1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thừa thiên huế, việt nam

240 192 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 9,08 MB

Nội dung

Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xác định được các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của điểm đến, đánh giá và khai thác các lợi thế cạnh tranh một cách có lợi nhất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số : 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS BÙI THỊ TÁM PGS TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO

Huế - Năm 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực Kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Ngọc Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thị Tám và PGS.TS Nguyễn Đăng Hào đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này

Tôi bày tỏ lời cám ơn tới Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh

tế, Đại học Huế; Khoa Du lịch, Đại học Huế cùng các thầy cô trong và ngoài Khoa đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này

Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các chuyên gia ở Tổng cục Du lịch, ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh thành trên cả nước, đại diện của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành - khách sạn ở các tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp những tài liệu và thông tin quý báu giúp tôi có thể thực hiện hoàn thành nghiên cứu này Sự giúp đỡ của các chuyên gia, các doanh nghiệp và các đồng nghiệp không chỉ là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của đề tài mà còn là sự khuyến khích về tinh thần và nhiệt huyết hỗ trợ tôi trong suốt hành trình này

Và trên hết, tôi chân thành cám ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, cám ơn bạn bè đã cổ vũ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

tranh của Châu Âu)

LTCT Lợi thế cạnh tranh

NLCT Năng lực cạnh tranh

PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh)

TDCA Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness (Khả

năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch)

TFP Total Factor Productivity (Năng suất các nhân tố tổng hợp)

UNWTO United Nations’ World Tourism Organization (Tổ chức du lịch

thế giới của Liên hợp quốc)

WCI World Competitiveness Index (Chỉ số cạnh tranh toàn cầu) WEF World Economics Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

WTTC World Travel and Tourism Council (Ủy ban Du lịch và Lữ

hành thế giới)

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ii

Danh mục các từ viết tắt iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng viii

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ x

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Những đóng góp mới của luận án 7

5 Kết cấu của luận án 9

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG 1 TỔNG LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan 11

1.1.1 Khái niệm điểm đến, điểm đến du lịch và điểm đến du lịch địa phương 11

1.1.2 Khả năng thu hút của điểm đến du lịch 14

1.1.3 Hình ảnh điểm đến 15

1.1.4 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh 16

1.1.5 Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh 21

1.2 Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 24

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 24

1.2.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến 26

1.2.3 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến 27

1.3 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến 29

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước 29

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 34

1.4 Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia và điểm đến địa phương 35

1.5 Một số cách tiếp cận khác về phân tích điểm đến cạnh tranh 39

Trang 6

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 53

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 53

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 53

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thừa Thiên Huế 54

2.1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế 58

2.1.4 Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ so sánh với Đà Nẵng và Quảng Nam 61

2.2 Phương pháp nghiên cứu 66

2.2.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu 66

2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 68

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ 77

3.1 Đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 77

3.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 88

3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy và sự phù hợp của số liệu 88

3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 89

3.3 Phân tích nhân tố khẳng định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 93

3.3.1 Mô hình hiệu chỉnh phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 93

3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định thang đo các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 95

3.3.3 Thảo luận 102

3.4 Đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 104

3.4.1 Đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế 105

3.4.2 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế so với các điểm đến du lịch Đà Nẵng và Hội An 112

Trang 7

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

THỪA THIÊN HUẾ 115

4.1 Định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 115

4.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 115

4.1.2 Các định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 115

4.2 Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 118

4.2.1 Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 119

4.2.2 Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa 120

4.2.3 Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện- đường- giao thông- thông tin liên lạc nhằm tạo tính thuận lợi, xuyên suốt cho hoạt động du lịch 121

4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 122

4.2.5 Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác khu vực, quốc gia và quốc tế 123

4.3 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 124

4.3.1 Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý điểm đến 124

4.3.2 Nhóm giải pháp về phát triển và hoàn thiện các dịch vụ du lịch chủ yếu 128

4.3.3 Nhóm các giải pháp về cải thiện các dịch vụ mua sắm 131

4.3.4 Nhóm giải pháp về quản lý và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch 132

4.3.5 Nhóm các giải pháp về cải thiện môi trường du lịch, an ninh an toàn điểm đến134 4.3.6 Nhóm các giải pháp về truyền thông và marketing điểm đến 136

PHẦN III KẾT LUẬN 139

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC 150

PHỤ LỤC 1 Danh sách và Phiếu thu thập ý kiến đề xuất của các chuyên gia về

Trang 8

PHỤ LỤC 2 Phiếu thu thập ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp 162

du lịch- lữ hành 162 PHỤ LỤC 3 Lược trích tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình lý thuyết 167 PHỤ LỤC 4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 173 PHỤ LỤC 5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 177 PHỤ LỤC 6 Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 181 PHỤ LỤC 7 Kiểm tra phân phối chuẩn của các nhóm nhân tố được xác lập cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 184 PHỤ LỤC 8 Tóm tắt kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình CFA 188 PHỤ LỤC 9 Trích kết quả phân tích One Way ANOVA 190

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp một số cách tiếp cận trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh

44

Bảng 1.2 Tổng hợp một số cách tiếp cận mở rộng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 50

Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 55

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 2012-2017 62

Bảng 2.3: Tình hình phát triển du lịch của Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam giai đoạn 2013-2017 65

Bảng 2.4 Tóm tắt quá trình thảo luận nhóm tập trung về mô hình lý thuyết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 69

Bảng 2.6 Thông tin mẫu điều tra 75

Bảng 3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 90

Bảng 3.2 Các biến quan sát của các nhân tố tiềm ẩn cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế 93

Bảng 3.3 Các chỉ số về sự phù hợp tổng thể của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Huế 97

Bảng 3.4 Trọng số chuẩn hóa, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 98

Bảng 3.5 Hệ số tương quan các nhân tố tiềm ẩn và giữa các sai số 100

Bảng 3.6 Hiệp phương sai giữa các nhân tố tiềm ẩn và giữa các sai số 101

Bảng 3.7 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 106

Bảng 3.8 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về độ tuổi đối với các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 107 Bảng 3.9 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về kinh nghiệm công tác đối với các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 108

Trang 10

Bảng 3.10 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về kinh

nghiệm công tác ngành du lịch về các nhân tố cấu thànhnăng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 110Bảng 3.11 So sánh đánh giá của các nhóm chuyên gia khác nhau về nghề

nghiệp về các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế 111Bảng 3.12 So sánh các nhân tố năng lực cạnh tranh của các điểm đến Huế, Đà

Nẵng và Hội An 112

Trang 11

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình Porter về điểm đến cạnh tranh 36

Sơ đồ 1.2 Mô hình cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch 38

Sơ đồ 2.1 Các bước chính của quá trình nghiên cứu 67

Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến 80

Sơ đồ 3.2 Mô hình hiệu chỉnh đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế 93

Sơ đồ 3.3 Kết quả phân tích CFA mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế 96

SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Chỉ số PCI các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2016 57

Biểu đồ 2.2 Chỉ số PCI Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006- 2016 57

Trang 12

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc

độ bùng phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và

lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới [100] ‘ mặc dù thế giới đang đối mặt

với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’ Trong khi một

số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại

Và đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm

2015, tăng 52 triệu so với 2014 (UNWTO, 2016) Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017)

Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du

lịch Pearce (1997:25) [76] cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh

tranh…tất cả nhận thức sâu sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối quan trọng” Cũng với quan điểm này, Crouch và

Ritchie (2000:6) [82] nhấn mạnh “khả năng cạnh tranh của điểm đến có tác động

phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch định chính sách” Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu phát triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút

Trang 13

thị trường du khách, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo Tiến trình xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt động hàng ngày hàng giờ tại điểm đến Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển khai chiến lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải quyết được một loạt các vấn đề cốt lõi như: các yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến? Cách thức đo lường đánh giá các nhân tố này? Liệu danh mục các biến số phổ cập chung có thể áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một điểm đến cụ thể? Đây là những câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như người làm công tác thực tiễn nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa mãn cho các câu hỏi này Thậm chí ngay cả khi điểm đến du lịch thành công trong chiếm lĩnh thị trường thì danh mục các biến số phổ cập vẫn khó có thể vận dụng để

đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến cụ thể [44]

Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh là thước đo mức độ hoạt động của ngành trên thị trường du lịch quốc tế Mức độ đóng góp của ngành đối với sự phát triển của địa phương, của đất nước phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của ngành Đối với các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn xác định

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xác định được các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của điểm đến, đánh giá và khai thác các lợi thế cạnh tranh một cách có lợi nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Do vậy, năng lực cạnh tranh điểm đến là mối quan tâm của nhiều đối tượng bao gồm những nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển, những nhà nghiên cứu cũng như của các doanh nghiệp

Về phương diện nghiên cứu, mặc dù bắt đầu khá muộn màng nhưng các nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia cũng như những người làm công tác thực tiễn như nghiên cứu của Crouch & Ritchie, 1993, 1999; Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003;

Ekin và Akbulut, 2015 [22, 23, 30, 96, 33] Đặc biệt, nghiên cứu của Crouch &

Richie (1999) được xem là một trong những nổ lực đáng chú ý trong việc vận hành

Trang 14

hóa tổng hợp các biến nghiên cứu cạnh tranh trong du lịch và cạnh tranh ngành để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (theo Enright & Newton,

2005) [34] Thay vì cho một số nghiên cứu trước đó chỉ chủ yếu tập trung vào lợi

thế cạnh tranh của một số yếu tố lợi thế tài nguyên hoặc giá cả như trong nghiên

cứu của Poon, 1993; Chon &Mayer, 1995 [77, 20] Có thể thấy các nổ lực nghiên

cứu năng lực cạnh tranh điểm đến trong thời gian qua đã tập trung giải quyết vấn đề khái niệm, cách tiếp cận và vận hành hóa các biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch hoặc ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể Theo đó, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thường bao gồm: 1) các yếu tố kinh doanh; 2) các yếu tố về quản lý, kế hoạch hóa và phát triển

điểm đến; và 3) các yếu tố nguồn lực du lịch và tính hấp dẫn của điểm đến [34]

Tuy nhiên, tổng lược các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhấn mạnh rằng chưa có một mô hình hoàn thiện về nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến

du lịch vì các mô hình đề xuất đều chưa cung cấp một khung đánh giá tổng hợp các

khía cạnh khác nhau về khả năng cạnh tranh của điểm đến [31, 34, 41, 33] Thực tế

này đặt ra nhu cầu cần thiết đối các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết cũng như cung cấp các khuyến cáo chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến ở các phạm vi khác nhau

Đối với ngành du lịch Việt Nam, trong những năm qua mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được tăng trưởng đáng kể, song du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế (từ đây được tóm lược là Huế) nói riêng chưa thực sự phát triển xứng với tiềm năng Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng Khả năng thu hút và hình ảnh của các điểm đến du lịch của Huế còn mờ nhạt đối với du khách (Bùi Thị Tám, 2010, Trần Thị Ngọc Liên, 2013) Số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng cho thấy, số ngày lưu trú bình quân tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 giảm sút từ 2.01 ngày/khách (năm 2013) xuống 1.8 ngày/khách (năm 2017), trong khi các điểm đến lân cận như Đà Nẵng và Hội An lại có sự tăng nhanh Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế Với thực tế vượt trội về tài nguyên du

Trang 15

lịch và với một điểm đến du lịch được phát triển khá sớm ở Việt Nam cũng như ở khu vực Miền Trung (Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), nhưng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa có được những bước phát triển nổi trội khẳng định vị thế của một điểm đến tiên phong trong khu vực

Cho đến nay cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng thu hút, hình ảnh điểm đến và năng lực cạnh tranh được thực hiện ở khu vực miền Trung như nghiên cứu của Bùi Thị Tám, 2010; Thái Thanh Hà, 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013

[10, 5] Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện theo một số cách tiếp cận cụ

thể và với tính chất nghiên cứu khám phá về một số khía cạnh cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh Do vậy, các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo từ các nghiên cứu này đã nhấn mạnh vào việc cần tiếp tục có các nghiên cứu có tính hệ thống cả về nội dung, phương pháp cũng như vận dụng thực tiễn các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến

Về mặt lý thuyết liệu có thể xây dựng một mô hình cấu trúc và có tính khả thi để đánh giá một cách khoa học các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch và tương tác giữa chúng? Về phương diện vận dụng thực tiễn, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế hiện nay như thế nào? các yếu tố nào cấu thành đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế và mức độ tương tác

hỗ trợ giữa chúng? Các cơ hội và giải pháp cụ thể nào cần được khai thác để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế?

Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã nêu rõ quan điểm: ‘Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa’, cho thấy được sự quan tâm và tính cấp bách của công tác đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Huế nhằm thực hiện được mục đích “Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới’

Trang 16

Từ thực tế trên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế để làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế là thực sự cấp thiết

Do đó, luận án “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và hy vọng góp phần nâng cao năng

lực cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như phát triển du lịch của khu vực Miền Trung trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch để xây dựng, kiểm định và đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, và sử dụng trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

3 Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến

du lịch Thừa Thiên Huế

4 Đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu và các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, phương pháp luận và vận dụng thực tiễn về nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế

Trang 17

- Để thực hiện các nội dung nghiên cứu thì đối tượng điều tra là các chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, quản lý và phát triển du lịch được tiếp cận khảo sát gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp

về du lịch, các tổ chức, các doanh nghiệp, các viện trường liên quan

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau:

 Về nội dung nghiên cứu: Luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu năng

lực cạnh tranh điểm đến du lịch địa phương – đó là một tỉnh/thành phố cụ thể, mà không nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến nói chung ở cấp vĩ mô (quốc gia, khu vực…) hay ở cấp độ điểm đến vi mô (như một huyện, thị trấn, một khu du lịch…), và cũng không so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành, cấp

quốc gia hay cấp doanh nghiệp Do vậy, các nội dung nghiên cứu chính gồm:

- Tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về điểm đến và các cấp độ điểm đến, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

- Lựa chọn, thiết kế mô hình và vận hành hóa hệ thống các biến tổng hợp, các biến chi tiết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phù hợp với điều kiện và ngữ cảnh phát triển điểm đến du lịch địa phương

- Giới thiệu khái quát về thực trạng quản lý, phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế và xây dựng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

- Phân tích đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

- Nghiên cứu các định hướng, giải pháp và hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế

 Về không gian: Với mục tiêu và phạm vi nêu trên, luận án tập trung

nghiên cứu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế (trong luận án này được gọi vắn tắt

là Huế và cũng phù hợp với tên gọi thông thường được sử dụng trong các chiến

Trang 18

lược quảng bá hình ảnh điểm đến của Thừa Thiên Huế) Việc lựa chọn điểm đến

Huế là dựa vào một số tiêu chí sau:

- Vai trò, vị trí và giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Huế trong vùng

du lịch đồng vị Trung Trung Bộ

- Tầm quan trọng và tính phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du

lịch của khu vực nói riêng và của du lịch Thừa Thiên Huế nói chung

- Tính có thể kế thừa và so sánh với các nghiên cứu trước về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đây là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu

kiểm định khung lý thuyết

- Về mặt khái niệm thì năng lực cạnh tranh của một điểm đến được đánh giá qua các thuộc tính/yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến đó Do vậy, trong nghiên cứu này việc lựa chọn thêm hai điểm đến phụ cận là Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An) – là các điểm đến vừa có khả năng chia sẻ thị trường với điểm đến Huế, nhưng cũng vừa là các điểm đến hợp tác trong nổ lực phát triển diểm đến khu vực - chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin tham khảo, có thể so sánh được và

đề xuất các hàm ý quản lý điểm đến Việc phân tích năng lực cạnh tranh của hai

điểm đến tham khảo này không thuộc mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu này

 Về thời gian:

- Các số liệu thứ cấp về phát triển điểm đến du lịch được thu thập chủ yếu

cho giai đoạn 2012-2017

- Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

điểm đến du lịch Huế được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020

4 Những đóng góp mới của luận án

Trong gần hai thập niên qua, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển điểm đến

du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, cũng như những nhà nghiên cứu liên quan

Đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cũng như vận dụng trong đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở những cấp độ điểm đến khác nhau Tuy nhiên do tính chất đa chiều và phức tạp của bản thân khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một hoặc một số khía

Trang 19

cạnh đánh giá năng lực canh tranh, ngoại trừ một số nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia Điều này khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương Do vậy, khi thực hiện các mục tiêu đã được xác định, nghiên cứu này có những đóng góp mới sau:

 Về mặt lý luận:

Thứ nhất, luận án đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh

điểm đến địa phương cùng với hệ thống các biến số đo lường cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể tài nguyên, đặc điểm phát triển và quản lý điểm đến của từng cấp

độ điểm đến Góp phần khẳng định sự cần thiết và tính hợp lý của việc tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện khung lý thuyết đánh giá năng lực điểm đến du lịch theo các cấp độ khác nhau

Thứ hai, khác với hầu hết các nghiên cứu trước đây đều dựa vào việc phân

tích và lựa chọn chủ quan của nhà nghiên cứu để xác lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, thì có thể nói đây là một trong số ít các nghiên cứu đầu tiên vận dụng phương pháp Delphi để tìm kiếm sự đồng thuận trong xây dựng mô hình cũng như cụ thể hóa các biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến Do vậy,

mô hình đề xuất trong nghiên cứu này đảm bảo tính khách quan khoa học Đây là đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp luận và kết quả mô hình đề xuất của luận

án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu liên quan

Thứ ba, thông thường các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp

phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên các kết quả chỉ dừng lại mức độ khám phá, chưa có nghiên cứu khẳng định và kiểm định sự phù hợp của mô hình trong vận dụng thực tiễn Đặc biệt, với số lượng lớn các biến số và tính phức hợp đa diện của chúng thì càng cần có các nghiên cứu khẳng định để kiểm định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Trong nghiên cứu này, với qui mô mẫu số liệu đủ lớn, việc kết hợp triệt để phương pháp EFA, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đã giúp giải quyết được hạn chế thường gặp đã nêu trên Trên cơ sở đó, việc đánh giá năng lực cạnh tranh không dừng lại ở phân tích từng nhân tố riêng biệt, mà còn phân tích và chỉ ra tác động qua lại giữa các nhân tố và từ đó là giải pháp quản lý liên quan

 Về phương diện thực tiễn:

Trang 20

Thứ nhất, về mặt thể chế và quản lý, cấp tỉnh là cấp địa phương cao nhất có

quyền hạn và trách nhiệm hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương Do vậy, có thể nói nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến địa phương (cụ thể là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học, hợp lý và hữu ích nhất để

xây dựng và hiện thực hóa các chiến lược và kế hoạch phát triển điểm đến du lịch

Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về đánh giá năng lực cạnh

tranh điểm đến Thừa Thiên Huế được tiếp cận từ phía cung (chuyên gia, nhà quản

lý và các doanh nghiệp), và với việc sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin cụ thể hữu ích về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế, những điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược quản lý và phát triển điểm đến

du lịch Thừa Thiên Huế có được những chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế

Thứ ba, các giải pháp và hàm ý quản lý dựa trên các kết quả nghiên cứu

khách quan, khoa học sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp có được các định hướng và giải pháp cụ thể trong phát triển sản phẩm cũng như quảng

bá phù hợp với lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của điểm đến Huế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, gia tăng sự hài lòng của du khách, góp phần phát triển

du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững

5 Kết cấu của luận án

Nội dung của luận án bao gồm 3 phần như sau:

Phần I Mở đầu: giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

Phần II Nội dung nghiên cứu với 4 chương

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: chương này tập trung làm rõ các vấn đề có tính khái niệm về điểm đến, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, phân biệt sự khác biệt giữa các khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với khả năng thu hút của điểm đến du lịch và hình ảnh điểm đến;

Trang 21

các nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến, các mô hình đề xuất, cách thức vận hành hóa các biến số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, đối tượng điều tra và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến

Chương 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu; quy trình nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, lựa chọn các biến số tổng hợp và cụ thể hóa cụ thể đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; đối tượng

và phương pháp điều tra; cũng như các phương pháp phân tích so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và lượng hóa mối liên hệ giữa biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận: với số liệu điều tra năm 4/2017, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Huế; phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến Huế theo từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và so sánh với một số điểm đến du lịch tương đồng trong khu vực

4/2016-Từ đó, bàn luận các vấn đề về có tính lý thuyết về xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, ưu, nhược điểm của mô hình mà tác giả đề xuất so với các mô hình trong các nghiên cứu liên quan, những nhận định về vận dụng mô hình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Chương 4 Một số giải pháp chủ yếu và hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế: dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích ngữ cảnh phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế cũng như ngữ cảnh phát triển chung của ngành, chương này xác định một số giải pháp chủ yếu và các hàm ý chính sách liên quan nhằm hạn chế các điểm yếu, phát huy những lợi thế cạnh tranh nhằm gia tăng năng lực cạnh trạnh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trong thị trường du lịch khu vực, quốc gia và quốc tế

Phần III Kết luận

Trang 22

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan

1.1.1 Khái niệm điểm đến, điểm đến du lịch và điểm đến du lịch địa phương

Một trong những khái niệm cơ bản liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề

tài là khái niệm ‘điểm đến du lịch’, tuy nhiên để có thể hiểu một cách đầy đủ thì

khái niệm này cần làm rõ trong mối quan hệ với một số khái niệm liên quan, đó là

‘điểm đến’ và ‘điểm đến du lịch địa phương’

Theo từ điển “New Shorter Oxford Dictionary”, điểm đến được định nghĩa là

“nơi mà một người hoặc sự vật đi đến, là điểm kết có chủ định của một hành trình” Tương tự, từ điển Cambridge Dictionary xác định điểm đến là ‘nơi mà một người đi đến hoặc một thứ được gửi tới Như vậy, về khái niệm điểm đến ở đây đúng với nghĩa gốc của từ với hai yếu tố quan trọng, đó là một nơi chốn và là điểm kết của chuyến đi hoặc đích đến của một vật được gửi tới

Tuy nhiên, khi áp dụng trong du lịch thì điểm đến du lịch được nhiều tác giả

diễn dịch theo những cách tiếp cận khác nhau Đơn cử, Buhalis (2000) [19] định

nghĩa điểm đến du lịch là nơi mà cung cấp tổng hợp các sản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu dùng dưới tên thương hiệu của điểm đến Tác giả còn diễn giải thêm rằng các điểm đến được xác định rõ ràng theo khu vực địa lý, được hiểu bởi du khách như là một chỉnh thể với các loại dịch vụ chính, gồm: tính hấp dẫn, tính có thể tiếp cận, các hoạt động theo gói dịch vụ có sẵn, và các dịch vụ bổ sung Điều

này cũng thống nhất với định nghĩa của Vanhove (2005) [94] rằng điểm đến du lịch

là một vùng ranh giới địa lý rõ ràng mà ở đó du khách được thưởng ngoạn các trải nghiệm du lịch khác nhau

Dưới cách nhìn chỉnh thể, Porter (1998) [80] định nghĩa rằng các điểm đến

như các cụm/nhóm hoặc ‘vùng tập trung của các công ty và tổ chức có quan hệ tương

tác lẫn nhau” Vanhove (2006) [95] giải nghĩa thêm từ “cụm’ có thể được hiểu như là

Trang 23

‘một nhóm các điểm hấp dẫn du lịch, các doanh nghiệp, và các tổ chức trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến du lịch’ Tuy nhiên, hiểu với cách tiếp cận động thái thì

Howie (2003:55) [52] đã chỉ ra: ‘Điểm đến là những nơi mà du lịch phát triển tự phát

hoặc đã và đang được thúc đẩy một cách chủ động Quá trình chủ động hay bị động

bị ảnh hưởng bởi ngữ cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường điểm đến’

