1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng các dự án treo ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

17 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

- Khái niệm về lãng phí đất : Lãng phí đất là hiện tượng đất đai bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích ban đầu đã xác định, không được đưa vào sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế-xã

Trang 1

Mục Lục Mục Trang

I Giới thiệu 2

II Đặt vấn đề 2

III Thực trạng về các dự án treo trên địa bàn huyện Nghi Lộc 4

- Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất nhiên liệu Ethanol Việt Nam 6

- Dự án Nhà máy bao bì thân thiện môi trường 6

IV Nguyên Nhân 9

- Các nhóm vấn đề chính 9

- Các nhóm vấn đề của việc chậm trễ ở khâu xây dựng công trình 12

V Giải Pháp cho " Quy hoạch treo" 14

- Công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho phát triển các dự án 14 - Giải pháp cho sự chậm trễ trong xây dựng công trình 17

VI Kết Luận 17

Trang 2

Đề Tài : Thực trạng các dự án treo ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

I Giới thiệu :

- Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnhNghệ An Huyện lỵ là thị trấn Quán Hành có diện tích 48,3 hecta

- Vị trí địa lý:

Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu

- Diện tích:

+Huyện Nghi Lộc hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 34.770,43 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 14.309,52 ha

+ Đất lâm nghiệp: 9.329,7 ha

+ Đất ở: 1.234,91 ha

+ Đất chưa sử dụng: 3.646,69 ha

- Dân số: tính đến hết năm 2010 huyện Nghi Lộc có 46.730 hộ với 186.439 nhân

khẩu

- Đơn vị hành chính:

Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, bao gồm: Thị trấn Quán Hành, các

xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Long, Nghi Hoa, Nghi Thuận, Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Trung, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Thịnh, Nghi Phong, Nghi Xuân, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Thạch và Nghi Trường

- Khí hậu - Thời tiết :

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô

và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

II Đặt vấn đề :

- Khái niệm về đất: Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người

Ðất có hai nghĩa:

+ Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp

+ Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian.Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%

+ Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực)

- Khái niệm về lãng phí đất : Lãng phí đất là hiện tượng đất đai bị bỏ hoang, sử dụng sai mục

đích ban đầu đã xác định, không được đưa vào sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, gây thất thoát cho nhà nước

+ Đất chưa được đưa vào sử dụng với bất cứ mục đích nào

* Đất để hoang

Trang 3

* Đất ở các dự án : như khu công nghiệp

* Dự án thủy điện : khai thác ,khoanh vùng

* Dự án xây dựng các khu dịch vụ

* Khu đô thị

+ Sử dụng đất không hợp lí cũng làm lãng phí tài nguyên đất

* Sử dụng sai mục đích

* Sử dụng không đúng với đặc điểm tự nhiên của đất

* Bón phân không hợp lí

* Sử dụng đất không hiệu quả

- Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức là đất đai cũng là sản phẩm của xã hội Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn tại

và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Đất đai là tài sản của loài người, là điều kiện để sinh tồn, là tư liệu sản xuất cơ bản và không thể thiếu trong nông, lâm nghiệp Bởi vậy nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người sẽ không thể tạo

ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, mà con người đã biến đất đai từ một thành phần, sản phẩm của tự nhiên không phụ thuộc trở thành tư liệu sản xuất cho loài người, mà trên tư liệu ấy con người có thể tạo ra của cải vật chất để duy trì và phát triển

sự sống Đất đai là tài sản của xã hội, cộng đồng, của một quốc gia Luật đất đai năm 1993 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay! "

Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn

về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất Mặt khác, đất đai không giống với các loại hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất, do đó đất đai là có hạn

Nếu ví đất đai là " tấc đất tấc, tấc vàng " thì có thể nhẩm tính giá trị tài nguyên mà tỉnh Nghệ An đang dành cho phát triển là rất lớn Song rất tiếc, không phải tấc đất nào cũng được khai thác, tận dụng đúng nghĩa tấc vàng, bởi có hàng trăm dự án lớn nhỏ lấy đất để hoang Nhất là trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển cùng với thế giới, yêu sách tốt nhất đối với tỉnh Nghệ An là mở rộng các công trình, khu công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thì số dự án được cấp đất nhưng lại để hoang là khá nhiều Đấy là chưa kể các chủ đầu tư

