Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tí
Trang 2I Tên sáng kiến
Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh)
II Đồng tác giả sáng kiến
II Nội dung sáng kiến
- Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học.
- So sánh 2 nhân vật, 2 đoạn trích, 2 chi tiết…trong 2 tác phẩm văn học
Đây là những dạng đề đã khá quen thuộc với giáo viên và học sinh Vì thếkhi ôn nhiều khi học sinh chỉ học thuộc lòng những bài mẫu đã được chuẩn bịsẵn, ít chịu tư duy, sáng tạo
- Trước đây kiến thức câu NLVH trong đề thi THPTQG chỉ tập trung ởlớp 12 nên càng dễ cho học sinh ôn tập theo lối mòn, hời hợt, ít chịu đầu tư ôn 1cách nghiêm túc
2 Giải pháp mới cải tiến
Do cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018, gồm 2 phần:Phần Đọc- hiểu (3,0 điểm); Phần Làm văn ( 7,0 điểm - gồm 2 câu: Câu 1: Nghịluận xã hội 2 điểm; câu nghị luận văn học 5 điểm) Trong cấu trúc đề thi HSGcác cấp, câu nghị luận văn học (NLVH) cũng chiếm 50% tổng số điểm Vì vậyviệc rèn kỹ năng làm bài NLVH là một trong những trọng tâm kiến thức để ônthi đại học, thi học sinh giỏi các cấp, có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và họcsinh cả trong quá trình dạy và học
Trang 3Nhưng xu hướng đề thi THPTQG năm nay, Bộ GD và ĐT có xu hướng ra
đề mới: câu NLVH tích hợp kiến thức lớp 12 và lớp 11 trong dạng đề liên hệmột số vấn đề của tác phẩm văn học lớp 12 với tác phẩm văn học lớp 11 Dạng
đề này vừa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản lớp 12 và lớp 11của học sinh, vừa đánh giá được khả năng khái quát, tổng hợp, lý giải, sosánh… của người viết Đây là dạng đề kích thích được tư duy sáng tạo, đồngthời có khả năng phân hóa học sinh cao Để làm tốt phần này (phần chiếm mộtnửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết học sinh phải có kiến thức hệ thốngcủa toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11 Đề thường tích hợp theo yêu cầu từchương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11 Đề tích hợphỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu Thông thường
câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc) Đánh giá chung đây là một
dạng đề hay, mới mẻ nhưng cũng rất khó được điểm cao nếu không được ônluyện một cách thành thục
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinhchiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài chohọc sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng Triết lý về con cá và cầncâu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sángtạo Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Namhiện nay Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quanthiết
Như vậy có thể kết luận rằng trang bị cho học sinh không đơn giản làkiến thức cơ bản về tác phẩm, mà quan trọng hơn giáo viên giúp các em có kĩ
Trang 4năng làm bài NLVH dạng liên hệ đối sánh một cách nhuần nhuyễn là khâu thenchốt quyết định thành công trong kì thi THPTQG năm nay
Hơn nữa, các tác phẩm văn học văn xuôi lớp 12 và lớp 11 được chọn lọcđọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác phẩm xuất sắc của nhữngtác giả lớn Trong xu hướng đổi mới của giáo dục theo hướng phát triển nănglực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có giá trị vững bền, góp phần khôngnhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh biết sốngyêu thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộngđồng, nhận biết và trân trọng giữ gìnnhững giá trị đích thực của cuộc sống Đây cũng là những tác phẩm thuộc trọngtâm kiến thức để ôn thi THPTQuốc gia, thi học sinh giỏi các cấp… Vì vậy thực
hiện đề tài: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh)có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh trong
cả quá trình dạy và học
IV Thời gian áp dụng:
Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014
- 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018
V Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
Là giáo viên dạy văn cấp THPT, thực hiện đề tài Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh), cũng
là một cách chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Hơnnữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm bàitốt để công phá đề thi với điểm số cao Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúngtôi được trao đổi với đồng nghiệp về một dạng đề bài mới mẻ
Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thiÔlimpic khu vực Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi quốcgia… ôn thi Đại học, ôn thi THPT Quốc gia và đã đạt được những kết quả khảquan
Cụthể :
Trang 5Năm học
Kết quả Thi HSG tỉnh Thi HSG Khu vực
ĐBDH và BB
Thi HSG Quốc gia Thi ĐH
2010-2011 Lớp 12 Văn : 11
giải (1 nhất, 4nhì, 6 ba )
6/6 HS đạt giải (2nhì, 1 ba, 2 khuyếnkhích
Điểm TBmôn Vănđạt 7,87
đạt giải (2 Ba, 1khuyến khích)
đạt giải (1 nhì, 2ba.)
2013-2014 Lớp 11 và 12
Văn : 15 giải ( 1nhất, 8 nhì, 6ba)
Lớp 11 Văn :3/3 hsđạt giải (2 nhất, 1
ba )
3/6 hs đạt giải (3giải ba )
Điểm TB mônvăn đạt 7,81
2014-2015 Lớp 12 Văn: 15
giải (7 giải nhì, 8giải ba)
Đạt 5/6 hs đạtgiải (2nhì, 2 ba, 1 khuyếnkhích)
đạt giải (1 Ba, 2khuyến khích)2016-2017 Lớp 11Văn : 15
giải (3 nhì, 5 Ba,
7 khuyến khích)
Lớp 10 Văn: 3/3 hsđạt giải (1 Ba, 2khuyến khích)
1 HS đạt giải khuyếnkhích
Trang 62017-2018 Lớp 12 Văn: 17
giải (1 nhất, 4giải nhì, 5 giải
ba, 7 khuyếnkhích)
VI Điều kiện và khả năng áp dụng
Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy vàhọcbậc THPT.Các thầy cô giáo và học sinh có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá trìnhôn thi các cấp…đểđạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầuđổi mới giáo dục theo hướng pháttriển năng lực học sinh hiện nay
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến
Lê Trâm Anh
Vũ Thị YếnNguyễn Thị Kim Oanh
Trang 7CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1 Một số khái niệm
1.1 So sánh
Là một thao tác tư duy cơ bản, việc sử dụng thao tác so sánh trong sángtác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên So sánh các hiện tượngvăn học trở thành một phương pháp nghiên cứu văn chương
1.2 Khái niệm so sánh văn học
Cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau
- Thứ nhất, so sánh văn học là một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn.
- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luậnnhư: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11
- Thứ ba, so sánh được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị
luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm vănxuôi…
Trang 81.3 So sánh là phương pháp nhận thức
Đây là thao tácđặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đốichiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện,kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắchơn
1.4 Kiểu bài viết so sánh văn học
Yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhânvật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trầnthuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tácgiả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặckhông cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường pháikhác nhau của một nền văn học
5 Mục đích
Yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm,hai tác giả…, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từngtác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạngcủa phong cách nhà văn… Kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giảinguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rấtcần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo hiện nay
2 CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ ĐỐISÁNH VĂN HỌC
Thực tế cho thấy dạng bài liên hệ đối sánhvăn học có rất nhiều loạinhỏ Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đưa ra những dạng bài liên hệđối sánh trong tác phẩm văn xuôi lớp 12 và lớp 11 Để làm tốt kiểu bài này cầnphải nắm chắc đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn xuôi Đó là cốt truyện, tìnhhuống, nhân vật, người trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật,chi tiết nghệ thuật… Chúng ta có thể thống kê và khái quát lại thànhnhững cấpbậc đề liên hệ cơ bản sau:
2.1 Liên hệ, đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:
2.1.1 Khái niệm chi tiết nghệ thuật
Trang 9Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng Cũng theo nhóm tác giả này thì: Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định (2) Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật
và quan niệm nhân sinh của nhà văn Đối với người đọc khi nhận biết được cácchi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa củahình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạocủa nhà văn
2.1.2 Kiểu bài liên hệ, đối sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự
a Đặc điểm
Kiểu bài này không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận,
mà còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, tư duy sosánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làmsáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhàvăn Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tạisao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức
về bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặctrưng thi pháp của thời kì văn học…
b Một số đề bài minh họa
* Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặtcủa Kim Lân Từ đó liên hệ tới chi tiết bát cháo hành mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo
của hai nhà văn
Trang 10* Đề 2:Cảm nhận của anh/chị về chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng
A Phủ của Tô Hoài Từ đó liên hệ tới chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
của hai nhà văn
* Đề 3:Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Từ đó liên hệ tới chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
2.2 Cách thức thực hiện
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiến hành liên hệ, đối sánh theo lốicuốn chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chitiết thứ hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sựtương đồng và khác biệt
2.2.1 Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2.2.2 Thân bài
– Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung),hoàn cảnh xuất hiện chi tiết
+ Phân tích ý nghĩa của chi tiết:
Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thếnào?
Trang 11 Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách,tâm lý nhân vật, tạo tình huống…
– Bước 2: Liên hệ đến chi tiết thứ hai:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung),hoàn cảnh xuất hiện chi tiết
+ Khái quát ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết:
Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thếnào?
Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách,tâm lý nhân vật, tạo tình huống…
– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt
– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnhvăn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
2.2.3 Kết bài
– Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của hai nhàvăn
2.2 Liên hệ, đối sánh hai nhân vật:
2.2.1 Khái niệmnhân vật trong tác phẩm tự sự
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự, là phương
tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời Nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn Nhân vật
Trang 12trung tâm trong các tác phẩm văn học chính là con người Dù các tác giả có viết
về cỏ cây, hoa lá, chim muông… nhưng cái đích hướng tới vẫn là con người
2.2.2 Kiểu bài liên hệ, so sánh hai nhân vật
là bám sát vào các chi tiết về: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách, tâm
lý, mối quan hệ với các nhân vật khác… để thấu hiểu được số phận, phẩm chất
và ý nghĩa của nhân vật Yêu cầu cao hơn là học sinh phải cảm nhận được nétđộc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn
b Một số đề bài minh họa
* Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân), liên
hệ đến hình tượng nhân vật Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao), để rút ra nhận xét
về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn
* Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), liên hệ đến hình tượng nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù –
Nguyễn Tuân), để nhận xét quan niệm của hai nhà văn về thiên chức của ngườinghệ sĩ
* Đề 3: Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba (Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ), liên hệ đến bi kịch của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo -
Nam Cao), để rút ra nhận xét về triết lý nhân sinh của hai nhà văn
2.2.3 Cách thức thực hiện
a Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b Thân bài
Trang 13– Bước 1: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật
+ Phân tích nhân vật theo yêu cầu của đề: Học sinh có thể linh hoạt theo nhiềucách, theo đặc điểm của từng nhân vật, sau đây là một số gợi ý:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Bước 2: Liên hệ tới nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 11:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật
+ Khái quát ngắn gọn về đặc điểm của nhân vật (thông thường trên hai phươngdiện: số phận, phẩm chất, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng nhân vật,…)
– Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của
đề)
Trang 14– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
c Kết bài
- Khẳng định sức sống của hai nhân vật
- Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn
2.3 Liên hệ, đối sánh hai kết cấu
2.3.1 Khái niệm
Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm (2) Kết cấu là một thành tố quan trọng quyết
đề bài này, học sinh phải mô tả lại được kết cấu của văn bản Yêu cầu cao hơn
đó là, các em phải cảm nhận được dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựngkết cấu đó (có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm,
tư tưởng của tác giả…)
b Đề bài minh họa
* Đề bài: Phân tích kết cấu của truyện ngắn Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành Từ đó, liên hệ tới kết cấu của truyện ngắn Chí Phèođể nhận xét về sự
Trang 15b Thân bài
– Bước 1: Phân tích kết cấu của tác phẩm văn học lớp 12:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu
+ Phân tích kết cấu:
Miêu tả lại đặc điểm của kết cấu
