1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế

28 498 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 55,69 KB

Nội dung

Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội có 253 công trinh, 7 cụm lăng tẩm c

Trang 1

MỤC LỤC

A Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế

B Điều kiện tự nhiên

Trang 2

Huế - Thành phố di sản, sinh thái.

A, Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Huế.

Từ năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía Nam Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa Sau hơn hai thế

kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phương" Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra BÁC VỌNG, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà Tiếp

đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945)

Nhưng Phú Xuân được thay bằng tên gọi HUẾ từ bao giờ ?

- Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày

30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929

Trang 3

được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường)

- Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên

- Năm 1956 Ngô Đình Diệm ban hành dụ 37A cải tổ hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế

- Sau năm 1975 Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên

- Năm 1989 Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế

Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Kinh đô - Thị xã hay Thành phố thì Huế vẫn luôn luôn là một TRUNG TÂM quan trọng về nhiều mặt Ngày nay Huế là thành phố Anh hùng, thành phố có hai Di sản thế giới, thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival; một trong những đô thị cấp quốc gia

B Điều kiện tự nhiên

1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên - Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên - Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn

2 Đặc điểm địa hình

Thừa Thiên - Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông

là dải đồng bằng nhỏ hẹp

Trang 4

Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên Núi chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m, trong đó

có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng ¼ diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250

3 Khí hậu

Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta

Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng

11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 240C Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm Độ

ẩm trung bình 84% Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10

4 Tài nguyên thiên nhiên.

a Tài nguyên đất.

Thừa Thiên - Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha với khoảng

10 loại đất chính Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau.Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây nông nghiệp là 59.710 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên Đất canh tác cây hàng năm là 44.879 ha, chiếm 75,1% diện tích đất nông nghiệp Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng vào nông - ngư nghiệp Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2 Tuy diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 là 193.559 ha, trong đó: đất bằng là 21.668, đất đồi núi là 139.953 ha (chiếm 75% tổng diện tích đất chưa sử dụng), tạo nhiều

Trang 5

khả năng mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả như: cao su, cà phê, dứa… nhằm tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và trồng cây lâm nghiệp, mở rộng diện tích rừng Diện tích mặt nước chưa sử dụng

là 26.183 ha có thể khai thác để phát triển nuôi trồng thuỷ sản các loại

b Tài nguyên rừng.

Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó: 177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha

và rừng đặc dụng 52.605 ha Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3 Hiện nay, đất trống, đồi trọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới

c Tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên - Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản, trong đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granít, cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000 triệu tấn gồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, Văn Xá trữ lượng khoảng 230 triệu tấn, Nam Đông khoảng 500 triệu tấn… Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn Cao lanh với tổng trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở A Lưới, Hương Trà Các mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổ nhiều nơi trong tỉnh Titan có tổng trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theo dải cát ven biển thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc Các mỏ nước khoáng ở vùng Phong Điền, Phú Vang… đang được dùng để sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh

C, Hệ thống di sản văn hóa.

I, Di tích lịch sử - văn hóa.

1, Di sản văn hóa vật thể.

Trang 6

Huế không chỉ là một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú, đầy sức quyến rũ với con sông Hương hiền hòa bên ngọn Ngự Bình hùng vĩ mà thành phố này còn được biết đến với những di tích văn hóa lịch sử vô cùng giá trị Sau đây, chúng

ta cùng tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc của thành phố này:

1.1 Quần thể di tích cố đô Huế.

Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hóa Đến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này Và khi nói đến Huế không thể không nhắc đến quần thể di tích cố đô Huế

a.

Vị trí địa lý

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Thành phố Huế là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945)

b Lịch sử

Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân với vua Chàm

là Chế Mận, vùng đất Châu Ô, Châu Lý ( gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hóa Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Đàng Trong Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trinh), 7 cụm lăng tẩm của

9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén

c Cấu trúc

Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự

Trang 7

ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành Tổng thể kiến trúc này lấy núi Ngự Bình làm thế Tiền Án, sông Hương làm thế Minh Đường, cồn Dã Viên làm thế Hữu Bạch Hổ, cồn Hiến làm thế Tả Thanh Long, rừng núi sông suối phía sau làm thế Nảo Đường và Hậu Chẫm.

