Luận văn cử nhân sư phạm hóa học Đề tài về việc ứng dụng hóa học trong đời sống thực tiễn, xây dựng cho hai chương phi kim lớp 10. Oxxi và halogen. Với hệ thống câu hỏi chia làm 3 phần: Phần 1: câu hỏi liên quan đến sơ đồ, hình vẽ thí nghiệm Phần 2: Câu hỏi liên quan thực tiến Phần 3: Câu hỏi thực tiến, giải quyết vấn đề. Xây dựng theo hương dạy học phát triển năng lực , lấy học sinh làm trung tâm. Phát huy tính tư duy, sáng tạo
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ QUỲNH TRANG
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN PHI KIM – CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TRI THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
Trang 2Hà Nội - 2016
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN PHI KIM – CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TRI THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Sinh viên thực hiện khóa luận: LÊ QUỲNH TRANG
Trang 4Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Trường Đạihọc Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện và giúp đỡtôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Khoa các khoa học giáo dục
– Trường Đại học Giáo dục, đặc biệt là cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Liên đã
luôn tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, thầy cô giáo tổ Hóa học
và các tôi HS trường THPT Chuyên, trường THPT Tân Trào – tỉnh Tuyên Quang
đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc khảo sát về thực trạng sử dụngBTHH trong việc phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HSTHPT
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè nhữngngười đã luôn ở bên động viên để tôi có thể hoàn thành khóa luận
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp do trình độ lý luận cũng nhưkinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôirất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để tôi có thêm được nhiềukinh nghiệm và cũng là trang bị thêm kiến thức cho bản thân sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Lê Quỳnh Trang
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng của xã hội, của công nghệ thông tin và các thành tựukhoa học đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục trong thời đại hiện nay Giáodục trong thời kì đổi mới không chỉ có chức năng truyền tải những kinh nghiệm lịch sử,kinh nghiệm xã hội của thế hệ đi trước cho thế hệ sau mà còn hướng tới mục đích pháttriển năng lực, tư duy cho người học Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm
2011 – 2020 của Đảng ta cũng đã xác định: Trong 10 năm tới, đến năm 2020, chúng taphải tạo được nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Để thực hiện được điều đó thì ba đột phá trong việc thực hiện chương trình hành độngquốc gia đó là: thể chế, hạ tầng kĩ thuật và chất lượng nhân lực Cả ba đột phá đó đềurất cần nhân tài, do đó phải nỗ lực đầu tư cho Giáo dục và đào tạo Đi cùng với sự đầu
tư này, xã hội đặt ra yêu cầu cho ngành Giáo dục và đào tạo là phải đào tạo, bồi dưỡng
ra lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của thời đại mới Lực lượng lao động nàykhông chỉ có trình độ mà còn có khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuậtvào sản xuất, những người gắn lý thuyết với thực tiễn, sáng tạo và có khả năng thíchứng với nghề nghiệp…
Đứng trước yêu cầu đó, cùng với việc đổi mới chương trình dạy học, sách giáokhoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ vànhận được sự quan tâm lớn từ Đảng và nhà nước Trong đó, đổi mới phương pháp dạyhọc là nhiệm vụ then chốt để có thể đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
Việc dạy học suy cho cùng là trang bị cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng riêngcho bản thân mỗi người, để các tôi có thể thích ứng với những hoàn cảnh trong tươnglai, để hình thành cơ sở kiến thức cũng như kinh nghiệm nền tảng cho cuộc sống vànghề nghiệp của mỗi tôi sau này.Theo Unessco thì bốn trụ cột của việc học là: học đểbiết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống Như vậy thì thay
Trang 7cho việc dạy một lượng lớn kiến thức lý thuyết thì việc quan trọng hơn là phải dạy cho
HS kĩ năng và cách thực hành, vận dụng những lý thuyết đó vào thực tiễn, kĩ năng tổnghợp các kiến thức đo để giải quyết các tình huống hay những vấn đề xuất hiện trongcuộc sống, những khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào Nói cách khác là hãy dạy cho
HS kĩ năng sử dụng, áp dụng những tri thức đã học được vào việc giải quyết những vấn
đề, tình huống trong cuộc sống, để tri thức đó trở nên có ý nghĩa
Hóa học là một môn khoa học nhiều ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đờisống Hóa học là môn học then chốt để trang bị cho HS những kiến thức hóa học cơbản để làm nền tảng cho các bậc học tiếp theo cũng là hành trang để các tôi bước vàocuộc sống Hóa học hình thành cho HS kĩ năng thao tác với hóa chất, dụng cụ thínghiệm, kĩ năng quan sát, giải thích các hiện tượng hóa học, hình thành phương phápnghiên cứu khoa học, thế giới quan khoa học, đạo đức, phẩm chất của người lao độngmới…
Tuy nhiên một trong những hạn chế, khó khăn của bộ môn Hóa học hiện nayđang gặp phải đó là tài liệu còn thiếu, chưa cập nhật và liên kết giữa các trường Đicùng với xu hướng phát triển mới của giáo dục là dạy học theo hướng phát triển nănglực, thì hệ thống BTHH còn đang thiếu những bài tập phù hợp để phát huy tối đa sựsáng tạo cũng như tính chủ động của HS, đặc biệt là tính tích cực khi vận dụng nhữngtri thức hóa học đã học được vào thực tiễn
Thực tế cho thấy, nếu chỉ cung cấp cho HS những kiến thức hóa học về mặt lýthuyết thì HS sẽ khó ghi nhớ, khó hiểu rõ bản chất cũng như hiểu được ý nghĩa củanhững kiến thức đó Chỉ khi vận dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn, vào việc
xử lý các bài tập, hay giải quyết những vấn đề thực sự gần gũi trong cuộc sống, thì cáctôi mới hiểu hết ý nghĩa cũng như có sự chú ý, thu hút đối với tri thức đó Trong quátrình này, BTHH đóng vai trò vô cùng quan trọng, bài tập vừa là mục đích, vừa là nộidung, lại là một phương pháp dạy học hiệu quả để hướng người học vào thực tiễn đồngthời hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì mới mà Đảng và nhà nước ta đã đềra
Trang 8Với mong muốn phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, đồng thờinâng cao năng lực học tập, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thểtrong lao động sản xuất hay trong cuộc sống thông qua các dạng bài tập gắn liền vớithực tiễn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội với con người trong thời đại
mới, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng bài tập hóa học phần phi kim – chương trình Hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT”.
