Luận văn nghiên cứu về tình hình thu hút đầu tư tại các KCN và thực trang thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư tại các KCN ở Việt Nam một cách tổng hợp và có hệ thống, và để thự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
TRỊNH THU HƯƠNG
MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH -
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU CÔNG NGHIỆP VSIP BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
TRỊNH THU HƯƠNG
MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH -
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU CÔNG NGHIỆP VSIP BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS.Hồ Chí
Dũng tôi đã thực hiện luận văn“Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN
Tỉnh Bắc Ninh Nghiên cứu trường hợp KCN VSIP BẮC NINH”
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hồ Chí Dũng đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong thời gian học tập vừa qua
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanhTrường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn
Trịnh Thu Hương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn này được hình thành và phát triển
từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS.Hồ Chí Dũng Các số liệu, nội dung trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng./
Tác giả luận văn
Trịnh Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp 1
Mã số: Chuyên ngành thí điểm 1
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING XANH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ 6
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về marketing xanh và thu hút đầu tư: 6
1.2 Lý luận về marketing xanh 11
1.2.1 Khái niệm Marketing xanh 11
1.2.2 Quy trình marketing xanh 14
1.2.3 Cơ hội của doanh nghiệp áp dụng Marketing xanh 19
1.3 Những vấn đề cơ bản về thu hút đầu tư của các Khu công nghiệp 22
1.3.1 Năng lực thu hút đầu tư của các khu công nghiệp 22
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh năng lực thu hút đầu tư của các KCN 24
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN 25
2.1 Quy trình nghiên cứu 30
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 32
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 32
2.3 Xử lý dữ liệu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC KCN BẮC NINH VÀ TẠI KCN VSIP BẮC NINH 37
3.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 37
3.1.1 Khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 37
3.1.2 Kết quả thu hút đầu tư của các KCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015 40
3.2 Thực trạng hoạt động Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 44
3.2.1 Những thực hành Marketing xanh tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 44
3.2.2 Những thành tựu đạt được hoạt động marketing xanh 47
Trang 63.3 Marketing xanh trong thu hút đầu tư của Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh 49
3.3.1 Thực trạng thu hút đầu tư của KCN VSIP Bắc Ninh 49
3.3.2 Hoạt động Marketing xanh tại KCN VSIP Bắc Ninh: 53
3.3.3 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 66
CHƯƠNG 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 70
4.1 Định hướng phát triển “Marketing xanh” của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 70 4.2 Những khuyến nghị, giải pháp nhằm áp dụng marketing xanh để nâng cao năng lực thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 71
4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm- cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư 71
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương cho các KCN trên địa bàn 73
4.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đền bù, giải phóng mở rộng các KCN 75
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1 APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương
2 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
4 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
6 CSKH Chăm sóc khách hàng
7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 MNC Công ty đa quốc gia
14 VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
15 VSIP Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore
16 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 84 Bảng 3.3 Nguồn vốn đầu tư thu hút vào các
KCN Bắc Ninh giai đoạn 2011 –
2015
40
5 Bảng 3.4 Doanh thu và giá trị nộp ngân sách
nhà nước của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh giai đoạn 2013 –
2015
41
6 Bảng 3.5 Doanh thu và giá trị nộp ngân sách
nhà nước của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh so với một số KCN của các địa phương lân cận tính đến
năm 2015
42
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1 Hình 1.1 Nhãn hiệu xanh (label-eco) 11
3 Hình 3.1 Bảng phân bố các KCN tỉnh Bắc Ninh 37
4 Hình 3.2 Tỷ lệ lấp đầy của KCN VSIP Bắc Ninh giai
đoạn 2011 – tháng 6/2015
49
5 Hình 3.3 Tổng vốn đầu tư được đăng ký 50
6 Hình 3.4 Vốn đầu tư đăng ký vào KCN VISP – Bắc
Ninh so với một số KCN phía Bắc tính đến năm 2015
8 Hình 3.6 Phân loại ngành nghề kinh doanh thu hút
đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh đến tháng 6/2016 Phân loại quốc tịch các khách hàng thu hút đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh tới thời điểm Tháng 6/2016
54
9 Hình 3.7 Phân loại quốc tịch các khách hàng thu hút
đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh tới thời điểm Tháng 6/2016
56
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để đạt được mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thì phát triển KCN để thu hút đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi thế địa lý kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bổ ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện phát triển
Trên thực tế, việc thu hút đầu tư tại các KCN thường phát triển theo hướng
“nóng” Tại địa bàn các tỉnh, thu hút đầu tư để đảm bảo phát triển kinh tế đang là mục tiêu chính trong chiến lược thu hút đầu tư, trong khi đó các vấn đề về môi trường, an sinh xã hội và phát triển bền vững lại bị bỏ ngỏ Hiện tượng thu hút đầu
tư một cách ồ ạt, quá nóng, thiếu định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể, không đảm bảo sự phát triển bền vững, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, nguồn đất, nguồn nước,v v đang là một trong những vấn đề vướng mắc của các KCN Những vi phạm liên tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là tại các KCN điển hình như Vedan, Formosa, v v là hồi chuông báo động về sự phát triển công nghiệp nóng, thiếu kiểm soát chặt chẽ Do vậy, làm thế nào để có thể thu hút đầu tư theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống và môi trường tự nhiên đang trở thành một câu hỏi hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế về địa lý kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ
Trang 11chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và XVIII “Đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015” Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên mô hình phát triển các KCN và thu hút đầu tư vào các KCN vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững của các KCN Do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Nghiên cứu trường hợp tại KCN VSIP Bắc Ninh” để tìm ra những hạn chế bất cập trong chiến lược thu hút đầu tư của các KCN và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kèm theo, nhằm phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh này
Luận văn nghiên cứu về tình hình thu hút đầu tư tại các KCN và thực trang thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư tại các KCN ở Việt Nam một cách tổng hợp và có hệ thống, và để thực hiện được mục tiêu này, luận văn tiến hành trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
(i) Hoạt động thu hút đầu tư tại các KCN đang diễn ra như thế nào? Cách
vận hành marketing xanh trong thu hút đầu tư ra sao?
