1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tích hợp liên môn toán 6 CHỦ đề PHÉP CỘNG các số NGUYÊN

16 811 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

- HS biết nhận biết được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt nước ngọt, nước ngầm kiến thức bài 23 Sông và hồ môn địa

Trang 1

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên hồ sơ dạy học: CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

(Tiết 45 - 46)

2 Mục tiêu dạy học:

2.1 Kiến thức:

- HS phát biểu được:

- Cách cộng hai số nguyên dương;

- Quy tắc cộng hai số nguyên âm;

- Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

- HS biết nhận biết được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( đặc biệt nước ngọt, nước ngầm) ( kiến thức bài 23 Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8.)

- HS nhận biết được tác dụng của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông, và

tác hại nếu không tiếp tục thực hiện tốt hơn trật tự an toàn giao thông, mở rộng hiểu biết thực tế về số lượng các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trong cả nước (kiến thức bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.)

- HS nhận biết được thực phẩm phải được bảo quản đúng cách mới giữ được phẩm chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng hiểu biết thực tế về nhiệt độ và thời gian bảo quản tối đa tôm tươi ( kiến thức tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn công nghệ 6 )

- HS nhận biết được sự ảnh hưởng của giá cả thị trường đến chi tiêu trong gia

đình, cập nhật kiến thức về giá cả thị trường (kiến thức tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.)

Trang 2

- HS hiểu được khái niệm nhiệt độ âm, nhiệt độ dương, 00C trong thang nhiệt

độ Celsius (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai)

2.2 Kĩ năng:

- Vận dụng được các kiến thức trên để tính được tổng hai hay nhiều số nguyên;

- Vận dụng được các kiến thức trên để tính được số hạng khi biết tổng hai số nguyên và một số nguyên;

- Vận dụng được các kiến thức trên để giải được các bài tập thực tế về các đại lượng cùng chiều, ngược chiều

- Vận dụng được kỹ năng đọc nhiệt độ ghi trên nhiệt giai theo thang nhiệt độ Celsius và nêu được ý nghĩa thực tế của nó (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai)

- HS có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học tính được lưu lượng nước, để có thể thích nghi , sống hòa hợp với thiên nhiên, biết cách hành động và lập kế hoạch

để bảo về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên nước, thấy được mối liên hệ giữa việc bảo vệ hệ thống sông, hồ, sử dụng điện tiết kiệm cũng là bảo vệ nguồn nước (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.)

- HS có thể tính toán lập kế hoạch cân đối chi tiêu trong gia đình một cách hợp

lý khi giá cả thị trường thay đổi ( tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.)

2.3 Thái độ:

- HS tích cực, tự giác và hứng thú trong học tập;

- HS đoàn kết, hợp tác nhóm

- HS có ý thức trong việc chấp hành trật tự an toàn giao thông (bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.)

- HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên hài hòa (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Trang 3

môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.)

- HS thấy tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc, qua đó biết trân trọng các giá

trị lịch sử - văn hóa - xã hội ( Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn, môn Giáo dục công dân lớp 6)

- HS thấy được mối liên hệ và tầm quan trọng của tất cả các môn học khi áp dụng trong cuộc sống, từ đó yêu thích các môn học, có thái độ bình đẳng với các môn học

3 Đối tượng dạy học của bài học:

Đối tượng dạy học học sinh khối 6

Số lượng lớp: 2 lớp 6A và 6C

Số lượng: 78 học sinh

4 Ý nghĩa của bài học:

- Qua bài học học sinh được cung cấp thêm về kiến thức bảo quản thực phẩm đông lạnh, từ đó biết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nhà mình một các hợp vệ sinh

- Học sinh thấy được tác hại của hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và nguyên nhân hạn chế được tai nạn giao thông từ đó sống có trách nhiệm

- Học sinh biết quan tâm tìm hiểu và bảo vệ tài nguyên môi trường dưới nhũng tác động của con người, điểu chỉnh hành vi của mình để sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên

- Học sinh thấy khoa học bắt nguồn từ cuộc sống, từ đó thấy được những lợi ích

và sự cần thiết học tập tất cả các bộ môn, biết vận dụng kiến thức các môn hỗ trợ lẫn nhau và vận dụng được vào cuộc sống, thúc đẩy học sinh yêu thích nghiên cứu khoa học và khả năng vận dụng khoa học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống

5 Thiết bị dạy học, học liệu:

Trang 4

- Học liệu:

- Thông tin về nhiệt độ bảo quản thực phẩm do nhà sản xuất thiết bị lạnh khuyến cáo trên trang www.dienmay.com

- Thông tin về giá xăng dầu trên trang www.petrolimex.com.vn

- Thông tin về tình hình an toàn giao thông trên trang

www.congan.com.vn, sonla.gov.vn, baoanhdatmui.vn,

- Thông tin xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông – xuân

2014 trên trang baomoi.com

- Thông tin về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên trang vi.wikipedia.org

- Thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu

- Ứng dụng phần mềm Powerpoint

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

6.1 Mục tiêu

a) Kiến thức:

- HS phát biểu được:

- Cách cộng hai số nguyên dương;

- Quy tắc cộng hai số nguyên âm;

- Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

- HS biết nhận biết được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( đặc biệt nước ngọt, nước ngầm) ( kiến thức bài 23 Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8.)

- HS nhận biết được tác dụng của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông, và

tác hại nếu không tiếp tục thực hiện tốt hơn trật tự an toàn giao thông, mở rộng hiểu biết thực tế về số lượng các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trong cả nước (kiến thức bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.)

Trang 5

- HS nhận biết được thực phẩm phải được bảo quản đúng cách mới giữ được phẩm chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng hiểu biết thực tế về nhiệt độ và thời gian bảo quản tối đa tôm tươi ( kiến thức tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn công nghệ 6 )

- HS nhận biết được sự ảnh hưởng của giá cả thị trường đến chi tiêu trong gia

đình, cập nhật kiến thức về giá cả thị trường (kiến thức tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.)

- HS hiểu được khái niệm nhiệt độ âm, nhiệt độ dương, 00C trong thang nhiệt

độ Celsius (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai)

b) Kĩ năng:

- Vận dụng được các kiến thức trên để tính được tổng hai hay nhiều số nguyên;

- Vận dụng được các kiến thức trên để tính được số hạng khi biết tổng hai số nguyên và một số nguyên;

- Vận dụng được các kiến thức trên để giải được các bài tập thực tế về các đại lượng cùng chiều, ngược chiều

- Vận dụng được kỹ năng đọc nhiệt độ ghi trên nhiệt giai theo thang nhiệt độ Celsius và nêu được ý nghĩa thực tế của nó (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai)

- HS có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học tính được lưu lượng nước, để có thể thích nghi , sống hòa hợp với thiên nhiên, biết cách hành động và lập kế hoạch

để bảo về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên nước, thấy được mối liên hệ giữa việc bảo vệ hệ thống sông, hồ, sử dụng điện tiết kiệm cũng là bảo vệ nguồn nước (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.)

Trang 6

- HS có thể tính toán lập kế hoạch cân đối chi tiêu trong gia đình một cách hợp

lý khi giá cả thị trường thay đổi (kiến thức Tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.)

c) Thái độ:

- HS tích cực, tự giác và hứng thú trong học tập;

- HS đoàn kết, hợp tác nhóm

- HS có ý thức trong việc chấp hành trật tự an toàn giao thông (bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.)

- HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên hài hòa (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.)

- HS thấy tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc, qua đó biết trân trọng các giá

trị lịch sử - văn hóa - xã hội ( Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn, môn Giáo dục công dân lớp 6)

- HS thấy được mối liên hệ và tầm quan trọng của tất cả các môn học khi áp dụng trong cuộc sống, từ đó yêu thích các môn học, có thái độ bình đẳng với các môn học

6.2 Phương pháp chủ yếu: Gợi mở vấn đáp, hoạt động nhóm.

6.3 Chuẩn bị:

- GV: Máy chiếu, học liệu, phiếu học tập

- HS: Các kiến thức đã học, kiến thức thực tế, thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống

6.4 Tiến trình lên lớp : Chủ đề được thực hiện trong hai tiết, tiết 1 thực hiện hết phần I, tiết 2 thực hiện phần còn lại

a) Tổ chức:

Trang 7

b) Kiểm tra bài cũ

Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phép tính: (+4) + (+3)

GV đặt vấn đề muốn tính các tổng sau ta làm thế nào? Trong thực tế có khi nào

ta phải thực hiện các phép tính như thế này?