ồ ạt xin cấp đất, các dự án thi công nhưng chưa tính toán kỹ lưỡng hiệu quả các công trình.v.v

III Thực trạng về các dự án treo trên địa bàn huyện Nghi Lộc

- Trong quá trình đổi mới và phát triển cùng với thời đại, tỉnh Nghệ An đã đặt ra rất nhiều phương

án phát triển và thực hiện chúng để nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội đưa đời sống của nhân dân cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng lên một mức cao hơn Nghi Lộc là một huyện ven biển trực thuộc tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh đầu tư rất nhiều dự án xây

Trang 4

dựng nhằm phát triển kinh tế cho huyện Song rất nhiều dự án, rất nhiều ngành, rất nhiều các vấn

đề được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đây nhưng song hành cùng với các dự

án, các kế hoạch thành công thì còn tồn tại rất nhiều sai sót và các điểm cần lưu ý Vấn đề lãng phí đất đai do các công trình, dự án treo đang là vấn đề nóng và là điểm chú ý của toàn xã hội Thực trạng của vấn đề lãng phí đất đai do các công trình, dự án treo ở một số cấp hành chính trên địa bàn huyện Nghi Lộc sẽ được đề cập trong bài viết

KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM

Ảnh: bản quy hoạch khu công nghiệp Nam Cấm

- Theo Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), từ năm 2001 đến nay đơn vị này đã tiến

hành thu hồi 5 dự án thuộc khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh + Khu công nghiệp Nam Cấm với 16 dự án, như: Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm cá (Công ty

cổ phần Biển Xanh), cấp phép tháng 6/2004, trên diện tích 30.000m2; Nhà máy sản xuất bao bì và giấy tự hủy (Công ty TNHH Bình Minh, Hà Nội), cấp phép tháng 6/2004, trên diện tích 50.000m2; Nhà máy chế biến đá vôi trắng (Công ty TNHH Wolkem VN), cấp phép tháng 3/2008, trên diện tích 50.000m2; Nhà máy chế biến bột đá Barit và bột đá vôi xuất khẩu (Công ty Phúc Thịnh), cấp phép tháng 11/2002, trên diện tích 45.200m2

- Một thông báo chỉ định thầu, UBND tỉnh đã ký nhiều văn bản, tạo điều kiện cho một doanh

nghiệp tự lập dự án mới thay thế dự án đã phê duyệt và theo đó tổng mức đầu tư từ 136 tỉ đồng

Trang 5

nhảy vọt lên hơn 294 tỉ đồng.

Theo Báo Thanh Niên thì nhà báo liên tục nhận được nhiều đơn thư của bạn đọc phản ảnh những việc làm không bình thường của lãnh đạo tỉnh Nghệ An trong việc chỉ định Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào (công ty TNHH) đảm nhận việc xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu B thuộc khu công nghiệp (KCN) Nam Cấm, tỉnh Nghệ An

KCN Nam Cấm thuộc huyện Nghi Lộc, cách TP Vinh chừng 20 km về phía bắc, được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 327,84 ha (gồm 3 khu: A, B, C) và được đầu tư giai đoạn 1 (khu B) với diện tích 79,4 ha, tại văn bản số 1255/CP-CN ngày 16/9/2003 Chính phủ cũng đã đồng ý về nguyên tắc việc hỗ trợ một phần vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN Nam Cấm, đồng thời cho phép UBND tỉnh Nghệ An thành lập Công ty Phát triển KCN, hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu để làm chủ đầu

tư dự án KCN Nam Cấm Từ khi thành lập Khu công nghiệp Nam Cấm (nay gọi là Khu kinh tế Đông Nam, Nghệ An), nhiều nhà đầu tư nhảy vào xin cấp phép đầu tư xây dựng dự án Tuy nhiên, doanh nghiệp lấy đất xong rồi để đó, không triển khai dự án, khiến khu công nghiệp ngày một nhếch nhác

Thực tế,

ngay sau

khi được

thành lập,

Công ty

Phát triển

KCN tỉnh

Nghệ An đã

gấp rút làm

việc với

Công ty Tư

vấn xây

dựng đô thị

và công

nghiệp Việt

Nam lập dự

án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu B giai đoạn 1 Ngày 30/9/2003, Công ty Phát triển KCN Nghệ An đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin phê duyệt dự án Ngày 3/10/2003, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Hồng Trường đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 KCN Nam Cấm với tổng mức đầu tư

136.728.000.000 đồng

Ảnh: Cổng vào khu công nghiệp Nam Cấm.

