Bài tập 5: Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau nếu có Ở khổ thơ thứ một của bài Đây thôn vĩ dạ, tác giả khắc họa vẽ đẹp thôn vĩ.. Bài tâp 6: Phát
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2013- 2014 là năm học có nhiều thay đổi về cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Vănchương trình THPT Đề thi đổi mới theo tiêu chí phát huy năng lực học sinh Tuy nhiên, việc thayđổi đột ngột của Bộ giáo dục và đào tạo gây không ít khó khăn cho HS và cả GV trong việc dạyhọc Đặc biệt, phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn không còn là phần kiểm tra kiến tra kiến thức
HS theo kiểu ghi nhớ, tái hiện nữa mà là kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp Thêmnữa trong phần đọc hiểu, đề thi không giới hạn ngữ liệu Chính những yếu tố đó là cho GV dạyVăn lẫn HS rất lúng túng trong việc ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp nhiều áp lực Để giúp
GV và HS phần nào định hướng được việc ôn tập ngữ văn phần đọc hiểu, người viết thực hiện
chuyên đề “MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN THPT”
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
I CHÍNH TẢ, TỪ NGỮ, CÚ PHÁP, CHẤM CÂU, CẤU TRÚC, THỂ LOẠI VĂN BẢN
1 Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường
đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ cái cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
Tìm và phân tích lỗi sai trong văn bản Hãy chữa lại cho chính xác và hợp lí.
* Đáp án:
- Đoạn văn trên đã mắc lỗi sai về mặt ngữ pháp: không có dấu chấm câu- câu không rõ ràng…
- Chữa lại cho chính xác và hợp lí
“Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ cái cố hữu của
dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.”
2 Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại Vỡ kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắt: sự tranh trấp giữa linh hồn và thể xát trong quá trình con người sống và hoàn thiện Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xát….”
Đoạn văn trên đã mắc lỗi về chính tả, dùng từ Hãy chữa lại cho chính xác và hợp lí
* Đáp án:
- Lỗi diễn đạt dùng từ ngữ: từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp đối tượng: kịch tác gia vĩ đại, kiệt
tác; dùng từ không phù hợp với đặc điểm của phong cách văn bản nghị luận: viết như nói, quá
nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng…
-> Chữa lại: kịch tác gia vĩ đại-> nhà soạn kịch tài năng; kiệt tác-> vở kịch đặc sắc; người ta ai
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dủng nhắc đến nhiều địa danh đặc sắc Chẳng hạn như: Sài
Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Châu Mộc… Những địa danh này thật lạquá đi, ta chưa từng biết tới Nó cũng gợi lên nét hoang sơ của núi rừng Tây Bắt
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: Quang Dủng, Tây Bắt
Trang 3- Lỗi dùng từ: đặc sắc, thật lạ quá đi.
5 Bài tập 5: Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau (nếu có)
Ở khổ thơ thứ một của bài Đây thôn vĩ dạ, tác giả khắc họa vẽ đẹp thôn vĩ Thôn vĩ đẹp từcảnh vật đến con người Hình ảnh hàng cao lung linh trong nắng ấm của buổi sớm mai Nhữngkhu vườn mướt xanh ngời sức sống Cảnh thực mà như cảnh ảo
6 Bài tâp 6: Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau:
Qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân cho chúng ta thấy tình cảnh thê thảm của con người
trong nạn đói Người chết như ngã rạ Bóng người đói đi lại dật dờ như những bóng ma Khôngkhí ẩm mùi rây của xác thối Người vợ nhặt đánh đổi cả bản thân mình chỉ mông có chốn nươngthân để chống lại cái đói
* Đáp án:
- Lỗi ngữ pháp: Qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân cho chúng ta thấy tình cảnh thê thảm của
con người trong nạn đói (không xác định được thành phần câu)
- Lỗi chính tả: ngã rạ, mùi rây, mông
7 Bài tập 7 : Phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…trong đoạn văn sau (nếu có):
Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta ghi nhận rất nhiều vị anh hùng qua cácthời kì Mọi người đều biết những tên tuổi lớn như: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn,Quang Trung, Lê lợi, Hồ Xuân Hương, Quang Trung, đặc biệt là Hồ Chí Minh… Tất cả họ trởthành niềm tự hào của dân tộc
* Đáp án:
- Lỗi trình bày luận điểm: luận điểm sắp xếp theo trật tự chưa hợp lí (Ngô Quyền, Nguyễn Trãi,Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lê lợi, Hồ Xuân Hương, Quang Trung, đặc biệt là Hồ ChíMinh…)
- Lỗi dùng từ: họ, trở thành.
