1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của lê tri kỷ, hữu ước và nguyễn đình tú

108 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Ta có thể kể đến Đại tá-nhà văn Nguyễn Hồng Thái Đối mặt, Đất nóng, …; Lê Tri Kỷ Cây đa xanh, Phố vắng, Những tiếng nói thầm, Sống chìm,…; Đại tá Nguyễn Thụ Thức tỉnh, Lưới trời lồng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ HỒNG THỦY

AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC

VÀ NGUYỄN ĐÌNH TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ HỒNG THỦY

AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC

VÀ NGUYỄN ĐÌNH TÚ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Hảo

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hồng Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lò ng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Cao Thị Hảo - Trường Đa ̣i học Sư phạm Thái Nguyên về sự hướng dẫn tâ ̣n tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luâ ̣n văn

Em xin trân trọng cảm ơn sự ta ̣o điều kiê ̣n giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư pha ̣m Thái Nguyên để em được thực hiện đề tài luâ ̣n văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiê ̣p đã đô ̣ng viên và nhiê ̣t tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn

Tha ́ i nguyên, tháng 6 năm 2016

Ta ́ c giả luâ ̣n văn

Đoàn Thị Hồng Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Đóng góp của luận văn 12

7 Cấu trúc luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG 12

Chương 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI VÀ CHÂN DUNG BA NHÀ VĂN LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ 13

1.1 Các chặng đường phát triển của mảng văn xuôi viết về đề tài an ninh xã hội 13

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945 13

1.1.2 Giai đoạn từ 1945 - 1975 15

1.1.3 Giai đoạn sau 1975 15

1.2 Khái quát về các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang 17

1.2.1 Tình yêu với nghề 18

1.2.2 Bản lĩnh chính trị vững vàng 19

1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn đặc thù của các nhà văn thuộc ngành công an quân đội khi viết về đề tài an ninh xã hội 22

1.3 Vài nét khái lược về ba nhà văn 25

1.3.1 Nhà văn Lê Tri Kỷ - anh cả của văn học thuộc ngành công an 25

1.3.2 Nhà văn Hữu Ước - nhà văn thế hệ thứ hai của ngành công an 30

1.3.3 Nhà văn Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ xuất sắc của quân đội 34

Trang 6

Chương 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI PHONG PHÚ SINH ĐỘNG, ĐẬM TÍNH THỜI SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN

NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ 39

2.1 Phản ánh những tệ nạn trong xã hội hiện đại 39

2.1.1 Lợi dụng chức quyền tham nhũng tham ô 39

2.1.2 Tệ nạn mại dâm trong đời sống xã hội 42

2.1.3 Tệ nạn ma túy đầu độc giới trẻ 46

2.2 Cảnh báo hiện tượng suy thoái về đời sống tinh thần xã hội 50

2.2.1 Sự suy thoái về đạo đức 50

2.2.2 Sự sa đọa về lối sống 54

2.2.3 Quan hệ thầy trò bị thị trường hóa 59

2.3 Phản ánh hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện đại 63

Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI CỦA LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC, NGUYỄN ĐÌNH TÚ 67

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ba nhà văn 67

3.1.1 Khắc họa nhân vật qua ngoại hình 67

3.1.2 Khắc họa nhân vật qua nội tâm 79

3.2 Giọng điệu nghệ thuật 85

3.2.1 Giọng điệu vui tươi tự hào 86

3.2.2 Giọng điệu triết lý 88

3.2.3 Giọng điệu giận dữ căm hận 90

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 93

3.3.1 Ngôn ngữ đời thường, giản dị 93

3.3.2 Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc 94

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong bất kỳ thời đại nào, dù thời chiến hay thời bình, vấn đề an ninh

xã hội cũng được đặt lên hàng đầu Bởi lẽ một quốc gia, một xã hội có thật sự bình yên và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề an ninh xã hội của quốc gia, dân tộc đó Chính vì vậy vấn đề an ninh xã hội luôn là một đề tài được các nhà văn quan tâm, nhất là trong thời kỳ hiện đại

Hiện nay, chúng ta đã có khá nhiều những cuộc thi, những trại sáng tác văn học, những cuộc vận động sáng tác về vấn đề an ninh xã hội do nhà nước, các cơ quan báo chí (tiêu biểu là Báo Công an nhân dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội) tổ chức, thu hút rất nhiều cây bút chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư Đặc biệt, từ nhiều năm qua, Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ để

tổ chức sáng tác mảng văn học đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký Nhiều tác phẩm văn học về

an ninh trật tự được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật lẫn xã hội Các tác phẩm đã

đề cập tới nhiều vấn đề “nóng” trong đời sống xã hội liên quan đến an ninh trật tự

xã hội như ma túy, mại dâm, chống buôn lậu Song song với đó, các nhà văn đã xây dựng và làm nổi bật hình tượng người chiến sỹ công an nhân dân trên mọi mặt trận, giúp bạn đọc có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những vất vả, hy sinh thầm lặng của lực lượng công an nhân dân Rất nhiều tác phẩm phản ánh sinh động, kịp thời thực tiễn công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phát hiện, lên án các hành vi tiêu cực, tham nhũng và cung cấp cho cơ quan Công an nhiều tin, bài có giá trị phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Nhiều tác phẩm khác cũng đồng thời phát hiện, cổ vũ các nhân tố tích cực, các điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

1.2 Hiện nay, lực lương sáng tác về vấn đề an ninh xã hội trên văn đàn của nước ta tương đối hùng hậu, ngoài những tên tuổi xuất hiện từ lâu trên văn đàn như

Trang 8

Lương Sỹ Cầm ( Dấu chân trinh sát…), Trần Diễn (Bức thư giải oan, Mã số

07…), Triệu Huấn (Sao đen; Cái Tẩu; Bức tử; Khe ngầm bí hiểm; Những mảnh đời tan vỡ …), … đã có thêm khá nhiều cây bút trẻ đầy nội lực như Dili (Câu lạc

bộ số 7…), Võ Bá Cường (Tướng bà…), Nguyễn Xuân Thuỷ (Sát thủ online, Có tiếng người trong gió…), … Và đặc biệt không thể không nhắc đến những nhà văn

xuất thân từ lực lượng vũ trang với ưu thế đặc biệt là được tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với các vấn đề về trật tự, an ninh xã hội Họ là nguồn lực sung sức nhất

chuyên viết về đề tài này Ta có thể kể đến Đại tá-nhà văn Nguyễn Hồng Thái (Đối mặt, Đất nóng, …); Lê Tri Kỷ (Cây đa xanh, Phố vắng, Những tiếng nói

thầm, Sống chìm,…); Đại tá Nguyễn Thụ (Thức tỉnh, Lưới trời lồng lộng, Quả báo); Chu Thanh Hương (Hoa bay, Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn,…); Trung tướng-

nhà văn Hữu Ước (Một con người, Đêm giông, Vòng vây cô đơn, Vòng xoáy,

Vòng đời…); Đại tá - nhà văn Phùng Thiên Tân (Hồ sơ chưa kết thúc, SBC xung trận,…),… Và thời điểm này người ta hay nhắc đến nhà văn Nguyễn Đình Tú,

một cây bút với tuổi văn tuổi đời còn khá trẻ cũng xuất thân trong ngành với hàng

loạt truyện ngắn (Thanh tẩy, Không thể nào khác được,Vũ điệu của thị dân…)

và khá nhiều tiểu thuyết viết về đề tài an ninh xã hội (Phiên bản, Kín, Nháp, Hồ

sơ một tử tù,… )…

1.3 Viết về đề tài an ninh xã hội có rất nhiều nhà văn, nhưng có lẽ các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang là viết hay và thật hơn cả Trong đội ngũ sáng tác thuộc lực lượng vũ trang về đề tài này, có thể nói Lê Tri Kỷ là nhà văn mở đầu và tiền trạm Ông đã đặt nền móng cho những cây bút thuộc thế hệ sau mình trong đó

có Hữu Ước Viết không nhiều nhưng với những tác phẩm đầy chất đời, tình người, truyện ngắn của Hữu Ước xứng đáng là nhà văn tiếp theo thuộc lực lượng vũ trang nối bước Lê Tri Kỷ, giữ ngọn lửa cho những trang văn về đề tài an ninh

xã hội Thế hệ tiếp theo của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, các nhà văn trẻ,

mà một trong những đại diện tiêu biểu nhất là Nguyễn Đình Tú đã tiếp tục giữ vững truyền thống của đàn anh đi trước khi dành sự quan tâm cho đề tài an ninh

Trang 9

nhiều day dứt và chiêm nghiệm hơn Ba nhà văn, ba thế hệ của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, con đường sáng tác nghệ thuật của họ đã phản ánh sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang cũng như sự đa dạng và nhiều sắc màu trong đề tài an ninh xã hội

Tuy có không ít những nghiên cứu về đề tài an ninh xã hội trong sáng tác của ba tác giả này nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống, cụ thể Thêm nữa, truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn trên vẫn chưa dành được sự quan tâm đúng mức Hầu như chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này Chính vì vậy chúng tôi quyết

định chọn đề tài Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước

và Nguyễn Đình Tú để nghiên cứu Hy vọng công trình hoàn thành sẽ khẳng định

những đóng góp của ba nhà văn tiêu biểu này cho văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học viết về đề tài an ninh xã hội nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

Truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú viết về đề tài an ninh

xã hội đã nổi tiếng trên văn đàn cũng như trong lòng độc giả từ lâu Và có không ít

bài viết, bài phê bình, cảm nhận về các tác phẩm của ba nhà văn Các độc giả, các nhà

phê bình tìm đến tác phẩm của họ và tìm thấy ở đó những những mảng hiện thực an ninh xã hội rất đáng quan tâm

2.1 Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Lê Tri Kỷ

Trên trang Tonvinhvanhoadoc.vn, nhà báo Phạm Thị Thái trong Nhà văn

Lê Tri Kỷ: Một cuộc đời sôi động và đa sắc văn chương đã nhận xét về truyện

ngắn Lê Tri Kỷ như sau: “Điều đặc biệt hầu hết truyện ngắn, kể cả những thể loại

khác của Lê Tri Kỷ đều lấy cảm hứng, chất liệu từ ngành Công an và đều xoay quanh mảng đề tài an ninh xã hội.” [43] Theo chị, “đề tài an ninh xã hội trong các tác phẩm của Lê Tri Kỷ thu hút người đọc không phải vì thoả mãn trí tò mò như tên gọi của nó mà vì bài học triết lý nhân sinh sâu sắc toát ra từ mỗi câu chuyện”[43] Có lẽ vì vậy nên khi bàn về truyện ngắn Lê Tri Kỷ, nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng đã rất tinh tế và sâu sắc khi nhận định truyện “rất Công an mà

Trang 10

chẳng có gì là trinh thám”[43] Bài báo đã chỉ ra khá rõ ưu điểm cũng như lợi thế

của tác giả trong khi sáng tác Xuất thân là công an, tác giả đã viết những câu chuyện xoay quanh đề tài an ninh xã hội rất thật mà vẫn đậm chất văn chương

Đây là điều mà không phải nhà văn nào cũng làm được khi viết về đề tài này

Trong bài Nhà văn Lê Tri Kỷ: Đắc địa trong nghiệt ngã trên trang http://antgct.cand.com.vn/, nhà báo Toàn Nguyễn lại có nhận xét như sau: “Từ

một đứa trẻ mồ côi mẹ, Lê Tri Kỷ bước vào đời sống Công an khá sớm rồi suốt đời gắn bó với mảng đề tài Công an như một định mệnh Ông viết văn như một thứ

mệnh lệnh của đời sống và không làm màu với những con chữ của mình.”[48] Bài

viết đã phân tích và chỉ ra rất rõ vai trò người anh cả, người dẫn đường của Lê Tri

