MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Kết cấu Luận văn 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 7 1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG 7 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 10 1.2.1 Khái niệm 10 1.2.2. Đặc điểm 13 1.2.3. Ý nghĩa 15 1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 17 1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam 17 1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc 19 1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 19541975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn) 22 1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HNGĐ của Nhà nước ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay 24 1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HNGĐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HNGĐ NĂM 2014 36 2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG 36 2.2. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 41 2.2.1. Thành phần khối tài sản chung của vợ chồng 41 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 47 2.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng 53 2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 63 2.3.1. Thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng 63 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78 3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 78 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 85 3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng 85 3.2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng 89 3.2.3. Quy định hạn chế quyền tài sản riêng của vợ, chồng 90 3.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 91 3.2.5. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG THỊ LAN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2014
Chuyên ngành: Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Bùi Minh Hồng
Hà nội – 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trương Thị Lan
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu Luận văn 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 7
1.1 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG 7
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Đặc điểm 13
1.2.3 Ý nghĩa 15
1.3 KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 17
1.3.1 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam 17
1.3.2 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc 19
1.3.3 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn) 22
1.3.4 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay 24
1.4 CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 29
Trang 4KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 36
2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG 36
2.2 TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 41
2.2.1 Thành phần khối tài sản chung của vợ chồng 41
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 47
2.2.3 Chia tài sản chung của vợ chồng 53
2.3 TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 63
2.3.1 Thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng 63
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78
3.1 THỰC TIỄN XÉT XỬ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 78
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 85
3.2.1 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng 85
3.2.2 Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng 89
3.2.3 Quy định hạn chế quyền tài sản riêng của vợ, chồng 90
3.2.4 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 91
3.2.5 Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
DLBK: Dân luật Bắc kỳ
DLGY: Dân luật giản yếu
DLTK: Dân luật Trung kỳ
HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình
Luật GĐ: Luật gia đình
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật Hôn nhân và gia đình
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi giađình Bởi lẽ, trong cuộc sống chung, vợ và chồng phải thực hiện những quan hệ
về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình Những quan
hệ này được pháp luật HN&GĐ của mỗi nước điều chỉnh phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của quốc gia đó
Mặt khác, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của haibên vợ, chồng, mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồngtham gia vào hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại Chính vìthế mà vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phổ biến nhất làsau khi vợ chồng ly hôn Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấpcủa vợ chồng có liên quan đến tài sản
Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng đã trở thành một trong những nộidung quan trọng mà Luật HN&GĐ cần xây dựng, hoàn thiện Chế độ tài sảncủa vợ chồng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về căn cứ xác lậptài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng,nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng Giữa các nước khác nhau thường cónhững quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơ bản chế độtài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằngvăn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các quy định của phápluật (chế độ tài sản pháp định)
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợchồng Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ tài sản vợchồng pháp định trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000
Việc phân tích những vấn đề lý luận và nội dung của chế độ tài sản vợchồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014 là một vấn đề mang tính
Trang 7khách quan và cấp thiết hiện nay nhằm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chế độtài sản vợ chồng pháp định, không ngừng hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sảncủa vợ chồng nói riêng và hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung.Qua đó góp phần xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững.
Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn là nghiên cứu khái niệm, đặc điểmcủa chế độ tài sản vợ chồng pháp định; chế độ tài sản vợ chồng pháp địnhtrong pháp luật Việt Nam và trong pháp luật ở một số nước; phân tích nhữngquy định cụ thể chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật hiện hành,nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của những quy định đó; tìm hiểu thực tiễn xét
xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng để thấy được những tồn tại, hạn chế,vướng mắc trong quá trình áp dụng, qua đó, đề xuất một số kiến nghị hoànthiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, góp phần xây dựng hành lang pháp
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của chế độ tài sản
vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và trong phápluật ở một số nước trên thế giới
Trang 8- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợchồng pháp định Để thực hiện được nhiệm vụ này, Luận văn đi sâu vào phântích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng pháp định theoLuật HN&GĐ năm 2014; tìm hiểu mục đích, cơ sở của việc quy định các điềuluật này; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những điểm mới củachế độ tài sản của vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014.
- Tìm hiểu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng phápđịnh, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy định này Qua đó, đềxuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
3.1 Tính mới của đề tài
Trong khoa học pháp lý ở nước ta, từ trước đến nay, ngoài những vănbản hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ, đã có những công trình, bài viếtnghiên cứu, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của
vợ chồng Trước hết là các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạoluật học, như giáo trình Luật dân sự Việt Nam, giáo trình Luật HN&GĐ ViệtNam… đã đề cập đến chế độ tài sản vợ chồng một cách cơ bản, phổ thông vàkhái quát nhất
Việc nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng cũng đã được nhiều tácgiả đề cập đến trong một số cuốn sách hoặc luận văn cao học luật Ví dụ:Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợchồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam” được Nhà xuất bản Tư pháp xuấtbản năm 2008; Luận văn thạc sỹ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về
“Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Bài viếtcủa tác giả Bùi Minh Hồng về “Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồngtrong pháp luật cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luậthọc số 11 năm 2009; Bài viết của tác giả Đoàn Thị Phương Diệp về “Chế độ
Trang 9tài sản giữa vợ chồng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân vàgia đình” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08 năm 2014; Hoặc một
số bài viết về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt nam khác trêncác Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và phápluật… Các cuốn sách, luận văn, bài viết nêu trên đều nghiên cứu chế độ tàisản của vợ chồng dựa trên Luật HN&GĐ Việt Nam và các văn bản hướng dẫnthi hành, cho đến trước ngày Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành(01/01/2015)
Vừa qua, có một số luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu chế độ tài sản vợchồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 như: Luận văn thạc sỹ năm 2014 của tácgiả Nguyễn Thị Kim Dung về "Chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận trongpháp luật Việt Nam"; Luận văn thạc sỹ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị ThuThủy về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân vàgia đình Việt Nam năm 2014” Song các luận văn này chỉ nghiên cứuchuyên sâu về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
Theo đó, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 Luận văn làcông trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách toàndiện, đầy đủ trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam
Trang 10- Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển chế độ tài sản vợ chồng phápđịnh trong pháp luật của Việt Nam và của một số nước trên thế giới, so sánhchế độ tài sản vợ chồng pháp định giữa các nước để thấy được sự tương đồng
và sự khác biệt mang tính dân tộc
- Phân tích nội dung Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo LuậtHN&GĐ Việt Nam năm 2014 để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chế độ tài sản
vợ chồng pháp định; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và nhữngđiểm mới quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐViệt Nam năm 2014
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợchồng pháp định, Luận văn chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quyđịnh này, đồng thời, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả sẽ phân tích, đánh giánhững vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế độtài sản vợ chồng pháp định với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng
Luận văn không nghiên cứu về quan hệ cấp dưỡng và quyền thừa kế tàisản của nhau giữa vợ chồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi những quy định của pháp luậtViệt Nam về chế độ tài sản vợ chồng; một số nội dung cơ bản của chế độ tàisản vợ chồng trong BLDS Pháp, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, Luậthôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; thực tiễn áp dụng các quy địnhpháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn đã vận dụng một số phương phápnhư: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để thấy
Trang 11được sự phù hợp của các quy định pháp luật đối với xã hội, giữa chúng cómối quan hệ biện chứng lẫn nhau, hay nói cách khác pháp luật là tấm gươngphản chiếu xã hội, còn xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật.
Đồng thời, luận văn cũng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và pháttriển gia đình
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu,phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp vàmột số phương pháp khác Trong đó, phương pháp chính là tổng hợp và phântích Cụ thể là tổng hợp và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật,những thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài Sau đó, phân tích
và đưa ra đánh giá về từng vấn đề Cuối cùng rút ra kết luận chung về vấn đề
đã nghiên cứu
6 Kết cấu Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungLuận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về chế độ tài sản vợ chồng pháp định
Chương 2: Nội dung quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định trongLuật HN&GĐ Việt Nam năm 2014
Chương 3: Thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng
và một số kiến nghị
Trang 12CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
1.1 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG
Tài sản là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình Kể
từ khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, vợ chồng phải cùng nhau lao động, sảnxuất, kinh doanh…để tạo ra của cải vật chất, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của
vợ chồng, con cái và cả gia đình, đảm bảo điều kiện cần thiết để chăm sóc,giáo dục con cái Theo đó, bên cạnh quan hệ nhân thân, giữa vợ chồng còntồn tại quan hệ tài sản Trong đó, quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa hẹp chính làquan hệ sở hữu tài sản Nội dung của quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồngbao gồm: việc xác định tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêngcủa vợ, tài sản riêng của chồng; xác định quyền và nghĩa vụ đối với tài sảnchung, tài sản riêng của vợ, chồng; và việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong những trường hợp nhất định Vậy những quy định điều chỉnh quan hệ sởhữu tài sản giữa vợ chồng như thế nào?
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệusản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tếkhác” Bên cạnh đó, BLDS cũng quy định cụ thể quyền sở hữu (chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt) của cá nhân Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải đểdành, tài sản do mình tạo ra, tài sản được thừa kế, tặng cho
Vợ chồng với tư cách là một cá nhân, có quyền chiếm hữu, sử dụng,định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Xét về mặt lý thuyết,
có thể áp dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS để điều chỉnh quan hệ
sở hữu tài sản giữa vợ, chồng như những công dân khác không phải là vợ,chồng Tuy nhiên, trong thực tiễn, do tính chất đặc biệt trong quan hệ hôn
Trang 13nhân gia đình là vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng lao động tạo racủa cải vật chất để duy trì, phát triển gia đình, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon cái, nên quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng ngoài việc đảm bảo quyền
sở hữu tài sản của cá nhân vợ, chồng, phải đồng thời đả m bảo lợi ích chungcủa vợ chồng (đảm bảo đời sống chung của vợ chồng) Do đó, không thể ápdụng các quy định của Hiến pháp và BLDS để điều chỉnh quan hệ sở hữu tàisản giữa vợ và chồng Nói cách khác, tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa
vợ và chồng đòi hỏi những quy định riêng nhằm điều chỉnh quan hệ sở hữu tàisản của vợ chồng Tổng hợp những quy định này chính là chế độ tài sản vợchồng Có thể đưa ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặc thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, gồm: căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng luôn có vai trò quan trọng trong pháp luậtHN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới Pháp luật của mỗi quốc giađiều chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống,đạo đức, tập quán… của mình Thông thường pháp luật các nước quy định hailoại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận (chế
độ tài sản ước định) và chế độ tài sản vợ chồng pháp định Sở dĩ có hai loạichế độ tài sản vợ chồng là vì hôn nhân được xác lập do hai bên nam, nữ thỏathuận, giao ước trên cơ sở tự do, tự nguyện Theo đó, vợ, chồng đương nhiên
có quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến quan đến quyền vàlợi ích của mình, trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Vì vậy, mộtmặt pháp luật dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định vợ,chồng có quyền thỏa thuận với nhau về tài sản (lập hôn ước) Chế độ tài sản
Trang 14do pháp luật dự liệu có hiệu lực khi hai vợ chồng không lập hôn nước hoặchôn ước đã lập bị vô hiệu do vi phạm những quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, duy trìduy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng Chế độ tài sản vợchồng theo thỏa thuận được quy định lần đầu tiên tại Luật HN&GĐ năm 2014với nội dung trước khi kết hôn, vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về tàisản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sảnchung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ
và chồng Trong bản thỏa thuận, vợ chồng thỏa thuận lựa chọn chế độ cộngđồng (có tài sản chung) hoặc chế độ phân sản (không có tài sản chung) để duytrì và đảm bảo thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân Trong chế độ cộng đồng có
sự tồn tại của khối tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau
về thành phần khối tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng (nếucó), quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, việcphân chia tài sản chung của vợ chồng… Trong chế độ phân sản, giữa vợ chồngkhông tồn tại khối tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng thỏa thuận với nhau vềviệc đóng góp tài sản riêng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con cái…Có thể thấy rằng, đặc điểm của chế độ tài sản vợchồng theo thỏa thuận là việc thỏa thuận giữa vợ chồng phải được thực hiệntrước khi kết hôn và những thỏa thuận này sẽ được thực hiện trong suốt thời kỳhôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận sửa đổi, thay đổi chế độ tài sảntheo thỏa thuận (sửa đổi, thay đổi nội dung hôn ước)
Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào khi xác lập quan hệ hôn nhâncũng thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng Do đó, pháp luật phải tạo ra một giảipháp dành cho các cặp vợ chồng khi xác lập quan hệ hôn nhân không lập hônước Giải pháp này được gọi là chế độ tài sản vợ chồng pháp định Chế độ tàisản pháp định được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình
Trang 151.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
1.2.1 Khái niệm
Do tính chất phức tạp, nhạy cảm của quan hệ hôn nhân gia đình, đặcbiệt là vấn đề tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình, thực tiễn cho thấy hầuhết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân có liên quan đến tranhchấp tài sản vợ chồng Trong khi đó các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồngluôn là loại việc phức tạp, khó khăn
Đối với những cặp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồngtrước khi kết hôn thì việc giải quyết các vấn đề tài sản giữa vợ và chồng thựchiện theo thỏa thuận của hai bên vợ chồng Tuy nhiên, thực tế không phải cặp
vợ chồng nào cũng thỏa thuận trước về vấn đề tài sản của vợ chồng Hoặc cótrường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm các quyđịnh chung của pháp luật Vì thế, pháp luật đã dự liệu các quy định cụ thể để
áp dụng cho những cặp vợ, chồng không thỏa thuận trước hoặc thỏa thuận bị
vô hiệu, nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng phải đảmbảo lợi ích chung của gia đình Khi hôn nhân được xác lập, vợ chồng cùngnhau xây dựng gia đình, chăm sóc, nuôi dậy con cái, đảm bảo những nhu cầu
về vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình Đồng thời, trongthời kỳ hôn nhân, vợ, chồng thường xuyên phải thực hiện các giao dịch liênquan đến tài sản phục vụ cho sự tồn tại phát triển của gia đình Để làm đượcđiều đó vợ chồng cần phải có tài sản, sản nghiệp chung Do đó, cần thiết phải
có những quy định về tài sản chung của vợ chồng, cũng như quyền, nghĩa vụcủa vợ chồng đối với tài sản chung
Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích chung của gia đình, việc đảm bảo quyền
và lợi ích của cá nhân vợ, chồng là một vấn đề quan trọng Vì quyền sở hữu
Trang 16tài sản của mỗi cá nhân là quyền hiến định, việc xác lập quyền sở hữu riêngđối với tài sản theo quy định của pháp luật phải được Luật HN&GĐ tôn trọng.Hơn nữa, ngoài việc chăm lo cho đời sống chung của gia đình, vợ, chồng còn
có những nhu cầu thiết yếu riêng, tài sản riêng của vợ, chồng được dùng đểđáp ứng nhu cầu riêng Do đó, quy định về tài sản riêng của vợ chồng, quyền,nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng là tất yếu khách quan
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng còn phải đảmbảo quyền bình đẳng của phụ nữ Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời và bắt đầu từ Hiến pháp năm 1946, quyền bình đẳng của phụ nữ: “đàn bà ngang quyền với đàn ông” được ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản Pháp
luật HN&GĐ cũng cụ thể hóa nguyên tắc này thành những quy định cụ thểtrong quan hệ giữa vợ và chồng nói chung và trong quan hệ sở hữu tài sản vợchồng nói riêng Trên cơ sở đó, quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sảncủa vợ chồng ra đời cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tàisản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ vàchồng theo luật định Nội dung của quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trongquan hệ sở hữu tài sản, bao gồm: vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau vềquyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng, về phân chia tài sảnchung của vợ chồng
Tổng hợp những quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợchồng nêu trên tạo thành chế độ tài sản vợ chồng pháp định
Trong lịch sử lập pháp của nhiều nước trên thế giới, trong đó có ViệtNam tồn tại những loại chế độ tài sản vợ chồng cơ bản như sau:
- Chế độ tài sản cộng đồng:
+ Chế độ cộng đồng toàn sản: Nội dung của chế độ cộng đồng toàn sản
là tất cả các tài sản mà vợ, chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân đều
là tài sản chung của vợ chồng Trong quan hệ tài sản giữa vợ, chồng không
Trang 17tồn tại tài sản riêng của vợ chồng Theo đó, tài sản chung của vợ chồng baogồm: tài sản vợ, chồng tạo ra, được tặng cho, thừa kế trước khi kết hôn; tàisản do vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không tính đếnnguồn gốc, công sức của mỗi bên; tài sản vợ, chồng được tặng cho riêng, thừa
kế riêng trong thời kỳ hôn nhân Ở Việt Nam, chế độ cộng đồng toàn sảnđược quy định trong Luật GĐ của chính quyền Ngô Đình Diệm, LuậtHN&GĐ năm 1959
+ Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản trong đó, khốitài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các động sản của vợ chồng cótrước khi kết hôn, trong thời kỳ hôn nhân và bất động sản mà vợ chồng cóđược trong thời kỳ hôn nhân Chế độ cộng đồng động sản vào tạo sản đượcquy định trong BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp Ở Việt Nam, dưới chế
độ ngụy quyền Sài Gòn, Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 được ban hànhdưới chế độ Nguyễn Khánh và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợchồng pháp định là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản Theo đó, khối tàisản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên
vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng được thừa kế, tặng chotrong thời kỳ hôn nhân; động sản và bất động sản do vợ chồng có được trongthời kỳ hôn nhân; hoa lợi thu được từ tài sản mà vợ chồng có được trước vàtrong thời kỳ hôn nhân Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sảnriêng là bất động sản của vợ, chồng trước khi kết hôn và bất động sản vợ,chồng được tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân Sắc luật cũng quyđịnh quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng
- Chế độ phân sản là chế độ tài sản trong đó không tồn tại khối tài sảnchung của vợ chồng, tất cả tài sản vợ chồng có được trước khi kết hôn và saukhi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ, chồng Đối với chế độ tài sản này,pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đóng góp
Trang 18tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của vợ chồng, chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con cái, cấp dưỡng lẫn nhau…
Nhìn chung, dù quy định loại chế độ tài sản nào thì pháp luật cũng dựliệu các căn cứ xác định các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đốivới tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng
Như vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định được pháp luật dự liệu từtrước do tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân gia đình, đồng thời phụthuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống vănhóa của mỗi quốc gia Với tư cách là một loại chế độ tài sản vợ chồng, chế độtài sản vợ chồng pháp định cũng bao gồm đầy đủ các nội dung của chế độ tàisản vợ chồng như: quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắcchia tài sản giữa vợ và chồng Trên cơ sở những lập luận trên, sau đây chúngtôi đưa ra khái niệm chế độ tài sản vợ chồng pháp định:
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản vợ chồng do pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với người thứ ba; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng.
1.2.2 Đặc điểm
Xuất phát từ tính chất được pháp luật dự liệu từ trước, chế độ tài sản vợ chồngpháp định có những đặc điểm riêng biệt so với chế độ tài sản ước định, như sau:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, chế độ tài sản pháp định được quy định
trong pháp luật HN&GĐ, trong đó, quy định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt,quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản
Trang 19Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định khác biệt hoàn toàn so với chế độ tàisản vợ chồng theo thỏa thuận ở tính chất tự do thỏa thuận của vợ chồng Cụ thể
là, trong chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, vợ, chồng thỏa thuận với nhau
về tài sản chung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sảnchung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầuthiết yếu của gia đình; nguyên tắc phân chia tài sản Còn trong chế độ tài sản vợchồng pháp định, các nội dung trên được pháp luật quy định cụ thể
Thứ hai, về hình thức sở hữu đối với tài sản chung, ở Việt Nam, khác
với chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là vợ chồng có thể thỏa thuận vớinhau về hình thức sở hữu đối với tài sản chung, trong chế độ tài sản của vợchồng pháp định chỉ có duy nhất một hình thức là sở hữu chung hợp nhất.Điều này xuất phát từ mục đích của quan hệ hôn nhân là vợ, chồng yêuthương, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc, nuôi dạy con cái, vợ, chồng phải cónghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời sống chung của gia đình Theo đó,toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp phápkhác trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khikết hôn (trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng choriêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sảnchung của vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của các bên
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của
vợ chồng pháp định, theo pháp luật HN&GĐ, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnchung; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệt giữa lao động tronggia đình và lao động có thu nhập Đối với tài sản riêng (nếu có), vợ, chồng cóquyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với sảnriêng đó; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung Tuy nhiên,
Trang 20quyền sở hữu đối với tài sản riêng bị hạn chế trong một số trường hợp, ví dụnhư: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tàisản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản nàyphải có sự đồng ý của chồng, vợ” [20, Khoản 4 Điều 44]; “Trong trường hợp
vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhucầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêngtheo khả năng kinh tế của mỗi bên” [20, Khoản 2 Điều 30] Trong khi đó, chế
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, quyền sở hữu đối với tài sản riêng của
vợ, chồng không bị hạn chế trong những trường hợp nêu trên, vợ chồng có thể
tự do thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản
1.2.3 Ý nghĩa
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xáctrình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nước.Trong mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội luôn có một chế độ HN&GĐ tươngứng được xác lập bằng quy định pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán,trong đó có chế độ tài sản vợ chồng pháp định Ví dụ như BLDS Pháp năm
1804 thể hiện quan điểm người phụ nữ (người vợ) không có năng lực pháp lý.Trong xã hội phong kiến, pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ sự bất công, bấtbình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ trong gia đình hoàn toàn bị lệ thuộcvào người chồng Người chồng là đại diện cho quyền lợi gia đình, đại diện cho ýchí của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng, giao ước liên quan đến tài sảncủa vợ chồng mà không cần sự đồng ý của người vợ Ngược lại, người vợ phảiđược chồng cho phép mới được ký kết, thực hiện giao ước, chỉ được đại diệntrong những nhu cầu gia vụ hoặc ký kết giao ước trong trường hợp người chồng
ủy quyền Khi tiến lên xã hội Chủ nghĩa (XHCN), phụ nữ “được giải phóng”,
pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng của Nhà nước XHCN đã ghinhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng,
vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
Trang 21Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa quan trọng trong việcđiều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc,cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợpquy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định quy định cụ thể căn cứ xác lập,nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng Khi xác lậpquan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp định hay ướcđịnh thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn đượcxác định cụ thể
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụcủa vợ, chồng với nhau và với người thứ ba Trên cơ sở xác định tài sảnchung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng pháp định xác địnhquyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó Quyền và nghĩa vụcủa vợ chồng trong quan hệ tài sản được thể hiện như sau: vợ, chồng cóquyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một người không thể tự ýđịnh đoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của người kia; có quyền sở hữuriêng đối với tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêngkèm theo những hạn chế về quyền sở hữu trong một số trường hợp đặc biệt dotính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là cơ sở pháp lý để giải quyết tranhchấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với người thứ ba tham giagiao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của vợ, chồng hoặc người thứ ba Trên cơ sở các quy định của chế
độ tài sản vợ chồng pháp định, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ, nguyêntắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trường cụthể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn
Trang 22nhân, vợ hoặc chồng chết trước cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc đểgiải quyết nghĩa vụ về tài sản của người đã chết với người thứ ba…
Ngoài ra, chế độ tài sản vợ chồng pháp định còn là những quy địnhmang tính định hướng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏa thuận chế độ tàisản phù hợp quy định của pháp luật, đảm bảo thỏa thuận chế độ tài sản vợchồng không bị vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật
1.3 KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.3.1 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam
Qua quá trình khảo cứu các quy định trong cổ luật Việt Nam, các nhànghiên cứu cho rằng các quy định pháp luật HN&GĐ là một phần quan trọngtrong hệ thống cổ luật, tuy nhiên, vấn đề tài sản của vợ chồng mặc dù đã đượcquy định, nhưng không rõ ràng, hệ thống cổ luật không có chế định riêng rẽ
và cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng Điều này được thể hiện trong hai Bộ luậtlớn nhất của hệ thống cổ luật Việt Nam (Quốc triều hình luật được ban hànhdưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1479), HVLL đượcban hành dưới triều Nguyễn vào năm 1812) và những tục lệ cổ
Quốc triều hình luật quy định nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực HN& làHN& không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng Bộ luật cũng
đã có một số quy định quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng như thànhphần khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Phu tông điền sản (tài sản củachồng được thừa kế từ gia đình chồng); Thê điền sản (tài sản của vợ đượcthừa kế từ gia đình); Tần tảo điền sản (tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân), tất cả những tài sản này đều thuộc sự quản lý của người chồng(chủ gia đình), người vợ được sử dụng tài sản chung của vợ chồng trong cácnhu cầu gia vụ đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, trong những giao dịch
có giá trị lớn (điền sản) thì phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, Bộ luật cũngquy định quyền phản đối của người vợ khi chồng sử dụng tài sản chung
Trang 23không đảm bảo quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình, tài sản chungcủa vợ chồng được chia trong trường hợp khi một bên vợ, chồng chết trước
mà giữa họ không có con (Điều 374, 375, 376)
HVLL được chép nguyên văn luật nhà Thanh, ghi nhận lại tư tưởngphong kiến lạc hậu của Trung Quốc cùng thời Theo HVLL, người vợ hoàntoàn vô năng lực, phụ thuộc vào người chồng một cách tuyệt đối Do đó, Bộluật này không có quy định nào về vấn đề tài sản của vợ chồng
Ở thời kỳ này, tục lệ cũng chiếm một vị trí quan trọng chi phối hành viứng xử trong quan hệ hôn nhân gia đình Theo quan niệm truyền thống củangười phương Đông, trong gia đình yếu tố tình cảm luôn được coi trọng hơnvấn đề tài sản, gia đình được tạo nên với mục đích sinh con đẻ cái, giáo dụccon cái, vì lợi ích của gia đình và xã hội Vì thế, vợ chồng cùng chung sức tạodựng tài sản và toàn bộ tài sản vợ, chồng tạo ra hợp nhất thành một khối đểnuôi dưỡng, giáo dục con cái, khi cha, mẹ chết thì để lại cho con cái Điều nàyđược thể hiện tập ý kiến gồm 324 câu giải đáp do Ủy ban tư vấn án lệ BắcViệt sưu tầm và ghi chép từ năm 1927 đến năm 1930 (trước khi ban hànhDLBK), tại câu hỏi thứ 31 có ghi:
Nguyên tắc căn bản vẫn còn được áp dụng trong gia đình ViệtNam về chế độ tài sản vợ của vợ chồng là tất cả các của cải của đôi vợchồng, không phân biệt bản chất và nguồn gốc, đều để dành cho các contheo câu tục ngữ: cha mẹ làm việc để nuôi con, cho nên suốt thời kỳ hônthú, tất cả của cải là của chung
Theo tư tưởng nho giáo, người phụ nữ khi đã lấy chồng thì thuộc hẳn
về nhà chồng, thuyết tam tòng buộc họ phải tuân thủ người chồng, trong giađình người chồng được coi là chủ gia đình (trụ cột của gia đình) đương nhiên
có quyền đại diện cho quyền lợi của gia đình, là chủ sở hữu các tài sản tronggia đình, có quyền định đoạt tài sản của gia đình
Trang 24Như vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật và tục lệ ởViệt nam là chế độ cộng đồng toàn sản, cụ thể là toàn bộ tài sản của vợ, chồngtrước khi kết hôn và tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân tạothành một khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản này được đặt dưới sựquản lý của người chồng.
1.3.2 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam kéo dài hơn tám mươi năm, kể từ năm
1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến năm 1945 Trong thời kỳ này,
thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị” chia nước ta thành ba miền
(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) Vì thế, đối với mỗi miền, thực dân Pháp banhành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội,trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình: Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931(DLBK); ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK); ở Nam Kỳ áp dụngtập DLGY năm 1883 (DLGY)
Thứ nhất, về chế độ sở hữu trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
Trên cơ sở ghi nhận tục lệ của người Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều
là tài sản chung của vợ chồng, DLBK và DLTK quy định chế độ tài sản vợchồng pháp định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế (chế
độ tài sản ước định) là chế độ cộng đồng toàn sản Điều 106, 107 DLBK vàĐiều 105 BLTK quy định: “Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì
cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của
vợ hợp làm một mà chung nhau”
Trang 25Thứ hai, về quy định thành phần khối tài sản chung Nội dung của chế
độ cộng đồng toàn sản là tất cả của cải và hoa lợi của chồng và của vợ hợpthành hợp thành khối tài sản của vợ chồng Tuy nhiên, việc hợp nhất tài sảnriêng của vợ, chồng thành khối tài sản của vợ chồng chỉ mang tính tạm thời,
vì trong trường hợp vợ chồng ly hôn, Điều 112 DLBK và Điều 110 DLTKquy định những tài sản riêng của vợ, chồng đã hợp nhất tạm thời vào khối tàisản của vợ chồng sẽ được phân chia cho vợ, chồng theo nguyên tắc tài sảnriêng của bên nào thì bên đó lấy lại (nếu không có con chung) Hai Điều nàycũng quy định nếu tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được tu sửa, quản lýbằng tài sản chung thì tài sản đó được tính vào tài sản chung của vợ chồng.Theo đó, chỉ những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tàisản chung chính thức
Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản Đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản để thực hiện những giao dịch
nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình như ăn, ở, chăm sóc,nuôi dạy con cái vợ, chồng có thể tự mình đại diện cho gia đình (Điều 100,
111 DLBK và Điều 98, 109 DLTK) Ngoài những giao dịch được nêu ở trên,thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải được sự đồng ý của hai vợchồng (Điều 109 DLBK và Điều 107 DLTK) Trong một số trường hợp nhưlập hội, thuê mướn, vay mượn, đi kiện… người chồng được phép tự mìnhthực hiện; nhưng, ngược lại, người vợ lại không được tự ý thực hiện, người
vợ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý, cho phép của người chồng (Điều 98DLBK và Điều 104 DLTK)
Bên cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu các chế tài đối với vợ và chồng khi
vợ, chồng có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ như nếu người vợ cố ý thựchiện những giao dịch khi chưa được sự đồng ý của người chồng, ảnh hưởngtới quyền lợi của gia đình thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc
Trang 26toàn bộ quyền của người vợ (Điều 100 DLBK và Điều 98 DLTK); ngườichồng không chu cấp để nuôi dưỡng vợ, con hoặc có hành vi phá tán tài sảncủa gia đình thì người vợ có quyền yêu cầu tòa án cấm người chồng sử dụngphần tài sản của mình trong khối tài sản chung và toàn bộ tài sản do người vợhành nghề tạo ra (Điều 110 DLBK và Điều 108 DLTK).
Thứ tư, quy định về nghĩa vụ đối với các khoản nợ Theo Điều 111
DLBK và Điều 109 DLTK quy định khối tài sản chung phải có nghĩa vụ chitrả các khoản nợ sau: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;những khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân; những khoản nợ do
vợ vay với tư cách là đại diện cho gia đình hoặc đã được sự cho phép củachồng, khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hoặc làm công nghệmột cách hợp lệ; những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra
Thứ năm, quy định về phân chia tài sản của vợ chồng
DLBK và DLTK đã có những quy định về phân chia tài sản của vợchồng trong hai trường hợp:
- Khi một bên vợ, chồng chết trước Trong trường hợp người chồng chếttrước, nếu người vợ không tái giá (đi lấy chồng mới) thì người vợ được thaychồng quản lý tài sản chung Trường hợp người vợ chết trước thì người chồngđương nhiên trở thành chủ sở hữu của toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng
- Khi vợ chồng ly hôn Khi vợ chồng ly hôn không có con chung, thìngười vợ được lấy lại tài sản riêng hiện còn của mình, nghĩa là những tài sản
đã được bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì người
vợ không được phép đòi lại, đồng thời bất cứ tài sản riêng nào của vợ hoặcchồng đã được tu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng sẽ trở thànhtài sản chung của vợ chồng để phân chia khi ly hôn Nguyên tắc phân chia khi
ly hôn là chia đều khối tài sản chung mỗi người một nửa sau khi hai bên vợ,chồng đã lấy lại tài sản riêng của mình Đối với trường hợp vợ chồng ly hôn
Trang 27khi đã có con chung, toàn bộ tài sản của vợ chồng do người chồng quản lý và
để dành cho các con, người vợ không được thu hồi bất cứ tài sản riêng nào
* Ở Nam Kỳ
Ở Nam Kỳ, quan hệ hôn nhân gia đình chịu sự điều chỉnh bởi tậpDLGY được ban hành ngày 03/10/1883 phỏng theo BLDS Pháp năm 1804,gồm 3 tiết về thất tung, hôn thú, ly dị, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thànhniên, giám hộ Về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, tập DLGY không có điều,khoản nào quy định về tài sản, khế ước và nghĩa vụ, đồng thời không có quyđịnh về chế độ tài sản của vợ chồng và di sản
Ban đầu, các án lệ tại Nam Kỳ áp dụng quan niệm người vợ cũng cócủa riêng và chế độ hôn sản giữa vợ chồng là chế độ cồng đồng toàn sản Sau
đó, án lệ tại Nam Kỳ lại không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ
vì quan điểm người vợ không được ngang hàng với chồng [36, tr 119-120]
1.3.3 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn)
Ngay sau khi nước ta đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược thành công,
đế quốc Mỹ lại âm mưu tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới, mục đích làchia cắt lâu dài nước ta Hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này là thời kỳ quá
độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chế độ ngụy quyền Sài Gòn ởmiền Nam Theo đó, quan hệ hôn nhân gia đình ở miền Nam nước ta đượcđiều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật, gồm: Luật GĐ ngày 02/01/1959 đượcban hành dưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964được ban hành dưới chế độ Nguyễn Khánh; BLDS ngày 20/12/1972 được banhành dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu
Ba văn bản luật này có những quy định khác nhau về thành phần tài sảntrong khối cộng đồng, đồng thời, cũng có quy định khác nhau trong việc quản
lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối tài sản, cụ thể như sau:
Trang 28Luật GĐ kế thừa chế độ cộng đồng toàn sản của DLBK và DLTK.Điểm tiến bộ hơn DLBK và DLTK của Luật GĐ là quy định quan hệ bìnhđẳng giữa vợ chồng (Điều 43), vợ, chồng đều có quyền quản trị khối tài sản
cộng đồng (Điều 49) Tuy nhiên, Điều 39 lại quy định: “Người chồng là trưởng gia đình”, nên trong thực tế, sự bình đẳng giữa vợ, chồng vẫn chưa
được thực hiện Đối với việc phân chia tài sản, Luật GĐ chỉ quy định phânchia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết (do không thừa nhận việc ly hôn)
Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ chồngpháp định khác với Luật GĐ, đó là quy định chế độ cộng đồng động sản và tạosản Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sởhữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng được thừa
kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân; động sản và bất động sản do vợ chồng cóđược trong thời kỳ hôn nhân; hoa lợi thu được từ tài sản mà vợ chồng có đượctrước và trong thời kỳ hôn nhân Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tàisản riêng là bất động sản của vợ, chồng trước khi kết hôn và bất động sản vợ,chồng được tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân Về nghĩa vụ đối vớinhững khoản nợ, khối tài sản chung của vợ chồng phải thanh toán nợ của vợ,chồng đã vay trước khi kết hôn, trừ khoản nợ được bảo đảm bởi những quyềnđối vật các bất động sản; khoản nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; khoản
nợ do vợ, chồng vi phạm pháp luật gây ra Về quyền vợ chồng đối với tài sản,người vợ hoàn toàn không có quyền hạn gì Người chồng có toàn quyền quản lýtài sản chung, thậm chí quản lý cả tài sản riêng của người vợ Về phân chia tàisản, Sắc luật 15/64 chỉ quy định phân chia tài sản khi ly hôn hoặc ly thân màkhông quy định phân chia tài sản khi một bên vợ, chồng chết; BLDS năm 1972quy định phân chia tài sản trong ba trường hợp: vợ chồng ly thân, ly hôn hoặcmột bên vợ, chồng chết Nguyên tắc phân chia tài sản là: tài sản riêng của bênnào thuộc quyên sở hữu của bên đó, tài sản chung chia đều mỗi bên một nửa
Trang 29Từ những quy định trên đây, có thể thấy rằng chế độ tài sản vợ chồngpháp định trong pháp luật dưới chế độ nguy quyền Sài Gòn tương đối cụ thể.Tuy nhiên, những quy định này vẫn bảo vệ tư tưởng phong kiến, gia trưởng,thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân cũng nhưtrong quan hệ tài sản.
1.3.4 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay
Ngày 02/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã ban hành
hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực củađời sống xã hội, trong đó có pháp luật về HN&GĐ cùng các quy định về chế
độ tài sản vợ chồng
* Sắc lệnh 97/SL, Sắc lệnh 159/SL
Trong hệ thống pháp luật của nước ta từ năm 1945 đến nay, những vănbản đầu tiên điều chỉnh về quan hệ hôn nhân gia đình là Sắc lệnh số 97/SLngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 Hai Sắc lệnh này đãsửa đổi một số quy định trong dân luật, nhằm xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởng củachế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến Quy định xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởngcủa chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến đầu tiên phải nói đến đó là quy
định cụ thể hóa Điều 9 Hiến pháp năm 1946: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” Theo tinh thần này, Sắc lệnh 97/SL quy định:
“Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5),“người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”(Điều 6) Theo đó, vợ chồng bình đẳng về
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợchồng Sắc lệnh 97/SL đã có quy định về việc vợ chồng ly dị Sắc lệnh159/SL có các quy định cụ thể hơn về ly hôn, quyền ly hôn của vợ, chồng,nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái sau khi vợ chồng ly hôn Tuy nhiên, haiSắc lệnh này lại không quy định về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn,nhưng căn cứ vào quyền bình đẳng giữa vợ, chồng, có thể suy luận rằng, khi
Trang 30ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đều cho vợ, chồng, mỗi bên mộtnửa giá trị tài sản Nói chung, Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL có ý nghĩa
to lớn trong việc khẳng định bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ
* Luật HN&GĐ năm 1959
Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ 11 thông qua bảnHiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trên cơ sở nhữngnguyên tắc hiến định của bản Hiến pháp mới, ngày 29/12/1959, Quốc hộikhóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua Luật HN&GĐ năm 1959, gồm 6 chương, 35điều Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt Luật HN&GĐ năm 1959 là xóa bỏ tàn
dư của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độHN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa
Luật quy định chế độ tài sản vợ chồng áp dụng chung cho các cặp vợchồng mà không quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Điều
15 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.
Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản vợ, chồng có trướckhi kết hôn, tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, tài sản của vợchồng được tặng cho, thừa kế (cả trường hợp được tặng cho, thừa kế chung vàtrường hợp được tặng cho, thừa kế riêng) Hay nói cách khác mọi tài sản của
vợ, chồng không phân biệt nguồn gốc tài sản, có trước hay có trong thời kỳhôn nhân và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 kế thừa những quy định pháp luậtHN&GĐ trước đây về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toànsản, không có điều khoản nào nói đến tài sản riêng của vợ, chồng Về quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền ngangnhau đối với tài sản chung Chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiệnkhi vợ, chồng chết trước hoặc khi vợ chồng ly hôn Điều 29 quy định nguyên
tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng như sau: “Khi ly hôn, việc chia tài
Trang 31sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản
và tình trạng cụ thể của gia đình Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất”.
Luật HN&GĐ năm 1959 đã có những đóng góp quan trọng trong việc xóa
bỏ tàn dư chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu, cũng như trong sựnghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình Tuynhiên, chế độ tài sản của vợ chồng trong luật HN&GĐ năm 1959 còn quá côđọng, khái quát, chưa dự liệu được hết các vấn đề về chế độ tài sản vợ chồng
* Luật HN&GĐ năm 1986
Ngày 30/4/1975, nước ta hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập tiến lênchủ nghĩa xã hội, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đổi tên thành nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để phù hợp với tình hình mới, ngày18/12/1980, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thong qua bản Hiến pháp thứ
ba của nước ta, đó là Hiến pháp năm 1980 Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ghi
nhận những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân gia đình:“Hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” thành một nguyên
tắc hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm 1980) Để cụ thể hóa những nguyên tắcnày, ngày 29/12/1986, Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, gồm 10 chương, 57điều Bên cạnh Luật HN&GĐ năm 1986, chế độ tài sản vợ chồng pháp địnhcòn được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án các cấp ápdụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986
Cũng như Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 khôngquy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Điều 14, 15, 16, 17,
18, 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồmtài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập
Trang 32hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồngđược thừa kế chung hoặc được cho chung Luật cũng xác định cụ thể quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là vợ, chồng có quyền vànghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, việc mua bán, đổi, cho, vay,mượn, và những giao dịch khác về tài sản có giá trị lớn thì phải được sự thoảthuận của vợ, chồng Bên cạnh đó, Luật quy định về tài sản riêng của vợ,chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kếriêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền nhậphoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung Quy định này là một điểmmới của Luật HN&GĐ năm 1986 so với Luật HN&GĐ năm 1959 (không quyđịnh về tài sản riêng của vợ, chồng) Điểm mới thứ hai của Luật HN&GĐnăm 1986 thể hiện trong quy định về chia tài sản chung của vợ chồng, bổsung thêm một trường hợp phân chia tài sản của vợ chồng là nếu một bên yêucầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định cụ thểhơn về nguyên tắc phân chia tài sản tại Điều 42
Để quy định cụ thể hơn về thành phần khối tài sản chung của vợ chồng,quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung điểm a mục 3 Nghịquyết số 01-NQ/HĐTP quy định:
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập nhưsau:
- Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, tiền thunhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợchồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên;
- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhậpnói trên;
- Tài sản mà vợ chồng được cho hoặc được thừa kế chung
Trang 33Tài sản được sử dụng để đảm bảo những nhu cầu trong giađình, do đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tàisản đó Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình đượcđương nhiên coi là sự thoả thuận của hai vợ chồng Nhưng việcmua, bán, cho hoặc vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệđến tài sản có giá trị lớn (như: nhà ở, gia súc chăn nuôi như trâu,
bò, tư liệu sinh hoạt có giá trị lớn như máy thu hình, tủ lạnh, xe máyv.v ) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng Nếu là việcmua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồngviết (như việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợpđồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ,chồng cho mình ký thay
Điểm b mục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP hướng dẫn chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn, khi một bên chết hoặc một bên yêu cầu chia tài sản khihôn nhân còn tồn tại (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)
Như vậy, từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, chế động cộng đồng toànsản ở Luật HN&GĐ năm 1959 được thay thế bằng chế độ cộng đồng tạo sản vàchế độ tài sản của vợ chồng pháp định đã được quy định rõ nét hơn, cụ thể hơn.Tuy nhiên, nhiều quy định của Luật vẫn mang tính khái quát, định khung, chưa
dự liệu được hết các trường hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa vợ,chồng nên khi áp dụng vào thực tế còn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc
* Luật HN&GĐ năm 2000
Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 09/6/2000 Luật gồm 13 chương 110 điều, là hệ thống các quy định
về chế độ HN&GĐ trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992
Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2000 kế thừa nhiều nội dung chế
độ tài sản vợ chồng pháp định của Luật HN&GĐ năm 1986, đồng thời bổ
sung những quy định mới nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc còn
Trang 34tồn tại mà Luật HN&GĐ chưa giải quyết được Những nội dung được bổ sung
cụ thể là: Bổ sung nguyên tắc suy đoán tài sản chung tại khoản 3 Điều 27:
“Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”; trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực
hiện tại Điều 25; quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân
sự liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùngtài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuậntại khoản 3 Điều 28; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng tại Điều 33;quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiệnnghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận tại khoản 2 Điều 29
* Luật HN&GĐ năm 2014
Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7thông qua ngày 19/6/2014, gồm 9 chương, 133 điều Về chế độ tài sản của vợchồng, Luật bổ sung quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.Chế độ tài sản vợ chồng pháp định được quy định tại các điều từ Điều 29 đếnĐiều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Theo Luật HN&GĐ năm 2014, chế độ tàisản vợ chồng pháp định có những điểm mới nổi bật trong quy định thành phầnkhối tài sản chung của vợ chồng; quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với tàisản chung; quy định về việc định đoạt tài sản chung; quy định về nghĩa vụ chung
về tài sản của vợ chồng; quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;quy định về tài sản riêng và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cũng nhưnghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung…
Nói chung, so với các Luật HN&GĐ trước đây, Luật HN&GĐ năm
2014 đã thể hiện được sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng,giải quyết được các vấn đề còn vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc choviệc áp dụng pháp luật trong thực tế
Trang 351.4 CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán,truyền thống văn hóa, các quốc gia quy định chế độ tài sản vợ chồng phù hợp.Sau đây, xin được điểm qua một số nội dung cơ bản của chế độ tài sản vợchồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của một số nước:
* Cộng hòa Pháp
Giống như pháp luật của hầu hết các quốc gia, BLDS Cộng hòa Pháp
dự liệu hai loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản vợ chồng pháp định
và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận Điều 1387, 1400 BLDS Cộng hòa
Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965) quy định:
Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khikhông có thỏa thuận riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều
đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuầnphong mỹ tục và những quy đinh sau đây…(Điều 1387)
Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản (Điều 1401).
Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định được coi như một giải phápdành cho các cặp vợ chồng không xác lập hôn ước, thỏa thuận về tài sản khixác lập quan hệ hôn nhân, chỉ được áp dụng trong trường hợp vợ, chồngkhông có thỏa thuận riêng điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản
Nội dung của chế độ tài sản vợ chồng trong BLDS Cộng hòa Pháp làchế độ cộng đồng tạo sản Điều 1401 quy định: “Tài sản cộng đồng gồmnhững thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng ngườitrong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như
từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ”
Trang 36Ngoài ra, tại Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp quy định về nguyên tắcsuy đoán tài sản chung của vợ chồng, như sau: “Mọi tài sản, dù là động sảnhay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu khôngchứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định củapháp luật”.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định tại các điều từ 212 đến
226 dựa trên nguyên tắc vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình vềtinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ và chuẩn bị tương lai cho con cái(Điều 213) Cụ thể là quy định việc đóng góp vào chi tiêu của gia đình, bảo vệchỗ ở của gia đình; quyền tự chủ của cá nhân vợ, chồng trong các giao dịchdân sự vì nhu cầu của gia đình; quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
* Thái Lan
Cũng giống như BLDS Cộng hòa Pháp, Bộ Luật dân sự và thương mạiThái Lan quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định là giải pháp dành chocác cặp vợ chồng không xác lập hôn ước, thỏa thuận về tài sản Cụ thể Điều
1465 quy định:
Khi vợ chồng không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họtrước khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ và tài sản sẽ được điều chỉnhbởi những quy định của chương này Bất cứ thỏa thuận nào trongđiều khoản trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng, đạo đứchoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ đượcđiều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài thì vô hiệu
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định tương đối cụ thể về căn
cứ xác lập tài sản chung tại Điều 1474, thành phần khối tài sản chung, bao gồm:
- Tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân;
Trang 37- Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kì hôn nhân thông qua một dichúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên
bố rõ tài sản đó là tài sản chung;
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng;
- Tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhưng không chứng minh được
nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó dược coi là tài sản chung
Pháp luật Thái Lan cũng đã có những quy định về phân chia tài sảnchung của vợ chồng Trong đó, chỉ quy định chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhưngkhông có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phầntài sản của mình trong khối tài sản chung (Điều 1488)
- Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lí tài sảnchung (Điều 1484)
- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản (Điều 1491); bị tuyên mấtnăng lực hành vi và người kia bị coi là không thích hợp để làm người giám hộ(Điều 1598)
* Trung Quốc
Khác với Pháp và Nhật Bản, pháp luật HN&GĐ của Cộng hòa nhândân Trung Hoa quy định một loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sảnpháp định Đây là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng với nộidung là chế độ cộng đồng tạo sản Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộnghòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốtthời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể cótài sản riêng ngoài quy định trên”
Về nội dung của chế độ tài sản, Điều 17 quy định:
Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài sảndưới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng:
Trang 381 Lương, tiền thưởng;
2 Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh;
3 Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức;
4 Tài sản có được nhờ thừa kế, hiến tặng nhưng ngoài quyđịnh tại điều 18 chương 3 của luật này;
5 Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung
Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bìnhđẳng về quyền xử lí
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân của Trung Hoa cũng đặt ra những quy định
mở, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng, cụ thể: vợ chồng có thể thỏa thuậnvới nhau để tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản của cá nhân vợ, chồngtheo quy định tại Điều 19:
Hai vợ chồng có thể quy ước những tài sản có được trongthời gian quan hệ hôn nhân còn duy trì và những tài sản trước hônnhân thuộc về sở hữu cá nhân, sở hữu chung hoặc sở hữu cá nhân
bộ phận, sở hữu chung bộ phận Quy ước được ghi lại bằng vănbản Nếu không có quy ước hoặc quy ước không rõ ràng, áp dụngthích hợp theo quy định của điều 17 và 18 luật này Quy ước vềnhững tài sản có được trong thời gian quan hệ hôn nhân đang đượcduy trì và những tài sản trước hôn nhân, có sức ràng buộc đối với cảhai phía
Luật cũng quy định về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 18như sau:
Với một trong những tình hình dưới đây, tài sản thuộc về mộtbên vợ hoặc chồng:
1, tài sản của một bên trước hôn nhân;
2, một bên vì thân thể có thương tích có được phí chữa trị,phí trợ cấp cuộc sống của người tàn tật;
Trang 393, những tài sản mà trong di chúc hoặc văn bản hiến tặng xácđịnh là chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng;
4, những nhu yếu phẩm chuyên dùng của một bên;
5, những tài sản khác mà cần thuộc về một bên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1 Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật như làmột tất yếu khách quan và là một chế định cơ bản, có vai trò quan trọng trongpháp luật HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới Mỗi quốc gia điềuchỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạođức, tập quán của mình
2 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản của vợ chồng dopháp luật dự liệu trước về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sảnriêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từngloại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ vớingười thứ ba; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ
chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng
của vợ chồng
3 Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xáctrình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nước;quy định cụ thể căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với người thứ ba; tạo cơ
sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồnghoặc với người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng;
là những quy định mang tính định hướng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏathuận chế độ tài sản phù hợp quy định của pháp luật
4 Hệ thống pháp luật HN&GĐ nói chung và chế độ tài sản vợ chồngnói riêng ở nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ, chế độ tài sản pháp định được
Trang 40quy định ngay cả trong cổ Luật, từ những quy định mang tính khái quát, côđọng, đã ngày càng được hoàn thiện, cụ thể qua các văn bản Luật HN&GĐ.
Về nội dung, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đi từ chế độ cộng đồng toànsản, đến chế độ cộng đồng tạo sản với những quy định tiến bộ, phù hợp với sựphát triển điều kiện kinh tế - xã hội
5 Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán,truyền thống văn hóa, các quốc gia lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng phápđịnh theo hình thức nhất định, trong đó có các loại chế độ tài sản cơ bản như:chế độ cộng đồng toàn sản; chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độcộng đồng tạo sản