1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cẩm Nang Viết Khảo Luận, Luận Văn, Luận Án

107 765 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Do đĩ, khi dấn thân vào cơng trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải nắm vững cách hình thành tác phẩm, cấu trúc của cơng trình, phương pháp sử dụng tài liệu, phương pháp trích dẫn,

Trang 1

THÍCH NHẬT TỪ

Trang 2

Mục lục

LỜI TRI ÂN 4

LỜI GIỚI THIỆU 4

LỜI NÓI ĐẦU ^ 5

CHƯƠNG I : TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU 6

I KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

II PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU 8

III TIÊU CHUẨN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU 9

IV CÁC LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10

V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

VI NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 13

VII TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 15

VIII CÁC THÀNH PHẨM NGHIÊN CỨU 16

CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH SOẠN THẢO KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN 18

I DẪN NHẬP 18

II ĐỊNH NGHĨA VẤN ĐỀ 19

III CHỌN ĐỀ TÀI 19

IV GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 21

V LẬP CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 21

VI THAM KHẢO TÀI LIỆU SƠ KHỞI 22

VII PHÁC THẢO DÀN BÀI SƠ BỘ 22

VIII PHÁC THẢO THƯ MỤC LÀM VIỆC 22

IX ĐỌC VÀ GHI CHÚ TÀI LIỆU 23

X PHÂN TÍCH TÀI LIỆU GHI CHÉP 26

XI PHÁC THẢO DÀN BÀI CHI TIẾT 26

XII VIẾT BẢN THẢO 27

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 27

I DẪN NHẬP 28

II VỀ PHẦN DẪN NHẬP 28

III VỀ PHẦN VĂN BẢN (The Text or the Thesis) 33

IV VỀ PHẦN THAM KHẢO 34

CHƯƠNG IV: ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN VÀ BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN 38

I ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN (SYNOPSIS or RESEARCH PROPOSAL) 38

II BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN (ABSTRACT) 44

CHƯƠNG V: CÁCH TÌM TÀI LIỆU TRONG THƯ VIỆN 45

I DẪN NHẬP 45

II CHỨC NĂNG CỦA THƯ VIỆN 45

III TIÊU CHÍ TÌM SÁCH 46

IV TÌM TÀI LIỆU QUA HỆ THỐNG CÁC THƯ MỤC CHÍNH 46

V HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY 46

CHƯƠNG VI: CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

I ĐỊNH NGHĨA CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

II CHỨC NĂNG CỦA CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

III ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

IV CÁCH ĐÁNH SỐ VÀ TRÌNH BÀY CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

V CÁC QUI ĐỊNH VỀ CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

VI) PHONG CÁCH TRÌNH BÀY CƯỚC CHÚ, HẬU CHÚ CHI TIẾT[1] 48

VII) PHONG CÁCH TRÌNH BÀY CƯỚC CHÚ / HẬU CHÚ VẮN TẮT 48

VIII CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

IX CÁCH DÙNG VÀI KÝ HIỆU VIẾT TẮT 48

THÔNG DỤNG TRONG CƯỚC CHÚ VÀ HẬU CHÚ 48

Trang 3

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN 48

I DẪN NHẬP 48

II PHÂN LOẠI TRÍCH DẪN 48

III CÁC TRƯỜNG HỢP TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP 48

IV CÁC TIÊU CHÍ CHUNG VỀ TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP 48

V CÁCH TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN NGẮN VÀ DÀI 48

VI CÁCH TỈNH LƯỢC ĐOẠN TRÍCH DẪN 48

VII CÁCH THÊM VÀO ĐOẠN TRÍCH DẪN 48

VIII CÁC TRÍCH DẪN ĐẶC BIỆT 48

CHƯƠNG VIII: THƯ MỤC THAM KHẢO 48

I ĐỊNH NGHĨA THƯ MỤC THAM KHẢO 48

II TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯ MỤC THAM KHẢO 48

III CHỨC NĂNG CỦA THƯ MỤC THAM KHẢO 48

IV SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯ MỤC THAM KHẢO VÀ CƯỚC CHÚ 48

V CÁC QUI ĐỊNH CĂN BẢN VỀ THƯ MỤC THAM KHẢO 48

VI PHÂN LOẠI THƯ MỤC THAM KHẢO 48

VII CÁCH TRÌNH BÀY THƯ MỤC TÀI LIỆU GỐC KHÔNG THUỘC KINH ĐIỂN TÔN GIÁO VÀTHƯ MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU 48

VIII CÁCH TRÌNH BÀY THƯ MỤC TÀI LIỆU GỐC 48

IX CÁCH TRÌNH BÀY THƯ MỤC THAM KHẢO NHẤN MẠNH NĂM XB 48

X CÁCH SOẠN THƯ MỤC THAM KHẢO VỀ MỘT CHỦ ĐỀ 48

CHƯƠNG IX: BẢNG VIẾT TẮT (ABBREVIATIONS) 48

I CHỨC NĂNG CỦA BẢNG VIẾT TẮT 48

II PHẠM VI ỨNG DỤNG 48

III PHÂN LOẠI BẢNG VIẾT TẮT 48

IV TIÊU CHÍ VIẾT TẮT 48

V MỘT SỐ BẢNG VIẾT TẮT MẪU 48

CHƯƠNG X: THỦ TỤC TIẾN SĨ 48

I THỦ TỤC TIẾN SĨ LÀ GÌ? 48

II CÁC LOẠI VĂN BẰNG TIẾN SĨ 48

III GHI DANH VÀO SỔ BỘ NGHIÊN CỨU SINH 48

IV HỆ THỐNG THI CỬ CỦA KHÓA HỌC TIẾN SĨ 48

CHƯƠNG XI: BIÊN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THẢO 48

I BIÊN TẬP BẢN THẢO 48

II ĐÁNH GIÁ BẢN THẢO 48

III ĐỌC BẢN THẢO ĐÃ ĐÁNH MÁY 48

SÁCH THAM KHẢO 48

Trang 4

LỜI TRI ÂN

Quyển Cẩm Nang Viết Khảo Luận, Luận Văn và Luận Án này ra đời lần đầu tiên vào cuối

năm 1997 và chủ yếu được truyền tay trong giới thân hữu đang học tập và nghiên cứu tại đạihọc Delhi, Ấn Độ Vào năm 1999 ấn bản lần thứ hai ra đời với những sửa chữa nhỏ về lỗichính

Nay được quý thân hữu yêu cầu tái bản, chúng tơi đã xem lại và sửa chữa thêm các lỗichính tả và bổ sung vài điều cần thiết khác Trong lần ấn bản thứ ba nầy, chúng tơi nhận được

sự giúp đỡ của quý pháp hữu Nhân dịp này chúng tơi chân thành cảm ơn quý Đại đức ThíchThiện Hữu, Thích Thiện Mỹ, Thích Lệ Thọ và Thích Giác Hồng đã đĩng gĩp nhiều ý kiếnquý báu, nhất là cho biết nhiều lỗi chính tả mà chúng tơi đã khơng phát hiện trong hai ấn bảnđầu

Chúng tơi ý thức rõ rằng tác phẩm này khơng sao tránh khỏi các sơ sĩt và hạn chế Kínhmong đĩn nhận được sự chỉ giáo và đĩng gĩp ý kiến của các bậc thức giả, để lần tái bản sauđược hồn thiện hơn

Trong lúc biên tập lại ấn bản này, chúng tơi được tin buồn Ni sư Như Phước, người đã hỗtrợ cho sự tu học của chúng tơi, đã về cõi Phật vào ngày 23-8-2000 (nhằm 24-7-AL) Thànhkính xin hồi hướng cơng đức của tác phẩm này về Ni sư

Panjab University

Chandigarh, Ấn Độ

Thích Nhật TừKính cẩn

LỜI GIỚI THIỆU

 Bước vào lãnh vực nghiên cứu, dù là học đường hay ngồi học đường, người nghiên cứuthường mong mỏi tác phẩm hay cơng trình nghiên cứu của mình đạt tầm cỡ, cĩ giá trị và thực

sự được học giới và người đọc đĩn nhận một cách khách quan, vơ tư và nghiêm túc Trongnghiên cứu, người nghiên cứu thường bị hạn chế về thời tính, và do đĩ, lắm lúc trở nên vộivàng, lúng túng khi thời gian ấn định đã hết mà cơng trình hay luận án chưa dứt điểm Chính

vì vậy, tính chiến lược, khoa học và phương pháp trong nghiên cứu trở nên quan trọng hơn baogiờ hết Do đĩ, khi dấn thân vào cơng trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải nắm vững

cách hình thành tác phẩm, cấu trúc của cơng trình, phương pháp sử dụng tài liệu, phương pháp trích dẫn, cách trình bày sách tham khảo, bảng viết tắt, cách chú thích, biên tập và đánh giá bản thảo, để cho cơng trình nghiên cứu đạt được chất lượng tiêu chuẩn cao trong thời

gian và cơng sức ít nhất

Hiện nay, trước sự phát triển gia tốc của mọi mặt trên thế giới, vấn đề giáo dục, học tập vànghiên cứu đang được đầu tư và phát triển mạnh ở Việt Nam Số lượng sinh viên và nghiên cứusinh Việt Nam ngày càng gia tăng khơng chỉ ở phạm vi trong nước mà cịn vượt biên giới sangnước ngồi Số lượng sách giáo khoa và tham khảo cho mọi lãnh vực ngày càng tăng trong khi

đĩ, các sách hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu lại quá hiếm hoi, cĩ thể đếm trên đầu ngĩn

tay Quyển “Cẩm nang viết khảo luận, luận văn và luận án” này ra đời thật đúng lúc, cập nhật

với trào lưu giao thoa học thuật quốc tế Nĩ khơng những là tài liệu tham khảo cho các giáo viên

hướng dẫn bộ mơn phương pháp nghiên cứu mà cịn là tấm bản đồ hướng dẫn từng bước đi ban

đầu cho các sinh viên và nghiên cứu sinh trong lãnh vực nghiên cứu và sáng tác Thiết nghĩ,quyển sách khơng chỉ ngừng lại ở chỗ cung cấp cho giới sinh viên những điều cần thiết để gặthái những tinh hoa kiến thức trong biển rừng sách vở mà cịn là kim chỉ nam, là tấm bản đồ ngắngọn, dễ nhớ và dễ áp dụng, nhằm đáp ứng một cách thỏa mãn nhu cầu học hỏi của học giới

Trang 5

Qua quyển sách này, tác giả đã cho chúng ta thấy kiến thức về phương cách sử dụng (the knowledge of how) đóng vai trò quan trọng và quyết định kiến thức về sự kiện (the knowledge of what) Nhờ có kiến thức về phương pháp nghiên cứu, công trình nghiên cứu sẽ trở nên độc lập,

nguyên thủy, sáng tạo, chóng thành công, và do đó có thể đóng góp nhiều giá trị mới cho học giới

Vì hoài bảo muốn đóng góp khả năng cho sự nghiệp phát triển nghiên cứu và giáo dục củatác giả, tôi xin chân thành giới thiệu tác phẩm đến quý bạn đọc Mong sao quý bạn đọc đónnhận tác phẩm này như một công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu của mình

International Students’ House

University of Delhi

Tháng 7 năm 1997

THÍCH THIỆN HỮUTrân trọng

 Phương pháp nghiên cứu, ngày nay hơn bao giờ hết, đã trở thành một trong những vấn đềtrọng tâm không chỉ của các hoạt động mang tính học đường mà còn của tất cả mọi lãnh vựckhác Làm việc thiếu phương pháp thì thời gian, công sức, năng lực có thể hao tốn rất nhiềunhưng thành quả đạt được chẳng là bao nhiêu

Về phương diện kết quả, sự thành công của con người có thể nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấutrong kiên trì và không gián đoạn Về phương diện hiệu quả, sự phấn đấu và kiên trì vẫn chưagọi là đủ Mức độ thành công tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp hay kỹ năng làm việc Có

nỗ lực, kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích nhưng lại thiếu phương pháp thì hiệu suất công việckhó có thể hay không thể đạt được như mong muốn Vì vậy, phương pháp đóng vai trò vôsong trong việc nâng cao hiệu suất của công việc nói chung, công tác khảo cứu nói riêng.Nhờ biết phương pháp khảo cứu, nhà nghiên cứu có thể đầu tư thời gian làm việc ít nhưnglại thâu hoạch được thành quả công việc cao Nhanh- hiệu quả-chất lượng là ba đặc tính củamột khảo cứu có phương pháp

Tại các nước tiên tiến, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Mỹ, phươngpháp nghiên cứu là một trong những bộ môn được đưa vào giảng dạy ở cấp cử nhân Tại cácnước chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh, phương pháp nghiên cứu chỉ được giới thiệu ởcấp phó tiến sĩ.[1] Nhờ được đào luyện về phương pháp nghiên cứu từ cấp cử nhân, sinh viênngoại quốc đã bắt đầu dấn thân vào con đường nghiên cứu đúng nghĩa, ở nhóm tuổi trẻ trungđầy sức lực và sáng tạo, để cho ra đời những tác phẩm vô song và bất hủ Lúc này, sinh viênkhông còn nghe và tin vào những gì thầy cô giáo giảng dạy trên lớp một cách thụ động vàkhông đặt vấn đề như ở cấp trung học trở xuống nữa Đối với sinh viên nắm vững về phươngpháp nghiên cứu, kiến thức hay thông tin của thầy cô giáo cũng chỉ là một trong những nguồntài liệu tham khảo như bao nhiêu nguồn tài liệu tham khảo khác Kiến thức của sinh viên đượcphát triển và lớn dần do biết cách tham khảo tài liệu, có phương pháp tư duy và viết một cáchđộc lập và sáng tạo Trong khi đó, hệ thống giáo dục Anh làm cho sinh viên chậm phát triểnhơn về phương diện dấn thân vào con đường sáng tác độc lập, so với hệ thống Mỹ, chỉ vì dophương pháp nghiên cứu được giới thiệu quá trễ!

Tại Việt Nam ta, do thiếu tài liệu tham khảo, bộ môn phương pháp nghiên cứu hiếm khiđược triển khai ở các cấp học cử nhân và cao học một cách chính thức Thỉnh thoảng có một

số trường đưa nó vào giảng dạy ở cấp cao học hoặc phó tiến sĩ Có lẽ chính vì thế, có quá ítcác sáng tác của ta đạt được tiêu chuẩn quốc tế về ba phương diện: phương pháp nghiên cứu,phong cách trình bày và chất lượng nghiên cứu Trong khi, phần lớn tác phẩm còn lại, dù đạtyêu cầu về chất lượng, nhưng không đạt tiêu chuẩn về phương pháp nghiên cứu và cách thứctrình bày Một tác phẩm có nhiều giá trị về phương diện khám phá nhiều vấn đề mới mẻ trongmột lãnh vực nghiên cứu nào đó nhưng để xuất hiện quá nhiều lỗi về chính tả, văn phạm, về

Trang 6

cách trình bày cước chú và thư mục không đúng cách v.v… sẽ có thể làm cho độc giả khó tánhnghi ngờ về chất lượng nghiên cứu vốn có của nó Một tác giả chu đáo rõ ràng không thể đểcho các thiếu xót này, dù nhỏ nhặt, làm phiền và giảm uy tín chất lượng sáng tác của mình.Trong chiều hướng đó, quyển sách nhỏ này ra đời với một hy vọng khiêm tốn rằng nó sẽgóp phần nào đó trong việc san bằng các khoảng cách thiếu hụt về phương pháp nghiên cứu tạiViệt Nam Tập sách này nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu dấn thân vào sựnghiệp nghiên cứu hay cho những người ham thích sáng tác nói chung, những chỉ dẫn cần thiết

về các mặc ước mang tính quốc tế về viết tắt, về phép chấm câu, về phép viết hoa và nghiêng,

về các bộ phận của một bài khảo luận hay luận án, về cách trình bày các bộ phận đó, về cáchđọc và ghi chép tài liệu, về cách soạn thảo và viết bản thảo, về cách ghi cước chú, về cách trìnhbày thư mục tham khảo, phần phụ lục, bảng giải thích thuật ngữ, bảng chú dẫn mục từ, và vềcách biên tập và đánh giá bản thảo trước khi xuất bản Tác giả mong rằng nó sẽ là người “đầytớ” trung thành của các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh

Để cho các vấn đề trình bày được dễ hiểu và dễ sử dụng, tác giả đã chọn cách viết và trìnhbày “phân chia thành đề mục,” không đặt nặng vấn đề triết lý hay phân tích các nội dung Tácgiả cũng đã ý thức và hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các thuật ngữ của khoa học này,ngoại trừ những trường hợp không thể tìm được các từ thông thường khác có ý nghĩa tươngđương với chúng

Tập sách này, thực ra, chỉ là một nỗ lực khiêm tốn trong việc đáp ứng những kiến thứcmang tính cẩm nang về cách viết và soạn thảo bài khảo luận, luận văn và luận án cho các sinhviên mới bắt đầu dấn thân vào nghiên cứu và những người bắt đầu chưa có kinh nghiệm Chonên, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, tập sách vẫn không sao tránh khỏi những hạn chếnhất định Tác giả mong đón nhận được những lời chỉ giáo và góp ý chân tình của các bậc thứcgiả cũng như người sử dụng sách, để cho các tái bản về sau, nó thật sự xứng đáng đón nhậnđược niềm tin cậy của quý bạn

GWYER HALL

University of Delhi

Rằm tháng 7 năm 1997

THÍCH NHẬT TỪCẩn chí

Trang 7

(INTRODUCTION TO RESEARCH)

 

I KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Khái Niệm Nghiên Cứu

Về phương diện nghĩa đen, nghiên cứu, theo chữ Hán, là suy xét (cứu) và nghiền ngẫm

(nghiên) một vấn đề cho thấu đáo Trong tiếng Anh, từ “nghiên cứu” là “research.” Bắt nguồn từ tiếng pháp “recerche(r), từ ‘research’ được kết hợp bằng hai thành tố “re” có nghĩa là lập đi lập lại nhiều lần, và “search” có nghĩa là tìm kiếm để phát hiện hay khám phá Như vậy, ghép hai thành tố lại, từ “reseach” có nghĩa là tìm kiếm nhiều lần để khám phá hay

phát hiện ra những điều chưa biết hay những thông tin mới

Về phương diện của khoa học nghiên cứu, nghiên cứu không chỉ đơn thuần là “hành vi tìmkiếm để phát hiện ra những sự kiện mới hay thêm vào mảng thông tin những điều chưabiết.”[1]  Bởi lẽ, theo giáo sư Phillips và Pugh, nghiên cứu được hiểu như sự phát hiện ranhững sự kiện mới và thêm những thông tin chưa biết là định nghĩa của người thường,không phải của khoa học nghiên cứu Và hơn hết, định nghĩa như vậy có phạm vi vừa quárộng và quá hẹp.[2] Quá rộng vì nó bao gồm nhiều hoạt động, chẳng hạn như tìm thời giờcho chuyến xe lửa kế đến Luân-đôn, hay cũng như làm giảm nhiệt độ của hồ bơi, cái màchúng ta không thể xem là nghiên cứu Dù là quá rộng, định nghĩa như vậy lại trở nên quáhẹp, bởi lẽ, có rất nhiều nghiên cứu không liên hệ gì đến “phát hiện ra những gì bạn chưabiết,” nhưng lại liên hệ đến “sự phát hiện ra cái mà bạn chưa biết về vấn đề nào đó.”[3] Thực ra, nghiên cứu là quá trình khảo sát hay thẩm tra một vấn đề, là công trình thínghiệm đặc biệt, nhằm mục đích khám phá những kiến thức mới hoặc giải thích lại những sựkiện cũ bằng các học thuyết mới hoặc hiệu đính, tu chính những học thuyết, định luật đã cóhoặc dựa theo những sự kiện mới tìm được để hình thành nên học thuyết hoàn hảo hơn Nóiđơn giản, nghiên cứu là công trình khảo sát, là nỗ lực tìm kiếm hay khám phá những sự kiệnhay thông tin hay kiến thức mới bằng các phương pháp có hệ thống và khoa học về một lãnhvực nghiên cứu nào đó, với mục đích mở rộng hay đào sâu hơn kiến thức về một chủ đềtrong lãnh vực đã chọn đó Nó liên hệ đến việc xử lý tài liệu, khái niệm, biểu tượng với mụcđích phổ quát hóa vấn đề đến một tầm mức nào đó, hiệu đính hay kiểm chứng kiến thức.Ngoài ra, theo giáo sư C C Crawford,[4] một nghiên cứu theo đúng nghĩa phải bao gồmchín đặc điểm sau đây:

 Xoay quanh hay đào sâu một vấn đề

 Liên hệ đến tác phẩm nguyên thủy

 Nội dung phong phú do thái độ đam mê của người viết

 Đòi hỏi một khối óc rộng mở

 Nó dựa trên giả định rằng mọi sự vật đều có qui luật và trật tự của nó

 Đối tượng của nó là nhằm khám phá các qui luật và tiến đến phổ quát hóa

 Nó là sự khảo sát về nhân và quả của vấn đề

 Nó dựa trên các phương pháp đo lường

 Nó gắn liền với kỹ thuật ý thức

2 Khái Niệm "Phương Pháp Nghiên Cứu"

Phương pháp nghiên cứu, tiếng Anh gọi là “method of research” hay “research methodology” hay còn được viết gọn bằng một chữ “methodology.” Trước hết, chúng ta cần

phân biệt hai phương diện của nghiên cứu, đó là, nội dung và phương pháp

Trang 8

Nội dung là những gì chúng ta sẽ phải trình bày cho độc giả trí thức Nó là trọng tâm haychủ đề chính của công việc nghiên cứu Phương pháp là cách thức chúng ta giải quyết chủ đềtrọng tâm đó Giữa hai cái, nội dung thuộc về phần chủ não và quan trọng, vì đó là những gìchúng ta sẽ đóng góp kiến thức cho học giới Phương pháp chỉ là công cụ nên tầm quantrọng của nó chỉ thuộc cấp độ hai, vì nó cũng cần thiết cho việc hỗ trợ nhà nghiên cứu hoànthành công việc nghiên cứu đúng thời hạn, đạt tiêu chuẩn Phương pháp phải được lựa chọnngay sau khi và phải thích hợp với bản chất của nội dung.

Phương pháp bao giờ cũng là phương pháp của một công việc hay cho một vấn đề nào đó

Do vậy, phương pháp sử dụng cho lãnh vực này không thể ứng dụng cho lãnh vực khác.Chẳng hạn như, phương pháp của vật lý, loại phương pháp thực nghiệm trong phòng thínghiệm, không thể áp dụng cho lãnh vực thuộc khoa học xã hội, như kinh tế học, bộ môn cầndựa vào sự quan sát số lớn các sự kiện khác nhau hoặc thống kê v.v Như vậy, tiêu chí cho

sự toàn hảo về một phương pháp là nhằm đáp ứng các yêu cầu của nội dung Trong một mức

độ nào đó, phương pháp chọn lựa thích hợp sẽ có thể kéo theo chất lượng và giá trị của tácphẩm nghiên cứu, và ngược lại Chính vì lý do này, nhà nghiên cứu không chỉ lưu ý vềnhững gì được nghiên cứu mà còn về phương pháp hay cách thức giải quyết chúng Vì thế,tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu trở nên cần thiết đối với nhà nghiên cứu

Trở lại vấn đề, thuật ngữ “methodology” có nghĩa là khoa học phương pháp (the science of method) hay học thuyết nghiên cứu (the theory of research) hay phương pháp nghiên cứu có

hệ thống và có khoa học (scientific and systematic method of study) Phương pháp luận

nghiên cứu là sự nghiên cứu đặc biệt về các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu.Mục đích của phương pháp luận nghiên cứu một mặt là nhằm nhận dạng các đặc điểm chung

và riêng của phương pháp nghiên cứu và mặt khác nhằm xác định phương cách các đặc điểmcủa phương pháp khác nhau tùy theo bản chất của các ngành, lãnh vực mà chúng trực thuộc.Nền tảng của sự nghiên cứu, tìm tòi này nằm trong các trường hợp cụ thể của các nghiêncứu đã được thực hiện Các nghiên cứu đó sẽ cho chúng ta biết được các điểm mạnh cũngnhư điểm nhược, thành công cũng như thất bại tong việc ứng dụng các phương pháp củanhững người làm công tác khảo cứu

Nói tóm lại, trên căn bản, phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc giúpchúng ta, từ việc đúc kết các kinh nghiệm xương máu của các nhà nghiên cứu trước, tránhđược các thao tác dư thừa trong khi tiến hành và không vấp phải những sai suất trong khithực hiện

II PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU

Dù phương pháp nghiên cứu là đa dạng và các vấn đề hay chủ đề nghiên cứu đã, đang và

sẽ được thực hiện là nhiều đến độ không thể tính đếm, loạïi hình nghiên cứu trên bản chất là

có giới hạn và có thể được phân thành ba phần chính sau đây:

1 Nghiên Cứu Phân theo Số Người Tham Dự: gồm có

Nghiên cứu của cá nhân

Nghiên cứu của tập thể gồm từ hai người trở lên

2 Nghiên Cứu Phân theo Địa Điểm Thực Hiện: gồm có

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu ngoài phòng thí nghiệm

3 Nghiên Cứu Phân theo Bản Chất hay Mục Đích: gồm có

Nghiên cứu thuần túy

Nghiên cứu ứng dụng

Trang 9

Trong ba phân loại trên, nghiên cứu phân theo bản chất hay mục đích là quan trọng nhất Vềmối tương quan giữa chúng, bất kỳ một công trình nghiên cứu nào cũng liên hệ đến ba phânloại trên Một nghiên cứu nào cũng có người thực hiện Người thực hiện có thể một mình hay

có sự cộng tác của một hay nhiều người đồng nghiệp Kế đến, nghiên cứu đó sẽ thuộc vào mộttrong hai loại sau đây, ứng dụng hay thuần túy Và, nếu nó là nghiên cứu ứng dụng thì thường

nó sẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm Nếu nó là nghiên cứu thuần túy thì nó có thểđược tiến hành trong hoặc ngoài phòng thí nghiệm tùy theo lãnh vực nghiên cứu Do đó, ta cóthể phân loại tất cả các nghiên cứu thành hai loại hình chính, đó là, nghiên cứu thuần túy vàthực dụng

a) Nghiên cứu thuần túy (pure research): Là các công trình tìm tòi và khám phá kiến

thức mới cho một lãnh vực nào đó một cách không vụ lợi, không bị vẩn đục bởi các tính toánliên hệ đến các hình thái sử dụng xã hội, theo đó, các khám phá có thể được đưa vào.[5] Nóicách khác, nghiên cứu thuần túy mang tính cách bất vụ lợi, chỉ nhằm mục đích khám phá vàlàm cho vấn đề trở nên chân thiện mỹ mà thôi

b) Nghiên cứu ứng dụng (practical or applied research): Là công trình nghiên cứu của

một cá nhân hay tập thể hay của các viện, ban, ngành, công ty kỹ nghệ v.v thực hiện vớimục đích nhằm phát minh các sản phẩm mới hay cải tiến các sản phẩm đã có, để phục vụcho các mục đích xã hội, nhất là kinh tế Nói cách khác, nghiên cứu ứng dụng là các côngtrình tìm kiếm và khám phá ra những cái mới, nhắm đến mục đích phục vụ cho các nhu cầu

xã hội, để gặt hái các hiệu suất kinh tế

c) Mối liện hệ giữa chúng: Các nghiên cứu thuần túy, trên thực tế, có thể liên hệ đến các

nghiên cứu khoa học thuộc thực dụng hay ứng dụng Các nghiên cứu thuần túy của ngày hômqua trở thành các nghiên cứu ứng dụng ngày hôm nay, và rồi chúng có thể trở thành các máymóc, vật dụng hay tiến trình của ngày mai.[6]

III TIÊU CHUẨN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU

Đam mê thuần túy vẫn chưa đủ để trở thành nhà nghiên cứu giỏi Đam mê có thể giúp bạnthâu thập được kiến thức cần thiết Để trở thành nhà nghiên cứu giỏi, ngoài kiến thức nhưđiều kiện cần thiết, tức ngoài đam mê, và thông thạo phương pháp làm việc, bạn còn phải hội

đủ các tiêu chuẩn chung và riêng sau đây:

1.  Các Tiêu Chuẩn Chung cho Việc Nghiên Cứu

a) Thông thạo về lãnh vực nghiên cứu

Vì nghiên cứu nhằm hướng đến kiến thức chuyên sâu về một lãnh vực quen thuộc, nó đòihỏi nhà nghiên cứu cần phải có các kiến thức nền tảng về lãnh vực đó Chỉ khi nào bạn cóđược các kiến thức nền tảng về một lãnh vực nào đó, bạn mới có thể dễ dàng tiến xa và sâuvào lãnh vực, phát hiện ra những thông tin mới và đóng góp chúng cho học giới Bằngkhông, bạn chỉ mãi là người thừa kế hay thừa hưởng thành quả nghiên cứu của các học giảkhác mà thôi

c) Khả năng tư duy

Để có thể đạt được niềm khát khao của mình, nhà nghiên cứu cần phải có khả năng tư duy

và phản ánh một cách logic, có hệ thống và biện chứng Thường con người có bản năng tư

Trang 10

duy và phản ánh Nhưng bản năng này chỉ được phát triển ở một mức độ nhất định trongnhững trường hợp tình cờ hay ngẫu nhiên mà chưa được đào luyện để trở thành một phản xạ

có điều kiện Nhà nghiên cứu phải đào luyện chính mình phản xạ phản ánh và tư duy có hệthống về các vấn đề, nhất là vấn đề đang theo đuổi nghiên cứu

2 Các Tiêu Chuẩn Chuyên Môn cho Việc Nghiên Cứu

a) Kiến thức về ngôn ngữ nguồn tài liệu

Đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn đi sâu vào lãnh vực chuyên ngành Không có kiếnthức về ngôn ngữ chuyên ngành, dù có động cơ tốt, có khả năng tư duy bén nhạy, có kiếnthức nhiều, bạn cũng khó có thể bước chân vào con đường phát hiện ra những kiến thức mới.Muốn trở thành chuyên gia về triết học Aán Độ, điều kiện tiên quyết là bạn phải rành ngôn

ngữ triết học Aán như Sanskrit gốc (Pure Sanskrit), Sanskrit Phật giáo (Buddhist Hybrid Sanskrit) và Pali Tương tự, muốn trở thành chuyên gia về triết học phương Tây, bạn phải

rành về tiếng Hy-lạp, tiếng La-tinh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh Kiến thức chuyên môn

về ngôn ngữ nguồn tài liệu gốc là chìa khóa đưa bạn đến tiếp cận văn bản gốc, tư duy về vănbản gốc và khám phá chúng Bằng không, bạn chỉ có thể dựa vào bản dịch hay sử dụng cáctài liệu hai về chủ đề mà thôi

b) Thông thạo về ngôn ngữ báo cáo

Ngôn ngữ báo cáo là ngôn ngữ bạn sử dụng viết công trình nghiên cứu của bạn Nhànghiên cứu cần phải thông thạo ngôn ngữ mà mình sẽ phản ánh hay phúc trình công trìnhnghiên cứu Không có khả năng diễn đạt chuyên môn và lão luyện về ngôn ngữ báo cáo, nhànghiên cứu khó có thể thành công trong việc thông tin cho độc giả những khám phá mới củamình Nhu cầu thông thạo về ngôn ngữ viết không có nghĩa buộc nhà nghiên cứu phải trởthành nhà văn lão luyện, mà chỉ yêu cầu nhà nghiên cứu có khả năng diễn đạt một cáchchính xác, rõ ràng ý tưởng của mình Chỉ có diễn đạt chính xác mới có thể dẫn đến sự đọchiểu chính xác ở người đọc

c) Khả năng phân tích

Vì luận án là một trong những hoạt động nghiên cứu cao cấp, ngôn ngữ diễn đạt của nónên nặng về phân tích hơn là mô tả Mô tả chỉ dành cho sách giáo khoa và sách thôngthường Ngôn ngữ của luận án phải là ngôn ngữ phân tích Nhờ phân tích, luận án của bạnmới có sức thuyết phục người đọc về những luận điểm và luận chứng của bạn về một kếtluận nào đó Nói cách khác, “nghiên cứu vượt khỏi mô tả và cần đến phân tích Nó tìm kiếm

sự giải thích, các mối quan hệ, các so sánh đối chiếu, các dự đoán, khả năng phổ quát hoá vàtạo dựng học thuyết.”[7]

IV CÁC LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Mặc dù có vô số đề tài nghiên cứu, chúng có thể được phân thành năm loại chính, đó là, @

đề tài dựa vào tác phẩm hay tác giả, @ đề tài dựa vào khái niệm, @ đề tài so sánh, @ đề tàisiêu-triết học, và @ đề tài liên ngành

1 Đề Tài Dựa vào Tác Phẩm hay Tác Giả

(Thinker or Text-Based Topics)

a) Chọn tác phẩm hay tác giả nổi tiếng

Trong trường hợp này, bạn phải tìm ra những vấn đề và góc cạnh còn bỏ dỡ, chưa đượckhám phá, để làm đề tài nghiên cứu của bạn

b) Chọn tác phẩm hay tác giả ít được biết đến

Trong trường hợp này, bạn có vô số vấn đề và góc độ để viết và khám phá, do đó, cơ hộiđóng góp của bạn cho học giới cũng nhiều hơn

2 Đề Tài Dựa vào Khái Niệm (Concept-Based Topics)

Trang 11

Đây là đề tài xoay xung quanh một hay vài khái niệm hoặc thậm chí một hệ thống các kháiniệm quan trọng, trình bày một hệ thống tư tưởng hay học thuyết Các khái niệm càng ítđược người biết đến sẽ là những khái niệm có nhiều tiềm năng cung cấp học giới các kiếnthức mới về lãnh vực đó Nếu bạn chọn những khái niệm quen thuộc thì phương pháp và nộidung phân tích của các bạn phải khác hơn các nghiên cứu trước đây về cùng một hay nhiềukhái niệm.