- Ngày 9/4/2003, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An ra công văn số 345 CV.TƯ thông báo ý kiến của

Thường trực Tỉnh ủy về việc Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào thầu xây dựng KCN Nam Cấm Lẽ ra, khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về xây dựng KCN Nam Cấm cũng như đầu tư

Trang 6

giai đoạn 1 khu B của KCN này, lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ trong việc đấu thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng đã không làm như vậy

- Ngày 26/5/2003, Tổng giám đốc Công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào đã ký công văn số 180

CV.CKTCT cam kết xây dựng hạ tầng KCN Nam Cấm và ngày 25/11/2003, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Hồng Trường đã ký quyết định số 4609 QĐ-UB giao cho Công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào thực hiện Chưa hết, ngày 01/12/2003 Công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào lại làm công văn gửi UBND tỉnh Nghệ An xin lập lại dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu B

- Vào ngày 02/12/2003 Phó chủ tịch Nguyễn Hồng Trường ký văn bản cho phép lập lại dự án và

ngày 19/2/2004, ký tiếp quyết định phê duyệt dự án do công ty lập mới với tổng mức đầu tư lên đến 294.687.000.000 đồng (đội thêm gần 158 tỉ so với dự án do Công ty Tư vấn xây dựng đô thị

và công nghiệp Việt Nam lập đã được duyệt) Chưa hết, trong quyết định phê duyệt dự án có đính kèm bản phụ lục về tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn thì ngân sách nhà nước đảm nhận lên đến 231.312.000.000 đồng, còn công ty chỉ tự huy động có 13.358.000.000 đồng ( trích Vietbao.vn) Trong vòng 1 ngày sau khi doanh nghiệp gửi công văn thì phó chủ tịch đã ký văn bản cho phép lập lại dự án hỏi do tỉnh đã có ý định lập lại dự án từ lâu hay do công việc cải cách hành chình của tỉnh hiệu quả đến mức độ thanh tra và rà soát tính hiệu quả thực tế của doanh nghiệp đầu tư dự án chỉ trong vòng 1 ngày?

A Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất nhiên liệu Ethanol Việt Nam do Công ty cổ phần thương

mại Hoa Kỳ làm chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 2/2009 tại khu B, Khu công nghiệp Nam Cấm trên diện tích 5 ha Cho đến nay, chủ đầu tư mới hoàn thành xong hạng mục san lấp mặt bằng nhà máy và đã dừng thi công từ cuối năm 2010 đến nay Đã sau 30 tháng, công ty chưa có đủ cơ sở chứng minh cho việc triển khai thi công dự án và đưa dự án đi vào hoạt động như hợp đồng gia công và lắp đặt nhà xưởng, hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị Công ty cũng không làm thủ tục gia hạn tiến độ đối với dự án theo yêu cầu của Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam

B Dự án Nhà máy bao bì thân thiện môi trường do Công ty cổ phần bao bì Toàn Thắng làm chủ

đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 4/2007 tại khu C trên diện tích 25.409 m2 với tiến

độ cam kết là 12 tháng Cho đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành xong một số hạng mục như san lấp mặt bằng, xây dựng nhà ăn ca và triển khai dở dang một số hạng mục như xây dựng hàng rào, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà điều hành và đã dừng thi công từ đầu năm 2010 đến nay Dự án chậm tiến độ 40 tháng so với cam kết

Ảnh: Nhà máy bao bì thân

thiện môi trường dự án

nhiều năm chỉ là bãi đất

trống.

