Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn được đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Thanh Thủy
Trang 4MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU
1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại 6 1.1.1 Khái niệm chất thải nguy hại 6 1.1.2 Sự cần thiết quản lý chất thải nguy hại 9 1.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu
1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và quản lý chất thải nguy hại
trong khu công nghiệp 11 1.2.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu
1.2.3 Đặc điểm của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vai
trò của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu
1.3 Nội dung pháp luật quản lý CTNH trong KCN và các nguyên
tắc của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại 17 1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý chất thải nguy hại
1.3.2 Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về
quản lý chất thải nguy hại 21
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 26
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam 26 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành pháp luật về quản lý chất thải
2.1.2 Kết quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại 27 2.1.3 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 32 2.2 Thực trạng các qui định của pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại trong khu công nghiệp 40 2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý CTNH trong
2.3.1 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam 46 2.3.2 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải nguy
2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại 57
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở
3.1 Định hướng hoàn thiện 63 3.2 Kiến nghị hoàn thiện 66 3.3 Giải pháp hoàn thiện 69 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 69 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 73
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Kí hiệu viết tắt Nguyên nghĩa Ghi chú
1 CTR Chất thải rắn
2 CTNH Chất thải nguy hại
3 ĐTM Đánh giá tác động môi trường
4 KCN Khu công nghiệp
5 KTTĐ Kinh tế trọng điểm
6 KCX Khu chế xuất
7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
8 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
9 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam 28
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất
Vấn đề chất thải nguy hại nói chung và quản lý chất nguy hại nói riêng đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp hiện đang là vấn đề bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng
và phát triển nhanh chóng, một phần đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh
tế của đất nước, mặt khác tạo ra một số lượng lớn các loại chất thải, trong đó
có một lượng đáng kể chất thải nguy hại và đặc biệt là chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ quy mô nhỏ đến ảnh hưởng quy mô rộng lớn và tác động xấu tới sức khỏe, đời sống con người và chất lượng môi trường chung
Trước những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường cả về mặt lý luận và thực tiễn Chính vì vậy tôi lựa
chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp luôn là
đề tài nóng trong những nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt
Trang 92
Nam Đã có một số luận văn, những bài báo viết về các vấn đề liên quan đến pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam như:
- Giáo trình “Quản lý chất thải nguy hại” của Trịnh Thị Thanh,
Nguyễn Khắc Linh Nhà xuất bản năm 2005;
- “Tính toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải nguy hại” của Nguyễn Thị Mỹ
Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào - Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG HCM năm 2009;
- Báo cáo khoa học “Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển chất thải
rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cho các khu công nghiệp tại Thành phố HCM”, năm 2012;
- Luận án “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt dộng
làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay” của TS Lê Kim Nguyệt năm 2014;
- Sách chuyên khảo của PGS.TS Doãn Hồng Nhung và Ths Nguyễn Thị Bình “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam” năm 2016
Trong bối cảnh Luật bảo vệ môi trường năm 2014 mới có hiệu lực thi
hành, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
trong khu công nghiệp ở Việt Nam”, đề tài này có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với cuộc sống con người khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Lựa chọn đề tài này là tiếp tục nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây của các học viên, bên cạnh đó cũng làm sáng
tỏ một số vấn đề đó là:
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trang 103
- Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam cho phù hợp với thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam cũng như thực trạng thực thi pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp, cụ thể là các vấn đề về cấp
sổ chủ nguồn thải; thẩm định năng lực vận chuyển, xử lý CTNH…
- Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, tôi
đã dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế
- xã hội và các nội dung khác có liên quan Đồng thời dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp Trong những trường hợp cụ thể sử dụng các phương pháp cụ thể: lịch sử cụ thể; phân tích tổng hợp các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý CTNH tại KCN Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phương pháp so sánh với kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong công tác quản lý CTNH tại KCN để đưa ra những giải pháp phù hợp cho Việt Nam