3 Đề Tài So Sánh (Comparative Topics)

Trong hai loại đề tài trên, loại đầu liên hệ đến văn bản hay tác giả, loại thứ hai liên hệ đếnkhái niệm (tư tưởng) của một tác giả (nhà tư tưởng) hay của tác phẩm Cả hai loại này trênthực tế là nền tảng cho các đề tài so sánh Sự so sánh có thể diễn ra với hai tác giả, hai tácphẩm, hai khái niệm của hai truyền thống khác nhau, và ngay cả của cùng một truyền thống

Có nghĩa là nhà tư tưởng trong truyền thống này có thể được so sánh với nhà tư tưởng thuộctruyền thống khác Hay hai nhà tư tưởng cùng một truyền thống nhưng có hai học thuyếtkhác nhau cũng có thể được so sánh trong nghiên cứu Tương tự, hai hay nhiều văn bản hoặckhái niệm có thể được so sánh với nhau

Các chủ đề so sánh thường hấp dẫn người đọc nhưng cũng khó hơn các chủ đề khôngthuộc so sánh Nhà nghiên cứu phải nắm vững cả hai hệ thống tư tưởng trước khi tiến hành

so sánh những điểm giống cũng như khác nhau của chúng Khi so sánh, nhà nghiên cứu phảithật vô tư và khoa học Thái độ lấy một ý thức hệ A để làm trọng tâm trong khi đánh giá một

ý thức hệ khác hơn mình hay xem hệ tư tưởng A là chân lý và lấy nó làm tiêu chuẩn đánh giácác hệ tư tưởng còn lại, là điều thường dẫn đến các thành kiến và giải thích sai trong nghiêncứu

4 Đề Tài Siêu-Triết Học (Meta-Philosophical Topics)[8]

Triết học thường khảo cứu hay thảo luận về thực tại, nhận thức và giá trị Các thảo luận về

bản thân triết học được xem là siêu-triết học Các chủ đề siêu-triết học thường khảo sát về

nguồn gốc, tiền giả định, mục đích, phương pháp, kết quả và giới hạn của triết học bằng cách

so sánh những thành tựu của các triết gia hay nhà tư tưởng khác nhau

5 Đề Tài Liên Ngành (Inter-disciplinary Topic)

Là đề tài liên hệ đến ít nhất hai ngành học hay lãnh vực nghiên cứu khác nhau Ngàynay, nhờ sự phát triển của ngành phương pháp nghiên cứu, chúng ta có thể khảo cứu một

đề tài dưới góc độ của các ngành học khác liên hệ Sự liên hệ chủ đề nghiên cứu đến cáclãnh vực khác nhau làm cho nội dung cũng như phương pháp tiếp cận trở nên phong phú

và hấp dẫn hơn Chẳng hạn, giới luật trong đạo Phật có thể được tiếp cận qua nhiều góc độkhác nhau, như tôn giáo học (bằng cách so sánh với các điều răn của các tôn giáo khác),đạo đức học (thuộc triết học) và môi trường học (qua giới không sát sanh, vì không sátsanh bao gồm không phá hủy sinh thái của con người và các loại động vật)

V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu có vô số vấn đề cần phải khảo sát Để giải quyết các vấn đề khác nhaunày, nhà nghiên cứu cần vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau Chỉ khi nào,phương pháp nghiên cứu được chọn lựa một cách thích hợp với đề tài thì công trình nghiêncứu mới có thể đem lại những thành quả như mong đợi Trong phần này, chúng tôi xin giớithiệu sơ lược về các phương pháp thông dụng trong các nghiên cứu thuộc khoa học xã hội

1 Phương Pháp Chất Lượng (Qualitative Method)

Trong phương pháp này, trước nhất nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu rồi sau đó tiến hànhphân tích chúng Trên nền tảng này, nhà nghiên cứu công bố các thông tin sự kiện cho xãhội Nói khác hơn, trong phương pháp này, trước nhất nhà nghiên cứu chọn lựa các cá thể rồi

Trang 12

nghiên cứu triệt để các cá thể đó Sự quan sát được tiến hành từ các sự kiện, rồi kế đến là tiếnhành phỏng vấn quần chúng, sau cùng trên nền tảng này, nhà nghiên cứu rút ra kết luận.

2 Phương Pháp Số Lượng (Quantitative Method)

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi phương pháp thống kê Trong phương

pháp này, các dữ liệu được đo lường, và chỉ có các đơn vị được chọn lọc là được đo lường

mà thôi Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu loại trừ được yếu tố chủ quan ra khỏi phạm

vi nghiên cứu Hạn chế của phương pháp này là bỏ lơ việc cân nhắc chất lượng của các đơn

vị được tiến hành, và chỉ đề cập đến số liệu chứ không đến nguyên nhân

3 Phương Pháp Nghiên Cứu Hiện Trường (Field Study Method)

Đây là phương pháp nghiên cứu đòi hỏi sự dấn thân của nhà nghiên cứu ở hiện trường.Nghĩa là, nhà nghiên cứu phải đích thân tham gia hay tham quan từng hiện trường một đểquan sát và đúc kết dữ liệu Phương pháp này rất thích hợp cho những nghiên cứu có chủ đềliên hệ đến tài liệu nguyên thủy Khó khăn của phương pháp này là thời gian, tài chánh vàkhí hậu, những trở ngại đôi lúc làm nhà nghiên cứu phải bỏ cuộc nửa đường

4 Phương Pháp Thực Nghiệm (Experimental Method)

Phương pháp này được tiến hành bằng những thực nghiệm trong những tình huống có thể

kiểm soát được (controlled situations) và thường chỉ ứng dụng cho các ngành khoa học tự

nhiên Trong nghiên cứu xã hội, phương pháp này có phạm vi rất hạn chế, bởi vì các cánhân, tánh khí và hành vi ứng xử của họ, phương pháp tiếp cận vấn đề và thái độ đối vớingười khác dễ dàng thay đổi nhanh chóng Phương pháp này có tên khác là phương pháp thí

nghiệm (laboratory method).

5 Phương Pháp Khảo Sát (Survey Method)

Khác với phương pháp thực nghiệm, phương pháp này không cần đến tình huống có thểkiểm soát được Trong phương pháp này, nhà nghiên cứu phải đến từng hiện trường để tiếnhành khảo sát Phạm vi khảo sát của phương phướng này là không hạn định Nhà nghiên cứuphải chịu trách nhiệm về việc hình thành giả thuyết và đúc kết kết luận trên nền tảng những

gì được khảo sát Cái khó của phương pháp này không phải là khảo cứu các hiện tượng hayvấn đề xã hội mà là con người

6 Phương Pháp So Sánh (Comparative Method)

Trong nghiên cứu xã hội, phương pháp này đóng vai trò khá quan trọng Phương pháp nàynhằm tiến hành việc so sánh sự hình thành, phát triển cũng như những điểm tương đồng và

dị biệt của các cá thể hay phổ quát trong cùng một bối cảnh hay khác bối cảnh của cùng mộthay khác xã hội Phương pháp này giúp xác định các vấn đề của các xã hội khác nhau, đểnhằm khắc phục và hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng

7 Phương Pháp Phỏng Vấn (Interview Method)

Đây là phương pháp cung cấp nhiều dữ liệu sống đáng tin cậy nhất Dữ liệu được đúc kếtcủa phương pháp này thường bắt nguồn từ những tình huống trao đổi với từng hay nhiều nhânvật khác nhau để đi đến một kết luận Khó khăn của phương pháp này là nhà nghiên cứukhông dễ gì có được nhiều cơ hội cần thiết để tiếp xúc và phỏng vấn nhiều đối tượng, đảngphái khác nhau Kế đến nữa là các thông tin truyền miệng như vậy đôi lúc khó chính xác vàkhó đạt được mức độ thấu đáo của vấn đề

8 Phương Pháp Bảng Câu Hỏi (Questionnaire Method)

Phương pháp này đưa ra nhiều câu hỏi và nhằm đạt được các câu trả lời thuận hay nghịch,

tích cực hay tiêu cực, có hay không (Positive or negative) Người khảo cứu phải liệt kê tất cả

những câu hỏi cần thiết cho từng vấn đề, rồi tiến hành phân phối cho nhiều đối tượng và cáthể khác nhau Dựa trên nền tảng của những dữ liệu trả lời, nhà nghiên cứu đúc kết kết luậncho một vấn đề nghiên cứu Phương pháp này có điểm nhược là chưa chắc người trả lời đã

Trang 13

nghiêm túc trình bày ý kiến của mình Kế đến, chưa hẳn người tiến hành hỏi và đúc kết cũng

có được thái độ giải thích khách quan cần thiết

9 Phương Pháp Nghiên Cứu Tiêu Biểu (Case Study Method)

Đây là phương pháp nghiên cứu chuyên về một nhân vật, một gia đình, một cộng đồng,một quốc gia, một xã hội được xem như là trường hợp tiêu biểu nhất Phương pháp này giúp

tổ chức các dữ liệu xã hội và duy trì tính hợp nhất của chủ thể được nghiên cứu Lỗ hỏngcủa phương pháp này là nếu trường hợp điển hình không được nghiên cứu thấu đáo thì việcloại suy hay ứng dụng cho các trường hợp còn lại sẽ rơi vào sai lầm nghiêm trọng

10 Phương Pháp Phân Tích (Analytical Method)

Theo phương pháp này, nhà nghiên cứu giả định các mẫu lý tưởng nhất định đang hiệnhữu trong xã hội rồi tiến hành hoặc phủ định hay xác chứng các giả định đó Khó khăn củaphương pháp này là cái gọi là “mẫu lý tưởng xã hội” không thống nhất trong một xã hội, vàhơn nữa, nó khác nhau từ xã hội này sang xã hội khác Kế đến là, cùng chung một tìnhhuống lý tưởng, thường hai nhà nghiên cứu khác nhau có thể đúc kết thành hai kết luận khácnhau

11 Phương Pháp Liên Ngành (Inter-Disciplinary Method)

Dưới lăng kính nghiên cứu, các vấn đề liên hệ mật thiết với nhau Chính vì thế, một nghiêncứu có ý nghĩa chỉ có thể được tiến hành khi có nhiều đối tượng tác giả thuộc các lãnh vựckhác nhau hợp tác để tìm giải pháp của một vấn đề Phương pháp này đưa ra tất cả cácnguyên nhân hay giả thuyết có thể có từ một vấn đề rồi suy nghiệm nên ứng dụng cách thứcnào để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất Phương pháp này hay nhưng khó thực hiện vì nóđòi hỏi sự tập hợp nhiều chuyên gia của nhiều lãnh vực hay một kiến thức bao quát để tìmgiải pháp hiệu quả nhất cho một vấn đề

Nói tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu khuyết điểm của nó Tùy theo đối tượng, loạihình, tính chất của vấn đề và mục đích phục vụ, bạn nên chọn phương pháp nghiên cứu thíchhợp nhất cho đề tài của riêng mình, để tránh những khuyết điểm có thể có và đạt được thànhquả nghiên cứu như mong đợi

VI NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1 Dẫn Nhập

Tài liệu là công cụ duy nhất giúp nhà nghiên cứu tiến hành công việc nghiên cứu củamình Không có tài liệu thì dù có đầu óc vĩ đại cỡ nào đi nữa, nhà nghiên cứu cũng khó cóthể cho ra đời các sáng tác tầm vóc và có giá trị siêu thời gian

Nguồn tài liệu nghiên cứu có thể bao gồm các loại ấn phẩm, sách vở, báo chí, tự điển cácloại (song ngữ, thuật ngữ, đối chiếu, chuyên ngành, bách khoa), ấn phẩm của chính phủ, cácbài giảng thuyết, phỏng vấn, băng từ, phim ảnh, bảng biểu đồ, dữ liệu vi tính (đĩa CD hoặcđĩa floppy) và ngay cả các tư liệu chưa xuất bản hay chỉ lưu hành nội bộ

2 Tầm Quan Trọng của Tài Liệu

Nhà nghiên cứu có thể học hỏi kinh nghiệm phát hiện thông tin, cách sử lý thông tin đócủa các tác giả trước

Nhà nghiên cứu có thể tiết kiệm thời giờ trong việc tìm kiếm tài liệu đã được phát hiện.Nhà nghiên cứu có thể phát kiến nhiều tư tưởng mới mẻ và nguyên thủy do sử dụng tàiliệu hay

Giúp tác giả có cơ sở đặt giả thuyết, tiến xa các luận điểm và xác định các bằng chứng

3 Phân Loại Nguồn Tài Liệu

Toàn bộ các tài liệu dù dưới hình thức đã xuất bản hay chưa xuất bản được chia thành banguồn chính sau đây

Trang 14

a) Nguồn Tài Liệu Gốc (Primary Sources)[9]

Định nghĩa

Nguồn tài liệu gốc là tất cả sáng tác thuộc nguyên thủy (first-hand accounts) của một tác

giả nào đó

Phân loại

Nguồn tài liệu gốc có thể bao gồm các sáng tác nguyên thủy sau đây:

 Sách nguyên thủy (books).

 Luận án (theses and dissertations).

 Chuyên khảo (monographs).

 Bài nghiên cứu trong tạp chí (articles in journals and magazines).

 Thư từ (letters), nhật ký (diaries), hồi ký (memoirs), bút ký nhân chứng (eyewitness accounts).

 Kịch (plays), thơ ca (poems), tiểu thuyết (novels), tự truyện (autobiographies).

 Tài liệu phỏng vấn (interviews) và bảng câu hỏi (questionnaires), khảo cứu thống

kê (statistical investigations).

 Cáo loại báo cáo và phúc trình (personal reports, reports of government agencies, annual reports).

 Các loại biên bản (minutes or proceedings).

 Lời khai hay bản chứng nhận (court testimonies).

 Công báo (informations and notices), văn kiện (documents), diễn văn (lectures) thông điệp của các cơ quan và tổ chức (messages).

Chức năng và yêu cầu

 Về phương diện tham khảo, nguồn tài liệu gốc là đáng tin cậy nhất Càng tiếp xúc

và sử dụng nguồn tài liệu gốc nhiều, nhà nghiên cứu càng có cơ hội đóng góp nhiềukhám phá mới cho học giới về lãnh vực nghiên cứu đã chọn

 Để có thể sử dụng nhiều tài liệu gốc, nhà nghiên cứu cần có kiến thức rộng về ngônngữ gốc của loại tài liệu này Nghĩa là, nhà nghiên cứu phải thông thạo nhiều cổngữ liên hệ đến lãnh vực nguyên cứu nguyên thủy của mình

b) Nguồn tài liệu hai (Secondary sources)

 Các mục hay tạp chí điểm sách (reviews of books or researches).

 Từ điển bách khoa (encyclopedias).

 Các tạp chí hay sách tóm tắt tác phẩm (abstracts).

 Các đánh giá (evaluations).

 Các sách hướng dẫn (guide books).