Kỷ đối với các lớp nhà văn đi sau trong ngành Nhờ có ông mà các lớp nhà văn đi sau cũng như người đọc đã từng bước gạt mở được những lớp bụi mờ che phủ và tìm ra nét đẹp giản dị chân thực nhất của những người chiến sĩ công an Bởi vậy

ông được đánh giá khá cao: “Lê Tri Kỷ - người tri kỷ cả một đời văn với đề tài người chiến sỹ Công an, tri kỷ với những phận người bị khuất lấp phía sau những chứng lý tưởng như minh bạch Các tác phẩm của ông, bởi vậy, là những hạt vàng lấp lánh và đắc địa, tôn vinh những chiến công lặng lẽ, những chiến công không phải là tấm huân chương mà chính là sự đổi thay đẹp đẽ trong mỗi số phận sau những bi kịch nghiệt ngã nhất của kiếp người.” [48] Ông không phải là người đầu

tiên viết văn của lực lượng công an nhưng lại là người đầu tiên có cái nhìn tương

đối toàn diện về cuộc đời và nghề nghiệp của người chiến sĩ: “Lê Tri Kỷ lại là người đầu tiên viết về người Công an ở những khía cạnh đời thường nhất….Không ngợi ca một chiều, người Công an đã có đời sống, có số phận và để lại những dấu ấn không dễ phai mờ.”[48]

Tiếp đó, Xuân Thiều trong bài viết Lê Tri Kỷ - Nhà văn tiêu biểu nhất của

ngành Công an nhân dân – một bài viết rất ý nghĩa, được đăng tải trên trang web

http://www.tapchicuaviet.com.vn/ thì nhận xét: “Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Nội

vụ và đông đảo bạn đọc đều coi ông là nhà văn tiêu biểu của ngành công an, người có công đầu khai phá và chăm chút xây dựng phong trào sáng tác và là

Trang 11

mảng đề tài mà nhiều năm trước đây ít được quan tâm của giới văn học nếu không nói là bỏ quên…”[48] Đây có thể coi là một trong những bài viết có nhận xét tỉ

mỉ và chính xác nhất về nhà văn Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sưu tầm về cuộc đời sự nghiệp của Lê Tri Kỷ cũng như những nét nội dung đặc sắc trong các

truyện ngắn của nhà văn: “Đọc truyện ngắn Lê Tri Kỷ, người ta nhận ra sự nghiêm túc và sâu sắc của nhà văn Truyện nào ông cũng đặt được vấn đề về nhân sinh về đạo lý con người Truyện ngắn của ông phảng phất lối truyện ngắn cổ điển của Anh, của Pháp , chú ý tới cốt truyện…Truyện chỉ là cái cớ để chuyển tải những ý tưởng đậm đà chất nhân văn, để làm lan toả những ý thơ Đọc ông không

ai tìm thấy dấu vết sự buông thả, sự dễ dãi trong từng câu, từng chữ - một đặc điểm của các cây bút lão thành được đào tạo chặt chẽ ngay từ thời còn học phổ thông.” [48]

Trên VOV Giao thông có bài viết Lê Tri Kỷ - Một đời văn tài hoa và sâu

sắc của tác giả Phan Quế với nhận xét như sau:“Văn Lê Tri Kỷ cho ta nhiều xúc

động về lòng tốt và cái đẹp của con người trước cuộc sống cho dù nhiều tác phẩm ông viết thuộc đề tài Công an nhân dân ” [38] Tác giả bài viết nhớ về nhà văn với rất nhiều ngậm ngùi: “Ông là người mà khi mất đi nhưng kỷ niệm mãi còn và

cứ lớn dần trong lòng người còn sống Mọi người nhớ về nhà văn Lê Tri Kỷ bằng những tình cảm đẹp, những trang văn đẹp ông đã để lại cho đời!”[38]

Ngoài những bài viết này, ta còn có thể kể đến các bài viết Chê vẫn chưa

giận của Hà Hải Hưng, bài viết Ước mong của nhà văn Lê Tri Kỷ của tác giả

Dương Duy Ngữ, cũng đã có nhiều nhận xét xác đáng về tác phẩm, con người của

ngắn của Lê Tri Kỷ của Nguyễn Thị Thu Hằng viết năm 2013 Phạm Thi Thái đã

ca ngợi Lê Tri Kỷ là nhà văn có “vai trò tiền trạm, có công đầu khai thác và chăm

Trang 12

chút xây dựng phong trào sáng tác văn học trong lực lượng công an đồng thời là ngòi bút tâm bút tâm huyết, dành trọn nghiệp bút mấy thập kỷ cho mảng đề tài an ninh xã hội - mảng đề tài mà trước đây ít được quan tâm nếu không muốn nói là

bị bỏ quên trong giới văn học.” [44] Nguyễn Thị Thu Hằng cũng viết: “Lê Tri

Kỷ là người nghệ sĩ hội tụ cả chữ Tâm và Tài Trong những năm tháng cuộc đời mình, ông như con ong cần mẫn mang lại cho đời nhiều mật ngọt Với quá trình lao động quên mình, nghiêm khắc, chăm chút cho từng câu chữ, trăn trở trước những vấn đề phức tạp Lê Tri Kỷ được coi là người tiên phong mở đường cho phong trào sáng tác về đề tài an ninh xã hội - mảng đề tài mà trước đây ít được quan tâm và gặt hái những thành công rực rỡ…”[15]

Nhìn chung, các bài viết của các tác giả trên đã giúp người đọc phần nào hình dung ra chân dung nhà văn cũng như giá trị các tác phẩm văn chương của ông Qua đó cũng khẳng định tác phẩm của Lê Tri Kỷ chủ yếu hướng về đề tài an ninh xã hội, có ý nghĩa thời đại rất lớn Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tác giả riêng, chưa có công trình nào đặt truyện ngắn Lê Tri Kỷ trong cái nhìn hệ thống đối sánh cùng với Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú

2.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước:

Viết về truyện ngắn của Hữu Ước đã có một số bài báo quan tâm Trước

hết, nhà báo Bùi Việt Thắng trong bài viết Men đời trong ly rượu đăng trên báo

Công an nhân dân điện tử đã nhận xét về truyện ngắn Hữu Ước như sau: “Dấu vết nghề nghiệp in rõ trong truyện của Hữu Ước (trong các truyện "Một con người",

"Trước đêm giao thừa", "Thúy", "Đêm giông", "Anh ấy không nổ súng") Nhưng may mắn là, dù có đi sâu vào nghiệp vụ Công an thì tác phẩm vẫn vượt ra được ngoài cái gọi là đề tài, để còn lại cái hạt nhân quan trọng "văn học là nhân học" [46] Đó là những lời nhận xét công tâm và đầy xúc cảm của một “độc giả ruột” rất yêu mến nhà văn Tác giả cũng tinh ý khi phát hiện “chất điện ảnh tiềm tàng”

trong các truyện ngắn của Hữu Ước

Bài nghiên cứu về văn chương Hữu Ước không nhiều nhưng những bài

phỏng vấn về ông lại có số lượng khá đáng kể như: Hữu Ước - người giỏi “đi

Trang 13

là người rất nhiều nước mắt (Tạp chí Đàn ông, Số Tháng 9-2005)… Đó đều là

những bài phỏng vấn gắn liền với sự nghiệp làm báo cũng như cuộc đời nhà văn

Trong bài phỏng vấn của Nhà văn Hữu Ước : Chật chội dưới trời xanh… (Báo

Công an nhân dân online), nhà báo L.T.T.B lại đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời và con người Hữu Ước: “Hữu Ước sở hữu một cuộc đời như một cuốn tiểu thuyết lịch sử nhiều chương Chương nào cũng kịch tính bởi những biến động Số phận

bé nhỏ của ông nằm trong dòng chảy thời cuộc ấy, và ông là một trong những số phận điển hình ít nhiều có hàm chứa, ghi dấu những kịch tính của giai đoạn lịch

sử Tôi nói vậy không ngoa, bởi những ai đã từng sống, chiến đấu, làm việc và

có thời gian trải nghiệm cùng ông trong cuộc đời, dù dài, hay vừa, nhiều hay ít thì cũng đủ để biết về đời ông.” [2] Cuộc đời ông lắm đắng cay nhưng chính

những đắng cay ấy lại là điều không thể thiếu để tôi luyện thành một Hữu Ước

như bây giờ: “Hữu Ước là vậy, tận cùng của đau khổ, tận cùng của mất mát, thì ông lại bật dậy mạnh mẽ như cây xương rồng đơn độc trên sa mạc cát, tự chắt lọc những giọt sương thanh khiết để lau vết thương, để gói ghém nỗi đau để gượng đứng lên, tiếp tục sống và chiến đấu Có lẽ hai từ Chiến đấu luôn thường trực trong cõi phận của ông, và mệnh người anh hùng như ông thì gian nan là món nợ tiền kiếp phải trả trong cõi phận ấy.” [2]

Quả thật những bài nghiên cứu về truyện ngắn của Hữu Ước nói chung và những truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ông nói riêng vẫn còn quá ít Tuy nhiên dù ít ỏi chúng cũng đã phần nào khắc họa được chân dung cuộc đời của nhà văn-nguồn tư liệu bất tận cho chính các tác phẩm của ông

2.3 Những nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Đình Tú

Những năm gần đây, Nguyễn Đình Tú là cái tên nổi đình nổi đám trên văn đàn, đặc biệt là với thể loại tiểu thuyết Thế nhưng truyện ngắn mới là bước chân đầu tiên của ông vào nghiệp làm văn Nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Đình

Tú có thể kể đến bài viết Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 631, bài viết Nguyễn Đình

Tú - nhà văn hai trong một của Bùi Việt Thắng đăng trên Báo Văn nghệ trẻ năm

Trang 14

Tâm đăng trên Báo Văn nghệ quân đội số 661 - sau này được mở rộng ra hơn với

luận văn Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến

Thụy, Nguyễn Đình Tú)

Trong Nguyễn Đình Tú - nhà văn hai trong một đăng trên trang

http://www.phongdiep.net/, Bùi Việt Thắng đã rất tinh tế khi nhận xét về quãng

đường viết truyện ngắn của anh: “Khi bắt đầu khởi nghiệp văn bằng truyện ngắn

có vẻ như Nguyễn Đình Tú viết rất nắn nót, cẩn thận và có cái gì đó đượm vẻ thơ ngây Nhưng rồi Nguyễn Đình Tú chuyển hướng viết rất nhanh khi anh bập vào đời sống thị thành - nơi đó khó mà tìm thấy những nỗi buồn trong suốt nữa Còn rất trẻ nhưng văn Nguyễn Đình Tú đã già như một người từng trải, thạo nghề, rất chỉn chu từ ý tưởng, cốt truyện đến cung cách nói năng, hành động của nhân vật,

ở anh rất khó bắt bẻ, không thấy sự chông chênh, không thấy độ rung quá nhịp của một trái tim hồi hộp, phấp phỏng Cái gì cũng đến độ vừa đủ là dừng”[45]

