ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- PHAN THANH NAM VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN LUẬ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHAN THANH NAM
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHAN THANH NAM
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thành Lợi
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tƣ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Phan Thanh Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài Vai trò của
các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông ngành dân vận, tôi đã
nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn Phan Thanh Nam
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN 13
1.1 Một số khái niệm 13
1.2 Ngành dân vận 34
1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Ban Dân vận Trung ương về các phương tiện truyền thông mới 42
Tiểu kết chương 148
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN 50
2.1 Đánh giá vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận 50
2.2 Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông ngành dân vận 77
Tiểu kết chương 2 84
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN 85
3.1 Dự báo sử dụng các phương tiện truyền thông mới 85
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị sử dụng các phương tiện truyền thông mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông ngành dân vận 99
Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 118
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mô hình hoạt động truyền thông ngành dân vận hiện nay 38
Biểu đồ 2.1: Đánh giá tốc độ lan truyền thông tin của mạng xã hội 51
Biểu đồ 2.2: Tần suất tham gia bình luận các sự kiện nóng trên mạng xã hội55
Biểu đồ 2.3: Đánh giá độ chính xác của thông tin trên mạng xã hội 61
Biểu đồ 2.4: Về nắm bắt thông tin ngành dân vận 81 Biểu đồ 3.1: Mô hình đổi mới hoạt động truyền thông của ngành dân vận 102
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những thập niên cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông dẫn tới sự ra đời của các loại hình truyền thông mới dựa trên nền tảng Internet Cùng với những tác động của toàn cầu hóa và tiến trình Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin, truyền thông trong nước phát triển nhanh chóng
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế.Cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp, các tầng lớp nhân dân thay đổi nhanh chóng; nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, về thông tin, về dân chủ cũng không ngừng tăng lên, bên cạnh đó cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề như sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng thiếu dân chủ, công bằng trong xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, đến tâm tư, tình cảm, nhận thức, thái độ, hành động, cuộc sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
Trong một thế giới ngày càng “phẳng”, công chúng Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với lượng thông tin vô cùng phong phú cả về số lượng, chất lượng, thể loại; nội dung mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực Đối tượng tiếp nhậnthông tin cũng đã được chủ động liên kết, lựa chọn, sử dụng, cung cấp và tương tác vào nội dung thông tin Trong bối cảnh đó, các cơ quan truyền thông trong nước cũng đã có sự thay đổi, tiến bộ vượt bậc cả về công nghệ; cách thức tổ chức, phương thức hoạt động; bố trí, sử dụng nguồn nhân lực
để cạnh tranh thông tin và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới
Trang 9Người làm công tác báo chí truyền thông, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Chiến sỹ cách mạng” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa; không chỉ tuyên truyền, vận động một chiều hay là “người gác cổng” thông tin đơn thuần như trước đây mà phải chủ động ,tích cực tham gia trong hoạt động truyền thông, là cầu nối cung cấp thông tin hai chiều , thậm chí nhiều chiều; một mặt thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các luận điểm sai trái; mặt khác phải phản ánh trung thực cuộc sống, nêu lên ý kiến, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thông tin phản hồi, tham gia giám sát,phản biện xã hội để giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống, góp phần tạo
sự đồng thuận, tạo nên dư luận xã hội tích cực
Ngành dân vậnbên cạnh nhiệm vụ chính làtham mưu cho cấp ủy đảngvề chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận, mong muốn phát huy tối đa ưu thế của hoạt động truyền thông mà trọng tâm là các phương tiện truyền thông đại chúng của ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao
Hoạt động truyền thông củangành dân vận những năm qua đã được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quan tâm, chăm lo đầu tư trên tất cả các mặt, cả về vật chất, tinh thần, công tác cán bộ Ngành dân vận
đã áp dụng đa dạng các hình thức truyền thông, tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp báo, xuất bản sách, làm phim tài liệu, tờ rơi, lôgô để cung cấp thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới các đối tượng công chúng Ban Dân vận Trung ương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối
Trang 10công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo Tích cực phối hợp với các báo, tạp chí của Đảng, các phương tiện truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương để tuyên truyền về công tác dân vận, cũng như cung cấp thông tin của ngành tới xã hội
Các phương tiện truyền thông mới có những ưu điểm, tác động tích cực đối với công tác dân vận như: góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; phát huy dân chủ; tuyên truyền, thuyết phục, vận động, nhân dân trong tuân thủ các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tổ chức, vận động các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Bên cạnh đó,cácphương tiện truyền thông mới nói chung và mạng xã hội nói riêng trở thành phương tiệncủa các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc” phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; làm nảy sinh các nguy
cơ đối với an ninh quốc gia, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của đời sống xã hội cũng như
cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi, thế hệ trẻ Thực tế đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu vềcác phương tiện truyền thông mới, vai trò của chúng với hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông ngành dân vận nói riêng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành dân vận
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận” làm luận văn thạc sỹ báo chí học
2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 11Trong kỷ nguyên văn minh thông tin số hóa hiện nay, các phương tiện truyền thông mới là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước và có nhiều tài liệu nghiên cứu giá trị Tuy nhiên nghiên cứu về truyền thông của ngành dân vận là một phạm vi nghiên cứu chuyên ngành hẹp, trên thế giới không có cơ quan và hệ thống ngành tương đương Trong nước cũng chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động truyền thông ngành dân vận