(-2) + (-4) = ?; 3 + (-5) = ?

3 Bài mới:

CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

Cộng hai số nguyên dương

- Các số như thế nào gọi là số nguyên dương?

- HS trả lời: Các số tự nhiên khác 0 gọi là số

nguyên dương

- Tính tổng hai số nguyên dương ta làm thế nào?

- HS trả lời: cộng hai số nguyên dương chính là

cộng hai số tự nhiên khác 0

- Em hãy cho biết (+4) + (+3) bằng bao nhiêu?

HS thực hiện trên bảng.

- Minh họa phép cộng trên trục số, GV trình chiếu,

và khẳng định một lần nữa (+4) + (+3) = + 7

* Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài

Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi

trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục

I CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

1 Cộng hai số nguyên dương:

- Cộng hai số nguyên dương chính

là cộng hai số tự nhiên khác 0

Ví dụ: (+4) + (+3) = 4 + 3 = 7 + Minh họa:

+6 +7 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5

+3 +4

+7

Trang 8

công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong

sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8

- GV cho học sinh làm bài tập 1:

Để bảo đảm đúng lịch lấy nước phục vụ sản xuất

nông nghiệp vụ đông – xuân 2014 cho các tỉnh hạ

lưu sông Hồng, các nhà máy thủy điện Hòa Bình,

Tuyên Quang và Thác Bà sẽ thực hiện xả nước

Hồ thủy điện Hòa Bình tổng lượng xả khoảng

2721 triệu mét khối; hồ Tuyên Quang tổng lượng

xả khoảng 1404 triệu mét khối và hồ Thác Bà

tổng lượng xả khoảng 842 triệu mét khối Tổng

lượng xả từ 3 hồ là bao nhiêu triệu mét khối nước?

-GV gọi 1 HS lên trình bày, các HS khác nhận xét,

đánh giá, GV nhận xét, thống nhất cho điểm

- Tại sao khi xả nước ta phải phân bổ như vậy?

GV phân tích qua hậu quả nếu thiếu nước ở các

đập thủy điện

Cộng hai số nguyên âm

* Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế

-Nhiệt giai

- HS đọc đề và tóm tắt

-GV: Giới thiệu quy ước:

+ Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C

Khi nhiệt độ giảm 50C, ta nói nhiệt độ tăng -50C

Vậy: nhiệt độ buổi chiều giảm 40C, ta có thể nói

nhiệt độ tăng như thế nào? (Ta nói nhiệt độ buổi

chiều tăng -40C)

Bài 1:

Hồ Hòa Bình xả: 2721 triệu mét khối nước

Hồ Tuyên Quang xả: 1404 triệu mét khối nước

Hồ Thác Bà xả: 842 triệu mét khối nước

Tổng lượng xả từ 3 hồ là bao nhiêu triệu mét khối nước?

Giải

Tổng lượng nước xả từ 3 hồ là

2721 + 1404 + 842 = 4967 ( triệu mét khối)

2 Cộng hai số nguyên âm

Ví dụ: Nhiệt độ buổi sáng -20C + Buổi chiều nhiệt độ giảm 40C + Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều?

Trang 9

- Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều trong phòng lạnh

ta làm như thế nào?

(Ta làm phép cộng: (-2) + (-4)

- Giáo viên trình chiếu hình ảnh minh họa và giới

thiệu cách tính tổng đó trên trục số Vậy (-2) + (-4)

bằng bao nhiêu?

- Giáo viên gọi 1 HS nêu lời giải, trình chiếu kết

quả, viết lời giải lên bảng

- GV trình chiếu cho HS đọc đề và làm ?1

Nhận xét: Kết quả của phép tính a/ bằng -9 là số

đổi của của kết quả phép tính b/ là 9 ( kết quả của

phép tính a/ và phép tính b/ là hai số đối nhau)

- Từ nhận xét trên em hãy rút ra quy tắc cộng hai

số nguyên âm?