Trang 15

 Các ấn bản chứa các thông tin về sự kiện (factual informations).

c) Nguồn tài liệu ba (Tertiary sources)

 Có một số sách giáo khoa có tiêu chuẩn của một sách nghiên cứu tầm vóc, cho nên

nó vẫn được xem là các tác phẩm tham khảo thẩm quyền trong trường hợp này

 Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các tài liệu này trong các trích dẫncủa bạn.  Ngoại trừ, trong trường hợp nguồn tài liệu gốc đã mất hoàn toàn hoặckhông thể tham khảo được, bạn phải dựa chính yếu nghiên cứu của bạn vào nguồntài liệu hai, lúc ấy bạn phải chấp nhận sử dụng đến nguồn tài liệu thứ ba này

Tiến trình nghiên cứu, còn được gọi là các giai đoạn quản trị của một công trình nghiêncứu, có thể được chia thành ba giai đoạn chính, đó là, giai đoạn chọn lựa và sưu tầm, giaiđoạn tổ chức và giai đoạn trình bày

Chọn lựa và sưu tầm bao gồm trước nhất là chọn lựa đề tài nghiên cứu thích hợp và tiếnhành thu thập các dữ liệu làm nền tảng cho bài khảo cứu hay luận án Tổ chức là công việcđặt tất cả tài liệu trong mối tương quan có ý nghĩa Trình bày là việc chuyển các tài liệu đãđược tổ chức thành một tác phẩm hoàn chỉnh

Ba giai đoạn này tương quan mật thiết với nhau, và do đó, nếu thiếu một trong ba, công táckhảo cứu không thể mang lại kết quả như mong đợi

1 Chọn Lựa và Sưu Tầm

Đề tài chọn lựa phải được cân nhắc kỹ lưỡng dưới các tiêu chí sau đây: chủ đề mới mẻ và

có giới hạn, có người hướng dẫn, thuộc về sở thích và sở trường, đủ khả năng xử lý, có đủ tàiliệu và phương tiện nghiên cứu, có tiềm năng đóng góp cho học giới và nhà nghiên cứu cóthể hoàn thành trong thời gian ấn định

Các nguồn tài liệu gốc và hai phải tương đối đầy đủ Người nghiên cứu phải xác định đượcxuất xứ của nguồn tài liệu và hiện chúng được tàng trữ ở thư viện nào, và nếu muốn mua đểlàm tài liệu riêng thì có thể mua ở đâu

Người nghiên cứu không chỉ tư duy về đề tài của mình mà còn phải nghĩ đến đáp án giả

định (provitional solution) hay các giả thuyết (hypothesis) Giả thuyết, như tên gọi của nó trong tiếng Anh, là cái ít hơn (hypo-) một kết luận đã hình thành (thesis) như vậy, giả thuyết

Trang 16

cũng là kết luận hay giải pháp giả định cho vấn đề của luận án Giả thuyết mặc dù chỉ là cácgiải pháp giả định nhưng lại là tiêu chí chuẩn mực cho việc sưu tầm tài liệu thích hợp.

Các sự kiện hay dữ liệu được thu thập cần xác chứng giả thuyết đưa ra Nếu không, nhànghiên cứu phải thay thế giả thuyết đó bằng một giả thuyết hoàn chỉnh và khả thi hơn

2 Tổ Chức Tài Liệu

Sau khi đã thoả mãn về số lượng tài liệu sưu tập, nhà nghiên cứu cần chuyển hướng đầu tư

từ chọn lọc và sưu tầm sang mối tương quan đa phương của chúng Các tài liệu cần thêm thìphải tìm cho ra để bổ sung cho thích đáng với cấu trúc của nhu cầu tổ chức

Người nghiên cứu tiến hành phân bổ thời giờ cho các phương diện chính của vấn đề bằngcách đọc tất cả các tài liệu liên hệ đến chúng rồi tiến hành xử lý chúng trong một cấu trúc ghichép có logic, phê bình và phân tích

Các vấn đề của bài khảo luận hay luận án được trình bày trước nhất bằng các phán đoán

(statements and judgements) về những sự kiện chưa được biết tới trong văn học của lãnh vực, hơn là chỉ mô tả chúng (description) Các phán đoán này phải được trình bày bằng phong cách phê bình có logic (logically critical) và được hỗ trợ bằng nhiều luận điểm (arguments) thích hợp.

Các giả thuyết và luận điểm phải thống nhất, không mâu thuẫn nhau để đi đến một kếtluận, được xem như kết quả giả định của luận án Để kết quả giả định này vững vàng vàthuyết phục người đọc, nhà nghiên cứu phải liên hệ chặt chẽ kết cấu của các chương trongmột tổng thể không thể phân cách và nhằm cùng một mục đích cung ứng những luận chứngcho giải pháp nêu ở kết luận đó

3 Trình Bày

a Phần dẫn nhập

Bao gồm trang bìa (cover-page), trang để trống (blank page), trang tựa đề (title-page), trang xác nhận của giáo sư hướng dẫn và giáo sư trưởng bộ môn (certificate), trang tuyên bố của nghiên cứu sinh (declaration), lời đầu sách (preface), lời cảm ơn (acknowledgements), mục lục (table of contents), bảng liệt kê các bảng biểu, hình ảnh minh họa, nếu có (list of tables, figures and illustrations or plates) và bảng viết tắt (abbreviations).

b Phần văn bản (Texts)

Bao gồm chương dẫn nhập (introduction), các chương nội dung và chương kết luận hay tóm tắt (conclusion or summary).

c Phần tham khảo (References)

Bao gồm phụ chú (appendixes), bảng chú giải thuật ngữ hay thuật ngữ đối chiếu (glossaries), thư mục tham khảo (bibliography) và bảng chú dẫn mục từ  (indexes).

Lưu ý: Phần trình bày nêu trên ứng dụng cho công trình nghiên cứu thuộc luận văn hayluận án Đối với bài khảo luận thông thường, các chi tiết nêu trên không cần thiết lắm, màchỉ cần bao gồm bốn phần, đó là, phần dẫn nhập, phần thân bài, phần kết luận và tài liệutham khảo

VIII CÁC THÀNH PHẨM NGHIÊN CỨU

Nếu nghiên cứu là một công trình thì thành quả của nó được xem là thành phẩm nghiên cứu Thành phẩm nghiên cứu thường được trình bày dưới hình thức các tập phúc trình Tùy

theo bản chất, loại hình cũng như chiều dài hay số trang của các tập phúc trình này, mà cácthành phẩm nghiên cứu đó được phân biệt và gọi bằng các tên gọi khác nhau, như biên khảo,tiểu luận, bài khảo luận, chuyên khảo, luận văn và luận án

1 Biên Khảo (Writings)

Trang 17

Là thuật ngữ chỉ chung cho các thành phẩm nghiên cứu không mang tính chất học đường,không mang tính cách thi cử hay đệ trình để được cấp văn bằng hay chứng chỉ Biên khảo làbài nghiên cứu hay biên khảo nói chung nhằm công bố, cung cấp hay phổ biến kiến thức vềmột vấn đề nào đó

Vì không mang tính cách học đường và là dạng khảo cứu nói chung, biên khảo không cógiới hạn về số trang và phạm vi nghiên cứu Nó có thể là một bài viết về một vấn đề trongvài trang và cũng có thể là một quyển sách gồm nhiều vấn đề và lãnh vực khác nhau, dàyđến vài ngàn trang

2 Bài Luận Văn (Essays)

Là các bài viết ngắn (essays) của các sinh viên ở cấp cử nhân và cao học Nó  chỉ là bài

viết ngắn trong một học phần của một cấp học nào đó Số trang của bài luận văn thường cógiới hạn trong vòng 20 trang trở lại Bài luận văn là thành phẩm nghiên cứu nhỏ nhất trongcác thành phẩm nghiên cứu mang tính học đường

3 Bài Khảo Luận (Writen Assignments)

Là thuật ngữ chỉ cho các thành phẩm nghiên cứu mang tính học đường Nó có thể là một

bài nghiên cứu bắt buộc trong một học phần của một cấp học nào đó như essay hoặc cũng có thể là các bài nghiên cứu thuần túy (research paper) hoặc là bài nghiên cứu bắt buộc giữa hay cuối một học kỳ (term paper) của một khóa học nhất định Số trang của bài khảo luận

thường nằm trong giới hạn 50 trang trở lại

4 Chuyên Khảo (Monograph)

Chuyên khảo là khảo cứu chuyên về một chủ đề hay một lãnh vực nào đó Đây là bàinghiên cứu chuyên ngành không giới hạn số trang Nó có thể là bài khảo cứu chuyên ngànhcho mục đích học đường nhưng cũng có thể cho các mục đích nghiên cứu thuần túy

5 Luận Văn Cử Nhân  (Graduation Treatise)

Còn được gọi bằng các tên khác nhau như luận văn tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp cử nhânhay tiểu luận tốt nghiệp Luận văn cử nhân là một tập luận án nhỏ về phạm vi và chiều sâucủa vấn đề và nhỏ về lượng (tức trong vòng 100 trang trở lại) Thời gian tiến hành cho luậnvăn cử nhân thường từ một tháng đến ba tháng, tùy theo trường đại học Luận văn cử nhânthường được tiến hành vài tháng trước khi kết thúc năm học cuối Đề tài luận văn tốt nghiệpthường do sinh viên tự chọn với sự cố vấn của giáo sư hướng dẫn Vì số trang và thời gian cógiới hạn, sinh viên nên chọn những đề tài hẹp về phạm vi để có dịp chuyên sâu vào một vấn

đề hơn là chọn các đề tài rộng

6 Luận Án (Dissertation / Thesis)

Luận án là thành phẩm nghiên cứu cao cấp của các cấp học từ cao học trở lên Luận án có

ba loại, đó là, luận án cao học, luận án phó tiến sĩ và luận án tiến sĩ Luận án phó tiến sĩ chỉ

có ở những nước chịu ảnh hưởng hệ thống giáo dục Anh và Liên-xô

Trên căn bản, luận án cũng là tập phúc trình kết quả của một công trình nghiên cứunguyên thủy về một chủ đề nào đó Đề tài của luận án thường phải mới và có tiềm năng đónggóp những thông tin hay kiến thức mới mẻ cho lãnh vực nó trực thuộc, hay ít nhất trình bàynhững học thuyết mới từ những vấn đề cũ

Từ luận án của tiếng Việt được sử dụng đồng nghĩa vói hai từ ‘dissertation’ và ‘thesis’ trong tiếng Anh Thesis và dissertation được sử dụng đồng nghĩa trong hệ thống giáo dục

Mỹ,[11] để chỉ cho luận án cao học và tiến sĩ, và ngược lại Trong hệ thống giáo dục Anh,thesis thường được sử dụng cho luận án tiến sĩ, trong khi dissertation được sử dụng cho luận

án cao học (đối với một số bộ môn)[12] hay luận án phó tiến sĩ mà thôi

Về thời hạn qui định, thời gian tối thiểu hay sớm nhất cho một luận án cao học hay phótiến sĩ được nộp để được xét duyệt và cấp văn bằng là ba tháng hay sáu tháng tùy theo

Trang 18

trường; trong khi đối với luận án tiến sĩ là hai năm Thời hạn trễ nhất phải nộp luận án tiến sĩ

là năm năm theo hệ thống Anh, là mười năm theo hệ thống Mỹ,[13] mặc dù có một sốtrường ấn định tối đa là ba năm, và một số trường khác lại cho gia hạn thêm một hai nămnữa, sau khi đã hết thời hạn ấn định

Về hình thức, luận án có số trang nhiều hơn các bài khảo cứu, khảo luận, tiểu luận và luậnvăn cử nhân Mặc dù không có qui định bắt buộc về số trang tối thiểu của luận án, các luận

án thường có số trang tối thiểu là 150 trang hay nhiều hơn Có nhiều luận án dày hơn 500trang khổ A-4 Tốt nhất, bạn nên theo qui định mặc ước hay truyền thống của trường mà bạnđăng ký học, để tránh những trường hợp phải cắt ngắn hay viết thêm sau khi luận án đã hoàntất

[1] The Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English (London:Oxford University Press, 1980), p 855

[2] Estelle M Phillips and D S Pugh., How to Get a Ph D., a Handbook for

Students and Their Supervisors (Delhi: UBSPD, 1996), p 41.

[3] Ibid

[4] Xem chi tiết của phần luận chứng này ở C C Crawford., The Technique of

Research in Education (Boston: Houghton Mifflin Company, 1928), chs 1-2.

[5] S K Das., An Introduction to Rersearch (Calcutta, Delhi: A Mukherjee &

Co Pvt Ltd., 1986), p 3

[6] Xem chi tiết luận điểm này ở tác phẩm của Roger Burlingame., Inventors

Behind the Inventor (New York: 1947), chs 3-5.

[7] E M Phillips and D S Pugh., op cit., p 42

[8] T P Ramachadra., The Method of Research in Philosophy (Madrass:Radhakrishnan Institute for Advanced Study in Philosophy, University of Madrass,1984), pp 12-3

[9] Xem thêm phần VI A của chương “Thư mục tham khảo.”

[10] Chi tiết của phần này được trình bày ở chương “Tiến trình soạn thảo bàikhảo luận, luận văn và luận án.”

[11] Xem Janathan Anderson., Thesis and Assignment Writing (Delhi: Wiley

Eastern Pvt Ltd., 1971), pp 4-5; tương tự xem S K Das., An Introduction to Rersearch (Calcutta, Delhi: A Mukherjee & Co Pvt Ltd., 1986), p 4.

[12] Theo hệ thống giáo dục Anh, từ cấp cao học trở xuống, thông thường sinhviên không phải làm luận án cuối khóa mà chỉ thi viết thôi Trong một số trườngtheo hệ thống này, luận án cuối khóa được áp dụng cho  một số bộ môn như ngônngữ học, luật học, giáo dục học, y khoa v.v…

[13] E M Phillips and D S Pugh., Op Cit., p 122

Trang 19

nghiên cứu sinh chọn mặc dù có tham khảo với giáo sư hướng dẫn hay cố vấn Dù là được gợi

ý hay tự lựa chọn, các chi tiết sau đây cần phải ghi nhớ khi tiến hành viết khảo luận hay luậnán

1.      Định nghĩa vấn đề

2.      Chọn đề tài

3.      Giới hạn đề tài

4.      Lập chương trình làm việc

5.      Tham khảo tài liệu

6.      Phác thảo dàn bài sơ bộ

7.      Phác thảo thư mục làm việc

8.      Đọc văn bản và ghi chú tài liệu

9.      Phân tích tài liệu ghi chép

10.  Phác thảo dàn bài chi tiết

11.  Viết bản thảo

II ĐỊNH NGHĨA VẤN ĐỀ

“Định nghĩa vấn đề” liên hệ đến việc xác định đâu là vấn đề bài khảo luận hay luận án cầnthực hiện Sách mà bạn cần tham khảo trước nhất thường là quyển tự điển hay, để giúp bạnbiết một cách chính xác nội dung và ý nghĩa của các từ quan trọng Sau đây là ý nghĩa của một

số từ mô tả phương pháp của vấn đề được nghiên cứu mà bạn nên nắm vững

a)      Phân tích: khảo sát các yếu tố khác nhau của một tổng thể đề tài và mô tả tính tươngquan của chúng

b)      So sánh: khảo sát các đặc điểm của các đối tượng khảo cứu với mục đích đưa ra cácđiểm giống và khác nhau của chúng

c)      Đối chiếu: khảo sát các đặc điểm của các đối tượng khảo cứu với mục đích nhằm đưa

ra các điểm khác nhau mà thôi

d)      Định nghĩa: nêu ra ý nghĩa và nội dung của một sự vật hay sự việc hay trình bày nộidung của các thuật từ tham khảo

e)      Mô tả: giải thích về một vấn đề nào đó

f)        Thảo luận: trình bày các phương diện khác nhau của vấn đề

g)      Dẫn chứng: đưa ra một danh sách các vấn đề có cùng nội dung hay ý tưởng để minhhọa hay chứng minh một luận điểm nào đó

h)      Đánh giá: khảo sát các mặt khác nhau của vấn đề rồi tiến hành phán đoán

i)        Phê bình: phán đoán, tán thưởng những điểm hay hoặc chỉ trích những điểm yếu.j)        Minh họa: đưa ví dụ, giải thích, vẽ hình minh chứng

k)      Chứng minh: trình bày kết luận về một vấn đề bằng các luận điểm logic và biệnchứng

l)        Tóm tắt: khảo sát các điểm trọng tâm một cách vắn tắt

Bất cứ chủ đề nào cũng có các từ điển chuyên nghành hay tự điển thuật ngữ của chúng.Nếu bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu về một đề tài nào đó, bạn sẽ nhận thấy được tầmquan trọng của việc sử dụng các từ điển như vậy Tra khảo tự điển để định nghĩa các thuật

từ được sử dụng trong bài khảo luận hay luận án là điều không thể thiếu đối với khảo cứu

