PHẦN NỘI DUNG I. CĂN CỨ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG I.1. Khái niệm thông thường I.1.1. Xây dựng: “Làm cho hình thành một tổ chức hay một chủ thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định” (theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2001, tr. 145). I.1.2. Chỉnh đốn: “Sửa sang, sắp đặt lại cho đúng phép tắc, cho có nề nếp” (theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2001, tr. 161). I.2. Quan điểm của các nhà kinh điển I.2.1. Quan điểm Mác Lênin I.2.1.1. Quan điểm của Mác Ăngghen Phong trào vô sản trải qua những bước phát triển khác nhau… do đó chúng ta nhất thiết phải duy trì chỉnh đốn Đảng, nếu không mọi cái sẽ mất hết. I.2.1.2. Quan điểm của Lênin Đảng cầm quyền phải biết làm cho hàng ngũ mình trong sạch bằng cách đuổi bọn thoái hóa, biến chất, cơ hội, thù địch ra và việc làm đó sẽ làm cho lực lượng và uy tín của Đảng tăng lên rất mạnh. I.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh nhắc lại câu nói nổi tiếng của Lênin: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng… đảng nào được trang bị bằng lý luận tiên phong mới làm nổi vai trò chiến sĩ tiên phong. Chỉnh đốn chi bộ là quan trọng vì chi bộ là nền tảng của Đảng. Như vậy, cả Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh đều cho rằng: Đảng phải thực sự là đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có như thế Đảng mới tương xứng với nhiệm vụ chính trị, là đội ngũ tiên phong được quần chúng tín nhiệm và ủng hộ. II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG THỜI KỲ 1986 2007 “Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa” 9, tr.365. Đây là một trong bốn bài học kinh nghiệm mà Đại hội VI (121986) rút ra sau hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Làm thế nào để xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng? Đảng ta đã đưa ra câu trả lời: Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nhất là trong những bước ngoặt cách mạng. II.1. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng là một tất yếu khách quan Bàn về vấn đề này, các nhà kinh điển có ý kiến như sau: Mác, Ăngghen viết: Phong trào vô sản trải qua những bước phát triển khác nhau… do đó chúng ta nhất thiết phải duy trì chỉnh đốn Đảng, nếu không mọi cái sẽ mất hết. Lênin: Không có một tổ chức vững vàng… thì không thể có phong trào cách mạng vững chắc được và để đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Cộng sản Lênin nhấn mạnh: phải đuổi cổ ra khỏi Đảng những kẻ gian xảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược. Hồ Chí Minh kế thừa quan điểm trên của Mác, Ăngghen và Lênin. Hồ Chí Minh nêu ra lý do chỉnh đốn Đảng như sau: Phải chỉnh đốn Đảng vì số đông đảng viên gương mẫu, tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng, nhân dân, giai cấp, vẫn còn một số không phải là ít đảng viên không làm đúng chính sách của Đảng, Chính phủ, không đi đúng đường lối của nhân dân, những đảng viên ấy chưa thật sự đúng đắn cho nên phải chỉnh. Như vậy, yêu cầu đổi mới, chỉnh đốn lại Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng vô sản là một tất yếu khách quan, là nhân tố bảo đảm Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.