Phân tích ý nghĩa của kết cấu
+ Đánh giá chung nét đặc sắc của kết cấu
- Bước 2: Liên hệ đến kết cấu của tác phẩm văn học lớp 11:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu
+ Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết cấu
– Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu củađề)
– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnhvăn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
c Kết bài
- Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn
2.4 Liên hệ, đối sánh cách kết thúc hai tác phẩm: 2.4.1 Đặc điểm
Trang 16Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: Theo tôi, viết
truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận (Theo Sêkhốp bàn về văn học) Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách kết thúc thật độc
đáo, ấn tượng, để lại dư âm sâu lắng, khó quên trong lòng người đọc
Kiểu đề này thường yêu cầu so sánh kết thúc của hai tác phẩm thuộc haithời kì văn học khác nhau: Như các tác phẩm văn học trước và sau Cách mạngtháng Tám Hoặc so sánh kết thúc của hai tác phẩm của cùng một thời kỳ vănhọc Đề giải quyết thành công để bài này, học sinh cần có sự thẩm thấu sâu sắcgiá trị của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả Đồng thời, phải tích hợpđược kiến thức văn học sử, kiến thức lịch sử xã hội… để lý giải được sự gặp gỡ
và khác biệt trong kết thúc của hai tác phẩm
2.4.2 Đề bài minh họa
* Đề bài:Phân tích kết thúctác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Từ đó liên hệ tới kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của NamCao, để rút ra nhận xét về tư tưởng
nhân đạo của hai nhà văn
* Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về kết thúc trích đoạnVợ chồng A Phủ (SGK Ngữ văn 12) của Tô Hoài Từ đó liên hệ tới kết thúc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, để rút ra nhận xét về tấm lòng của hai nhà văn đối với
những kiếp đời nhỏ bé, bất hạnh
2.4.3 Cách thức thực hiện
a Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b Thân bài
– Bước 1: Phân tích kết thúc của trích đoạn tác phẩm văn học lớp 12:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc
Trang 17+ Phân tích cách kết thúc:
Miêu tả lại kết thúc của tác phẩm
Phân tích ý nghĩa của cách kết thúc đó: Thể hiện số phận và phẩm chất củanhân vật, kết tinh chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả…
+ Đánh giá chung nét đặc sắc của kết thúc
- Bước 2: Liên hệ đến kết thúc của tác phẩm văn học lớp 11:
+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắtngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc
+ Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết thúc
– Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của
đề)
– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
Trang 18em phải vừa có kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, vừa có hiểu biết sâusắc, tỉ mỉ, cụ thể về đoạn văn Điều đáng lưu ý nhất là tác phẩm văn học là mộtsinh thể nghệ thuật toàn vẹn, bởi vậy dù đề bài chỉ yêu cầu cảm nhận về mộtđoạn văn, thì
Ví dụ: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn văn sau:
- Ngày tết, Mị cũng uống rượu Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát Rồi say,Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng
Mị thì đangsống về ngày trước Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng
(Vợ chồng APhủ - Tô Hoài)
- Phải uống thêm chai nữa Và hắn uống Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra.Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng
thấy hơi cháo hành Hắn ôm mặt khóc rưng rức ( Chí Phèo –Nam Cao)
2.5.2 Cách thức thực hiện
a Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b Thân bài
* Bước 1: Phân tích đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12.
- Giới thiệu khái quát:
+ Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đạo), vàdẫn vào đoạn trích
+ Khái quát phần tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích quái quátkhoảng 7-8 dòng) Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua
+ Sau đó, nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắpcảm nhận (nêu khái quát nhất – khoảng 3-4 dòng)
Trang 19là phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất)
+ Sau khi phân tích hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược(7-8 dòng); nếu như là đoạn kết tác phẩm thì thôi
- Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật,
giọng văn, tu từ…
* Bước 2: Liên hệ đến đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 11
- Giới thiệu khái quát: Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dungchủ đạo), và dẫn vào đoạn trích
- Phân tích khái quát đoạn trích:
+ Phân tích từ nghệ thuật ra nội dung Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụngnghệ thuật Nhất là kiểu câu : câu hỏi tu từ, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt…
+ Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi cảm nhận thìphải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó Nghĩa
là phải mở rộng ra toàn tác phẩm
- Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích (tình huống truyện,
trần thuật, giọng văn, tu từ….)
Trang 20* Bước 3: So sánhnét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của
đề)
* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
c Kết bài
- Khẳng định lại cái hay cái đẹp của hai đoạn trích và tư tưởng của hai tác giả
2.6.Liên hệ đối sánh giá trị của hai tác phẩm văn xuôi
2.6.1 Liên hệ đối sánhgiá trị nhân đạo của hai tác phẩm văn xuôi
a Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b Thân bài:
* Bước 1: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 12
- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dungchủ đạo ), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của vănhọc chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của conngười, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòngtin vào khả năng vươn dậy của họ
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm:
+ Tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người
Trang 21+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ và mở ra con đường tương lai tươi sángcho con người (chủ nghĩa nhân đạo cộng sản)
- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn
* Bước 2: Liên hệ đến giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 11
- Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủđạo ), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo
- Khái quát các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm
- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn
* Bước 3: So sánhnét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của
đề)
* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
c Kêt bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của hai tác phẩm
* Bước 1: Phấn tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 12
- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dungchủ đạo ), dẫn dắt vào giá trị hiện thực
- Giải thích khái niệm giá trị hiện thực:
Trang 22+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trungthực
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ
- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn
* Bước 2: Liên hệ đến giá trị hiện thực trong tác phẩm lớp 11
- Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủđạo ), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo
- Khái quát các biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm
- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn
* Bước 3: So sánhnét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của
đề)
* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưngthi pháp của thời kì văn học…
Trang 232.7.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận
và tái hiện đời sống của một tác giả được thể hiện trong tác phẩm Yếu tố cốt lõicủa phong cách là cái nhìn mang tính khám phá phát hiện, in đậm dấu ấn riêng
của người nghệ sĩ: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập (M Pru-xtơ).