Trang 114
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là hệ thống các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào pháp luật về quản
lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay Phân tích thực trạng của pháp luật đối với lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp trong thời gian tới
Cụ thể, nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hướng tới việc giải quyết việc phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý CTNH và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý CTNH tại KCN; bổ sung các chế tài theo hướng tăng sức răn đe đối với hành
vi vi phạm về CTNH Giải pháp được đưa ra dựa trên đánh giá thực tiễn môi trường KCN hiện nay cũng như hiệu quả áp dụng các quy định hiện hành về quản lý CTNH tại KCN
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn bổ sung về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung
và một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp trong thời gian qua
Trang 125
- Đề xuất phương án và giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp
Chương 2 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam
Trang 136
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1 Khái niệm chất thải nguy hại
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ, sau đó
mở rộng ra nhiều quốc gia khác Sau quá trình phát triển về khoa học công nghệ cũng như sự khác nhau trong quan điểm của mỗi quốc gia mà hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về chất thải nguy hại Cụ thể:
Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (12/1985) có định nghĩa:
ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, thì chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn – semisolid, và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác
Luật môi trường Canada năm 1999 [21] quy định “Chất thải nguy hại
là những chất do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người/hoặc môi trường Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó”
Luật RCRA (the Resource Conservation and Recovery Act 1976) của Hoa Kỳ định nghĩa: chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn – semisolid, và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi đáp ứng các tiêu chí:
- Thuộc danh mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách);
- Có một trong bốn đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm: cháy – nổ; ăn mòn; phản ứng và độc tính;
Trang 147
- Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) công bố là chất thải nguy hại
Pháp luật môi trường Philipin đưa ra khái niệm: chất thải nguy hại là
những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật
Tại Việt Nam, khái niệm chất thải nguy hại lần đầu được đề cập trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 như sau:
“Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người Danh mục các CTNH được ghi trong Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này Danh mục này do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương quy định”
Tới Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm chất thải nguy hại được rút gọn tại Khoản 13 Điều 3 như sau:
“13 Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.”
Qua các định nghĩa trên, cho thấy sự đa dạng trong quan điểm xây dựng khái niệm về chất thải nguy hại tại mỗi quốc gia, tuy nhiên tựu chung lại gặp nhau ở các đặc tính của chất thải nguy hại (như cháy nổ; ăn mòn; độc tính) và trạng thái của chất thải (rắn; lỏng; bán rắn; khí) cũng như tác hại nguy hiểm của các chất thải này đối với con người
Về đặc tính vật lý và nguồn gốc, cần lưu ý các chất thải nguy hại có thể
ở dạng khí, lỏng, rắn được thải ra từ các cơ sở công nghiệp trong các dòng thải: khí thải, nước thải, rác thải, các chất độc hại có trong các sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt: xăng, dầu, ắc quy, chất tẩy, sơn, thuốc trừ sâu do người dân thải bỏ cùng với nước thải và rác thải gây ô nhiễm không khí, nước bề mặt,
Trang 158
nước ngầm, gây ô nhiễm đất, gây tích tụ sinh học, gây cháy nổ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng Đặc biệt đối với chất thải nguy hại từ công nghiệp, các đặc tính này càng trở nên quan trọng, là cơ sở để phân loại chất thải nguy hại cụ thể:
- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh Chính vì dễ nổ nên chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong; phá hủy cô ng trình và thậm chí chết người
- Dễ cháy: Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C, chất rắn
có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy Đặc tính
dễ cháy sẽ gây ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước
- Ôxy hóa: Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng ôxy
hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó, sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không khí
- Ăn mòn: Các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axít mạnh (pH bằng
2 hoặc nhỏ hơn 2), hoặc kiềm mạnh (pH bằng 12,5 hoặc lớn hơn 12,5) Việc
ăn mòn có thể gây cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư hại vật liệu công trình
- Có độc tính: Đầu tiên là độc tính cấp, các chất thải có thể gây tử
vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da Độc tính từ từ hoặc mạn tính, các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mạn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da Sinh khí độc, các chất thải chứa các thành phần mà khi