Với hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bản thân, cho các tôi HStrong quá trình học tập và trang bị thêm kiến thức cho bản thân cũng như trong thời kìdạy học theo hướng tích cực, chủ động ngày càng được quan tâm và đóng nhiều vai tròquan trong trong đời sống hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn và sử dụng BTHH định tính và định lượng phần phi kim – chương trìnhHóa học 10 nâng cao, nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HSTHPT, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực ởtrường THPT
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn hóa học ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống BTHH phần phi kim – chương trình Hóa học 10 nâng caonhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụngtri thức vào thực tiễn của HS THPT
Trang 9- Lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH phần phi kim – chương trình Hóa học 10nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức của HS THPT.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn nhằm phát triểnnăng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Hệ thống BTHH phần phi kim, chương trình Hóa học 10 – nâng caonhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT
- Địa bàn: Thành phố Tuyên Quang
- Phạm vi: Trường THPT Chuyên và THPT Tân Trào
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhằm thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận liên quan đến đềtài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học đặc biệt làcác tài liệu dạy học về phát triển năng lực, đặc biệt là về năng lực vận dụng tri thức vàothực tiễn của HS THPT
- Tập hợp và nghiên cứu các tài liệu: sách giáo khoa THPT, chương trình bộ mônhóa học cơ bản, đặc biệt là sách giáo khoa hóa học 10 nâng cao, nhằm xây dựng được
hệ thống bài tập phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tổng hợp tri thức và vận dụng trithức của HS
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu có nộidung gắn liền lý thuyết với thực tiễn
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên Internet có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu quá trình học tập của lớp khảo sát và đặc điểm của HS
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 10- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm
6.3 Các phương pháp toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu, phân tích các kết quả khảo sát thu được
7 Cấu trúc của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng BTHH để phát triển năng lực vận dụng trithức vào thực tiễn của HS ở một số trường THPT tại thành phố Tuyên Quang – tỉnhTuyên Quang
Chương 3: Sử dụng BTHH phần phi kim – chương trình Hóa học 10 nâng caonhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT
Trang 11Năm 2009, khi nghiên cứu về “Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH gắn với
thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT” tác giả Lê Thị Kim Thoa đã tìm
hiểu về thực trạng, xây dựng các BTHH gắn liền với thực tiễn cho toàn bộ chương trìnhhóa học ở THPT Trong đó hệ thống BTHH bao gồm cả bài tập trắc nghiệm tự luận vàbài tập trắc nghiệm khách quan được phân ra ở 4 mức Ngoài ra, tác giả còn đứa ra một
số ví dụ cụ thể về việc sử dụng BTHH trong việc truyền thụ kiến thức mới, trong kiểmtra đánh giá, trong hoàn thiện kiến thức, kĩ năng kĩ xảo ở HS Tuy nhiên, do phạm vixây dựng hệ thống bài tập (toàn bộ chương trình hóa học THPT) là quá rộng nên lượngbài tập tác giả xây dựng cho mỗi nội dung cụ thể còn ít và chưa đi sâu vào việc pháttriển năng lực vận dụng tri thức, hầu hết đều dừng ở mức đưa hiện tượng, cho HS giảithích, gắn Hóa học với thực tiễn nhưng không kích thích các tôi chủ động khám phá vàtìm tòi
Cũng là nghiên cứu về “Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc
nghiệm khách quan phần vô cơ 11 – chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích
cực của HS THPT”, năm 2010, tác giả Tống Đức Huy trong quá trình nghiên cứu của
mình đã xây dựng được 7 dạng BTHH được dùng để phát huy tính tích cực của HS
trong đó có các BTHH phát huy năng lực gắn tri thức vs thực hành như BTHH có sửdụng hình vẽ, đồ thị, BT lắp dụng cụ thí nghiệm đồng thời đưa ra các nguyên tắc vàbiện pháp phát huy tính tích cực của HS chủ yếu về khả năng tự học, tư duy và chủđộng Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề xuất đến việc gắn liền tri thức với thực tiễn, các
Trang 12BTHH xây dựng chưa đưa ra được các vấn đề trong thực tiễn, có liên quan đến hóa học
và vai trò của hóa học trong việc ứng dụng vào thực tiễn
Trong nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH phần phi kim lớp 10
THPT theo hướng dạy học tích cực” của tác giả Trương Đình Huy vào năm 2011, tác
giả đã chú trọng việc lựa chọn và sử dụng các bài tập có mô hình, hình vẽ sau đó yêucầu HS khái quát, hoàn thành đồng thời tác giả sử dụng nhiều bài tập có hình vẽ nhằmnâng cao khả năng thực hành của HS Thêm vào đó, tác giả còn đưa ra được cácphương pháp sử dụng hệ thống bài tập để dạy học theo hướng tích cực như: Truyền thụkiến thức mới, rèn luyện một số kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực tư duy và sángtạo……Tuy nhiên, trong khi đề xuất các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập theohướng dạy học tích cực, tác giả không đề cập đến việc sẽ phát triển khả năng thựchành, ứng dụng tri thức vào thực tiễn của HS, một trong nhưng vấn đề cốt lõi của việcdạy học theo hướng tích cực Các vấn đề, hệ thống bài tập tác giả đưa ra đều chủ yếumang tính lý thuyết, GV chủ động, vai trò của HS còn ít, HS không được giao nhiệm
vụ chủ động, là người trực tiếp tham gia vào tình huống và nảy sinh ra vấn đề, chưađưa ra những bài tập gắn liền với cuộc sống thực tiễn (Ví dụ: HS phải tìm hiểu một quytrình sản xuất, một hiện tượng tự nhiên….)
Cũng vào năm 2011, tác giả Lê Văn Hiến đã nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống
BTHH về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường THPT” Trong nghiên cứu của mình,
tác giả đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống BTHH chuyên sâu về việc bảo vệ môitrường, một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết hiện nay Nhưng trong luận vănchưa đề cập những BTHH này sẽ được sử dụng ở bước lên lớp nào (trong việc truyềnthụ kiến thức mới, vào bài, củng cố hay kiểm tra đánh giá)
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BTHH có nội dung liên quan đếnthực tiễn được sử dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông nhằm các mục đíchkhác nhau như: Giáo dục môi trường, phát triển năng lực nhận thức, phát triển năng lựcsáng tạo, tư duy cho HS…
Trang 13Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu về BTHH, còn ít công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS thôngqua những BTHH cụ thể Trong khi đó, phương hướng đổi mới và phát triển giáo dụchiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là dạy học lấy người học làm trung tâm,phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, gắn liền lý thuyết với thực hành, gắnliền tri thức với thực tiễn… Chính những phương hướng trên đã khiến tôi có nhữngtrăn trở, suy nghĩ mới đòi hỏi về việc làm thế nào để dạy học hóa học gắn liền với thựctiễn Từ những trăn trở, suy nghĩ này, tôi đã định hướng và xác định được đề tài nghiêncứu của mình là vẫn tiếp tục nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng BTHH dựa trên cáccông trình nghiên cứu trước đây, nhưng theo một hướng tiếp cận khác, hướng tới mụcđích là gắn liền hóa học với thực tiễn, với đổi mới giáo dục theo hướng phát huy nănglực đang được Đảng và Nhà nước đặt ra Cụ thể là nghiên cứu về việc sử dụng BTHHnhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT.