- HS phát biểu như quy tắc SGK Cho HS đọc ví

dụ GV chữa mẫu lên bảng cho HS quan sát

- GV cho HS làm ?2

GV trình chiếu đáp án, HS tự sửa bài của mình

* Tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn

công nghệ 6

- GV cho HS làm bài tập 2:

- Nhiệt độ tủ lạnh nhà An đang ở -20C Mẹ An

muốn bảo quản tôm để ăn trong khoảng 5 ngày

Giải

Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là (-2) + (-4) = -6

Bài ?1

a/ (-4) + (-5) = - 9 b/ |-4| + |-5| = 4 + 5 = 9 Nhận xét

(-4) + (-5) = - (|-4| + |-5|) = -9

Quy tắc (SGK)

Ví dụ:

(-17) + (-54) = - (17 + 54) = -71

Bài ?2

a)(+37) + (+81) = 118 b) (- 23) + (-17) = - (23 + 17) = -40

Bài tập 2:

Lúc đầu: -20 C Lúc sau: giảm 50C Lúc sau nhiệt độ tủ lạnh là bao nhiêu độ C ?

Trang 10

nên đã điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh giảm 50C nữa

theo khuyến cáo của các nhà sản xuất tủ lạnh Để

bảo quản tôm, mẹ An đã để nhiệt độ tủ lạnh là bao

nhiêu độ C?

- Muốn tính nhiệt độ tủ lạnh sau khi mẹ An điều

chỉnh ta làm thế nào?

- GV gọi HS lên bảng trình bày, cho HS khác nhận

xét, đánh giá

- Nếu để nhiệt độ không thích hợp, thực phẩm có

thể không được an toàn! GV cho HS nêu qua về

một số tác hại khi bảo quản thực phẩm không

đúng cách

* Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân

Mông Nguyên môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn

môn Giáo dục công dân lớp 6

- GV chia lớp thành 6 nhóm Nêu nhiệm vụ, phát

phiếu học tập Cho HS chơi trò chơi: Đố vui: Ông

là ai? GV trình chiếu

Tìm kết quả của các phép tính dưới đây, sau đó

viết các chữ cái tương ứng với các số vừa tìm

được vào các ô ở hàng dưới em sẽ tìm được một vị

anh hung của dân tộc ta đồng thòi là danh nhân

quân sự của thế giới

 7 + 14 U |-37| + |+15| C -17) + (-14)

T (-25) + (-15) N |-25| + 15 Q 11 + |-5|

Ô (-2) + (-3) + (-7) R (-5) + (-6) + (-7)

Giải

Mẹ An đã để nhiệt độ trong tủ lạnh là: -2 + (-5) = -7 ( độ C)

Bài 3: Trò chơi Đố vui: Ông là ai?

 7 + 14 = 21

U |-37| + |+15| = 52

C -17) + (-14) = -21

T (-25) + (-15) = -40

N |-25| + 15 = 40

Q 11 + |-5| = 16

Ô (-2) + (-3) + (-7) = -12

R (-5) + (-6) + (-7) = -18

Trang 11

-40 -18 21 40 16 52 -12 -21 -40 52 21 40

- Sau 5 phút GV cho HS trao đổi bài với nhóm

khác, chấm điểm chéo Mỗi phép tính đúng 1

điểm Giải được ô chữ xong sớm nhất được cộng 2

điểm, xong thứ hai được cộng 1 điểm, từ thứ 3

không được cộng điểm

- GV trình chiếu đáp án, hình ảnh Trần Quốc

Tuấn, giới thiệu sơ lược về ông, thu bài các nhóm

và nhận xét, thống nhất cho điểm mỗi nhóm

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS về nhà học bài

- Đọc lại SGK và vở ghi, xem lại các bài đã làm

Học thuộc các quy tắc đã học

- Làm bài tập tiết 46: 27, 28, 29, 30 SGK (75)

CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

* Tích hợp bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai, môn Vật

lý lớp 6

- GV trình chiếu ví dụ đặt vấn đề vào mục II

- Tương tự ví dụ bài học trước

Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày giảm 50C, ta có thể

nói nhiệt độ tăng như thế nào?

- Hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính trên dựa

vào trục số GV trình chiếu

- GV trình chiếu cho HS làm ?1

II CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

1 Ví dụ

Nhiệt độ buổi sáng 30C

+ Buổi chiều nhiệt độ giảm 50C + Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều?

Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều là 3 + (-5) = -2( độ C)

Bài ?1

(-3) + (+3) = 0 và (+3) + (-3) = 0

Ngày đăng: 03/03/2017, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w