Các nghiên cứu về truyền thông chính trị khá phong phú và đa dạng, song không có truyền thông liên quan đến Dân vận một cách cụ thể Có chăng chỉ là thấp thoáng đâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này
Truyền thông và truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với
xã hội vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại, đặc biệt là trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng phát triển rất nhanh ở nước ta, kéo theo đó là nềnkinh tế tri thức, nhu cầu chia sẻ thông tin
và các sản phẩm thông tin ngày càng phát triển cùng nhiều hiện tượng xã hội mới Truyền thông và truyền thông đại chúngđã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như: tâm lý học, lịch sử học, báo chí học…Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và truyền thông, thời gian vừa qua, đã có nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này Trong
đó, nhiều tác phẩm đã đề cập tới sự tác động của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội đối với truyền thông tại Việt Nam
Cuốn sách của tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) mang tên “Phương tiện
truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam” doNxb Khoa
học Xã hội đề cập tới sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam với hai đại diện tiêu biểu là điện thoại di động và Internet Trong
Trang 12phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam; phân tích những thay đổi văn hoá
- xã hội dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới
Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện
đại” của tác giả Nguyễn Thành Lợi chỉ ra vai trò của truyền thông xã hội
trong kỉ nguyên số, những đặc điểm của truyền thông xã hội, vai trò, ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại Nội dung chính của cuốn sách cũng chỉ ra sự thay đổi, phát triển của các lý thuyết truyền thông trong môi trường truyền thông Internet
Cuốn sách “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo
chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2014 đã đưa ra nhiều bài viết giá trị về truyền thông đại chúng Trong đó đề cập tới quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên ngành,
đa ngành khi nghiên cứu truyền thông; tác động của mạng xã hội với hoạt động truyền thông và văn hóa đại chúng; Ngôn ngữ mạng xã hội: “chính thống” hay “không chính thống” Có thể nói, đây là công trình chỉ ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về các phương tiện truyền thông mới giúp tác giả hoàn thành luận văn này
Bên cạnh đó, cuốn sách chuyên khảo mang tựa đề “Báo chí và mạng xã
hội” của tác giả Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên) và Đinh Thị Thu Hằng xuất bản
năm 2014 bởi Nhà xuất bản Lý luận Chính trị cũng là tài liệu rất có giá trị Cuốn sách dày 224 trang, được chia thành 4 chương, đi lần lượt từ những vấn
đề chung của mạng xã hội và báo chí đến mối quan hệ hai chiều của hai loại hình truyền thông này Trong tác phẩm chuyên khảo này, các tác giả cũng khẳng định rằng, mạng xã hội giúp thông tin báo chí được quảng bá rộng rãi Đây là một kênh giao tiếp công cộng tạo liên kết dễ dàng, nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi chiều không gian cũng như thời gian của đời sống thực Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, thông tin báo chí đến được với
Trang 13nhiều công chúng hơn, trở nên gần gũi hơn đồng thời, sức tác động cũng sẽ mạnh mẽ
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và dư luận xã hội” do Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức tháng 10/2013 Trong đó có nhiều bài tham luận, nghiên cứu giá trị về truyền thông cổ điển, truyền thông xã hội và các tác động của nó tới các mặt của đời sống xã hội nói chung và tới hoạt động truyền thông nói riêng
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về truyền thông được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng và Internet trong những năm gần đây
Cuốn sách “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng…” do NXB Trẻ ấn
hành năm 2014 khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Facebook đối với cuộc sống hiện đại Tập sách đưa ra cảnh báo về trào lưu “mạng xã hội”, nơi mà con người
đang dần bị phụ thuộc.Luận văn thạc sĩ của Bùi Thu Hoài (2014) “Tác động của mạng
xã hội đến giới trẻ, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ” đã chỉ ra thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ Tác giả đã phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến đối tượng này trong lối sống, việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo
chí truyền thống
Qua khảo sát cũng cho thấy, công tác dân vận và ngành dân vận là một đối tượng nghiên cứu khoa học khá phổ biến, song thuộc các chuyên ngành xây dựng Đảng và thường được lựa chọn góc độ tiếp cận nghiên cứu như: tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, dân vận và dân chủ, công tác dân vận trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, công tác dân vận chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các loại hình, xây dựng đội
Trang 14Tuy nhiên,các nghiên cứu và bài viết về truyền thông của hệ thống các
cơ quancủa Đảng, Nhà nước thì thường ở những góc độ,vấn đềrất cụ thể, theo chuyên ngành không thể lấy làm nền tảng để phát triển.Hoặc các bài viết về truyền thông mang tính vĩ mô như: PR chính trị, truyền thông chính trị, hoạt động tuyên truyền của tổ chức nhưng thông tin không mang tính thời sự Gần như chưa có nghiên cứu hay hội thảo khoa học chuyên ngành nào về truyền thông trong công tác dân vận, truyền thông của ngành dân vận
Trong chuyên ngành báo chí và truyền thông hầu như cũng không có một đề tài chuyên sâu, khóa luận, luận văn lựa chọntruyền thông của ngành dân vận làm đối tượng nghiên cứu
Chỉ có một số nghiên cứu, sách, báo, tài liệu liên quan đến truyền thông
và truyền thông ngành dân vận như: Đề tài độc lập cấp Nhà nước về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới”
do bà Hà Thị Khiết làm chủ nhiệm; Báo cáo tổng kết “Mối quan hệ Đảng – Dân qua 30 năm đổi mới (1986-2016)” của Ban Chỉ đạo tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới; cuốn sách Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thế Trung; Báo cáo tổng quan đề án “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền của tạp chí các Ban Đảng Trung ương trong tình hình mới” do Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì; tài liệu về Đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về báo chí, xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện; một số bài viết trên tạp chí Dân vận
Vì vậy, đề tài “Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận”sẽ là một trong những công
trình đầu tiên đề cập về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trang 15Luận văn làm rõđặc điểm, tính chất của các phương tiện truyền thông mới;nêu lên thực trạng (những ưu điểm, hạn chế) hoạt động truyền thông của ngành dân vận, qua đó từng bước phân tích tác động, vai trò của các phương tiện truyền thông mới đến hoạt động truyền thông của ngành dân vận; từ đó