- Những biểu hiện cơ bản của phong cách văn học:
+ Phong cách văn học trước hết được biểu hiện qua cái nhìn độc đáo của nhàvăn về đời sống
+ Giọng điệu riêng biệt của tác giả
2.7.2 Kiểu bài liên hệ, đối sánh phong cách tác giả (qua tác phẩm văn xuôi
lớp 12 và lớp 11 của tác giả đó)
a Đặc điểm
Đây là dạng khó khi ôn thi THPTQG năm nay Bởi vì dạng đề này khôngchỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản của tác phẩm văn học; mà cònphải hiểu biết sâu sắc về tác giả, đặc biệt là phải xác định được phong cách củanhà văn đó Để bài viết được thuyết phục, thí sinh phải biết vận dụng kiến thức
Trang 24về lý luận văn học, phần phong cách nghệ thuật Yêu cầu cao hơn, học sinh phải
có cái nhìn khái quát, tổng hợp để thấy được sự thống nhất và biến đổi trongphong cách của tác giả qua hai thời kì văn học khác nhau
b Một số đề bài minh họa
* Đề 1: Phân tích hình tượngngười lái đò Sông Đà trong đoạn trích Người lái
đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Từ đó liên hệ tới nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, để nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn
Nguyễn Tuân
* Đề 2: Phân tích đoạn tríchNgười lái đò Sông Đà Từ đó liên hệ tớiChữ người
tử tù, đểnhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.7.3 Cách thức thực hiện
a Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b Thân bài
* Bước 1: Phân tích phong cách tác giả qua tác phẩm văn xuôi lớp 12
- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dungchủ đạo ), dẫn dắt vào vấn đề: phong cách nghệ thuật
- Giải thích khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn
- Phân tích các biểu hiện của phong cách nghệ thuật
- Đánh giá nâng cao: phong cách độc đáo đã tạo nên vị trí và tầm cỡ của nhàvăn trong dòng chảy văn học, tạo nên sức sống của tác phẩm
* Bước 2: Liên hệ đến phong cách của tác giả trong tác phẩm lớp 11
- Giới thiệu chung:tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủ đạo ),dẫn dắt vào vấn đề phong cách nghệ thuật
- Khái quát các biểu hiện của phong cách nghệ thuật trong tác phẩm
- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn
Trang 25* Bước 3: So sánh để chỉ ra sự vận động và thống nhất trong phong cách nhà
văn
* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh
văn hóa xã hội, đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kìvăn học…
Trongthực tế không phải đề nào cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫucáchlàm như đã trình bày ở trên Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụthể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp Cũng cókhi vậndụng đầy đủ các ý của phần thân bài,cũng có khi phải cắt bỏ một phầncho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụngý của người viết
CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI
I Đề bài 1: Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói đứng vào cột
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) Từ đó liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí
Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, để rút ra nhân xét về tư tưởng nhânđạo của hai tác giả
1 Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2 Thân bài:
2.1 Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ
2.1.1 Giới thiệu chung
* Tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết giọt nước mắt
Trang 26- Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc, có số lượng tác phẩm đạt mức
kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam Qua hơn 60 năm cầm bút ông đãcho ra đời gần 200 đầu sách Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắctrong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là những nét lạ trong phong tục tập quán
ở nhiều vùng khác nhau của đất nước Ông hấp dẫn người đọc ở lối trần thuậthóm hỉnh, cách kể chuyện tự nhiên sinh động, nghệ thuật miêu tả giàu chất tạohình, ngôn ngữ phong phú
- "Vợ chồng A Phủ" là một trong ba tác phẩm rút trong tập "Truyện Tây Bắc" –một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiếnchống Pháp, được trao giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-
1955 Tác phẩm được sáng tác 1952, nhân chuyến đi dài tám tháng của nhà văncùng bộ đội để giải phóng Tây Bắc Đây chính là "món nợ lòng" nhà văn gửitặng những con người Tây Bắc "trung thực và chí tình"
- Trong truyện ngắn này nhà văn đã tạo dựng được nhiều chi tiết nghệ thuật đắtgiá, đặc biệt là chi tiết giọt nước mắt của A Phủ
- Khái niệm chi tiết nghệ thuật: là những tiểu tiết của tác phẩm nhưng mang sứcchứa lớn về tư tưởng cảm xúc Qua chi tiết nghệ thuật các nhà văn gửi gắm chủ
đề của tác phẩm và tư tưởng thông điệp của mình Chi tiết giọt nước mặt của APhủ là chi tiết độc đáo có thể ví như những “ nhãn tự’’ trong một bài thơ
2.1.2 Phân tích cụ thể
a Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết:
- A Phủ là một trong hai nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, A
Phủ là một chàng trai mồ côi, nghèo khổ, bất hạnh nhưng chính hoàn cảnh đó đãhun đúc nên ở A Phủ những phẩm chất tốt đẹp Một lần A Phủ đã kiên cườngquả cảm đánh A Sử - con trai nhà thống lí Pá Tra vì hắn dám phá đám cuộcchơi, nên A Phủ phải trở thành con ở trừ nợ cho nhà thống lí Khi đi chăn bò, vì
vô tình để hổ ăn thịt mất một con bò nên A Phủ đã bị trói đứng vào cột Nếu A
Sử không bắt đc hổ thì A Phủ sẽ bị chết Quá đau đớn, A Phủ đã không kìmđược những giọt nước mắt Những giọt nước mắt của A Phủ được miêu tả qua
Trang 27cái nhìn của nhân vật Mị Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mịthường dậy để sưởi lửa Khi ngọn lửa bập bùng cháy Mị nhìn sang và bắt gặp:
"một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ’’
b Ý nghĩa chi tiết :
- Về nội dung:
+ Nhà văn đã miêu tả nước mắt của A Phủ bò xuống, tức là nước mắt khôngchảy ròng ròng mà chảy rất chậm Phải chăng A Phủ đã cố kìm nén, bởi mộtngười có tính cách gan góc táo bạo mạnh mẽ như A Phủ sẽ không phù hợp vớinhững dòng nước mắt tuôn rơi Nhưng A Phủ vẫn phải khóc,chứng tỏ nỗi đautrong lòng anh đã quá lớn,và hàm chứa cả niềm tuyệt vọng Bởi vì A Phủ bị tróiđứng mấy ngày mấy đêm cơ chừng chỉ đêm mai là chết: “chết đau, chết đói,chết rét, phải chết” A Phủ khóc cho cảnh ngộ đau đớn cùng đường của mình,tiếng khóc ấy chứng tỏ anh đã ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân
+ Tiếng khóc ấy có ý nghĩa tố cáo tội ác của giai cấp thống trị vùng cao đã hành
hạ thể xác con người, đã đọa đầy con người trong đói rét tuyệt vọng
+ Giọt nước mắt A Phủ còn thể hiện khao khát tự do, khao khát sống mãnh liệt+ Dòng nước mắt A Phủ đã tác động rất lớn đến tâm hồn và ý thức của Mị Nóđánh dấu một sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của Mị Trước khi nhìnthấy những dòng nước mắt của A Phủ, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay” Mịđang chìm trong trạng thái hoàn toàn vô cảm Nhưng khi nhìn thấy những giọtnước mắt của A Phủ, trong Mị trào dâng những tình cảm cao đẹp Trước hếtnhìn A Phủ khóc, Mị đã nhớ lại khi bị A Sử trói đứng vào cột, “nhiều lần khóc”,nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ mà không lau đi được Trông người Mị
đã nghĩ đến mình Rồi từ thương mình, Mị chuyển sang thương người Tìnhthương cùng với lòng căm thù cái ác đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.Như vậy chính giọt nước mắt của A Phủ đã lay động làm thức tỉnh tâm hồn Mị.Qua đó nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp: Nước mắt có khảnăng tác động kì diệu, đánh thức những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn conngười
Trang 28+ Giọt nước mắt của A Phủ còn là tiền đề quan trọng tạo ra bước ngoặt trongcuộc đời Mị và A Phủ Từ những nhận thức đáng quý, Mị đã có những hànhđộng quyết liệt, cắt dây cởi trói cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính mình.+ Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tưtưởng chủ đề của tác phẩm; kết tinh tấm lòng đồng cảm sâu sắc của nhà văn vớinhững con người đau khổ bất hạnh Đồng thời Tô Hoài cũng chân trọng khátvọng sống khát vọng tự do của con người dân nghèo Và bằng chi tiết đó thôinhà văn đã hé mở cả tương lai tươi sáng cho cuộc đời của họ Chi tiết này có thể
coi như "hạt bụi vàng" trong tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Vợ chồng A Phủ
2.2 Liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo
2.2.1 Giới thiệu chung:Tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo, chi tiết giọt
nước mắt:
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ vàphong cách nghệ thuật độc đáo Ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là kiệttác của nền văn học Việt Nam hiện đại
- Trong đó ta phải kể đến Chí Phèo – một truyện ngắn có giá trị hiện thực và
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ tài nghệ bận thầy của nhà văn lớn
- Chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo: Dẫn dắt hoàn cảnh xuất hiện: Chí Phèo làmột cố nông hiền lành của làng Vũ Đại Nhưng anh đã bị xã hội thực dân làmcho tha hóa biến chất, bị tước đoạt quyền làm người trở thành một con quỷ dữ
Trang 29Cuộc đời Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trong máu và nước mắt nếu như Chí khônggặp được Thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại có tấm lòng đẹpnhất làng Vũ Đại Một lần Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ở vườn chuối Khungcảnh hữu tình của đêm trăng đã dẫn tới mối tình Chí Phèo - Thị Nở Sau hôm đóChí Phèo bị cảm Thị Nở thương tình đã nấu cháo hành mang sang cho hắn Khi
nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo rất ngạc nhiên và hắn thấy mắt hình như ươn ướt Tình yêu của Thị Nở đã khiến tâm hồn Chí Phèo hồi sinh.
Nhưng tình người lại quá đỗi mong manh trước định kiến xã hội nặng nề Khi bị
Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ôm mặt khóc rưng rức Mỗi lần xuất hiện giọt
nước mắt của Chí lại thể hiện những cảm xúc và tâm trạng khác nhau
2.2.2 Khái quát ý nghĩa của chi tiết
- Về nội dung:
+ Lần 1:
Trước hết đây là những giọt nước mắt xúc động vì đây là lần đầu tiên hắn đượcmột người đàn bà cho mà không phải cướp dật dọa nạt Có lẽ sau tiếng khóctrào đời nay Chí Phèo mới biết khóc Với Nam Cao nước mắt là giọt nhân tính,
nó thể hiện tâm hồn Chí đã bắt đầu hồi sinh
Thể hiện niềm vui vô bờ của Chí khi được yêu thương, quan tâm, chăm sóc.Trong bát cháo của Thị Nở không chỉ có tình bạn mà còn có cả tình mẹ, tìnhyêu mà lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng
Giọt nước mắt ấy còn khơi nguồn cho sự thức tỉnh của Chí, bởi chính từ đâyChí đã biết hối hận về những lỗi lầm đã qua và trào dâng khát vọng được hoàn
lương: Trời ơi hắn thèm lương thiện Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao Như vậy giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo đã góp phần tạo ra bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã thức tỉnh
và khao khát được hoàn lương
Chi tiết này góp phần thể hiện tư tưởng của truyện và tấm lòng của nhà văn.Nam Cao không chỉ thể hiện sự đồng cảm mà còn thể hiện niềm trân trọng và
Trang 30niềm tin bất diệt vào phẩm chất người lao động, đồng thời truyền đến người đọcthông điệp nhân văn về sức cảm hóa của tình yêu chân chính.