Trang 169
tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh
chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật
- Dễ lây nhiễm: Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm
bảo an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền bệnh [26]
Theo Công ước Basel năm 1989 [48], chất thải nguy hại được phân làm
7 nhóm, với 236 danh mục hoá chất độc hại
1.1.2 Sự cần thiết quản lý chất thải nguy hại
Sản xuất công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu và chiếm hơn 80% khối lượng CTNH như các dung môi, hóa chất, sơn thải, bao
bì chứa hóa chất, dầu nhớt thải Rác thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Nếu không được xử lý, chất thải độc hại sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người Ðộ độc hại của các chất thải nguy hại rất khác nhau Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng
Trang 1710
Các chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển: Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn
ở miền Bắc và miền Nam 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc, mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại Chất thải nguy hại là mối hiểm hoạ ngày càng lớn Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm) Ngoài ra, nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn hoá chất tồn lưu bao gồm các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa Trong khi đó, chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long [24]
Thực trạng môi trường của chất thải nguy hại đối với đời sống người dân tại các khu vực nhiều khu công nghiệp cũng như những tác hại của môi trường sinh thái; môi trường phát triển nông nghiệp đặt ra yêu cầu cần thiết xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
Trang 1811
1.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp
Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Qua quá trình xây dựng và phát triển, khu công nghiệp, khu chế xuất đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80% Khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên
cả nước Ngoài ra, mô hình này còn đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu 1,27 triệu USD/ha; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng/ha; tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều cao hơn tốc độ của cả nước; giải quyết việc làm cho hơn 1,7 triệu lao động, trung bình 77 lao động/ha đất công nghiệp; 65% tổng số khu công nghiệp đã vận hành có nhà máy xử lý nước thải tập trung [8]
Khái niệm khu công nghiệp gắn liền với quá trình mở cửa kinh tế của Việt Nam Theo điều 2 - Quy chế Khu công nghiệp được Chính phủ thông qua theo Nghị định số 192-CP ngày 28/12/1994 định nghĩa:
Trang 1912
“Khu công nghiệp quy định trong Quy chế này là Khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”
Khái niệm này tiếp tục được kế thừa trong các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Theo đó:
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 định nghĩa: Khu công
nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Như vậy, có thể ghi nhận, khu công nghiệp là một khu vực địa lý có ranh giới cụ thể, mà ở đó các doanh nghiệp được tập trung lại theo một quy hoạch hoàn chỉnh để chuyên sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp
Trong những năm qua, các khu công nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đóng góp của khu công nghiệp đã thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, một trong những vấn đề xã hội phát sinh khi các khu công nghiệp phát triển đó là áp lực ô nhiễm môi trường Trong đó ô nhiễm môi trường khu công nghiệp biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề nổi bật nhất vẫn là ô nhiễm do nước thải, khí thải và chất rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là chất thải nguy hại
Trên thế giới, việc quản lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại trong KCN nói riêng đã hình thành và có những thay đổi mạnh mẽ
Trang 2013
trong thập niên 60, trở thành một vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX Điều này là hệ quả của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế xã hội của các quốc gia trên toàn cầu Sự phát triển của các loại hình công nghiệp đã dẫn đến một lượng lớn các chất thải nguy hại được thải ra môi trường, làm gia tăng những hậu quả môi trường to lớn cho người dân
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ghi nhận “Quản lý chất thải là quá
trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” Theo đó, nội dung quản lý chất thải nguy
hại phải là một phần trong tổng thể quy hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể nhấn mạnh các nội dung như: (1) Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải; (2) Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn; (3) Khả năng tái
sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; (4) Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý; (5) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại…
Trong đó, hoạt động quản lý chất thải, trong đó có chất thải nguy hại bao gồm nhiều khâu như:
- Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
- Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Vận chuyển chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Trang 2114
- Xử lý chất thải nguy hại: chỉ các cơ sở đạt được đủ các điều kiện về công nghệ, năng lực, quy trình an toàn và nhân sự mới được triển khai hoạt động xử lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật
Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công phải bao gồm 04 thành phần cơ bản:
Thứ nhất, Luật pháp: đây là thành phần cơ bản và quan trọng, đồng
thời là nền tảng chi phối các thành phần còn lại Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, luật pháp là cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước cũng như tuân thủ các quy định chung trong xã hội
Thứ hai, Triển khai và Cưỡng chế: nếu chỉ có khung pháp lý cho việc
quản lý thì chưa đủ mà cần có các quy chế, hướng dẫn ban hành kèm theo Khi triển khai cần có những giải pháp cưỡng chế thi hành Luật Thực tế, cưỡng chế thi hành luật hiện nay dựa trên các văn bản pháp luật cơ bản như:
Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013…
Thứ ba, Phương tiện: để quản lý hiệu quả cần có các phương tiện phù
hợp để kiểm soát mức độ nguy hại của chất thải đối với con người, môi trường Phương tiện được hiểu là những cơ sở vật chất, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn nhân lực… để thực hiện có hiệu quả hoạt động xử lý chất thải nguy hại Phương tiện phụ thuộc vào sự đầu tư của chủ nguồn thải; chủ
xử lý chất thải và sự hỗ trợ của nhà nước
Thứ tư, Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát hiệu quả chất thải nguy hại
cần phải chuẩn bị một cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đảm bảo, bao gồm các phòng thí nghiệm; hệ thống thông tin kỹ thuật; tư vấn; đào tạo…
Trang 2215
1.2.2 Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp
Về lý luận, pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Khái niệm pháp luật được thể hiện rõ nét hơn bởi các khái niệm liên quan mà cốt lõi nhất là các quy phạm pháp luật Theo đó, Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đó là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại đối với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
Như vậy, pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận nhằm điều chỉnh nội dung và trình tự trong quy trình quản lý chất thải nguy hại với giới hạn điều chỉnh là các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
Việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được coi là một bước quan trọng hoàn thiện pháp luật về hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp ở Việt Nam Theo đó, Luật đã bổ sung các quy phạm pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này như: bổ sung quy định mọi loại chất thải phải được quản lý từ khi phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động giảm thiểu phát thải, tái chế, tái sử dụng chất thải được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước; quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải; để khắc phục những mặt trái trong quản lý chất thải nguy hại trong thời gian vừa qua, Luật đã đưa ra 6
Trang 23có những đặc trưng khác biệt so với quản lý chất thải thông thường:
Thứ nhất quản lý CTNH đòi hỏi tập trung nguồn lực kĩ thuật và tài chính lớn;
Thứ hai, quản lý CTNH là những hoạt động được thực hiện với quy trình nghiêm ngặt và những đòi hỏi rất khắt khe;
Thứ ba, hoạt động quản lý CTNH là hoạt động đòi hỏi cao về chuyên môn và là hoạt động đòi hỏi sự can thiệp mạnh tay và thường xuyên của Nhà nước
Từ những đặc điểm trên của pháp luật quản lý CTNH kể trên có thể thấy được pháp luật quản lý CTNH trong KCN đóng vai trò đặc biệt quan trọng:
Trước hết, với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý Nhà nước đối với CTNH, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực CTNNH, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi trường Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo
Trang 2417
ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý CTNH trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt CTNH ngay từ nguồn thải
Bên cạnh đó, pháp luật quản lý CTNH trong KCN với mục đích là bảo
vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về môi trường Pháp luật quản lý CTNH đã phân định rõ quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao, pháp luật còn định hướng cho hành vi, xử xự của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến CTNH trong KCN Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người và môi trường sống Nhất là trong
xu thế hiện nay, với việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp luật về quản lý CTNH đã góp phần đáng kể hạn chế các vi phạm về môi trường thông qua các biện pháp cụ thể
1.3 Nội dung pháp luật quản lý CTNH trong KCN và các nguyên tắc của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Nội dung của pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN:
Pháp luật về quản lý CTNH đã đưa ra một quy trình triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ quy định đối với chủ nguồn thải CTNH đến quy định về việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý CTNH trong KCN, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến CTNH,
cụ thể:
Về quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH: Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 hiện nay đã quy định việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với các chủ nguồn thải CTNH thông qua sổ đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/TP trực thuộc trung ương Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải được thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động
Trang 2518
phát sinh CTNH Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ
Chủ nguồn thải CTNH phải lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và xử lý