Nguyễn Đình Tú khởi nghiệp bằng truyện ngắn, vì thế không ngạc nhiên khi ở thời kỳ này văn phong của anh vẫn còn non nớt tươi trẻ Tuy nhiên, không vì thế mà truyện ngắn của nhà văn kém chất lượng Nguyễn Đình Tú đã rất khéo léo

khi xây dựng cốt truyện cũng như nhân vật, thổi “lửa” vào từng câu chữ, từng số

phận và nhìn họ bằng con mắt của người trải đời

Trong Bốn lời bình về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú đăng trên trang

http://giaitri.vnexpress.net/, Đoàn Minh Tâm đã nêu ra ba lời bình về truyện

ngắn Nguyễn Đình Tú của các nhà văn có tiếng trong làng viết và một lời bình của chính mình Trước tiên, tác giả lấy các lời bình của người đi trước để giới

thiệu với độc giả: “Trong một số lượng tương đối nhiều bài viết nằm rải rác trên một số báo và tạp chí về cây bút trẻ thuộc thế hệ thứ 4 nhà văn quân đội này, tôi

đã bắt gặp ba lời bình thật đắt về truyện ngắn của anh: Lời bình của nhà văn Chu Lai, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng và nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú.”[40]

Trong bài viết, trước tiên tác giả bàn về lời bình của nhà văn nổi tiếng Chu

Trang 15

hiệu trước nhất là ở biên độ rộng của đề tài Các mảng đề tài thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú là chiến tranh và người lính (các truyện Cánh rừng không yên ả, Đất quê cha, Câu chuyện ngày chủ nhật, Võ công binh nhì…), đạo và đời (Bên ấy là cuộc đời, Bên bờ hư ảo…), bản năng và lương tri (Nỗi đau biểu tượng, Ở xứ vô loài…) Cấu trúc truyện trong truyện với nhiều mảng đời, cảnh đời phối hợp, xen lẫn nhau là dấu hiệu thứ hai về xu thế tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú Nhà văn trẻ này rất hay triển khai truyện ngắn theo mô hình xương cá Nghĩa là từng câu chuyện nhỏ đảm đương vai trò các nhánh, được sắp xếp, bám dựa vào một tư tưởng chính đóng vai trò trục xương sống một cách khéo léo sao cho mỗi câu chuyện vừa có tính độc lập tương đối, vừa phụ thuộc lẫn nhau nhằm phục vụ cho việc diễn đạt tư tưởng đó một cách thuyết phục nhất.”

[40] Cũng theo Đoàn Minh Tâm cơ sở quan trọng để mọi người đồng tình với

quan điểm của nhà văn Chu Lai về truyện ngắn Nguyễn Đình Tú là: “…phương diện nhân vật Truyện ngắn là một lát cắt về cuộc sống, ở đó nhân vật thường chỉ hiện hữu tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời dài dằng dặc của mình Tuy nhiên, các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú lại hơi khác một chút Họ hiện ra không chỉ ở một mà là ở nhiều những thời điểm quan trọng của cuộc đời… Chính đặc điểm này đã tạo cho người đọc một “tạo giác” rằng nhân vật truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có độ sâu, độ trường từa tựa một nhân vật tiểu thuyết…”[39] Nhà văn Chu Lai đánh giá cao truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú

khi cho rằng dù là về cấu trúc hay phương diện nhân vật đều mang chất tiểu thuyết Điều này khiến cho các truyện ngắn trên có chiều sâu về tư tưởng và đề tài

Trái ngược với nhà văn Chu Lai, nhà phê bình Nguyễn Thanh Tú lại cho

rằng truyện ngắn có hơi hướng tiểu thuyết chưa hẳn đã là tốt: “Nhân vật chức năng khi được nhà văn khoác thêm cho tấm áo tư tưởng quá rộng (bằng chứng là nhiều khi nhân vật “phát ngôn” những điều to tát hay có những hành động vượt quá thân phận, địa vị, vượt quá giới hạn “chức năng” làm cho nhân vật như bơi trong tấm áo tư tưởng ấy…”[39] Quả như vậy, truyện ngắn có tầm tư tưởng quá

Trang 16

Ngược với hai ý kiến trên, nhà phê bình Bùi Việt Thắng lại hướng đến vấn

đề bút pháp Anh nhận xét: "Truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có cái gì thẳng băng gọn ghẽ quá." [39] Đoàn Minh Tâm cho rằng điều này xuất phát từ chất Luật và Lính trong cuộc đời của nhà văn (nhà văn học Luật và từng làm trong

Viện kiểm sát quân sự) Nhưng điều này lại làm cho truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú có cái đặc trưng của ngành nghề mà lại chưa có sự khác biệt với truyện ngắn của các nhà văn quân đội trẻ khác

Sau khi luận bàn về ba lời nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú

thì Đoàn Minh Tâm nêu ra chính ý kiến của mình như sau: “Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ, hơn nữa anh lại là nhà văn quân đội Việc khảo sát các truyện ngắn Nguyễn Đình Tú viết về đề tài này, xét về mặt đồng đại sẽ giúp chúng ta có thêm một cái nhìn về bút lực của anh; xét về mặt lịch đại sẽ giúp chúng ta thấy được phần nào những biến đổi, vận động của dòng văn học viết về người lính và chiến tranh cách mạng… Nhìn chung, về cơ bản nhân vật người lính thời chiến dưới ngòi bút Nguyễn Đình Tú không khác mấy so với nhân vật người lính của các nhà văn quân đội đi trước Nghĩa là mỗi người lính là một tấm gương sáng ngời về những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ: anh dũng, mưu trí, kiên trung…”[40]

Như vậy, những nhận xét, bình luận nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú vẫn còn quá ít Hơn nữa những bài viết chủ yếu vẫn chỉ xoay quanh truyện ngắn viết về đề tài người lính và thành thị của nhà văn, chứ không hề đề cập đến một mảng nổi cộm, đó là truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội trong các sáng tác của Nguyễn Đình Tú

Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đề tài an ninh

xã hội trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đã có nhưng chỉ xuất hiện riêng lẻ theo từng tác giả chứ chưa được nghiên cứu một cách hệ

thống Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê

Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú với mong muốn góp phần vào việc nghiên

Trang 17

những bài phỏng vấn, những bài nghiên cứu đi trước sẽ giúp ích rất lớn cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu, nghiên cứu Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước và Nguyễn Đình Tú trên một số

bình diện chủ yếu như phản ánh hiện thực đời sống phong phú, đậm tính thời sự

và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu toàn bộ truyện ngắn viết về vấn đề an ninh xã hội của

Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú; cụ thể gồm các tập truyện ngắn sau: Cây

đa xanh (1961), Phố vắng (1965 ), Một người không nổi tiếng (1970), Những tiếng nói thầm (1978), Không thiện không ác (1988), Cuộc tình thế kỷ (1994), Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ (1995) (Lê Tri Kỷ); Vòng vây cô đơn (1995), Đêm giông (1995), Một con người (2000), Người đàn bà uống rượu (2013) (Hữu

Ước); Bên bờ những dòng chảy (2001), Không thể nào khác được (2002), Nỗi

ám ảnh khôn nguôi (2003), Chuyện lính (2005), Vũ điệu của thị dân (2005), Đoản khúc mùa thu (2006), Những bước nhảy trong đêm (2008); Thanh tẩy

(2013) (Nguyễn Đình Tú)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu về hiện thực đời sống phong phú, đa dạng trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình

Tú và tìm hiểu những nét nổi bật về nghệ thuật thể hiện trong các truyện ngắn này

Ngoài ra, luận văn còn cung cấp cái nhìn khái quát về đóng góp của truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật đồng thời khẳng định vị thế của truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về đề tài

an ninh xã hội nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung

Trang 18

5 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê hệ thống, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh đồng đại-lịch đại và một số thao tác thi pháp học

6 Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu đề tài an ninh xã hội trong truyện ngắn của ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú; chúng tôi mong muốn bước đầu sẽ có một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về các sáng tác này Từ đó chỉ ra đóng góp của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú cũng như vị trí của ba nhà văn trong dòng văn học về đề tài an ninh xã hội hiện nay

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát văn học viết về đề tài an ninh xã hội và chân dung ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú

Chương 2: Hiện thực đời sống xã hội phong phú sinh động, đậm tính thời

sự trong truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú

Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn viết về

đề tài an ninh xã hội của ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT VỀ ĐỀ TÀI AN NINH XÃ HỘI

VÀ CHÂN DUNG BA NHÀ VĂN LÊ TRI KỶ, HỮU ƯỚC,

NGUYỄN ĐÌNH TÚ 1.1 Các chặng đường phát triển của mảng văn xuôi viết về đề tài an ninh xã hội

Văn học về đề tài an ninh xã hội đã bắt đầu manh nha ngay từ thời kỳ đầu xuất hiện chữ Quốc ngữ và với tình hình xã hội biến đổi liên tục của Việt Nam thì việc nó quan tâm và được phát triển là điều tất yếu, không cần phải bàn cãi Văn học về đề tài an ninh xã hội là dòng văn học chuyên viết về những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự, bình an của xã hội Nó phản ánh những vấn

đề có tính thời sự, các tệ nạn trong xã hội đương thời có ảnh hưởng đến an ninh và trật tự an toàn xã hội Chính vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn trong cuộc chiến bảo vệ

Tổ quốc và giữ gìn bình yên cho cuộc sống Tác phẩm văn học về đề tài an ninh

xã hội trong văn học Việt Nam hiện đại xuất hiện từ bao giờ đến nay vẫn chưa

thấy có tài liệu nào nói rõ Tuy nhiên nếu như ta tính từ thời điểm tác phẩm Thầy

Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản ra đời (1887) làm mốc thời gian bắt đầu

của truyện ngắn Việt Nam hiện đại thì ta có thể xem xét sự phát triển của văn học

về đề tài an ninh xã hội qua các giai đoạn sau: trước 1945, giai đoạn 1945-1975 và

giai đoạn sau 1975

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945

Văn học viết về đề tài an ninh xã hội ở Việt Nam xuất hiện trước tiên dưới hình thức của các tác phẩm trinh thám Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, những năm 1920-1930, văn học trinh thám – một dòng văn học vốn rất được ưa chuộng ở châu Âu mới bắt đầu được độc giả Việt Nam quan tâm và biết đến Văn học trinh thám xuất hiện trước tiên thông qua các tác phẩm nổi tiếng của Conan Doyle, Edgar Allan Poe, Gaston Leroux, được dịch ra tiếng Việt Hầu hết các tác phẩm dịch này đều được công chúng nhiệt liệt chào đón và bán rất chạy ở các đô thị Các nhà văn cũng bắt đầu quan tâm hơn tới những mảng sáng tác này và từ đó

Trang 20

tiểu thuyết trinh thám bắt đầu ra đời, khởi đầu với tiểu thuyết Mảnh trăng thu của Bửu Đình xuất bản năm 1930 Mảnh trăng thu đã xuất hiện yếu tố trinh thám với

vụ án giết người, điều tra thủ phạm, dù rằng thời bấy giờ người ta vẫn xếp nó vào dạng tiểu thuyết ái tình Ngay sau đó hàng loạt những tác phẩm trinh thám ra đời

Cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam là Vết tay trên trần

của nhà văn Phạm Cao Củng xuất bản năm 1936 Nhà văn sau này cũng đã trở thành tác gia trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam với khoảng hơn 20 tiểu

thuyết và truyện ngắn mang màu sắc trinh thám, như: Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát (1945) Ngoài ra còn có một số tác

giả khác như Bùi Huy Phồn với Gan dạ đàn bà (1942); Mối thù truyền kiếp (1942); Tờ di chúc (1943)… hay Thế Lữ với Lê Phong phóng viên (1937), Lê

Phong và Mai Hương, Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940)