- Luận cứ chưa chính xác: Hồ Xuân Hương không phải là vị anh hùng
8 Bài tập 8: Đây là đoạn văn của học sinh lớp 10 trong đó còn sai một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra những sai sót đó (nếu có).
Bằng rất nhiều thanh bằng, nhịp điệu của câu thơ như trầm hẳn xuống: Đầy vườn cỏ mọc lauthưa Ở đây có sự đối lập giữa cái nhìn thấy và kí ức trong lòng KT, đó là giữa n kí ức về khuvườn diễm lệ được chăm sóc cẩn thận nay được thay thế bằng những loài cây hoang dại, không
có bàn tay con người Cảnh vật như o có sự sống, cũng là thiên nhiên ấy nhưng là thiên nhiênhoang dã buồn tẻ
* Đáp án:
* Đoạn văn sai về lỗi chính tả:
- Lỗi viết tắt bằng kí hiệu phụ âm đầu của mỗi từ: KT (Kim Trọng), n (những);
- Lỗi viết tắt bằng kí hiệu chữ số thay cho chữ viết: 0 (không)
Trang 4* Lỗi lặp từ, thừa từ:
- Lặp từ: Bằng rất nhiều thanh bằng (lặp âm bằng)
- Thừa từ: Xét mối liên kết ngữ nghĩa của các âm trong đoạn có thể thấy thừa các từ sau: ở đây,
đó là giữa
* Lỗi hình thức: không để trong dấu “ ” khi trích lại “Đầy vườn cỏ mọc lau thưa”
9 Bài tập 9: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra những sai sót đó.
Qua tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân đã cho ta thấy được bức tranh năm đói khốc liệc, tố cáotội ác của thực dân Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta Nhưng tác giả còn ca ngợi nhữngphẩm chất tốt đẹp của người lao động trong nạn đói: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tìnhyêu thương, đùm bọt lẫn nhau
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: Khốc liệc, đùm bọt -> Khốc liệt, đùm bọc
- Lỗi dùng từ: thực dân Nhật -> Phát xít Nhật
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ do nhầm trạng ngữ là chủ ngữ : “Qua tác phẩm “Vợ Nhặt”
của Kim Lân đã cho ta thấy…” -> Bỏ từ qua hoặc viết lại : Qua tác phẩm “Vợ Nhặt”, nhà văn
Kim Lân đã cho ta thấy…
- Lỗi logic: sai trình tự thời gian (Nhật, Pháp); từ “nhưng” sử dụng chưa đúng nếu sử dụng từ
nhưng thì ý câu sau phải tương phản với câu trước mới hợp logic Sửa lại:
+ Thực dân Pháp và phát xít Nhật
+ Đồng thời, tác giả còn ca ngợi…
10 Bài tập 10: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra những sai sót đó.
Nguyễn Tuân, nhà văn xuất xắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Ông để lại cho đời nhiều
tác phẩm hay, có giá trị Đặc điểm nổi bật trong những trang văn của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp kì
vĩ, khác lạ của các đối tượng được miêu tả Con người trong thơ ông phải là những con người tàihoa, nghệ sĩ Thiên nhiên trong thơ ông cũng phải thật đặc biệt Hình tượng con sông Đà trongđoạn trích “ Người lái đò sông đà “ là một ví dụ tiêu biểu nhất
* Đáp án:
- Lỗi chính tả : Xuất xắc, sông đà
- Lỗi ngữ pháp : “ Nguyễn Tuân, nhà văn xuất xắc của nền văn học Việt Nam hiện đại”
