS theo CTC hoặc hàm lượng giá trị gia tăng lớn hơn 40 hoặc 50% Với hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã HS thì trị giá của tất
cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất không vượt quá tỷ lệ 10% trị giá FOB của hàng hóa
1.2.3.3 Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại và Biện pháp Vệ Sinh Dịch tễ
Các biện pháp Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại TBT cũng được các bên đặt ra trong yêu cầu về kiểm soát hàng hóa Mặc dù Liên minh Kinh tế Á Âu mở cửa khá thông thoáng cho Việt Nam về hàng rào thuế quan đối với mặt hàng gỗ nhưng vẫn sẽ có những tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ hay tính bền vững mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cần lưu ý Tuy nhiên nhìn chung, các yêu cầu không quá khắt khe như EU hay Mỹ, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt thâm nhập và mở rộng thị trường
Các biện pháp Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ Sinh Dịch tễ SPS tập trung chủ yếu với mục tiêu đảm bảo an toàn, bảo vệ sự sống và sức khỏe của con người, động vật và thực vật Các bên tăng cường hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp an toàn liên quan đến giao dịch, xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa nói chung và hàng gỗ nói riêng
1.2.3.4 Ngưỡng Phòng vệ
Song song với các điều khoản thỏa thuận về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch hàng hóa, ngưỡng phòng vệ là một rào cản lớn cho xuất khẩu hàng gỗ
Trang 27Việt Nam Theo điều 2.10, chương 2, Liên minh Kinh tế Á Âu có thể áp dụng một biện pháp phòng vệ theo ngưỡng đối với một số mặt hàng có xuất xứ của Việt Nam
và được nhập khẩu vào trong lãnh thổ của các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á
Âu nếu số lượng nhập khẩu trong bất kỳ năm nào vượt quá mức ngưỡng tương ứng của năm đó được quy định Nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng, nhà bếp và phòng ngủ cũng như đồ gỗ khác nằm trong nhóm này với mức hạn ngạch tăng được nới rộng qua các năm Đây thực sự trở thành rào cản cho các doanh nghiệp Việt khi muốn xuất khẩu sang Liên minh Kinh tế Á Âu
1.2.3.5 Phát triển bền vững
Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế
Á Âu, các bên cam kết tăng cường hợp tác về các vấn đề môi trường và lao động và thúc đẩy phát triển bền vững Điều này có hướng tới nguồn gốc hợp pháp và phát triển bền vững của gỗ yêu cầu các doanh nghiệp phải chú ý khi xuất khẩu Tuy nhiên, không quá nhấn mạnh như yêu cầu của EU Phía Liên minh Kinh tế Á Âu cũng có cam kết hỗ trợ kỹ thuật phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường cho phía Việt Nam Hai bên cũng cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác trên các diễn đàn song phương, khu vực và đa phương về các vấn
đề môi trường và lao động để hướng tới sự phát triển chung
1.3 Giới thiệu thị trường đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu
1.3.1 Quy mô thị trường
Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2 với khoảng 175 triệu dân Tổng GDP của khối hiện nay đạt trên 2.500 tỷ đô la Mỹ Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định, có cơ cấu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu không mang tính cạnh tranh mà chủ yếu mang tính bổ trợ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam Liên minh Kinh tế Á Âu có khối lượng tiêu thụ gỗ khá lớn trên thế giới, đặc biệt là Liên bang Nga, Kazakhstan Không chỉ các mặt hàng gia dụng bằng gỗ được ưa chuộng, nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp bằng gỗ cũng được tiêu thụ với số lượng lớn.Tuy nhiên so với các nước Mỹ, Nhật hay Tây
Âu thì tỷ lệ tiêu dùng vẫn còn thấp