Tuy nhiên lúc bấy giờ ngoài Phạm Cao Củng được đánh giá là tác giả trinh thám thì các tác giả khác vẫn chưa được xếp vào đúng vị trí của nó Nếu đọc cuốn

Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan ta sẽ thấy rất rõ sự thật này Ông chỉ xếp duy

nhất Phạm Cao Củng vào mục tiểu thuyết trinh thám, còn Bùi Huy Phồn nằm ở phần tiểu thuyết hoạt kê, Thế Lữ thì xếp vào thi gia Các tác phẩm này đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhà văn trinh thám nổi tiếng của phương Tây, tiêu biểu

như Arthur Conan Doyle (Sherlock Homles), Edga Allan Poe (Vụ giết người ở

phố Morgue, Bí mật của Marie Roger, Bức thư bị đánh cắp) hay Agatha Christie

(Thảm kịch bí ẩn ở Styles, Vụ giết người trên sân gôn, Bộ tứ, Bí mật chuyến tàu

xanh, Bí mật trong chiếc vali, Chết như chơi, Ngòi bút tẩm độc, …) Cụ thể,

Phạm Cao Củng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Conan Doyle, còn Thế Lữ lại học hỏi Edgar Poe nhiều hơn Như các tiểu thuyết trinh thám phương Tây, Phạm Cao Củng và Thế Lữ đã xây dựng tác phẩm của mình theo kết cấu kiểu series nhiều truyện với một nhân vật xuyên suốt Nhân vật thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng hay phóng viên Lê Phong của Thế Lữ là nhân vật chính của nhiều truyện

Trang 21

giống như nhân vật Dupin của Edgar Poe, thám tử Homles của Conan Doyle và thám tử Hercule Poirot, Bà Marple, Chánh thanh tra Battle của Agatha Christie

Có thể thấy giai đoạn từ cuối thập niên 1930 đến trước 1945 là giai đoạn mà văn học trinh thám Việt Nam tuy mới bắt đầu hình thành nhưng cũng đã xuất hiện nhiều thành tựu Trước năm 1975, đây cũng được xem như là thời kỳ văn học trinh thám Việt Nam hưng thịnh nhất

1.1.2 Giai đoạn từ 1945 - 1975

Sau năm 1945, dòng văn học trinh thám nói riêng và văn học về đề tài an ninh xã hội nói chung không có nhiều thành tựu Ở miền Bắc, dòng văn học này không còn cơ hội phát triển do sự trưởng thành và nở rộ mạnh mẽ của dòng văn học cách mạng Các nhà văn và độc giả quan tâm hơn đến cuộc kháng chiến giành độc lập thần thánh của dân tộc Chỉ duy nhất dòng văn học tình báo - phản gián là còn cơ hội tiếp tục tồn tại Các tác phẩm này có cơ hội phát triển đến tận sau 1975, khi mà chiến tranh đã kết thúc Tiêu biểu nhất theo xu hướng này có thể kể đến

các tiểu thuyết sau: X30 phá lưới (Đặng Thanh), Ông cố vấn (Hữu Mai), Ván bài

lật ngửa (Nguyễn Trương Thiên Lý)… Tất cả những tác phẩm này đều được xây

dựng trên nguyên tắc người thật việc thật và đã hoàn toàn thoát ly được kiểu kết cấu được xây dựng ăn theo phong cách series dài tập của trinh thám phương Tây trong sáng tác của các tác giả Nam Kỳ những năm 30 – 40

Riêng ở miền Nam, giai đoạn 1945-1975 đã có hướng đi và sự phát triển riêng Sau năm 1954, ở miền Nam vì vẫn tồn tại tầng lớp người đọc thị dân ở một

số đô thị lớn (tầng lớp này có yêu cầu về chất lượng cuộc sống cao, trong đó không thể thiếu giải trí) nên văn học trinh thám có cơ hội tồn tại dù hầu như không phát triển và xuất hiện rất ít, chủ yếu vẫn là các tác phẩm nước ngoài được dịch sang tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc

1.1.3 Giai đoạn sau 1975

Sau năm 1975, văn học Việt Nam về đề tài an ninh xã hội đã có nhiều cơ hội và không gian hơn để phát triển Tuy nhiên, để văn học có thể thoát ly hoàn toàn khỏi đề tài chính trị, chiến tranh và hậu chiến tranh; để những tác giả trước

Trang 22

kia chỉ có thể viết về đề tài trinh thám - tình báo có thể chuyển sang sáng tác về các vấn đề xã hội an ninh khác thì phải đợi đến tận khi đất nước bước vào sự đổi mới toàn diện, tức là từ năm 1986 Việc bãi bỏ chế độ bao cấp, xây dựng nền kinh

tế thị trường tự do đã giúp xã hội có nhiều thay đổi căn bản, không những về đời sống mà cả nhận thức Nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội mới, cả tích cực lẫn tiêu cực Lúc này, các nhà văn cũng được khuyến khích tìm tòi sáng tạo thật mạnh bạo trên những phương diện mới Hiện thực đời sống bấy giờ không phải chỉ gói gọn trong hiện thực chính trị xã hội mà mở rộng ra cả những vấn đề của đời sống nhân sinh thế sự Đây chính là cơ sở cho việc mở rộng đề tài trong văn học nói chung, cũng như việc mở rộng biên độ của đề tài an ninh xã hội trong truyện ngắn nói riêng Đây là hệ quả tất nhiên, bởi lẽ các nhà văn là người nhạy cảm hơn ai hết đối với sự biến động của cuộc sống, và trong tất cả các thể loại văn học thì truyện ngắn là thể loại dễ biến đổi nhất

Cơ chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đạo đức nhân cách ngày một suy đồi; vì đồng tiền người ta có thể làm nhiều việc sai trái, thậm chí bất chấp cả pháp luật và đạo đức Nhà văn phải là người tiên phong chỉ ra những góc tối này, từ đó giúp con người tỉnh ngộ, hướng thiện, phục thiện, căm ghét, tránh xa và bài trừ cái ác Chính vì vậy nên có lẽ hiện nay đề tài

an ninh xã hội là một trong những đề tài được quan tâm nhiều của các nhà văn Mỗi năm có hàng chục thậm chí hàng trăm tác phẩm về đề tài an ninh xã hội ra đời Thậm chí các tổ chức xã hội còn tổ chức nhiều cuộc thi để khuyển khích văn

nghệ sĩ viết về đề tài này Tiêu biểu nhất là cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình

yên cuộc sống” do Bộ công an - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức Nhiều

tác phẩm có giá trị đã ra đời từ cuộc thi này như Phiên bản (Nguyễn Đình Tú),

Sát thủ online (Nguyễn Xuân Thủy), Kẻ ám sát cánh đồng (Nguyễn Quang

Thiều), Hoa bay (Chu Thanh Hương), Chạy án (Như Phong)…

Lực lượng sáng tác về đề tài an ninh xã hội vô cùng hùng hậu, từ những nhà

văn “cây đa, cây đề”, những lão tướng đã có tên tuổi trên văn đàn từ trước như

Ma Văn Kháng, Hồ Phương… đến những ngòi bút trẻ tuy còn thiếu kinh nghiệm

Trang 23

nhưng đầy nội lực sáng tạo như Nguyễn Xuân Thủy, Chu Thanh Hương, Dili, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế Hùng… Mới đây, nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập Lực lượng CAND, Bộ Công an đã tôn vinh 18 nhà văn có nhiều

đóng góp cho văn học về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”

Đó là các nhà văn: Triệu Huấn, Nguyên Hùng, Lê Tri Kỷ, Hữu Mai, Đặng Thanh, Lương Sỹ Cầm, Trần Diễn, Xuân Đức, Mai Thanh Hải, Nguyễn Thị Ngọc Hải,

Ma Văn Kháng, Văn Phan, Hồ Phương, Hữu Ước, Ngôn Vĩnh, Phùng Thiên Tân, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trần Thiết

Nhìn chung đội ngũ sáng tác về đề tài an ninh xã hội không thể không kể đến những nhà văn sáng tác xuất thân từ lực lượng vũ trang công an, quân đội với đặc điểm nghề nghiệp là thường xuyên cũng như tiên phong trong việc tiếp xúc đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trong xã hội Họ là những cây bút có tư liệu dồi dào nhất, xông xáo nhất và cho ra đời nhiều tác phẩm chân thực nhất về

đề tài này

1.2 Khái quát về các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang

Trong suốt 70 năm qua, các nhà văn xuất thân từ lực lượng vũ trang (Công

an nhân dân và Quân đội nhân dân), là một đội ngũ sáng tác vô cùng hùng hậu, không chỉ về đề tài an ninh xã hội mà còn nhiều đề tài khác nữa Đặc biệt, trong hai cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều nhà văn nhà thơ áo lính tài hoa như: Chu Lai, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đức Mậu, Sương Nguyệt Minh… Hiện nay đội ngũ sáng tác trẻ là các nhà văn Quân đội cũng khá hùng hậu, với các tên tuổi như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Phạm Duy Nghĩa… Công an nhân dân Việt Nam tuy có số lượng nhà văn và thành tích sáng tác chưa rực rỡ bằng quân đội, nhưng người ta cũng khó mà bỏ qua những tên tuổi như: Lê Tri Kỷ, Lương Sĩ Cầm, Hữu Ước, Phùng Thiên Tân, Trần Diễn, Khổng Minh Dụ, Đinh Quang Tốn, Hoàng Huệ Thụy, Ngôn Vĩnh, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Quang Thiều… Và một số tên tuổi mới như Bùi Anh Tấn,

Trang 24

viết về rất nhiều đề tài, tuy nhiên nếu nói đến “đặc sản” của các nhà văn xuất thân

từ ngành nghề lực lượng vũ trang thì chắc chắn phải là các sáng tác về đề tài an ninh

xã hội

1.2.1 Tình yêu với nghề

Nghề công an, bộ đội là một trong những nghề thường xuyên đối đầu trực tiếp với hiểm nguy Dù là thời chiến hay thời bình thì bất cứ lúc nào họ cũng có

thể vì nhiệm vụ mà hy sinh tính mạng: “Đất nước đã hòa bình, Người chiến sĩ an

ninh vẫn còn ra trận” (Bước tiếp khúc quân hành - Hoàng Phi) Đại tá Nguyễn

Ích Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Nam Định trong

bài báo Nghề truy nã tội phạm đăng trên báo Nhân Dân điện tử đã trải lòng về

cái nghề của mình như sau: “Nghề gói gọn trong ba chữ: khô, khó và khổ” Còn

nỗi khổ của người lính, thì có lẽ càng chẳng cần phải nói nhiều, suốt hai cuộc chiến tranh, các tác phẩm của Quang Dũng, Chính Hữu, Hữu Loan, Thanh Thảo

có lẽ đã cất tiếng giùm họ về những đau khổ và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần Thế nhưng nét cao đẹp nhất ở những người chiến sĩ lực lượng vũ trang lại

nằm ở phẩm chất tinh thần của họ: “Vì nước quên thân vì dân phục vụ, Luôn răn mình giữ trọn chữ tâm, Lòng trong sáng thủy chung vì nghĩa lớn, Một đời trọn đạo

với nhân dân” (Vì nghĩa lớn-Nguyễn Văn Dinh)