Như vậy, theo nghĩa trực tiếp điểm đến du lịch được hiểu là nơi có ranh giới thực sự hoặc ranh giới trong nhận thức ví dụ ranh giới địa lý của một hòn đảo, ranh

giới chính trị, hoặc thậm chí ranh giới tạo ra bởi thị trường Theo đó, điểm đến du

lịch có thể được xác định bằng nhiều cách: hoặc theo ranh giới quản lý hành chính

của một địa phương, vùng lãnh thổ, hoặc theo vùng địa lý, hay theo thị trường…nhưng phải “chứa một mức độ phát triển du lịch đủ lớn có thể thoả mãn

nhu cầu của du khách” (Gunn, 1994; Bùi Thị Tám, 2012) [43, 2]

Trong những năm gần đây khi bàn đến điểm đến và quản lý điểm đến du lịch thì các học giả cũng như những người làm công tác thực tiễn thực sự quan tâm đến phạm vi hay cấp độ điểm đến Theo đó khái niệm ‘điểm đến du lịch địa phương’ được đề cập thường xuyên hơn bởi chính ở cấp độ điểm đến địa phương thì các yếu

tố của kế hoạch hóa và quản lý điểm đến được thực thi, giám sát và đánh giá Tổ chức

Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (2007: 3) [93] đã định nghĩa: “Điểm đến du lịch

địa phương là một không gian vật chất mà du khách lưu trú lại ít nhất một đêm Nó

bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm hấp dẫn và các nguồn lực du lịch trong thời gian đi về một ngày Nó có các giới hạn vật chất và hành chính xác định sự quản lý, hình ảnh và nhận thức về khả năng cạnh tranh thị trường”

Ritchie và Crouch (2003) [83] đã phân biệt rõ hơn một số dạng và cấp độ

điểm đến như sau:

- Một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều nước (ví dụ Nam Phi, Đông Nam Á)

- Một đất nước

- Một tỉnh hay chỉnh thể hành chính tương đương

- Một địa phương đặc thù (như vùng Flander, Normandy)

Trang 24

- Một thành phố hay thị xã

- Một địa điểm đặc biệt có sức hút lớn (như công viên quốc gia, Nhà thờ Đức

Bà Pari, Disney world)

Điểm đến du lịch địa phương chứa đựng nhiều yếu tố, tác nhân khác nhau và thường bao gồm cộng đồng địa phương để thiết lập một mạng lưới hình thành nên các điểm đến lớn hơn Điểm đến cũng có thể được hiểu đơn giản là các khu, điểm du lịch, những khu đô thị, thôn quê, miền núi, hải đảo Những nơi này có thể là các điểm đến cho một chuyến đi trong ngày, một kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày Ở một khía cạnh khác, các quốc gia, các lục địa cũng được chào bán như là các điểm đến du lịch, ví dụ

Ủy ban lữ hành châu Âu (ETC) và Hiệp hội Lữ hành khu vực Thái Bình Dương (PATA) tiếp thị cho Châu Âu và khu vực Thái Bình Dương như là những điểm đến

du lịch Cách xác định cụ thể này của UNWTO cũng đồng nhất với quan điểm của

các tác giả nêu trên rằng: nói đến điểm đến du lịch là đề cập đến một ranh giới thực

sự hoặc ranh giới trong nhận thức hoặc ranh giới tạo ra bởi thị trường

Với cách tiếp cận như trên, điểm đến du lịch có thể được phân loại theo hai cấp độ: Điểm đến vĩ mô và điểm đến vi mô Điểm đến vĩ mô là các điểm đến bao gồm hàng ngàn điểm đến nhỏ (vi mô), có thể là vùng, tỉnh, thành phố, thị xã và thậm chí là các điểm viếng thăm trong nội vi một thị trấn, xã, phường (Inskeep,

1991) [56] Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì một điểm đến du lịch cũng phải hội đủ

các cấu thành cơ bản tạo sức thu hút du khách đến với điểm đến và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của điểm đến Các yếu tố này bao gồm: Các điểm hấp dẫn du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Các tiện nghi công cộng và cá nhân; Nguồn nhân

lực; Hình ảnh và đặc trưng của điểm đến; và Giá cả [93]

Cũng cần nhấn mạnh rằng trong đa số các nghiên cứu liên quan đến các vấn

đề trong quản lý điểm đến du lịch, khi thuật ngữ ‘điểm đến’ được sử dụng cũng hàm

nghĩa là điểm đến du lịch (Rubies, 2001; Eysteinsson, 2012) [87, 38] Với cách phân tích đánh giá các nhân tố tác động Porter (1998) [80] định nghĩa rằng các

điểm đến như các cụm/nhóm (clusters) hoặc ‘vùng tập trung của các công ty và tổ

chức có quan hệ tương tác lẫn nhau” Vanhove (2006) [95] giải nghĩa thêm từ

Trang 25

“cụm’ có thể được hiểu như là ‘một nhóm các điểm hấp dẫn du lịch, các doanh nghiệp, và các tổ chức trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến du lịch’

Tổng lược các cách tiếp cận ở trên cho phép khái quát một khái niệm chung

về điểm đến du lịch đó là ‘một không gian vật chất cụ thể, có ranh giới hành chính thực sự hoặc ranh giới trong nhận thức hoặc ranh giới tạo ra bởi thị trường, nhưng chứa đựng các điểm hấp dẫn du lịch các nguồn lực du lịch, các sản phẩm du lịch và

hệ thống dịch vụ bổ trợ’

1.1.2 Khả năng thu hút của điểm đến du lịch

Theo Hu and Ritchie (1993: 25) [51], khả năng thu hút của điểm đến “phản

ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì

điểm đến đó càng có thể được du khách lựa chọn Điều này cũng phù hợp với quan

điểm của Mayo và Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “khả

năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách” Khả năng này phụ thuộc

vào các thuộc tính của điểm đến Theo Hu và Ritchie (1993) [51] thì tầm quan trọng

của các thuộc tính này giúp du khách đánh giá khả năng thu hút của một điểm đến

và có được lựa chọn phù hợp Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở điểm đến

Các nghiên cứu gần đây cũng cho rằng tính phổ biến của một điểm đến du lịch có thể được gia tăng bởi tổ hợp của các thuộc tính của cạnh tranh và khả năng thu hút Trong đó, khả năng cạnh tranh được nhìn nhận từ phía cung và khả năng

thu hút được đánh giá từ phía cầu du lịch (Vengesayi, 2003, Tasci, 2007) [96]

Để hiểu rõ hơn khả năng thu hút của điểm đến thì cũng cần xem xét thêm khái niệm điểm hấp dẫn du lịch Được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, các điểm hấp dẫn

du lịch là các yếu tố cơ bản của khả năng thu hút của điểm đến Đó cũng là những yếu tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến Trong khi đó, khả năng thu hút của một điểm đến khuyến khích du khách đến thăm và ở lại điểm đến, hoặc kéo du khách từ

Trang 26

một điểm này đến một điểm đến khác Do vậy, “giá trị của khả năng thu hút của

điểm đến là tác động kéo đối với du khách” [96]

‘Tác động kéo’ chỉ ra động lực kéo và đẩy của du khách Không có tính thu hút thì điểm du lịch không thể tồn tại và cũng có thể có rất ít hoặc không cần các phương tiện và dịch vụ du lịch Ferrario (1979) nhấn mạnh “chỉ khi du khách bị thu hút tới một điểm đến thì mới cần có các điều kiện phương tiện và dịch vụ đi kèm”

Du khách có nhu cầu đi du lịch dựa trên cơ sở động lực đẩy của họ nhưng cần phải

có ‘tác động kéo’ để thu hút họ đến với một điểm đến cụ thể nào đó (Kim and Lee, 2002) Các nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến du lịch nhằm vào nghiên cứu nhu cầu du khách và những yếu tố thu hút họ tới các điểm đến khác nhau Goeldner và cộng sự (2000) đã khái quát thành 5 yếu tố gồm tự nhiên, văn hóa, sự kiện, nghỉ ngơi và giải trí

1.1.3 Hình ảnh điểm đến

Các nghiên cứu khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch không thể không quan tâm đến khái niệm hình ảnh điểm đến bởi sự liên hệ của hình ảnh điểm đến giữa ba khái niệm này cũng như ảnh hưởng của nó đến quyết định lựa

chọn điểm đến của du khách Echtner và Ritchie (1991: 8) [32] định nghĩa hình ảnh

điểm đến là ‘nhận thức về các thuộc tính của điểm đến [và] ấn tượng tổng thể tạo ra bởi điểm đến .bao gồm các đặc điểm chức năng, liên quan đến các yếu tố vô hình’