+ Lần 2:
Hạnh phúc vừa đến với Chí Phèo chưa được bao lâu thì đã vội vụt tắt như cầuvồng thoáng hiện sau cơn mưa Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ôm mặtkhóc rưng rức, đó là giọt nước mắt đau khổ tuyệt vọng của một con người khithấy giấc mơ hạnh phúc của mình bị tan vỡ mà không làm gì được Nỗi đaudường như lên tới đỉnh điểm
Thể hiện nỗi đau thân phận của Chí Phèo và bi kịch của những người nôngdân trong xã hội cũ: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Thể hiện sự căm phẫn của nhà văn đối với xã hội thực dân nửa phong kiến tànbạo bất công đã đẩy người dân vào tình cảnh cùng đường tuyệt lộ
Tạo ra bước ngoặt trong hành động và nhận thức của Chí Phèo Nó giúp Chí
có đủ dũng cảm kết thúc kiếp sống của một con quỷ để bảo toàn nhân cách củamột con người Qua đó Nam Cao thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, khi pháthiện ra bên trong con người tưởng như đã hoàn toàn tha hóa, vẫn le lói ánh sángcủa thiên lương
2.3 So sánh chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn
2.3.1 Sự tương đồng:
- Đều thể hiện niềm xót thương trước nỗi đau và sự bế tắc của những ngườinông dân trong tình cảnh bị đè nén
- Phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người
- Trân trọng phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: khát vọng sống, khát vọng tự
do cháy bỏng
2.3.2 Sự khác biệt:
- Giọt nước mắt của Chí Phèo thể hiện sự thức tỉnh của người nông dân nhưngcuối cùng vẫn rơi vào bế tắc
Trang 31- Giọt nước mắt A Phủ làm lay động thức tỉnh con người và hướng họ tới cuộcđời tươi sáng khi đi theo con đường cách mạng.
2.4 Lí giải
2.4.1 Giống nhau do:
+ Hai tác giả cùng viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng
+ Đều ra đời khi hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn
2.4.2 Khác nhau do:
- Thân phận của hai nhân vật khác nhau:
+ Chí Phèo: là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến ở miền xuôi, làmcho con người bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính và bị tước đoạt quyền làmngười
+ A Phủ : là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi, dưới ách áp bức củathực dân và chúa đất với những hủ tục lạc hậu, dã man
- Hoàn cảnh sáng tác khác nhau:
+ Chí Phèo: ra đời năm 1942, tức là được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám,
khi đó xã hội còn chìm trong thời kì đen tối
+ Vợ chồng A Phủ: sáng tác 1952, lúc này Cách mạng tháng Tám đã thành
công, sự lãnh đạo của Đảng đã tỏa ánh sáng lạc quan cho cuộc đời các nhân vật
- Khuynh hướng văn học khác nhau:
+ Chí Phèo: thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945 Nhà văn
hướng tới phanh phui mổ xẻ những mặt trái của xã hội
+ Vợ chồng A Phủ: thuộc trào lưu văn học cách mạng, mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn, đem đến cho câu chuyện một kết thúc lạc quan
- Phong cách nghệ thuật hai tác giả khác nhau:
+ Nam Cao: Là nhà văn hiện thực xuất sắc, ngòi bút lạnh lùng, tỉnh táo bên
ngoài mà trĩu nặng yêu thương bên trong, luôn khao khát khám phá con người bên trong con người.
+ Tô Hoài: một cây bút truyện ngắn giàu chất thơ, luôn phản ánh hiện thực qualăng kính văn hóa
Trang 32- Quy luật sáng tạo của văn học: đặc trưng của văn học là sự sáng tạo, nhà vănkhông lặp lại chính mình và không lặp lại người khác.
3 Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
II Đề bài 2: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh rừng xà nu trong truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, liên hệ với hình ảnh cái lò gạch
cũ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được dụng ý nghệ
thuật của hai nhà văn
2.1.1 Sự xuất hiện của xà nu:
Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm tạo ra mộtkhông gian rộng lớn, mang đậm chất sử thi.Hình tượng cây xà nu được tác giảmiêu tả từ nhiều góc độ: khi thì tả bao quát cảnh những đồi xà nu, rừng xà nubạt ngàn, lúc lại cụ thể, chi tiết tới từng vết thương, từng giọt nhựa Xà nu xuất
hiện dày đặc trong tác phẩm, có đến mấy chục lần tác giả nói đến Rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu và những biến thể của xà nu nhưkhói xà nu, lửa xà nu…điều này cho thấy xà nu là mạch hồn của tác phẩm.
+ Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân làng Xô Man: lửa xà
nu cháy bập bùng trong nhà ưng tập để dân làng nghe cụ Mết kể về cuộc đờiTnú; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ
cụ Hồ…
Trang 33+ Xà Nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làngXôman: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừngsâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy Đêm đêm cả dân làng thức mài vũkhí dưới ánh đuốc xà nu bập bùng Giặc đốt đôi bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa
xà nu và lửa xà nu chứng kiến cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man
2.1.2 Ý nghĩa của hình tượng
a Ý nghĩa tả thực: xà nu là loại cây mọc thành rừng phổ biến ở Tây
Nguyên, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt cho NTT: tôi yêu say mê cây xà nu, ấy
là loài cây hùng vĩ và cao thượng, trong sạch và man dại Mỗi cây cao vút, vạm
vỡ ứ nhựa Tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi mênh mông Loài cây ấy đi vào
trong tác phẩm của NTT đã trở thành một hình tượng văn học, có số phận, có vẻđẹp và cả nỗi đau (vẻ đẹp bi tráng)
b Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trongchiến tranh
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợinghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã phải trải qua trong thời
kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt: quan sát bao quátCả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão Ở góc nhìn cận cảnh:Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của
con người Mỗi một cây xà nu ngã xuống ta cứ ngỡ như một con người Xô Manngã xuống Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anhQuyết… những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻthù Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng
hoa đến sững sờ Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất đổ ào ào như một trận bão Đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối, trong đau thương mà vẫn hiện
Trang 34hữu hương thơm và ánh sáng nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn Đó chính là vẻ đẹp gắn liền với chất bi tráng, chất sử thi hào hùng
của vùng đất thiêng Tây Nguyên hùng vĩ
- Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngangvươn lên mạnh mẽ như người dânTây Nguyên kiên cường bất khuất, không
khuất phục trước kẻ thù tàn bạo.Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Đúng như có lần Nguyễn Trung Thành đã từng viết Một cây ngã cả rừng cây lại mọc/ Người nối người đã mấy vạn mùa xuân Sức sống của xà nu quả là mạnh mẽ không một
thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được Đúngnhư lời cụ Mết đã khẳng định: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta.Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nunày” Con người Xô man cũng vậy: anh Xút, bà Nhan hi sinh thì có thế hệ củaMai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sửcủa làng Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớnlên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha
anh Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp Người nối người đã mấy vạn mùa xuân Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá
thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người TâyNguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻthù
- Xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời Cũng như Tnú, như dân làng Xômanyêu tự do, khát khao độc lập nên họ đã cầm giáo, cầm mác quyết tâm bảo vệ
vùng trời tự do của mình Có thể nói, đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu
tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng Cách mạng củangười dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam
Trang 35- Xà nu không chịu khuất phục trước đạn bom của kẻ thù : Có những cây xà nu
… đạn đại bác không giết nổi chúng Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng Trong sự soi chiếu với con người ta thấy dù bị
tra tấn, tù đày, bị đốt 10 đầu ngón tay nhưng Tnu vẫn kiên cường, bàn tay 10ngón không còn vẹn nguyên vẫn cầm súng chiến đấu, thạm chí anh đã siết cổđến chết tên chỉ huy đòn giặc cũng bởi bàn tay tật nguyền ấy
-Trong bom đạn, xà nu vẫn phô diễn vẻ đẹp của mình: vẻ đẹp của sự sống bạtngàn, của từng giọt nhựa long lanh, thơm mỡ màng dưới nắng hè gay gắt Ứngchiếu với con người, đó là vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết của dân làng Xô Man,
là tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởicủaTnú; Là
vẻ đẹp vừa nữ tính vừa kiên cường của Dít; Vẻ đẹp khỏe khoắn của bé Heng,
thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã nhọn hoắt như những mũi lê
2.1.3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng:
Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử thi hào hùng, thủ phápnhân cách hóa … đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng thiênnhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ
về sức sống bất diệt về cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân TâyNguyên giành tự do
2.2 Liên hệ với hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
2.2.1 Nghĩa tả thực : Cái lò nung gạch đã cũ, không còn sử dụng, bỏ hoang,
một hình ảnh khá quen thuộc ở những vùng nông thôn miềm Bắc trước đây
2.2.2 Sự xuất hiện của hình ảnh: Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở phần
đầu tác phẩm khi một anh đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không và xuất hiện ở
Trang 36phần cuối tác phẩm khi Chí Phèo chết, thị nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…Dù xuất hiện không nhiều nhưng hình ảnh cái lò gạch cũ vẫn là một
chi tiết quan trọng, gợi nhiều ám ảnh Đây cũng là hình ảnh được nhà văn lấylàm nhan đề đầu tiên cho tác phẩm
2.2.3 Nghĩa ẩn dụ tượng trưng :
- Hình ảnh thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc của Nam Cao đối với số phận ngườinông dân Hình ảnh cái lò gạch cũ gắn với sự xuất hiện của Chí phèo cha vàthấp thoáng trong suy nghĩ của Thị Nở khiến người đọc có thể hình dungChíPhèo cha chết đi, rất có thể sẽ lại có một kiếp Chí Phèo con ra đời và cuộc đời,
số phận và bi kịch của nó cũng sẽ lặp lại cha nó Hình ảnh cái lò gạch cũ vì thế
ẩn dụ cho cái vòng luẩn quẩn của những kiếp Chí Phèo, những kiếp người bấthạnh trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa Từ đó, tác giả muốn khẳng định :Chí Phèo không phải là hiện tượng cá biệt mà đây là hiện tượng có tính phổbiến, qui luật trong xã hội cũ Khi nào còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột của thựcdân phong kiến thì khi đó còn tồn tại những kiếp Chí Phèo
+ Chi tiết lò gạch xuất hiện trong tâm trí Thị Nở ở cuối tác phẩm như một
dự báo về một quy luật trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa: Chí Phèo chếtnhưng vẫn còn đó là Lí Cường tiếp tục sự nghiệp của cha mình, vì thế sự xuâthiện của một kiếp Chí Phèo con là một tất yếu Sự xuất hiện của hình ảnh chiếc
lò gạch cũ vì thế như một dự báo về quy luật: còn áp bức thì còn đấu tranh, ápbức càng tàn tệ thì đấu tranh càng khốc liệt
+ Cái lò gạch là biểu trưng cho những định kiến cố hữu, cho những tàn dư của
xã hội cũ nên khi những cái lò gạch ấy còn hiện hữu thì còn những kiếp ngườilương thiện chịu nhiều khổ đau Lò gạch cũ vẫn còn, thế giới Vũ Đại với nhữngđịnh kiến nặng nề vẫn còn thì còn những kiếp ng khổ đau, bất hạnh như ChíPhèo Từ đó Nam Cao bộc lộ thái độ đau xót trước qui luật của số phận người
Trang 37nông dân trong xã hội cũ và định hướng một con đường giải quyết hiện tượngChí Phèo : phải quét sạch những "lò gạch cũ", những tàn dư của xã hội thực dânphong kiến.