1.2 Lý luận cơ bản về BTHH
Có thể nói quá trình học tập là một quá trình có hệ thống, trong đó có quá trình xử
lý và tính toán các bài tập đa dạng, phong phú Trong thực tế, mỗi nội dung kiến thức
có thể đến với HS một cách thành công hay không phụ thuộc nhiều vào việc biên soạn
hệ thống bài tập (cả bài tập định tính và bài tập định lượng)
Trong việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông, BTHH được coi là một trongnhững nội dung kiến thức có vai trò quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng họctập của HS ở bộ môn hóa học
1.2.1 Khái niệm về bài tập, BTHH.
Có nhiều khái niệm về bài tập đã từng được đề cập đến
Trong giáo dục, theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, thuật ngữ
“Bài tập” có nghĩa là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học”
Theo Thái Duy Tuyên “Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điềukiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời
Trang 14giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn củangười giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra”.
Theo cố GS.Nguyễn Ngọc Quang: “Bài toán là hệ thống thông tin xác định, baogồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp với nhau, dẫn tới nhucầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng”.[10 – tr.114]
Từ những quan niệm và những ý kiến trên có thể hiểu rằng: Bài tập là một hệ
thống thông tin được đưa ra một cách có vấn đề, đòi hỏi HS phải sử dụng những kiến thức đã có bằng cách lập luận hay tính toán để giải quyết vấn đề.
Về mặt lí luận dạy học hóa học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khihoàn thành hệ thống những bài tập này, HS sẽ nắm được hay hoàn thiện một kiến thức,một kĩ năng nào đó thông qua việc xử lý, tính toán bài tập, hệ thống bài tập
BTHH là những câu hỏi hay bài toán về lĩnh vực hóa học được sử dụng như là
các vấn đề hoặc các tình huống học tập để HS suy luận, tư duy dựa trên những kiến thức đã học, mục tiêu là khi hoàn thành những câu hỏi hay bài toán này, HS sẽ nắm được một lượng kiến thức hay một kĩ năng nhất định.
1.2.2 Phân loại BTHH.
Có nhiều cách phân loại BTHH, tùy theo việc lựa chọn cơ sở để phân loại Cóthể phân loại BTHH theo một số cách như sau:
a, Phân loại BTHH dựa vào nội dung:
* Bài tập định tính: Là các dạng bài tập có liên hệ với quan sát để mô tả, giải
thích các hiện tượng hóa học
* Bài tập định lượng: Là các loại bài tập cần dùng các kĩ năng toán học kết hợp
với kĩ năng hóa học để giải quyết
* Bài tập thực nghiệm: Là dạng bài tập có liên quan đến các kĩ năng thực hành
như: Quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm, làm thí nghiệm nghiên cứu về tínhchất của các chất…
b, Phân loại BTHH dựa trên hình thức:
* Bài tập tự luận: Khi làm bài, HS phải viết, trình bày câu trả lời, lập luận bằng
Trang 15* Bài tập trắc nghiệm: Khi làm bài, HS đọc và lựa chọn đáp án đúng trong các
phương án đã được cho hoặc điền khuyết những từ, cụm từ ngắn vào chỗ trống hayghép đôi các ý kiến
c, Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức:
Có thể phân loại BTHH ở các mức độ: Hiểu – Biết – Vận dụng – Sáng tạo
Trên thực tế, còn nhiều cơ sở để phân loại BTHH, song sự phân loại chỉ mangtính tương đối, vì giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, sự phân loạithường để nhằm cho một mục đích nhất định
1.3 Lý luận về năng lực ứng dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT
1.3.1 Năng lực và sự phát triển năng lực của HS THPT
1.3.1.1 Khái niệm năng lực
Năng lực là một khái niệm khá quen thuộc trong giáo dục hiện nay Khái niệmnăng lực được hiểu và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Theo Từ điển Tâm lí học của tác giả Vũ Dũng xuất bản năm 2000 thì: “Năng lực
là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bêntrong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một hoạt động nhất định.”
Theo GS.Nguyễn Quang Uẩn thì “Năng lực là những thuộc tính độc đáo của cánhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảmbảo cho hoạt động đó có kết quả” [ 9 – tr 118] có nghĩa là, năng lực là điều riêng biệtthuộc về mỗi cá nhân, điều riêng biệt này phát huy được hết vai trò của mình với mộthoạt động cụ thể, phù hợp với đặc trưng của hoạt động đó và làm tăng hiệu quả củahoạt động đó
Theo F.E.Weinert lại cho rằng: “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học đượchoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng
về động cơ xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có tráchnhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”
Trang 16Theo OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) năm 2002, sau một cuộcnghiên cứu lớn về năng lực cần đạt của HS THPT đã chỉ ra rằng: “Năng lực là khảnăng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trongmột bối cảnh cụ thể”.
Từ những cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa rằng: Năng lực là một thuộc tính
riêng biệt, thuộc về mỗi cá nhân, phù hợp với đặc trưng riêng của hoạt động hay vấn
đề cụ thể nào đó, là yếu tố quyết định và đảm bảo hiệu quả của hoạt động, của vấn đề được thực hiện.
Năng lực không phải một thuộc tính đơn nhất mà là tổng thể của nhiều yếu tố cóliên hệ và tác động qua lại lẫn nhau Năng lực được hình thành, phát triển và thể hiệnthông qua các hoạt động tích cực của con người Có thể nói rằng, phát triển năng lựcchính là mục tiêu cuối cùng mà quá trình dạy và học hướng tới
1.3.1.2 Phân loại năng lực
Nếu dựa theo năng lực cá nhân, năng lực được phân thành năng lực chung và
Nếu dựa trên những năng lực cơ bản cần cho người lao động mới trong xã hội
thì năng lực được phân thành 4 loại sau:
Năng lực tư duy:
⃰ Khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và nhận biết vấn
đề Hiểu nguyên nhân của vấn đề cần được xử lí, giải quyết trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ hay công việc đó
Trang 171.3.1.3 Sự phát triển năng lực của HS THPT
Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thảnh một
xu thế tất yếu, phổ biến trong nền giáo dục hiện đại của thế giới nói chung cũng nhưnền giáo dục của Việt Nam nói riêng Xu hướng chung của chương trình giáo dục hiệnđại là chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực” Việc hìnhthành và phát triển năng lực được quan tâm và chú trọng, nhất là phát triển năng lựccho HS THPT – lứa tuổi đã có sự trưởng thành về mặt nhận thức và tư duy, đầy đủphẩm chất, điều kiện để chuẩn bị trở thành một người công dân thực thụ, có nhữngđóng góp nhất định cho xã hội và đất nước
Hiện nay, theo khung năng lực của tác giả Nguyễn Minh Phương, Viện Khoahọc Giáo dục Việt Nam, thì có bốn nhóm năng lực mà HS THPT Việt Nam cần đạtđược như sau:
Năng lực nhận thức
⃰ : Đòi hỏi HS phải có khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởngtượng, suy luận….từ đó hình thành khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tự học, tự traudồi kiến thức trong suốt cuộc đời