Baloglu và Brinberg (1997: 11) [16] cho rằng “hình ảnh là tổng thể các niềm tin, ý

niệm và ấn tượng mà một người có được về một nơi chốn hay một điểm đến’ Tương

tự, Kotler và Gertner (2002) [58] đã định nghĩa hình ảnh điểm đến là tổng thể của các

niềm tin và ấn tượng mọi người có được về một nơi Hình ảnh thể hiện sự đơn giản hóa của một số lớn các liên kết và thông tin liên hệ về điểm đến

Như vậy, hình ảnh điểm đến du lịch là sự kết hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của mỗi người về điểm du lịch và là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách Một điểm đến có thể thiếu một số yếu tố dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách nhưng không thể thiếu các thuộc tính thu hút du khách Trong rất nhiều các thuộc tính đó bao gồm các yếu

Trang 27

hình thành nên hình ảnh điểm đến Hay nói cách khác, việc hình thành và phát triển hình ảnh điểm đến có liên hệ trực tiếp tác động đến khả năng thu hút của điểm đến

Có thể thấy rằng khi phân tích đánh giá về một điểm du lịch thì đa số các nhân tố đều mang tính khách quan, ngoại trừ quan niệm và đánh giá của khách hàng

là mang tính chủ quan và định tính Gun (1994) [43] cho rằng hình ảnh điểm đến

được hình thành và phát triển theo hai mức độ - ‘hình ảnh vật chất’ và ‘hình ảnh cảm nhận’ Hình ảnh vật chất là hình ảnh có thể được truyền đạt, trong khi hình ảnh cảm nhận lại có được từ những sự kiện, biểu tượng và quảng cáo của các tổ chức và doanh nghiệp

Đối với du khách, khi quyết định lựa chọn đi đến một điểm du lịch thì điểm

du lịch đó tối thiểu phải: a) đủ hấp dẫn đối với họ; b) dễ tiếp cận; và c) có các thông tin cần thiết về một điểm đến Do vậy, việc xây dựng và quản lý điểm đến phải trên

cơ sở nhận thức đúng hình ảnh và giá trị đích thực mà điểm đến đến mang lại cho

du khách Mỗi khi hình ảnh điểm đến đi vào nhận thức của du khách thì rất khó để thay đổi Một hình ảnh điểm đến, được cảm nhận bởi du khách hiện tại hay khách hàng tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến

1.1.4 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh

Cạnh tranh có gốc La-tinh là ‘competer’ được diễn dịch là ‘cùng mưu cầu’ hoặc ‘ganh đua nhau’ trong một hoạt động, lĩnh vực hay sự việc nào đó Cạnh tranh được xem là một tiến trình phát triển tất yếu của một hệ sinh thái nhân văn, là điều kiện cho quá trình chọn lọc và tiến hóa tự nhiên và xã hội Cạnh tranh có thể được hiểu là “sự tranh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía

mình” [3]

NLCT là một thuật ngữ đa diện và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là một khái niệm tương đối khó hiểu và rất khó đo lường Theo Báo cáo về Năng lực cạnh tranh của Châu Âu “Một nền kinh tế được gọi là cạnh tranh nếu dân cư có thể tận hưởng các điều kiện sống cao và ngày càng tăng lên cũng như

Trang 28

điều kiện làm việc tốt trên cơ sở bền vững Chính xác hơn, mức độ hoạt động kinh

tế không gây ra bất cứ sự cân bằng không bền vững nào cho nền kinh tế cũng như

cho lợi ích của các thế hệ tương lai.” (ECR, 2000: 23) [36]

NLCT là khái niệm rộng, có thể được quan sát qua sản phẩm, doanh nghiệp, ngành, hoặc các ngành của một nền kinh tế, của các nước, các khu vực và châu lục Nhìn chung, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được tiếp cận theo 3 cấp độ

khác nhau (Ritchie and Crouch, 2003; Ambastha and Momaya, 2004) [83,12]

1.1.4.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia

Ở cấp độ cạnh tranh quốc gia, NLCT được xác định là ‘mức độ quốc gia đó, trong điều kiện thị trường tự do, có thể sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế đồng thời duy trì và nâng cao thu nhập cho nhân dân một

cách bền vững’ (WTO, 2000: 47) [102] Yếu tố quyết định tới NLCT của một quốc

gia là môi trường kinh tế vĩ mô, nền tảng kinh tế vi mô, trình độ hoạt động của các doanh nghiệp, chất lượng môi trường kinhh doanh và năng suất sản xuất quốc gia

(Blunck, 2006) [18] Porter (1990) [79] cho rằng, chỉ có khái niệm NLCT duy nhất

có ý nghĩa ở cấp quốc gia là năng suất quốc gia Các quốc gia và doanh nghiệp nên được nhìn nhận một cách bình đẳng vì thương mại quốc tế không phải là trò chơi có tổng bằng không và bởi vì các quốc gia không thể cạnh tranh ở tất cả các ngành kinh tế Dựa trên quan điểm của Porter, ngày nay nhiều tổ chức đã tiến hành đánh giá NLCT quốc gia như WEF, Hội đồng NLCT Hoa Kỳ và Hội đồng NLCT Ai Len

Từ năm 1979, WEF đã đưa ra Báo cáo NLCT toàn cầu hàng năm đánh giá và công bố số liệu và bảng xếp hạng NLCT của các quốc gia Trên quan điểm cho rằng

sự thịnh vượng được xác định bởi năng suất của nền kinh tế, Báo cáo thường niên của

WEF (2015: 4) [100] đã khái quát NLCT cấp quốc gia là tổ hợp các yếu tố thể chế,

chính sách và các nhân tố xác định mức năng suất của nền kinh tế, và theo đó xác định mức độ thịnh vượng của quốc gia đó WEF cũng sử dụng hệ thống 12 nhóm yếu

tố với 114 chỉ tiêu để đánh giá NLCT quốc gia, cụ thể các nhóm sau: 1) Thể chế; 2) Kết cấu hạ tầng; 3) Môi trường kinh tế vĩ mô; 4) Giáo dục tiểu học và y tế; 5) Giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề ; 6) Hiệu quả thị trường hàng hóa ; 7) Hiệu

Trang 29

quả thị trường lao động; 8) Sự phát triển của thị trường tài chính; 9) Sẵn sàng công nghệ; 10) Qui mô thị trường; 11) Độ phức tạp trong kinh doanh; 12) Đổi mới

1.1.4.2 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia, mọi địa phương Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần có những chính sách, chiến lược, bước đi và giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể quốc gia, địa phương đó Hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

đã đề xuất bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bao gồm chín chỉ số cấu thành, gồm: 1) Chi phí gia nhập thị trường; 2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; 3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; 4) Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; 5) Các chi phí không chính thức; 6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Thực hiện chính sách của Trung ương; 7) Dịch

vụ hỗ trợ doanh nghiệp; 8) Chất lượng đào tạo lao động; 9) Thiết chế pháp lý

Mặc dù dưới góc độ học thuật, cho đến nay chưa có những khảo cứu sâu cho hệ thống chỉ tiêu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói trên vẫn đang cung cấp một trong những thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, cũng như các nhà đầu tư trong tiến trình ra quyết định của họ Một tỉnh

có năng lực cạnh tranh cao thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối với các DN, nhà đầu tư bới môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh

tế – xã hội tỉnh đó

1.1.4.3 Năng lực cạnh tranh cấp ngành

NLCT cấp ngành là khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong một ngành của quốc gia đạt được thành công bền vững so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài NLCT cấp ngành là chỉ số

đo sức mạnh của một quốc gia tốt hơn NLCT ở cấp doanh nghiệp Các chỉ số đánh giá NLCT cấp ngành bao gồm: Khả năng lợi nhuận tổng thể của các doanh nghiệp trong ngành đó; Cán cân thương mại của quốc gia trong ngành đó; Cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đánh giá chi phí, giá cả và chất lượng tại cấp ngành