Xuất thân từ lực lượng vũ trang, không khó hiểu khi các văn nghệ sĩ đã đang và từng mặc trên mình màu áo xanh cũng giữ cho mình được những phẩm chất tốt đẹp truyền thống Các tác phẩm viết về công an quân đội của họ rất thật,

và cũng rất đặc sắc Trong Một chiều mưa xưa, Phùng Thiên Tân đã khắc họa

được sự hy sinh vĩ đại của một người chiến sĩ công an, khi anh đã gần như dành cả cuộc đời để gắn bó và che chở cho vợ con của một tên phản cách mạng Hay nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã miêu tả rất thành công sự trăn trở thương xót và quyết

tâm minh oan cho chị osin của người Công an trong Cuộc truy đuổi nghiệt ngã,

Bức ảnh bị đánh cắp … Đọc các truyện ngắn về người chiến sĩ của các tác giả

khác như Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú… ta cũng dễ dàng thấy được điều này Không yêu nghề thì không thể nào viết được như thế Chỉ có những

Trang 25

tim đầy thương yêu bao dung với những kẻ từng sa cơ lạc lối, vẫn giữ được niềm tin vào những điều tốt đẹp sau khi ngày ngày tiếp xúc, mắt thấy tai nghe bao điều xấu xa

Tình yêu nghề của các nhà văn còn được thể hiện qua sự kiên trinh, gắn bó với nghề của họ Nhà văn Lê Tri Kỷ đã từng đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trước khi chuyển sang ngành công an và khi đã bước vào nghề ông đã gắn bó với

nó tới tận lúc mất Nhà văn Hữu Ước dù phải chịu án oan nhiều năm nhưng khi có

cơ hội làm lại ông vẫn chọn gắn bó với nghề và là Tổng biên tập của Báo Công an Nhân dân đã nhiều năm nay Nhà văn Khuất Quang Thụy sau khi giải ngũ, đã đi học ở trường viết văn Nguyễn Du nhưng cuối cùng vẫn chọn quay lại làm việc ở Tạp chí Văn nghệ quân Đội Nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội nhưng cuối cùng lại chọn khoác lên mình màu xanh áo lính…

Kể từ khi thành lập đến nay, đã hơn 70 năm trôi qua, từ hai cái nôi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam, đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ, nhà phê bình lý luận văn học ra đời Tuy cũng có người đã rời đi nhưng rất nhiều người đã chọn ở lại, gắn bó với bộ quân phục và cảnh phục của mình, để rồi từ đó tiếp tục đóng góp nhiều và nhiều hơn nữa cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà

1.2.2 Bản lĩnh chính trị vững vàng

Bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng của cán bộ, chiến sĩ quân đội công

an là thước đo phẩm chất chính trị, giá trị nhân cách của Bộ đội Cụ Hồ và Công

an Nhân dân Theo Thiếu tướng, PGS TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện

Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng trong bài viết “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững

mạnh về chính trị” đăng trên Báo Quân đội nhân dân online thì một người cán

bộ chiến sĩ phải có bản lĩnh chính trị với các thuộc tính bền vững sau đây: “Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Bản

Trang 26

sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH); suốt đời tận trung với nước, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trong mọi tình huống; là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên, liên tục; là sự tự ý thức rõ về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH và hạnh phúc của nhân dân.” [12]

Lý luận và thực tiễn hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam ta đã chứng minh: Bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an quân đội trải qua bao rèn luyện, thử thách đã ngày một ổn định, bền vững và sâu sắc Đó là sự thể hiện sinh động nhất, sâu sắc nhất những lời thề danh dự (10 lời thề với quân nhân, 5 lời thề đối với công an) và các điều kỷ luật (12 điều với quân đội, 10 điều với công an) của lực lượng vũ trang Việt Nam

Trưởng thành và phát triển trong cái nôi của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, các văn nghệ sĩ dù khoác trên mình bộ quân phục hay cảnh phục thì cũng đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng rèn luyện bản lĩnh chính trị của mình thật vững vàng Từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những người chiến

sĩ lực lượng vũ trang đã bộc lộ bản lĩnh chính trị vững vàng như thép, không thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Khi rơi vào cảnh tù tội, dù ngày ngày chịu tra tân cả về tinh thần lẫn thể xác họ vẫn giữ tấm lòng kiên định trước sau như một, vẫn giữ hồn văn chương; chưa từng từ bỏ lý tưởng, niềm đam mê viết lách dù một ngày nào Hỏa Lò, Côn Đảo… nhà tù thực dân đế quốc dù có khắc nghiệt đến thế nào cũng không thể quật ngã được họ Nhà văn trung tướng quân đội Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)- con người đầy khí phách, bị kết án 15 năm tù nhưng không hề nản chí, sau khi vượt ngục vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng Những trang hồi ký của ông về những tháng ngày tù tội đã cho ta cái nhìn rõ hơn về khí phách bản lĩnh chính trị vững vàng trong những ngày tù tội Những nhà thơ nhà văn viết ở mọi nơi, bằng mọi phương tiện họ tìm thấy trong tù, từ mẩu than, viên phấn Có những

Trang 27

Thời chiến đã thế, thời bình thì sao? Dù thời bình hay thời chiến thì những nhà văn nhà thơ xuất thân từ lực lượng vũ trang vẫn phải cố gắng rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng Bởi lẽ so với thời chiến thì thời bình càng có nhiều cám

dỗ khiến con người ta lầm đường lạc lối Thông tin trên báo đài nhắc tới không ít những vị quan chức trong ngành quân đội công an lầm đường lạc lối Là nhà văn công an, nhà văn quân đội, các tác giả hiểu hơn ai hết trách nhiệm của mình dung ngòi bút làm vũ khí phanh phui những tiêu cực, bại hoại đạo đức trong xã hội, từ

đó giúp xã hội và đất nước trở nên tốt đẹp hơn Nhà văn Tôn Ái Nhân nói về nhiệm vụ thiêng liêng của nhà văn như sau: “Nhà văn tạo ra được cái còng và nhà

tù vô hình để gột rửa và xiềng xích cái xấu, cái ác ngay trong tâm hồn bằng chính

ma lực văn chương của mình…”[42] Cho nên không khó hiểu khi các tác phẩm

của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang rất ưu ái đề tài an ninh xã hội Lê Tri

Kỷ, Hữu Ước, Phùng Thiên Tân, Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú… đều là những cây bút tài năng đã có nhiều tác phẩm hay viết về đề tài này Tác giả Văn Phan đã

tuyên bố: “Viết về đề tài bảo vệ an ninh trật tự với tôi luôn có sức hấp dẫn, vì trong cuộc sống và chiến đấu của người chiến sĩ công an có đầy những hoàn cảnh

éo le, những kịch tính trong môi trường xã hội luôn biến động, cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác làm cho những tính cách, những suy nghĩ sâu sắc thường bộc lộ rõ nét”[42] Nhưng để làm được điều đó, việc trước tiên là họ cần phải là

một tấm gương sáng về đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng

Các nhà văn trong lực lượng vũ trang đều là những người sâu sắc, ngay thẳng, có lối sống trong sạch Dù là đồng nghiệp hay gia đình đều dành những lời tốt đẹp cho nhân cách của họ Không thiếu những bài báo ca ngợi sự tận tụy, hết lòng vì công việc, quan tâm dìu dắt đàn em của cố nhà văn Lê Tri Kỷ Còn Hữu Ước, với tư cách Tổng biên tập của hai tờ báo lớn và giờ là Tổng biên tập kênh truyền hình An ninh TV, lúc nào ông cũng được các đồng nghiệp kính trọng ngợi khen vì sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp, quan tâm tới các đồng nghiệp của mình Hữu Ước còn được tin tưởng bầu vào Ban chấp hành của Chi hội nhà văn Quân đội cũng như Hội Nhà văn Việt Nam nhiều năm liền Còn Nguyễn Đình Tú,

Trang 28

nhà văn trẻ lao mình vào nhiều vấn đề gai góc, đôi khi gây sốc nhưng anh đã chứng tỏ mình là một người khiêm tốn Các tác phẩm của anh lúc nào cũng đầy phục thiện, hướng về cái đẹp, cảm thông với nỗi đau của những phận đời lầm lỗi

Với bản lĩnh chính trị vững vàng, các nhà văn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã chứng minh được nhân cách và tài hoa của mình qua lối sống cũng như các tác phẩm Chắc chắn họ sẽ đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị hơn nữa, đặc biệt là các tác phẩm về đề tài an ninh xã hội

1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn đặc thù của các nhà văn thuộc ngành công

an, quân đội khi viết về đề tài an ninh xã hội

Những tưởng khi viết về đề tài an ninh xã hội, với đặc thù nghề nghiệp của mình, các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sẽ hoàn toàn thuận lợi khi sáng tác Nhưng thực tế không phải vậy Với đặc thù nghề nghiệp, khi viết về đề tài an ninh xã hội họ đã gặp những thuận lợi và cả không ít khó khăn

Trước tiên nói về mặt thuận lợi khi sáng tác về đề tài an ninh xã hội Như trên đã nói, với đặc thù nghề nghiệp của mình, là những người đầu tiên và thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề an ninh xã hội, các mặt tiêu cực của xã hội, các vụ

án lớn, biết được những chuyện mà những nhà văn ngoài ngành khó biết được cũng như thấu hiểu tâm lý các chiến sĩ cũng như tội phạm hơn bất cứ ai, các nhà văn lực lượng vũ trang có đầy đủ tư liệu cũng như nguồn cảm hứng dồi dào để viết

về đề tài này Các tác phẩm của họ đều có nguyên mẫu từ người thật việc thật nên

có tính thời sự cao, gây được sự chú ý lớn của xã hội (trừ những trường hợp do yêu cầu bảo mật nên không thể công khai) Hiếm có nhà văn nào có thể viết chuẩn, viết chính xác như họ về các vấn đề an ninh nóng hổi, cũng như đào bới sâu vào tâm lý suy nghĩ của các chiến sĩ hay những kẻ tội phạm và những mảnh đời bất hạnh như họ Trong quá trình công tác của mình, họ tiếp xúc với đủ loại người, đủ mảnh đời, kể cả những trường hợp đặc biệt nhất mà ngoài xã hội ít khi chúng ta gặp Cũng do đặc thù nghề nghiệp, khi viết về quá trình phá án, cũng chỉ

có họ mới có thể đào sâu vào các ngóc ngách của nghề Những tác phẩm người

thật việc thật nổi tiếng của ngành công an có thể kể tới như Ông cố vấn - Hồ sơ

Trang 29

một điệp viên, Đêm yên tĩnh (Hữu Mai); Bên kia cổng trời, Fulro tập đoàn tội phạm (Ngôn Vĩnh); X30 phá lưới (Đặng Thanh); Người Bình Xuyên (Nguyên

Hùng); SBC xung trận (Phùng Thiên Tân);…

Thuận lợi thứ hai của các nhà văn lực lượng vũ trang chính là họ được tạo điều kiện rất lớn từ Tổng cục Chính trị Hàng năm họ đều được cử đi bồi dưỡng, được tham dự các trại sáng tác văn học dành riêng cho Công an, Quân đội Ngành Công an, Quân đội đều có nhà xuất bản riêng của mình nên việc xuất bản, in ấn các tác phẩm rõ ràng là được tạo điều kiện hơn những nhà văn khác Các tờ báo của ngành như Quân đội nhân dân, Văn nghệ quân đội, Công an nhân dân đều tạo điều kiện cho các tác phẩm mới, những nhà văn trẻ của ngành

Thuận lợi cuối cùng của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, đó là, nếu như rất nhiều các văn nghệ sĩ khác ngoài ngành phải vất vả mưu sinh để nuôi dưỡng đam mê thì họ có điều kiện về kinh tế hơn hẳn, chế độ lương bổng ổn định

và nhiều ưu ái Do đó, họ có thể tập trung tốt nhất vcho cây bút của mình mà không bị áp lực chuyện mưu sinh