Năng lực xã hội:
⃰ Đòi hỏi HS phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyếtcác tình huống có vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng cạnh tranh cũng như khả nănghợp tác…
Trang 18Năng lực thực hành:
⃰ Đòi hỏi HS phải nắm vững tri thức, kiến thức đã học, sau
đó vận dụng các tri thức, kiến thức này vào thực tiễn một cách linh hoạt, chủ động, giảiquyết vấn đề một cách kiên trì và sáng tạo
Năng lực cá nhân:
⃰ Được thể hiện qua khía cạnh thể chất, trước hết đòi hỏi HSphải có khả năng vận động linh hoạt, biết bảo vệ sức khỏe, khả năng thích ứng với môitrường, tiếp đó là các khía cạnh hoạt động cá nhân đa dạng như khả năng lập kế hoạch,khả năng tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu nghiên cứu về năng lực vận dụngtri thức vào thực tiễn của HS THPT Để hình thành và phát triển được năng lực này, HSTHPT phải vận dụng và kết hợp linh hoạt những điều đã biết, đã học Trong quá trìnhnày, thay cho việc học hỏi cùng một lúc nhiều lượng kiến thức mới, trước hết HS cầnphải có kĩ năng huy động các kiến thức đã học vào một tình huống cụ thể, giải quyếtđược những vấn đề đặt ra trong thực tiễn Đây là năng lực cần thiết mà mỗi HS THPTđều cần được trang bị và phát triển
1.3.2 Năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
1.3.2.1 Khái niệm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Năng lực vận dụng tri thức là khả năng của bản thân người học tự giải quyếtnhững vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng những kiếnthức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có vào các tình huống, hoạt động thực tiễn để tìm hiểuthế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó Năng lực vận dụng tri thức vào thựctiễn thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏamãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức
1.3.2.2 Biểu hiện của năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn được bộc lộ qua 4 cấu phần sau đây:
- Tiếp cận, nhận thức được vấn đề:
Trang 19+ Khả năng tiếp cận, nhận thức và phát hiện vấn đề, tìm được cách giải quyết vấn
đề có trong nội dung bài học
+ Biết quan sát và sử dụng những kiến thức, kĩ năng hóa học để giải thích nhữnghiện tượng trong thực tiễn đời sống
- Tổng hợp được thông tin, đưa ra được kiến thức sẽ vận dụng.
+ Biết thu thập và xử lí thông tin, nêu được phương hướng giải quyết vấn đề đóbằng những kiến thức, kĩ năng học được từ bộ môn Hóa học
+ Biết huy động, tổng hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tếcông việc
- Dự đoán, kiểm tra và đưa ra biện pháp.
+ Dự đoán được kết quả, kiểm tra được lí thuyết đã học và đưa ra kết luận
+ Đưa ra những phương pháp, cách thức làm việc mới, phù hợp với vấn đề màthực tiễn đặt ra dựa trên những kiến thức đã học
- Tự đánh giá và điều chỉnh
+ Điều chỉnh, bổ sung kiến thức lý thuyết cho phù hợp với thực tiễn sau khi giảiquyết
+ Tự đánh giá được kết quả, sản phẩm và đưa ra những đề xuất để hoàn thiện
1.3.2.3 Vai trò của việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Vận dụng tri thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức và học tập.
Như chúng ta đã biết, sự phát triển tâm lý nhận thức của con người đi từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp và mang tính kế thừa, tính phủ định rõ rệt Trong quátrình phát triển đó, những thành quả đã được tích lũy, được hình thành ở giai đoạntrước sẽ trở thành nền tảng và làm cơ sở cho việc hình thành những hiện tượng tâm lý ởmức cao hơn Vì vậy, nhiệm vụ và mục tiêu mà dạy học hướng đến không những phảihình thành cho HS những tri thức, khái niệm mà còn phải hình thành cho HS khả năng
Trang 20vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra Khả năng vậndụng kiến thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là giai đoạn đưa kiến thức từ sách vởthành kiến thức đời sống, đây là giai đoạn kiểm tra được sự hiệu quả của quá trìnhgiảng dạy cũng như khả năng tổng hợp, huy động kiến thức của HS Khi HS vận dụngkiến thức để giải quyết được vấn đề thực tiễn sẽ bộc lộ những điều HS nhận thức đượcđồng thời cũng chứng minh được hiệu quả của quá trình học tập.
Vận dụng tri thức góp phần phát triển nhiều năng lực tổng hợp của người học.
Vận dụng tri thức góp phần phát triển tư duy của HS.
Trong quá trình vận dụng tri thức, trí thông minh và khả năng tư duy của HSđược phát huy một cách mạnh mẽ, đặc biệt là tính sáng tạo của HS sẽ được bộc lộ rõrệt Mặc dù trong toàn bộ quá trình học tập, khả năng tư duy của HS vẫn phát huynhưng đến với giai đoạn vận dụng tri thức thì yêu cầu với tư duy bao giờ cũng cao hơn.Những kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, định hướng… được vận dụng nhiều hơn.Khi vận dụng kiến thức, HS thể hiện được tư duy sáng tạo của mình vì nguồn tri thứcđược cung cấp hay nguồn tri thức do HS tự học hỏi thường có những sự khác biệt nhấtđịnh với thực tế, nhất là khi áp dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Nên lưu ýrằng, mục đích cuối cùng mà toàn bộ hoạt động trí tuệ của con người đều hướng đến làphải biết vận dụng và sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết nhanh, chuẩn,
Trang 21chính xác và thành công những nhiệm vụ đa dạng, phức tạp mà thực tiễn đề ra cho conngười.
1.3.2.4 Biện pháp phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT.
Để hình thành và phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HSTHPT nên sử dụng một số biện pháp sau:
- Hình thành cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản, vững vàng và sâu sắc Vớihóa học, những kiến thức cơ bản đó là các khái niệm, các định luật, tính chất, các quyluật…
- Rèn luyện cho HS năng lực tư duy logic: HS thông qua các thao tác quan sát,phân tích, tổng hợp và dựa vào bản chất của vấn đề để tìm ra cách giải quyết sáng tạo
và ngắn gọn
- Rèn luyện năng lực tư duy khái quát: Trong giải BTHH khả năng khái quát thểhiện ở HS qua năng lực phân dạng, nhận biết được dạng bài tập, đưa ra được phươngpháp giải chung cho từng dạng bài
- Rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ: Khả năng tự đặt ra vấn đề, giải quyết vấn
đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với những cái sẵn có, luôn tìm racách giải quyết mới ngay cả trong các bài tập quen thuộc
- Rèn luyện năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn thông qua việc tìm nhiềucách giải cho một bài tập
- Phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS thông qua việchướng dẫn HS ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả Tích cực liên hệ giữa kiến thức lýthuyết với thực tiễn
- Phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS gắn liền với việc rènluyện phong cách làm việc khoa học
1.4 Lý luận về BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT.
Trang 221.4.1 Khái niệm về BTHH gắn với thực tiễn.
BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS
(BTHH gắn với thực tiễn) là những nội dung xuất phát từ thực tiễn về ngành hóa học, đòi hỏi HS phải sử dụng các tri thức đã có vận dụng vào cuộc sống, giải quyết được những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
1.4.2 Phân loại BTHH gắn với thực tiễn
1.4.2.1 Phân loại dựa trên tính chất của bài tập
Bài tập định tính
⃰ : Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tìnhhuống nảy sinh trong thực tiễn, đề ra phương hướng để giải quyết các vấn đề trong thựctiễn
⃰ Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hóa chất cần dùng, pha
chế dung dịch…
⃰ Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng
1.4.2.2 Phân loại dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập
Bài tập về kĩ năng thực hành, làm thí nghiệm và sản xuất
* Bài tập liên quan đến thực tiễn, đời sống
+ Sử dụng và bảo quản hóa chất, sản phẩm hóa học trong ăn uống, chữa bệnh,giặt giũ, tẩy rửa………
+ Giải thích các hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến nội dung đã học
Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Trang 23Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lý thuyết.
Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện
tượng của các câu hỏi lý thuyết
Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hóa học để giải thích những tình huống
xảy ra trong thực tiễn
Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học để giải quyết những
tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đề ra
kế hoạch và phương pháp giải quyết
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tôi sử dụng phương pháp phân loạiBTHH thực tiễn dựa vào nội dung
1.4.3 Vai trò của BTHH trong việc phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT
BTHH có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung và mụctiêu đào tạo riêng của môn Hóa học BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa làphương pháp dạy học hiệu nghiệm để truyền thụ kiến thức cho HS
BTHH có những vai trò, tác dụng to lớn về nhiều mặt trong việc dạy học Hóa họcnhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS:
- Là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS một cách nhanh chóng,hiệu quả và chính xác
- Là phương tiện cơ bản, hiệu nghiệm nhất để rèn luyện cho HS khả năng vậndụng được các kiến thức đã học, biến những kiến thức đã tiếp thu được thành kiến thứccủa chính mình và vận dụng những kiến thức này vào thực tế cuộc sống, sản xuất, họctập và nghiên cứu khoa học…
- Là phương pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng hóa học.BTHH còn được nâng cao lên khi sử dụng để nguồn kiến thức là HS tự tìm tòi chứkhông phải chỉ để tái hiện kiến thức
Trang 24- Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập trong việc phát hiện và giải quyếtvấn đề mà không một phương pháp nào có thể thay thế Việc giải BTHH giúp HS nắmvững kiến thức hóa học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức hóahọc vào thực tiễn Từ đó, làm giảm nhẹ sự căng thẳng và nặng nề của khối lượng kiếnthức lý thuyết góp phần tăng sự hứng thú và say mê cho HS.
- Đối với GV, BTHH là phương tiện, nguồn kiến thức để hình thành nên các kháiniêm hóa học, các kĩ năng thực hành, phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập bộmôn Hóa học
- BTHH được dùng mô phỏng, lồng ghép các kiến thức, tình huống thực tế trongđời sống để HS vận dụng tri thức đã có vào việc giải quyết vấn đề mà thực tế đã đặt ra.Kích thích tư duy tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề
1.4.4 Đặc điểm của BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn cho HS THPT.
Để đáp ứng những nhu cầu, định hướng đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục vàđào tạo hiện nay là dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủđộng, năng lực cho HS Đặc biệt, trọng tâm là chú ý đến việc phát triển năng lực vậndụng tri thức vào thực tiễn cho HS, BTHH phải có những đặc điểm sau:
- Nội dung bài tập phải chứa kiến thức có liên quan đến thực tiễn, đời sống và cóliên quan đến nội dung kiến thức Hóa học mà HS đã học
- Nội dung bài tập chú trọng đến việc tăng cường các hoạt động, kĩ năng thực hành,làm thí nghiệm
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá đè nặng về việc tính toán màcần chú ý rèn luyện và phát triển năng thực nhận thức, vận dụng tri thức, kiến thức đãhọc
- BTHH phải đa dạng, có nội dung thiết thực trên cơ sở định hướng, mục tiêu dạyhọc của bộ môn Hóa học ở cấp THPT
Trang 25- BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng của hóahọc trong thực tiễn Thông qua bài tập, HS thấy được ý nghĩa và sự gần gũi, thiết thựccủa bộ môn Hóa học.
1.4.5 Nguyên tắc lựa chọn, sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT.
Khi xây dựng BTHH, tôi dựa theo một số nguyên tắc sau:
1.4.5.1 Hệ thống BTHH phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và hiện đại.
Với mục đích của việc xây dựng bài tập là giúp HS vận dụng những tri thức hóahọc đã được học vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn nên tính chính xác, khoahọc của BTHH là yếu tố quan trọng hàng đầu
Trong một BTHH gắn liền với thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học còn cónhững dữ liệu, thông tin liên quan đến thực tiễn Những dữ liệu này phải được đưa vàomột cách chính xác, không được tùy ý thay đổi để đảm bảo những gì HS đã được học
sẽ vận dụng đúng được với thực tế trong cuộc sống
Một số BTHH về dây chuyền, quy trình sản xuất trong hóa học cần đảm bảo yếu
tố mới, đúng thực tế đang sử dụng, không đưa những dây chuyền, quy trình sản xuất đã
cũ, không còn sử dụng để đảm bảo tính thiết thực trong quá trình vận dụng tri thức củaHS
1.4.5.2 Hệ thống BTHH phải đảm bảo tính hệ thống, logic dựa trên nội dung học tập trong chương trình THPT.
Các BTHH được xây dựng phải dựa trên các chuẩn kiến thức hóa học trongchương trình THPT, có nội dung sát với chương trình mà HS được học, được sắp xếptheo một logic nhất định (có thể theo các chủ đề, theo các chương, các bài…) để HS cóthể vận dụng linh hoạt các kiến thức được học một cách cụ thể để giải quyết các vấn đềđặt ra trong thực tiễn
Trang 261.4.5.3 Hệ thống BTHH phải đảm bảo sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn và gây được hứng thú với HS.
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm có những ứng dụng đa dạng vàquan trọng trong đời sống Vì vậy, khi xây dựng BTHH gắn với thực tiễn cần phải xâydựng một hệ thống BTHH phong phú, đa dạng đảm bảo có đầy đủ các phương diện,ứng dụng của hóa học trong cuộc sống Hệ thống BTHH càng đa dạng và phong phúthì những kĩ năng, kiến thức HS vận dụng, rèn luyện càng nhiều, hơn nữa qua hệ thốngBTHH gắn với thực tiễn các tôi thấy được vai trò quan trọng của bộ môn Hóa học Từ
đó các tôi sẽ có hứng thú khi tiếp tục giải quyết các BTHH có các vấn đề liên quan đếnthực tiễn