Kinh Thành: do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh

Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832 Tại đó các vua Triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình hoàng gia Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ

Kinh thành hình vuông với chu vi 10.000m, cao 6,6m, dày 21m, gồm có 10 cửa để ra vào Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ Ngoài ra còn có một của phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn

Trong kinh thành có các di tích nổi bật như: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Đình Phú Xuân, Cửu vị thần công, điện Long An, Hồ Tịnh Tâm, Đàn Xã Tắc, Quốc sử quán, Linh Hựu Quán

Hoàng Thành: Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất

của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 của để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ để dành cho vua đi Đại Nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhều khu vực:

- Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa: là nơi của hành các lễ lớn của triều đình

- Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Điện Phụng Tiên: là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn

- Phủ Nội Vụ: là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia

- Vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn: là nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa

Trong Hoàng Thành có các di tích nổi bật như: Ngọ Môn, Sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên, Triệu Miếu, Thái Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Lầu

Tứ Phương Vô Sự

Trang 8

Tử Cấm Thành: là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng Thành Tử Cấm

Thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công vào năm 1803, năm 1821 đổi tên thành Tử Cấm Thành Tử Cấm Thành giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia Thành cao 3,72m xay bằng gạch, dày 0,72m, chu vi khoảng 1.230m, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ bao gồm nhiều cung điện huy hoàng tráng lệ Chung quanh thành trổ 7 của để ra vào, của chính duy nhất ở mặt thành phía trước là Đại Cung Môn chỉ dành cho vua đi Vừa bước ra khỏi cửa này là đối diện ngay với Điện Cần Chánh là nơi vua làm việc hàng ngày Hai bên sân điện là Tả Vu và Hữu Vu và Đông Các Sau đó cách một tấm phong dài là Càn Thanh, nơi vua ở Cách một cái sân nữa là cung Khôn Thái nơi ở của Hoàng Quý Phi (Hoàng Hậu), rồi đến lầu Kiến Trung Hai bên dãy cung điện ấy còn có một số công trình như: điện Quang Minh, Duyệt Thị Đường (nhà hát), Thượng Thiện Đường (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình lâu (nơi vua đọc sách)

1.2 Các di tích ngoài Kinh Thành.

Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn và các di tích các mạng khác

a.

Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng)

Lăng Gia Long là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của

cả quần sơn này Lăng được xây từ 1814 dến 1820 Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng, rộng lớn Trước có ngọn Đại Thiên Thọ làm Tiền án, sau có 7 ngọn núi làm Hậu án, bên trái có 14 ngọn núi làm Tả thanh long và bên phải có 14 ngọn núi làm Hữu bạch hổ Tổng thể lăng được chia làm ba khu vực:

- Chính giữa là lăng mộ vua và Thùa Thiên Cao Hoàng Hậu

- Bên phải là khu tẩm điện

- Bên trái là Bi Đình

b.

Lăng Minh Mạng ( Hiếu lăng)

Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9/1840 đến năm 1843 Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ

Trang 9

được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn tới chân tường của La Thành sau mộ vua Tổng thể của lăng được chia ra:

- Đại Hồng Môn là cổng chính vào lăng

- Bi Đình

- Khu vực tẩm điện là nơi thờ cúng vua

- Lầu Minh Lâu

- Bửu Thành là thành quanh mộ

c.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Lăng khởi công ngày 04/09/1920 và kéo dài 11 năm mới hoàn thành Tổng thể lăng là một khối hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và được chia ra:

- 37 bậc đầu tiên để vào lăng

- Vượt 29 bậc nữa là lên sân bái đình

- Qua 46 bậc nũa là đến điện thờ Từ sân vào của điện còn phải qua 15 bậc nữa Trong đó, điện Khải Thành là phòng chính của cung Thiên Định

Ngoài ra còn có các lăng như: Lăng Tự Đức, Lăng Thiệu Trị, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức

- Chùa Từ Đàm

- Chùa Báo Quốc

- Chùa Giác Lương

- Chùa Diệu Đế

2 Di sản văn hóa phi vật thể.

2.1 Lễ hội.

Trang 10

Là vùng có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc Huế có rất nhiều lễ hội dân gian Đặc điểm của các lễ hội ở Huế là được tổ chức rất công phu, bài bản, khiến nhiều du khách thích thú với các sản phẩm du lịch văn hóa này Một

số lễ hội tiêu biểu như:

a Hội đua ghe truyền thống

Hội đua ghe truyền thống tỉnh TTHuế là một lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nam 1975 Hội được tổ chức trong một ngày nhằm ngày lễ Quốc khánh 2-9(dương lịch)

Ðịa điểm đua là bờ Nam sông Hương trước trường Quốc học Hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khoẻ và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân Ðây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân nhân ngày Quốc khánh

Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện trong tỉnh Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục

b.