Trang 28Có thể thấy thị trường tiêu thụ đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ rất lớn và xuất khẩu chỉ chiếm trọng số nhỏ, cho thấy nhu cầu cao
về mặt hàng gỗ nhập khẩu đầy tiềm năng Kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng trưởng đều qua các năm nhưng sụt giảm vào năm 2014 cũng do nguyên nhân đồng RUB là đồng tiền chính có sức mạnh chi phối trong khối Liên minh bị giảm giá mạnh, không phải do nhu cầu thực tế giảm mạnh như thế Do đó sau khi tăng trưởng từ
6415 tỷ USD năm 2011 đã tăng lên cao nhất năm 2013 với 7435 tỷ USD, tăng 15,24% so với 2011, sau đó như đã đề cập với biến động về tỷ giá, hàng nhập khẩu giảm nhẹ còn 6724 tỷ USD năm 2014 và khi đồng RUB sụt giảm mất 50% cộng thêm những khó khăn do cấm vận từ phía Mỹ đã khiến kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 4225 tỷ USD năm 2015
Bảng 1.3 Thị trường tiêu thụ đồ gỗ Liên minh Kinh tế Á Âu
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: World Integrated Trade Solution và UNECE/FAO
Trong các nước thuộc khối Liên minh Kinh tế Á Âu, Nga có lượng tiêu thụ gỗ
và sản phẩm từ gỗ lớn nhất Đặc biệt sản phẩm gỗ tròn công nghiệp có lượng tiêu thụ khá cao, năm 2015 chiếm tỷ trọng là 10%, xếp thứ hai trên thế giới về mức độ tiêu thụ sản phẩm này Tuy nhiên đây cũng là sản phẩm mà Nga có thể tự sản xuất
và sơ chế nên khối lượng nhập khẩu cũng còn hạn chế do các chính sách của chính phủ để khuyến khích sản xuất và nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm có mức giá trị gia tăng cao hơn
Trang 29Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng tiêu thụ gỗ rừng tròn cho công nghiệp năm 2015
trên thế giới
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Là nước kém phát triển nhất trong năm quốc gia thuộc khối Liên minh, khối lượng tiêu thụ gỗ tại Kyrgyzstan cũng thấp nhất, kim ngạch nhập khẩu năm 2015 chỉ là hơn 125 triệu USD, trong đó gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, gỗ lạng hay ván bóc chiếm tỷ trọng cao nhất, kim ngạch nhập khẩu là hơn 23 triệu USD, đồ mộc dùng trong xây dựng chỉ chiếm hơn 5 triệu USD kim ngạch nhập khẩu trong khi đồ gia dụng cũng khá được ưa chuộng nhập khẩu, ước chừng nhập khẩu hơn 16 triệu USD trong năm 2015
Biểu đồ 1.4 Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Kyrgyzstan năm 2015
Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC Trade Map
1.3.2 Đặc điểm các nước trong thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu
Ván dăm và các loại ván tương tự
Ván sợi bằng
gỗ hoặc tương tự
Đồ mộc dùng trong xây dựng
Trang 30Các nước trong khối Liên minh Kinh tế Á Âu có đặc điểm vừa là các nước sản xuất khối lượng lớn gỗ vì có vị trí địa lý rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn vừa là các nước có khối lượng tiêu thụ gỗ khá cao Các nước trong khối cũng có sự chênh lệch lớn về mức sống dẫn đến sự phân khúc thị trường khác nhau trong tiêu dùng Tuy nhiên, vì chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Nga trong nhiều thế hệ, đặc biệt là khi các nước còn gắn bó trong xã hội chủ nghĩa nên phong cách văn hóa tiêu dùng có nhiều điểm chung
1.3.2.1 Armenia
Sau nhiều thập kỷ theo đuổi chính sách giá cố định, chế độ tem phiếu và kinh
tế chỉ huy nhà nước dưới thời Liên bang Xô viết, người tiêu dùng Armenia đang dần làm quen với xu hướng thế giới và sự đa dạng hóa của hàng gỗ các loại trong một nền kinh tế tự do Người Armenia tuy nhiên có đặc điểm là cực kỳ nhạy cảm với giá cả và luôn rất nhiệt tình trong việc lựa chọn các loại hàng hóa khác nhau Khá giống với người Việt, Armenia rất dễ bị thu hút bởi các thương hiệu và tên tưởi nước ngoài Tuy nhiên sức mua của cư dân trong nước không lớn, mức GDP bình quân đầu người cũng chỉ là 3792,85 USD Thực tế tỷ lệ nghèo đói tại quốc gia chiếm tỷ lệ khá cao, hàng tiêu dùng chủ yếu là những hàng hóa căn bản