1.4.5.4 Hệ thống BTHH phải đảm bảo tính vừa sức, gần gũi với cuộc sống, kinh nghiệm sống của HS.
Các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến nội dung hóa học thì rất nhiều và rấtrộng, nên khi xây dựng BTHH để phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễncủa HS cần lựa chọn những nội dung gần gũi với cuộc sống, kinh nghiệm sống của HSthì sẽ tạo động cơ và hứng thú mạnh mẽ cho HS khi giải quyết các BTHH HS với kinhnghiệm và vốn kiến thức hóa học của mình sẽ dự đoán, đưa ra câu trả lời, từ đó tạođộng lực để các tôi tìm tòi, quan sát thực tiễn đồng thời cũng góp phần bổ sung, hoànthiện kiến thức cho chính các tôi
Hệ thống BTHH cần được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Xuất phát từ việc rèn luyện kĩ năng, tổng hợp kiến thức, sau đó ở các mức cao hơn làgiải quyết vấn đề, cuối cùng là đề ra phương hướng giải quyết
Phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của HS mà đưa ra những BTHH phù hợp,không tạo sự căng thẳng, áp lực cho HS khi hoàn thiện những BTHH gắn với thực tiễn
1.4.5.5 Hệ thống BTHH phải khai thác triệt để mối liên hệ giữa hóa học và các lĩnh vực trong cuộc sống (công nghiệp, nông nghiệp, môi trường… )
Trang 27Hệ thống BTHH phải đi sâu khai thác các ứng dụng của hóa học ở các lĩnh vực:Nông nghiệp, an toàn thực phẩm, môi trường… không đè nặng các tính toán nặng nề,mang tính lý thuyết, hàn lâm Hướng tới mục đích cuối cùng là HS được hình thành,rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, giải quyết đượccác vấn đề thực tiễn và đề ra các phương hướng dựa trên chính vốn kiến thức hóa họccủa bản thân.
1.4.6 Qui trình sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT.
Qui trình xây dựng BTHH để phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễncủa HS được tiến hành theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu phần phi kim – Chương trình hóa học 10 nâng cao và đối tượng học tập.
Để xây dựng hệ thống BTHH (phần phi kim – chương trình Hóa học 10 nângcao) có nội dung định hướng là phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của
HS THPT cần phải tìm hiểu rõ về mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức nào trong phầnphi kim, chương trình Hóa học 10 nâng cao có sự liên hệ với thực tế Từ đó dựa trênnội dung kiến thức này, thiết kế và xây dựng hệ thống BTHH nhằm phát huy năng lựcvận dụng tri thức vào thực tiễn của HS
Ngoài ra, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm, trình độ nhận thức của HS
để xây dựng và thiết kế các bài tập phù hợp
Bước 2: Xác định cách phân loại và kiểu bài tập sẽ xây dựng.
Để thực hiện được nước này, cần phải lựa chọn một cách phân loại cụ thể (trongcác cách phân loại đã đề xuất ở chương I: Cơ sở lý luận của đề tài) phù hợp với nộidung và định hướng bài tập sẽ thiết kế, thể hiện rõ ràng mục tiêu phát triển năng lựcvận dụng tri thức của HS
Bước 3: Thu thập thông tin và lựa chọn tài liệu tham khảo.
Trang 28Tài liệu tham khảo và sách giáo khoa là một phần không thể thiếu trong quá trìnhxây dựng và thiết kế bài tập, đó sẽ là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo sự phong phú và
đa dạng cho hệ thống bài tập
Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, nguồn tài liệu tham khảo là
vô cùng dồi dào và đa dạng (sách giáo khoa, internet, sách báo… ) Tuy nhiên khôngphải nguồn tài liệu nào cũng đảm bảo tính chính xác và phù hợp Vì vậy cần thu thậpthông tin, lựa chọn tài liệu tham khảo một cách đúng đắn, phù hợp, đảm bảo tính chínhxác về mặt khoa học cũng như kiến thức sẽ sử dụng
Bước 4: Lựa chọn và sử dụng bài tập.
Hệ thống BTHH được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc đã đưa ra Gồm cácbước sau:
Xây dựng hệ thống kiến thức, kĩ năng của phần phi kim – Chương trình hóa học
10 nâng cao
Lựa chọn từng loại bài tập phù hợp với cách phân loại đã đề xuất ở chương I
Bài tập về kĩ năng thực hành, làm thí nghiệm và sản xuất
* Bài tập liên quan đến thực tiễn, đời sống
+ Sử dụng và bảo quản hóa chất, sản phẩm hóa học trong ăn uống, chữa bệnh,giặt giũ, tẩy rửa………
+ Giải thích các hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến nội dung đã học
Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Trang 29Sử dụng bài tập: Một số cách sử dụng BTHH đã lựa chọn sẽ được nêu ở phần biệnpháp.
Bước 5: Thử nghiệm
Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập là nhằm phát triển năng lực vậndụng tri thức vào thực tiễn của HS Đề xuất một số giáo án thử nghiệm, có sử dụng hệthống BTHH đã lựa chọn Dự kiến kết quả sẽ đạt được
Trang 30Kết luận chương 1
Ở chương 1 tôi đã trình bày những cơ sở lý luận của đề tài để thấy được tầmquan trọng của BTHH trong việc phát triển năng lực, cụ thể là phát triển năng lực vậndụng tri thức vào thực tiễn ở HS THPT qua BTHH phần phi kim – chương trình Hóahọc 10 Nâng cao
Tôi đã đề xuất 5 nguyên tắc để lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH, qui trình 5bước lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thứcvào thực tiễn của HS THPT
Tất cả những cơ sở lý luận đã xây dựng và được trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sởvững chắc để tôi tiến hành khảo sát về thực trạng ở chương 2 và xây dựng nội dungchương 3 – Sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễncủa HS THPT
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BTHH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TRI THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HS Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG – TỈNH TUYÊN QUANG
2.2.1 Vài nét về Trường THPT Tân Trào
Trường THPT Tân Trào- Tuyên Quang được thành lập vào tháng 10/1946 lấytên là Thi Sách Đến năm 1947 thì đổi lại thành THPT Tân Trào, là ngôi trường đầutiên của Tỉnh Tuyên Quang
Trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Tân Trào đã vinh dựđược đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và của ngành: Anhhùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, 4 Cờ thi đua của Chính phủ, 4 Bằng khen của BộGiáo dục và Đào tạo và nhiều Bằng khen, cờ thi đua của các ngành, trung ương và củatỉnh Nhiều thế hệ HS của trường đã trưởng thành và tham gia công tác trên mọi lĩnhvực quan trọng trong đời sống xã hội Trong đó, nhiều người đã trở thành các nhà khoahọc, giáo sư, tiến sỹ và nhà quản lý giỏi Tiêu biểu trong các thế hệ HS Trường TânTrào có: Ông Ngô Xuân Lộc, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN ViệtNam; ông Hà Quang Dự, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Trang 32Minh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục - Thể thao; ông Phạm Tất Dũng, Đại tá,thầy thuốc ưu tú, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y học cổ truyền quân đội