CTNH (Điều 90, Luật Bảo vệ Môi trường 2014)
Bên cạnh trách nhiệm đăng ký Sổ chủ nguồn thải, thì chủ nguồn thải có trách nhiệm định kỳ 06 tháng báo cáo về việc lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời lưu trữ và quản lý chứng từ CTNH
Về quản lý với tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH: Hiện nay,
việc thu gom, vận chuyển CTNH chỉ được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân
có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Để được cấp giấy phép này, đơn vị phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại Đồng thời, địa điểm của cơ sở phải nằm trong quy hoạch có nội dung về quản lý, xử
lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên phê duyệt
Cụ thể: Chủ nguồn thải CTNH phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ
và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải CTNH không có khả năng xử lý CTNH đạt quy định kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có cấp giấy phép xử lý CTNH (Điều 91, Luật Bảo vệ Môi trường 2014)
Ngoài ra, để đi vào hoạt động, hệ thống, thiết bị xử lý, lưu chứa phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu: ít nhất 02 người quản lý phải có chuyên môn; ít nhất 01 người quản lý có chuyên môn/01 trạm trung chuyển Quá trình hoạt động phải đảm bảo có phương án bảo vệ môi trường, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường
Về quản lý với chủ xử lý CTNH: Chủ xử lý CTNH trước hết phải có
Giấy phép xử lý CTNH đồng thời ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH Hiện nay, quy định tại Nghị định số
Trang 2619
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 yêu cầu các chủ xử lý CTNH phải áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH Tương tự như các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH, thì hoạt động của chủ xử lý CTNH cũng yêu cầu lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ CTNH và các hồ sơ liên quan, Ngoài ra, còn cần thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi
trường và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động
Các nguyên tắc của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Nguyên tắc chung về quản lý chất thải được quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu theo đó:
Thứ nhất: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải;
Thứ hai: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng;
Thứ ba: Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan;
Thứ tư: Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng - phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
Thứ năm: Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường;
Thứ sáu: Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải;
Trang 2720
Thứ bảy: Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật
Bên cạnh những nguyên tắc chung nêu trên thì pháp luật về quản lý CTNH còn có những quy tắc đặc thù đó là:
Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững;
Đảm bảo tính lồng ghép: Phối hợp liên ngành, lồng ghép các khu vực, các ngành, các đối tượng kiểm soát;
Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại các nguồn thải;
Về xử lý chất thải:
- Tách các chất thải nguy hại;
- Biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá hủy các CTNH
- Thải bỏ các CTNH theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong KCN
Yếu tố năng lực tài chính
Việc đầu tư hệ thống xử lý CTNH hiện nay tốn kém chi phí rất lớn, đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi năng lực tài chính có hạn Mặc dù, chi phí này là chi phí ban đầu và sẽ giúp Doanh nghiệp giảm chi phí
xử lý chất thải, có biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường và giúp nâng cao hiệu quả sản xuất sau này, tuy nhiên việc quyết định có đầu tư một
hệ thống xử lý CTNH hiệu quả và áp dụng công nghệ đảm bảo thân thiện môi trường thì đối với bất cứ nhà đầu tư nào cũng khá khó khăn Để đảm bảo hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông
tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý
Trang 2821
chất thải rắn Theo đó, các chính sách được đề cập trong thông tư được kỳ vọng góp phần tăng sức hấp dẫn của lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh này
Yếu tố năng lực công nghệ
Hiện nay, các cơ sở tái chế CTNH ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao do chi phí tài chính quá cao, đa số công nghệ được sử dụng đều trong tình trạng lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp Đặc biệt, với xử lý chất thải rắn, công nghệ máy móc được nhập khẩu không phù hợp với thực tế chất thải rắn tại Việt Nam khi chưa được phân loại tại nguồn, nhiệt trị của chất thải rắn sinh hoạt thấp, độ
ẩm của không khí cao Những vấn đề này khiến quá trình xử lý CTNH ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đồng thời khiến việc áp dụng các trình tự và quy định về CTNH khi công nghệ không đáp ứng được khiến còn nhiều hạn chế
1.3.2 Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quản lý chất thải nguy hại
Vấn đề quản lý chất thải nguy hại là vấn đề toàn cầu, cần phải được quan tâm đúng mức ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhất là trong bối cảnh các nước đang phát triển đang sản sinh ra lượng CTNH lớn do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước diễn ra rất sôi động Tuy nhiên do chi phí cho công tác quản lý CTNH lớn nên những quốc gia đang phát triển đã gặp trở ngại trong việc xây dựng hệ thống xử lý CTNH hợp lý và hiệu quả Đứng trước những thách thức môi trường lớn lao, vấn đề quản lý CTNH đã được các quốc gia đang phát triển chú trọng và cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống quản lý CTNH ở các quốc gia này đang ngày càng hoàn thiện Có thể nghiên cứu pháp luật quản lý CTNH ở một số quốc gia sau:
Kinh nghiệm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Sau nhiều thập kỷ chú trọng đạt tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, Trung Quốc đang đối mặt với hàng loạt thách thức vì môi trường bị tàn phá nghiêm
Trang 2922
trọng và gây thiệt hại kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới Chất lượng không khí ở nhiều thành phố lớn của nước này không còn đáp ứng tiêu chuẩn y tế thế giới Mãi đến năm 1972 Trung Quốc mới chú trọng thành lập và phát triển các cơ quan giám sát, bảo vệ môi trường Nhưng lúc này, quá trình cải cách kinh tế của thập niên 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, khiến tình hình môi trường ngày càng nghiêm trọng Bên cạnh mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường còn khiến kinh tế Trung Quốc thiệt hại khoảng 3-10% GDP Số liệu năm 2010 của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc tính toán rằng, các thiệt hại
do ô nhiễm khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (227 tỷ USD), tức khoảng 3,5% GDP Tháng 12/2013, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc công
bố tài liệu chính sách môi trường đầu tiên, vạch ra những mục tiêu cho đến năm 2020
Để khắc phục tình trạng đó, Trung Quốc rất chú trọng đến công nghệ tái chế để tận dụng phần lớn CTNH, số còn lại được thải vào đất và nước Biện pháp xử lý thông t hường là đưa vào các bãi rác hở Phần lớn CTNH của các đơn vị sản xuất có khả năng xử lý tại chỗ Điều đó đã giúp các cơ sở này tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình quản lý chất thải Bên cạnh việc tận dụng tối đa khoa học kỹ thuật vào xử lý CTNH, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn đề này
Tháng 5/2014, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chính phủ tuyên bố tăng cường việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường [1]
Về pháp luật hình sự, trải qua các lần sửa đổi, bổ sung thì các hành vi
vi phạm pháp luật về môi trường nói chung và hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH nói riêng cũng được pháp luật hình sự Trung Quốc quy định trong một mục riêng là Mục 6: Tội phá hoại tài nguyên môi trường thuộc
Trang 3023
Chương VI: Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội trong phần các tội phạm Mục này quy định 9 điều luật từ Điều 338 đến Điều 346 Hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH được quy định trong Điều 338 của bộ luật này [40]
Kinh nghiệm của Cộng hòa Singapore
Với diện tích địa lý nhỏ bé và mật độ dân số dày đặc, việc phát triển
một hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng Nhằm đạt được mục tiêu này, Singapore đã phát triển một hệ thống quản lý chất thải hiện đại lại có tỷ lệ sử dụng đất thấp nhất Tại Singapore, 92% khối lượng chất chất thải được thiêu huỷ, số còn lại được chôn lấp tại một công trình xử lý chất thải rắn đặc biệt ngoài khơi Bốn nhà máy thiêu huỷ chất thải của Singapore hoạt động theo một phương pháp quản lý chất thải tiết kiệm đất Bốn nhà máy này cung cấp 3% cho nhu cầu sử dụng điện của toàn đảo quốc Singapore Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi toàn quốc Hàng tháng người dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu chất thải tùy theo diện tích sử dụng đất của từng hộ
Nhìn chung, hệ thống quản lý chất thải tổng hợp của Singapore tập trung vào 3 lĩnh vực: thu gom, tái sinh và xử lý chất thải
Những chiến lược nòng cốt trong sự phát triển bền vững của hệ thống quản lý chất thải của Singapore bao gồm:
- Giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải thông qua việc cắt giảm, tái sử dụng và tái chế (trên 50% chất thải được tái chế tại Singapore)
- Hướng đến mục tiêu loại bỏ hình thức chôn lấp
- Phát triển ngành công nghiệp quản lý chất thải và biến Singapore thành trung tâm của công nghệ quản lý chất thải trong khu vực
Trên cơ sở những chiến lược và hệ thống đó, pháp luật Singapore quy
định và áp dụng Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật
môi trường có đặc điểm sau:
Trang 3124
- Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật môi trường đến mức độ nào thì bị coi là tội phạm và hình phạt tương ứng cho từng hành vi được quy định ngay tại các luật về môi trường mà không quy định trong các văn bản pháp luật hình sự
- Hầu hết các tội phạm trong lĩnh vực môi trường trong đó có tội phạm
về vi phạm quy định quản lý CTNH được quy định dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức
- Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường nói chung trong
đó có tội vi phạm quy định về quản lý CTNH không chỉ áp dụng đối với thể nhân mà còn áp dụng cả với pháp nhân [40]
Qua nghiên cứu pháp luật quản lý CTNH ở một số quốc gia, có thể nhận thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến vấn đề quản lý CTNH từ rất sớm so với Việt Nam Vấn đề này đã được các nước đưa lên một
vị trí tương đối quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước Từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm, Việt Nam nên hạn chế đầu tư mới các lò đốt quy mô nhỏ và nghiêm cấm vận hành các lò đốt không đạt tiêu chuẩn, xây dựng hướng kỹ thuật, kế hoạch hành động khả thi và cơ chế hợp tác công tư cho phát triển cơ sở xử lý tập trung, đồng thời phải cải thiện khung chính sách quốc gia và thúc đẩy triển khai các công ước quốc tế