Hội vật làng Sình

Dù ai đi đó đi đây

Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình

Ðó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình (Lại An), xã Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật Sân vật được dựng ngay trước đình làng Sình

Vật võ cũng là một hình thức để tưởng nhớ ngài khai canh làng đã truyền dạy dân làng nghề vật Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật võ Lễ chính tế Ngài khai canh được cử hành vào sáng mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h sáng Lễ tất mới vật võ, lúc 7h sáng

Thể thức thi đấu hễ "tấm lưng trắng bụng" là thua nhưng có cuộc tranh tài quá quyết liệt, có khi đô vật bị tử vong Trọng tài của hội vật do một người có uy tín trong làng đảm nhiệm Lễ vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã khác tham

dự Thứ tự cuộc đấu chiến bắt đầu là các thiếu niên, sau đó là cuộc thi vật của

Trang 11

thanh niên và trung niên

Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi Người thắng cuộc vật thời trước là tay thượng võ đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi không còn ai dám lên đấu vật nữa mới được gọi là vô địch Ngày nay các đô vật được chia thành từng cặp đấu chiến, để qua các vòng sơ kết, bán kết và chung kết Người thắng vòng chung kết là vô địch Như vậy đô vật khỏi bị mất sức vì phải đấu liên tiếp với nhiều người

c.

Lễ hội Điện Hòn Chén

Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng

về đình Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát

tổ chức trọng thể hơn cả

Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng

Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng” Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn

và Thuỷ Cung Thánh Mẫu Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán

Trang 12

Lễ hội cầu ngư ở Thai Dương Hạ

Hội của nhân dân làng Thai Dương hạ, huyện Phú Quang, tổ chức vào ngày

12 tháng giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành

Thường cứ 3 năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò

mô tả những sinh hoạt nghề đánh cá, trong đó trò "bủa lưới" mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét lễ nghi dân gian của cư dân ven biển

Lễ hội Cầu Ngư Thai Dương Hạ là một lễ hội lớn ở Thừa Thiên Huế và ở Việt Nam

2.2 Làng nghề truyền thống.

a Nhóm làng nghề sản xuất công cụ - khí dụng, như nghề rèn sắt ở Hiền

Lương, Mậu Tài, nghề đúc đồng ở Võng Trì, Dương Xuân (Sơn Điền, Phường Đúc), nghề kéo dây (thau, thép) ở Mậu Tài, nghề mài khí giới ở An Lưu, nghề làm đinh sắt, đinh đồng ở Hà Thanh, nghề đan lát (tre, mây) ở Bao La, nghề thắt gióng mây ở An Vân, An Cựu, nghề đan gót và làm mui đò ở Dã Lê, nghề làm guốc mộc ở An Ninh, nghề làm đăng nò (để đánh cá) ở Bác Vọng, nghề đan lưới (đánh cá) ở Thủ Lễ, Thụy Lôi (Phú Xuân), Uất Mậu, nghề gốm ở Dũng Cảm (Mỹ Xuyên), Cảm Quyết (Phước Tích), Nguyệt Biều (Long Thọ), nghề làm đồ sành sứ ở Ngư Võng, nghề làm nón lá ở Triều Sơn, Đồng Di, Tây Hồ, Phủ Cam, nghề làm tơi lá (áo mưa) ở Ô Sa, nghề đóng hòm (quan tài) ở Kim Long, Bao Vinh, nghề xẻ ván đóng thuyền ở Diêm Trường, Phụng Chánh, nghề làm chiếu đệm ở Bằng Lẵng, Phò Trạch, nghề làm mũ ở Hiền Lương, nghề làm trống ở Phổ Nam…

b Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – trang trí, như nghề thếp vàng, sơn mài ở

Tân Nộn (Tiên Nộn), nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ

Xuyên, nghề khảm cẩn xà cừ ở Bao Vinh, nghề vẽ tranh thờ ở Lại Ân (Sình), nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên, nghề làm giấy ở Lương Cổ, Đốc Sơ, Thanh Lam, nghề làm mực ở Hoài Tài (Mậu Tài), nghề làm trướng liễn ở An Truyền

Trang 13

(Chuồn), nghề làm tóc giả ở Quảng Xuyên, nghề vẽ tranh kính ở Huế…

c Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – may mặc, như nghề dệt (nhiều loại) ở An