(ii) Đâu là những thành tựu đạt được và đâu là những vướng mắc, khó khăn
hay điểm mạnh, điểm yếu và thách thức trong việc thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Bắc Ninh
(iii) Cần làm gì để giảm thiểu những vướng mắc khó khăn và vượt qua những
thách thức để có thể vận dụng thành công marketing xanh trong thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Bắc Ninh
2 Mục đích nghiên cứu
a Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở khoa học về
Trang 12trong việc áp dụng marketing xanh để thu hút đầu tư đảm bảo phát triển bền vững các khu công nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp về việc thực hành marketing xanh một cách có hệ thống để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích này, luận văn sẽ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
(i) Luận văn áp dụng những cơ sở khoa học về Marketing xanh và năng
lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư để đánh giá tình hình thu hút đầu tư
của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
(ii) Thông qua tìm hiểu đặc điểm các KCN, đặc biệt một trường hợp điển
hình là KCN VSIP Bắc Ninh và định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, luận văn đề xuất các giải pháp về thực hành marketing xanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,
hỗ trợ công tác kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường
cho các KCN này
3 Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
b Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về hoạt động marketing xanh
trong thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015
và đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn từ 2016-2020
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động marketing xanh
trong thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và nghiên cứu điển hình tại KCN VSIP Bắc Ninh
Trang 13+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng
thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở các khía cạnh sau: đặc điểm hoạt động của các KCN, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thực trạng hoạt động Marketing xanh tại các KCN này, đánh giá đưa ra các giải pháp
“xanh” trong thu hút đầu tư cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4 Những đóng góp của luận văn nghiên cứu:
Những nghiên cứu về thu hút đầu tư vào các KCN đã đuợc thực hiện trong khá nhiều các công trình, đề tài trước đây một cách khá hệ thống Những nghiên cứu về marketing xanh và thực hành marketing xanh vốn là một nội dung mới đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nên hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách hệ thống về marketing xanh và thực hành marketing xanh cho các ngành tại Việt Nam Thêm vào đó, từ những nguồn tài liệu tham khảo và nguồn thông tin thứ cấp được tiếp cận, hiện nay tác giả vẫn chưa nghiên cứu hay tiếp cận luận văn nào hay công trình nghiên cứu khoa học độc lập nào đề cập đến vấn đề thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
Do vậy, với việc hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động thu hút đầu tư tại các KCN và phân tích thực trạng hoạt động Marketing xanh và phát triển bền vững tại các KCN, luận văn này hy vọng sẽ mang lại những đóng góp như sau:
(i) Hệ thống hoá có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về Marketing
xanh và thực hành marketing xanh tại Việt nam
(ii) Phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của
các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (iii) Đánh giá năng lực thu hút đầu tư của KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
và áp dụng marketing xanh tại các KCN này
(iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động
Marketing xanh của KCN tỉnh Bắc Ninh
(v) Đề xuất những khuyến nghị, hạn chế trong nghiên cứu và hướng mở
Trang 145 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả phân tích hoạt động marketing xanh trong thu hút đầu tư tại
các KCN của tỉnh Bắc Ninh và KCN VSIP Bắc Ninh
Chương 4: Các khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing
xanh trong thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Thống nhất với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn do đó được chia thành
4 chương Chương thứ nhất nhằm đưa ra cơ sở lý luận về marketing xanh và thu hút đầu tư vào các KCN; chương thứ hai nêu lên phương pháp nghiên cứu được sử dụng để có thể đưa ra các nhận định mang tính logics; chương thứ ba phân tích tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp và phân tích cách vận hành markeitng xanh tại KCN VSIP Bắc Ninh như một trường hợp điển hình và cuối cùng là từ những phân tích chuyên sâu về cách vận dụng marketing xanh trong thu hút đầu tư của KCN VSIP, chương cuối cùng sẽ đưa ra những kết luận và đề xuất một số giải pháp làm thế nào để có thể vận dụng thành công marketing xanh trong thu hút đầu
tư vào KCN
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ MARKETING XANH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về marketing xanh và thu hút đầu
Hoàng Đức Bình (2011) đã thực hiện nghiên cứu xu hướng phát triển marketing xanh hiện nay Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát lại cơ sở lý luận về marketing xanh và các chiến lược marketing xanh ứng dụng trong doanh nghiệp bao gồm: Xanh phòng thủ, cực xanh, hơi xanh và xanh nhạt Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việc khai thác sức mạnh của người tiêu dùng để tác động tích cực tới thay đổi môi trường vẫn là “nói dễ hơn làm”; Thiếu tiêu chuẩn và chuẩn mực thế nào là hoạt động xanh hoặc sản phẩm xanh; Thiếu sự đồng thuận của người tiêu dùng, nhà tiếp thị, các nhà quản lý và người có ảnh hưởng, đã làm chậm lại sự tăng trưởng của sản phẩm xanh
Trang 16Bùi Lan Phương (2010) đã nghiên cứu về Marketing xanh – xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp Trong nghiên cứu, tác giả nghiên cứu những lợi ích
do Marketing xanh mang lại như đem lại những cơ hội mới cho doanh nghiệp, tăng khả năng thực hiện những quy định của chính phủ; giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động Trên cơ sở những lợi ích đó đã có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng marketing xanh trong hoạt động của mình Tuy nhiên, hoạt động marketing xanh tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và nhiều doanh nghiệp vẫn còn e
dè trong việc thực hiện chiến lược marketing xanh Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của marketing xanh tại các doanh nghiệp Nguyễn Minh Phương (2015) tiến hành nghiên cứu chiến lược marketing xanh tại hệ thống siêu thị CoopMart Trong nghiên cứu tác giả đã phân tích yếu tố môi trường tác động đến hoạt động marketing xanh tại CoopMart Nghiên cứu cũng khẳng định với môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay là cơ hội rất lớn giúp cho hệ thống siêu thị CoopMart phát triển thị trường và thực hiện chiến lược marketing xanh Tiếp đó, nghiên cứu phân tích môi trường ngành và yếu tố nội bộ của công ty nhằm thực hiện đánh giá ma trận SWOT Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất chiến lược marketing là “Chiến dịch xanh bao phủ” đó là chiến dịch Coop Mart thực hiện marketing xanh ngay từ đầu vào của sản phẩm (quy trình) tới đầu ra, hành
vi mua hàng của khách hàng cũng là xanh
Nghĩa Võ (2015) thực hiện việc nghiên cứu marketing xanh và quy trình thực hiện marketing xanh tại các doanh nghiệp trong đó điển hình là Panasonic, CoopMart, Tetra Pak và Mai Linh Luận văn đã chỉ ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp khi áp dụng marketing xanh dựa trên việc phân tích các yếu