Trang 3225
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác Khái niệm này cũng như những đặc tính của chất thải rắn nguy hại đã được quy định khá cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp là những quy phạm được phân loại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận nhằm điều chỉnh nội dung và trình tự trong quy trình quản lý chất thải nguy hại với giới hạn điều chỉnh là phạm vi giới hạn các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2011, mỗi ngày các Khu công nghiệp nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng ba triệu tấn một năm Trong lượng chất thải rắn này, có không
ít là chất thải rắn nguy hại mà công tác xử lý, vận chuyển và tái chế đang gặp rất nhiều khó khăn Lượng chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại nói riêng đang ngày một tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Đây trở thành một thực trạng nhức nhối đối với môi trường ở các địa phương có khu công nghiệp cần phải nghiên cứu thực trạng, đánh giá
để đưa ra những nguyên nhân của những tồn tại là việc làm có tính cấp thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn để phát triển và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp một cách bền vững
Trang 33Năm 1999, Chính phủ đã xây dựng thành công Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở KCN và đô thị đến năm 2020 và được phê duyệt theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 Tiếp đó, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 về ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, hàng loạt văn bản trong lĩnh vực này được ban hành trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn; Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại
Từ năm 2014 tới nay, trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục điều chỉnh các quy định về quản lý CTNH trong KCN theo hướng rõ ràng hơn Cụ thể, như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015; Thông tư số
Trang 3427
35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015…
2.1.2 Kết quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý
có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do các địa phương cấp phép đang hoạt động Riêng công suất xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ
sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013
là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn [27] Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động Việc phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại
Về công nghệ xử lý chất thải nguy hại đang được sử dụng ở nước ta hiện nay có thể được hình dung sơ bộ theo các thống kê tại bảng sau [27] chiếm tỷ lệ 18%:
Trang 35Số mô đun hệ thống
Công suất phổ biến
5 Hóa rắn (bê tông hóa) 31 33 1-5 m3/h
6 Xử lý, tái chế dầu thải 23 24 3-20 tấn/ngày
7 Xử lý bóng đèn thải 23 24 0,2-10 tấn/ngày
8 Xử lý chất thải điện tử 18 19 0,3-5 tấn/ngày
9 Phá đỡ, tái chế ắc quy chì thải 18 22 0,5-200 tấn/ngày
10 Bê tông kén 01 10 500m3
Nhìn chung, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện có của Việt Nam còn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn
sử dụng các công nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam
Tình hình phát sinh
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 về môi trường khu công nghiệp Việt Nam cho thấy hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN ở Việt Nam
Trang 3629
hiện nay có xu hướng gia tăng và diễn biến nghiêm trọng Trong đó, đối với chất thải rắn, khối lượng từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam Thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao Hiện nay, vấn đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng chất thải rắn tại các KCN còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại
Phần lớn chất thải nguy hại được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp Tổng lượng chất thải nguy hại do Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) là khoảng 2.700 tấn/tháng, trong đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất công nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất, giẻ dầu, pin, acquy, thùng phi…) đã là 2.100 tấn/tháng Điều đó chứng
tỏ tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện
tử, sản xuất hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp…) cao hơn nhiều so với các ngành lĩnh vực khác
Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại
và trung chuyển chất thải rắn Tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này Điều này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
từ các KCN của các doanh nghiệp đã được cấp phép hành nghề vẫn còn nhiều vấn đề Nhiều doanh nghiệp có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại
đã triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng từ những chất thải này Mục tiêu của những hoạt động tái chế này có thể là thu hồi nhiệt từ các chất thải có nhiệt trị cao, thu hồi kim loại màu (Ni, Cu, Zn, Pb…), nhựa, dầu thải, dung môi, một số hóa chất… Tuy nhiên do công nghệ chưa hoàn chỉnh, trong một số trường hợp là chưa phù hợp, nên hiệu quả thu
Trang 3730
hồi và tái chế chưa cao, có trường gây ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với dầu
và dung môi Nghiêm trọng hơn một số doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc lén lút đổ xả ra môi trường
Xỉ là loại chất thải rắn khá phổ biến trong các KCN Thành phần của xỉ cũng đa dạng, có không ít trường hợp một số thành phần có trong xỉ nên việc quản lý xỉ nhìn chung chưa hợp lý đã dẫn đến ô nhiễm đất, nước dưới đất Bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng là một loại chất thải rắn đang gây nhiều vấn đề Các quy định về xử