đề xuấtcác giải pháp, kiến nghị, đưa ra mô hình truyền thông mới để ứng dụng cụ thể vào thực tiễn công tác truyền thông của ngành dân vận và công tác dân vận của Đảng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông mới, mối liên hệ giữa các phương tiện truyền thông mới và truyền thông ngành dân vận Qua đó hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về các phương tiện truyền thông mới, truyền thông ngành dân vận và vai trò của các phương tiện truyền thông mới với truyền thôngngành dân vận
- Phân tích và khảo sát những tác động của các phương tiện truyền thông mới đối với cách thức truyền thông của một số cơ quan Đảng, Nhà nước tại Việt Nam được phản ánh qua mạng xã hội (Facebook)từ năm 2013 -
2015 , cả định lượng và định tính
- Phỏng vấn một số lãnh đạo, chuyên gia, nhà báo gắn bó với công tác dân vận để tìm hiểu quan điểm của họ vai trò của các phương tiện truyền thông mới với báo chí truyền thông nói chung và truyền thông ngành dân vận nói riêng
- Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của các phương tiện truyền thông mới với truyền thông ngành dân vận
- Kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cựccủa các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận
Trang 164.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của ngành dân vận trong giai đoạn hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các phương tiện truyền thông mớiđang được ngành dân vận sử dụng
mà trọng tâm làwebsite Dân vận, trang thông tin điện tử Dân vận và mạng xã hội Facebook
- Thời gian nghiên cứu:năm 2013 - 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí, truyền thông và lĩnh vực công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo
Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết về báo chí, truyền thông, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới làm cơ sở lý luận
5.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Hoạt động cụ thể của phương pháp
này là sưu tầm, thống kê, phân loại và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài Luận văn Phương pháp này có ưu điểm về tính hệ thống trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu, là bước tạo dữ liệu tiền đề cho hoạt động nghiên cứu trong Luận văn Các tài liệu gồm có:
- Văn bản, chỉ thị, nghị quyết, của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó, Luận văn có được cách nhìn cụ thể về đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cách thức tổ chức, quản lý của
Trang 17Nhà nước về các phương tiện truyền thông mới nói riêng và đối với truyền thông ngành dân vận nói riêng
- Một số tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thông qua đánh giá các tài liệu này, có thể xây dựng bức tranh tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa được những gì từ các nghiên cứu trước, tác giả có thểvận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát được đểrút ra một số kết quả nghiên cứu mới trong luận văn; đồng thời, bước đầu xây dựng khung lý thuyết liên quan và vận dụng những
lý thuyết cụ thể vào thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ
bản của đề tài, tác giả thiết kế các câu hỏi phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia hoạt động trong ngànhdân vận và báo chí truyền thông
Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá một vai trò và nhữngảnh hưởng tích cực, tiêu cực của mạng các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của các cơ quan Đảng, Nhà nước nói chung và cụ thể là ngành dân vận Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan
về vấn đề được đưa ra
- Phương pháp phân tích nội dung:là phương pháp này được áp dụng
khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Tác giả thu thập các tin, bài tiêu biểu đăng trên các phương tiện truyền thông mới và mạng xã hội Facebook mang tính thời sự và chủ đề tương đối trùng hợp để khảo sát, phân tích về nội dung, phương pháp thông tin, truyền thông và qua đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của chúng
- Phương pháp nghiên cứu thống kê xã hội học:Các yếu tố định
lượng từ hoạt động này dùng đểtham chiếu, tăng tính thuyết phụccho những
Trang 18tượng khảo sát là: cán bộ, công chức trong hệ thống dân vận, người làm công tác báo chí truyền thông (tập trung ở Ban Dân vận Trung ương, ban dân vận các tỉnh, thành ủy) Cách thức: Gửi và nhận bảng hỏi qua mạng internet.Xử lý: Thiết kế và xử lý kết quả bằng chương trình Google Docs Bảng hỏi được thiết kế
9 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào tác động của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông và truyền thông ngành dân vận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận:Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống
lý thuyết truyền thông vềvai trò của các phương tiện truyền thông mới, truyền thông ngành dân vậntrong nghiên cứu báo chí – truyền thông hiện nay; đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị cho hoạt động truyền thông của ngành dân vận nói riêng và công tác dân vận của Đảng nói chung trong giai đoạn hiện nay
- Về thực tiễn:Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò
của hoạt động truyền thông mới đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành dân vận nói riêng và truyền thông trong công tác dân vận của Đảng nói chung Đưa ra các đánh giá, khuyến nghị nhằm giúp ban dân vận các cấp, các
tổ chức, cá nhân làm truyền thông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lược truyền thông cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất
Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài gắn với chuyên ngành được đào tạo là Báo chí học, gắn với hệ thống dân vận, Ban Dân vận Trung ương là
cơ quan chủ quản của Tạp chí Dân vận, nơi học viên có quá trình công tác hơn 10 năm qua, chắc chắn sẽ giúp đúc rút nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích, đóng góp vào quá trình công tác của học viên và đồng nghiệp trong những năm tới
7 Kết cấu của luận văn
Trang 19Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN
- Chương 2:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN
- Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1.Truyền thông
Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi… để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc) Qua quá trình truyền thông liên tục, con người
sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng,
xã hội Nói cách khác, truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ tổ chức xã hội nào
Mối quan hệ giữa người với người sẽ không thể duy trì nếu không có hoạt động giao tiếp trong đó chủ yếu là sự trao đổi thông tin giữa từng cá thể với nhau, giữa cá thể với cộng đồng hay giữa cộng đồng với nhau Tác giả Tạ
Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúngđưa ra định nghĩa: “Truyền
thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”[35]
Các tác giả cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản–các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông, trong đó định nghĩa được coi là chung nhất
như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
Trang 21cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/ cộng đồng/ xã hội.”