tố vĩ mô có ảnh hướng tới việc thực hành marketing xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Tuy nhiên, việc đánh giá mới dừng lại ở 4 doanh nghiệp nên cách nhìn còn chưa được toàn diện
Bên cạnh đó, vấn đề về các KCN và thu hút đầu tư của các KCN cũng được đề cập tại một số nghiên cứu, trong đó phải kể đến các nghiên cứu sau
Trang 17“Một số giải pháp phát triển các KCN Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế” – luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Long, 2012, cao học quản trị
kinh doanh quốc tế - IeMBA#3 Tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, sử dụng các kết quả điều tra, số liệu thứ cấp và sơ cấp… để nghiên cứu những vấn đề lý luận về KCN, phân tích môi trường, cách thức lựa chọn chiến lược tối ưu nhằm lựa chọn các giải pháp phát triển các KCN trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế; Khảo sát, đánh giá khái quát thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng; tác động của chúng đối với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế; Đề xuất những quan điểm, phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hiệu quả các KCN tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế
“Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động làm việc tại các KCN các tỉnh phía Bắc Việt Nam” - đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS
Trần Việt Tiến, 2008 Đề tài cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của các KCN với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung; đánh giá thực trạng tác động của các KCN tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, trong đó tập trung vào những tác động đối với người lao động làm việc tại các KCN đó; Đề xuất phương hướng và xây dựng các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình phát triển các KCN tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam
Sách tham khảo“Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển
bền vững ở Việt Nam” của tác giả Đinh Hữu Quý, NXB lao động – xã hội (2005), đi
sâu vào phân tích tác động của các cơ chế, chính sách phát triển các KCN trong cả nước đến sự phát triển bền vững của các KCN Thông qua các nghiên cứu về những tồn tại trong thực tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng mở ồ ạt quá nhiều KCN tại những địa bàn chưa được chuẩn bị kỹ, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh
về thu hút đầu tư giữa các địa phương, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được quản
lý chặt chẽ tại các KCN tác giả đề xuất các khuyến nghị về thay đổi chính sách
Trang 18Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Leo “Bài học xây dựng khu công nghiệp của các nước Châu Á “ đã nêu ra mô hình và so sánh đánh giá KCN giữa các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, và Malaysia Tác giả đã nêu bật nên được những điểm mạnh của các KCN trong đó một số các giải pháp được đưa ra để phân tích, nhằm đem lại bài học kinh nghiệm cho việc phát triển dự án KCN tại Việt Nam, trong đó, nhóm giải pháp bao gồm xây dựng cơ sở pháp lý, xác định đúng vị trí xây dựng KCN, xác định mục tiêu xây dựng KCN, những giải pháp Marketing mà các nước Châu Á đã và đang áp dụng Giải pháp Marketing cho doanh nghiệp là một trong số những đề tài được khá nhiều các chuyên gia, nghiên cứu sinh quan tâm và lựa chọn làm đề nghiên cứu của mình, điều đó được thể hiện thông qua các bài viết, đề án, hội thảo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành Nguyễn Thị Nhàn, "Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam", Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng hay đề tài “ Định hướng chiến lược Marketing cho khu đô thị Sunrise Đông Kiều của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ I&T ” của tác giả Bùi Minh Châu là đề tài nghiên cứu sự phát triển của dự án khu đô thị tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Qua bài viết, các tác giả chỉ ra tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế trong vùng Tuy nhiên, sức cạnh tranh của của Công ty vẫn chưa cao, đặc biệt là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tác giả của bài viết đã phối hợp cùng một
số cấp lãnh đạo của Công ty, cũng như phòng thương mại Việt Nam VCCI để tìm
ra những nguyên nhân tồn tại và đưa ra chiến lược Marketing nhằm khắc phục những tồn tại đó
Chương trình “Giải pháp Marketing cho thị trường Bất động sản” được tổ chức bởi công ty Cổ phần tư vấn và đào tạo Brain Mark Training là một chương trình được tổ chức rất thành công ở hai thành phố lớn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Thông qua chương trình, những người tham gia hiểu rõ hơn về bản chất
dự án Bất động sản, bao gồm khu nhà ở, tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mai,
dự án khu công nghiệp, hay các công trình công cộng khác Chương trình với sự
Trang 19tham gia của các chuyên gia, đã đi sâu vào phân tích thị trường Việt Nam trong thời
kì khủng hoảng, và giúp đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các công ty kinh doanh loại hình này có thể vượt qua khó khăn Qua đây tác giả cũng thu thập được khá nhiều các thông tin hữu ích, phục vụ cho việc nghiên cứu của mình
Nguyễn Văn Trịnh (2010), “Phát triển Khu công nghiệp ở vùng trọng điểm phía Nam”, đề tài nghiên cứu, trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh Trong bài viết này, tác giả đã tập trung nêu nên vai trò quan trọng của các khu công nghiệp, vừa giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động phía Nam, vừa tạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong vùng có tỷ trọng GDP thấp Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các KCN phía Nam, nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Trên thực tế, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá hoạt động marketing xanh của một doanh nghiệp cụ thể hay của các doanh nghiệp Việt Nam Cũng có một vài nghiên cứu đến xu hướng sử dụng marketing xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng như cách vận dụng lý thuyết về Marketing xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp Hiện chỉ có một số bài báo đơn lẻ, hay một số bài tiểu luận nghiên cứu về việc áp dụng marketing xanh trong hoạt động của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hay một số kế hoạch, định hướng phát triển của một số KCN đi liền với kiểm tra, kiểm soát hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường Tuy nhiên, dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp có thể tiếp cận được, tác giả luận văn chưa tiếp cận được với bất kỳ một luận văn hay nghiên cứu bài bản nào về hoạt động marketing xanh trong thu hút đầu tư vào các KCN Do vậy, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm kiến thức để người đọc hiểu sâu hơn về hoạt động marketing xanh trong thu hút đầu tư và việc phân tích những nghiên cứu này để làm nổi bật hơn tính mới của luận văn nghiên cứu lần này, cũng như làm nổi bật hơn tính thời sự của đề tài khi mà các vấn đề về bảo vệ môi trường tại các Khu Công nghiệp đang được quan tâm hơn bao giờ hết Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ phần nào gợi ý cho các KCN sử dụng các chiến lược marketing xanh để thu hút đầu tư hiệu quả nhất
Trang 201.2 Lý luận về marketing xanh
1.2.1 Khái niệm Marketing xanh
Có rất nhiều cách định nghĩa thế nào là Marketing, nhưng Marketing xanh thì vẫn và một khái niệm mới và chưa quen thuộc với rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực marketing Với những hiểu biết còn hạn hẹp về marketing xanh và cách thực hành marketing xanh, theo cách hiểu của hầu hết mọi người marketing xanh gắn liền với sản phẩm sạch Mọi người thường đánh đồng và sử dụng hai khái niệm này cho nhau, nhưng trên thực tế hai khái niệm này có chút khác biệt.Và để hiểu được thế nào là marketing xanh, trước hết cần phải hiểu thế nào là hoạt động Marketing
