0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN (Trang 33 -36 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê

Sức sản xuất sữa của gia súc chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

* Yếu tố giống

Những giống có sức sản xuất sữa cao thường là những giống chuyên dụng theo hướng sữa. Giống là một yếu tố cơ bản quyết định đến sản lượng sữa trong chăn nuôi gia súc lấy sữa. Vì vậy, cần phải chọn giống theo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật.

* Di truyền

Yếu tố di truyền rất quan trọng. Những cá thể tốt sẽ truyền cho con cháu những đặc điểm tốt mà chúng đã có. Vì vậy, trong chăn nuôi gia súc lấy sữa phải áp dụng phương pháp chọn giống theo phả hệ để duy trì những đặc tính tốt của gia súc. Theo R.M Acharya (1992)[30] hệ số di truyền tính trạng sản lượng sữa/ chu kỳ tiết sữa là 0,3- 0,7 và tính trạng tỷ lệ mỡ sữa là 0,3- 0,5.

* Tuổi có thai lần đầu

Ở gia súc hậu bị thường có tuổi thành thục về tính sớm hơn về thể vóc. Vì vậy, nếu phối con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể, kèm theo đó là kìm hãm sự phát triển của tuyến sữa, đặc biệt tuyến bào phát triển

kém và sức sản xuất sữa thấp. Trong chăn nuôi, tối thiểu nên phối cho gia súc khi khối lượng cơ thể đã đạt 65- 70% khối lượng dê cái trưởng thành. Nếu phối giống lần đầu muộn quá hoặc có thể do nuôi dưỡng kém cũng kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể và bầu vú kém phát triển, dẫn đến năng suất thấp làm giảm sản lượng sữa.

* Tuổi và lứa đẻ

Sản lượng sữa thu được ở lứa đẻ thứ nhất và thứ hai thường thấp hơn các lứa về sau. Số lượng sữa đạt cao nhất ở lứa thứ 3 hoặc 4 và ổn định trong hai hoặc ba năm sau. Theo Đinh Văn Bình (1994)[1], sản lượng sữa dê Bách Thảo tăng dần từ lứa đẻ thứ 2, cao nhất là lứa 3 và 4, sau đó ổn định ở lứa 6 và 7, giảm dần từ lứa thứ 8. Đối với một số dê cái cơ thể tốt, được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ còn có thể cho sản lượng sữa cao ở cả các lứa đẻ sau. Sự giảm khả năng tiết sữa là do số lượng tuyến bào giảm thấp, chức năng hoạt động của tuyến sữa kém dần, đồng thời các chức năng khác trong cơ thể cũng giảm sút.

* Dinh dƣỡng:

Các nguyên liệu tạo sữa được lấy chủ yếu là từ thức ăn. Do vậy, mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa. Khi thiếu năng lượng, con vật phải huy động nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể ra để sản xuất sữa. Tuy nhiên, nguồn năng lượng dự trữ là có hạn, nếu cho ăn thiếu năng lượng trong thời gian dài sẽ làm giảm năng suất sữa và sức khỏe gia súc. Mức protein quá cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các loại khoáng, đặc biệt là Ca, P có ảnh hưởng đến năng suất của sữa vì đây là những nguyên tố có thành phần ổn định trong sữa.

* Kỳ cho sữa

thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Sản lượng sữa tăng nhanh sau khi đẻ và cao nhất vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2, sau đó lại giảm dần. Khi có thai lượng sữa cũng giảm và giảm đột ngột khi thai lớn.

* Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại

Khi có thai, sản lượng sữa của gia súc giảm từ 15-20% so với không có thai. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là cứ kéo dài thời gian không có thai để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa cao. Bình thường, nên tiến hành cạn sữa cho dê cái trước khi đẻ 2 tháng để dê mẹ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai.

* Kỹ thuật vắt sữa

Phản xạ bài tiết sữa dựa trên sự điều khiển của thần kinh - hoocmon. Vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa. Nếu thời gian vắt sữa kéo quá dài thì oxytocin sẽ hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú, làm tăng tỷ lệ sữa sót. Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hưởng đến năng suất sữa. Vì vậy, cần vắt sữa theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình để vắt hết sữa trong bầu vú và giảm lượng sữa sót.

* Bệnh tật

Các bệnh khác nhau mà gia súc mắc phải trong thời gian cho sữa đều ảnh hưởng tới khả năng cho sữa. Đặc biệt, khi gia súc mắc bệnh viêm vú sẽ làm chất lượng sữa kém, năng suất giảm, đôi khi còn làm mất sữa. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh, phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời khi gia súc mắc bệnh.

* Môi trƣờng

Sức sản xuất của một động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển và lượng mưa. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự điều khiển của thần kinh - hoocmon để điều chỉnh và duy trì thân nhiệt. Còn

ảnh hưởng gián tiếp qua năng suất và phẩm chất cây thức ăn. Đinh Văn Bình (1994)[1] theo dõi trên dê bách Thảo cho biết, dê đẻ vào mùa xuân (tháng 2- tháng 4) và mùa thu (tháng 8- tháng 10) cho nhiều sữa hơn dê đẻ vào mùa đông (tháng 11- tháng 1). Mùa hè dê cho sữa kém nhất (tháng 5 - tháng 7).

Môi trường cũng ảnh hưởng tới hệ thống enzym và các hoocmon khác. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho dê sữa phụ thuộc vào giống và khả năng chống chịu nóng hay lạnh của con vật. Nhiệt độ thích hợp cho sức sản xuất ở mỗi giống dê cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN (Trang 33 -36 )

×