Khó khăn lớn nhất của các văn nghệ sĩ thuộc ngành lực lượng vũ trang có

lẽ là với tư cách “ngòi bút chính trị” của Đảng và Nhà nước, họ không thể thoải

mái viết về các đề tài như những nhà văn ngoài ngành Những điều lệ yêu cầu khắt khe của Đảng viên, của hai ngành Công an và Quân đội bắt họ phải đặt tư cách một chiến sĩ, một người lính trên tư cách của một nhà văn Có những vấn đề nhạy cảm, ví dụ như liên quan đến ngoại giao hay chính trị, nên dù rất nóng bỏng, các

nhà văn cũng không thể “động tay” vào Nhà văn Ngôn Vĩnh khi viết cuốn Bên

kia cổng trời , để cuốn này có thể phát hành công khai, ông buộc phải thay đổi tên

một số nhân vật và địa danh, bỏ bớt một số sự kiện, bỏ qua không nhắc tới sự hiện diện của một số người Điều này, theo chính nhà văn nhận xét, đã làm tác phẩm bớt đi phần nào độ hấp dẫn của nó Ngay cả trong việc phát ngôn, tuyên ngôn về nghệ thuật, các nhà văn cũng phải cẩn trọng hơn nhiều Chẳng thế mà chỉ vì viết một người công an sai phạm mà trước kia Hữu Ước đã bị điều tra cảnh cáo một thời gian dài Hơn nữa, việc chỉ ra các sai phạm trong chính ngành của mình,

Trang 30

giống như việc tự tay “róc da róc thịt” vậy Quả là không dễ dàng chút nào! Đôi

khi chính ưu thế tư liệu người thật việc thật quá dồi dào lại trở thành khó khăn của nhà văn Ngôn Vĩnh hay Hữu Ước đều từng bị kiện khi các tác phẩm của mình được xuất bản, được đưa lên sân khấu hay màn ảnh vì tính chân thật của nó Nhà

văn Ngôn Vĩnh tâm sự: “khi viết về những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề mang tính chính trị, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo thì phải rất thận trọng phải tính toán xem điều mình đưa ra có ảnh hưởng gì đến chính sách của Đảng và nhà nước không Mình không thể nhân danh thượng tôn sự thật làm ảnh hưởng đến chính trị , đến sự đoàn kết dân tộc Xử lý hài hoà giữa văn học và chính trị nhà văn cần hết sức tế nhị và khéo léo Ông bảo mỗi lần động đến tư liệu trong ông lại xuất hiện những lo lắng.” [67]

Khó khăn thứ hai của các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang, đó chính là nhiều khi rất khó để kết hợp nhiệm vụ chính trị với sáng tạo nghệ thuật Là các cây bút thuộc về Đảng và Chính phủ, họ có nhiệm vụ rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của Đảng, tạo niềm tin cho người đọc vào chính quyền Tuy nhiên việc sáng tạo nghệ thuật, tự nó đã là một nhiệm vụ rất khó khăn, mà khi phải lồng ghép vào đó những bài học giáo điều khô cứng thì càng khó khăn hơn nữa Nếu làm không khéo thì rất dễ làm cho ý đồ của tác giả trở nên quá lộ liễu, phá hoại cả một tác phẩm hay thậm chí khiến tác phẩm đi vào con đường mòn mà văn học cách mạng đã đi vào trước kia khi xây dựng những nhân vật đơn chiều, một màu

Một khó khăn nữa, đó là so với các văn nghệ sĩ ngoài ngành, các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có yêu cầu về công việc nghiêm khắc và ngặt nghèo hơn nhiều Ngoài việc sáng tác, họ còn phải hoàn thành nghĩa vụ của một người chiến sĩ, một quân nhân đối với đất nước Thời gian hoạt động văn học của họ không thể linh hoạt như các nhà văn khác

Như vậy, dù có nhiều thuận lợi khi viết về đề tài an ninh xã hội nhưng các nhà văn thuộc ngành vũ trang cũng phải đối mặt với không ít khó khăn Tuy nhiên, mỗi một ngày trôi qua, họ đều không ngừng kiên trì lao động nghệ thuật,

Trang 31

khắc phục nhược điểm của chính bản thân, rèn luyện đạo đức cũng như bồi dưỡng tài năng, để rồi một ngày nào đó cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm văn học có giá trị vừa đáp ứng tính nhân loại vừa mang chất nghệ thuật

1.3 Vài nét khái lược về ba nhà văn

1.3.1 Nhà văn Lê Tri Kỷ - anh cả của văn học thuộc ngành công an

1.3.1.1 Cuộc đời và con người

Nhà văn Lê Tri Kỷ sinh ngày 14 tháng 6 năm 1924 tại thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Tên thật của ông là Nguyễn Duy Hinh Sinh ra ở mảnh đất miền Trung cằn cỗi, đầy nằng và gió, lại mồ côi mẹ từ sớm, không khó hiểu ở Lê Tri Kỷ vừa có cái gì đó rất khắc khổ lại đầy chịu thương chịu khó, đặc trưng của người dân miền Trung Dù nhà nghèo nhưng từ thở nhỏ, cậu bé Hinh đã được cha mẹ lo cho ăn học tử tế Đến năm 20 tuổi, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chàng thanh niên Nguyễn Duy Hinh đã sớm tiếp nhận lý tưởng cách mạng và say mê làm việc cống hiến cho quê hương và đất nước

Nguyễn Duy Hinh có duyên nợ với nghề công an từ rất sớm Ngay từ khi bước chân vào con đường Cách mạng, ông đã được giao những nhiệm vụ liên quan tới ngành này Ban đầu ông công tác ở Ủy ban xã và hoạt động thanh niên cứu quốc Sau đó, từ năm 1946 đến năm 1951, Nguyễn Duy Hinh lần lượt đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trong ngành, từ Công an huyện Hải Lăng, chánh văn phòng ty Công an đến phái viên kiểm tra của Nha Công an Trung ương ở Việt Bắc rồi làm Phó Ty Công an tỉnh Bắc Giang, cuối cùng làm Phó phòng Nội gián, hoạt động công tác chính trị, phụ trách tuyên truyền, Trưởng phòng sáng tác và làm Phó Giám đốc rồi Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân - Bộ Công an cho đến lúc nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá

Nhờ đặc thù nghề nghiệp mà anh công an Nguyễn Duy Hinh có nhiều cơ hội đi, tiếp xúc với các vụ án lớn nhỏ, những kẻ thủ ác, những người sa cơ lỡ bước

và các mảnh đời bất hạnh Đứng ở vị trí này, ông thấu hiểu hơn ai hết sự vất vả hy sinh của các chiến sĩ công an cũng như biết được ranh giới mong manh giữa thiện

Trang 32

và ác Yêu nghề, gắn bó với nghề, ông tha thiết muốn cất tiếng nói giùm những người trong cuộc, để từ đó nhân dân có cái nhìn khách quan, thấu hiểu hơn về ngành công an, các chiến sĩ công an cũng như công việc của họ Đó có lẽ chính là

lý do mà từ một người công an mẫn cán, Nguyễn Duy Hinh bỗng sinh ra duyên nợ với cái nghiệp viết văn Khi bàn về con đường đến với văn chương của Lê Tri Kỷ,

nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai cho rằng: “Một là, là cán bộ Công an ông ý thức cần đưa người Công an, công việc của người Công an vào văn học để độc giả hiểu thêm, hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó quan tâm giúp đỡ ngành Công an”; “Hai là, ông yêu mến thiết tha công việc Công an, “nghề Công an” Vì yêu mến nên ông mới thấy được, thấu triệt được những cái tốt, cái hay, cái đẹp, đồng thời cũng băn khoăn, day dứt về cái bất cập, thiếu sót, sai, xấu của Công an” (2001) [43] Nhà

văn Xuân Thiều cũng nhận xét: "Trong quá trình hoạt động, trái tim ông đã rung động khôn nguôi trước những tình cảm, những mảng đời của các chiến sĩ Công

an, trước những trường hợp éo le đầy kịch tính trong xã hội luôn biến động giữa cuộc chiến đấu sống còn giữa ta và địch và trên hết chính là trái tim người chiến

sĩ Công an cách mạng trong ông luôn trăn trở, luôn thắc thỏm giữa ranh giới cái thiện, cái ác trong con người và như một định mệnh, ông cầm bút để nói hộ lòng mình" [47] Nguyễn Duy Hinh đến với nghề văn khi ông đã bước vào tuổi 35, khi

mà tuổi trẻ sôi động đã qua; trở thành người đàn ông tuổi trung niên, trầm tĩnh, sâu sắc, đầy kinh nghiệm cuộc đời, lắng đọng rất nhiều niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời Có lẽ chính vì vậy mà văn của ông có sự thấu hiểu sâu sắc với ngành mà hiếm nhà văn cùng thời nào có được? Ông lấy bút danh là Lê Tri Kỷ, như một sự thể hiện nỗi niềm gắn bó đầy tri âm tri kỷ với cuộc đời, với ngành công an, với những con người mà ông đã gặp, sẽ gặp và chưa gặp

Những năm cuối đời, già yếu, bệnh tật, Lê Tri Kỷ vẫn không ngừng lao động

sáng tạo “Lê Tri Kỷ là ngọn đèn cháy kiệt đến giọt dầu cuối cùng trên công việc”

[47] Ông vẫn là ông, con người kỹ càng trong công việc, ngay thẳng và quan tâm tới bạn bè đồng nghiệp, nhân ái và bao dung với người khác Những đức tính ấy đã

Trang 33

Lê Tri Kỷ vĩnh biệt cuộc đời vào ngày 08.5.1993 trong sự thương tiếc khôn cùng của gia đình, người thân, của bạn bè, đồng nghiệp, và độc giả Đến với ngành Công an và nghiệp viết văn như một duyên nợ, ông đã gắn bó với chúng tới tận cuối đời, không rời không bỏ, tri âm tri kỷ như chính cái bút danh mà ông đã lựa chọn cho các tác phẩm của mình

1.3.1.2 Sự nghiệp văn chương

Như trên đã nói, Lê Tri Kỷ bước vào nghề viết khá muộn Quãng chừng trên dưới 35 tuổi ông mới bắt đầu có tác phẩm đầu tiên Và tới tận khoảng năm

1960, ông mới có sách xuất bản Suốt 30 năm viết văn, Lê Tri Kỷ đã để lại các tác phẩm trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, ký, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh Thoạt đầu ông viết truyện người thật việc thật, truyện ký rồi tiếp đến là viết tiểu thuyết tư liệu Dù đã có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trong nghề công an, liên tục cọ xát với thực tế, và sở hữu một nguồn tư liệu viết cực kỳ dồi dào, nhưng để có được một tác phẩm hay thì điều đó cũng không phải dễ dàng