Marketing trước đây được định nghĩa là quá trình để lập kế hoạch và thực hiện việc nhận diện, định giá, quảng bá và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ để trao đổi nhằm đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức (Kotler, Keller, 2005) hoặc có thể hiểu là một hoạt động xã hội mà theo đó các cá nhân và tổ chức có thể đạt được những gì mình mong muốn và cần thông qua việc xây dựng, chào bán và
tự do trao đổi các sản phẩm và dịch vụ có giá với các tổ chức và cá nhân khác (Kotler) hoặc là cả một tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức và một quá trình xã hội (Perreault và McCarthy 2005)
Chúng ta vẫn thường thấy rất nhiều nhãn hiệu xanh (eco-lables) như ở dưới:
Hình 1.1: Nhãn hiệu xanh
Nguồn: Marketing xanh: khái niệm và xu hướng hiện nay, Đại học Hoa Sen, 2011
Trang 21Nhiều người hiểu rằng marketing xanh là một hoạt động truyền thông hay quảng cáo về những sản phẩm với một vài đặc điểm liên quan đến môi trường Một vài thuật ngữ như tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường, thân thiện với Ozon là một vài điều mà hầu như người tiêu dùng liên tưởng khi nói đến marketing xanh.Trong thực tế, marketing xanh không chỉ dừng lại ở đó mà có thể ứng dụng cho hàng tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp hay dịch vụ Chẳng hạn như trên thế giới
có rất nhiều khu nghỉ dưỡng kinh doanh “du lịch sinh thái”, hay các công ty
“chuyên nghiệp” cung cấp dịch vụ trải nghiệm thiên nhiên, các công ty thời trang tổ chức các show diễn với những bộ sưu tập làm từ chất liệu tái chế giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.(M.J Polonsky, 1994)
Từ những ngày đầu khi thuật ngữ này được sử dụng đó là “marketing sinh thái”
do Fisk đề cập đến vào năm 1974 và sau đó thuật ngữ này được nhắc đến nhiều hơn như là “marketing môi trường” hoặc “marketing sinh thái” trong hội thảo của Hiệp hội Marketing Mỹ được tổ chức vào năm 1975 Trong hội thảo này Henion và Kinnear (1976b) định nghĩa “marketing sinh thái đó là cách nghiên cứu các mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động marketing về ô nhiễm, cạn kiệt năng lượng và cạn kiệt tài nguyên phi năng lượng Định nghĩa này là một điểm khởi đầu hữu ích để hiểu rõ hơn marketing xanh, từ đó, Stanton và Futrell (1987) đưa ra định nghĩa về marketing xanh đó là tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo ra và tạo điều kiện cho bất kỳ trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người Mặc dù vậy để hiểu về marketing nói chung và marketing xanh nói riêng cần được mở rộng, bài này chỉ nói về thuật ngữ marketing xanh đối với các chiến lược quảng bá cho các sản phẩm bằng cách sử dụng cam kết môi trường thực tế thực hiện của một công ty
Công ty đầu tiên nói về marketing xanh đó là công ty Kem Ben & Jerry đã công bố báo cáo tài chính với rất nhiều quan ngại về tác động môi trường được giới thiệu lần đầu điên trong các báo cáo về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) vào những năm 1980 Sau đó, vào năm 1987, thuật ngữ phát triển bền vững đã được
Trang 22giới thiệu như trong cuộc họp “các nhu cầu của hiện tại không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của chúng”, điều này dẫn đến suy nghĩ đầu tiên về tính bền vững trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc Hai sự kiện quan trọng này đã tạo ra làn sóng cho việc xuất bản những cuốn sách về marketing xanh (Ken Peattie, 1992 và Jacquelyn Ottman, 1993).Trong những năm sau năm 2000, một làn sóng thứ 2 của marketing xanh nổi lên.Đến bây giờ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và Triple Bottom Line (TBL) đã trở nên phổ biến Ví dụ như các ấn phẩm của Liên Hợp Quốc năm 2005, sau đó trong năm 2006, một cuốn sách của Al Gore và báo cáo Stern của Anh đã đưa ra các lập cứ môi trường khoa học để rộng rãi công chúng có thể hiểu một cách dễ dàng Kiến thức này đánh giá những tác động chuyển dịch sang một nền kinh tế toàn cầu carbon thấp và tiềm năng của các cách tiếp cận khác nhau Đây là làn sóng mới của Marketing xanh khác với làn sóng đầu tiên ở nhiều khía cạnh Đây là điều tò mò cho rằng Marketing xanh của làn sóng thứ nhất sau một cuộc suy thoái kinh kế, trong khi đó Marketing xanh của làn sóng thứ 2 lại đến trước khi cuộc suy thoái toàn cầu mà được biết đến đó là “Tín dụng Crunch” Điều khác biệt này có thể quan trọng ở chỗ nó có thể cho thấy rằng marketing xanh là ở đây Khái niệm marketing xanh tuyên bố, trong số những thứ, ít sử dụng, tái chế và tránh lãng phí, đấy chỉ là một trong số những cách phản ứng xã hội ở thời kỳ suy thoái (xem Bradley 2003 cho 6 chiến lược markeing)
Mặc dù, theo Peattie (2001), marketing xanh cũng tiến hóa theo thời gian, từ đó
nó phát triển theo 3 giai đoạn bao gồm “sinh thái”, “môi trường” và “bền vững” Trong giai đoạn marketing xanh sinh thái, toàn bộ các hoạt động marketing được cung cấp để giải quyết các vấn đề môi trường trong khi ở giai đoạn môi trường, nó tập trung hơn vào công nghệ sạch mà khởi xướng và thiết kế các sản phẩm sáng tạo
để tiếp tục lo ngại ô nhiễm và rác thải Giai đoạn cuối cùng – giai đoạn bền vững được làm nổi bật vào cuối những năm 1990 các mối quan tâm nhiều hơn về tổng thể
và tính bền vững của một chiến lược marketing xanh
Trang 23Rõ ràng, marketing xanh là một phần thiết yếu của chiến lược công ty tổng thể (Menon & Menon, 1997) vì sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng trên toàn thế giới về bảo vệ môi trường, họ cho rằng marketing xanh là một trách nhiệm
và bền vững xã hội của công ty khi họ bán các sản phẩm và dịch vụ của mình Bản thân công ty có thể hưởng lợi bằng cách tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ với đầu vào môi trường có thể giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường mới để tăng tính bền vững lợi nhuận của họ và tận hưởng những lợi thế cạnh tranh so với các công ty không quan tâm đến bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, trong các định nghĩa về Marketing xanh, luận văn thiên về định nghĩa của Welford (2000) về marketing xanh là quá trình quản trị với nhiệm vụ xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và xã hội theo cách sinh lời và bền vững Bởi lẽ định nghĩa này nêu bật được mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp khi áp dụng marketing xanh, theo đó, đảm bảo sinh lời theo cách bền vững
là mục tiêu quan trọng nhất
1.2.2 Quy trình marketing xanh
1.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng sản phẩm xanh
Cũng giống như marketing, quy trình marketing xanh cần được thực hiện từ giai đoạn nghiên cứu thị trường và chuẩn bị sản phẩm Giai đoạn chuẩn bị này bao gồm các hoạt động thu thập thông tin dữ liệu, định vị và phát triển sản phẩm xanh Đây là một quá trình phức tạp nhưng đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính: thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm
Bước 1: Thiết kế
Trong khâu thiết kế sản phẩm doanh nghiệp cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction- giảm thiểu vật liệu và nhiên liệu đầu vào Reuse- tái sử dụng và Recyling- tái chế) Bên cạnh những đặc điểm chính của sản phẩm, doanh nghiệp
Trang 24cần đổi mới sao cho sản phẩm có đặc điểm khác vừa thân thiện với môi trường vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm thực sự xanh hơn các sản phẩm cùng loại Tuy nhiên, việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm xanh luôn thay đổi bởi lẽ vấn đề bảo vệ môi trường là cả quá trình liên tục Doanh nghiệp không thể chỉ tạo ra một vài thay đổi rồi dừng lại mà phải liên tục đổi mới, sáng tạo và theo dõi những thay đổi trong kiến thức để có thể bắt kịp với xu hướng của thị trường nói chung và khách hàng nói riêng Doanh nghiệp cần phải tập trung vào yếu