Mặt hàng gỗ tiêu thụ tại Armenia cũng không nhiều, đây lại là quốc gia có diện tích rừng khá lớn, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Belarus, Liên bang Nga và một số từ châu Âu thường đánh vào phân khúc thị trường cao Tại các gia đình này, xu thế chủ đạo là muốn đem thiên nhiên vào nhà nhằm tạo nét tĩnh lặng, dễ chịu Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Nga, người Armenia tại các gia đình này thích các loại đồ gỗ tinh xảo cổ điển hoặc các sản phẩm với màu sắc thiên nhiên qua các vật dụng như lọ, đèn, bình, tranh…sản phẩm sơn mài được cẩn lá cây thật
Trang 31Cộng đồng các Quốc gia Độc lập CIS, Belarus chỉ đứng sau Nga về xuất khẩu gỗ Thị trường này cũng bị ảnh hưởng bởi Nga trong xu thế tiêu dùng, với sự ưa chuộng nghiêng về các sản phẩm cổ điển Tây Âu
1.3.2.3 Kazakhstan
Người Kazakhstan có mức GDP bình quân đầu người là 13.609,75 USD năm
2013 và có xu hướng tăng trưởng tốt (WB) Hàng gỗ nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường này cũng đa phần là phân khúc cấp trung, cấp cao với các tiêu chí được ưa thích là găn liền với sự sang trọng, lịch lãm của sản phẩm và chất lượng Tây Âu, phong cách thiết kế cổ điển, nhà phân phối đáng tin cậy, thiết kế sang trọng từ trong đến ngoài Hàng gỗ tại đây 60% được nhập từ các nước Liên minh Châu Âu và Nga, Belarus Tại châu Âu, các nhà sản xuất từ Ý đã chinh phục khá tốt thị trường này, Thụy Điển, Đức và Pháp cũng đang xuất khẩu với số lượng tăng dần sang Kazakhstaan khi mức sống người dân đang tăng dần Những thiết kế chất lượng cao, độc quyền thường rất đắt trên thị trường chủ yếu đến từ Ý và Tây Ban Nha, với giá dao động từ 5.000 USD đến 30.000 USD với mục tiêu đang có xu hướng gia tăng
và được ưa chuộng Ngoài ra là các loại sản phẩm gia dụng, bộ đồ nhà bếp, phòng ngủ, đồ nội thất cho văn phòng cũng như các đồ gỗ trong nhà tắm, các đồ trang trí trong nhà bằng gỗ đều có mức tiêu thụ tốt
Cũng phải nói thêm đồ nội thất phân khúc cấp trung thực ra về chất lượng không khác nhiều so với cấp cao mà chỉ khác do mẫu mã được sản xuất với số lượng lớn, chứ không phân phối hạn chế như cấp cao, cũng được người tiêu dùng Kazakhstan xem trọng Giá cả loại này khoảng 3.000 – 7.000 USD cho đồ bếp bằng
gỗ và 2000 USD - 5000 USD cho đồ nội thất bọc phủ Đồ gỗ trong bếp của Cộn hòa Séc đang chiếm ưu thế cao và được ưa chuộng trên thị trường do sự phù hợp về giá
cả và chất lượng Hàng Ý thì được yêu thích vì danh tiếng và gỗ tự nhiên, thành phần chất lượng cao tuy giá cả khá đắt
1.3.2.4 Kyrgyzstan
Cộng hòa Kyrgyzstan là một nước nghèo, với mức GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 1.260$, kinh tế ngầm đóng góp tới 60% giá trị GDP của quốc gia Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45% GDP quốc gia và doanh thu chủ yếu đến từ xuất khẩu vàng, chiếm từ 8-11% GDP năm 2015, gần như là nguồn vàng từ toàn bộ
Trang 32mỏ ở Kumtor Kinh tế phụ thuộc và có hợp tác chặt chẽ với Nga và Trung Quốc, đất nước vẫn còn nhiều tệ nạn tham nhũng, thu hút nước ngoài còn kém phát triển Đặc biệt là việc giao thương với Nga và sự phụ thuộc chặt chẽ vào quốc gia này nên nền kinh tế Kyrgyzstan rất nhạy cảm với các cú sốc đến từ Nga
Văn hóa tiêu dùng do đó cũng ảnh hưởng lớn từ quốc gia láng giềng này, tuy nhiên do mức sống còn thấp nên nhu cầu nhập khẩu cũng không cao, mặt hàng kém
đa dạng
1.3.2.5 Liên bang Nga
Thu nhập của người Nga tăng lên đều đặn, cho phép nước này vượt qua những quốc gia thường được gọi là giàu có hơn căn cứ vào mức thu nhập và GDP bình quân đầu người Trong tương lai gần, những chỉ số này của Nga sẽ ngang bằng các nước Châu Âu, thậm chí có thể còn cao hơn Sự gia tăng thu nhập được nhận thấy không chỉ trong giới nhà giàu mà ở tất cả mọi tầng lớp dân Nga Thu nhập của tầng lớp siêu giàu ở Nga tăng lên cũng như tất cả mọi tầng lớp khác Ngày nay, ở Nga có khoảng 119.000-250.000 gia đình có thu nhập hằng năm gần 1 triệu USD Trong danh sách do tạp chí Forbes đưa ra năm 2006, số nhà tỷ phú Nga đã tăng từ 50 lên