Năm học 2015-2016, trường có 34 lớp, với 1.325 HS Toàn trường có 86 cán bộ,giáo viên, trong đó có 78 người trực tiếp giảng dạy Đội ngũ cán bộ, giáo viên củatrường ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, giàu tâm huyết và năngđộng, trong đó có hơn 20% có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; 97% giáo viên biết sử dụngcông nghệ thông tin trong giảng dạy, 30% giáo viên có thể giao tiếp thông thường bằngtiếng nước ngoài Hàng năm, tỷ lệ HS tốt nghiệp đều đạt cao, số HS thi đỗ vào cáctrường cao đẳng, đại học tăng
Đặc điểm HS trường THPT Tân Trào Tuyên Quang: Trường THPT Tân Tràođào tạo HS THPT từ lớp 10 đến lớp 12 theo chương trình chuẩn về kiến thức và kĩnăng do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định
Hàng năm, HS tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức xét tuyển học bạ của nhữngnăm học trước dựa trên học lực và hạnh kiểm Học lực và hạnh kiểm của HS đủ điềukiện đều phải đạt từ trung bình trở lên
2.2.2 Vài nét về Trường THPT Chuyên
Trường THPT Chuyên- Tuyên Quang được thành lập vào tháng 8/1976, là ngôitrường Chuyên đầu tiên và duy nhất trên toàn địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trường THPT Chuyên Tuyên Quang tọa lạc tại số 156, đường Trần Hưng Đạo,
tổ 12, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang
Trải qua nhiều năm xây dựng và trường thành, trường THPT Chuyên đã vinh dựđược đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và của ngành
Nhiều thế hệ HS của trường đã giành giải cao trong các kì thi cấp tỉnh, cấp Quốcgia Trường thường xuyên được đón nhận bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ
Năm học 2015 – 2016, trường có 25 lớp với 945 HS Toàn trường có 77 cán bộ,giáo viên trong đó có 70 người trực tiếp tham gia giảng dạy
Trang 33Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường ngày càng được nâng cao về trình độchuyên môn, giàu tâm huyết và năng động, trong đó có hơn 60% có trình độ thạc sỹ,tiến sỹ Hàng năm, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp đạt 100%, tỉ lệ HS thi đỗ các trường Đại học,cao đẳng ngày càng tăng Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ các tôi trường Chuyên thi đỗđại học chiếm 95%
Đặc điểm HS trường THPT Chuyên Tuyên Quang: Trường THPT Chuyên đàotạo HS THPT từ lớp 10 đến lớp 12 với các lớp Chuyên: Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh, Tin,
Sử, Văn theo chương trình nâng cao HS được bồi dưỡng về năng khiếu và hướng tớiđào tạo HSG tham gia các kì thi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia
Hàng năm, HS tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức xét tuyển học bạ của nhữngnăm học trước dựa trên học lực và hạnh kiểm Học lực và hạnh kiểm của HS đủ điềukiện đều phải đạt từ khá trở lên Sau đó các tôi phải trải qua một kì thi đầu vào với 3môn: Toán, Văn, Anh bắt buộc và một môn Chuyên
2.3 Thực trạng việc sử dụng BTHH để phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS ở một số trường THPT tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.
2.3.1 Thực trạng trình độ và kinh nghiệm của GV dạy bộ môn Hóa học
Trong quá trình khảo sát, tôi đã tiến hành khảo sát 15 GV dạy bộ môn Hóa họctại hai trường đó là trường THPT Chuyên và THPT Tân Trào
Bảng 2.1 Số lượng GV tham gia khảo sát
Số lượng GV tham gia khảo sát
Trong đó, trình độ GV tham gia khảo sát được thống kê dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Trình độ GV
Trang 34
Biều đồ 2.2 Kinh nghiệm giảng dạy của GV
Qua hai biểu đồ 2.1 và 2.2, có thể thấy rằng, đội ngũ GV giảng dạy bộ môn Hóahọc tại hai trường có sự khác biệt nhất định về trình độ cũng như kinh nghiệm giảngdạy
+ Về trình độ: Đối với trường THPT Chuyên, trong 7 GV tham gia khảo sát thì
5 GV có trình độ Thạc sĩ, 2 GV có trình độ đại học Đối với trường THPT Tân Trào,trong 8 GV tham gia khảo sát, thì 3 GV có trình độ Thạc sĩ, 5 GV có trình độ Đại học
+ Về kinh nghiệm giảng dạy: GV dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Chuyên
có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất từ 6 năm trở lên Phần lớn đội ngũ GV của trườngTHPT Chuyên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, chủ yếu là từ 11 năm – 15 năm(chiếm 72%) Đối với đội ngũ GV dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Trào,phần lớn GV có kinh nghiệm giảng dạy từ 6-10 năm (chiếm 50%) và còn có GV cókinh nghiệm chưa lâu (từ 1- 5 năm)
Sự khác biệt về trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của GV 2 trường hoàn toànphù hợp với đặc điểm riêng của hai trường trong thực tế Đúng như tên gọi của mình,trường THPT Chuyên có vai trò là phát hiện, bồi dưỡng HS có năng khiếu chuyên biệt
về một môn học, một lĩnh vực, đào tạo HSG tham gia các kì thi quốc gia Để đáp ứngyêu cầu và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra của một trường Chuyên, thì đội ngũ GVgiảng dạy trong trường cũng cần có yêu cầu cao hơn về năng lực, trình độ cũng nhưkinh nghiệm giảng dạy để đảm bảo chất lượng, cũng là tạo điều kiện tốt nhất để hoànthành tốt vai trò và sứ mệnh đã đặt ra của một trường Chuyên
2.3.2 Thực trạng sử dụng BTHH trong dạy học
2.3.2.1 Mục đích sử dụng BTHH trong giảng dạy
Bảng 2.2 Mục đích sử dụng BTHH trong dạy học
Trang 35T
lệch chuẩn (ρ)
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
1 Củng cố hoàn thiện kiếnthức 14 93,3 1 6,7 4 0 0 0 0 0 0,25
2 Rèn luyện kĩ năng giảibài tập 10 66,7 5 33,3 0 0 0 0 0 0 0.48
4 Nâng cao hiệu quả dạyhọc 4 26,7 7 46,7 0 26,7 0 0 0 0 0,75
Trong 15 GV tham gia khảo sát, thì hầu hết các GV đều “rất thường xuyên” sửdụng BTHH nhằm mục đích “củng cố hoàn thiện kiến thức” (93,3%) và “rèn luyện kĩnăng giải bài tập” (66,7%) Đây đều là những mục đích khá phổ biến của BTHH trongquá trình giảng dạy đối với một môn khoa học tự nhiên và thường được các GV sửdụng trong nhiều năm qua