- Lỗi logich : nhà văn thơ ông
11 Bài tập 11: Đoạn văn sau có một số lỗi về chính tả, dùng từ lôgic…Anh chị hãy chỉ ra những sai sót đó.
Một người hiền tài có vai trò quan trọng với tương lai của bản thân và của đất nước Theo em
nghỉ, bản thân em một học sinh phổ thông sắp rời ghế nhà trường để bước vào tương lai, mổi mộtngười đang đi học, mổi người đang sống cần không ngừng rèn luyện bản thân mình; học tập tốt,lao động thật tốt, làm mổi ngày một việc tốt giúp đở mọi người xung quanh rồi dần dần “tích tiểuthành đại” thì cả xả hội sẽ văn minh và phát triển
* Đáp án:
- Lỗi chính tả:nghỉ, mổi, giúp đở, xả hội
- Lỗi logic trong cấu trúc diễn đạt:Câu (2) chủ ngữ và vị ngữ không gắn kết với nhau, các ý câu(2) không làm sáng tỏ được chủ đề thể hiện trong câu (1)
12 Bài tập 12: Hãy chỉ ra lỗi chính tả, dùng từ, logic… trong đoạn văn sau:
Trang 5Nhà văn nguyễn minh châu đã vượt qua được cái nhìn đơn dản, dễ dãi để đem đến cho ta mộtchuyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường.Chiếc thuyền ngoài xa chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa, trong sương mù huyền ảo, nhưng khi nó đếngần thì bộc lộ những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường nghèo khó, chất phác của gia đình sốngbằng nghề chài lưới….
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: nguyễn minh châu -> Nguyễn Minh Châu; đơn dản-> đơn giản, chuyện ngắn->
truyện ngắn
- Logic: ý giữa câu 1 và câu 2, trong câu 2 : chưa thống nhất về dùng từ, logic
Sửa lại : Chiếc thuyền ngoài xa chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa, trong sương mù huyền ảo, nhưng khi
nó đến gần thì bộc lộ những góc khuất, những gam màu tối của đời sống: đó là sự bất hạnh, khốnkhổ của người đàn bà…
13 Bài tập 13: Hãy phát hiện những lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ trong đoạn văn sau :
Khuynh hướng chữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự tuy dễ nhận ra nhưmột nét ổn định của thơ Tố Hữu, nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội
Đã qua những thăng giáng, chải nghiệm trước cuộc đời, như một lẽ thường tình, nên nhà thơmuốn triêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ thông và tìm kiếmnhững giá trị bền dững, giọng thơ vì thế thường trầm ngâm, thấm đượm chất xuy tư
* Đáp án:
Đoạn văn sai về :
- Chính tả: chữ, chải, triêm, dửng, xuy -> trữ, trãi, chiêm, vững, suy
- Dùng từ: thăng giáng, phổ thông, trầm ngâm -> thăng trầm, phổ quát, trầm lắng
- Ngữ pháp: Câu một và hai thiếu chủ ngữ
14 Bài tập 14: Hãy phát hiện lỗi chính tả, dùng từ trong đoạn văn sau:
Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở thành một supperstar.Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp tỏa đi chằn chịt các nẻo, hấp dụ mạnh
mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiếng biết thế nào là tự do sau những cách nói “How are you?” và
- Lỗi lạm dụng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) khi không cần thiết: mode, supperstar, How are
you, overnight (mốt, người nổi tiếng, bạn có khỏe không?, qua đêm).
15 Bài tập 15: Hãy chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính tả, dùng từ…trong đoạn văn sau:
Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng của văn học nước nhà những năm 90 của thế kỷ
XX Trong đó, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thật linh động đã để lại ấn tượng sâu đậm
với nhiều thế hệ khán giả Qua vở kịch đã nêu lên vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự chanh chấp giữa
linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàng thiện.
* Đáp án:
- Lỗi dùng từ sáo rỗng : kịch tác gia, linh động
- Lỗi chính tả: chanh chấp –> tranh chấp, hoàng thiện –> hoàn thiện.