60 người, đứng thứ hai trên thế giới cùng Đức Mức thu nhập mong muốn, vốn phụ thuộc vào thu nhập thực tế và dao động trong khoảng 12.000 – 50.000 rúp/tháng/thành viên trong gia đình, điều này kéo theo sự gia tăng về tiêu dùng hàng
gỗ chất lượng cao tại thị trường Nga
1.3.3 Một số quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ
1.3.3.1 Quy định về thuế
Các nước trong khối Liên minh Kinh tế Á Âu gần như đều đã là thành viên của WTO nên các quy định về thuế quan cũng đều phát triển dựa theo những nền tảng của tổ chức này Trước đó, năm 2010, Liên minh hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan đã tạo điều kiện về thuế quan cho các quốc gia trong Liên minh này bằng cách miễn thuế hoặc có những ưu đãi khác Mặc dù vậy, thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu gỗ khác vẫn còn cao, khoảng 25% cho nhiều sản phẩm nội thất Tuy vậy vẫn có sự khác nhau về thuế giữa các nước, ví dụ Kazakhstan có chính sách hải quan “chu kỳ tự do” với thuế VAT nhập khẩu là 12%, thuế nhập cảng là 0-80% phụ thuộc vào từng loại hàng hóa, các nhà xuất khẩu phải nộp phí tối thiểu là
Trang 33€50 Euros cho một chuyến hàng, còn Kyrgyzstan có thuế là 30% cho mặt hàng gỗ tròn nhập khẩu Đến năm 2015, cùng với việc thống nhất khối 5 nước trong Liên minh Kinh tế Á Âu, sự hòa hợp giữa các quốc gia với các quy định thuế hải quan của Liên bang Nga càng chặt chẽ hơn, thuế quan thống nhất giữa các quốc gia Từ tháng 10/2016, với ưu thế ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh, Việt Nam được cắt giảm thuế ngay lập tức hoặc theo lộ trình, được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu gỗ
1.3.3.2 Hàng rào phi thuế quan
a) Armenia
Khi xuất khẩu sang Armenia, rào cản phi thuế quan thực sự chiếm trọng số không nhỏ và không kém phần quan trọng đối với các daonh nghiệp Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cũng được dựa theo Liên bang Nga vô cùng rắc rối phức tạp, thiếu tính rõ ràng và dư thừa, mặc dù hiện đã được cải thiện nhưng vẫn gây ra những cản trở chung cho việc xuất khẩu Trong Liên minh Kinh tế Á Âu, Armenia buộc phải tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ theo tiêu chuẩn yêu cầu của Nga Cho đến năm 2018, các công ty khi xuất khẩu sang thị trường này buộc phải tuân theo các yêu cầu của Liên minh, còn trước đó sẽ chỉ cần tuân theo quy định quốc gia Với một số sản phẩm thì hiệu lực là 2019-2022 Tuy nhiên việc xuất khẩu cần xem xét đáp ứng tiêu chuẩn càng nhanh càng tốt Nói riêng về hệ thống hải quan của Armenia hiện nay thì khá đồng bộ với yêu cầu WTO Tuy nhiên, việc thực hiện mã số hải quan là một rào cản Theo nghiên cứu “Kinh doanh 2015” được thực hiện bởi World Bank, Armenia xếp thứ 110 trên bảng xếp hạng 188 quốc gia về chỉ số thương mại qua lãnh thổ Nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí trung bình cho nhập một container 20ft về là 2.175 USD trong 18 ngày Ở đây chi phí bao gồm
từ khi tàu đến cảng đến khi phân phối về nhà kho, chi phí dỡ hàng, không bảo gồm thuế và chi phí thông quan
Tóm lại các đạo luật và thủ tục cồng kềnh, không rõ ràng đang cản trở rất lớn trọng việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu tại quốc gia này Chẳng hạn, khi các giao dịch hàng hóa được thông quan cho nhập khẩu, phần lớn các nhà xuất khẩu sẽ gặp các lỗi nhỏ trong khu vực hải quan và người xuất khẩu phải đệ trình đến người thích hợp trong hệ thống hải quan bằng cách gửi thư Tuy không cso báo cáo lại về