tố xanh của sản phẩm.Đây có thể xem như công đoạn khá khó khăn với doanh nghiệp vì phải đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) để tạo cho sản phẩm tính năng mới và thân thiện với môi trường
Bước 2: Sản xuất
Việc áp dụng công nghệ mới cho việc xử lý chất thải, khí thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường và lắp đặt trang thiết bị hiện đại là hướng đi có lợi lâu dài cho doanh nghiệp.Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả
Sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là một phương thức kinh doanh thông minh với doanh nghiệp.Đây là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tạo ra giá trị gia tăng Việc này có thể thực hiện bằng cách mua sắm các thiết bị và vật dụng văn phòng tiết kiệm điện, cung cấp các gợi ý và hướng dẫn tiết kiệm năng lượng cho nhân viên đồng thời tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế
Bên cạnh vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng thì doanh nghiệp cũng cần sử dụng tiết kiệm nước.Hiện nay, nguồn tài nguyên nước đang dần trở nên khan hiếm nên việc sử dụng tiết kiệm nước là rất cần thiết.Nó không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này mà còn giúp giảm thiểu chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lý nước.Doanh nghiệp có thể tiết kiệm nước bằng cách sử dụng
Trang 25các công nghệ tốt nhất cũng như các thiết bị tiết kiệm nước, thường xuyên kiểm tra
hệ thống dẫn nước và các thiết bị vệ sinh để tránh rò rỉ đồng thời giảm thiểu tối đa nước thải ô nhiễm
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp sản phẩm đều áp dụng” sản xuất sạch hơn” Tuy nhiên, sản xuất sạch hơn không phải giống như xử lý cuối đường ống, ví
dụ như xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn mà đồng nghĩa với việc giảm sử dụng nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường Nó không chỉ giúp doanh ngiệp chủ động đáp ứng và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường ngày càng cao của các cơ quan chức năng mà còn nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, nhờ đó đem lại lợi ích cao hơn.Việc đánh giá và lượng hóa các tác động đến môi trường trong từng khâu sản xuất bao gồm cả sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào và đầu ra sau khi sản phẩm hết thời gian sử dụng hữu ích là cần thiết để doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể đồng thời có số liệu làm bằng chứng
Bước 3: Đóng gói
Với khâu đóng gói, doanh nghiệp cần sử dụng loại bao bì không gây độc hại
và có thể tái chế.Điều này về lâu dài còn có thể làm giảm chi phí cho doanh nghiệp
Không những vậy, bao bì sản phẩm nếu được chứng nhận và dán nhãn sinh thái sẽ chứng tỏ được ưu điểm thân thiện với môi trường và thu hút với người tiêu dùng
1.2.2.2 Giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường
Đây là giai đoạn rất quan trọng bởi vì nó trực tiếp liên quan đến người tiêu dùng Sau khi thực hiện cải tiến sản phẩm, dịch vụ xanh, một bài toán khó mà doanh nghiệp phải đối mặt lại là làm thế nào khiến sản phẩm có sức hấp dẫn với người tiêu dùng chứ không phải đơn thuần là có giá trị với môi trường Do vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm nhằm vào thị
Trang 26trường mục tiêu đã được phân tích kỹ trước đó Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước ấn định “mức giá xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh”, xúc tiến thương mại xanh, xây dựng “hình ảnh xanh”
Ấn định mức giá xanh
Sau khi hoàn thành sản phẩm, điều mà doanh nghiệp cần lưu ý là vấn đề giá
cả Trong khi một số khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm xanh thì phần lớn lại cho rằng giá cả chi phối phần lớn đến quyết định mua hàng của họ Nếu sản phẩm vừa tốt cho môi trường lại vừa phù hợp với túi tiền sẽ được họ ưu tiên lựa chọn Các nghiên cứu gần đây cho thấy khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn 5-10% cho sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường Vì vậy, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần tham khảo đối thủ cạnh tranh và điểu chỉnh mức giá phù hợp cho sản phẩm xanh của mình Mặc dù về lâu dài, marketing xanh có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động nhưng ở những bước đầu tiên khi áp chiến lược marketing xanh, với việc sử dụng công nghệ hiện đại, giá cả sản phẩm sẽ tăng lên so với trước Chính vì vậy, doanh nghiệp cần ấn định mức giá hợp lý, đồng thời áp dụng chính sách xúc tiến bán hàng để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
Thiết lập các kênh “phân phối xanh”
Việc lựa chọn hình thức phân phối hàng hóa cũng có tác dụng đáng kể đến chiến lược marketing xanh của doanh nghiệp.“Phân phối xanh” cũng đồng nghĩa với việc quản trị logictics để cắt giảm phát thải trong quá trình vận chuyển, thông qua đó giảm dấu chân cacbon.Chi phí vận tải và hậu cần là vấn đề nên được các doanh nghiệp chú trọng.Trong tình hình hiện nay, khi giá cả bất ổn, lạm phát tăng cao, tình hình chiến sự tại các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn dẫn đến chi phí xăng dầu cho vận chuyển tăng đáng kể.Để khắc phục tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã thiết kế lại khâu đóng gói với trọng lượng nhẹ hơn và khả năng tái chế cao hơn nhằm giảm thiểu chất thải và giá thành Ở một vài nước, chính phủ còn
Trang 27thông qua đạo luật cho các nhà sản xuất thu hồi lại sản phẩm khi kết thúc vòng đời
sử dụng hữu ích của nó hay còn gọi là “hậu cần ngược” Trong đó, Đức được coi là quốc gia đầu tiên áp dụng “hậu cần ngược” đối với hàng điện tử, ô tô và các ngành công nghiệp đóng gói
Để thực hiện một chiến lược marketing xanh hoàn hảo, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng đắn thời gian và địa điểm để tạo ra sự ảnh hưởng với khách hàng mục tiêu của mình.Hiếm có khách hàng nào muốn thay đổi thói quen tiêu dùng để mua sản phẩm xanh chỉ vì lợi ích xanh của nó Vì vậy, những người làm marketing xanh khi giới thiệu sản phẩm cần biết cách định vị nó sao cho không chỉ thu hút khách hàng xanh ở thị trường “ngách”
Một địa điểm phù hợp nên có sự thống nhất với hình ảnh của doanh nghiệp.Chính nhờ lợi thế vị trí đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh riêng.Không chỉ vậy, địa điểm phù hợp cũng cần khác biệt với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể đạt được bằng những hình thức xúc tiến thương mại ngay tại cửa hàng trưng bày, hoặc tạo cách bài trí bắt mắt, lạ trên cơ sở sử dụng những vật dụng tái chế nhấn mạnh vào tính thân thiên với môi trường và những lợi ích khác của sản phẩm
Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại theo định hướng “xanh” bao gồm việc thiết lập các công cụ như PR, quảng cáo, website, hội thảo và diễn đàn Các nhà marketing xanh có thể thu hút khách hàng dựa trên hiệu suất sản phẩm, chi phí tiết kiệm được, yếu tố sức khỏe và tiện dụng, thân thiện với môi trường Doanh nghiệp
có thể tăng nhận thức của người tiêu dung dùng bằng cách truyền bá rộng rãi thông điệp “xanh”của sản phẩm thông qua các kênh truyền thống hay các mạng xã hội Có
ba loại quảng cáo xanh là:
Trang 28- Những quảng cáo nhằm đến mối quan hệ giữa sản phẩm hay dịch vụ với môi trường lý sinh
- Những quảng cáo thể hiện hình ảnh có trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp
1.2.3 Cơ hội của doanh nghiệp áp dụng Marketing xanh
Nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm và dịch vụ xanh đã tao ra cơ hội không nhỏ cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao thị phần và lợi thế cạnh tranh, đồng thời cải thiện hình ảnh “doanh nghiệp xanh”
Marketing xanh giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận:
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, dầu khí và năng lượng điện đều có hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cũng như kỳ vọng của người tiêu dụng Ví dụ như đa phần các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đều có kiểm toán môi trường hàng năm và hệ thống tái chế chất thải hay công nghệ tiết kiệm năng lượng Về lâu dài chúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận
Các phiếu điều tra đều chỉ ra rằng người tiêu dùng sẽ luôn sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phầm xanh Tuy nhiên, những người tiêu dùng còn hoài nghi lại cần có những bằng chứng thực tế về sự đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ mới, nguyên vật liệu đặc biệt và chi phí ban đầu khá cao khi giới thiệu sản phẩm xanh Nguyên tắc cơ bản của marketing xanh là một khi doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng cả về việc thỏa mãn nhu cầu và đảm bảo sự tương hợp với môi trường, họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh, Điều này sẽ dẫn đến doanh thu sản phẩm tăng (Hương 2010)
Trang 29Sản xuất sản phẩm có hiệu quả với môi trường còn giúp giảm lượng phế thải, ít
sử dụng nguyên vật liệu thô hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống và tiết kiểm năng lượng Interface- hãng sản xuất thảm lớn nhất thế giới đã tiết kiệm được hơn 35 triệu USD vào cuối năm 1997 nhờ áp dụng quá trình sản xuất cải tiến được đưa ra bởi những nhân viên được đào tạo về hệ thống quản lý môi trường Công ty này đã đưa ra những chương trình đào tạo về môi trường cho nhân viên Nhờ đó, công ty hiện nay đã sản xuất thảm nylon bằng một trăm phần trăm vật liệu công nghiệp tái chế, giảm tiêu hao năng lượng, giảm lượng phế phẩm của chỉ từ trụ sợi xuống 75% Như vậy có thể nói doanh nghiệp áp dụng quy trình marketing xanh trong sản xuất, chi phí sản xuất sẽ giảm đi đáng kể
Bên cạnh đó, những lợi ích tăng thêm từ marketing xanh còn giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác Nó cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn để tái sản xuất
Marketing xanh giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh:
Ngày nay, thời đại cạnh tranh với sự gia nhập không ngừng của các doanh nghiệp ví như một đại dương đỏ Do vậy, để thành công và tồn tại trên thương trường, doanh nghiệp cần có lợi thế cạnh tranh riêng Nguồn của lợi thế cạnh tranh
có thể là sự khác biệt hóa sản phẩm hay sản xuất với chi phí thấp và mục tiêu hướng đến có thể là quy trình sản xuất hoặc sản phẩm và dịch vụ
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đạt được nhờ hiệu quả kinh tế, tức
là giảm chi phí dựa trên việc tăng năng suất trong quá trình sản xuất và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đến môi trường Còn với những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, họ luôn muốn người tiêu dùng và công chúng nhận biết
sụ nỗ lực của mình trong quá trình tạo ra sản phẩm xanh dựa trên sự khác biệt hóa trong quá trình sản xuất, Theo đó, sự khác biệt hóa với sản phẩm và dịch vụ nhờ cải tiến công nghệ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường cũng khiến đổi thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước thương hiệu xanh của doanh nghiệp Với những sản
Trang 30phẩm và dịch vụ thuộc thị trường ngách, đây lại là lợi thế rất ưa chuộng mẫu mã hay sự cải tiến công nghệ của sản phẩm Tóm lại các công ty khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể đạt được lợi thế cạnh tranh từ marketinh xanh
Ví dụ bóng đèn Philip đã phát minh ra công nghệ đèn chiếu sáng compact hoàn toàn khác biệt với những bóng điện đỏ tiêu tốn nhiên liệu trước đây Tập đoàn Wellman đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang tái chế chất dẻo để thống trị thị trường sợi polveste được làm từ vỏ chai coca nhựa Những nguyên liệu tái chế này giúp hãng Wellman giảm chi phí sử dụng những tấm nhựa thông thường xuống 60%, đồng thời giảm bớt lượng khí CO2 và SO2 ra môi trường Như vậy sản phẩm sợi Ecospun của Wellman vừa có lợi thế về chi phí thấp do sử dụng nguyên liệu tái chế, vừa giảm được các chi phí liên quan đến xử lý chất thải ra môi trường
Marketing xanh giúp doanh nghiệp nâng cao thị phần:
Thị phần của doanh nghiệp là phần trăm tương đối thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm giữ Như vậy, nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn nghĩa là
vị thế cạnh tranh của nó càng cao, đồng nghĩa với doanh thu và lợi nhuận tăng đáng
kể Trong marketing xanh, một khi sản phẩm của doanh nghiệp vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, thì lòng trung thành của họ
sẽ gắn chặt với thương hiệu Những thương hiệu lớn trên thị trường như Procter& Gamble, McDonald’s và Compaq đều không ngừng nỗ lực để tạo ra dòng sản phẩm xanh nhất để phù hợp với hình ảnh của mình Vì dụ điển hình như thương hiệu bột giặt Tide không chứa phospate mà thay bằng công nghệ tẩy sinh học và được đóng trong những chiếc chai tái chế Thử quan sát những túi giấy đựng thức ăn và giấy lau của McDonald’s đều làm bằng vật liệu tái chế hay chiếc máy tính có logo chứng nhận “Energy Star” do cục bảo vệ môi trường Mỹ công nhận tính năng tiết kiệm năng lượng, đều đem lại thị phần cho các hãng này Như vậy, việc áp dụng chiến
Trang 31lược marketing xanh sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo dựng giá trị và nhân cách cho thương hiệu của doanh nghiệp
1.3 Những vấn đề cơ bản về thu hút đầu tƣ của các Khu công nghiệp
1.3.1 Năng lực thu hút đầu tư của các khu công nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm của khu công nghiệp
Trong lịch sử phát triển kinh tế, từ những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nước
ta đã thành lập khá nhiều KCN theo mô hình Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía Bắc như: KCN Thượng Đình, Yên Viên - Đức Giang (Hà Nội), KCN Thái Nguyên (Thái Nguyên), KCN Việt Trì (Phú Thọ) Các KCN này ra đời
là kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ nhưng có vị trí khá gần nhau Về tổ chức quản lý, do không có cơ chế quản lý hành chính của chính quyền trên địa bàn nên công tác quản lý lộn xộn, thiếu trật tự; trong khu vực nhà máy, xí nghiệp có đủ cả các công trình phục vụ sinh hoạt như: Nhà ở, nhà trẻ, bệnh
xá, cơ sở dịch vụ… gây ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ của người dân bên trong và xung quanh các KCN, ảnh hưởng đến tính bền vững KCN
Do không có ranh giới địa lý rõ ràng nên về khái niệm, các KCN trước đây thường được hiểu là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định
về KCN, KCX và KKT thì KCN được xác định là: “Khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”
Như vậy, so với Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, Nghị định mới đã lược bớt quy định về việc KCN, KCX không có dân cư sinh sống trong khái niệm
về KCN Nghị định 29/2008/NĐ-CP cũng qui định một số khái niệm khác bao gồm:
KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này KCN, KCX được gọi chung là khu công nghiệp, trừ truờng hợp quy định cụ
Trang 32thể
Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu
hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong KCN
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCX hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN, KKT
Quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT trên phạm vi cả nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Có thể phân loại KCN nằm trong phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định 29/2008/NĐ-CP thành hai nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Các KCN mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở
Việt Nam (hiện nay có trên 200 khu)