- KCN Nam Cấm (thuộc

KKT Đông Nam) Khu A

Trang 7

và Khu C hiện nay thuộc quy hoạch xây dựng KKT Đông Nam Trong đó, Khu A có diện tích 93,68 ha; Khu C có diện tích 154,75 ha Khu C đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Khu A hiện còn 8.800 m2 chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Hiện nay, Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An đã cho Công ty phát triển KCN Nghệ An thuê 242,2

ha Hiện chủ đầu tư hạ tầng đã cho 43 doanh nghiệp thuê lại đất, với diện tích 145,2 ha; Khu B, KCN Nam Cấm được quy hoạch với diện tích 122,72 ha Diện tích đã bồi thường giải phóng mặt bằng 86,08 ha; còn lại hơn 36 ha chưa bồi thường giải phóng mặt bằng

Theo kết quả kiểm tra của Ban quản lý KKT Đông Nam về công tác quy hoạch xây dựng tại KCN Nam Cấm cho thấy, mật độ xây dựng của các dự án đầu tư thuê lại đất của doanh nghiệp hạ tầng đạt tỷ lệ thấp (dưới 20%) Một số doanh nghiệp còn có đất trống chưa sử dụng có thể thu hồi để cấp cho dự án khác Qua kiểm tra tại 20 dự án cho thấy: tổng diện tích đất đã cấp cho 20 dự án là 87,66 ha Trong đó, 12,92 ha diện tích xây dựng nhà xưởng và công trình phụ trợ; 36,30 ha diện tích chưa xây dựng, đất trống có thể thu hồi chuyển giao cho dự án khác khoảng 10 ha Trong số

20 dự án được kiểm tra chỉ có dự án nhà máy gỗ Tân Việt Trung của Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung xây dựng đủ diện tích, còn lại các dự án khác vẫn còn diện tích chưa xây dựng, trong

đó lớn nhất là Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An (12,25 ha) Ngoài ra, có 5 doanh nghiệp còn 2 – 3

ha đất trống có 5 dự án đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh; 15 dự án còn lại đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thành công tác đầu tư xây dựng

Ảnh: Bảng quy hoạch của KCN Nam Cấm

- Tính trung bình trung trên mặt bằng chung của cả tỉnh Nghệ An thì mỗi năm bà con nông dân thu

hoạch được hai vụ lúa, trung bình mỗi vụ là 5 tấn/ha vậy mỗi năm 1ha cho 10 tấn lúa Trong khi

đó hàng chục ha đất trong khu công nghiệp bị bỏ hoang thì bà con lại thiếu đất để canh tác, mỗi năm thiệt hại hàng trăm tấn lúa trên diện tích đất quy hoạch " treo " này Các dự án quy hoạch ra là

Trang 8

để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân trong vùng quy hoạch, tạo công ăn việc làm cho lao động Vậy mà, hàng chục, hàng trăm ha đất thu hồi từ đất canh tác, đất làm ruộng của dân nay lại để trống, dân thì vừa tiếc, vừa không có đất để làm ăn còn doanh nghiệp thì " treo

" vẫn hoàn " treo "

- Quy hoạch là nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng xã hội, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để

nâng cao chất lượng sống nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa hoặc không triển khai hoàn toàn thuận lợi được, nếu để kéo dài sẽ gây lãng phí lớn và thiệt hại cho dân Nhưng nếu để quy hoạch bị phá vỡ thì kế hoạch xây dựng các đô thị văn minh, hiện đại sẽ không thể thực hiện được

Chúng ta biết rằng quy hoạch treo đi kèm theo hàng trăm ngàn tỷ đồng giá trị đất đai bị lãng phí Đồng thời điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, gây khó khăn trong bảo đảm đời sống an sinh xã hội người dân tại các vùng có quy hoạch “treo”nói riêng và tiến trình phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung

Theo Khoản 3 Điều 29 của Luật Đất đai: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm, nếu không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch đó phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố” Những trường hợp sau 3 năm mà không thực hiện và cũng không điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch thì được coi là “quy hoạch treo”

Như vậy, có thể hiểu đối với các công trình, dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước sau

3 năm, kể từ ngày kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa đủ kinh phí để thực hiện thì được phép điều chỉnh Đối với các công trình, dự án đầu tư khác mà không đủ kinh phí hoặc chưa xác định được nhà đầu tư để thực hiện thì phải công bố hủy bỏ Hiện nay, một số địa phương không thực hiện việc công bố kế hoạch sử dụng đất hoặc có công bố nhưng sau 3 năm kế hoạch sử dụng đất đó chưa được thực hiện vẫn không tuyên bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ cho nhân dân biết, có trường hợp lại thông báo bằng miệng với nhân dân về quy hoạch công trình này, dự án nọ đều không theo đúng quy định của pháp luật về đất đai

