1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tổng hợp lớp 5 tuần 3

36 779 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 694 KB

Nội dung

Phương pháp: Luyện tập, thực hành  Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh sửa bài - Các tổ thi đua lê

Trang 1

TUẦN 3 : Tiết 1 : TẬP ĐỌC LÒNG DÂN

- Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm

- Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Sắc màu em yêu

- Trò chơi: Ai may mắn thế?

- Giáo viên bốc thăm số hiệu - Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi

- Cho học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét cho điểm

1’ 3 Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” - Học sinh lắng nghe

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng

văn bản kịch

- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm

Phương pháp: Thực hành

- Luyện đọc - HS tự chọn nhóm và phân vai

- Mỗi nhóm lần lượt đọc

- Học sinh nhận xét

 Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa

phương

- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ

- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? - 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu là con Đoạn 2: Chồng chị à ? tao bắn Đoạn 3: Còn lại

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng

đoạn

- Học sinh đọc nối tiếp

- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong

bài - Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng

- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở

Trang 2

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng

giải

- Tổ chức cho học sinh thảo luận

+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? - Các nhóm thảo luận

- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhậnxét

+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán

bộ? - Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hếtđường, chạy vào nhà dì Năm

- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chúngồi xuống chõng vờ ăn cơm

+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích

thú nhất ? Vì sao ? - Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng,khi tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị

à ?, dì vẫn khẳng định : Dạ, chồng tui / …

 Giáo viên chốt ý

+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích

thú nhất? Vì sao?

- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dìsắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫnnhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểmsau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo

+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1 - Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua

 tìm ý đúng)

- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng

 Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm,

thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa

giặc, cứu cán bộ cách mạng

- Học sinh lắng nghe

* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Thực hành, đ.thoại

- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch - Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng

- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật vànêu cách đọc về các nhân vật đó:

+ Cai và lính, hống hách, xấc xược+ An: giọng đứa trẻ đang khóc+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ởđoạn sau: than vãn, nghẹn ngào

- Lớp nhận xét

- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc - Từng nhóm thi đua

* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, cá nhân

Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành

- Thi đua:

+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch

+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương - 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác củatừng nhân vật (2 dãy) 1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch

- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt)

Trang 3

- Nhận xét tiết học

Tiết 2 : CHÍNH TẢ ( Nhớ – viết ) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I Mục tiêu:

1 Kiến thức :

Nhớ và viết lại đúng chính tả một đoạn trong bài "Thư gửi các học sinh"

2 Kĩ năng :

Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối “u” Nắm được quy tắc

đánh dấu thanh trong tiếng

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ:

- Kiểm tra mô hình tiếng có các tiếng: Thảm

họa, khuyên bảo, xoá đói, quê hương toả

sáng,

- Học sinh điền tiếng vào mô hình ở bảng phụ

- Học sinh nhận xét

 Giáo viên nhận xét

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

- Tiết chính tả hôm nay, lần đầu tiên các em

sẽ viết lại theo trí nhớ một đoạn văn xuôi

Đây là đoạn trích trong bài "Thư gửi các học

sinh" của Bác Hồ mà các em đã học thuộc

Đoạn trích là lời căn dặn tâm huyết, là mong

mỏi của Bác Hồ với các thế hệ học sinh Việt

Nam nên các em phải thuộc, phải nhớ Thầy,

cô hy vọng: các em sẽ nhớ viết lại đúng, trình

bày đúng, đẹp lời căn dặn của Bác

- Học sinh nghe

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết - Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Thực hành

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài

- Giáo viên HDHS nhớ lại và viết - 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn văn cần

nhớ - viết

- Cả lớp nghe và nhận xét

- Cả lớp nghe và nhớlại

- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết cho

học sinh - Học sinh nhớ lại đoạn văn và tự viết

- Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi vở và sửa lỗi cho

nhau

* Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp

Trang 4

Phương pháp: Luyện tập, thực hành

 Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu

- Lớp đọc thầm

- Học sinh làm bài cá nhân

- Học sinh sửa bài

- Các tổ thi đua lên bảng điền tiếng và dấuthanh vào mô hình

 Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét

 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 - 1 học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh kẻ mô hình vào vở

- Học sinh chép lại các tiếng có phần vần vừatìm ghi vào mô hình cấu tạo tiếng

- 1 học sinh lên bảng làm, cho kết quả

- Học sinh sửa bài trên bảng

 Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét

 Dấu thanh nằm ở phần vần, trên âm chính,

không nằm ở vị trí khác - không nằm trên âm

đầu, âm cuối hoặc âm đệm

* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm

Phương pháp: Thảo luận trò chơi

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu tìm

nhanh những tiếng có dấu thanh đặt trên hoặc

dưới chữ cái thứ 1 (hoặc 2) của nguyên âm

vừa học

- Các nhóm thi đua làm

- Cử đại diện làm

 Giáo viên nhận xét - Tuyên dương

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh”

- Nhận xét tiết học

Tiết 3 : ĐẠO ĐỨC CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH

- Giáo viên : Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi

Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ

Trang 5

- Học sinh: SGK

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Em là học sinh L5

- Nêu ghi nhớ - 1 học sinh

- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế

nào?

- 2 học sinh

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

- Có trách nhiệm về việc làm của mình

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện

của bạn Đức “

- Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình

- Học sinh đọc thầm câu chuyện

- 2 bạn đọc to câu chuyện

- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm - Nhóm thảo luận, trao đổi  trình bày phần

thảo luận

- Các nhóm khác bổ sung

- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi:

1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô

tình hay cố ý? - Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánhđồ làm bà bị ngã Đó là việc vô tình.2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như

thế nào? - Rất ân hận và xấu hổ

3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này

thế nào cho tốt ? Vì sao? - Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình,đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của

bản thân đã gây ra hậu quả không tốt chongười khác

Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô

tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi

và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm

của mình

* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Luyện tập

- Nêu yêu cầu của bài tập - Làm bài tập cá nhân

- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án

đúng (a, b, d, g)

_GV kết luận (Tr 21/ SGV)

- 1 bạn làm trên bảng nhỏ

- Liên hệ xem mình đã thực hiện được cácviệc a, b, d, g chưa? Vì sao?

* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân

Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại

- Nêu yêu cầu BT 2 SGK _ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu

- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ;

không tán thành ý kiến (b), (c), (d)

 Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một

việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi - Cả lớp trao đổi, bổ sung

Trang 6

dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân,

gia đình, nhà trường và xã hội

- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm

của mình là người hèn nhát, không được mọi

người quí trọng Đồng thời, một người nếu

không dám chịu trách nhiệm về việc làm của

mình thì sẽ không rút được kinh nghiệm để

làm tốt hơn, sẽ khó tiến bộ được

* Hoạt động 4: Củng cố

- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều

gì?

- Cả lớp trao đổi

- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của

mình? - Rút ghi nhớ- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Xem lại bài

- Chuẩn bị một mẫu chuyện về tấm gương

của một bạn trong lớp, trường mà em biết có

trách nhiệm về những việc làm của mình

- Nhận xét tiết học

Tiết 4 : TOÁN LUYỆN TẬP

Tiết 1 : TẬP ĐỌC LÒNG DÂN (tiếp theo)

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

Đọc đúng văn bản kịch

Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài

2 Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai

- Giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính

- Hiểu nội dung : Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán

bộ CM ; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với CM

3 Thái độ:

Học sinh hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối vớicách mạng

II Chuẩn bị:

- Thầy: Tranh kịch phần 2 và 1 - Bảng phụ hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm

- Trò : Bìa cứng có ghi câu nói khó đọc

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Lòng dân

Trang 7

- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc theo kịch

bản - 6 em đọc phân vai - Học sinh tự đặt câu hỏi

- Học sinh trả lời

 Giáo viên cho điểm, nhận xét

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu

phần tiếp của trích đoạn vở kịch “Lòng dân”

- Học sinh lắng nghe

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng

văn bản kịch

- Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Thực hành, đàm thoại

- Yêu cầu học sinh nêu tính cách nhân vật,

thể hiện giọng đọc

- Học sinh đọc thầm

- Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc,dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn

- Giọng An: thật thà, hồn nhiên

- Lần lượt từng nhóm đọc theo cách phân vai

- Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bìnhtĩnh

- Yêu cầu học sinh chia đoạn - Học sinh chia đoạn (3 đoạn) :

Đoạn 1: Từ đầu để tôi đi lấy Đoạn 2: Từ “Để chị chưa thấy”

Đoạn 3: Còn lại

- 1 học sinh đọc toàn vở kịch

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại

- Tổ chức cho học sinh thảo luận

- Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung vở

kịch theo 3 câu hỏi trong SGK

- Nhóm trưởng nhận câu hỏi

- Giao việc cho nhóm

- Các nhóm bàn bạc, thảo luận

- Thư kí ghi phần trả lời

- Đại diện nhóm trình bày kết hợp tranh + An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế

nào?

- Khi bọn giặc hỏi An: chú cán bộ có phải tía

em không, An trả lời không phải tía làmchúng hí hửng sau đó, chúng tẽn tò khi nghe

em giải thích: kêu bằng ba, không kêu bằngtía

- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, vờkhông tìm thấy, đến khi bọn giặc toan tróichú, dì mới đưa giấy tờ ra Dì nói tên, tuổi củachồng, tên bố chồng tưởng là nói với giặcnhưng thực ra thông báo khéo cho chú cán bộđể chú biết và nói theo

 Giáo viên chốt lại ý - Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân

với cách mạng

+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 2 - Học sinh lần lượt nêu

Trang 8

- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua

 tìm ý đúng)

 Giáo viên chốt: Vở kịch nói lên tấm lòng

sắc son của người dân với cách mạng - Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng.

* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Thực hành, đ.thoại

- Giáo viên đọc màn kịch - Học sinh ngắt nhịp, nhấn giọng

- Học sinh lần lượt đọc theo từng nhân vật vànhận xét

* Hoạt động 4: Củng cố

- Thi đua phân vai (có kèm động tác, cử chỉ,

điệu bộ) - 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác củatừng nhân vật (2 dãy)

 Giáo viên nhận xét, tuyên dương

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Rèn đọc đúng nhân vật

- Chuẩn bị: “Những con sếu bằng giấy”

- Nhận xét tiết học

Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN

I Mục tiêu:

1 Kiến thức : Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân

2 Kĩ năng : Thuộc những thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam Tích cực

hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu

3 Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng chính xác, hợp lí từ ngữ thuộc chủ điểm

II Chuẩn bị:

- Thầy: Bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt Tranh vẽ nói về các tầng lớp nhândân, về các phẩm chất của nhân dân Việt Nam

- Trò : Giấy A3 - bút dạ

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa

- Yêu cầu học sinh sửa bài tập - Học sinh sửa bài tập

 Giáo viên nhận xét, đánh giá - Cả lớp theo dõi nhận xét

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

“Mở rộng vốn từ: Nhân dân”

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm,

đàm thoại, thực hành

 Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài 1 - HS đọc bài 1 (đọc cả mẫu)

- Giúp học sinh nhận biết các tầng lớp nhân

dân qua các nghề nghiệp - Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm viếtvào phiếu rồi dán lên bảng

Trang 9

 Giáo viên chốt lại, tuyên dương các nhóm

dùng tranh để bật từ - Học sinh nhận xét

Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm,

đàm thoại, thực hành

 Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - HS đọc bài 2 (đọc cả mẫu)

 Giáo viên chốt lại: Đây là những thành ngữ

chỉ các phẩm chất tốt đẹp của người Việt

Nam ta

- Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm viếtvào phiếu rồi dán lên bảng

- Học sinh nhận xét

Phương pháp: Đ.thoại, thực hành

 Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - HS đọc bài 3 (đọc cả mẫu)

- Giáo viên theo dõi các em làm việc - 2 học sinh đọc truyện

- 1 học sinh nêu yêu cầu câu a, lớp giải thích

- Các nhóm làm việc, mỗi bạn nêu một từ, thư

kí ghi vào phiếu rồi trình bày câu b

 Giáo viên chốt lại: Đồng bào: cái nhau nuôi

thai nhi - cùng là con Rồng cháu Tiên - Học sinh sửa bài.- Đặt câu miệng (câu c)

- Học sinh nhận xét

* Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Trò chơi, giảng giải

- Giáo viên giáo dục HS dùng từ chính xác - Học sinh nêu từ ngữ thuộc chủ điểm: Nhân

dân

- Lớp vỗ tay nếu đúng, lắc đầu nếu sai

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa”

- Nhận xét tiết học

Tiết 3 : TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân

- Chuyển hỗn số thành phân số

- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn

vị đo ( tức là số đo viết dưới dạng số kèm theo tên một đơn vị đo )

- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ

- Trò: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Bảng con

Trang 10

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Luyện tập

- Học sinh lên bảng sửa bài 2, 3 /14 (SGK)

 Giáo viên nhận xét - ghi điểm  Cả lớp nhận xét

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

- Hôm nay, chúng ta ôn tập về phân số thập

phân, chuyển hỗn số thành phân số qua tiết

“Luyện tập chung”

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

Phương pháp: Đàm thoại, thực hành

Bài 1:

- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:

+ Thế nào là phân số thập phân? - 1 học sinh trả lời

+ Em hãy nêu cách chuyễn từ phân số thành

phân số thập phân? - 1 học sinh trả lời

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - 1 học sinh đọc đề

- Học sinh làm bài cá nhân

- Học sinh sưả bài - Nêu cách làm, học sinhchọn cách làm hợp lý nhất

14 = 14 : 7 = 2 ; 75 = 75 : 3 = 25

70 70 : 7 10 300 300 : 3 100

 Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét

 Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số

thành phân số thập phân

* Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động lớp, cá nhân

Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải

 Bài 2:

- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:

+ Hỗn số gồm có mấy phần? - 1 học sinh trả lời

+ Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành

phân số? - 1 học sinh trả lời

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - 1 học sinh đọc đề

- Học sinh làm bài

- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm chuyển hỗnsố thành phân số

 Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét

 Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số

thành phân số thập phân

* Hoạt động 3: Luyện tập - Hoạt động nhóm đôi (thi đua nhóm nào

nhanh lên bảng trình bày)

Phương pháp: Đàm thoại, thực hành

Trang 11

 Bài 3:

- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài mẫu

1 dm = 1 m

10

- Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày trêngiấy khổ lớn rồi dán lên bảng

 Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài

* Hoạt động 4: Luyện tập - Hoạt động nhóm bàn

Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trực

- Học sinh thi đua thực hiện theo nhóm

 Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét

 Giáo viên chốt lại cách chuyển một số đo

có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn

vị

* Hoạt động 5: Củng cố _ Mỗi dãy chọn 2 bạn

- Nhắc lại kiến thức vừa học - Thi đua giải nhanh m

3

1 3 m 3

2

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Làm bài nhà

- Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “

- Nhận xét tiết học

Tiết 4 : KHOA HỌC CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Cuộc sống của chúng ta được hình

Trang 12

thành như thế nào?

- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử?

Cuộc sống của chúng ta được hình thành như

thế nào?

- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp vớitinh trùng

- Hợp tử là trứng đã được thụ tinh

- Sự sống bắt đầu từ 1 tế bào trứng của ngườimẹ kết hợp với tinh trùng của người bố

- Nói tên các bộ phận cơ thể được tạo thành ở

thai nhi qua các giai đoạn: 5 tuần, 8 tuần, 3

tháng, 9 tháng?

- 5 tuần: đầu và mắt

- 8 tuần: có thêm tai, tay, chân

- 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay, chân

- 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ thểngười (đầu, mình, tay chân)

- Cho học sinh nhận xét + giáo viên cho điểm

1’ 3 Giới thiệu bài mới: Cần làm gì để cả mẹ

và em bé đều khỏe?

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân, lớp

Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng

giải

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn - Học sinh lắng nghe

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, ở

trang 12 SGK

- Thảo luận câu hỏi: Nêu những việc nên vàkhông nên làm đối với những phụ nữ có thaivà giải thích tại sao?

+ Bước 2: Làm việc theo cặp - Học sinh làm việc theo hướng dẫn trên của

GV

+ Bước 3: Làm việc cả lớp - Học sinh trình bày kết quả làm việc

- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:

Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ

công việc gia đình của người chồng đối với

người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi

gì?

 Giáo viên chốt:

- Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi

có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho

thai nhi lớn lên và phát triển tốt Đồng thời,

người mẹ cũng khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng,

giảm được nguy hiểm có thể xảy ra

- Chuẩn bị cho đứa con chào đời là trách

nhiệm của cả chồng và vợ về vật chất lẫn

tinh thần để người vợ khỏe mạnh, thai nhi

phát triển tốt

Hình Nội dung Nên Không nên

1Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của bàmẹ và thai nhi

X

2Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sứckhỏe của bà mẹ và thai nhi

X

Trang 13

3Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại

cơ sở y tế

X

4Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúcvới các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ …

* Hoạt động 2 : (Thảo luận cả lớp )

+ Bước 1:

- yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK

và nêu nội dung của từng hình

+ Bước 2:

+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể

hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ

- Hình 7 : người chồng đang quạt cho vợ và congái đi học về khoe điểm 10

* Hoạt động 3: Đóng vai - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Thảo luận, thực hành

+ Bước 1: Thảo luận cả lớp

- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong

SGK trang 13

+Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi

trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ

ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ?

- Học sinh thảo luận và trình bày suy nghĩ

- Cả lớp nhận xét

+ Bước 2: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành

đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức giúp đỡngười phụ nữ có thai”

+ Bước 3: Trình diễn trước lớp - Một số nhóm lên trình diễn

- Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bàihọc về cách ứng xử đối với người phụ nữ cóthai

 Giáo viên nhận xét

* Hoạt động 3: Củng cố

- Thi đua: (2 dãy) Kể những việc nên làm và

không nên làm đối với người phụ nữ có thai? - Học sinh thi đua kể tiếp sức

 GV nhận xét, tuyên dương

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Xem lại bài + học ghi nhớ

Trang 14

- Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì

- Nhận xét tiết học

Thứ 4 : Tiết 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

- Thầy: Phiếu photo nội dung bài tập 1

- Trò : Tranh vẽ, từ điển

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Nhân dân”

- Giáo viên cho học sinh sửa bài tập - 2 học sinh sửa bài 3, 4b

 Giáo viên nhận xét và cho điểm

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

“Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về

từ đồng nghĩa”

- Học sinh nghe

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập - Hoạt động nhóm đôi, lớp

Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, thảo luận

nhóm, thực hành

 Bài 1:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1

- Cả lớp đọc thầm

- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi

nhóm - Học sinh làm bài, trao đổi nhóm- Lần lượt các nhóm lên trình bày

- Học sinh sửa bài

 Giáo viên chốt lại - Cả lớp nhận xét

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn - 1, 2 học sinh đọc lại bài văn (đã điền từ:

đeo, xách, khiêng, kẹp)

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm,

thực hành

Trang 15

 Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc bài 2 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 2

- Cả lớp đọc thầm

- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi

nhóm - Thảo luận nhóm ý nghĩa của các câu thànhngữ, chọn 1 trong 3 ý để giải thích ý nghĩa

chung cho các câu thành ngữ, tục ngữ

- Lần lượt các nhóm lên trình bày

 Giáo viên chốt lại: các câu tục ngữ, thành

ngữ đều có ý chung: gắn bó với quê hương là

tình cảm tự nhiên của mọi người Việt Nam

yêu nước (Sau khi các nhóm trình bày, giáo

viên có thể hướng dẫn học sinh ghép từng ý

với các câu thành ngữ, tục ngữ xem ý nào có

thể giải thích chung)

- Học sinh sửa bài

- Cả lớp nhận xét

Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, thực

hành

 Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc bài 3 - Đọc lại khổ thơ trong “Sắc màu em yêu”

 Giáo viên gợi ý: có thể chọn từ đồng nghĩa

và chọn những hình ảnh do các em tự suy

nghĩ thêm

- Cả lớp nhận xét

 Giáo viên chọn bài hay để tuyên dương

* Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: Trò chơi, thảo luận nhóm

- Tổ chức cho học sinh tìm những tục ngữ

cùng chỉ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta

- Học sinh liệt kê vào bảng từ

- Dán lên bảng lớp

- Đọc - giải nghĩa nhanh

- Học sinh tự nhận xét 1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Hoàn thành tiếp bài 3

- Chuẩn bị: “Từ trái nghĩa”

- Nhận xét tiết học

Tiết 2 : KHOA HỌC TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ

Trang 16

II Chuẩn bị:

- Thầy: Hình vẽ trong SGK

- Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh củatrẻ em ở các lứa tuổi khác nhau

III Các hoạt động:

4’ 2 Bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều

khỏe?

- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia

sẻ công việc gia đình của người chồng đối với

người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi

- Việc nào nên làm và không nên làm đối với

người phụ nữ có thai? - Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơinhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai

thường kì

- Không nên: lao động nặng, dùng chất kíchthích (rượu, ma túy )

- Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm

- Nhận xét bài cũ

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Học sinh lắng nghe

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng

giải

- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS

đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc

những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu

tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu

cầu Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?

- Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời: + Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biếtnói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt,tóc, mũi, tai

+ Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình khônglấy bút và vở cất cẩn thận là em vẽ lung tungvào đấy

* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp

* Bước 2: GV phổ biến cách chơi và luật chơi

- nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng

cuộc

_HS đọc thông tin trong khung chữ và tìmxem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đãnêu ở tr 14 SGK

_Thư kí viết nhanh đáp án vào bảng

* Bước 2: Làm việc theo nhóm - Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo

viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận nhưhướng dẫn trên

* Bước 3: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình

lên bảng và cử đại diện lên trình bày

- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn

Trang 17

- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần

thiết)

-Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 _ c

- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)

- Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào

Từ 3 tuổi đến 6 tuổiHiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích vẽ,tô màu, chơi các trò chơi, thích nói chuyện,giàu trí tưởng tượng

Từ 6 tuổi đến 10 tuổiCấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơthể hoàn chỉnh Hệ thống cơ, xương phát triểnmạnh

* Hoạt động 3: Thực hành

_Yêu cầu HS đọc thông tin tr 15 SGK và trả

lời câu hỏi :

- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng

đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?

- Phát triển về tinh thần, tình cảm và khảnăng hòa nhập cộng đồng

 Giáo viên nhận xét và chốt ý Tr 35/SGV

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Xem lại bài + học ghi nhớ

- Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi

già”

- Nhận xét tiết học

Tiết 3 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I Mục tiêu :

1 Kiến thức :

Học sinh kể một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết đểgóp phần xây dựng đất nước

2 Kĩ năng : Kể rõ ràng, tự nhiên

3 Thái độ : Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương

Trang 18

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

4’ 2 Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

 Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã

được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân

1’ 3 Giới thiệu bài mới:

“Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”

Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người

mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương

đất nước

30’ 4 Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể

chuyện

- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm

Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện

a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài - 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm

- Yêu cầu học sinh phân tích đề

- Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu

chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc

những việc chính em đã làm

- Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từngữ quan trọng

- HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK

- Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của

bản thân Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân

và bài học thấm thía cho mình

- Học sinh có thể trao đổi những việc làmkhác

- Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể

- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm cáccâu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?)

- Học sinh đọc thầm ý 3

* Hoạt động 2: T.hành, luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện

b) Thực hành kể chuyện trong nhóm - Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu

chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kếtthúc)

- Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện củamình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câuchuyện

 Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn

-sửa chữa

c)Thực hành kể chuyện trước lớp - Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình

 Giáo viên theo dõi chấm điểm - Cả lớp theo dõi

* Hoạt động 3: Củng cố

- Khen ngợi, tuyên dương - Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất

1’ 5 Tổng kết - dặn dò:

- Tập kể lại câu chuyện

- Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai

- Nhận xét tiết học

Tiết 4 : TOÁN

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w