- Hình ảnh cái lò gạch cũ tập trung thể hiện giá trị hiện thực tố cáo của tác phẩm
và bộc lộ hạn chế của Nam Cao
2.3 So sánh
2.3.1 Giống nhau:
- Cả hai hình ảnh đều tạo nên kết cấu đặc sắc đầu cuối tương ứng, góp phầnbiểu đạt nội dung tư tưởng cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn
– Cả hai đều được hiểu theo hai nghĩa, tả thực và ẩn dụ tượng trưng
– Cả hai góp phần làm phong phú thêm hệ thống hình ảnh giàu ý nghĩa biểutượng trong văn học dân tộc và nhân loại
2.3.2 Khác nhau:
+ Rừng xà nu là hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên anhhùng, gắn với thời gian sống và chiến đấu của nhà văn ở chiến trường TâyNguyên Xà nu đc nhà văn miêu tả vừa có tính độc lập tương đối vừa đc đặttrong tương quan với con người, từ đó xà nu mang vẻ đẹp biểu tượng cho con
ng Tây Nguyên trong chiến tranh Hơn nữa, sự xuất hiện của xà nu còn đem tớikhông gian mang màu sắc Tây Nguyên mênh mông, rộng lớn đậm tính sử thi
+ Cái lò gạch cũ lại gợi ra hình ảnh làng quê Bắc Bộ trước Cách mạng thángTám, hoang tàn, xơ xác, lạc hậu và nghèo nàn Là chứng tích còn lại của nhữngđịnh kiến nặng nề, biểu trưng cho những kiếp người khốn khổ, bi kịch, bế tắc
2.4 Lí giải nguyên nhân
Trang 38* Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử :
– Chí Phèo : Nam Cao sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong hoàn
cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời
– Rừng xà nu : Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ đang ở giai đoạn ác liệt
* Do khuynh hướng sáng tác :
– Chí Phèo : Thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, chưa nhìn thấy
lối thoát của người nông dân NC quan tâm tới số phận, tính cách và nhân cáchcon người
– Rừng xà nu : Thuộc nền văn học Cách mạng 1945-1975, có khả năng và cần
thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khiđãi
người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên
Dàn ý 1.Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
Trang 39- Nam Cao và Kim Lân đều là những cây bút hiện thực xuất sắc, thấm đẫm tinhthần nhân đạo của văn học Việt Nam hiện đại Cùng viết về đề tài nông thôn và
ng nông dân, Chí Phèo (1941) và Vợ nhặt 1954 là hai tác phẩm thành công nhất
đã kết tinh cao nhất cho tư tưởng và nghệ thuật của hai nhà văn Nhân vật chínhcủa hai thiên truyện là hai người đàn ông nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi nhưngluôn khao khát về hạnh phúc gia đình bình dị Niềm khao khát ấy được bộc lộtrực tiếp qua những câu nói rất đỗi giản dị, chân thành mà họ nói với ng phụ nữ
của đời mình Chí Phèo đã nói với Thị Nở: Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui và Tràng đã nói với thị: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về cả hai câu nói đều thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của
truyện
2 Thân bài
2.1 Về chi tiết Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về trong Vợ nhặt- Kim Lân
2.1.1 Hoàn cảnh của câu nói:
Không bị xã hội đẩy vào cuộc sống của quỷ như CP nhưng Tràng cũng
là một chàng trai nghèo, xấu xí bị kì thị khi là dân ngụ cư nên có nguy cơ ế vợ.Công việc kéo xe bò thuê nặng nhọc chẳng kiếm được là bao, không làm giađình Tràng hết đói nhưng lại tạo cơ hội cho anh có được hạnh phúc Nhữngtháng khủng khiếp nhất đang diễn ra, cái đói hoành hành như một dịch bệnhcướp đi bao sinh mệnh con ng Trên đg, ng chết đói như ngả rạ, ng sống thì đilại dật dờ như những bóng ma, nhưng khi nhìn thấy tình cảnh khốn cùng củangười đàn bà bị cái đói xô đẩy đến cận kề cái chết, Tràng đã đãi thị bốn bátbánh đúc Sau đó, Tràng nói với thị một câu có hình thức như một câu nói đùa:
Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về
- Này nói đùa chứ: cụm từ làm cho câu nói có vẻ là đùa, trong hoàn cảnh thực
tại của bản thân, Tràng không dám mạnh dạn ngỏ lời trực tiếp, mà phải mượn
một câu nói đùa để mình thêm tự tin và để người phụ nữ kia không ngượng Có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về: Tràng hướng thị tới hành động
Trang 40khuân hàng lên xe, tạo cho thị cảm giác tự nhiên, như thể hai người đã quen
thân từ lâu Hai từ về bật lên thật ấm áp, Tràng không nói thẳng ra, nhưng bằng
từ về cũng đủ để người phụ nữ hiểu hàm ý của mình Bởi vậy, trong hoàn cảnh
của câu nói, có thể xem đây như một lời cầu hôn rất khéo léo và tinh tế củaTràng
2.1.2 Ý nghĩa:
a Về nội dung:Câu nói bề ngoài là đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh
phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân nghèo khốnkhổ ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt Niềm khao khátcủa anh thật chính đáng, thế nhưng trong bối cảnh thê thảm ngày đói, việc lấy
vợ của Tràng sao cứ ngùi ngùi, xót xa Thế mới thấy, trong xã hội xưa, hạnhphúc mà người nghèo có được thật khó khăn
+ Câu nói thể hiện thái độnghiêm túc của Tràng về hôn nhân Anh đã quên đi
hiện thực tăm tối đang bủa vây, quên đi ngày mai biết có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không, cơ hội có thể thực hiện được ước mơ bấy lâu về
một mái ấm gia đình đã thôi thúc anh ngỏ lời với một người đàn bà xa lạ làm
vợ Với câu nói ấy, Tràng đã trân trọng người vợ nhặt,trân trọng hạnh phúc củamình cũng như bằng tất cả những gì có thể, Tràng đã đối xử với thị như vớingười vợ được cưới hỏi đàng hoàng Kể từ sau câu nói ấy, vai trò của Tràngtrên đời này đã thay đổi hẳn Trên đường về, anh đã thành một chú rể hạnhphúc, mặt vui phớn phở, miệng cứ tủm tỉm cười, hai mắt thì sáng lên lấp lánh.Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đã phát hiện và trân trọng khát vọng của ng dânnghèo, dù có được vợ rất dễ dàng trong một hoàn cảnh éo le, Tràng vẫn cư xửnhư một người đàn ông đích thực
b Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa,tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tácphẩm Dù cuộc sống con ng đang bị bủa vây bởi hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng