Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống chia nhỏ sau đây: 1.1.1.Hệ thống thông tin và chẩn đoán: + Các loại đồng hồ chỉ báo + Các đèn cảnh báo + Các cảm biến cho đồng hồ và cảm biến b
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hưng Yên, ngày…tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Hưng Yên, ngày…tháng … năm 2013 Giáo viên phản biện
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC HÌNH ẢNH VII LỜI NÓI ĐẦU VIII ĐẶT VẤN ĐỀ IX
1 Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu IX
2 Mục tiêu của đề tài IX
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu IX
4 Giả thiết khoa học IX
5 Nhiệm vụ nghiên cứu X
6 Các phương pháp nghiên cứu X
7 Giới hạn đề tài X
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 1
1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe 1
1.1.1.Hệ thống thông tin và chẩn đoán: 1
1.1.2 Hệ thống chiếu sáng: 1
1.1.3 Hệ thống gạt nước rửa kính: 1
1.1.4 Hệ thống khóa cửa, chống trộm: 1
1.1.5 Hệ thống nâng hạ kính: 1
1.1.6 Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu: 1
1.1.7 Hệ thống điều hòa không khí: 2
1.1.8 Hệ thống túi khí, dây đai: 2
1.1.9 Hệ thống mạng CAN: 2
1.2 Các bộ phận cơ bản của hệ thống điện thân xe 2
1.2.1 Bối dây 2
1.2.2 Dây điện 2
1.2.3 Các chi tiết nối 3
1.2.4 Các chi tiết bảo vệ 4
1.2.5 Công tắc và rơle 6
1.2.6 Công tắc vận hành trực tiếp bằng tay có 7
1.2.7 Công tắc vận hành bằng cách thay đổi nhiệt độ hay cường độ dòng điện 7
1.2.8 Công tắc vận hành bằng sự thay đổi mức dầu 7
1.2.9 Rơle 7
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE TOYOTA YARIS 2007 8
2.1 Giới thiệu chung về xe Toyota Yaris 2007 8
2.2 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng 9
2.2.1 Chức năng, yêu cầu, phân loại 9
2.2.2 Vị trí 12
2.3 Hệ thống đèn hậu 13
2.4 Hệ thống đèn pha/ cốt 13
2.4.1 Đèn pha loại không có rơle đèn đầu và không có rơle chế độ 13
Trang 42.4.3 Đèn pha loại có rơle đèn pha và rơle chế độ 20
2.4.4 Hệ thống đèn chạy ban ngày 22
2.5 Hệ thống đèn sương mù 24
2.5.1Đèn sương mù phía trước 24
2.5.2 Đèn sương mù phía sau 24
2.6 Hệ thống nhắc nhở cảnh báo 25
2.6.1 Hệ thống cảnh báo đèn phía sau 25
2.7 Hệ thống chuông nhắc nhở đèn - hệ thống tắt đèn tự động 27
2.7.1 Hoạt động của hệ thống chuông nhắc nhở đèn 27
2.7.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống tắt đèn tự động 28
2.8 Hệ thống chiếu sáng khi lên xe 29
2.9 Hệ thống điều khiển đèn tự động 30
2.9.1 Hệ thống tự động bật tắt 30
2.9.2 Hệ thống đèn đầu định hướng (đèn liếc động, đèn liếc tĩnh) 32
2.9.3 Hệ thống đèn liếc tĩnh 32
2.9.4 Hệ thống đèn liếc động (Hệ thống đèn chiếu sáng góc cua động) 36
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH, KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE TOYOTA YARIS 2007 41
3.1 Chẩn đoán 41
3.1.1 Công tắc đèn pha 41
3.1.2 Hệ thống đèn hậu 41
3.1.3 Hệ thống đèn sương mù 42
3.1.4 Hệ thống đèn lùi 42
3.1.5 Hệ thống đèn phanh 42
3.1.6 Hệ thống đèn xi nhan 42
3.1.7 Đèn cảnh báo nguy hiểm 43
3.1.8 Hệ thống đèn xem bản đồ 44
3.1.9 Hệ thống đèn trần 44
3.1.10 Hệ thống chiếu sáng trong xe 44
3.2 Quy trình kiểm tra 44
3.2.1 Kiểm tra hệ thống đèn đầu 44
3.2.2 Kiểm tra đèn trong xe và đèn tín hiệu 45
3.2.3 Kiểm tra hệ thống đèn phía sau 46
3.2.4 Kiểm tra cụm công tắc đèn 46
3.2.5 Kiểm tra hộp đầu bảng táp lô 46
3.3 Bảo dưỡng, điều chỉnh 47
3.3.1 Bảo dưỡng, điều chỉnh đèn pha 47
3.3.2 Bảo dưỡng và điều chỉnh đèn sương mù 51
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THÁO LẮP 55
4.1 Tháo cụm đèn pha 55
4.2 Tháo cụm đèn xi nhan bên 56
4.3 Tháo cụm đèn sương mù 56
4.4 Tháo cụm đèn hậu 56
4.5 Tháo cụm đèn soi biển số 57
57
Trang 5* Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được tối đa về mặt tiện ích Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà các tiện nghi trên xe ngày càng được phát triển và hoàn thiện, đem lại sự thoải mái cho người sử dụng
Để thỏa mãn tính năng an toàn và tiện nghi của ô tô các hãng xe trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu hệ thống điện thân xe trên ô tô Và cho tới ngày nay hệ thống điện thân xe đã đạt được nhiều kết quả đem lại sự thoải mái và an tâm cho người sử dụng
Đồng nghĩa với sự phát triển đó đòi hỏi những người thợ, người kỹ sư ô tô cần được trang bị kiến thức chuyên môn và trình độ tay nghề để theo kịp sự phát triển của công nghệ ô tô hiện nay
Từ những vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu về kết cấu, đặc tính kỹ thuật hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Yaris 2007” Với nội
dung cơ bản sau:
Chương 1: Tổng quan hệ thống điện thân xe
Chương 2: Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota yaris
Chương 3: Kiểm tra,chẩn đoán, bảo dưỡng và khắc phục hư hỏng thường gặpChương 4: Quy trình tháo lắp
Nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu rất thực tế và có ích cho công việc sau này Vì thế em đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và từng bước hoàn thành đề tài Trong quá trình thực hiện mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng được sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Văn Kiêm cùng các thầy cô trong khoa và các bạn học
em đã từng bước hoàn thiện được đề tài của mình
Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế Nên cho dù đã rất cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn để đề tài của
em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng yên, Ngày …… tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Xuân Tráng
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu
Hiện nay ô tô phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng Các hệ thống trên xe ô tô cũng được nghiên cứu, phát triển không ngừng Cùng với sự phát triển đóhệ thống chiếu sáng trên xe ôtô cũng được chú trọng và đã có nhiều bước tiến Ngoài những mục tiêu về an toàn, về sự kinh tế khi sử dụng, hệ thống điện chiếu sáng còn có mục tiêu về những tiện ích cho người sử dụng
Hiện nay ngành công nghiệp Ôtô của thế giới rất phát triển nhưng phần lớn tài liệu được viết bằng tiêng anh Nên các sinh viên, và thợ sửa chữa rất khó tiếp cạn với cái mới hiện đại Việc nghiên cứu về hệ thống sẽ la một phần tài liệu nhỏ sẽ giúp cho học sinh, sinh viên và thợ sửa chữa tiếp cận tốt hơn với những công nghệ mới
Vì những lý do trên và với mong muốn củng cố, thu thập, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức mới ngoài thực tế khi sắp tốt nghiệp em
đã chọn đề tài đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu về kết cấu, đặc tính kỹ thuật hệ thống
chiếu sáng trên xe Toyota Yaris 2007” Hoàn thành đề tài đã giúp cho em được hiểu hơn về hệ thống điện thân xe và nhất là hệ thống điên chiếu sáng của dòng xe Toyota Yaris Và hơn thế là giúp cho em làm quen hơn về nghiên cứu và đặc biệt hiểu biết về
hệ thống điện thân xe để có thể phục vụ cho công việc sau này
2 Mục tiêu của đề tài
Tổng quan được hệ thống điện thân xe
Đọc và phân tích được các mạch điện hệ thống điện thân xe của các hãng sản xuất đặc biệt là hệ thống chiếu sáng
Thực hiện hiện được công việc kiểm`
tra, chẩn đoán, khắc phục các hư hỏng của hệ thống điện thân xe (hệ thống chiếu sáng)
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số hệ thống điện thân xe
Khách thể nghiên cứu:Hệ thống điện thân xe ô tô
4 Giả thiết khoa học
Tình hình thực trạng về sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp ôtô là một trong những ngành được áp dụng khoa học kỹ thuật mới tiên tiến là sớm nhất Nhưng trong thực tế nhà trường còn chưa đưa kịp những đổi mới phát triển
Trang 10Việc tìm hiểu nghiên cứu và giới thiệu hệ thống điện thân xe hiện đại còn là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ và đây cũng là hướng đi của đề tài.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận của đề tài
Tổng quan về hệ thống điện thân xe
Trình bày tổng quan, và phân tích các mạch đèn chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng, giới thiệu đèn pha tự động (đèn pha thông minh)
Xây dựng cách kiểm tra một số hư hỏng thường gặp của hệ thống chiếu sáng
6 Các phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu những đổi mới ngoài thực tế xem những đổi mới
đó có dặc điểm điển hình gì
b Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết
c Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để đưa ra kết luận chính xác, khoa học
d Phương pháp phân tích và suy luận
Từ những vấn đề đã có qua phương pháp phân tích và suy luận có thể đi đến kết luận đầy đủ chính xác
7 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu hệ thống chiếu sáng trong hệ thống điện thân xe của ô tô Yaris 2007 và đi sâu nghiên cứu về “ hệ thống điện chiếu sáng xe Toyota Yaris 2007”
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE
1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện thân xe.
Hệ thống điện thân xe áp dụng rất nhanh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho
hệ thống an toàn hơn và tạo ra nhiều tiện ích cho người sử dụng
Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống chia nhỏ sau đây:
1.1.1.Hệ thống thông tin và chẩn đoán:
+ Các loại đồng hồ chỉ báo
+ Các đèn cảnh báo
+ Các cảm biến cho đồng hồ và cảm biến báo nguy
+ Các giắc chẩn đoán và giắc kết nối dữ liệu
+ Công tắc và rơle điều khiển
+ Các ECU điều khiển
+ Các cảm biến
1.1.4 Hệ thống khóa cửa, chống trộm:
+ Các môtơ điều khiển khóa cửa
+ Các bộ phận phát, nhận tín hiệu điều khiển cửa
+ Các công tắc rơle điều khiển
+ Các ECU điều khiển
+ Các cảm biến
1.1.5 Hệ thống nâng hạ kính:
+ Các môtơ cửa sổ điện
+ Các công tắc cửa sổ điện
+ Các IC diều khiển và cảm biến tốc độ
1.1.6 Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu:
Trang 12+ Các công tắc điều khiển và ECU
1.1.7 Hệ thống điều hòa không khí:
+ Các cảm biến
+ ECU điều khiển
+ Các công tắc điều khiển
1.2 Các bộ phận cơ bản của hệ thống điện thân xe
Trước khi tìm hiểu các bộ phận cơ bản của hệ thống điện thân xe ta tìm hiểu khái niệm mát thân xe Trên ô tô, các cực âm của tất cả các thiết bị điện và âm ắc quy đều được nối với các tấm thép của thân xe nhằm tạo nên một mạch điện Chỗ nối các cực
âm vào thân xe gọi là mát thân xe Mát thân xe làm giảm số lượng dây điện cần sử dụng
1.2.1 Bối dây
Dây điện có chức năng nối các bộ phận điện của ô tô với nhau Bối dây được chia thành các nhóm như sau:
- Dây điện được mã màu
- Các chi tiết nối: Hộp nối, hộp rơle, giắc nối, bulông nối mát
1.2.2 Dây điện
Dây điện và cáp có 3 loại
Dây thấp áp (dây bình thường) loại này được dùng phổ biến trên ô tô bao gồm có lõi dẫn điện và vỏ bọc cách điện
Dây cao áp (dây cao áp trong hệ thống đánh lửa) và cáp bao gồm lõi dẫn điện phủ lớp cao su cách điện dày nhằm ngăn không cho điện cao áp bị rò rỉ
Trang 13Dây cáp được thiết kế để bảo vệ nó khỏi những nhiễu điện bên ngoài Nó sử dụng làm cáp ăng ten radio, cáp mạng CAN…
Hình 1.1: Sơ đồ dây điện trên xe 1.2.3 Các chi tiết nối
Để hỗ trợ việc nối các chi tiết, dây điện được tập trung tại một số phần trên xe ôtô
a Hộp nối là một chi tiết mà ở đó các giắc nối của mạch điện được nhóm lại với nhau
Thông thường nó bao gồm bảng mạch in liên kết các cầu chì, rơle với các bối dây
b Các giắc nối (3) , giắc nối dây (4) và bulông nối mát (5)
Trang 14Hình 1 2: Các chi tiết nối
- Giắc nối được sử dụng giữa dây điện với dây điện hoặc giữa dây điện với bộ
phận điện để tạo ra các kết nối Có 2 loại giắc kết nối là kết nối dây điện với dây điện
và dây điện với bộ phận điện Các giắc nối được chia thành giắc đực và giắc cái tùy theo hình dạng các cực của chúng Giắc kết nối có nhiều màu khác nhau
- Giắc nối dây có chức năng là nối các cực của cùng một nhóm
- Bulông nối mát được sử dụng nối mát dây điện hoặc các bộ phận điện với thân
xe, không giống như bulông thông thường bề mặt của bulông nối mát được sơn chống
ô xy hóa màu xanh lá cây
1.2.4 Các chi tiết bảo vệ
Các chi tiết bảo vệ, bảo vệ mạch khỏi dòng điện lớn quá mức cho phép chạy trong dây dẫn hay các bộ phận điện, điện tử khi bị ngắn mạch
Trang 15Hình 1.3: Các loại cầu chì
Cầu chì được lắp giữa cầu chì dòng cao với các thiết bị điện, khi dòng điện vượt qua một cường độ nhất định chạy qua mạch điện của thiết bị nào đó cầu chì sẽ nóng chảy
để bảo vệ mạch đó Có 2 loại cầu chì là cầu chì dẹt và cầu chì hộp
Cầu chì dòng cao (thanh cầu chì): một cầu chì dòng cao được lắp trong đường dây giữa nguồn điện và thiết bị điện, dòng điện có cường độ lớn sẽ chạy qua cầu chì này, nếu dây điện bị chập thân xe cầu chì sẽ chảy để bảo vệ dây điện
Bộ ngắt mạch (cầu chì tự nhảy) được sử dụng bảo vệ mạch điện với tải có cường
độ dòng lớn mà không thể bảo vệ bằng cầu chì như cửa sổ điện, mạch sấy kính, quạt gió… Khi dòng điện chạy qua vượt quá cường độ hoạt động một thanh lưỡng kim trong bộ ngắt mạch sẽ tạo ra nhiệt và giãn nở để ngắt mạch Thậm chí trong một số mạch nếu dòng điện thấp hơn cường độ hoạt động nhưng dòng lại hoạt động trong thời gian dài thì nhiệt độ thanh lưỡng kim cũng tăng lên và ngắt mạch Không giống như cầu chì bộ ngắt mạch được sử dụng lại sau khi thanh lưỡng kim khôi phục Bộ ngắt mạch có 2 loại là tự khôi phục và khôi phục bằng tay (Hình 1.4)
Trang 16Hình 1.4: Bộ tự ngắt 1.2.5 Công tắc và rơle
Công tắc và rơle mở và đóng mạch điện nhằm tắt bật đèn cũng như vận hành các
hệ thống điều khiển
Hình 1.5: Vị trí công tắc và rơle trên ô tô
Trang 17Nhóm công tắc và rơle được chia như trong hình 1.8
Hình 1.6: Các loại công tắc và rơ le 1.2.6 Công tắc vận hành trực tiếp bằng tay có
- Công tắc xoay : khóa điện (a hình 1.6)
- Công tắc ấn : công tắc cảnh báo nguy hiểm (b hình 1.6)
- Công tắc bập bênh : công tắc khóa cửa (c hình 1.6)
- Công tắc cần : công tắc tổ hợp (d hình 1.6)
1.2.7 Công tắc vận hành bằng cách thay đổi nhiệt độ hay cường độ dòng điện
- Công tắc phát hiện nhiệt độ (e hình 1.6)
- Công tắc phát hiện dòng điện (f hình 1.6)
1.2.8 Công tắc vận hành bằng sự thay đổi mức dầu
1.2.9 Rơle
- Rơle điện từ (rơle 4 chân) (g hình 1.6)
- Rơle bản lề (rơle 5 chân) (h hình 1.6)
Trang 18CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG
CHIẾU SÁNG TRÊN XE TOYOTA YARIS 2007 2.1 Giới thiệu chung về xe Toyota Yaris 2007.
Bảng 2.1: Bảng thông số kỹ thuật xe Toyota Yaris 2007:
- Cụm đèn Halogen phía trước
- Cụm đèn LED phía sau
- Gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ
- Ăngten trên nóc sau xe
- Cần gạt nước phía sau xe
- Hệ thống túi khí cho người lái và hành khách phía trước
Trang 19Thiết bị an toàn, an ninh
- Hệ thống giảm chấn thương đốt sống cổ
- Đèn phanh phụ thứ 3 lắp cao
- Khóa cửa điều khiển từ xa
- Hệ thống chống trộm
- Dây đai an toàn
- Khóa an toàn cho trẻ em
- Hệ thống cống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BAS
2.2 Tổng quan về hệ thống chiếu sáng.
2.2.1 Chức năng, yêu cầu, phân loại
Chức năng: hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho người lái xe và
hành khách trong điều kiện vận hành không đủ ánh sáng
Yêu cầu: hệ thống chiếu sáng đảm bảo các yêu cầu sau:
- Theo đặc điểm phân bố chùm sáng trên mặt đường chia làm hai loại hệ thống chiếu sáng ngoài là hệ thống chiếu sáng kiểu châu Âu và kiểu châu Mỹ
+ Hệ đèn châu Âu
Trang 20Hình 2.1: Đèn hệ châu Âu
Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm loá mắt người đi xe ngược chiều Dây tóc ánh sáng gần có công suất nhỏ hơn dây tóc ánh sáng xa khoảng 30-40% Hiện nay miếng phản chiếu nhỏ bị cắt phần bên trái một góc 150, nên phía phải của đường được chiếu sáng rộng và xa hơn phía trái
Hình dạng đèn thuộc hệ Châu Âu thường có hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình
có 4 cạnh Các đèn này thường có in số “2” trên kính Đặt trưng của đèn kiểu Châu Âu
là có thể thay đổi được loại bóng đèn và thay đổi cả các loại thấu kính khác nhau phù hợp với đường viền ngoài của xe
+ Hệ đèn châu Mỹ
Hình 2.2 : Đèn hệ Mỹ
Đối với hệ này thì hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa, dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chiếu xuống dưới mạnh hơn Đèn kiểu Mỹ luôn luôn có dạng hình tròn, đèn đuợc chế tạo theo kiểu bịt kín
Hiện nay hệ Mỹ còn sử dụng hệ chiếu sáng 4 đèn pha, 2 đèn phía trong (chiếu xa) lắp
bóng đèn một dây tóc công suất 37,5W ở vị trí trên tiêu cự của chóa, 2 đèn phía ngoài lắp bóng đèn hai dây tóc, dây tóc chiếu sáng xa có công suất 35,7W nằm tại tiêu cự của chóa, dây tóc chiếu sáng gần 50W lắp ngoài tiêu cự của chóa Như vậy khi bật ánh sáng xa thì 4 đèn sáng với công suất 150W, khi chiếu gần thì công suất là 100W
Điều khiển mạch điện của hệ thống chiếu sáng cũng như các hệ thống khác trên
xe phụ thuộc vào cách cung cấp điện áp cho hệ thống có hai dạng điều khiển là điều khiển dương và điều khiển âm
Tim cốt
Tim cốt Ánh sáng cốt
Ánh sáng pha Gương phản
chiếu
Dây tóc pha Dây tóc cốt
Trang 21+ Điều khiển dương là kiểu mà các bóng đèn (tải điện) đã được nối âm sẵn công tắc điều khiển nối dương hay không cho bóng đèn (tải) Ví dụ hình 2.3 là kiểu điều khiển dương
Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện đèn hậu điều khiển dương
+ Điều khiển âm là kiểu mà các bóng đèn (tải điện) đã được nối dương sẵn công tắc điều khiển nối âm hay không cho bóng đèn (tải) Ví dụ hình 2.4 là kiểu điều khiển âm