III CHỌN ĐỀ TÀI

1 Dẫn Nhập

Kiến thức thì có giới hạn trong khi đề tài cần được nghiên cứu thì không bờ bến Do đó,

Trang 20

chọn được đề tài cĩ giá trị và thích hợp với trình độ, khả năng, sở trường của nhà khảo cứu

là một việc khơng phải dễ dàng Kiến thức tồn diện hay bao quát về một chủ đề là điềucần thiết cho một đề tài cĩ thể thực hiện được trong một bối cảnh và điều kiện cho phép.Càng biết rộng và sâu về đề tài càng giúp cho nhà khảo cứu nhận dạng dễ dàng các gĩccạnh và lãnh vực của vấn đề để tiến hành khảo cứu một cách cĩ hiệu quả

Điều quan trọng kế là nhà khảo cứu phải tự hỏi rằng chủ đề mà mình sẽ tiến hành khảo cứuthực sự cĩ giá trị hay khơng, ít nhất về phương diện đĩng gĩp những kiến thức mới cho lãnhvực đang nghiên cứu, và bài khảo cứu hay luận án của mình cĩ thể làm được chức năng haymục đích đĩ hay khơng? Nếu câu trả lời là ‘khơng’ thì bạn nên chọn đề tài khác dễ hơn, thíchhợp hơn và cĩ thể thực hiện được trong tiêu chuẩn vừa nêu

Chính vì cĩ khoảng cách rất lớn giữa những điều mong ước, hy vọng, nỗ lực và thực tế, các nhànghiên cứu kinh nghiệm thường khuyên những ai mới bắt đầu cơng việc khảo cứu khơng nên chọncác đề tài mang tính cách chuyên sâu, thuộc kỹ thuật, thiếu tài liệu cần thiết, quá rộng hay quá hạnchế hay những đề tài gây nhiều tranh luận

2 Nguồn Tài Liệu của Đề Tài Khảo Cứu

Một trong những nguồn tài liệu tốt nhất cho các đề tài khảo cứu cĩ giá trị và thích hơp là cácnhà nghiên cứu, các chuyên gia về lãnh vực mà bạn đang nghiên cứu Các chuyên gia và cácnhà nghiên cứu này là kho tàng về các chủ đề nghiên cứu về một lãnh vực hay bất cứ gĩc cạnhnào thuộc lãnh vực đĩ Tham vấn họ, bạn sẽ biết được những gì cần tiến hành nghiên cứu vànghiên cứu bằng cách nào, với cơng cụ nghiên cứu gì?

Nguồn tài liệu kế đến là các sáng tác mới nhất và gần đây nhất trong các tạp chí chuyênnghành liên hệ đế lãnh vực của chủ đề nghiên cứu của bạn Sự nghiên cứu về văn học hiệnhành của đề tài hay lãnh vực bạn chọn khơng những giúp cho bạn biết được đâu là vấn đề hayphương diện cần được nghiên cứu mà cịn đề nghị cho bạn các vấn đề cần những nghiên cứuchuyên sâu hơn

b) Có giáo sư hướng dẫn thích hợp hay khơng?

Câu hỏi dường như phản ánh thái độ hồi nghi về khả năng chuyên mơn của các thầy cơgiáo nhưng lại là câu hỏi vơ cùng cần thiết Vì khơng phải lãnh vực nào cũng cĩ những giáo sưthích hợp về phương diện kiến thức chuyên sâu, và hơn nữa, khơng phải giáo sư chuyên ngànhnào cũng thích đề tài bạn chọn để sẵn sàng hướng dẫn bạn Nếu khơng cĩ người hướng dẫnthích hợp thì bạn nên chọn đề khác hoặc bạn nên tìm người hướng dẫn ở các học viện, việnnghiên cứu khác làm giáo sư hướng dẫn cho bạn

c) Bạn cĩ thật sự thích chủ đề đĩ khơng?

Chỉ cĩ sở thích mới cĩ thể giúp bạn vượt qua tất cả những khĩ khăn trong khi tiến hànhnghiên cứu đề tài đã chọn Do đĩ, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng Nếu câu trả lời là ‘khơng’ thìtốt nhất bạn nên chọn đề tài khác

d) Bạn cĩ đủ khả năng khảo cứu chủ đề đĩ khơng?

Trang 21

Không phải bất kỳ những gì bạn thích bạn đều có thể thực hiện được chúng trong đời Trongnghiên cứu cũng vậy Có nhiều đề tài bạn thích nhưng bạn sẽ không đủ sức để thực hiện chúngmột cách tuyệt hảo do những những hạn chế về kiến thức chuyên môn, kiến thức liên ngành,kiến thức ngoại ngữ và cổ ngữ Do đó, bạn nên chọn đề tài nào thích hợp với sở thích và khảnăng của bạn mà thôi.

e) Chủ đề đó có thể hoàn tất trong một thời gian ấn định không?

Có nhiều chủ đề đòi hỏi nhiều thời giờ, do những khó khăn về việc tìm tài liệu, kiến thứcchuyên môn và các công cụ nghiên cứu cần thiết Do đó, bạn nên giới hạn đề tài để công trìnhnghiên cứu của bạn có thể hoàn thành đúng thời gian dự định hay cho phép

f) Các công cụ cần thiết có đủ hay không?

Các công cụ chuyên môn và đắc tiền thường cần thiết cho nhiều nghiên cứu, nhất là lãnhvực khoa học Ngoại trừ bạn có được đảm bảo về sự có đủ các thiết bị cần thiết cho công trìnhnghiên cứu khi cần đến thì bạn hãy nghĩ đến việc thực hiện bằng không hãy chọn đề tài khác

g) Các phương tiện thư viện có đầy đủ không?

Các phương tiện thư viện không chỉ cần thiết cho các nghiên cứu thuộc văn học hay phântích mà còn cần thiết cho tất cả các loại hình nghiên cứu Một đề tài có thể được xem là khôngthích ứng nếu nó không có đủ các tài liệu nghiên cứu thích ứng, và do đó không nên tiến hànhcác đề tài như vậy

h) Đề tài nghiên cứu có thật sự có ý nghiã không?

Đây là câu hỏi khó trả lời bởi vì, trong ý nghĩa rộng nhất, không có gì được gọi là ‘tiêu chuẩn’

để đánh giá và không có cái gọi là ‘giá trị cố định.’ Điều không quan trọng có thể trở nên quantrọng và có ý nghĩa, nếu nhà nghiên cứu biết cách tận dụng, khai thác, triển khai

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố thời gian, nỗ lực và tài chánh trong khi tiến hànhchọn và viết về một đề tài

IV GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Lỗi thông thường mà các bài khảo luận cấp cử nhân cũng như các luận văn tốt nghiệp và

luận án hay vấp phải là quá tham vọng và chọn đề tài với phạm vi quá rộng Đề tài rộng không

những không làm cho chủ đề nghiên cứu được nổi bật hay trở nên chuyên sâu mà còn làm chonghiên cứu sinh khó có thể hoàn tất trong thời gian cho phép Do đó, tốt nhất trước khi tiếnhành nghiên cứu, sinh viên và nghiên cứu sinh nên bỏ ra một vài giờ để suy nghĩ và cân nhắc

kỹ lưỡng trong việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình

Giới hạn đề tài không có nghĩa là tỉnh lược các thông tin quan trọng, bỏ lửng các chi tiết haychỉ trình bày vài phần nào đó của luận điểm Một chủ đề hay đề tài chỉ có thể được giới hạnbằng cách giảm bớt đi phạm vi nghiên cứu của nó Chẳng hạn, bạn hãy xem xét các chủ đề sauđây:

1 Triết học tâm trong kinh Lăng-già Tâm Aán.

2 Triết học tâm trong các kinh ( thuộc hệ) Phương Quảng.

3 Triết học tâm trong kinh điển Đại Thừa.

Chủ đề thứ nhất có phạm vi nghiên cứu tương đối vừa phải cho một bài khảo luận hay luận án.Chủ đề thứ hai quá rộng cho bài khảo luận Chủ đề thứ ba không chỉ rộng cho bài khảo luận,luận văn tốt nghiệp mà còn cho cả luận án tiến sĩ

Thất bại trong việc giới hạn phạm vi nghiên cứu sẽ có thể dẫn đến các thất bại về thờigian, nội dung trình bày và chất lượng của nghiên cứu Việc xác định rõ ràng giới hạnnghiên cứu không chỉ có giá trị ngược lại mà còn cho thấy được tính tiêu chuẩn của mộtcông trình mang tính học giả

V LẬP CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC

Trang 22

Phác thảo thời khóa biểu cho chương trình làm việc là việc cần thiết, giúp nhà nghiên cứuhoàn thành công trình trong thời gian dự kiến Sự phân bố thời hạn làm việc cho từng tiến trìnhcủa tác phẩm cần phải thích hợp Chỉ có sự phân bố thời gian làm việc thích hợp mới đem lạikết quả nghiên cứu như mong đợi Thông thường bảng thời gian cho công việc nghiên cứu cóthể chia theo tỷ lệ sau đây:

1 Định nghĩa và giới hạn vấn đề, tham khảo nguồn tài liệu và góp nhặt tài liệu 30%

2 Đọc và ghi chú tài liệu ……… 30%

3 Viết bản thảo lần thứ nhất ……… …… 20%

4 Hiệu đính, ghi chú thích, tham khảo và viết bản thảo cuối cùng, dò bản inthử……… ……… …… 20%

Lưu ý, thời khóa biểu làm việc không nhất thiết cố định như bảng gợi ý trên Nếu bạn

đã có sẵn tài liệu thích ứng thì thời gian đầu tư cho việc tham khảo, chọn lọc có thểgiảm đi và thay vào đó bạn có thể đầu tư thời gian cho các phần khác

VI THAM KHẢO TÀI LIỆU SƠ KHỞI

Sách tham khảo thường cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về đề tài Để có đượcmột dàn bài lý tưởng, thích ứng, bạn nên đến các thư viện tìm đọc mục lục hoặc bảng chú dẫncác mục từ của các sách vở (cùng đề tài bạn đang nghiên cứu) từ các danh mục hoặc tìm thẳngtrên các kệ sách, nếu thư viện sắp xếp đúng phân loại và có ngăn nắp Nghĩa là bạn nên nhớ hệthống phân loại sách của Dewey[1] để bạn dễ dàng tìm sách có chung số phân loại Ví dụ, nếuchủ đề nghiên cứu của bạn thuộc lãnh vực đạo đức học đông phương thì bạn chỉ việc đến số

phân loại từ 180 đến 190 rồi tìm thẳng trên kệ sách

Ngoài ra, các từ điển, bách khoa, sổ tay, sách hàng năm, các bảng chú dẫn, các sách tóm tắtluận án và sách, tạp chí và báo chí…cũng có thể cung cấp các nguồn thông tin thích ứng chochủ đề nghiên cứu của các bạn

VII PHÁC THẢO DÀN BÀI SƠ BỘ

Sau khi tìm và tham khảo các nguồn tài liệu liên hệ đến đề tài từ thư viện hoặc các tư liệu cánhân, bạn có thể dễ dàng phác thảo dàn bài tạm cho nghiên cứu của bạn Có một số sinh viên

và nghiên cứu sinh phác thảo dàn bài trước sau đó tìm đọc sách ở thư viện sau Theo kinhnghiệm cá nhân của chúng tôi, tham khảo thư viện trước rồi phác thảo dàn bài sau thường chuđáo hơn và toàn diện hơn Bởi lẽ lúc đó bạn sẽ có thể quyết định giới hạn đề tài và chọn hướngnghiên cứu nào, sau khi đã nắm vững có bao nhiêu tài liệu thích ứng, có bao nhiêu hướngnghiên cứu trước đây về cùng một chủ đề, và nghiên cứu của bạn có gì mới, đóng góp cho thếgiới học thuật

Trong dàn bài sơ thảo, bạn phải nêu bật được đâu là vấn đề chính và phụ cũng như các chi tiếtcần có của các vấn đề chính và phụ đó Tùy theo loại hình văn bản, chủ đích nghiên cứu và mụcđích phục vụ, bạn có thể phác thảo thành nhiều hay ít chương mục

Thông thường, đối với bài khảo luận, các yếu tố cần có để phác thảo dàn bài là chương Þ mục Þ tiết Þ đoạn Đối với luận văn hay luận án, các yếu tố trên lại được chia thành nhiều chi tiết hơn, như quyển Þ tập Þ phần Þ chương Þ mục Þ tiết Þ đoạn Þ tiểu đoạn

Đánh số la-mã (I, II, III ) cho “Phần và Chương.” Đánh số á-rập (1, 2, 3 ) cho các “mục củachương.” Đánh các mẫu tự nhỏ (a, b, c ) cho các “tiết, đoạn và tiểu đoạn.” Tuy nhiên, bạncũng có thể đánh số á-rập cho các “tiết, đoạn và tiểu đoạn.”[2]

VIII PHÁC THẢO THƯ MỤC LÀM VIỆC

1 Mô Tả: Thư mục làm việc là thư mục cá nhân do chính các bạn ghi chú bằng các thẻ giấy

dày Mỗi loại hình sách vở có một phong cách trình bày thư mục riêng.[3]

Trang 23

2 Chi Tiết của Thư Mục Làm Việc: Ngoài các chi tiết tên tác giả, tựa đề tác phẩm, nơi ấn

bản, nhà xuất bản và năm xuất hay tái bản, thư mục làm việc của các bạn còn ghi thêm 4 chi

tiết sau đây: số thư tịch (call number) + tên thư viện hay nơi có sách này + ghi chú về nội dung của tác phẩm + số chương/mục/trang cần + số thứ tự của thẻ thư mục

a) Số thư tịch: Đây là số phân loại sách của thư viện, thông thường theo hệ thống phân loại

của Dewey Số này được ghi ở trên góc trái của thẻ thư mục

b) Họ tác giả viết tắt: Đối với các tác giả Âu Mỹ, họ tác giả được viết tắt bằng chữ cái đầu

hay vần đầu của họ tác giả Đối với các tác giả người Việt Nam và Trung Quốc, vì họ tác giả

luôn là đơn âm nên nó phải được ghi đầy đủ Vị trí của ‘họ viết tắt’ này được ghi ngay bêndưới số thư tịch

c) Họ tên + tựa đề tác phẩm: Nên viết đủ họ và viết tắt tên và chữ lót bằng chữ in hoa Tựa đề

tác phẩm được gạch dưới để dễ nhận dạng.

d) Nơi, nhà và năm xuất bản: Được viết thành một hàng riêng.

e) Ghi chú: Bao gồm tên cơ quan có tài liệu, nội dung quan trọng của tác phẩm, chương/

mục/phần/trang cần tham khảo

f) Số thứ tự của thẻ thư mục: Đây là số thứ tự của các thẻ thư mục của chính tác giả (ở đây

là các bạn) cho một đề tài nào đó Số thứ tự này được ghi ở góc phải của thẻ Mục đích của thẻnhằm giúp cho người nghiên cứu biết được số lượng của tác phẩm tham khảo có được, và vềsau khi ghi chú, tác giả chỉ cần viết tắt số thứ tự của thẻ cho các nội dung cần ghi chú màkhông phải ghi chép lại toàn bộ các chi tiết từ a đến e của phần này

3 Giấy, Khổ và Cách Trình Bày: Giấy cho thẻ thư mục tốt nhất là giấy dày Khổ của

thẻ thư mục của bạn nên theo khổ thông dụng là 7x12 cm Khổ này gọn và do đó rất tiệncho bạn mang theo bất cứ nơi nào và dễ dàng cất chứa hay bổ sung về sau Trong mỗi thẻthư mục, bạn chỉ nên ghi một tài liệu tham khảo mà thôi

 Sau khi phác thảo thẻ thư mục hay thư mục làm việc, công việc kế đến của nhà nghiên cứu

là đọc các tài liệu và ghi chú tài liệu Tài liệu có thể được đọc cho từng chương, từng vấn

đề hay một lượt cho tất cả các vấn đề nội dung nghiên cứu của tác phẩm

Thường cách đọc tài liệu cho từng chương hay từng vấn đề giúp tác giả tập trung và dễ dàngghi chú cũng như viết cho từng chương hơn

Cách đọc và ghi chép tài liệu một lượt cho tất cả các vấn đề nội dung nghiên cứu đòi hỏi nhànghiên cứu phải có kiến thức bao quát và khả năng phân tâm để phân loại chủ đề và tư tưởngcủa tài liệu trong khi đọc