Trang 30

Yếu tố quyết định tới NLCT của ngành là NLCT quốc gia, NLCT của ngành phụ thuộc vào cả các yếu tố do ngành tự quyết định và các yếu tố do Chính phủ quyết định Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố mà cả Chính phủ và ngành chỉ kiểm soát được ở mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn không thể quyết định được Trên thực tế, quá trình điều chỉnh của ngành diễn ra cùng với các biến đổi NLCT

của nền kinh tế nói chung

1.1.4.4 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp

Ở cấp độ doanh nghiệp, NLCT được xác định là khả năng doanh nghiệp tạo

ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững

D’Cruz và Rugman (1992) [26] cho rằng ở cấp độ doanh nghiệp, NLCT có thể

được định nghĩa là khả năng của doanh nghiệp thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong mối liên hệ với giá cả và các yếu tố chất lượng phi giá cả Để trở nên cạnh tranh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn mong muốn và nhu cầu đa dạng của khách hàng Đây là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, không chỉ đạt được các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp v.v một cách riêng biệt, mà cần đánh giá, so sánh với đối tác cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng thị trường NLCT của doanh nghiệp còn có thể hiểu là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh sản phẩm, dịch

vụ của doanh nghiệp

Như vậy, NLCT cấp doanh nghiệp là khả năng quản trị chiến lược tạo ra lợi

thực hiện các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tồn tại và phát

doanh nghiệp được coi là có NLCT khi sản phẩm thay thế hoặc tương tự được đưa

ra với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại hoặc cung cấp sản phẩm tương tự với chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn

Trang 31

1.1.4.5 Năng lực cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa

Ngoài 3 cấp độ cạnh tranh phổ biến nêu trên, trong một số nghiên cứu chuyên sâu cho rằng, năng lực cạnh tranh còn có thể được đánh giá ở cấp độ từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay nhãn hiệu hàng hóa cụ thể Doanh nghiệp có thể xem những doanh nghiệp khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một

số khách hàng với giá bán tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình NLCT của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là khả năng sản phẩm đó được tiêu thụ nhanh chóng khi

có nhiều người cùng tham gia bán loại sản phẩm đó trên thị trường Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, một mặt hàng có NLCT là mặt hàng có thể

NLCT khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì v.v hơn hẳn sản phẩm hàng hoá cùng loại Tuy nhiên, NLCT của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi NLCT của doanh nghiệp Sẽ không có NLCT sản phẩm hàng hoá cao khi NLCT của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp

Các cấp độ NLCT nêu trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau Do vậy, khi đánh giá NLCT của nền kinh tế nói chung, của ngành du lịch nói riêng cần phải nghiên cứu phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, gắn với điều kiện phát triển cụ thể của ngành và của doanh nghiệp Một mặt, NLCT của các doanh nghiệp của một quốc gia tác động đến NLCT của nền kinh tế quốc gia đó NLCT của doanh nghiệp, của ngành thấp thì kéo theo những hạn chế của NLCT cấp quốc gia Mặt khác, NLCT quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế, với hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế vĩ mô sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của ngành, của doanh nghiệp và NLCT của sản phẩm hàng hoá trong quốc gia đó

Trang 32

1.1.5 Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh

1.1.5.1 Lợi thế cạnh tranh vĩ mô và vi mô

Một trong những chỉ số đo lường lợi thế cạnh tranh gây nhiều tranh luận nhất

đó là chỉ số cạnh tranh vĩ mô Ngược lại, người ta lại ít tranh luận về đo lường lợi thế cạnh tranh vi mô mặc dù cũng có khá nhiều cách tiếp cận và chỉ số đo lường khác nhau Mặc dù ngày càng có nhiều nghiên cứu lợi thế cạnh tranh tập trung vào tiếp cận ở cấp độ vi mô Một chỉ số đo lường lợi thế cạnh tranh vĩ mô được biết đến rộng rãi nhất đó là Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (WCI) được công bố hằng năm của Diễn đàn Kinh tế thế giới Chỉ số này về cơ bản là xếp hạng NLCT của các quốc gia

về khía cạnh môi trường kinh doanh

Một cách tiếp cận đo lường khác là khả năng xuất khẩu của một nước Khái

niệm này được đưa ra bởi Dollar và Wolff (1993) [28] Theo cách này, lợi thế cạnh

tranh vĩ mô được xác định bởi năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity)

Cách tiếp cận thứ ba, cũng ở cấp độ vĩ mô, đó là các chỉ số tỷ giá hối đoái như tỷ giá thực (RER) và tỷ giá thực đa phương (REER) Các nhà nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế như Lipschitz và McDonald, 1991; Marsh và Tokarick, 1994

[64,68] đã đề xuất sử dụng chỉ số tỷ giá để giải thích lợi thế cạnh tranh của hàng

hóa xuất khẩu của các nước Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số giá chỉ giải thích được một khía cạnh của năng lực cạnh tranh và chỉ có thể vận dụng ở cấp độ ngành và quốc gia Hơn nữa, nếu tiếp cận từ phía cầu thì với sự phát triển phức tạp của cầu du lịch cũng như sự gia tăng thu nhập và mức sống của dân cư hiện nay, vai trò của giá

có thể càng có tác động ít hơn trong quyết định của một bộ phận thị trường Điều này càng đặc biệt đúng với các hàng hóa cao cấp và dịch vụ

Ở cấp độ vi mô, việc đo lường lợi thế cạnh tranh được xem là có nền tảng lý thuyết chắc chắn hơn bởi hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích các yếu tố nguồn lực, đặc điểm và môi trường kinh doanh cũng như các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của từng nhà sản xuất hay thậm chí từng sản phẩmcụ thể (ví dụ: thị phần, lợi nhuận hay khả năng xuất khẩu) Từ đó, các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh có thể theo từng mục tiêu tiếp cận của nhà nghiên cứu ví dụ sự gia tăng

Trang 33

quy mô hay sự gia tăng thị phần (Turner và Gollup, 1997) [92] hay năng lực cạnh

tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động

(Porter, 1990; Buckley, Pass and Prescott, 1998) [79]

1.1.5.2 Lợi thế cạnh tranh: một chiều và đa chiều

Việc tiếp cận đa chiều trong đo lường LTCT phản ánh sự phức tạp của khái niệm này Khái niệm hai chiều trong lợi thế cạnh tranh được đề xuất bởi

Hatsopoulos, Krugman và Summers (1988) [48] đó là: lợi thế cạnh tranh của một

nền kinh tế được đo lường bởi cán cân thương mại với sự gia tăng thu nhập thực tế của dân cư nước đó Các học giả này cho rằng, một quốc gia được coi là có lợi thế cạnh tranh nếu thành công trong xuất khẩu phải được gắn liền với phúc lợi quốc gia không đổi hoặc gia tăng

Có rất nhiều nghiên cứu kinh tế về lợi thế cạnh tranh của ngành sử dụng chỉ

số giá cả tương đối của ngành trong tương quan so sánh với ngành tương ứng tại các quốc gia khác Cách tiếp cận này được Durand, Giornoo và Helleiner đưa ra năm

1987 và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu và thống kê của OECD Chỉ số giá này tính toán dựa trên tỷ giá hối đoái thực (RER) áp dụng cho mức giá tương đối của một ngành giữa nước này so với nước khác Đây được gọi là lợi thế cạnh tranh một chiều

Lợi thế cạnh tranh đa chiều được đề cập một cách phổ biến hơn cả trong các nghiên cứu về kinh tế Trong nhiều cách đo lường lợi thế cạnh tranh đa chiều ở cấp

độ vi mô, mô hình kim cương (Diamond model) của Micheal Porter (1990) [79]

được bàn luận và sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu Theo Porter, có 4 nhân tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp, đó là:

(i) Điều kiện của các yếu tố sản xuất: Bao gồm chất lượng lao động, vốn rẻ,

cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao trong khu vực hay quốc gia sẽ ảnh hương đến tính cạnh tranh của ngành, của khu vực hay của quốc gia Chúng ta muốn nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực ban đầu như trình độ của các chuyên gia và các nhà quản lý, kỹ năng của người lao động

(ii) Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ bao gồm các nhà cung

cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ: Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào

Trang 34

sức mạnh của các nhà cung cấp các hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ Các nhà cung cấp hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ

(iii) Điều kiện của cầu: Thể hiện ở quy mô, mức độ thịnh vượng và đặc tính

tiêu dùng gồm cả trong nước và xuất khẩu Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nước thì có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn Thị trường trong nước với số cầu lớn, những khách hàng đòi hỏi cao và những cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn

(iv) Chiến lược, cấu trúc, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

quốc gia: Mặc dù năng lực cạnh tranh của mỗi ngành phụ thuộc một phần vào năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng biệt, nhưng năng lực cạnh tranh của ngành còn phụ thuộc tổng hòa các yếu tố và chiến lược hoạt động của toàn ngành theo cùng một mục đích chung Do vậy, những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của quốc gia sẽ có cơ hội tạo dựng khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh hơn

1.1.5.3 Lợi thế so sánh

Cũng cần phân biệt giữa hai thuật ngữ liên quan trong đánh giá năng lực cạnh tranh đó là lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh Lý thuyết về lợi thế so sánh nêu rõ sự khác biệt trong các yếu tố nguồn lực của sản xuất (factors of productions) trong khi đó theo Diễn đàn kinh tế thế giới thì cho rằng các yếu tố lợi thế so sánh

bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và các yếu tố tạo ra Porter (1990: 74-75) [79]

đã nhóm các yếu tố nguồn lực sản xuất thành 5 nhóm: nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn trí lực, nguồn tài lực và cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, trong du lịch Ritchie

và Crouch (2003: 20) [83] cho rằng “cần bổ sung thêm nhóm nguồn tài nguyên lịch

sử văn hóa, cũng như bổ sung hạ tầng du lịch vào nhóm cơ sở hạ tầng’

Trong du lịch, lợi thế so sánh chỉ ra các nguồn lực có sẵn tại điểm đến du lịch, trong khi lợi thế cạnh tranh lại chỉ ra ‘khả năng của điểm đến sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả trong một thời gian dài’ (Ritchie và Crouch, 2003:

23) [83] Theo đó, các tác giả này cũng cho rằng nếu một điểm đến du lịch có tầm

Trang 35

nhìn và biết tạo hợp lực của các bên liên quan, hiểu rõ các điểm mạnh điểm yếu, phát triển và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả thì có thể trở nên cạnh tranh hơn các điểm đến khác

1.1.5.4 Lợi thế cạnh tranh trong điều kiện hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội to lớn nhưng cũng đi kèm với những thách thức đối với từng ngành kinh tế và từng quốc gia, trong đó các yếu tố môi trường vĩ mô và thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng Samli and Jacobs

(1995) [88] đã khẳng định chính phủ với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cũng

như nhưng nhà quản trị chiến lược vi mô của các doanh nghiệp cần phải thống nhất hợp lực nếu quốc gia này muốn phát triển đầy đủ lợi thế cạnh tranh trên trường quốc

tế Do vậy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh cần quan tâm đúng mức tới các nhân

tố tác động của môi trường kinh tế hội nhập

Một trong những khái niệm cạnh tranh quốc tế được chấp nhận rộng rãi nhìn

từ bình diện một quốc gia, một địa phương đó là “mức độ mà một quốc gia/một địa phương có thể sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ được chấp nhật bởi thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập của công dân họ” (Waheeduzzman

và Ryans, 1996) [98] Với cách nhìn nhận này, từ góc độ kinh tế Enright và Newton (2005) [34] đã khái quát hai quan điểm hiện hành về cạnh tranh gồm: 1) Lợi thế

cạnh tranh: chú trọng vào giá cả như là yếu tố quyết định của cạnh tranh và thương mại quốc tế; 2) Cạnh tranh như là một khái niệm đa diện (Competitiveness as multidimensional concept) mà phụ thuộc vào các yếu tố như: Công nghệ, vốn, kỹ năng lao động, tổ chức quản lý, các yếu tố thể chế chính sách và các yếu tố khác Quan điểm thứ hai thiên về nhìn nhận cạnh tranh từ phương diện quốc gia/địa phương cụ thể và do vậy, cũng là cách tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu đánh giá khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch

1.2 Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Năng lực cạnh tranh điểm đến là một khái niệm đa diện cần phải được hiểu trong ngữ cảnh rộng hơn của năng lực cạnh tranh nói chung và cạnh tranh về các

Trang 36

yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực và ngữ cảnh chính trị - văn hóa – xã hội và công

nghệ (Asch and Wolfe, 2001) [14]

Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan cho thấy một số điểm chung về khái niệm năng lực cạnh tranh theo đó năng lực cạnh tranh của điểm đến được hiểu là

“khả năng của điểm đến tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng mà sử dụng bền vững tài nguyên trong khi duy trì vị trí thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”1 (Hassan, 2000) [46] NLCT của điểm đến cũng được xác định là “khả năng

của một đất nước tạo ra giá trị gia tăng và vì vậy làm tăng sự giàu có của quốc gia bởi việc quản lý các tài sản và quá trình, khả năng thu hút, và tính năng động, có thể tiếp cận, và bằng sự tích hợp các mối quan hệ này vào một mô hình kinh tế xã hội”

(Ritchie & Crouch, 2000) [82] Định nghĩa này của Ritchie và Crouch cũng là định

nghĩa cơ bản được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong hơn hai thập niên qua bởi tính tổng hợp của khái niệm Tuy nhiên, cũng chính tính tổng hợp này đòi hỏi việc vận dụng xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần được cụ thể hóa đối với từng cấp độ điểm đến (vi mô hay vĩ mô)

Với cách tiếp cận marketing, D’Hautesrre’s (2000) [27] đã định nghĩa năng

lực cạnh tranh của điểm đến là khả năng của một điểm đến duy trì vị trí thị trường

và thường xuyên cải thiện nó Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì khả năng cạnh tranh của điểm đến càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến

hoạt động kinh doanh du lịch Pearce (1997:25) [76] cho rằng “Khi du lịch thế giới

ngày càng trở nên cạnh tranh…tất cả nhận thức sâu sắc về sự phát triển, thế mạnh

và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối quan trọng” Cũng

với quan điểm này, Ritchie và Crouch (2000: 6) [82] nhấn mạnh “Năng lực cạnh

tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (năng lực cạnh tranh) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch định chính sách”

Trang 37

Trong du lịch, khái niệm cạnh tranh được vận dụng nghiên cứu trong các ngữ cảnh và điều kiện khác nhau cũng như được mở rộng trong mối liên hệ với tính bền vững của một điểm đến Bởi vậy, các chiến lược và kế hoạch marketing cụ thể bao gồm cả chất lượng, giá cả, hình ảnh điểm đến và du lịch bền vững cũng đã và đang thu hút các nghiên cứu Sự thành công của hoạt động quản lý tổng hợp điểm đến du lịch và quảng bá khôn ngoan trên cơ sở giá cả như là chiến lược gia tăng giá trị cho

khách hàng sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến (Go & Govers, 2000) [40].

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khái niệm phức tạp

và đa chiều bởi tính đa dạng của ngành du lịch Trong nghiên cứu này, năng lực

cạnh tranh của điểm đến du lịch được hiểu là khả năng tạo ra và cung cấp cho du

khách những sản phẩm, dịch vụ có giá trị vượt trội hơn các điểm đến khác, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch

1.2.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến

Nghiên cứu khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho thấy tính phức tạp của bản thân khái niệm này, đặc biệt khi xem xét yếu tố vận hành hóa khái niệm trong đo lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến Do vậy, trong các nghiên cứu năng lực cạnh tranh, các học giả đều tập trung khái quát các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến Các mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu hiện vẫn thể hiện sự khác biệt về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến và cách nhóm các biến tổng hợp từ hệ thống các chỉ tiêu đo lường cụ thể

(Armenski và các cộng sự, 2011) [13]

Các nghiên cứu có thể xem là tiên phong trong vận hành hóa khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến và các mô hình trong các ngữ cảnh của doanh nghiệp, sản phẩm, ngành và nền kinh tế trong mối quan hệ với ngành du lịch là nghiên cứu của Crouch và Ritchie (1993, 1999) và Ritchie và Crouch (2000, 2003) Mô hình được