Trang 34những trường hợp bị gửi trả lại nhưng cách thực hiện này không được quy định tỏng luật hiện hành
b) Belarus
Ủy ban Quốc gia về Tiêu chuẩn của Cộng hòa Belarus có quy định về Gosstandart là nơi chịu trách nhiệm thực hiện một chính sách quốc gia chung quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật , tiêu chuẩn hóa, hệ thống đo lường và đánh giá thống nhất Belarus, giống như các quốc gia khác trong khu vực, đang thực hiện một loạt các cải cách để định hình lại hệ thống quy định và dỡ bỏ các tiêu chuẩn bắt buộ của địa phương cục bộ, thay vào đó là các tiêu chuẩn quốc tế và việc thực thi tốt nhất Những nỗ lực này nhằm mục đích giành lợi thế trên trường quốc tế, mục tiêu xa hơn
là thực hiện con đường gia nhập WTO và thực hiện những cam kết trong bối cảnh là thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu
Những nỗ lực đáp ứng các yêu cầu đã thành công trên nhiều khía cạnh, Gosstandart phát triển và thực hiện các quy định mới dựa trên tiểu chuẩn quốc tế và
EU sẽ giúp cho việc giao thương tự do hóa : danh mục các hàng hóa yêu cầu chứng nhận bắt buộc đã giảm xuống còn 40% Hiện tại, Belarus có khoảng 3.806 tiêu chuẩn quốc gai và 19.376 tiêu chuẩn liên bang GOST (GOST xuất phát từ Liên bang Nga là tiêu chuẩn phổ biến trong các quốc gia Cộng đồng các Quốc gia Độc lập CIS và giờ là phổ biến trong Liên minh Kinh tế Á Âu) Belarus đang nỗ lực không ngừng hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế và châu Âu
c) Kazakhstan
Kazakhstan có những quy định phi thuế quan yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường này phải tuân theo về yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như giới hạn nhất định như hạn ngạch yêu cầu Về chứng nhận hàng hóa, nhãn mác và bao bì, một loạt các loại hàng hóa yêu cầu thông quan bắt buộc trong khi một số là tự nguyện Các mặt hàng đồ gỗ thuộc loại bắt buộc phải thông quan với những giấy chứng nhận phù hợp Với Liên minh Kinh tế Á Âu hình thành, Kazakhstan đã đồng nhất đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu chung và giấy chứng nhận theo Liên minh hay theo Liên bang Nga là chính
Ngoài ra các sản phẩm bán tại Kazakhstan phải bao gồm các thông tin về sản phẩm bằng tiếng Kazakhstan, dù là hàng rời thì cũng yêu cầu những thông tin cơ
Trang 35bản viết bằng tiếng Kazakhstan Tiếng Nga có thể sử dụng thêm nhưng Kazakhstan
là thứ tiếng bắt buộc Xuất khẩu hàng gỗ sang thị trường này phải chú ý những thông tin khai báo thông quan chính xác nếu không thủ tục sửa lại sẽ rất mất thời gian và dài dòng
d) Kyrgyzstan
Tại Kyrgyzstan thì rào cản về cấu trúc hệ thống nhập khẩu là vấn đề lớn, đó là
hệ thống pháp luật còn non kém, sự thiếu hụt hệ thống quản lý hiệu quả và quản lý
vi phạm hợp đồng, tình trạng tham nhũng diễn ra phổ biến Nhiều công ty thực hiện báo cáo thị trường thể hiện các vấn đề đặc biệt khó khăn về logistics nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng trong thị trường này Ngoài ra, gánh nặng về hệ thống thuế cho các quốc gia hoặt động tại quốc gia này cũng khá lớn Tuy nhiên, khi tham gia Liên minh Kinh tế Á Âu, Kyrgyzstan cũng đang phải tự cải cách để phù hợp với các quy định chung trong khối Liên minh
e) Liên bang Nga
Chính phủ Nga không công nhận những tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống
ISO-9000 Thay vào đó nhiều sản phẩm nhập khẩu sử dụng ở Nga phải có giấy phép đảm bảo chất lượng do Ủy Ban Chất Lượng Nhà Nước Nga (Gosstandard) cấp Gosstandard kiểm tra và cấp giấy phép sản phẩm theo hệ tiêu chuẩn của Chính phủ Nga Khi đã được cấp, giấy phép có giá trị trong 3 năm và phải luôn mang theo cùng với mọi chuyến hàng Giấy phép photo được chấp nhận khi chúng có dấu xác nhận của công ty đang giữ giấy phép gốc Những người bán lẻ ở Nga bắt buộc phải