Trang 24

 Tùy theo sở thích và sở trường, bạn có thể chọn một trong hai cách trên Một điều lưu ý

quan trọng là đừng bao giờ “tham lam” trong khi đọc Nghĩa là đừng bao giờ đọc hết một tác phẩm trong một mạch Đọc như vậy, bạn sẽ không nhớ được gì, và do đó, cũng không

thể ghi chú được cái gì Hãy đọc có suy tư, phản ánh văn bản và ghi chú khi thấy cần. 

b) Ba thái độ đọc: Có ba thái độ của người đọc phản ánh những gì được tác giả viết, đó

là, đọc với thái độ tin toàn bộ những gì tác giả viết như chân lý, đọc với thái độ thànhkiến phủ nhận toàn bộ những gì tác giả viết, dù đúng hay sai, và đọc với thái độ vô tư,không thành kiến, cái gì đúng thì cho là đúng và ngược lại

 Thái độ đọc đầu tiên là thái độ đọc với niềm tin dựa trên uy tín của tác giả, mà không bao giờ đặt vấn đề Thái độ đọc này thường xuất hiện đối với những người đọc nặng

đầu óc tôn giáo Cách đọc này có thể rất có lợi cho việc ứng dụng, nếu những điềuđược viết là đúng và mang tính giáo dục cao Và ngược lại, nó trở nên vô cùng tai hại,nếu nội dung của văn bản mang tính phi xã hội, đạo đức, gây bạo động, phân chia, tạohận thù Độc giả nên tránh thái độ đọc cực đoan này

 Thái độ đọc thứ hai là thái độ đọc đầy thành kiến, biên kiến, tư kiến hay nặng mặc cảmvới tác giả, do đó, khó có thể tiếp nhận ý tưởng văn bản một cách chính xác Trongcuộc sống đời thường, người đọc có thể có những va chạm, mâu thuẫn với tác giả dokhác nhau về ý thức hệ tôn giáo, ý thức hệ chính trị, quan niệm, cách sống hay đời sốngriêng tư v.v…nhưng không vì thế mà người đọc lại cho phép mình có quyền phủ nhậngiá trị của tác phẩm của tác giả mình không thích Bất lợi cho hạng độc giả này là họkhông thể tiếp thu được những điều hay của tác giả chỉ vì không thích đời sống riêng tưcủa tác giả hay do khác ý thức hệ Độc giả nên tránh thái độ đọc cực đoan này

 Cách đọc thứ ba là cách đọc thích hợp nhất Ở đây, độc giả không bị thành kiến, tưkiến, đức tin mù quáng chi phối Độc giả đọc một tác phẩm với một tâm hồn và khói ócrộng mở, vô tư, không thiên vị và có khoa học Những điều dở hay sai lầm thì ghi nhận

để rút kinh nghiệm hay góp ý xây dựng tác giả Những điều nào hay thì ghi nhận họchỏi, trích dẫn minh họa khi cần thiết Đọc như vậy mới thật sự có giá trị nghiên cứu

 c) Đọc cái gì? Sách và tài liệu thì vô số Nếu không biết chọn lọc trong lúc đọc, bạn sẽ dễ

dàng bị lạc vào trong thế giới mông lung, vô định của những kiến thức và ý tưởng Do đó,bạn chỉ nên đọc những gì cần thiết cho đề tài chứ không phải đọc hết những gì đã có:

 Các tài liệu gốc về đề tài

 Các tài liệu hai thật hay về đề tài

 Dù là tài liệu gốc hay tài liệu hai, bạn cũng chỉ nên đọc các phần liên hệ đến các vấn đềtrong đề tài

Đọc mục lục và bảng chú dẫn mục từ của các tài liệu gốc và tài liệu hai có thẩm quyền để chọnphần cần đọc và tham khảo

Trang 25

 Những nhận định, đánh giá, phê bình sai lầm hay mang tính định kiến về bất kỳ góc độnào của lãnh vực nghiên cứu nào đó, để phê bình hay góp ý khi cần thiết về sau.

3 Cách Ghi Chú Tài Liệu

a) Về thẻ ghi chú:

 Tốt nhất người nghiên cứu nên ghi chú tất cả tài liệu bằng các thẻ riêng biệt Nên làm thẻbằng loại giấy cứng để có thể bảo quản lâu dài Cở của thẻ ghi chú tùy thích, miễn sao tiệndụng là được Có hai khổ thường được sử dụng nhiều nhất là khổ 4x6 và 5x8 inch

nên bạn chỉ cần ghi số thứ tự của thẻ và số trang là đủ để nhận dạng chúng Nếu trong thẻ thư

mục của bạn không có ghi số thứ tự thì bạn phải ghi thêm các chi tiết: họ + năm xuất bản +

Đối với các ghi chú chỉ để tham khảo tư tưởng, bạn chỉ cần tóm tắt đại ý của văn bản nguyêntác bằng ngôn ngữ và văn phong của riêng bạn, và không phải bỏ chúng trong ngoặc kép. 

c) Vị trí các chi tiết của ghi chú

Tên chủ đề ghi chú nằm ở góc trái của thẻ

Số thứ tự của thẻ nằm ở góc phải Số thứ tự này cũng chính là số thứ tự của thẻ thư mục làmviệc

Phần ghi chép là phần còn lại của thẻ, thường được viết theo cách ‘bằng đầu thả lỏng đuôi’

Trang 26

X PHÂN TÍCH TÀI LIỆU GHI CHÉP

Trước khi tiến hành phác thảo một cách chi tiết dàn bài thực thụ của bài khảo luận hay luận

án, nhà nghiên cứu nên đọc kỹ lại các tài liệu đã ghi chép trên các thẻ ghi chép của riêng mình.Nhờ sự đọc lại, nhà nghiên cứu có thể phân loại tài liệu, bổ sung, sửa chữa, nhận định và ghichú một cách chi tiết những gì cần thiết cho công việc chấp bút Thường trong khi đọc lại vàphân tích tài liệu, sẽ có nhiều ý tưởng rất mới lạ, sáng tạo xuất hiện trong tâm trí tác giả Lúc

ấy, bạn phải ghi chép liền, bằng không các ý tưởng ấy rất dễ dàng tan biến và mất đi

 

XI PHÁC THẢO DÀN BÀI CHI TIẾT

Để việc chấp bút trở nên dễ dàng và suông sẻ, bạn nên phác thảo lại lần cuối dàn bài nghiêncứu của bạn

1 Chức Năng của Dàn Bài Chi Tiết

a) Giúp bạn có cái nhìn bao quát và liên tục về ý tưởng về tất cả những gì sẽ viết và phảiviết

b) Nhờ đó, bạn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về tính cân đối giữa các phần và các luận điểm minhhọa chúng

c) Tránh được lỗi viết lạc đề

d) Dù có bị gián đoạn trong khi viết do bận công việc, bạn cũng có thể tiếp nối lại ý tưởngđang viết dở dang một cách dễ dàng

Đặt vấn đề trong bối cảnh có ý nghĩa

Giới thiệu các thông tin sẽ có trong phần chính của bài khảo luận hay luận án

b) Phần thân bài khảo luận hay luận án

Triển khai một cách logic các luận điểm nêu ra trong phần dẫn nhập

Giải pháp tiệm tiến cho các vấn đề nêu ra trong phần dẫn nhập

Phát triển các tiêu đề nêu trong thẻ ghi chú thành các tiêu đề của các phần chính của bàikhảo luận hay các chương của luận văn hay luận án

Các phần chính của bài khảo luận hay các chương của luận văn, luận án phải liên đới ýtưởng với nhau để cùng làm nổi bật nội dung chủ đề chính

c) Phần kết luận

Tóm lược nội dung của phần thân bài

Trang 27

Trình bày các khám phá hay đóng góp của bài khảo luận, luận văn, luận án.

Giải pháp hay các phương thức dẫn đến giải pháp của các vấn đề

Các đề nghị cho các nghiên cứu chuyên sâu về đề tài

XII VIẾT BẢN THẢO

1 Điều Kiện Cần và Đủ

Các tài liệu tham khảo

Các từ điển chuyên ngành, bách khoa, thuật ngữ, đối chiếu

Các thẻ ghi chú

2 Những Điều Cần Nhớ Nằm Lòng

Không dùng những lời lẽ hay từ ngữ dao to búa lớn

Không dùng những lời lẽ cao ngạo, cống cao, khinh thường các nhà nghiên cứu khác Không dùng những từ ngữ rỗng tuếch

Hạn chế tối đa việc sử dụng các “đại danh từ và sở hữu tính từ ngôi thứ nhất” như “tôi, củatôi.”

  Thay thế các đại danh từ và sở hữu tính từ ngôi thứ nhất như “tôi, của tôi” bằng “chúngtôi, của chúng tôi” hay “người viết” hay “tác giả” hay “người nghiên cứu” bài này hoặc luận

án này

Nên nhất quán về cách sử dụng các thuật ngữ, nhất là các thuật ngữ dịch có nguồn gốc từ

tiếng nước ngoài

Đối với ngôn ngữ gốc của Phật học, hoặc là bạn chọn phong cách trích thuật ngữ Pali hoặcSanskrit; chứ không nên khi thì trích từ Pali và khi thì Sanskrit Nếu bạn muốn sử dụng cả hai thìbạn nên dùng một ngôn ngữ chính, chẳng hạn như Pali, và ngôn ngữ còn lại được điền trongngoặc đơn, để độc giả không bị nhầm lẫn khi đọc

3 Giai Đoạn Một

Đặt nặng phương diện ý tưởng, nội dung và tư tưởng của chủ đề

Không đặt nặng về việc ghi các cước chú, văn phạm và văn phong

4 Giai Đoạn Hai

Đọc lại bản thảo đã viết một cách kỹ lưỡng

Bổ sung những gì cần thiết như cước chú và những gì cần thêm vào

Bỏ đi những ý tưởng trùng lập, lượm thượm, không cần thiết

Sửa chính tả, chỉnh lý câu cú và văn phong

5 Giai Đoạn Ba

Viết hay đánh lại bản thảo cho sạch sẽ

Dò và biên tập lại văn bản lần cuối

Nhờ bạn bè đọc góp ý

Bổ sung hay sửa chữa theo những ý kiến đóng góp, nếu ý kiến hay

-oOo-CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

(THE FORMAT OF THE THESIS)

 

Trang 28

I DẪN NHẬP

Có một số qui định mang tính quốc tế về cách trình bày hình thức hay cấu trúc của luận

án mà người nghiên cứu cần tuân thủ để hình thức của luận án được rõ ràng, thích ứng,logic và đạt tiêu chuẩn Thông thường cấu trúc của luận án hay sách tiêu chuẩn bao gồm baphần: phần dẫn nhập, phần văn bản và phần tham khảo Chiều dài hay số trang của ba phầnnày và giữa các chương không nhất thiết phải cân đối, miễn sao đáp ứng được mục đíchnghiên cứu và phục vụ người đọc

A Phần Dẫn Nhập (The Preliminaries)

1)      Trang bìa (Cover-Page).

2)      Trang để trống (Blank Page) hay trang đệm (Fly-Page) hay trang nửa tựa đề Title Page).

(Half-3)      Trang tựa đề (Title-Page)

4)      Trang tưởng niệm (Dedicated page)

5)      Trang xác nhận của giáo sư hướng dẫn và giáo sư trưởng bộ môn (Certificate) 6)      Trang tuyên bố của nghiên cứu sinh (Declaration).

7)      Mục lục (Table of Contents).

8)      Lời đầu sách (Preface).

9)      Lời cảm ơn (Acknowledgements).

10)  Bảng liệt kê các bảng biểu, hình ảnh minh họa, nếu có (List of Tables, Figures and Illustrations or Plates).

5)      Chương kết luận hay tóm tắt (Conclusion or Summary).

C Phần Tham Khảo (References)

1)      Phụ chú (Appendixes).

2)      Bảng chú giải thuật ngữ hay thuật ngữ đối chiếu (Glossaries).

3)      Thư mục tham khảo (Bibliography).

4)      Bảng chú dẫn mục từ (Indices)

II VỀ PHẦN DẪN NHẬP

1 Trang Bìa

a) Các chi tiết cần và đủ: tựa đề của luận án, cấp luận án, khoa, tên nghiên cứu sinh, tên

giáo sư hướng dẫn, tên bộ môn, tên trường, địa điểm trường, năm trình luận án

b) Qui định về trình bày

Khổ của luận án là khổ giấy A-4

Tất cả được trình bày ở giữa trang

Trang 29

Tựa đề của luận án, chữ “luận án,” tên nghiên cứu sinh và người hướng dẫn phải viết chữ

in hoa và đậm

Các phần còn lại viết chữ thường

Tỉnh lược toàn bộ các dấu chấm câu

c) Mẫu trang bìa

  PHÊ BÌNH HỌC THUYẾT NGÔN NGỮ CỦA

WITTGENSTEIN

 

LUẬN ÁN

Trình tại Bộ môn Triết học thuộc Khoa Văncủa Trường Đại học Phật Giáo Việt Nam

để hoàn tất các yêu cầu được cấp Văn bằngTiến sĩ Triết học về

TRIẾT HỌC

   Nghiên cứu sinh

THÍCH TRÍ NHÂN  

Người hướng dẫn

Tiến sĩ THÍCH CHÂN NGUYÊN

Giáo sư Pali và Phật giáo Thượng Tọa Bộ 

     

Bộ môn Triết họcTrường Đại học Phật Giáo Quốc Tế

TP Hồ Chí Minh1998

 

2 Trang Đệm hay Trang Nửa Tựa Đề

Đối với luận văn và luận án, trang đệm có thể là một trang để trống Đối với sách xuấtbản, trang đệm được thay thế bằng trang nửa tựa đề tức là trang chỉ ghi tựa tác phẩm bằngmột phong chữ in nhỏ ở phần đầu trang

3 Trang Tựa Đề hay Nhan Đề

Trang 30

Các chi tiết và cách trình bày trang nhan đề giống như trang bìa của luận văn hay luậnán.

4 Trang Xác Nhận của Giáo Sư Hướng Dẫn và Giáo Sư Trưởng Bộ Môn

a) Nội dung yêu cầu: Bao gồm 3 ý chính Thứ nhất là xác nhận rằng luận văn hay luận án

của sinh viên hay nghiên cứu sinh là công trình nghiên cứu của chính anh/chị, không sao chéphay dựa vào bất kỳ luận văn, luận án hay sách vở nào từ trước đến giờ Thứ hai là xác nhậnrằng luận văn hay luận án này chưa xuất bản và chưa nộp cho bất kỳ trường nào để được cấpvăn bằng Thứ ba là xác nhận rằng luận văn hay luận án này xứng đáng được cứu xét cho vănbằng của cấp luận văn hay luận án đó

b) Mẫu xác nhận: Không có một tiêu chuẩn chung được áp dụng phổ quát về lời

văn xác nhận Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra mẫu gợi ý

XÁC NHẬN CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN

VÀ GIÁO SƯ TRƯỞNG BỘ MÔN

Chúng tôi xin xác nhận rằng đây là luận án do chínhnghiên cứu sinh Trần Tịnh thực hiện dưới sự hướng dẫn củachúng tôi

Luận án này là công trình mới, có nhiều sáng tạo, và do

đó, đáng được cứu xét để được cấp văn bằng Tiến sĩ

Ngày tháng năm xác nhận Giáo sư hướng dẫn

Ký tênChức vụĐịa chỉ liên hệ

Giáo sư trưởng bộ môn

Ký tênChức vụĐịa chỉ liên hệ 

5 Tuyên Bố của Sinh Viên hay Nghiên Cứu Sinh (nếu yêu cầu)

a) Nội dung yêu cầu: Bao gồm 2 ý chính Thứ nhất là tuyên bố rằng luận văn hay luận

án này là sản phẩm nghiên cứu của chính mình, chứ không chép hay dựa vào bất kỳ sách

vở hay luận án nào từ trước đến giờ Thứ hai là tuyên bố rằng luận văn hay luận án nàychưa nộp cho bất trường nào để được cấp phát bất kỳ văn bằng nào

b) Mẫu gợi ý:

  LỜI TUYÊN BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Chúng tôi xin tuyên bố rằng đây là tác phẩm nghiên cứucủa riêng chúng tôi, không có sự hợp tác của ai, không sao chéphay dựa vào tác phẩm nào từ trước đến giờ Luận án này chưanộp cho bất kỳ trường nào để được cấp phát bất kỳ chứng chỉhay văn bằng nào

Ngày tháng năm nộp luận văn hay luận ánChữ ký

Họ tên của sinh viên hay nghiên cứu sinh 

6 Lời Nói Đầu

‘Lời nói đầu’ thường phải toát lên được các ý sau đây:

 Mục đích nghiên cứu của luận văn hay luận án,

Trang 31

 Diểm lược bối cảnh của đề tài nghiên cứu,

 Phạm vi nghiên cứu,

 Giới thiệu nội dung bao quát của luận văn hay luận án,

 Cho biết lý do của những điểm được nhấn mạnh trong luận văn hay luận án

Nếu tác giả không thấy có gì quan trọng hay cần thiết để viết thì “Lời nói đầu” có thểđược tỉnh lược và thay vào đó là “Lời cảm ơn.”