đề xuất bởi các tác giả này được coi là mô hình chung về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đặt nền tảng cho các mô hình đề xuất tiếp theo, trong đó nhiều nghiên cứu đã giữ lại hầu hết các biến số đề xuất của hai tác giả nêu trên, ví dụ: mô hình tích hợp của Dwyer và các cộng sự (2001), mô hình của Enright và Newton (2005), Dwyer và Kim (2003)

Trang 38

Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, kết hợp nghiên cứu Báo cáo năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của WEF cho thấy các yếu tố phổ biến cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch gồm:

 Các nguồn lực du lịch cốt lõi và các điểm hấp dẫn du lịch (core resources

and attractors): bao gồm các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn,

các công trình sáng tạo của con người, các hoạt động thu hút du khách tại điểm đến (như các sự kiện đặc biệt, thế vận hội, lễ hội, hoạt động vui chơi giải trí )

 Các nguồn lực hỗ trợ (supporting factors and resources): Nếu các nguồn

lực cơ bản tạo lực hút ban đầu đối với du khách đến với điểm đến thì các yếu tố nguồn lực hỗ trợ lại tạo nền tảng để có được ngành du lịch thành công tại điểm đến Các yếu tố này gồm: cơ sở hạ tầng, tính có sẵn và chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ (mua sắm, thông tin, tài chính, y tế) Một điểm đến có thể có nguồn tài nguyên du lịch du lịch dồi dào nhưng nếu thiếu các yếu tố nguồn lực hạ tầng hỗ trợ thì khó có thể phát triển du lịch thành công

 Các chính sách và kế hoạch quản lý, phát triển điểm đến (Destination

policy, planning, development and management): bao gồm các yếu tố tạo khung

pháp lý phát triển bền vững điểm đến du lịch như tầm nhìn, chính sách quản lý phát triển du lịch, môi trường kinh doanh, liên kết, hợp tác và cạnh tranh nội bộ ngành, xây dựng và phát triển thương hiệu, marketing và truyền thông điểm đến

 Các yếu tố chất lượng và khuếch đại (qualifying and amplifying

determinants): ngoài 4 yếu tố nêu trên thì năng lực cạnh tranh của điểm đến có thể

được phát huy hoặc hạn chế bởi các yếu tố như nhận thức hình ảnh điểm đến, an ninh an toàn, giá cả và chi phí, và một số yếu tố ngoại vi như vị trí địa lý, khí hậu

1.2.3 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến

đó là khả năng thu hút của điểm điểm đến Tuy nhiên, trên thực tế không ít người nhầm lẫn giữa khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh của điểm đến Theo Buhalis

(2000) [19], năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút xem xét một điểm đến từ hai

phương diện khác nhau Khả năng thu hút của điểm đến như đã nêu trên là những

Trang 39

yếu tố thuộc nhận thức của du khách và được đánh giá bằng các yếu tố thuộc tính của điểm đến Đó là phương diện cầu của một điểm đến (the demand side of

destination, Vengesayi, 2003) [96] hay phương diện du lịch (touristic pespectives, Buhalis, 2000) [19] Trong khi đó, năng lực cạnh tranh nhìn nhận theo phương diện

cung của điểm đến (supply side of the destination) – đó là các yếu tố phản ánh khả năng của điểm đến mang lại những trải nghiệm cho du khách khác với các điểm đến

tương đồng (Vengesayi, 2003) [96]

Các nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến tập trung vào tìm hiểu nhu cầu của du khách và những yếu tố hấp dẫn họ đến các điểm đến khác nhau

(Formica, 2001; Hu và Ritchie, 1993) [51], trong khi đó nghiên cứu năng lực cạnh

tranh của điểm đến tập trung năng lực của doanh nghiệp/công ty sản xuất ra sản

phẩm được chấp nhận trên thị trường (Kozak và Rimington, 1999) [61]

Tuy những khác biệt về mặt khái niệm và ứng dụng trong nghiên cứu khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh như thảo luận ở phần trên là khá rõ ràng, thì mối liên hệ giữa các yếu tố của hai khái niệm này vẫn khó có thể phân biệt rạch ròi Vengesayi (2003) đã đề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness), trong đó khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của cung điểm đến (competitiveness) và các yếu tố cầu du lịch (Attractiveness)

Lý giải cho sự khác biệt này, Vengesayi (2003) [96] cho rằng các yếu tố tài

nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện

và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến Các yếu tố tài nguyên của điểm đến

và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm nhiều lựa chọn và

đó chính là yếu tố ‘kéo’ đối với du khách

Nếu các yếu tố trên có tác động trực tiếp tới khả năng thu hút của điểm đến thì các điều kiện phương tiện và dịch vụ lại là nền tảng cho các hoạt động du lịch – được xem là các tác động thứ cấp, bao gồm cơ sở lưu trú, giao thông đi lại, truyền

thông, điện nước…Theo Ritchie và Crouch (2003) [83] thì khả năng thu hút của

điểm đến được nâng cao một phần nhờ khả năng của nó cung cấp các phương tiện,

Trang 40

dịch vụ mà du khách có thể sử dụng khi họ ở điểm đến Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của điểm đến lại phụ thuộc vào việc cung cấp các phương tiện, dịch vụ này nổi trội hơn so với các điểm đến có tính thay thế được (các đối thủ)

Ngoài ra, cũng theo mô hình TDCA của Vengesayi (2003) thì khác với các yếu tố mang tính chất thuộc tính của điểm đến (tạo nên khả năng thu hút) thì còn có một tác nhân quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến đó là giao tiếp và quảng bá Có thể dễ dàng thấy giao tiếp và quảng bá nhằm cung cấp thông tin

về các lợi ích mà một điểm đến (với các sản phẩm và tiện ích của nó) sẽ mang lại cho

du khách Những thông tin này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lựa chọn và ra quyết định

về điểm đến của du khách cùng với các sản phẩm dịch vụ chính mà họ cần trong suốt chuyến đi Mặc dù cho đến nay còn có rất ít các nghiên cứu cụ thể về tác động của sự nổi tiếng của doanh nghiệp, thương hiệu và hình ảnh điểm đến đối với quyết định lựa chọn điểm đến của du khách, nhưng quan điểm chung được thừa nhận đó là thương hiệu và sự nổi tiếng của công ty có vai trò quan trọng trong lựa chọn điểm đến của du khách Đối với các điểm đến du lịch, tiếng tăm, thương hiệu và quảng bá sẽ giúp gia tăng số lượng du khách đến thăm cũng như kéo dài thời gian lưu trú tại điểm đến Chính thương hiệu và tiếng tăm là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành lợi

thế cạnh tranh của điểm đến (Roberts và Dowling, 2002) [85]

1.3 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Sau đề xuất của Michael Porter về mô hình chiến lược cạnh tranh (1980) và

mô hình lợi thế cạnh tranh của quốc gia (1990), thì vấn đề đánh giá năng lực cạnh tranh nhanh chóng trở thành chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các doanh nghiệp Các nghiên cứu cứu tập trung luận giải các vấn đề phương pháp luận và xây dựng mô hình vận dụng thực tiễn đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp bậc và phạm vi khác nhau, đặc biệt là đánh giá lợi thế cạnh tranh của một quốc gia như Porter, 1990; WEF, 2015 [79,100] và

đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như Ramasamy, 1995 [81]

Ngày đăng: 21/05/2019, 19:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế. Số 72b – trang 295-305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Huế
2. Bùi Thị Tám (2012) Đánh giá khả năng thu hút du khách của các điểm đến thuộc hành lang kinh tế Đông Tây phía Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ - Đại học Đà Nẵng. Số 3(52) – trang 123-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
4. Nguyễn Thị Lệ Hương (2014) Phân tích khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Huế. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại Học Kinh tế, Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Huế
5. Nguyễn Thị Thu Vân (2011) “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà nẵng.Luận văn Thạc sỹ. Đại Học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà nẵng.Luận văn Thạc sỹ
6. Nguyễn Anh Tuấn (2010) Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại Học Quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam
7. Nguyễn Anh Tuấn (2007- Chủ nhiệm đề tài) Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đề tài khoa học cấp Bộ. Tổng cục Du lịch. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
3. Lê Hải Châu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w