- Lỗi cấu trúc câu: Qua vở kịch đã nêu lên vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự chanh chấp giữa linhhồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàng thiện (câu thiếu chủ ngữ)
Trang 616 Bài tập 16: Chỉ rõ từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn sau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh Tập thơ gồm
những bài được Bác làm trong lúc ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch Bác vốn chẳngthích làm thơ : “Ngâm thơ ta vốn không ham…” Nhưng trong hoàn cảnh nhà lao cực khổ, tămtối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các
bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm; Mới ra tù tập leo núi.
* Đáp án:
- Các từ chưa phù hợp : nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh,…
17 Bài tập 17: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Trong ca dao việt nam, những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng số bài ca
dao thể hiện những tình cảm khác cũng không phải là ít Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn gau cắt gốn họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong sóm ngoài làng Nó nồng nhiệt, đằm thắm và xâu xắc
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: việt nam Việt Nam
chôn gau cắt gốn chôn nhau cắt rốn
+ Câu 2, vế 3, 4 từ “người”: lặp từ, không rõ nghĩa, không phù hợp với vế sau.-> Cách sửa:vế 2
bỏ từ “người” ; vế 3 thay bằng từ “yêu”
+ Từ “nó” ở đầu câu 4: thay thế không rõ nghĩa-> Cách sửa: thay từ “nó” bằng cụm từ “tình yêu
đó”
- Lỗi ngữ pháp: Câu thiếu dấu:
+ Dấu (.) ở câu thứ hai
+ Dấu (,) trong ngăn tách hai vế “trong xóm, ngoài làng”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng số bài thể hiện những tình cảm khác cũng không phải là ít Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái
tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn (.) Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm(,) ngoài làng Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu
sắc
18 Bài tập 18: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Từ lâu nhiều người đã kể “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm suất sắc của thể loại truyện ngắn trào phúng “Số đỏ” như chính là hiện thân của ngệ thuật trào phúng trong làng thơ Việt Nam “Số đỏ”, người đọc được cười từ đầu hết cuối, một cách hả hê, thoải mái Với
“Số đỏ” họ phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà dả giối, bịp bợm đến
thế, bất nhân bạc ác đến thế
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: suất sắc -> xuất sắc, ngệ thuật -> nghệ thuật, dả giối -> giả dối
- Lỗi diễn đạt, dùng từ, logic:
+ Truyện ngắn: sai tên thể loại-> Cách sửa: thay “truyện ngắn” bằng “tiểu thuyết”
Trang 7+ Làng thơ: dùng từ chưa chính xác-> Cách sửa: thay “làng thơ” bằng “văn xuôi”
+ Lỗi logic: đầu câu 3 thiếu từ liên kết với câu 2-> Cách sửa: thêm từ “với” ở đầu câu 3
+ Từ “hết” trong vế 2, câu 3 không chính xác, không phù hợp với cấu trúc “từ … đến”-> Cách sửa: thay từ “hết” bằng từ “đến”
+ Câu 3, vế thứ 3 thiếu từ-> cách sửa: thêm từ “cười” vào trước vế 3, câu 3
+ Đầu câu 4 thiếu từ, câu không liên kết với câu trước->Cách sửa: thêm từ “nhưng cũng” ở đầu
câu 4
+ Từ “họ” trong câu 4 thay thế không rõ nghĩa->Cách sửa: thay từ “họ” bằng từ “người đọc”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của VũTrọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn
xuôi Việt Nam Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì
mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế.