7 Lời Cảm Ơn

a) Đối tượng cảm ơn: Lời cảm ơn thường bao gồm một vài hay tất cả các đối tượng sau

đây: cha mẹ, gia đình, thầy tổ, người hướng dẫn, thầy cô giáo, người cố vấn và góp ý, ânnhân, bạn bè, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, trường viện, thư viện và các nhà xuất bản đã trựctiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận văn hay luận án này

b) Cảm ơn chung và riêng: Nếu đối tượng cảm ơn quá ít và không gì đặc biệt thì không

cần lời cảm ơn riêng biệt Trong trường hợp này, ta có thể kèm lời cảm ơn trong lời nói đầucủa luận văn hay luận án Những người đóng vai trò quan trọng trong đời hay trong sựnghiệp nghiên cứu của tác giả có thể đưa ra trang cảm ơn riêng biệt bằng những lời lẽ đặcbiệt, cụ thể và cảm xúc Các đối tượng còn lại có thể ghi cảm ơn chung trong một vài trangsau đó Lời cảm ơn về tác quyền thường nằm một trang riêng với đối tượng cảm ơn đặcbiệt

c) Nội dung yêu cầu: Lời cảm ơn phải biểu cảm, chân tình, rõ ràng, cụ thể và tránh viết

những lời chung chung Thứ tự ghi phải thật tế nhị và cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh phật lòngngười thi ơn, vì thông thường người có công nhiều lại không có chức vụ và tên tuổi, và ngượclại

8 Bảng mục lục

a) Nội dung yêu cầu

Mục đích của bảng mục lục là nhằm cung cấp cho người đọc ý niệm bao quát và có hệ thống

về nội dung nghiên cứu của luận văn hay luận án Qui chuẩn học đường về mục lục của luậnvăn và luận án thường bao gồm chương dẫn nhập, các chương nội dung, chương kết luận haytóm tắt, thư mục tham khảo, phần phụ chú, các bảng từ vựng (glossaries) và các bảng chú dẫnmục từ (indices), nếu có Mỗi chương thường có nhiều phần Mỗi phần thường có nhiều ý nhỏ.Mỗi ý nhỏ đó lại có nhiều ý khác Mục lục càng chi tiết càng tốt

Không điền số trang cho các trang đầu của các chương, thư mục tham khảo, phụ chú, bảng từvựng và bảng chú dẫn mục từ nhưng số trang vẫn được tính liên tục không gián đoạn giữachúng

Trang 32

Đánh chữ hoa thường cho các phần đoạn, tiểu mục của các chương, ngoại trừ các giới từ,liên từ và mạo từ Nếu các từ này đứng đầu câu hay tiêu đề thì chúng phải được viết hoa.

Số trang được ghi ở bên phải của tờ giấy theo chiều thẳng dọc và phải tương ứng với phần,chương, mục, chi tiết của chúng

9 Các Minh Họa / Bảng Liệt Kê các Bảng và Hình Ảnh Minh Họa

a) Mô tả

Các minh họa: Từ “minh họa” (illustrations) có thể được hiểu chung cho các ví dụ và

tranh ảnh các loại Có hai loại trình bày bằng hình thức biểu bản và tranh ảnh (pictorial representation) là biểu bản (tables) và hình ảnh (figures) Hình ảnh bao gồm các ảnh chụp (Photographs hay plates), tranh họa (paintings), bản đồ (maps), bảng (tables), biểu (charts), đồ thị (graphs) và biểu đồ (diagrams) Nghiên cứu sinh có thể dùng từ “các minh

họa” để thay thế chung cho tất cả các bản liệt kê và hình ảnh minh họa, hoặc tách riêng rathành các bảng riêng biệt như dưới dây

Bảng liệt kê các bản: Là bảng liệt kê các bảng (tables),biểu (charts), bản đồ, họa đồ (maps),

đồ thị (graphs), biểu đồ (diagrams) và các thống kê (Statistics) có liên quan đến hay nhằm minh

họa một cách ấn tượng các điểm trong luận văn hay luận án Các biểu đồ và thống kê có thể đặtxen vào ngay trang cần minh họa Bản đồ và họa đồ thường đặt ở cuối sách, trước hình ảnh

minh họa (Plates).

Bảng hình ảnh minh họa: Là bảng liệt kê các hình ảnh, tranh họa và các hình thức minh

họa bằng chữ hay đoạn trích dẫn có liên quan đến các vấn đề của luận văn hay luận án Có

hai loại hình minh họa: hình minh họa ngay trang cần minh họa (Figures) và hình minh họa ở cuối sách (Plates).

b) Cách trình bày

Về tiêu đề: Các tiêu đề của bảng liệt kê và hình ảnh minh họa được viết theo phong cách

câu, nghĩa là chỉ viết hoa chữ đầu câu và các nhân danh và địa danh

Về nội dung: Gồm ba phần: số các chương mục có phần minh họa + tiêu đề của minh họa

+ số trang có phần minh họa

Về trật tự: Các minh họa được bố cục theo thứ tự xuất hiện của chúng trong văn bản

hay luận văn, luận án

c) Ví dụ

Trang 33

10 Bảng Viết Tắt[1]

a) Phạm vi ứng dụng: Trong các luận án, bảng viết tắt thường chỉ ứng dụng cho các tác

phẩm thuộc tài liệu gốc (Primary sources), bách khoa, tạp chí nghiên cứu và những tác

phẩm được trích dẫn nhiều lần trong tác phẩm Trong các bách khoa và từ điển nói chung,bảng viết tắt còn ứng dụng cho các thuật ngữ, ngôn ngữ hay từ loại, tên các bộ môn cũngnhư nhân danh và địa danh

b) Cách viết tắt: Mặc dù không có một chuẩn tắc cho cách viết tắt tựa đề tác phẩm, thông

thường các nhà nghiên cứu thường viết hoa và nghiêng các chữ cái đầu của các thực từ (tức

không tính liên từ, giới từ và mạo từ) của tựa đề tác phẩm Trường hợp, các tác phẩm có các chữ

cái của thực từ giống nhau, ta có thể viết thêm bằng chữ thường một hay vài mẫu tự kế của thực

từ đầu tiên của tựa đề để phân biệt chúng Nói chung, ký tự viết tắt phải ngắn gọn và gợi hình, đểngười đọc dễ nhớ và nhận dạng

c) Ví dụ

AN.: Aơguttara Nikya A.: Aơguttara Nikya.

DN.: Dgha Nikya D.: Dgha Nikya

KU: Kena Upaniãad Kau U: Kauãtak Upaniãad.

III VỀ PHẦN VĂN BẢN (The Text or the Thesis)

1 Chương Dẫn Nhập

a) Về qui định: Đối với luận văn và luận án, chương dẫn nhập là chương cần thiết và bắt

buộc Mục đích của chương dẫn nhập là nhằm trình bày vấn đề nghiên cứu trong một bốicảnh nhất định, để gây sự hứng thú cho người đọc về những điểm chính của tác phẩm

b) Về nội dung: Chương này thường bao gồm các phần sau: mục đích nghiên cứu và

tầm quan trọng của đề tài, điểm lược lịch sử đề tài, phạm vi nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, các giả thuyết, học thuyết và khám phá mới của nghiên cứu sinh

c) Về chức năng: Chương dẫn nhập đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung

sườn của luận văn hay luận án, và do đó cần được viết một cách thận trọng, súc tích và rõràng, để gây ấn tượng tốt cho các chương nội dung

2 Các Chương Nội Dung

a) Về yêu cầu: Đây là thân thể hay phần cốt lõi của luận văn hay luận án Mỗi chương đóng một

vai trò khác nhau, và do đó, dữ liệu, phương pháp, cách trình bày và chiều dài của chúng không nhấtthiết giống nhau hay cân xứng Mỗi chương cần được chia thành nhiều phần Mỗi phần lại đượcchia thành nhiều mục Mỗi mục nên có nhiều chi tiết Mỗi chi tiết nên có nhiều ý tưởng Tất cả phảiđược liên kết với nhau và bổ sung cho nhau trong việc phác thảo và hình thành “ngôi nhà” nội dungcủa luận văn hay luận án Ý tưởng của các chương phải liên hệ mật thiết với nhau để cùng làm nổibật chủ đề của luận án Tiêu đề của các chương và phần, mục của luận án phải phản ánh được nội

Trang 34

dung của các chương, phần, mục mà nó mô tả “Rao dưa bán dừa” là điều vô cùng cấm kỵ trongviệc đặt tiêu đề.

b) Về cách trình bày

Về phép viết hoa: Viết bằng chữ in và đậm các chương và phần mục chính Viết theo

dạng thức câu cho các phần mục còn lại bằng chữ thường và đậm.

Về vị trí: Tiêu đề của các chương phải được đặt giữa trang và cách đầu dòng khoảng 3

cm Tiêu đề của các phần mục còn lại có thể đặt ở đầu dòng nơi chúng xuất hiện, hoặc vàođầu dòng sau mỗi chi tiết mới của phần mục

Về số của chương mục: Đánh toàn bộ số á-rập cho cách trình bày 1 hay phối hợp số

la-mã, á-rập và mẫu tự cho cách trình bày 2, như mẫu dưới đây

Mẫu trình bày

 

3 Chương Kết Luận hay Tóm Tắt

a) Nội dung yêu cầu: Cũng giống như chương dẫn nhập, chương kết luận hay tóm tắt là

chương cần thiết cho luận văn hay luận án Mục đích chính của chương này là nhằm tóm tắtcác nội dung nghiên cứu đã được nghiên cứu sinh khám phá hoặc hình thành giả thuyết mới

Do đó, phần kết luận cần phải nhắc độc giả về những gì đã được đặt ra trong phần dẫn nhậpcủa luận án, và trên nền tảng của toàn bộ những luận điểm nêu ra trong các chương, phần tómtắt hay kết luận này phải làm nổi bật hay sáng tỏ chúng Hay nói khác hơn, nó làm chức năngtóm tắt và tái xác định các khám phá hay đóng góp của mỗi chương trong một trình tự logic vàbiện chứng của các luận điểm trong luận án

Để làm chức năng này, phần kết luận phải được diễn tả theo một phong cách riêng.Nghĩa là, tránh trích đoạn lại những gì nêu ra trong chương dẫn nhập và trong các chươngnội dung Nó phải được viết bằng một phong cách diễn đạt mới, súc tích, cô đọng, ấntượng Ngoài ra, nếu có thể, chương kết luận cũng nêu lên một số nhận xét, nhận định,đánh giá vấn đề hoặc đưa ra một số vấn đề phát sinh từ các luận điểm của luận án nhưnglại vượt quá phạm vi giới hạn của đề tài, để cho các nhà nghiên cứu về sau tiếp tục nghiêncứu và khám phá

b) Tóm tắt: Nói khác hơn, chương kết luận phải bao gồm các điểm sau đây:

Ý nghĩa nghiên cứu về đề tài

Tóm tắt nội dung các chương và các đóng góp của riêng tác giả

Các phương diện ứng dụng của luận án

Các đánh giá, nhận định, phê bình của tác giả

Các đề nghị cho các nghiên cứu về sau

c) Về cách trình bày: giống như các chương nội dung.

Trang 35

IV VỀ PHẦN THAM KHẢO

1 Phần Phụ Chú (Appendixes)

a) Định nghĩa và nội dung yêu cầu: Phụ chú là những tài liệu tương đối dài hay những bằng

chứng gián tiếp liên heä hay nhằm bổ sung một hay vài vấn đề quan trọng nào đó trong luận án hay sách nghiên cứu Vì là gián tiếp nên không thể đưa chúng vào trong văn bản chính, để tránh làm loãng vấn đề và phân tâm người đọc Nhưng vì có liên hệ hay bổ sung một hay vài vấn đề quan

trọng nào đó trong luận án nên các phụ chú không thể thiếu, bằng cách đưa ra sau văn bản chính đểtham khảo khi cần thiết Chính vì thế, nghiên cứu sinh phải cân nhắc kỹ lưỡng xem phần nào nênđưa vào phụ chú và phần nào nên giữ lại trong văn bản, để mục đích và tác dụng trình bày đạt đượccao nhất

b) Tầm quan trọng: Các phụ chú đóng vai trò sau đây:

hỗ trợ tham khảo đắc lực cho người viết và người đọc

đóng vai trò bảo vệ, hỗ trợ và bổ sung những vấn đề được trình bày trong luận án

giúp cho độc giả biết rõ và chuyên sâu các vấn đề liên hệ gián tiếp đến luận án

làm cho luận án có sức thuyết phục cao hơn và trở nên tiêu chuẩn hơn

c) Các qui định về phép trình bày

Về co chữ: Vì không phải là phần quan trọng, các phần phụ chú được in bằng mọt co

chữ nhỏ hơn co chữ trong văn bản chính, để không chiếm nhiều không gian không cầnthiết

Về phép viết: Từ “PHỤ CHÚ” phải được viết in hoa và đặt ngay chính giữa, cách đầu

trang giấy khoảng 3 cm Bạn có thể gạch dưới nó hoặc không gạch dưới nó nhưng sau nókhông có dấu chấm hay phết nào cả

Về số lượng: Nếu có từ hai phụ chú trở lên, ta có thể phân biệt chúng bằng cách thêm

các chữ cái in hoa như A, B, C hay I, II, III sau từ “PHỤ CHÚ,” như PHỤ CHÚ A,PHỤ CHÚ B, PHỤ CHÚ C, tức PHỤ CHÚ I, PHỤ CHÚ II và PHỤ CHÚ III v.v Trongtrường hợp này, mỗi phụ chú phải được trình bày ở một trang độc lập

Về vị trí: Phần phụ chú thường đứng trước bảng giải thích các thuật ngữ và thư mục tham

khảo (mặc dù có vài nhà nghiên cứu thích đặt sau phần thư mục tham khảo) Thứ tự của cácphần phụ chú phải thích ứng với thứ tự các phần mà chúng bổ sung hay minh họa

2 Bảng Giải Thích Thuật Ngữ (Glossaries)

a) Định nghĩa: Bảng giải thích thuật ngữ là danh sách các thuật ngữ, từ ngữ quan trọng được

giải thích kỹ càng về phương diện ý nghĩa, hoặc là danh sách liệt kê các thuật ngữ đối chiếu từhai thứ ngôn ngữ trở lên Bảng giải thích thuật ngữ còn có thể bao gồm cả phần giải thích nhândanh, địa danh có nguồn gốc nước ngoài

b) Tầm quan trọng: Bảng giải thích thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong luận án và

sách nghiên cứu công phu Nhờ nó mà người đọc hiểu được những thuật ngữ mới lạ và khóhiểu cũng như các thuật ngữ có nguồn nước ngoài Bảng giải thích thuật ngữ cho phépchúng ta đánh giá gián tiếp về mức độ công phu, tiêu chuẩn và giá trị nghiên cứu của luậnán

c) Phân loại: Có hai loại chínhĐbảng giải thích thuật ngữ chung (General Glossary) và

bảng giải thích thuật ngữ phân loại (Classified glossaries).

Bảng giải thích thuật ngữ chung: là bảng giải thích chung các thuật ngữ, nhân danh,

địa danh tiếng nước ngoài với các từ ngữ khó và thuật ngữ không quen thuộc đối với độcgiả

Bảng giải thích thuật ngữ phân loại: là bảng giải thích thuật ngữ và nhân địa danh cho

từng ngôn ngữ nước ngoài được trích dẫn trong tác phẩm Chẳng hạn như, bảng giải thích

Trang 36

thuật ngữ Pali (Pali glossary), bảng giải thích thuật ngữ Sanskrit (Sanskrit glossary), bảng giải thích thuật ngữ Tây Tạng (Tibetan glossary), bảng giải thích nhân địa danh v.v

d) Qui định về phép viết

Viết hoa và đậm các mục từ thuộc nhân danh và địa danh.