- Quy hoạch “treo”, dự án “treo” đang thực sự là một vấn đề nhức nhối trong một lĩnh vực được

xem là rất phức tạp, đó là đất đai và chiếm đến 70% tổng số vụ khiếu kiện Điều đáng nói ở chỗ, người dân nằm trong vùng quy hoạch “treo” phải chịu muôn vàn khó khăn, thậm chí thiệt thòi thì hàng nghìn hecta đất bị bỏ hoang, gây lãng phí Diện tích lớn trong tổng số này là đất nông nghiệp dẫn đến một thực trạng trớ trêu Người nông dân có đất nằm trong quy hoạch ngày qua ngày nhìn những thửa ruộng hoang hóa, bạc màu trong khi họ thiếu đất sản xuất, thậm chí không còn đất sản xuất Quyền lợi nằm ở chỗ nào khi muốn sửa chữa nhà cửa cũng gặp nhiều khó khăn, có đất sản xuất mà không dám đầu tư nuôi trồng? Quy hoạch là điều cần thiết nhưng cứ “treo” như vậy người dân sẽ khổ Người dân ủng hộ khi quy hoạch thực hiện thời gian hợp lý, chứ dự án “treo” đến hàng chục năm thì không ai là không bức xúc Đất đai là tài sản quan trọng, đặc biệt với người nghèo và nhóm yếu thế trong cộng đồng Hậu quả của những dự án “treo”, quy hoạch “treo” không chỉ gây lãng phí mà còn khiến không ít gia đình có đất trong khu vực có dự án đó tái nghèo hoặc nghèo hơn Do đó, tìm lời giải cho bài toán này là một yêu cầu bức thiết

Trước hệ lụy của các khu quy hoạch “treo”, dự án “treo”, thời gian qua, địa phương cũng đã mạnh dạn điều chỉnh, “xóa” nhiều dự án không khả thi hoặc chậm tiến độ quá lâu Tuy nhiên, điều đó cũng không phải là điều dễ dàng khi những quy định còn lỏng lẻo Chính vì vậy, những thay đổi,

Trang 9

những điểm mới được quy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 vừa qua được hy vọng sẽ hóa giải tình trạng trên

Tình trạng phổ biến hiện nay là sự hạn chế năng lực xây dựng dự án, triển khai thực hiện của các địa phương và các chủ đầu tư nên nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng không được triển khai Một số dự án có tính khả thi rất kém, dù đã hết hiệu lực quy hoạch nhưng vẫn không được các địa phương gỡ bỏ khiến đất bị bỏ hoang, nhà dân trong vùng đất quy hoạch rất khó được sửa chữa, xây dựng lại Nhiều trường hợp người dân muốn bán nhà nhưng không thực hiện được

IV Nguyên nhân:

Dự án “treo” được hiểu là quy hoạch lập ra rồi để đấy không thực hiện Hậu quả là các hoạt động khác phục vụ đời sống của người dân cũng bị “treo” theo Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ?

- nguyên nhân chính là thiếu nguồn tài chính để lập quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch Tiếp

đến là quy hoạch thiếu tính khả thi do chủ quan trong khi lập, xét duyệt quy hoạch và tác động khách quan từ các biến động về kinh tế - xã hội

- do thiếu sự kiểm soát và quản lý thực hiện; sự chồng chéo giữa các quy hoạch chuyên ngành

khác nhau và tác động của các chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai Đặc biệt, trong thời kỳ bao cấp, quy hoạch làm theo kế hoạch nhà nước với một nguồn vốn duy nhất, nay nguồn vốn rất đa dạng, sự thay đổi của kinh tế-xã hội nhanh và mạnh, nên quy hoạch phải có tính mềm dẻo

- một nguyên nhân khác khiến quy hoạch khó đi vào cuộc sống là thiếu sự tham gia của cộng