Tuy nhiên, với mục đích là “giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộcsống” thì chỉ có 6,7% GV rất thường xuyên sử dụng và 33,3% GV thường xuyên sửdụng Khi trao đổi, thì GV cho rằng, trước đây dạng BTHH này thường ít xuất hiệntrong đề thi, các kì kiểm tra đánh giá nên được ít sử dụng Một vài năm trở lại đây, dạyhọc thay đổi theo hướng tích cực, loại BTHH liên quan đến thực tiễn mới xuất hiệnnhiều hơn và được đưa vào việc thi cử, đánh giá Nên hầu hết các GV đã dần dần đưavào quá trình giảng dạy, tuy nhiên còn hạn chế về số lượng và nội dung
Song song với việc khảo sát ý kiến của các GV, tôi cũng đã tiến hành khảo sát ýkiến của HS
Bảng 2.3 Đánh giá của HS về mức độ sử dụng BTHH
Trang 36T
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
Trung bình cộng
1
Thầy cô hướng dẫn
phương pháp làm chung
cho một dạng bài tập trước
khi ra đề bài có liên quan
đến dạng bài đó
72 44,4 56 34,6 21 13 9 5,6 4 2,5 3,12
2
Thầy cô yêu cầu các tôi tự
khái quát, đưa ra phương
pháp giải chung cho một
dạng bài tập
19 11,7 52 32,1 56 34,6 25 15,4 10 6,2 2,25
3
Khi ra một bài tập, thầy cô
yêu cầu các tôi xác định tri
tập trước khi ra đề bài có liên quan đến dạng bài đó” Hoàn toàn tương đồng với kết
quả khi khảo sát về mục đích sử dụng BTHH của các GV là sử dụng BTHH để “củng
cố hoàn thiện kiến thức” và “rèn luyện kĩ năng giải bài tập” Với nội dung “Thầy cô
yêu cầu các tôi tự khái quát, đưa ra phương pháp giải chung cho một dạng bài tập”
cũng thường xuyên được các GV sử dụng (43,8%), nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so
với nội dung “Thầy cô hướng dẫn phương pháp làm chung cho một dạng bài tập trước
khi ra đề bài có liên quan đến dạng bài đó.”(79%) Điều này cho thấy các GV vẫn chưa
thực sự đặt HS vào các tình huống có vấn đề, để các tôi có thể vận dụng tri thức của
bản thân vào học tập một cách chủ động hơn
Bên cạnh đó, GV cũng thường xuyên yêu cầu các tôi phải hệ thống lại kiến thức,tổng hợp kiến thức để có thể xác định được “tri thức được sử dụng để giải quyết bài tập
đó” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy khả năng tổng hợp kiến thức của HS
Trang 372.3.2.2 Mức độ sử dụng BTHH trong giảng dạy
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
Nắm được vai trò quan trọng của BTHH trong việc giảng dạy nên các GV đều sửdụng BTHH với mức độ rất thường xuyên Tương đồng với mục đích chủ yếu mà các
GV sử dụng là “củng cố hoàn thiện kiến thức” và “rèn luyện kĩ năng giải bài tập” thì
hầu hết BTHH được các GV thường xuyên sử dụng để “ôn luyện, luyện tập” (60%),
100% GV rất thường xuyên sử dụng BTHH để “kiểm tra, đánh giá” HS Một số ít GV
cũng thường xuyên sử dụng BTHH để nâng cao khả năng thực hành của HS (40%)
Trong khi đó, việc sử dụng BTHH để “vào bài mới” (6,7% rất thường xuyên sửdụng) hay “giao nhiệm vụ về nhà để chuẩn bị cho bài mới” (33,3% thường xuyên sử
dụng) còn chưa được GV sử dụng nhiều Đây là những bước lên lớp hoàn toàn phù hợp
Trang 38với việc đưa những BTHH có nội dung liên quan đến thực tiễn vào giảng dạy, cũng
như giúp các tôi tự tìm tòi, nghiên cứu, gắn liền tri thức với thực tiễn thì lại chưa nhận
được sự quan tâm từ các GV
Thực tế khảo sát cho thấy, các GV vẫn chủ yếu sử dụng BTHH trong ôn tập và
kiểm tra đánh giá, đáp ứng nhu cầu của việc thi cử Vai trò của BTHH trong việc phát
triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS chưa thực sự được các GV quan
tâm và sử dụng nhiều
2.3.3 Thực trạng sử dụng BTHH nhằm phát huy năng lực vận dụng tri thức vào
thực tiễn ở HS THPT.
2.3.3.1 Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng BTHH nhằm phát huy năng
lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS.
Bảng 2.5 Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng BTHH nhằm phát huy
năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS
Rất cần thiết Cần thiết
Bình thường
Ít cần thiết
Không cần thiết
Việc đưa các bài tập có
nội dung liên quan đến
quy trình sản xuất vào
giảng dạy
4 Việc đưa các bài tập có
nội dung giáo dục liên
Trang 39Việc dạy học gắn liền tri thức với thực tiễn cũng là một trong những định hướng
đổi mới giáo dục mà Bộ đang đề ra và thực hiện Hầu hết GV đều nhận thức được rằng
việc lồng ghép và đưa các BTHH có nội dung liên quan đến thực tiễn vào quá trình
giảng dạy cũng như trong các bài thực hành, thí nghiệm là hết sức cần thiết trong quá
trình phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn đối với HS THPT
Biều đồ 2.3 Những nội dung được giáo viên đánh giá cao nhất trong việc sử dụng BTHH để phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS THPT
Trong các nội dung về BTHH nhằm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào
thực tiễn của HS THPT, có ba nội dung giành được sự đồng thuận cao của các GV và
được cho rằng là cần thiết ưu tiên đưa vào sử dụng trong giảng dạy:
+ Đưa bài tập thực nghiệm, thực hành hóa học vào giảng dạy (80%)
+ Đưa các bài tập có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thực tiễn: bảo
vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm……(73,3%)
+ Lồng ghép, gắn giáo dục hóa học, các dạng BTHH với thực tiễn, các hiện
tượng trong cuộc sống (60%)
Có thể thấy rằng, theo sát với những định hướng mà Bộ Giáo dục và đào tạo
đang đề ra cho nền giáo dục nước nhà là dạy học theo hướng tích cực Các GV dạy bộ
môn Hóa học tại 2 trường khảo sát đều nắm vững và nhận thức được sự cần thiết của
Trang 40việc dạy hóa học gắn với thực tiễn Các GV cho rằng, BTHH cần có những nội dung
liên quan nhiều hơn đến thực nghiệm, đến các thí nghiệm Hóa học, để nâng cao kĩ năng
làm thực hành cũng như kiến thức thực tế của các tôi Vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
vệ môi trường hay những hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống đều là những vấn đề
đang được sự quan tâm của toàn xã hội Việc đưa các BTHH có nội dung liên quan đến
những vấn đề này không chỉ thu hút hứng thú của HS mà còn giúp các tôi liên hệ ngay
những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, vận dụng kiến thức được học ở một mức
độ nhất định giúp các tôi khắc sâu hơn về kiến thức
Khi khảo sát ý kiến của HS, về mức độ sử dụng các BTHH có nội dung liên quan
đến thực tiễn, tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.6 Ý kiến của HS về mức độ sử dụng BTHH trong dạy học nhằm phát triển
năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
Trung bình cộng
1
Trong giờ học bài mới,
thầy cô giáo đưa ra các
hiện tượng thực tiễn và
yêu cầu tôi giải thích dựa
sản xuất hay hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến
nội dung bài học