Viết bằng chữ thường và đậm tất cả các mục từ còn lại.

Viết nghiêng tất cả các thuật ngữ tiếng nước ngoài

e) Vị trí: Bảng giải thích thuật ngữ thường đứng sau “phần phụ lục” và trước phần

“sách tham khảo.” Các thuật ngữ, nhân danh và địa danh này phải được sắp xếp theo thứ tự

của bảng mẫu tự của ngôn ngữ gốc Nghĩa là, nếu các thuật ngữ cần giải thích viết bằngtiếng Anh thì chúng phải được xếp theo thứ tự mẫu tự tiếng Anh Tương tự, cho tiếng Pali,Sanskrit, Tây Tạng

3 Thư Mục Tham Khảo: xem chương “Thư mục tham khảo.”

4 Bảng Chú Dẫn Mục Từ (Indices)

a) Định nghĩa: Bảng chú dẫn mục từ là danh sách các thuật ngữ, nhân danh, địa danh và

tựa đề tác phẩm có số trang liên hệ được trình bày một cách chi tiết theo thứ tự bảng mẫu

tự ở phần cuối cùng của luận án hay sách Nó có thể được xem như quyển từ điển nhỏ về

các thuật ngữ, nhân danh, địa danh và tên tác phẩm được sử dụng trong tác phẩm với sốtrang liên hệ

b) Chức năng: Bảng chú dẫn mục từ đóng chức năng tham khảo chéo hay hỗ tương

(cross-reference) hoặc cung cấp thông tin cho tham khảo dọc, không chỉ cho các chủ đề hay nội dung

của luận án đó mà còn cho các tác phẩm khác Mức độ chi tiết và công phu của bảng chú dẫnchứng tỏ tác giả là người nghiên cứu kỹ lưỡng và tác phẩm thuộc tiêu chuẩn và có giá trị Ngoài

ra, bảng chú dẫn mục từ còn giúp độc giả biết nhanh chóng và bao quát hầu hết các vấn đề liên

hệ trong luận án và các tác phẩm khác

c) Phân loại chú dẫn: Có hai loại chínhĐbảng chú dẫn mục từ chung (General index) và

bảng chú dẫn mục từ phân loại (Classified indices).

Bảng chú dẫn mục từ chung: là bảng chú dẫn chung cho các thuật ngữ, nhân danh, địa

danh và tựa đề tác phẩm trong một danh sách chú dẫn, theo thứ tự bảng chữ cái

Bảng chú dẫn mục từ phân loại: là bảng chú dẫn riêng biệt theo thứ tự bảng chữ cái

cho các tựa đề tác phẩm, tên tác giả, dịch giả, các thuật ngữ của từng ngôn ngữ nước ngoàiđược sử dụng trong tác phẩm Sau đây là một số loại chú dẫn chính thường được sử dụngtrong luận án và các tác phẩm tiêu chuẩn

Chú dẫn tác phẩm (Title indices): Nếu luận án trích dẫn và liên hệ đến nhiều tác phẩm

bằng nhiều thứ tiếng khác nhau thì chú dẫn tác phẩm có thể phân ra thành các loại như chúdẫn tác phẩm Pali, chú dẫn tác phẩm Sanskrit, chú dẫn tác phẩm Tây Tạng v.v

Chú dẫn nhân danh (person name indices): Tương tự, nếu luận án trích dẫn và liên hệ

đến nhiều nhân danh hay tác giả và dịch giả bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, chú dẫn nhândanh có thể phân ra thành hai loại như chú dẫn nhân danh và chú dẫn tác giả và dịch giả

(author-translator index).

Chú dẫn địa danh (Place name index): Bao gồm danh sách chú dẫn các tên địa dư, sự

vật, chùa tháp, bia ký, kiến trúc, pháp khí và vật dụng trong đạo Phật và các tôn giáo khácv.v

Chú dẫn thuật ngữ (Terminology index): Bao gồm chú dẫn các thuật ngữ của ngôn ngữ viết

luận án và các thuật ngữ tiếng nước ngoài

Chú dẫn danh mục đối chiếu (Comparative catalogue index): Là bảng chú dẫn đối chiếu

các danh mục tác phẩm của từ hai ngôn ngữ trở lên, về phương diện thứ tự và tên văn bản

Trang 37

d) Chi tiết của một mục từ chú dẫn: bao gồm [tên mục từ (heading hay entry)+ số

trang]+ [các phần trực thuộc của mục từ (subheadings hay subentries) + số trang] + [(nếu

có thể) các phân mục nhỏ của các phần trực thuộc của mục từ + số trang] + [tham khảochéo, thường là từ “xem” hay “xem thêm” hay “xin xem thêm.]”

trật tự họ tên Việt Nam

Nếu địa danh bắt đầu bằng từ “sông, núi, hồ, chùa, tháp, bia” thì mục từ chính của chúdẫn loại này là danh từ riêng đi sau chúng

Ví dụ: tiêu đề mục từ của chú dẫn “sông Sài Gòn” là Sài Gòn, (sông) chứ không phải là sông Tương tự, tiêu đề mục từ của chú dẫn chùa Một Cột là Một Cột, (chùa) chứ không phải là chùa.

Về phép ngắt dòng: Có hai cách, đó là cách ngắt dòng sau số trang của tiêu đề mục từ

chính và sau số trang của các phần trực thuộc của mục từ chính đó và cách viết liên tụcgiữa tiêu đề mục từ và các phần trực thuộc của mục từ đó

Đối với cách một, bạn phải trình bày tụt vào đầu dòng sau các phần trực thuộc mục từ

chính; nếu các phần trực thuộc đó lại có các phần trực thuộc nữa thì phần trực thuộc kế đếnnày phải vào đầu dòng nhiều hơn, để phân biệt chúng Đối với cách hai, mục từ chính phải

được trình bày ló đầu ra trong khi các phần trực thuộc mục từ này được viết liên tục; nếu

chúng xuống hàng thì phần xuống hàng này phải tụt vào một khoảng cách đều nhau, và phảinhỏ hơn khoảng cách vào đầu hàng của mục từ chính của nó

Cách thứ hai không tốn giấy nhưng không rõ ràng Cách thứ nhất rõ ràng và dễ gây ấntượng cho người đọc nhưng chiếm nhiều không gian trình bày Tùy theo sở thích và mụcđích trình bày, bạn có thể chọn một trong hai cách sau đây

Ví dụ về cách trình bày ngắt dòng

Phật

định nghĩa về, 123, 200

phân loại

theo Đại thừa, 25-6

theo Thượng tọa bộ, 27-9 thời thái tử, 15-46, 123

Trang 38

Không sử dụng dấu chấm ở cuối mỗi mục từ của bảng chú dẫn (đối với cách liên tục) vàkhông sử dụng phép chấm phết sau các số trang của mục từ chính và các phần thuộc mục

từ chính đó (đối với cách ngắt dòng)

Viết bằng chữ hoa các nhân danh, địa danh và tên tác phẩm.

Viết bằng chữ thường cho các mục từ còn lại.

[1] Chi tiết của phần này được trình bày ở chương “Bảng viết tắt.”

-oOo-CHƯƠNG IV: ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN VÀ BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN

(SYNOPSIS AND ABSTRACT)

Đề cương luận án thường được viết với sự tham vấn hoặc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư

hướng dẫn (research guide hay supervisor) và phải trải qua hai giai đoạn xét duyệtĐxét duyệt của hội đồng nghiên cứu của bộ môn (Departmental Research Committee) và xét duyệt của hội đồng nghiên cứu của khoa (Board of Research Studies), trước khi nghiên cứu

sinh chính thức tiến hành nghiên cứu

B Chọn Đề Tài [3]

1) Dẫn nhập

Mục đích của nghiên cứu là đóng góp kiến thức cho lãnh vực văn học đó Chủ đề lựa chọnphải thích ứng với mục đích đó Trình bày lại những kiến thức đã biết hẳn không phải làcông việc của nhà nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phải hướng đến việc cung cấp những thôngtin mới, hoặc ít ra phát hiện thêm những thông tin chưa được biết tới hay hiệu đính lại nhữngkiến thức cũ Do đó, chọn đề tài nghiễm nhiên trở thành công việc quan trọng thuộc vào bậcnhất của luận án

2) Tiêu Chí Chọn Đề Tài

Để đề tài chọn lọc thật sự là đề tài có nhiều đóng góp và có giá trị, bạn nên cân nhắc một

số điểm quan trọng sau đây:

a) Chủ đề nghiên cứu có mới mẻ không?

b) Có giáo sư hướng dẫn thích hợp hay không?

c) Bạn có thật sự thích chủ đề đó không?

d) Bạn có đủ khả năng khảo cứu chủ đề đó không?

e) Bạn có thểå hoàn tất đề tài trong thời gian ấn định không?

f) Các công cụ cần thiết có đủ hay không?

g) Các phương tiện thư viện có đầy đủ không?

h) Đề tài nghiên cứu có thật sự có ý nghĩa không?

Trang 39

i) Đề tài có thể đóng góp gì cho học giới?

Nếu phần lớn các câu trả lời đều là ‘được’ hay ‘có’ thì bạn nên tiến hành, bằng không,bạn nên tìm đề tài khác thích hợp hơn

C Các Hợp Phần của Đề Cương Luận Án

1) Ý Nghĩa Nghiên Cứu hay Tầm Quan Trọng của Đề Tài

a) Nội dung yêu cầu

Trong phần này, nghiên cứu sinh phải nêu bật được một số ý trọng tâm sau đây:

Xác định vấn đề trong bối cảnh của văn học đề tài và của xã hội hiện tại

Động cơ và mục đích chọn đề tài để tiến hành nghiên cứu

Tầm quan trọng của đề tài trong văn học của nó

Tầm quan trọng của đề tài trong xã hội hiện tại về phương diện học thuyết hay ứng dụng.Giá trị nghiên cứu của đề tài

b) Phong cách diễn đạt

Ngôn ngữ của phần trình bày về tầm quan trọng của đề tài nên cô đọng, ấn tượng và sángtạo Vì chỉ là một bộ phận của bản đề cương luận án, nghiên cứu sinh không nên nhập đềbằng cách lung khởi, để tránh cách diễn đạt dài dòng không cần thiết Cách nhập đề trựckhởi trong trường này thường gây những ấn tượng đẹp ở giáo sư hướng dẫn và hội đồng xétduyệt về chủ đề và trọng tâm của chủ đề nghiên cứu

Vấn đề trọng tâm cần phải được định nghĩa hay nêu bật một cách rõ ràng, chính xác và dứtkhoát Các phần của tầm quan trọng về đề tài nêu trên cần được trình bày theo một trật tựlogic, có kết cấu liên hệ mật thiết và biện chứng, để cùng làm nổi bật được giá trị đóng gópcủa vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh văn học của nó cũng như trong xã hội hiện tại

c) Giá trị của đề tài

Mặc dù không thể có một đề tài hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo theo nghĩa chưa hề có mộtnghiên cứu nào trước đây đã tiến hành, đề tài của bạn nên tránh trùng lập với các nghiên cứutrước và phải có những điểm mới hay giá trị của riêng nó trong giới học thuật Ít nhất đề tàicủa bạn phải có những đóng góp nhứt định về phương diện cung cấp kiến thức hay thông tinmới về đề tài hay những cách thức giải thích mới, giả thuyết mới, giải pháp mới cho nhữngvấn đề cũ

2) Điểm qua Lịch Sử hay Văn Học về Đề Tài

cả các thành quả nghiên cứu trong quá khứ và phải được trình bày một cách có logic trongmối liên hệ trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của đề tài Sau khi nêu bật các thành tựu cũngnhư thất bại của các nghiên cứu trong quá khứ, nhà nghiên cứu phải trình bày một cách côđọng phương pháp tiếp cận mới cũng như các vấn đề khám phá mới của mình

Điểm lược lịch sử đề tài là công việc vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu sinh và không

chỉ được tiến hành hay dừng lại ở khâu viết đề cương luận án mà còn được tiếp tục xuyên

suốt thời gian viết luận án Mỗi lần phát hiện ra tài liệu mới liên hệ đến đề tài, nghiên cứusinh phải bổ sung vào mảng văn học đề tài của mình cũng như phần thư mục tham khảo

Trang 40

b) Chức năng của lịch sử đề tài

Điểm qua lịch sử hay văn học về một đề tài giúp cho người viết biết được các khuynhhướng nghiên cứu trước đây và đâu là ưu khuyết điểm của chúng, để thừa kế, phát huy hoặcrút kinh nghiệm

Lịch sử đề tài còn giúp cho nghiên cứu sinh xác định dứt khoát về phạm vi nghiên cứucũng như phương pháp nghiên cứu cho đề tài của riêng mình

Lịch sử đề tài còn giúp cho nghiên cứu sinh tránh được những nghiên cứu trùng lập khôngcần thiết và đi sâu vào những góc độ khác với những đóng góp mới hay khám phá mới cholãnh vực nghiên cứu đó

c) Bố cục của phần lịch sử đề tài: Lịch sử hay văn học về đề tài có thể được trình bày

theo bốn cáchĐtheo biên niên kỷ tác phẩm, theo tầm quan trọng của tác phẩm, theo phươngpháp hay phân loại của tác phẩm và theo trường phái tư tưởng

Theo biên niên kỷ của tác phẩm: Văn học của đề tài được điểm qua theo năm xuất bản

đầu tiên của chúng Quyển nào xuất bản trước thì điểm trước và sau thì điểm sau Cách điểmlược văn học này không hấp dẫn lắm và tỏ ra đơn điệu, máy móc, nếu nghiên cứu sinh không

có khả năng viết lách tốt và điêu luyện

Theo tầm quan trọng của tác phẩm: Văn học của đề tài được điểm theo tầm quan trọng

của tác phẩm Nghĩa là tác phẩm nào quan trọng nhất thì được giới thiệu trước hay sau cùng

để làm nổi bật hướng nghiên cứu trước đây, để từ đó trình bày hướng nghiên cứu của riêngtác giả

Theo phương pháp hay phân loại của tác phẩm: Văn học của đề tài được điểm theo

phương pháp nghiên cứu hay phân loại của tác phẩm Nghĩa là các tác phẩm có cùng phươngpháp nghiên cứu thì được điểm một lượt rồi đến các nhóm sách có phương pháp tiếp cậnkhác Trong các nhóm phướng pháp, thứ tự của các sách được giới thiệu có thể theo biênniên hay tầm quan trọng của chúng

Theo trường phái tư tưởng của tác phẩm: Văn học của đề tài được điểm theo hệ tư

tưởng của một trường phái hay học thuyết (school of thoughts), chẳng hạn như tâm lý học

của trường phái Freud, của Jung hay của Skinner

3) Kế hoạch nghiên cứu  [4]

a) Dẫn nhập

Chọn kế hoạch nghiên cứu, trên cơ bản, liên hệ đến việc chọn lựa phương pháp nghiên cứuthích hợp nhất hay những kỹ thuật giải quyết các vấn đề của nghiên cứu Đây là bước vôcùng quan trọng của luận án, bởi vì, sự chọn lựa sai lầm có thể dẫn đến kết quả một luận án

có nhiều lỗ hỏng và bị phê bình như là thiếu logic và không có khoa học

Phác thảo kế hoạch nghiên cứu thật sự khó vì lãnh vực nghiên cứu vô bờ bến và chủ đềnghiên cứu vô cùng tận Trên căn bản, có hai phạm trù nghiên cứu chính, đó là, nghiên cứu

thực nghiệm hay thể nghiệm (empirical or experimental studies) và nghiên cứu phân tích hay văn học (analytical or literary studies) Nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu ứng dụng trong các lãnh vực nghiên cứu khoa học (Science-type) Nghiên cứu phân tích hay văn học chủ yếu ứng dụng trong các ngành học thuộc khoa Văn hay Nghệ Thuật (Arts-type).

Dù là nghiên cứu thuộc thực nghiệm hay phân tích, các yếu tố sau đây là cần thiết trongviệc phác thảo kế hoạch nghiên cứu:

b) Trình bày giả thuyết (Statement of hypotheses)

Trong nghiên cứu thực nghiệm, vấn đề được tái trình bày bằng các giả thuyết cụ thể cókiểm nghiệm Các giả thuyết này được trình bày một cách rõ ràng trong mối liên hệ với cácnghiên cứu trước đây về đề tài Trong nghiên cứu phân tích, ít khi nghiên cứu sinh sử dụng

Ngày đăng: 22/02/2017, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w