19 Bài tập 19: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Ở đây, chúng ta không thấy một Nguyễn Khuyến tiêu cực chán đời như Nguyễn Khuyến đã
khiêm tốn vẽ qua văn của mình Là hình ảnh của một người thiết tha yêu đời, yêu nước Giữa một
xã hội mà vua quan như hề chèo, nhân cách của ông thật rựt rỡ biết bao Và điều quí hơn cả là sự
thành thực của nhà thơ: ông không tự vẽ mình như một mẫu mực phải theo, như một cụ già cố dữ
dìn phẩm chất, luôn gắn sức vươn lên để sống thanh cao Cái cười của Nguyễn Khuyến là cái
cười phản phất nỗi buồn, cái cười đạo đức của một người đầy tâm huyết, tài năng trước hiện tìnhđất nước thời bấy giờ, thật đáng cho chúng ta khen ngợi
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: rựt rỡ -> rực rỡ, dữ dìn -> giữ gìn, gắn sức -> gắng sức, phản phất -> phảng phất
- Lỗi dùng từ, logic:
+ Từ “Nguyễn Khuyến” trong câu 1 lặp từ, ở đây nên dùng từ thay thế để tránh lặp từ.-> Cách
sửa: thay từ “Nguyễn Khuyến” bằng từ “ông”
+ Từ “văn” trong câu 1: dùng từ sai, nhắc đến Nguyễn Khuyến là thơ chứ không phải văn-> Cách sửa: thay từ “văn” bằng từ “thơ ca”
+ Thiếu từ liên kết ở đầu câu 2-> Cách sửa: thêm từ “ngược lại” ở đầu câu 2
+ Trong câu 3, vế 2 thiếu từ-> Cách sửa: thêm từ “thì” ở đầu vế 2 câu 3 để câu rõ nghĩa hơn + Câu 4, vế thứ 3 thiếu từ-> Cách sửa: thêm từ “nhưng” ở đầu vế 3, câu 4.
+ Câu 5, vế 2 thiếu từ liên kết-> Cách sửa: thêm từ “vì đó là” ở đầu vế 2, câu 5
+ Từ “khen ngợi” cuối đoạn trích dùng chưa đúng nghĩa-> Cách sửa: thay từ “khen ngợi” bằng từ
“khâm phục”
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Ở đây, chúng ta không thấy một Nguyễn Khuyến tiêu cực (,) chán đời như ông đã khiêm tốn vẽ qua thơ ca của mình Ngược lại, là hình ảnh của một người thiết tha yêu đời, yêu nước Giữa một
xã hội mà vua quan như hề chèo, thì nhân cách của ông thật rực rỡ biết bao Và điều quí hơn cả
là sự thành thực của nhà thơ: ông không tự vẽ mình như một mẫu mực phải theo, nhưng như một
cụ già cố giữ gìn phẩm chất, luôn gắng sức vươn lên để sống thanh cao Cái cười của Nguyễn Khuyến là cái cười phảng phất nỗi buồn, vì đó là cái cười đạo đức của một người đầy tâm huyết, tài năng trước hiện tình đất nước thời bấy giờ, thật đáng cho chúng ta khâm phục.
20 Bài tập 20: Phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ, logic, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn sau:
Truyện mở đầu bằng một tình huống ái ăm, có nét vui của sự ngộ nhận, vừa tạo được hiệu quảchâm biếm xâu cai mà vẫn dữ tính khách quang khi kể chuyện Tình huống nhầm nhẫn của đôi
Trang 8trai gái người pháp trong chiến tàu điện ngầm Chúng nó cho rằng nhân vật Tôi trong chuyện
chính là vua Khải Định và cũng không hề biết tiếng Pháp nên tự nhiên trò chuyện tranh luận, chê
bai ông vua này
+ Câu 1, vế 2 thiếu từ “vừa …vừa”-> Cách sửa: thêm từ “vừa” vào đầu vế 2, câu 1
+ Đầu câu 2 thiếu từ liên kết với vế trước-> Cách sửa: thêm từ “đó là” ở đầu câu 2
+ Từ “chúng nó” ở đầu câu 3 dùng chưa chính xác-> Cách sửa: thay từ “chúng nó” bằng từ “họ”
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu dấu
+ Dấu (,) trong câu cuối để ngăn tách vế câu
+ Dấu (.) ở cuối đoạn.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa có nét vui của sự ngộ nhận, vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay mà vẫn giữ tính khách quan khi kể chuyện Đó là tình huống lầm
lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm Họ cho rằng nhân vật Tôi trong
truyện chính là vua Khải Định và cũng không hề biết tiếng Pháp nên tự nhiên trò chuyện(,)tranh
luận, chê bai ông vua này.