có giấy phép chất lượng cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu đang được bày bán trong cửa hiệu của họ, nếu vi phạm sẽ bị phạt một khoản tiền có thể lên tới 10.000 USD Hiện nay hệ thống GOST đã có những thay đổi phù hợp với WTO và các quốc gia trên thế giới nhưng những quy định trên đối với hàng gỗ vẫn cần tuân theo
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GỖ VIỆT NAM SANG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG KHU VỰC NÀY KHI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC VIỆT NAM- LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU
CÓ HIỆU LỰC 2.1 Thực trạng chung về hàng gỗ Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Từ lâu Việt Nam đã được biết đến như điểm sáng trong thị trường xuất khẩu
gỗ với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được ghi nhận trên thế giới ngày càng cao Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, ngành gỗ xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (7/24 mặt hàng), đã thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014 Thực tế cho thấy bất chấp sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn về các chính sách vĩ mô trong những năm qua, ngành đồ gỗ vẫn phát huy nội lực để Việt Nam vươn lên thành quốc gia cung cấp đồ gỗ đứng thứ
6 trên thế giới và thứ 2 Đông Nam Á Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2000-2010 là 27,15%; trong 5 năm suy thoái gần đây nhất vẫn tăng bình quân 15% Lãnh đạo Hiệp hội Gỗ-Lâm sản Việt Nam (VFA) cho biết, năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản, đến nay tăng lên 3.934 doanh nghiệp
Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn
2008-2015
Đơn vị: Triệu USD Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 KNXK 2.820 2.598 3.435 3.957 4.665 5.562 6.232 6.899 Tăng
trưởng 12,8% 7,8% 32,2% 15,2% 17,9% 19,2% 12,04% 10,7%
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trang 37Ngoài ra, cả nước còn có hơn 340 làng nghề với hàng vạn hộ gia đình, cơ sở chế biến gỗ Việt Nam đã hình thành một số trung tâm chế biến, xuất khẩu gỗ lớn như TPHCM, Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai…
Với nhiều tiềm năng và nỗ lực, ngành chế biến gỗ, lâm sản trở thành một trong những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong Liên minh Kinh tế Á Âu chiếm trọng số khá nhỏ, lớn nhất là Liên bang Nga cũng chỉ chiếm khoảng 0,1-0,2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, tăng trưởng thiếu ổn định Có thể thấy theo xu hướng từ 2009-2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên bang Nga tăng trưởng khá đều đặn, năm 2011 tăng gấp hơn 2,5 lần nhưng đến năm 2015 lại giảm mạnh, tới gần 40% so với năm trước Nguyên nhân là đồng RUB giảm giá mạnh, tới 46% so với đồng USD mà hai nước vẫn phải giao thương qua đồng tiền trung gian, sức mua của Nga giảm đáng kể, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu chung của gỗ Việt Nam
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang
Liên bang Nga từ 2009 đến 2015
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với khối Liên minh Kinh tế Á Âu còn thấp nhưng điều đáng lưu ý là những triển vọng trong việc xuất khẩu So với các nước khác, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các nước khối Liên minh Kinh
tế Á Âu không phải là các sản phẩm thô chưa qua chế biến hoặc sản phẩm sơ chế
mà trọng tâm là các sản phẩm đồ gỗ nội thất Các sản phẩm này mang giá trị gia tăng cao trong quá trình sản xuất nên góp phần tăng giá trị xuất khẩu
Thông thường dựa trên chức năng, sản phẩm gỗ của Việt Nam được chia làm các nhóm: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời như ghế băng, ghế ngoài vườn, đồ che nắng, xích đu,…làm hoàn toàn bằng gỗ hoặc cả một số vật liệu khác Nhóm thứ hai là các sản phẩm đồ gỗ nội thất như bàn ghế, giường tủ, giá sách Nhóm thứ ba là