Hình 2.4: Sơ đô mạch điện đèn đầu điều khiển âm
Trang 222.2.2 Vị trí
Hình 2.5: Vị trí các bộ phận hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng có các bộ phận sau đây:
1 Đèn pha (đèn sương mù phía trước)
2 Đèn hậu (cụm đèn phía sau) (đèn sương mù sau)
3 Công tắc điều khiển đèn và độ sáng
4 Đèn xinhan và đèn báo nguy hiểm
5 Công tắc đèn báo nguy hiểm
6 Bộ tạo nháy đèn xi nhan
7 Cảm biến báo hư hỏng đèn
8 Rơ le tổ hợp
9 Cảm biến điều khiển đèn tự động
10 Công tắc điều khiển đèn tự động
11 Bộ chấp hành điều khiển góc chiếu sáng đèn pha
12 Đèn thân xe
13 Công tắc cửa
14 Đèn chiếu sáng khóa điện
Trang 232.3 Hệ thống đèn hậu
- Để nhận biết kích thước trước và sau xe
Có hai loại hệ thống đèn hậu: loại đèn hậu được nối trực tiếp vào công tắc điều khiển đèn và loại có rơle đèn hậu
- Loại nối trực tiếp
Khi công tắc điều khiển đèn được vặn về vị trí TAIL, thì các đèn hậu bật sáng
- Loại có rơle đèn hậu
Khi công tắc điều khiển đèn vặn về vị trí TAIL rơle đèn hậu đóng cấp điện cho các đèn hậu, đèn hậu sáng
Mạch điện đựơc thể hiện bằng đường màu đỏ trên hình 2.6
Hình 2.6: Hệ thống đèn hậu
2.4 Hệ thống đèn pha/ cốt
2.4.1 Đèn pha loại không có rơle đèn đầu và không có rơle chế độ.
Loại này sử dụng 2 đèn pha loại bóng 2 dây tóc các bóng được cấp (+) sẵn ở chân chung qua 2 cầu chì HEAD LH và HEAD RH Các đèn được điều khiển âm qua
2 công tắc thuộc cụm công tắc tổ hợp (gồm công tắc tổng đèn và công tắc pha/cốt) Và một đèn LED báo nấc pha
Trang 24Hình 2.7: Hệ thống đèn đầu không có rơle điều khiển
* Đèn đầu (Chiếu gần LOW - Beam)
Khi xoay công tắc tổng đèn về vị trí HEAD (LOW), đèn đầu chiếu gần (đèn cốt)
sẽ bật sáng
Hình 2.8: Hệ thống đèn đầu không có rơle điều khiển ở vị trí chiếu gần (LOW)
Trang 25* Đèn đầu (Chiếu xa “HIGH – Beam”)
Hình 2.9: Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển
- Ở vị trí chiếu xa (HIGH)
Khi xoay công tắc về vị trí HEAD (HIGH), thì đèn pha-chiếu xa bật sáng và đèn báo nấc pha trên táplô cũng sáng
- Nháy pha (FLASH)
Khi công tắc tổng đèn dịch chuyển về vị trí FLASH thì đèn đầu chiếu xa sẽ nháy sáng
Trang 26Hình 2.10: Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển
* Ở vị trí nháy pha (FLASH)
- Khi nháy pha (FLASH) thì đèn pha được nháy sáng để báo hiệu xin đường với
xe trước hoặc xe đối diện
2.4.2 Đèn pha loại có rơle đèn pha và không có rơle chế độ.
- Trong mạch loại đèn này sử dụng 1 rơle đèn pha (loại 4 chân), 2 đèn pha loại 2 dây tóc, dây chân chung của 2 bóng đèn qua 2 cầu chì HEAD LH và HEAD RH được nối (+) qua rơle đèn pha và 2 công tắc điều khiển là công tắc tổng đèn và công tắc pha/cốt nằm trong cụm công tắc tổ hợp Dòng điện cấp cho đèn pha không đi qua công tắc điều khiển đèn pha mà đi qua rơle pha Đèn báo nấc pha được mắc nối tiếp với dây tóc đèn pha chiếu gần
Trang 27Hình 2.11: Sơ đồ mạch điều khiển loại có relay đèn pha và không có rơle chế độ.
* Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lý hoạt động của đèn pha chiếu gần
Khi công tắc tổng đèn dịch chuyển về vị trí HEAD công tắc pha /cốt ở vị trí LOW rơle đèn pha đóng và đèn pha chiếu gần được bật sáng
Trang 28Hình 2.12: Sơ đồ mạch điện khi công tắc ở vị trí HEAD (LOW)
* Nguyên lý hoạt động của đèn pha chiếu xa
- Khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí HEAD công tắc chế độ ở vị trí HIGH rơle đèn pha bật lên và đèn pha chiếu xa được bật sáng và đèn chỉ báo trên đồng hồ táp lô cũng bật sáng
Hình 2.13: Sơ đồ mạch điện khi công tắc ở vị trí HEAD (HIGH)
Trang 29* Nguyên lý hoạt động của đèn pha khi nháy pha
- Khi công tắc chế độ ở vị trí FLASH thì rơle đèn pha đóng các đèn chiếu xa nháy sáng
Hình 2.14: Sơ đồ mạch điện khi công tắc ở vị trí FLASH
Trang 302.4.3 Đèn pha loại có rơle đèn pha và rơle chế độ.
Mạch đèn pha loại này thuộc hệ đèn châu Mỹ Trong mạch sử dụng 2 rơle, 1 rơle đèn pha (loại 4 chân) và 1 rơle chế độ (loại 5 chân 2 tiếp điểm), 2 bóng đèn pha chiếu xa, 2 bóng đèn pha chiếu gần, 2 công tắc thuộc cụm công tắc tổ hợp
Hình 2.15: Sơ đồ mạch điều khiển đèn có rơle đèn pha và rơle chế độ
Công tắc tổng đèn điều khiển rơle đèn pha khi công tắc ở vị trí HEAD rơle đèn pha đóng
Công tắc chế độ điều khiển rơle chế độ, khi công tắc chế độ ở vị trí LOW rơle chế độ (có 1 tiếp điểm thường đóng và 1 tiếp điểm thường mở) không làm việc tiếp điểm thường đóng cấp điện cho mạch đèn chiếu gần Khi công tắc chế độ ở vị trí HIGH hay FLASH thì relay chế độ hoạt động tiếp điểm thường mở đóng lại mạch đèn chiếu xa hoạt động
* Nguyên lý hoạt động của đèn pha chiếu gần
- Khi công tắc tổng đèn ở vị trí HEAD công tắc pha /cốt ở vị trí LOW rơle đèn pha hoạt động rơle chế độ không hoạt động các đèn pha chiếu gần bật sáng
Trang 31Hình 2.16: Sơ đồ mạch điện khi công tắc ở vị trí LOW
* Nguyên lý hoạt động của đèn pha chiếu xa
- Khi công tắc tổng đèn dịch chuyển về vị trí HEAD công tắc pha/cốt ở vị trí HIGH rơle đèn pha và rơle chế độ cùng đóng và đèn pha chiếu xa được bật sáng và đèn chỉ báo trên đồng hồ táp lô cũng bật sáng
Trang 32* Nguyên lý hoạt động của đèn pha khi nháy pha
Khi công tắc chế độ ở vị trí FLASH thì rơle đèn pha và rơle chế độ hoạt động các đèn chiếu xa nháy sáng
Hình 2.18: Sơ đồ mạch điện khi công tắc ở vị trí FLASH 2.4.4 Hệ thống đèn chạy ban ngày.