21 Bài tập 21:
a Trong kì thi Tốt nghiệp phổ thông 2011, đề thi về bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, có
học sinh viết như sau:
Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ramiền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên
Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sạch bọngiặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”
b Trong kì thi tốt nghiệp phổ thông năm 2009, đề thi về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, có
a Sai kiến thức trầm trọng, diễn đạt rối rắm lung tung, suy diễn tùy tiện, không nắm được văn
bản, sai nhiều ngữ pháp, lối viết ngớ ngẩn tư duy mơ hồ, phạm nhiều lỗi chính tả
+ Lỗi chính tả: lênh đường = lên đường, giả mang = dã man, giết sách = giết sạch…
+ Sai quá nhiều về kiến thức: tướng công công, địa danh nổi tiếng ở miền tây…
Có thể chữa lại:
Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, địa bàn hoạt động của Tây Tiếnkhá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanhniên học sinh Hà Nội, họ sống chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, ngày đó Quang Dũng là đạiđội trưởng…
b Sai lạc hoàn toàn về kiến thức, tự bịa đặt ra chi tiết, không đọc kĩ tác phẩm nên dẫn đến những
cái sai buồn cười
Có thể chữa lại:
Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây, gỡ hết dây trói cho A Phủ, Mị chỉ thì thào hai
chữ “Đi ngay…”
Trang 922 Bài tập 22: Cảm nhận về đoạn thơ:
“Ta chào Việt Bắc, ta xuôi, Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi, Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.
Khi lên: non nớt, ngại ngùng, Khi về: thép ở trong lòng đã tôi Xưa nay ly biệt ngậm ngùi, Giờ đây đưa tiễn là vui lên đường
Rời quê hương, đến quê hương, Thủ đô năm cánh sao vàng chờ ta
Tám năm Hà Nội cách xa, Tấm lòng Việt Bắc cùng ta trở về”.
(" Ta chào Việt Bắc, về xuôi"- Xuân Diệu)
Một học sinh đã viết như sau: "Qua những giòng thơ viết về Việt Bắc đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này" Viết như vậy, bạn HS đã
mắc những lỗi nào? Hãy sửa lại cho đúng.
* Đáp án:
- Sai chính tả: giòng thơ dòng thơ
giả) đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của mình đối với mảnh đất này"
23 Bài tập 23: Sửa lỗi chính tả trong các câu sau:
a Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ Theo tiền lệ chưa có một đội bóng Châu Âunào chiếm được ngôi vị số một
b Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải
và trong công nghiệp nữa
* Đáp án:
a Cụm từ (theo tiền lệ) dùng sai, ta thay vào nó cụm từ “trong (thực tế) lịch sử” Trong lịch sử
chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một
b Câu trên sai ngữ pháp: vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai Ta có hai
cách chữa:
+ Đổi vị trí từ “cả ”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và
cả trong công nghiệp nữa
+ Bỏ từ “ nữa”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải
và trong công nghiệp
24 Bài tập 24: Đoạn văn sau có một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic, … Anh (chị) hãy chỉ ra những sai sót đó
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh Hắn băn khoăn như tỉnh dậy sau một cơn sai rất dài Cũng như
những người sai tỉnh dậy hắn thấy miệng mình đắn, lòng mơ hồ buồn, người thì bủng rủng, chântay không buồn nhất
* Đáp án:
Trang 10- Dùng sai từ: băn khoăn.
- Lỗi ngữ pháp: thiếu dấu phẩy sau “Cũng như những người sai tỉnh dậy”
- Sai chính tả: sai, đắn, bủng rủng, nhất
25 Bài tập 25 Đoạn văn sau đây mắc một số lỗi về ngữ pháp, chính tả dùng từ, lôgic,…
Anh/ chị hãy chỉ ra những lỗi sai và sửa lại cho đúng
….nhân vật Liên, Thạch Lam mún lên tiếng tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến đang dần bóp ngẹt những ước mơ, sự phát triển tâm hồn của trẻ thơ bằng cuộc sống tù túng, quẩn quanh hằng ngày đồng thời, nhà văn cũng bày tỏ sự chia sẽ, cảm thông và thấu hiểu của mình đối với những
số phận tuổi thơ khi phải sống, lớn lên trong không gian tù túng, chật hẹp, tẻ nhạt….”
* Đáp án:
Lỗi:
- Dùng ngôn ngữ nói: “mún” -> sửa lại: muốn
- Chính tả: nữa -> sửa lại: nửa, ngẹt -> sửa lại: nghẹt, sẽ -> sửa lại: sẻ
- Đầu câu không viết hoa: đồng thời->sửa lại: Đồng thời
- Viết câu (ngữ pháp): Diễn đạt không rõ ràng, không mạch lạc: Thêm quan hệ từ “Qua” -> sửa lại: Qua nhân vật Liên….
26 Bài tập 26: Tìm các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi logic… trong đoạn văn sau:
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã cho ta thấy được bức tranh cuộc sống nghèo đóicủa nguời dân miền núi dưới chế độ chúa đất Nhà thơ tái hiện lại nét đẹp về những hũ tục củadân tộc Mèo Nhưng tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong cuộcsống áp bứt, bốt lộ, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọt lẩn nhau
* Đáp án:
- Lỗi chính tả: áp bứt, đùm bọt, bốt lộ, lẩn nhau, hũ tục
- Lỗi dùng từ: nhà thơ, nét đẹp về những hủ tục
- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ: "Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã cho ta thấy
được bức tranh cuộc sống nghèo đói của nguời dân miền núi dưới chế độ chúa đất"
- Lỗi logic: từ “nhưng” sử dụng chưa đúng vì ý hai câu không tương phản với nhau.
II XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH VÀ CÁC THÔNG TIN CỦA VĂN BẢN
1 Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinhsống của người vượn Năm 1960 đã tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa,Thanh Hóa) nhiều hạchđá,mảnh tước, rìu tay có khoảng 40 vạn năm Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3
km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16vạn m2 Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.”
(Sinh học 12)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn bản?
* Đáp án:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia từng là nơi sinh sống
của người vượn…
- Nơi sinh sống của người vượn xưa…
2 Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Trang 11Lịch sử Việt Nam xưa nay là lịch sử của một dân tộc và một đất nước thống nhất Nếu có sự
chia rẽ thì chỉ là thoáng qua, rồi sau đó thống nhất lại ngay Ngay cả cuộc tranh giành giữa Trịnh
và Nguyễn dù có kéo dài một trăm năm mươi năm, chỉ là sự tranh giành của hai chính quyền giữahai tập đoàn Trịnh, Nguyễn Nhân danh đất nước thống nhất, nhân danh quyền lực duy nhất củavua Lê, cả hai đều chấp nhận niên hiệu, quan chức, thể chế và chỉ có một nước, một vua chung
Do đó, đặc điểm khu biệt của lịch sử Việt Nam là: Từ khi Ngô Quyền dựng nước năm 938 trở đi,
đã là một nước thống nhất và mãi mãi thống nhất
(Trích “ Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học”- Phan Ngọc, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh,
2000)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn bản?
* Đáp án:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Việt Nam xưa nay là một dân tộc và một đất nước thống nhất…
- Việt Nam thống nhất
3 Bài tập 3:
Ông (Trần Quốc Tuấn – NBS) lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, YếtKiêu là gia thần của ông có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến,Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn kháchcủa ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự…
(Theo Ngô Sĩ Liên, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1985)
Văn bản trên thuộc phong cách nào? Nội dung chính của văn bản là gì? Đặt tên cho văn bản?
* Đáp án:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Ông (Trần Quốc Tuấn – NBS) lại khéo tiến cử người tài
4 Bài tập 4: Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn.
Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của
chúng ta
* Đáp án:
- Những lợi ích của cây cối với môi trường sống của con người.
- Chiếc nôi xanh
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và đểlại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
(Lịch sử - lớp 11, NXB Giáo dục - 2013)
* Đáp án:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học