Trang 38các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làm hoàn toàn từ gỗ rừng tự nhiên cũng là bàn ghế hoặc các sản phẩm gia dụng nhưng được chạm khắc tinh xảo Nhóm thứ tư là sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác bao gồm các sản phẩm gỗ được chế biến kết hợp với các loại vật liệu khác như: song mây, kim lọai, nhựa, vải, giả da…Nhóm cuối cùng gồm sản phẩm gỗ ván nhân tạo bao gồm các sản phẩm dạng tấm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ và vật liệu xơ sợi, được trộn keo và dán ép Còn theo bảng mã HS, gồm có mã HS 44 cho các loại sản phẩm như dăm gỗ, gỗ
xẻ, gỗ qua sơ chế và mã 94 cho các loại sản phẩm đồ gỗ nội thất, ghế khung gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là các sản phẩm thuộc mã 94, tiêu biểu là các loại đồ nội thất bằng gỗ và ghế khung gỗ Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong phòng ngủ chiếm tới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, đồ nội thất bằng gỗ khác chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu Các loại ghế ngồi khung bằng gỗ cũng chiếm tới 29% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp tương tự, đồ trang trí khác bằng gỗ cũng như đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp ghép, bộ đồ mộc làm bằng gỗ thì chiếm tỷ trọng đều nhau, trọng số thấp chỉ khoảng 2%
Trang 39Biểu đồ 2.1 Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm bằng gỗ của Việt Nam sang
Liên minh Kinh tế Á Âu từ 2011-2015
Nguồn: ITC Trademap
Tuy nhiên, tỷ trọng này không giữ nguyên qua các năm mà biến động, đặc biệt
là hai sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu Có thể thấy các loại đồ
gỗ nội thất chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu xuất khẩu, kim ngạch xuất
khẩu tăng liên tục và chỉ giảm mạnh vào năm 2015 nhưng nhìn chung tỷ trọng lại có
xu hướng giảm trong các năm gần đây Trong khi đó, các loại ghế khung gỗ chiếm
tỷ trọng thấp hơn nhiều, chỉ 26% vào năm 2011, so với 67% tỷ trọng đồ gỗ nội thất
vào cùng thời gian thì lại có xu hướng tăng nhanh và đều đặn qua các năm Đến
năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ghế khung gỗ là 4005, chiếm tỷ trọng 35% so với
53% tỷ trọng đồ gỗ nội thất vào cùng thời gian
Do đó, có thể nhận ra những thay đổi trong xu hướng nhập khẩu của đối tác
hoặc thay đổi nội lực doanh nghiệp để đáp ứng phù hợp với thị trường
Đồ nội thất bằng
gỗ được sử dụng trong nhà bếp 1%
Đồ nội thất bằng
gỗ được sử dụng trong phòng ngủ 9%
Đồ nội thất bằng gỗ khác 51%
Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể
cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn
và ván lợp đã lắp ghép
2%
Bộ đồ ăn
và bộ đồ làm bếp, bằng gỗ
Trang 40Bảng 2.3 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các loại ghế khung gỗ trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh
Kinh tế Á Âu từ 2011-2015
Đồ gỗ nội thất
KNXK (nghìn USD) 6.726 9.478 9.001 10.630 6.044
Ghế khung gỗ
KNXK (nghìn USD) 2.627 3.416 4.308 5.718 4.005
Nguồn: ITC Trademap
2.1.3 Thị trường các nước xuất khẩu
Nga chiếm trọng số lớn trong kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam so với các nước còn lại trong khối Liên minh Kinh tế Á Âu Xếp thứ hai là Kazakhstan với mức kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Việt Nam năm 2015 là 1,38 triệu USD Mỹ, tuy nhiên lại có xu hướng giảm nhẹ qua các năm Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu các nước này đều rất nhỏ bé so với Liên bang Nga Armenia cũng chỉ nhập khẩu rất ít từ Việt Nam và Kyrgyzstan gần như các doanh nghiệp gỗ Việt Nam chưa thâm nhập, con số thống kê quá nhỏ không đáng kể