Ở hệ thống này, chỉ có đèn đầu hoặc cả các đèn đầu và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở ban ngày, do đó các xe khác có thể nhìn thấy
Ở một số nước vì lý do an toàn luật qui định bắt buộc phải có hệ thống này trên
xe Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như ban đêm Để nâng cao tuổi thọ của đèn, mạch điện được thiết kế sao cho cường độ sáng của đèn giảm đi khi hệ thống DRL hoạt động Hiện nay có 3 loại hệ thống đèn chạy ban ngày:
- Loại mạch giảm cường độ làm việc của đèn nhờ điện trở
- Loại giảm cường độ làm việc của đèn nhờ mắc nối tiếp các đèn đầu với nhau
- Loại giảm cường độ làm việc của đèn nhờ rơle chính của hệ thống DRL
Trong phần này giới thiệu loại mạch giảm cường độ làm việc của đèn nhờ điện trở
Trang 33* Loại mạch giảm cường độ làm việc của đèn nhờ điện trở
Trong mạch sử dụng 1 rơle đèn pha, 1 rơle chế độ, 1 rơle DRL No.2 được điều khiển từ rơle chính DRL, 1 điện trở DRL và 2 bóng đèn pha loại 2 dây tóc Rơle chính DRL lấy tín hiệu từ máy phát, công tắc phanh tay và công tắc điều khiển đèn
Cường độ làm việc của đèn được giảm xuống thông qua điện trở bố trí trong DRL khi hệ thống này hoạt động
Hình 2.19: Sơ đồ mạch điện hệ thống DRL có điện trở
Hệ thống DRL hoạt động khi động cơ đang nổ máy và khi phanh tay được nhả
ra Để thiết lập tình trạng này, người ta thường sử dụng tín hiệu đầu vào từ máy phát điện hoặc từ phanh tay
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn xe chạy ban ngày DRL có trang bị điện trở:
+ Khi động cơ đã nổ máy và khi cần phanh tay được nhả ra thì rơle chính của
hệ thống đèn xe chạy ban ngày bật các đèn đầu lên Nếu công tắc điều khiển đèn ở vị trí OFF hoặc TAIL và công tắc chế độ ở vị trí LOW thì rơle chính DRL sẽ điều khiển nối mát cho cuộn hút rơle đèn pha- rơle đèn pha đóng và không cấp điện cho cuộn hút rơle DRL No.2 - rơle DRL No.2 ngắt và giảm tới còn 80 dòng điện đi qua điện trở của
hệ thống Kết quả là các đèn đầu được bật sáng với cường độ được – 85%
+ Nếu công tắc tổng đèn dịch chuyển về vị trí HEAD, thì rơle DRL No.2 đóng
và dòng điện chạy tới các đèn đầu mà không qua điện trở của DRL Các đèn đầu chiếu sáng ở cường độ bình thường Relay DRL No.2 đóng ngay cả khi công tắc điều khiển
độ sáng đèn ở vị trí HIGH hoặc FLASH do đó các đèn đầu sẽ chiếu sáng ở độ sáng bình thường
Trang 342.5 Hệ thống đèn sương mù.
2.5.1Đèn sương mù phía trước.
- Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau rơle đèn kích thước
2.5.2 Đèn sương mù phía sau.
Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped beam) Một đèn báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động
a Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía trước.
Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, thì rơle đèn sương
mù phía trước hoạt động và các đèn sương mù phía trước bật sáng Mạch điện hoạt động như sơ đồ hình 2.20
Hình 2.20: Hoạt động của hệ thống đèn sương mù trước
b Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía sau.
Trang 35Hình 2.21 Hoạt động của hệ thống sương mù sau
Đèn sương mù phía sau hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL
hoặc HEAD như đối với đèn sương mù phía trước Khi bật vị trí Fr + Rr cả đèn sương
mù trước và sau cùng sáng Công tắc đèn sương mù phía sau loại cần bật, bật lên khi công tắc này dịch thêm một nấc từ vị trí ON của đèn sương mù phía trước Đèn sương
mù phía sau có cấu tạo để giúp cho người lái khi quên không tắt Khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí OFF trong khi đèn sương mù phía sau sáng (vị trí ON), thì đèn sương mù phía sau tự động tắt Khi điều này xảy ra đèn sương mù phía sau vẫn giữ ở trạng thái tắt ngay cả khi công tắc đèn này lại được xoay về vị trí HEAD Chức năng này được điều khiển bằng cơ khí hoặc điện tuỳ theo loại xe Mạch điện trên được điều khiển bằng cơ khí
2.6 Hệ thống nhắc nhở cảnh báo
Hệ thống nhắc nhở cảnh báo trên xe ô tô nhằm báo cho người lái xe biết những lỗi của người lái như quên chìa khóa, quên tắt đèn và báo sự hư hỏng của các đèn hậu… Trong phần này giới thiệu hệ thống cảnh báo đèn hậu, nhắc nhở tắt đèn và tắt đèn tự động
2.6.1 Hệ thống cảnh báo đèn phía sau
Người lái không thể nhận ra được các đèn hậu, đèn phanh bị cháy Hệ thống cảnh báo đèn phía sau thông báo cho người lái biết các bóng đèn hậu hoặc đèn phanh bị cháy nhờ một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ táp lô Hệ thống này được điều khiển bởi cảm biến báo hư hỏng đèn và thường được lắp trong khoang hành lý Rơle báo hư hỏng đèn xác định tình trạng đèn bị cháy bằng cách so sánh các điện áp khi đèn hoạt động bình thường hoặc khi bị hở mạch