lý và phân loại đối với loại bùn thải này chưa được chặt chẽ Điều đáng lo ngại
là hầu hết bùn thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN chưa được coi là chất thải nguy hại và không được xử lý đúng cách
KCX-Theo quy định, tất cả các khu công nghiệp phải có khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn nhưng ít khu công nghiệp nào triển khai hạng mục này do không đủ diện tích đất trống để xây hoặc không muốn mất chi phí cũng như nhân lực cho việc phân loại, lưu trữ những chất thải này Phần lớn các khu công nghiệp thường ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với công ty môi trường đô thị hoặc các đơn vị có giấy phép về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Tuy nhiên, đối với nhiều công ty chuyên thu gom, xử lý rác thải nguy hại, do công nghệ tái chế không hoàn chỉnh nên hiệu quả thu hồi và tái chế không cao, thậm chí gây ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với dầu thải và dung môi Nghiêm trọng hơn, có doanh nghiệp còn không xử lý mà lén lút chôn chất thải xuống đất hoặc xả ra môi trường (vụ Công ty Hyundai Vinashin chôn trộm 60 tấn hạt nix ở Khánh Hòa; vụ Công ty Sông Xanh chôn hơn 4.600 m3 chất thải chứa dioxin-furan không qua xử lý ở Bà Rịa – Vũng Tàu…) Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp tuy phát sinh nhiều chất thải nguy hại (như bóng đèn neon hỏng, bình ắc qui hỏng, giẻ lau dính dầu,
Trang 3831
pin…) trong quá trình sản xuất nhưng lại không phân loại mà để lẫn với chất thải sinh hoạt hoặc chất thải rắn thông thường, gây tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cho môi trường
Chuyện ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp vốn là câu chuyện “dài tập” khó xử lý với mâu thuẫn căn bản giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích về mặt môi trường cũng như sức khỏe của người dân Hai lợi ích này khó hòa đồng và thường phát sinh thành các vụ tụ tập đông người, gây bất ổn về an ninh trật tự, đơn cử như các vụ xảy ra gần đây ở Đà Nẵng, Bình Định khi người dân dựng lều ngăn xe ra vào doanh nghiệp, cản trở hoạt động của doanh nghiệp hoặc gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền
Bên cạnh đó, có một thực tế trong việc quản lý chất thải rắn là trong một số trường hợp, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại rất ít (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc-quy…) nên nhiều nhà máy thường để lẫn với rác thải sinh hoạt, nếu có phân loại thì với khối lượng nhỏ không đủ để hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại
Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp Hầu hết các cơ
sở trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải, chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải
có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18% [27]; một số cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun
Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý Trước khi được
Trang 3932
chuyển giao cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn công nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung Tại nhiều khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định
Tình hình xử lý
Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn Tuy nhiên việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân
Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế
2.1.3 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã cơ bản được chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa với sự phát triển chóng vánh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp Tuy nhiên, quá trình phát triển quá “nóng” các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã
Trang 4033
hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất, làm gia tăng nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự địa phương Trong tổng số 232 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, hiện chỉ có 143 khu công nghiệp xây dựng được hệ thống xử
lý nước thải và hơn 30 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng hệ thống này [5] Điều đáng nói là ngay cả số đã xây dựng thì hiệu quả xử lý cũng không cao, đặc biệt là đối với những khu công nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm nằm cạnh các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy…
do hệ thống xử lý nước thải của các khu này đã ít nhiều xuống cấp Nhiều khu công nghiệp khác tuy xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng thực chất lại không hoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tính đối phó khi bị cơ quan chức năng kiểm tra
Vấn đề môi trường này là trách nhiệm của nhiều bên không chỉ riêng Nhà nước Cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đặt ra những quy định khá cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan chủ quản ở Trung ương và địa phương nơi có Khu công nghiệp – Khu chế xuất trong việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại, cụ thể:
- Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trong Khu công nghiệp – Khu chế xuất trên địa bàn;
- Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch thu gom, xử lý Chất thải nguy hại; đồng thời xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp – Khu chế xuất;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cấp huyện có trách nhiệm trong việc cấp phép, kiểm tra quy trình thu gom, xử lý CTNH ở các KCN-KCX trên địa bàn;