Định nghĩa này có bước phát triển hơn so với các định nghĩa đã được
dẫn trong sách khi nhấn mạnh truyền thông là “quá trình liên tục” và truyền thông nhằm mục đích “thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi” Có nghĩa là: con người hiện đại không chỉ bằng lòng với thông tin hạn hẹp đủ để biết mà còn có nhu cầu hiểu “tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp” từ
những thông tin họ thu nhận được [5]
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi”
Truyền thông có hiệu quả nghĩa là những thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, làm ngắn khoảng cách giữa con người và con người Nếu xét trong một xã hội thì vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, các phương tiện truyền thông đại chúng và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận động tất yếu của truyền thông
1.1.2 Truyền thông đại chúng
Nếu truyền thông là hành vi xuất hiện từ trước khi hình thành xã hội loài người và có thể diễn ra không có chủ đích, thì truyền thông đại chúng (mass communication) với tư cách là một quá trình xã hội có chủ đích – quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi nguời trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng – thuật ngữ truyền thông đại chúng chỉ xuất hiện trên thế giới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, trên cơ sở của
Trang 22kỷ XX, với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, điện thoại và tiếp đó là sự xuất hiện của máy tính điện tử cá nhân rồi đến mạng máy tính toàn cầu và mạng Internet, truyền thông đại chúng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô lẫn mức độ ảnh hưởng tới từng cá nhân riêng lẻ đến toàn xã hội Truyền thông đại chúng không chỉ là một định chế đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác động trở lại mạnh
mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình…
Theo nhà xã hội học truyền thông Francis Balle, trong lịch sử các phương tiện truyền thông đại chúng, thời gian kể từ khi phát minh ra một kỹ thuật tới khi một phương tiện truyền thông mới ra đời và được thương mại hóa ngày càng được rút ngắn Đối với báo in, phải mất 4 thế kỷ, kỹ thuật điện ảnh chỉ mất khoảng 60 năm, kỹ thuật truyền sóng phát thanh là hơn 20 năm, trong khi truyền hình chỉ mất hơn 10 năm Điều này cho thấy, ngoài yếu tố kỹ thuật, nhu cầu nắm bắt thông tin của con người cũng có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng đa dạng
Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ “truyền thông đại chúng” được sử dụng trong lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về Văn hóa, Khoa học
và Giáo dục
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, Internet quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh… đã trở thành nhu cầu “không thể thiếu” trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn cầu Theo thống kê của Hiệp hội Xuất bản – Báo chí thế giới (WAN-IFRA), hơn 3 tỷ người, hoặc 72% số người lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc, theo dõi thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng
1.1.3 Các phương tiện truyền thông mới
1.1.3.1 Truyền thông xã hội
Trang 23Truyền thông xã hội là thuật ngữ gắn liền với hiện tượng của truyền thông mới, đồng thời là chủ đề nóng trong lĩnh vực nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới, đã và đang tác động, làm thay đổi diện mạo, hoạt động của báo chí, truyền thông hiện nay
* Quan niệm về truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội (social communication) là dạng thức truyền thông mới nhất, xuất hiện sau sự ra đời và phát triển ồ ạt của Internet, đặc biệt là mạng xã hội Đối tượng chính của truyền thông xã hội là cư dân mạng (user) – những người tiếp nhận và sáng tạo thông tin trên thế giới ảo
Sự khác biệt của truyền thông xã hội so với các phương tiện truyền thông truyền thống chính là tính bình đẳng trong quá trình kết nối và truyền tải tin tức Trên mạng xã hội, mỗi thành viên có thể tương tác trực tiếp, gián tiếp, hai chiều hoặc nhiều chiều một cách bình đẳng, chủ động Đây được coi
là một kênh truyền thông mới, trong đó cho phép người dùng có thể tự sản xuất nội dung Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông qua nhiều “kênh” khác nhau như diễn đàn trên Internet, mạng xã hội, trang nhật kí cá nhân (blog), website
mở (wikipedia), podcast, video…
Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”, tác giả Nguyễn Thành Lợi đưa ra định nghĩa:
“Truyền thông xã hội được hiểu là phương tiện truyền thông xã hội – một cách thức truyền thông kiểu mới dựa trên nền tảng của các dịch vụ web 2.0 Trong đó, web 2.0 được coi là thế hệ thứ hai của web, nó tạo ra nhiều sự tiện lợi hơn cho người dùng, các thông tin, dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, đặc biệt người sử dụng có thể tham gia đóng góp, chia sẻ và làm phong phú thêm cho trang web” [17]
Trên cơ sở đó, học viên xin đưa ra khái niệm tóm tắt về truyền thông xã
Trang 24trên nền tảng là sự kết nối của các dịch vụ web 2.0 Trong đó diễn ra quá trình chia sẻ, trao đổi từ nhiều phía, tạo nên nguồn thông tin, dữ liệu vô cùng
đa dạng và phong phú
* Đặc điểm của truyền thông xã hội
- Truyền thông xã hội hoạt động trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến
Truyền thông xã hội ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của web 2.0, với những tiện ích quan trọng trong việc truyền tải và liên kết dữ liệu Đối tượng của truyền thông xã hội cũng chính là số lượng “cư dân” đông đảo trên mạng Internet
Tính tới năm 2014, có tới hơn 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, con số này chiếm 39% dân số toàn thế giới Khoảng 44% số hô ̣ gia đình trên toàn thế giới có kết nối Internet, tăng 4% so với năm 2013, và 14% so với bốn năm trước đó [26] Cộng đồng này liên tục cung cấp, chia sẻ và trao đổi để làm giàu nguồn tài nguyên thông tin trên môi trường truyền thông hiện đại
Do hoạt động trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến nên truyền thông xã hội cũng không thể thiếu những đặc điểm chung của thông tin trên Internet, đó là:
+ Tốc độ lan truyền chóng mặt
Nhờ tính năng hiện đại của công nghệ, mạng xã hội có thể lan truyền nhanh chóng thông tin mà không bị giới hạn bởi khuôn khổ, thời lượng phát sóng hay số lượng tin tức, tính tương tác giữa cộng đồng…Trên mỗi mạng xã hội đều chứa các tiện ích giúp người dùng nhanh chóng chia sẻ thông tin, dữ liệu đang có dưới các dạng khác nhau: từ ngữ, hình ảnh, clip âm thanh, video…Đa số mạng xã hội đều cho phép người dùng đăng tải thông tin sau 1,
2 bước thực hiện đơn giản Không chỉ chia sẻ dữ liệu của bản thân, người dùng còn có khả năng chia sẻ dữ liệu của người khác, có thể kể tới thao tác Share trên Facebook; Share trên Myspace hay Retweet trên Tweeter…
+ Nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú và có khả năng biến đổi
Trang 25Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc lưu giữ các dữ liệu trực tuyến ngày càng trở nên đơn giản Bên cạnh hệ thống server (máy chủ) ngày càng được nâng cấp, các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây cũng ngày càng đa dạng Chúng hỗ trợ người dùng một cách tối đa trong việc đăng tải một nội dung trên Internet Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server)
Các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây cũng ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây như dropbox, google driver, mediafire, Aple iCloud, Cubby…
Nguồn dữ liệu khổng lồ trên Internet khiến người sử dụng vô cùng dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân, tìm kiếm thông tin về người, vật hoặc sự kiện mình quan tâm Tuy vậy, những thông tin này thường không rõ nguồn gốc, dễ
bị sửa đổi và hoàn toàn có thể biến mất do những trục trặc về phần cứng, phần mềm
- Truyền thông xã hội tạo ra sự khác biệt trong phương thức sản xuất thông tin
Trong khi công chúng của các phương tiện báo chí truyền thống là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động thì công chúng của truyền thông
xã hội đồng thời là người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi các thông tin, ý tưởng thông qua quan hệ ảo và cộng đồng ảo Những tính năng tương tác ngày càng được nâng cấp khiến cá nhân được thể hiện mình một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội Nói cách khác, truyền thông xã hội đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với chủ thể truyền thông
Trang 26Với các tiện ích trên mạng xã hội, người dùng có thể sản xuất thông tin
ở bất kì đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào Ví dụ tiêu biểu nhất là từ điển bách khoa mở Wikipedia, đây là nơi mà cộng đồng Internet có thể viết, chỉnh sửa thông tin theo quan điểm cá nhân, dù có thể thông tin đó không hoàn toàn chính xác hoặc sai lệch hoàn toàn
- Truyền thông xã hội thường gắn với các hoạt động truyền thông không chính thức
Khi sử dụng mạng xã hội, người sử dụng dễ dàng tham gia vào một nhóm và đưa ra quan điểm cá nhân của mình Đây cũng là lý do khiến truyền thông xã hội có một lượng thông tin khổng lồ với đủ mọi lĩnh vực khác nhau Tuy vậy, các thông tin này đa phần được xuất bản với dạng “phi tin tức”, đơn thuần mang tính thông báo tâm trạng, trạng thái hoặc bình luận một vấn đề trong cuộc sống cá nhân Thông tin này không có sự kiểm duyệt, biên tập và xuất bản chính thống
Mặt khác, truyền thông xã hội cũng cung cấp một nguồn thông tin xã hội đa dạng, phong phú và cực kì nhanh nhạy Nhiều thông tin khởi điểm trên truyền thông xã hội đã được khai thác lại một cách chính thức trên báo chí
1.1.3.2 Phương tiện truyền thông mới
* Khái niệm về các phương tiện truyền thông mới
Chung với xu thế của thế giới, trước những năm 2000, hoạt động truyền thông xã hội ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình) và ngành xuất bản Tuy nhiên, trong vòng 20 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin, truyền thông và Internet đã dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều các phương tiện truyền thông khác
Trang 27Truyền thông mới gồm các mạng xã hội, điện thoại di động, game, điện thoại di động và các hình thức kỹ thuật số khác [44] đã làm thay đổi các phương thức truyền thông trong đời sống hiện đại
Truyền thông mới là một khái niệm được phát triển trên nền tảng công nghệ số và là một khái niệm rộng và luôn biến đổi cùng sự phát triển của khoa học công nghệ nên không dễ đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác và đầy đủ Ðể dễ hình dung về khái niệm này, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như: Website; các trang mạng xã hội: Facebook, twitter, blog ; hoặc các loại hình tương tác khác như: đọc báo qua điện thoại di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử
Truyền thông mới phát triển trên nền tảng công nghệ số nên nó dễ dàng thay đổi tùy mức độ phát triển của loại công nghệ này Và vì thế, truyền thông mới có thể "biến hình" nhanh chóng, luôn là những thứ không quen thuộc (mới), và chúng ta luôn phải bắt đầu làm quen với nó Có thể hiểu, truyền thông mới thoát khỏi giới hạn của các định dạng truyền thông kiểu cũ như báo giấy, sách và tạp chí Không chỉ phục vụ các nhu cầu thông tin khác nhau, truyền thông mới còn góp phần phá vỡ khoảng cách về mặt địa lý và xã hội, làm cho sự cách trở về địa lý ít ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội hơn Thông qua truyền thông mới, nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, được thiết lập, bất chấp khoảng cách về thời gian và không gian Một trong những ưu điểm được cho là nổi bật của truyền thông mới là cho phép người sử dụng dân chủ hơn trong cách lựa chọn và công bố thông tin Khi đó, người sử dụng cũng đồng thời trở thành người "kể chuyện" hay nói cách khác
là những nhà báo công dân Thực tế là ngày càng nhiều người tham gia vào mạng lưới báo chí với tư cách là "nhà báo công dân" khi họ là chủ thể cung cấp thông tin cho báo chí Thậm chí, họ còn giữ vai trò thu thập, xử lý và
Trang 28công bố nguồn tin trên những trang cá nhân của mình với nhiều mục đích khác nhau
Trong bài viết: Nhận diện truyền thông mới không dễ của các tác
giả Bailey Socha và Barbara Eber-Schmid (Bản dịch của Phạm Khánh Hòa):
Truyền thông mới là một thuật ngữ tổng hợp của thế kỷ 21 được dùng để định nghĩa tất cả những gì liên quan đến Internet cũng như sự tương tác giữa công nghệ, hình ảnh và âm thanh [41]
Truyền thông mới là tác nhân khởi nguồn và sẽ là nguồn thông tin mới Ðiều này vừa thể hiện truyền thông mới không chỉ giúp người bình thường có thể tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, vừa có nghĩa rằng đối với nhiều người, cách đưa tin của các phương tiện truyền thông truyền thống đã không còn là nguồn thông tin quan trọng nhất
Như vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm:
Truyền thông mới được dùng để định nghĩa tất cả những cách thức truyền thông có nội dung là hình ảnh, âm thanh, chữ viết được thực hiện dựa trên nền tảng của công nghệ số hóa và mạng Internet, cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông
Trên thực tế, định nghĩa truyền thông mới thay đổi hàng ngày hàng giờ,
và sẽ còn vận động không ngừng Các loại hình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi Chúng ta khó có thể khẳng định trong tương lai truyền thông mới sẽ thay đổi như thế nào để có một khái niệm chung, bao trùm nhất nhưng
có một điều chắc chắn rằng các phương tiện truyền thông mới trong thế kỷ 21
sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ dựa vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ
Trang 29Trong luận văn này, tác giả không chỉ tập trung vào các phương tiện truyền thông mới là sự phát triển, thích ứng trong kỷ nguyên số hóa của các phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển như: trang thông tin điện tử, Website, sách điện tử
* Phân loại các phương tiện truyền thông mới
Khi Internet được chính thức xuất hiện ở Việt Nam tháng 11/1997, công nghệ máy tính và Internet toàn cầu đã đi được một chặng đường gần 30 năm Nhưng xét từ một góc độ khác, truyền thông Internet chỉ thực sự phát triển và bùng nổ sau khi Tim Berners Lee đưa dịch vụ công nghệ www (world wide web) vào ứng dụng năm 1993 Nghĩa là, ở góc độ này thì Việt Nam chỉ
đi sau thế giới 4 năm Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin và Internet thuộc hàng nhanh nhất thế giới, Việt Nam gần như đã bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của các quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này như Mỹ,
Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, hay các nước châu Âu Số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt hơn 23 triệu, chiếm hơn 1/4 dân số Tuy nhiên, đó chỉ là con số định lượng Những ứng dụng truyền thông trên mạng Internet hiện nay đã có nhiều thay đổi, trong đó có thể kể đến:
- Thư điện tử (email)
Là dịch vụ truyền thông cung cấp khả năng trao đổi cá nhân với tốc độ nhanh Thông thường, người ta sử dụng e-mail để thực hiện những hoạt động trao đổi thông tin cá nhân, thư từ, dữ liệu văn bản Nhưng hiện nay, với khả năng tăng dung lượng lưu trữ, tăng dung lượng nội dung gói tin chuyển đi, và tăng tốc độ đường truyền nên e-mail có thể phát triển khả năng lưu trữ và trao đổi dữ liệu (kể cả các dữ liệu đa phương tiện) Ngoài ra, trong xu thế mash-up
và và cạnh tranh với các mạng xã hội, các đơn vị cung cấp dịch vụ e-mail tên tuổi như Yahoo (Yahoo mail), Google (Gmail)… bắt đầu tích hợp tính năng
Trang 30Điều đó có nghĩa là e-mail đang dần thay thế bản chất cá nhân của mình bằng bản chất nhóm trong hoạt động truyền thông
- Dịch vụ IRC (Internet Relay Chat), gọi tắt là chat
Chat được sử dụng với mục đích chia sẻ trực tuyến những thông tin, trao đổi ngắn gọn giữa 2 hay nhiều cá nhân thông qua account (nick) và “cửa
sổ chat” Nếu như chat truyền thống chỉ sử dụng các ký tự văn bản thì hiện nay, chat có thể dùng giọng nói – voice chat hay có hình ảnh – webcam Không chỉ được cung cấp bởi các dịch vụ chuyên biệt như Yahoo Messenger… hiện nay, tính năng chat được tích hợp vào các hòm thư điện tử, như đã nêu ở trên, tích hợp vào các trò chơi trực tuyến (game online) Một bước tiến xa của IRC là dịch vụ công nghệ Videoconferencing (tạm hiểu là truyền hình đa điểm – TG), với khả năng tích hợp các năng lực trao đổi về văn bản, âm thanh, đặc biệt là hình ảnh động chất lượng cao, song song với hiển thị các cửa sổ làm việc và truy cập Internet cùng thời điểm Dịch vụ này
có khả năng ứng dụng cao trong hội thảo trực tuyến, đào tạo trực tuyến, thậm chí hội chẩn trực tuyến trên phạm vi toàn cầu Ngoài ra, một năng lực khác của IRC cũng cần được nghiên cứu là khả năng kết nối liên mạng truyền thông Ứng dụng Skype là một ví dụ về sự kết hợp giữa Internet (chat) và hệ thống viễn thông (đàm thoại đường dài) trên nền tảng Internet Như vậy, IRC
đã phát triển và phát sinh nhiều vấn đề mới, tăng cường năng lực trao đổi, tương tác thời gian thực (real-time) giữa các đối tượng và các nhóm đối tượng truyền thông, đặt ra nhiều câu hỏi nghiên cứu xung quanh hiện tượng này
- Website thông tin, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử
Các Website thông tin, trang thông tin điện tử (gọi chung là Website), cổng thông tin điện tử phát triển dựa trên nền tảng Internet (World wide web) trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người bằng thông tin và kết nối với nguồn tri thức vô hạn của loài người đã tích lũy được
Trang 31trên một mạng lưới lưu thông thống nhất Sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử đang lấn át các phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển với phương thức truyền thông mới có quy
mô, phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và lượng công chúng ngày càng đông đảo
Từ năm 1995 đến nay, thế giới đã có hàng tỉ website, cung cấp lên Internet một lượng thông tin khổng lồ vô hạn
Website có các đặc điểm chính sau :
+ Không giới hạn về dung lượng, nội dung thông tin Do website có tính chất đa phương tiện nên hỗ trợ cung cấp và liên kết với tất cả các nội dung liên quan từ văn bản, đến âm thanh, hình ảnh, videos clip, sơ đồ, bảng biểu
+ Tính thời sự, trực tiếp Website có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, liên tục về những sự kiện đang diễn ra Trong đó có ưu điểm là thông tin đa dạng, nhiều chiều Hầu hết các sự kiện quan trọng đều có nhiều góc độ đưa tin; với sự tham dự của nhiều nhóm công chúng, nhiều địa điểm khác nhau, phân tích khác nhau
Kết hợp với khả năng mở rộng thông tin, chuyển tải và hiển thị thông tin khổng lồ Website có thể cung cấp trực tiếp bối cảnh sự kiện cùng với những thông tin liên quan và cả thực hiện tương tác trực tiếp với công chúng đang theo dõi thông tin qua các siêu liên kết mà phương tiện truyền thông cổ điển không có được…
Tuy nhiên website cũng có những hạn chế như: Chi phí đầu tư đắt đỏ, phải có hạ tầng công nghệ bảo đảm và công chúng có thiết bị đầu cuối để tiếp nhận thông tin Do chạy theo tính thời sự nên thông tin thiếu kiểm chứng, chưa chuẩn xác Sự phụ thuộc vào khả năng cung cấp thông tin của những tập đoàn truyền thông lớn; dẫn tới thông tin được tiếp nhận thiếu khách quan,
Trang 32cấp thông tin không tốt đối với xã hội, làm băng hoại đạo đức, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
Các cổng thông tin điện tử (Portal) – hiện thực của xu hướng mash-up trong công nghệ mạng Hiểu đơn giản nhất, một Portal cho phép người sử dụng Internet thực hiện toàn bộ các nhu cầu truyền thông của họ thông qua một “cổng” website duy nhất Một portal tích hợp nhiều site module khác nhau, do đó, người sử dụng có thể vừa là đối tượng của truyền thông, đồng thời được cung cấp và hỗ trợ các khả năng truyền thông, vừa có thể trở thành chính chủ thể truyền thông
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 10/2015,
cả nước có 98 báo chí điện tử, 250 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí
và 1.500 trang thông tin điện tử tổng hợp 36% dân số truy cập thông tin hàng ngày trên Internet
- Diễn đàn trực tuyến (Forum)
Bản chất của diễn đàn là nơi để công chúng truyền thông thực hiện các thao tác cung cấp, chia sẻ, trao đổi các thông tin cá nhân và thông tin nhóm Các diễn đàn trực tuyến hiện nay, ngay cả ở Việt Nam đang dần dần xác lập được vai trò cung cấp thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng sống và làm việc, cạnh tranh trực tiếp với các nguồn tin báo chí chính thống Ở Việt Nam, hình thức này khá phổ biến và được ưa chuộng, một số ví dụ điển hình như diễn đàn thanh niên xa mẹ, otofun, webtretho, tinhte…
- Nhật ký cá nhân mở (Weblog)
Xuất phát từ nhu cầu chia sẻ tự do các thông tin cá nhân và thiết lập các nhóm truyền thông (group) qua mạng, weblog đã trở thành cơn sốt của giới trẻ toàn cầu những năm đầu thế kỷ 21 Blog cũng phát triển lớn mạnh ở Việt Nam những năm 2004 – 2007, trước khi bị mạng xã hội cạnh tranh và thay thế như hiện nay Blog là một dạng của hệ thống quản lý nội dung (CMS)