đồng Dự án “treo” là do khâu khảo sát chưa làm đúng với quy mô, quy trình, chưa tiếp cận và thuyết phục được cộng đồng dân cư Thêm vào đó, việc kiểm soát và quản lý thực hiện còn yếu kém do cán bộ làm công tác này tại các địa phương thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn Gốc của vấn đề này là ở chỗ người dân không được hưởng lợi ích từ quy hoạch, dự án; lợi ích của người dân-chính quyền-nhà đầu tư chưa hài hòa

- Một trong những nguyên nhân khiến các dự án “treo” từ năm này qua tháng khác là do không

thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng khi nhà đầu tư không thỏa thuận được với người dân.Thực tế, trên một miếng đất quy hoạch thành công trình công cộng nhưng giá doanh nghiệp tự thỏa thuận luôn cao còn giá nhà nước khi thu hồi, dễ phát sinh khiếu kiện Bên cạnh đó, nhiều người dân “ra giá” bồi thường và các chính sách rất cao so với quy định với nhà đầu tư mà không căn cứ vào loại đất, mục đích sử dụng.Điều đó cho thấy, điều chỉnh cơ chế thỏa thuận trong lĩnh vực thu hồi, giải phóng mặt bằng là cần thiết để tránh trường hợp “thỏa thuận ngầm”, cần xác định

rõ nguồn vốn đền bù cho dân trước khi thu hồi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân một cách công bằng

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền làm công tác quy hoạch địa phương

chưa có sự đồng bộ, số lượng và chất lượng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được các yêu cầu nhiệm

vụ đặt ra;

Trang 10

- Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 chậm, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất chậm…;

- Công tác lập quy hoạch tại các đô thị còn thiếu hiệu quả không bảo đảm tính dự báo, không khả

thi trong thực hiện, dẫn đến phải điều chỉnh và dự án “treo” trong thời gian dài;

- Việc triển khai đầu tư tại nhiều địa phương chưa đồng bộ công trình dịch vụ hạ tầng xã hội như

trường học, trung tâm thương mại, công trình thể thao , gây bất cập trong khai thác, vận hành Trên thực tế, thẩm quyền của UBND TP là đưa ra thiết kế phương án và phê duyệt quy hoạch chung 1/2000, trong khi đó, mỗi sở lại thực hiện nhưng thẩm quyền quy hoạch riêng Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, Sở giao thông vận tải thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông; Sở Xây dựng lại nắm quy hoạch xây dựng nên không trách khỏi tình trạng quy hoạch không đồng bộ Điều này khiến cho chủ đầu tư khó mà triển khai nhanh được dự án hoặc nếu triển khai lại viện cớ để “xé rào” xây dựng không phép, sai phép;

- Công tác quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn yếu kém, dẫn đến tình trạng để dân lấn

chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, làm tăng chi phí bồi thường nên nhà đầu tư không còn khả năng thực hiện hoặc lo ngại không tiếp tục thực hiện;

- Tính cục bộ cao trong quá trình làm quy hoạch, tại nhiều địa phương;

- Nguồn tài chính để lập quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch còn thiếu và chưa được sử dụng

thực sự hiệu quả;

- Người dân không đồng ý giao đất do giá đất bồi thường trong rất nhiều trường hợp thấp hơn giá

chuyển nhượng thực tế trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác Nhiều trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng đất ở hoặc mua lại nhà ở mới tại khu tái định cư (theo kết quả kiểm tra một năm thi hành Luật Đất đai 2003, trong số đơn khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư có tới 70% số trường hợp khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá đất ở được giao tại nơi tái định cư lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi, có tới 20% số trường hợp bị thu hồi đất và được bồi thường theo các chính sách trước đây, nay khiếu nại đòi bồi thường theo giá đất của năm 2005);

- Chưa có sự liên kết giữa các quy định trong việc xác nhận tính hợp thức về quyền sử dụng đất

khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khi tính toán mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Từ đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các địa phương để giải quyết vấn đề này cũng khác nhau, nhiều trường hợp mang tính chủ quan, không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện;

- Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải

phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi đất, đề xuất phương án, cho tới khâu cưỡng chế Sai phạm chủ yếu về trình tự thực hiện là không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi, không có quyết định thu hồi đất

Ngày đăng: 22/02/2017, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w