Năm 1960 và 1961, ông lần lượt cho ra đời hai tác phẩm là ký sự Thủ phạm vụ án

Ôn Như Hầu, truyện trinh thám Cây đa xanh Rồi từ đó cho đến lúc mất, ông liên

tục xuất bản nhiều đầu sách, lúc riêng, lúc chung với các tác giả khác

Nhà văn Lê Tri Kỷ để lại những đầu sách xuất bản riêng sau: Thủ phạm vụ

án Ôn Như Hầu (1960), Cây đa xanh (1961), Phố vắng (1965 ), Một người không nổi tiếng (1970), Đất lạ (1971), Biến động ngày hè (1976), Những tiếng nói thầm (1978), Thung lũng không tên (1981), Sống chìm: Tập truyện điệp vụ

và điệp viên (1984), Câu lạc bộ chính khách (1986), Không thiện không ác

(1988), Cuộc tình thế kỷ(1994)… Ngoài ra vào năm 1995, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho xuất bản Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ gồm 9 truyện ngắn xuất

sắc nhất của ông

Lê Tri Kỷ là nhà văn đầu tiên của ngành Công an được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam Tuy nhiên lúc còn sống, các tác phẩm của Lê Tri Kỷ không được đánh giá đúng tầm của nó Năm 1994, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân, ngày Quốc phòng toàn dân, một năm sau khi nhà văn qua đời,

Trang 34

tuyển tập truyện ngắn Cuộc tình thế kỷ của ông do Nhà xuất bản Công an nhân

xuất bản cùng năm được tặng giải A của Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang Hội nhà văn Năm 1995, nhân kỷ niệm 50 năm

ngày thành lập Công an, tập truyện ngắn Không thiện, không ác của ông đạt giải

A từ Bộ nội vụ và Hội nhà văn Việt Nam Nhà văn Xuân Thiều đã phải thốt lên

trước nghịch lý này: “Số phận oái oăm thay, trong vài chục năm nhà văn Lê Tri

Kỷ cặm cụi âm thầm viết về ngành Công an, nơi gắn bó với ông suốt cuộc đời, vậy

mà khi hai năm liền được giải thưởng văn học thì cả hai đều chỉ được đặt lên ban thờ”[47] Tháng 5/2012, ông được truy tặng Giải thưởng cao quý - Giải thưởng

Nhà nước về văn học nghệ thuật

Trong cuộc đời viết văn của Lê Tri Kỷ, truyện ngắn là thể loại được ông ưu

ái nhất, có nhiều tác phẩm nhất và cũng được đánh giá là xuất sắc nhất Ông đã xuất bản cả thảy 6 tập truyện ngắn với tổng số 51 truyện Hầu hết các truyện ngắn của ông (và cả những thể loại khác) đều lấy tư liệu từ ngành Công an và đều xoay quanh mảng đề tài an ninh xã hội (có khoảng 26 truyện xoay quanh đề tài an ninh

xã hội) Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của ông “rất công an”[47], rất thật

nhưng cũng chan chứa tình đời, tình người và ẩn chưa nhiều bài học triết lý nhân sinh sâu sắc Nhà văn Xuân Thiều đã nhận xét về các truyện ngắn của ông như

sau: “Lê Tri Kỷ viết truyện về ngành Công an, nhưng chúng ta sẽ không thấy những pha ly kỳ, những vụ án phức tạp tò mò, những cuộc săn đuổi thủ phạm đầy gay cấn, mà chỉ trên nền truyện như thế Ông viết về tình đời tình người”[47]

Chính vì điều này mà hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Nội vụ và đông đảo bạn đọc đều

coi ông là “nhà văn tiêu biểu của ngành công an” [47], người có công đầu khai

phá và chăm chút xây dựng phong trào sáng tác “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên

xã hội” Và với riêng mình, bản thân ông cũng là ngòi bút tâm huyết về mảng đề

tài này hơn bất cứ ai, mảng đề tài mà nhiều năm trước đây chỉ được coi là những

vấn đề “cận văn chương”[47], “á văn chương” [47] nên rất ít được giới văn học

trong nước quan tâm nếu không nói là bỏ quên

Thực ra, nếu xem xét kỹ càng thì Lê Tri Kỷ không phải là người viết văn

Trang 35

ngành như Đặng Thanh, Phan Thanh Đàm, Lê Tuấn, Nguyễn Duy Xi nhưng họ lại viết chủ yếu các truyện phản gián, truyện trinh thám Ở các truyện này, các tác giả thường chú ý xây dựng hình tượng những nhà tình báo tài ba hay các vụ án phức tạp ly kỳ Ít người để tâm đến những khía cạnh đời thường của các chiến sĩ công an Lê Tri Kỷ là người đầu tiên làm được điều đó Ông viết về người công an

ở những khía cạnh đời thường nhất và trân trọng ngợi ca họ cả trong những hoàn cảnh ấy Và từ bấy đến giờ, cũng chưa có nhà văn nào viết về người chiến sĩ công

an đời thường nhiều và hay như Lê Tri Kỷ

Về tiểu thuyết, Lê Tri Kỷ nổi tiếng nhất với bộ tiểu thuyết hai tập Câu lạc bộ

chính khách xuất bản năm 1986 kể về chiến công lừng lẫy của tổ điệp báo A13 và

nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi đã đánh nổ tung chiến hạm Amyot d'Inville của Pháp đậu ngoài khơi ở Sầm Sơn - Thanh Hóa tháng 9 năm 1950

Trong lời nói đầu của cuốn sách Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ do Nhà

xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 1995 ấn hành nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 -19/8/1995), Nhà Xuất bản Công an nhân dân - nơi nhà văn đã dành gần nửa cuộc đời gắn bó và cống hiến, đã

yêu thương trân trọng viết: "Nhà văn Lê Tri Kỷ (1923-1993) đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị mang tầm vóc thời đại, để lại trong lòng bạn đọc những

ấn tượng sâu sắc Lúc sinh thời ông luôn luôn khát khao sự sáng tạo và vươn tới không ngừng trong lao động nghệ thuật của mình Hơn ba mươi năm cầm bút, với trên mười tác phẩm chính ở đủ các thể loại như: Truyện ký, truyện vừa, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết… biểu hiện sự am hiểu sâu sắc của Lê Tri Kỷ về mọi đề tài của cả một xã hội rộng lớn ông từng sống Mặt khác, ông đặc biệt gắn bó và trăn trở với mảng đề tài an ninh xã hội - một đề tài mà ông đã góp nhiều công sức

và tâm huyết để khẳng định chỗ đứng của nó trong nền văn học đương đại nước nhà".[27; 6]

1.3.2 Nhà văn Hữu Ước - nhà văn thế hệ thứ hai của ngành công an

1.3.2.1 Cuộc đời và con người

Nhà văn Hữu Ước tên thật là Nguyễn Hữu Ước, sinh ngày 20 tháng

Trang 36

gia đình có truyền thống cách mạng, cả ông nội và bố ông đều là Đảng vien Đảng Cộng sản

Năm 1970, như bao người trai trẻ khác trên khắp cả nước, Hữu Ước tình nguyện đi bộ đội khi mới 17 tuôi Ông từng sang Mặt trận Lào chiến đấu và bị thương, một mảnh đạn giờ vẫn còn ở trong đầu 20 tuổi, Hữu Ước có vinh dự gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Hồi ở bộ đội, ông đã tỏ ra là một người ham mê nghệ thuật Ông thường xuyên làm thơ, viết truyện ngắn và vẽ tranh Ông kể lại

quãng đời ấy như sau: “Năm 17 tuổi tôi đi bộ đội… Ở giữa chiến trường và đời lính, tôi đã tập viết báo, viết văn Tôi viết về những đồng đội và những người bạn của tôi ở chiến trường…nhưng rất ít được đăng.”[5]

Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học báo chí, sau đó trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân và rồi trở thành một sĩ quan Công an Nhân dân Với Hữu Ước, việc gia nhập vào lực lượng Công an nhân dân giống như một định mệnh đầy duyên nợ đã được an bài sẵn vậy Trong cương vị của mình, ông không

ngừng nỗ lực làm báo và viết văn Tuy nhiên vào tháng 9 năm 1985 ông bị bắt vì cho cấp dưới của mình là nhà báo Như Phong viết về một người công an "xấu", về một vụ bắt giữ người trái pháp luật Trong lệnh chỉ ghi "vi phạm pháp luật" mà

không có tội danh nào cụ thể Khi ấy, ông là Đại úy, Trưởng phòng Thời sự Báo Công an Nhân dân, Trưởng phòng trẻ nhất Bộ Công an Ông bị cách chức, đuổi việc, khai trừ khỏi Đảng và bị đi tù Sau 3 năm bị giam và trải qua 4 phiên tòa ông được xử trắng án Khi quay trở lại Báo Công an nhân dân thì ông bị xếp vào diện giảm biên chế, phải quay sang làm nhiều việc để kiếm tiền Đó là những năm tháng khó khăn nhất của ông May mắn là lúc ấy bên cạnh ông luôn có người vợ hiền, người đồng nghiệp là bà Nguyễn Thị Lý - một sĩ quan Công an Nhân dân, hàm Đại tá Bà đã động viên ông và chăm sóc hai con nhỏ để ông có thời gian sáng tác Trong khốn khó, vợ ông lúc ấy đã phải ra bãi sông Hồng trồng ngô để nuôi con

Sau này Hữu Ước đã kể lại về những năm tháng cơ cực ấy của ông như sau: “Năm

1986, khi làm Trưởng ban biên tập Báo Công an nhân dân, vì một “tai nạn nghề nghiệp”, tôi bị cách chức, đuổi việc, hết đảng viên, tước bút, thậm chí không còn

Trang 37

thường”, về lại cơ quan, tôi bị xếp vào dạng giảm biên chế 39 tuổi, ngồi nghĩ mà nước mắt cứ chảy ra, chỉ muốn có một việc làm đủ ăn…” [9] Trải qua những năm

tháng ấy, Hữu Ước luôn yêu thương và biết ơn người vợ tảo tần đã đồng cam cộng khổ với mình

Tám năm sau khi bị án oan, tức năm 1997, Hữu Ước mới được quay lại làm báo Ông được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an Năm 2003, ông tiếp tục được giao chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân Đến năm năm 2006, ông được thăng hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Ông đã cống hiến hết mình cho những tờ báo được giao nhiệm vụ, đưa chúng thành những đầu báo có số lượng phát hành lớn nhất cả nước Nhờ những cống hiến của mình, ngày 29 tháng 7 năm 2008, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 975/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Với uy tín của mình, những năm sau đó, ông liên tục được giao những trọng trách mới Ngày 2 tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức

vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân Tới năm 2011, khi Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) ra đời, ông tiếp tục được tín nhiệm giao cho làm Tổng Biên tập

1.3.2.2 Sự nghiệp văn chương

Hữu Ước có một sự nghiệp hoạt động nghệ thuật lừng lẫy và quang vinh Ông là người tài năng trên nhiều lĩnh vực Ở ông ta bắt gặp một nhà văn, nhà thơ, nhà kịch, nhà điện ảnh, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo; trong đó ông nổi tiếng nhất với

hai cương vị là nhà văn nhà báo Với ông, “Báo là Nghề và Văn là Nghiệp” Cả hai đều là số phận mà ông không thể trốn tránh: “Tôi vào con đường văn chương, báo chí giống như số phận Bởi tôi rất thích con đường binh nghiệp, nếu bây giờ được chọn lựa lại thì tôi sẽ đi theo con đường binh nghiệp…Cho nên nếu lại bắt đầu thì bất cứ là con ai, hay ở cương vị gì, dứt khoát tôi cũng phải là một người lính.”[6]

Trang 38

Sau này khi xuất ngũ, rồi trở thành nhà báo, chúng càng không thể tách rời

khỏi cuộc đời ông: “Cả cuộc đời tôi chỉ làm báo và viết văn Tôi không phấn đấu một cái gì khác ngoài việc làm tờ báo CAND - ANTG và VNCA cho tốt Đấy là với

tư cách một Tổng biên tập Còn với tư cách con người thì tôi muốn cuộc sống có ý nghĩa và bình an”[6] Trở thành nhà văn trước nhà báo nhưng chính sự nghiệp

làm báo lại giúp ích không ít cho nghiệp viết văn của ông Tổng cộng ông đã có

40 năm hoạt động báo chí, trong đó gần 20 năm làm Tổng biên tập Trong quá trình làm báo ông đã thu được vô số kinh nghiệm cũng như bài học hữu ích và đưa

nó vào văn chương: “Tôi rất cám ơn nghề làm báo và cuộc sống quyết liệt của người làm báo Bởi vì trong quá trình làm báo tôi đã va đập rất nhiều với cuộc sống Đây chính là vốn sống để tôi đưa vào văn học.’[5]

Trong suốt cuộc đời hoạt động văn chương của mình, Hữu Ước viết rất nhiều tác phẩm nhưng ông chỉ cho xuất bản một nửa trong số đó, gồm: Ba tập thơ

(Thơ chơi - 2006; Nốt trầm - 2010 ; Và giọt thời gian - 2013; Một mình - 2015), một cuốn tiểu thuyết (Kiếp người, Q.1: Sống - 2015) và ba tập truyện ngắn (Vòng

vây cô đơn - 1995; Đêm giông - 1995; Một con người- 2000; Người đàn bà uống rượu - 2013), một tập ký sự (Ký sự chọn lọc - 2002), hai tập kịch (Vòng đời -

2000; Vòng xoáy - 2003), hai cuốn tuyển tập (Thế sự-2006, Tập truyện ngắn

chọn lọc)

Hữu Ước còn là một nhà biên kịch, họa sĩ và nhạc sĩ xuất sắc Ông có 5

kịch bản phim được làm thành phim (Tình thương và pháp luật - 1984, Chuyện

tình thời Sida - 1990, Đêm giông - 1995, Người con gái đất đỏ - 1995, Tình ca màu lá), 8 vở kịch được công diễn (Quả báo - 1988, Khoảnh khắc mong manh -

1989, Vòng đời - 2000, Sếp rởm - 2000, Vòng vây cô đơn - 2002, Vòng xoáy -

2003, Người đàn bà uống rượu - 2004, Tiếng chuông chùa - 2005, Giấc mơ

quan - 2007), 150 bức tranh sơn dầu cỡ lớn ra mắt, khoảng hơn 18 nhạc phẩm

phát hành

Ký sự và truyện ngắn là một trong những thể loại văn học đầu tiên Hữu Ước sáng tác Ký sự của ông thường khắc họa những chuyến công du ra nước

Trang 39

ngoài của mình (Nước Nga xa và gần, Một chặng đường nước Mỹ, Hành trình

Trung-Bắc Mỹ…), trong khi truyện ngắn lại thường nói về tình đời, tình người, về

cái ranh giới mong manh giữa Thiện và Ác Các tác phẩm của ông đều rất trân trọng hình ảnh người phụ nữ, chưa bao giờ thấy ông nói xấu họ Là một chiến sĩ Công an, Hữu Ước cũng thường viết về hình ảnh người Công an cũng như đề tài

an ninh xã hội Ông viết về cả những cái tích cực lẫn những cái tiêu cực Hiện tại Hữu Ước đã cho xuất bản 14 truyện, trong đó có 9/14 truyện viết về đề tài an ninh

xã hội

Tác phẩm mới nhất của ông là bộ tiểu thuyết Kiếp người, đã xuất bản

quyển đầu vào năm 2015 Đó là cuốn sách kể lại toàn bộ cuộc đời của ông, viết khi ông đã gần như đi qua hết vinh nhục của cả một đời người

Hữu Ước nhận được rất nhiều giải thưởng trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Có thể kể đến các giải thưởng sau: Giải thưởng truyện ngắn

Báo Văn nghệ (1995): Truyện ngắn Ước vọng của anh tôi; Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tác phẩm mới (1996): Truyện ngắn Đám ma hủi; Giải báo chí toàn quốc (1998): Ký sự Một chặng đường nước Mỹ; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (1999): Vở kịch Khoảnh khắc mong manh; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2002): Vở kịch Vòng vây cô đơn; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2003):

Vở kịch Vòng xoáy

Ta tin rằng Hữu Ước sẽ vẫn chưa dừng lại trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình mà ông sẽ tiếp tục lao động sáng tạo nghệ thuật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay mới thôi: “Tôi nghĩ rằng báo là nghề và văn là nghiệp Đã là nhà

văn thì dù làm gì chăng nữa, giữ cương vị gì chăng nữa thì một năm cũng phải viết được một cái gì đó, nếu không viết được thì buồn lắm…” [6] Bởi lẽ ông là con người không bao giờ tự bằng lòng với bản thân mình: “Tôi cũng không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã làm được Ngày mai có chết thì hôm nay tôi cũng không bằng lòng Mà những gì đã làm, kể cả vinh quang mấy tôi cũng quên Tôi chỉ nghĩ ngày mai tôi viết cái gì, vẽ cái gì Không hận thù, cay đắng, bực bội

Trang 40

1.3.3 Nhà văn Nguyễn Đình Tú - nhà văn trẻ xuất sắc của quân đội

1.3.3.1 Cuộc đời và con người

Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974 tại Kiến An, Hải Phòng Chàng thanh niên đất cảng chọn chuyên ngành Luật khi bước vào giảng đường đại học và anh tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1996 Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Đình Tú nắm lấy cơ hội khi Bộ quốc phòng tới trường Luật tuyển người và được cử đi tu nghiệp sĩ quan tại Trường Quân chính Quân khu 3 trong hai năm (1996-1997) Trở về, từ năm 1997 đến 2001 anh công tác tại Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 3 Thời gian công tác tại đây anh đã thu được rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu làm tư liệu cho các tác phẩm văn học của mình Bén duyên với nghiệp văn chương nên khi nhận được lời mời anh đã chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội từ năm 2001 Năm 2005, anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam Làm việc ở Báo Văn nghệ quân đội một thời gian, anh được giao đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Văn xuôi tạp chí Văn nghệ quân đội Hiện nay Nguyễn Đình Tú là Phó Tổng biên tập Báo Văn nghệ quân đội kiêm nhiệm Trưởng Ban Văn xuôi tạp chí Văn nghệ quân đội

Học luật, làm luật nhiều năm nhưng cuối cùng lại chọn theo nghiệp văn chương Có thể nói đây cũng là duyên nợ của Nguyễn Đình Tú với nghề viết Anh

tâm sự: “Suốt 15 năm qua, đã nhiều lần tôi trả lời câu hỏi này, rằng tại sao tôi lại chuyển từ nghề luật sang nghề văn và thú thật là dường như lần nào cũng thấy câu trả lời của mình chưa hoàn chỉnh Không thể nói là tôi không yêu ngành luật cũng không thể nói là ngành văn kiếm nhiều tiền hơn ngành luật Thôi thì đổ cho

số phận vậy Rằng kiếp này, tôi phải viết văn chứ không dừng lại ở việc “cáo trạng” hay “luận tội” người khác Và tôi chấp nhận sự lựa chọn của số phận, tức

là chấp nhận từ một tay “sĩ quan quân pháp” chuyển sang làm một tay “sĩ quan nhà văn” [49]

Xuất thân từ ngành Tư pháp nhưng Nguyễn Đình Tú cho người ta cái ấn

tương ban đầu “là con người hiền lành, chân chỉ hạt bột” [49] Anh được nhà văn

Đỗ Tiến Thụy đặt cho cái danh xưng là “người hồn nhiên nhất Hà Nội”[49] Một

Ngày đăng: 23/02/2017, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Anh, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị , http://realsv.qdnd.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị
2. L.T.T.B (2014), Nhà văn Hữu Ước: Chật chội dưới trời xanh…, http://cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Hữu Ước: Chật chội dưới trời xanh…
Tác giả: L.T.T.B
Năm: 2014
3. Lê Văn Ba (2015), Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược, NXB Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược
Tác giả: Lê Văn Ba
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2015
4. Báo Cảnh sát toàn cầu (2013), CẢNH SÁT TOÀN CẦU là sự đổi mới, nâng cao thương hiệu báo chí Công an, Báo Cảnh sát toàn cầu, http://huuuoc.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: CẢNH SÁT TOÀN CẦU là sự đổi mới, nâng cao thương hiệu báo chí Công an
Tác giả: Báo Cảnh sát toàn cầu
Năm: 2013
5. Báo Công an nhân dân (2005), Làm báo là vì cái TA, làm văn là từ cái TÔI, http://cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm báo là vì cái TA, làm văn là từ cái TÔI
Tác giả: Báo Công an nhân dân
Năm: 2005
6. Báo Công an nhân dân (2007), Báo là Nghề và Văn là Nghiệp, http://cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo là Nghề và Văn là Nghiệp
Tác giả: Báo Công an nhân dân
Năm: 2007
7. Báo Thế giới trinh thám (2014), Văn học trinh thám Việt Nam: Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân, http://thegioitrinhtham.com/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trinh thám Việt Nam: Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân
Tác giả: Báo Thế giới trinh thám
Năm: 2014
8. Báo Tiền Phong (2012), Hữu Ước - người giỏi “đi trên dây”, http://www.tienphong.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Ước - người giỏi “đi trên dây”
Tác giả: Báo Tiền Phong
Năm: 2012
9. Báo VieTimes (2007), Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi là người đàn ông nhiều nước mắt, VieTimes, http://huuuoc.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi là người đàn ông nhiều nước mắt
Tác giả: Báo VieTimes
Năm: 2007
10. Báo VieTimes (2007), Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi không bao giờ mất ý chí!, VieTimes, http://huuuoc.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi không bao giờ mất ý chí
Tác giả: Báo VieTimes
Năm: 2007
11. Như Bình (2015), Viết như hưởng lộc trời, http://vnca.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết như hưởng lộc trời
Tác giả: Như Bình
Năm: 2015
12. Nguyễn Bá Dương (2016), Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, http://www.qdnd.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Năm: 2016
13. Trần Trọng Đăng Đàn (2015), Văn học trong cuộc đấu tranh tư tưởng tại miền Nam Việt Nam thời kỳ(1954-1975), NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trong cuộc đấu tranh tư tưởng tại miền Nam Việt Nam thời kỳ(1954-1975)
Tác giả: Trần Trọng Đăng Đàn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2015
14. Hoàng Hải (2005), Tôi là người rất nhiều nước mắt, Tạp chí Đàn ông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là người rất nhiều nước mắt
Tác giả: Hoàng Hải
Năm: 2005
15. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ, Luận văn ĐHSP Hà Nội 2, http://thuvien.hpu2.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lê Tri Kỷ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2013
16. Nguyễn Văn Hầu (2012), Văn học miền Nam lục tỉnh, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học miền Nam lục tỉnh
Tác giả: Nguyễn Văn Hầu
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2012
17. Nguyễn Hiếu (2014), Bất ngờ, Hữu Ước, Báo Văn nghệ Công an, http://huuuoc.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất ngờ, Hữu Ước
Tác giả: Nguyễn Hiếu
Năm: 2014
18. Nguyên Hồng (2014), Bỉ vỏ, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bỉ vỏ
Tác giả: Nguyên Hồng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2014
19. Dương Thị Hương (2013), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Luận văn ĐHQG Hà Nội, http://text.123doc.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Tác giả: Dương Thị Hương
Năm: 2013
20. Lê Tri Kỷ (1962), Cây đa xanh, Truyện trinh sát, NXB Phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đa xanh
Tác giả: Lê Tri Kỷ
Nhà XB: NXB Phổ thông
Năm: 1962

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w