Lưu, Sơn Điều, Dương Xuân, Vạn Xuân, Kim Long, Phủ Cam, nghề dệt tơ ở Phủ Cam (Trường Cởi), nghề dệt gấm, dệt nhiễu đổ ở Phú Xuân, nghề dệt lụa trắng ở An Lưu, nghề dệt mũ ở Quảng Yên, nghề dệt lụa ở Lãng Châu, Phò Nam, nghề dệt gấm cải hoa ở Vĩnh Cố (Vĩnh Xương), nghề dệt vải mặt nhỏ ở Đồng Di, Dương Nỗ, Địa Linh, nghề dệt vải thao đủi ở Mỹ Toàn (Mỹ Lợi), nghề

xe chỉ, nhuộm chỉ ở Chợ Cống, nghề thêu ở Huế (phố Cẩm Tú)…

d Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – xây dựng, như nghề làm vôi hàu ở Nghi

Giang, Vinh Hiền, nghề làm gạch ngói ở Xóm Ngõa – Địa Linh, Long Thọ, Nam Thanh, Triều Sơn Tây, nghề nung vôi đá ở Nguyệt Biều – Long Thọ (nghề làm giấy cũng có thể thuộc nhóm này, vì ngày xưa người ta dùng giấy như một thành

tố như vôi vữa, nhất là để xây cung điện, thành đài…)

e Nhóm làm nghề sản xuất ẩm thực phẩm, như nghề đánh cá ở Dương Xuân,

Thủy Bạn (Lưu Bạn), An Bằng và các làng ven sông, đầm, biển, nghề kéo mật mía ở Tân Quán, Long Hồ, Thượng An, nghề làm men rượu ở Việt Dương, Tây Thành, nghề nấu rượu ở Tân Lai, An Thành, Phù Lai, Vu Lai, Hà Thanh, nghề làm bột, bột bán ở La Khê, An Thuận, Truồi, nghề làm bánh ở Lý Khê (Lễ Khê), Tri Lễ, nghề làm bánh tráng ở Tráng Lực, Lựu Bảo, nghề làm bún ở Hương Cần, Vân Cù, nghề làm muối ở Khánh Mỹ, Diêm Trường, Phụng Chánh, Mỹ Toàn…

f Nghề kim hoàn làm đồ trang sức, chỉ có một làng Kế Môn (nay thuộc xã Điền

Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) Về sau, nghề này được phổ biến và phát triển ở thành phố Huế và một số nơi khác Người ta thờ hai cha con ông Cao Đình Độ, Cao Đình Hương làm Tổ nghề Cao Đình Độ gốc ở vùng Cẩm Tú, tỉnh Hà Tĩnh, di cư vào Nam làm con nuôi họ Trần Duy làng Kế Môn Ông giỏi nghề luyện vàng bạc, bịt khảm và làm đồ nữ trang Vua Gia Long nghe tiếng, trưng tập vào Nội Kim tượng cục (cuộc thợ vàng trong cung) Về già, ông truyền nghề cho con là Cao Đình Hương và dân làng Kế Môn để đền ơn bảo dưỡng Ông mất ngày 7-2-1810 Ông Hương nối nghiệp cha làm nghề kim hoàn, và

Trang 14

được xem là “đệ nhị tổ” (tổ thứ hai) của nghề này Khu mộ Tổ Kim Hoàn đã được Nhà Nước công nhận là di tích văn hóa theo Quyết định ngày 22-3-1990 của Bộ Văn hóa Thông Tin.

- Các nhóm chính của làng nghề - Đan lát Bao La

- Điêu khắc Mỹ Xuyên và Thuận Hòa - Làng nghề Đúc đồng Huế (Phường Đúc, phường Thủy Xuân) thành phố Huế

- Làng gốm Phước Phú - Làng hoa giấy Thanh Tiên và nghề làm hoa giấy

- Làng nón Phú Cam - Liễn làng Chuồn

- Thêu Thuận Lộc - Tranh làng Sình

- Làng Bún Bánh Ô Sa - Làng chế biến mắm, nước mắm Tân Thành

- Làng Đan lát mây tre Thủy Lập - Làng Trồng nấm rơm Lê Xá Đông

b.

Bài chòi Huế

Huế xưa và nay - Tết đến, thú vui được người Huế nói riêng, người Việt nói chung, quan tâm nhiều nhất là các trò cờ bạc, đỏ đen, dưới nhiều hình thức khác nhau Một trong những trò chơi đó là bài chòi

c.

Thả diều

Huế xưa và nay - Thả diều là một trong những trò giải trí có sức sống lâu đời ở Huế Cũng như ở miền Bắc, chơi diều lúc đầu chỉ là một trò chơi của trẻ

Ngày đăng: 01/03/2017, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w