1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC DẠNG ĐỀ HAY GẶP TRONG CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 12

22 608 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

KIỂU ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THƯỜNG GẶP TRONG KỲ THI THPTQG Kiểu 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Phạm vi: Các bài thơ trong lớp 12 Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ…) Trích dẫn thơ. Thân bài: Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câucặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ). Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm. Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Kiểu 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Phạm vi: Tất cả các tác phẩm lớp 12 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới. Trích dẫn lại ý kiếnnhận định đó. Thân bài: Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa. Kiểu 3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi Phạm vi: Các truyện ngắn, tùy bút, bút ký lớp 12 Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…) Nội dung cần bàn luận. Thân bài: Ý khái quát : tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm. Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận. Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng) Kiểu 4. Nghị luận về một tình huống truyện. Phạm vi: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt. Tình huống truyện: Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện. Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả. Gồm có: Tình huống tâm trạng. Tình huống hành động. Tình huống nhận thức. a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). Nêu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại. c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. Kiểu 5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện. Phạm vi: Truyện ngắn lớp 12, Người lái đò Sông Đà. a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. Nêu yêu cầu đề bài. b. Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...) Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài: Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó. Kiểu 6. Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi. Phạm vi: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ A. Dàn bài giá trị nhân đạo. a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu về giá trị nhân đạo. Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. Đánh giá về giá trị nhân đạo. c. Kêt bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. B. Dàn bài giá trị hiện thực. a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu về giá trị hiện thực. Nêu nhiệm vụ nghị luận. b. Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. Đánh giá về giá trị hiện thực. c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

Ngày đăng: 28/02/2017, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w