Nhóm 2: Khu chế xuất (ở Việt Nam hiện có 3 KCX là: Tân Thuận, Linh Trung
1 và Linh Trung 2)
Từ các phân tích trên và thực tế quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam, có
thể hiểu một cách tổng quát về KCN như sau: “KCN là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động, được thành lập theo quy định của Chính phủ Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp công nghệ cao”
1.3.1.2 Bản chất của năng lực cạnh tranh của các khu công nghiệp
Như đã nói ở trên, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh, từ góc độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành hay của quốc gia Điều này kết hợp với cách hiểu về KCN, KCN có thể xem khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong khu vực có ranh giới xác định sử dụng chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Nó không chỉ dừng lại ở phạm vi
Trang 33một doanh nghiệp mà gồm nhiều doanh nghiệp trong một tổng thể Bởi vậy, trong nội dung luận văn này, tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh của các KCN tương đương với năng lực cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp
Từ đó, năng lực cạnh tranh của KCN được hiểu là tổng hợp khả năng thu hút đầu tư thông qua các hoạt động sản xuất - kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN nhằm duy trì, mở rộng thị phần các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thuộc KCN đó, được tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế so với các doanh nghiệp trong KCN khác Năng lực cạnh tranh của KCN được phản ánh bằng các tiêu chí hay chỉ tiêu khác nhau (Lâm, 2006), bao gồm: tỷ lệ lấp đầy các KCN; nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN (đặc biệt là vốn FDI); suất đầu tư; số lượng công ăn việc làm của người lao động được giải quyết nhờ có KCN
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh năng lực thu hút đầu tư của các KCN
Tỷ lệ lấp đầy các KCN: chỉ số này được đo bằng tỷ lệ giữa diện tích đất KCN
đã cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuê và tổng diện tích đất có khả năng cho thuê của KCN Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ thành công về thu hút đầu
tư của KCN và so sánh giữa KCN này với các KCN khác trong việc khai thác, sử dụng đất đai Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống
Tất nhiên tỷ lệ lấp đầy không thể đạt cao ngay từ đầu mà nó phải được đánh giá theo từng giai đoạn Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng kết cấu hạ tầng kéo dài khoảng 3-4 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút đầu tư và hoàn thiện thủ tục với mục tiêu là thu hút nhanh chóng các nhà đầu tư vào KCN để “làm sống” KCN, thu hồi chi phí xây dựng, tạo lập việc làm cho người lao động Kinh nghiệm quốc tế cho thấy thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng có thể kéo dài khoảng 15 – 20 năm, vì vậy nếu sau 10 – 15 năm mà “tỷ lệ khoảng trống” trong KCN vẫn còn cao thì xem như KCN này không có hiệu quả và không có năng lực cạnh tranh
Trang 34Tỷ lệ diện tích đƣợc lấp đầy (%) = Tổng diện tích KCNđã cho thuê (ha)
Tổng diện tích đất KCN(ha)
Nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN (đặc biệt là vốn FDI): Tổng số vốn
đầu tư là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau
Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất công nghiệp giữa các KCN có diện tích khác nhau Bởi vậy, để đánh giá chính xác hơn nội dung này ta có thể dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ
đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xác hơn
Tỷ lệ vốn đầu tƣ (triệu USD/ha) = Tổng vốn đầu tƣ (triệu USD)
Tổng diện tích đất CN(ha)
Suất đầu tư : Tổng số dự án đầu tư trong mỗi KCN nhằm xác định số dự án
được đầu tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó còn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau
Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hoàn toàn đánh giá được quy mô KCN cũng như hiệu quả khai thác KCN nếu như các dự án đầu tư trong KCN là những dự
án nhỏ
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN
a Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành
mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các KCN Vì thế, các KCN phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, khuynh
Trang 35hướng và hàm ý chiến lược của nó Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty
có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất – kinh doanh, chúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các KCN Cần phải quan tâm đến các cơ hội và đe dọa liên quan đến các xu hướng chính của biến đổi môi trường tự nhiên như: sự khan hiếm về các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu; mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng; chi phí về năng lượng ngày càng tăng; sự
can thiệp của chính quyền trong quản lý các nguồn tài nguyên
Môi trường công nghệ - kỹ thuật: Các thay đổi công nghệ đã tác động lên nhiều
bộ phận của xã hội Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới Sự thay đổi công nghệ tạo ra cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp Tác động quan trọng nhất của sự thay đổi công nghệ là nó có thể tác động
lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành
Môi trường chính trị và pháp luật: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh
tới khả năng cạnh tranh của các KCN Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật
và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của Nhà nước Môi trường chính sách thông thoáng tạo cơ hội thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài vào các KCN, nhằm phát triển các KCN qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành
Khả năng thị trường trong nước: Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu
tư vào các KCN là tận dụng thị trường của nước chủ nhà Sản phẩm tiêu thụ được ở thị trường trong nước là yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trước hết là thị trường tiêu thụ hàng hóa Với dân số đông như nước ta, hàng hóa sản xuất trong nước còn kém cả về số lượng và chất lượng, tạo ra cho các công ty nước ngoài một thị trường rất lớn về sản phẩm hàng hóa Sức hút đối với các KCN về mặt thị trường thường được tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, tập trung nhiều
Trang 36thành phố lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ Ngoài sức hút về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì sức hút về thị trường lao động rẻ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Đối với các công ty xuyên quốc gia, sức hút về giá nhân công
rẻ tại các nước là một động lực quan trọng thôi thúc phát triển các KCN Nhờ đầu tư vào các KCN ở các nước có nguồn lao động rẻ
b Môi trường nội tại
Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN: Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự
phát triển bền vững về kinh tế của các KCN Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng
bộ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp Cơ sở
hạ tầng KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN
Với hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất phải đầy đủ, hệ thống cung cấp nước đầy đủ và hiện đại, bền vững để các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao Hệ thống cống thoát nước phải được quy hoạch đồng bộ có tính toán lâu dài Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựng nhằm giải quyết các loại chất thải của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm Tất cả phải được xây dựng từ khi quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng Do đó, cơ sở hạ tầng của KCN cần phải được quy hoạch và xây dựng hết sức vững chắc ngay từ lúc khởi công xây dựng KCN, vì sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vào sản xuất thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém
Chất lượng các dịch vụ trong KCN: Là chất lượng cung cấp điện, cung cấp
nước, xử lý chất thải trong KCN Kèm theo là các loại dịch vụ về y tế, giải trí, thông tin liên la ̣c , ngân hàng, nhà ở, nhà ăn…Chất lượng cung cấp điện và nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thì nguồn điện phải được cung cấp đầy đủ, điện yếu và không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất của máy móc
Trang 37Tổ chức quản lý điều hành các KCN: Nhằm tạo điều kiện và thu hút các nhà
đầu tư đầu tư vào các KCN với mục đích phát triển KCN theo hướng bền vững về mặt kinh tế, ban quản lý KCN cần phải họat động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ Điều đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Sự phân cấp giao quyền quản lý của cấp trên cho Ban quản lý đến thời gian và thủ tục cấp phép
- Sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý KCN với các cơ quan đóng trong địa phương
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổ chức hành chính
- Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý KCN Khả năng chủ động đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các biện pháp khuyến khích thu hút đầu
tư vào các KCN của từng Ban quản lý
Công tác quy hoạch và tính phù hợp của các khu công nghiệp với các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nội dung của công tác quy hoạch KCN là phải luận chứng rõ ràng mục tiêu phát triển các KCN, tiến độ thời gian thực hiện mục tiêu đó và sự phân bố các KCN theo vùng, lãnh thổ… Nếu việc quy hoạch KCN có chất lượng và ổn định, thì quá trình phát triển sẽ cho phép tập trung nguồn lực theo những hướng ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải, tràn lan gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu và lãng phí nguồn lực Hơn nữa, quy hoạch theo lãnh thổ tốt sẽ cho phép đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài đồng bộ, đồng thời, góp phần phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo lãnh thổ
Công tác quy hoạch là vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp Để quy hoạch đáp ứng được các yêu cầu của quá trình phát triển cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu
tố mà trước hết là nhu cầu thị trường Việc quy hoạch các KCN cần phải dựa trên khả năng thu hút vốn đầu tư bởi lẽ các nhà đầu tư chính là các khách hàng tiềm năng của KCN Khi đánh giá nhu cầu đầu tư cần phải xem xét đầy đủ các khía cạnh như khả năng thanh toán của khách hàng, mức giá dự kiến, các yêu cầu về chất
Trang 38lượng dịch vụ Những khu vục ít hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài thì đối tượng chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước với quy mô tương đối nhỏ, tiềm năng tương đối hạn hẹp Các KCN ở khu vực này phải được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng những đặc điểm đó để sao cho giá thuê đất ở mức thấp nhất có thể với chất lượng cơ sở hạ tầng chấp nhận được
Bên cạnh đó, quy hoạch các KCN phải đảm bảo tính đồng bộ Quy hoạch xây dựng các KCN phải gắn liền với quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, phát triển các khu đô thị nhằm đảm bảo ổn định cho người lao động làm việc trong các KCN
Mặt khác, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phân bố về không gian và quy hoạch về sử dụng đất Việc kết hợp này phải được thể hiện một cách chi tiết trình tự ưu tiên phân bố các KCN ở những khu vực có chất lượng đất ít phù hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp nhất là những vùng có mật độ dân cư thưa nhằm đảm bảo mục tiêu tiết kiệm đất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống người dân bị thu hồi đất Dựa trên việc phân tích các khung lý thuyết và các nội dung liên quan đến marketing xanh và thu hút đầu tư, chúng ta nhận thấy, hiện nay việc thu hút đầu tư đang được thực hiện một cách rầm rộ, song đó chưa phải là đầu tư có chọn lọc Chính vì vậy, việc vận dụng thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư nếu được thực hiện một cách bài bản sẽ giúp giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Việc thực hành marketing xanh vốn chưa được chú trọng trong việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm ở nhiều doanh nghiệp, song với các KCN, khi sản phẩm là đất dùng để thu hút đầu tư, thì việc đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh gây ô nhiễm cần phải được đề cao hơn bao giờ hết
Trang 39CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu về tình hình thu hút đầu tư tại các KCN và thực trạng thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư tại các KCN ở Việt Nam một cách tổng hợp và có hệ thống, để trả lời cho các cầu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra Trên
cơ sở đó, hướng tiếp cận của nghiên cứu là thông qua việc phân tích tình hình thu hút đầu tư hiện tại của các KCN và cách vận dụng marketing xanh trong thu hút đầu
tư hiện tại để đánh giá được hoạt động marketing xanh đã được chú trọng tại các KCN hay không? Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN dựa trên thực hành Marketing xanh nhằm đảm bảo việc thu hút đầu tư mang tính bền vững cũng như đảm bảo yếu tố
“xanh” và bảo vệ môi trường của các KCN
2.1 Quy trình nghiên cứu
Xuất phát từ vấn đề của KCN Bắc Ninh, mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã được xác định Quy trình nghiên cứu được diễn ra các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu:
Marketing xanh là một loại chiến lược đã được ra đời từ lâu và được thực hiện rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, tại Việt Nam marketing xanh vẫn là khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè trong việc thực hiện chiến lược này Do đó, việc nghiên cứu về Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN là một vấn đề hết sức cấp thiết có ý nghĩa
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và là vấn đề vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập
Bước 2: Lược khảo tài liệu
Tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến marketing xanh và thu hút đầu tư cũng như cách vận dụng thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư
để xác định được khoảng trống nghiên cứu Đồng thời lược khảo các tài liệu liên
Trang 40quan đến đề tài để xác định cơ sở lý thuyết về marketing xanh, thu hút đầu tư tại các KCN và tình hình thực hành marketing xanh tại các KCN
Bước 3: Tác giả tiến hành phân tích thực trạng thu hút đầu tư và thực hiện chiến
lược marketing xanh của các KCN tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt từ KCN VSIP Bắc Ninh
Bước 4: Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn khi
thực hiện chiến lược marketing xanh tại các KCN, tác giả sẽ đưa ra những nhân tố tác động tới việc thực hành marketing xanh cũng như những cơ hội, thách thức cho các KCN khi thực hiện marketing xanh
Bước 5: Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thực hành marketing xanh
trong thu hút đầu tư của các KCN
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Lƣợc khảo tài liệu
Cơ sở lý thuyết về marketing xanh và tình hình thu hút đầu tư tại các KCN
Xác định vấn đề nghiên cứu
Marketing xanh trong thu hút đầu tư tại các KCN tại Việt Nam
Phân tích thực trạng thu hút đầu tư
tại các KCN ở Việt Nam
Phân tích tình hình áp dụng marketing xanh trong thu hút đầu tư tại các KCN tại Bắc Ninh
Phân tích các nhân tố tác động, đồng thời các cơ hội và thách thức cho các KCN
của tỉnh Bắc Ninh khi thực hiện marketing xanh
Một số kiến nghị giúp nâng cao thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư của
các KCN của tỉnh Bắc Ninh và KCN VSIP Bắc Ninh