Trang 33nhằm giúp người dùng thông thường xuất bản những bài viết ngắn Blog cung cấp đầy đủ các tính năng kết nối bao gồm bình luận, blogrolls (danh sách liên kết yêu thích của bloger), đăng kí theo dõi… Blog thường mang dáng dấp của một website cá nhân, nơi thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của tác giả Một
số nền tảng blog phổ biến và có cộng đồng đông đảo hiện nay là WordPress, Tumblr, Blogspot… Tuy nhiên, blog còn có yếu tố xã hội Bởi vì, blog không chỉ thuần túy chứa đựng những thông tin riêng tư, cá nhân theo hình thức nhật
ký truyền thống, mà nó đảm bảo 3 yếu tố của một trang tin điện tử, thậm chí
là báo trực tuyến: tự sản xuất thông tin, thông tin nhanh và khả năng quảng bá rộng
- Các dịch vụ chia sẻ trực tuyến (Media Sharing)
Các trang web như Youtube, Flicks, Instagram, Vimeo…đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với tính năng chia sẻ file âm thanh, video, hình ảnh trực tuyến… Sự ra đời của hàng loạt các thiết bị có khả năng sản xuất cũng như tiêu thụ nội dung số chất lượng cao với giá cả ngày càng phải chăng cũng
là một nhân tố không nhỏ thúc đẩy quá trình phát triển của mô hình này
- Trang đánh giá và nhận xét (Ratings và Review)
Các mạng xã hội dạng này thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và phục vụ một đối tượng có chung sở thích nhất định… Có thể kể đến IMDB.com trong phim ảnh, Engaget, TheVerge đối với công nghệ, hay Yelb đối với nhà hàng, ẩm thực…Những trang web này đưa ra các địa chỉ văn hóa,
ẩm thực… được đánh giá cao và chấm điểm các địa chỉ này
- Mạng xã hội (Social network)
+ Quan niệm mạng xã hội
Mạng xã hội còn được gọi là mạng xã hội ảo, mạng xã hội trực tuyến Tên gọi trong tiếng Anh của mạng xã hội là social network hay vitural
Trang 34network Khái niệm về mạng xã hội là một khái niệm rộng lớn và đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới định nghĩa theo những cách khác nhau
Trong cuốn sách phát hành online Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship (Trang mạng xã hội: Định nghĩa, lịch sử và học
thuật), hai tác giả Danah M boyd và Nicole B Ellison cho rằng: “Trang
mạng xã hội là dịch vụ dựa trên nền tảng web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công trong một hệ thống giới hạn, thiết lập rõ ràng danh sách các người dùng mà họ có thể chia sẻ một kết nối, hoặc duyệt
và nghiên cứu hồ sơ của những người khác trong hệ thống Tính chất, tên gọi của các kết nối có thể thay đổi từ trang này sang trang khác” [47]
Trong luận văn tiến sĩ Online Social Networks: Measurement, Analysis, and Applications to Distributed Information Systems (Mạng xã hội trực tuyến: Đo lường, phân tích và Các ứng dụng hệ thống thông tin phân
tán), tiến sĩ Alan E Mislove khẳng định: “Một mạng xã hội trực tuyến là một
hệ thống mà người dùng sử dụng các hồ sơ bán công khai hoặc hoàn toàn công khai để thiết lập các mối quan hệ của mình Mạng xã hội trực tuyến phục vụ cho nhiều mục đích, nhưng có ba vai trò chính phổ biến trên tất cả các trang web Đầu tiên, mạng xã hội được sử dụng để duy trì và tăng cường các mối quan hệ hiện có, hoặc tạo những quan hệ xã hội mới Thứ hai, mạng
xã hội trực tuyến được sử dụng để mỗi thành viên đăng tải lên thông tin của chính mình Nội dung thông tin được chia sẻ thường xuyên thay đổi từ trang này sang trang khác Thứ ba, mạng xã hội trực tuyến được sử dụng để tìm kiếm các nội dung mới, thú vị bằng cách chọn lọc, đề xuất những nội dung đã được tải lên bởi người sử dụng” [46]
Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội Theo tác giả Nguyễn Minh Hòa (Trưởng bộ môn Đô thị học trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) quan
Trang 35niệm: “Theo cách hiểu truyền thống thì mạng xã hội là một sự liên kết các cá
nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng
xã hội Tương tự nhóm xã hội, người ta có thể liệt kệ ra rất nhiều loại mạng
xã hội dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức
và mạng không chính thức, mạng thực và mạng quy ước, mạng lớn và nhỏ”
Định nghĩa này nhìn nhận mạng xã hội theo cách truyền thống, coi đây là một dạng tổ chức nhằm thực hiện một số chức năng xã hội, không phụ thuộc vào môi trường truyền thông [13]
Từ các quan niệm kể trên, tác giả đưa ra quan điểm của mình về mạng
xã hội như sau: Mạng xã hội (social network) là một sản phẩm của thế hệ web
2.0, cho phép cá nhân thiết lập tài khoản để giao tiếp, chia sẻ và lưu trữ thông tin với các cá nhân hay tổ chức, tập thể khác trên môi trường Internet
Theo các nhà nghiên cứu, thực chất mạng xã hội đã xuất hiện từ khi thế giới loài người manh nha xuất hiện, bằng các hoạt động vui chơi, giải trí, chia
sẻ thông tin trong một bầy đàn Tiếp đó, mạng xã hội phát triển hơn trong những xã hội có tổ chức, bằng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn hóa nghệ thuật, giải trí… Sau khi Internet ra đời, mạng xã hội được thu hẹp hơn
và trở thành định nghĩa về một môi trường phát triển trên thế giới ảo Mạng
xã hội phát triển dựa trên công nghệ nền tảng web 1.0 đến 2.0 và tương lai là 3.0
Năm 2004, Facebook ra đời bởi sự sáng lập của Mark Zuckerberg – khi
đó đang là sinh viên của Đại học Harvard Sự xuất hiện của mạng xã hội này
đã tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng Internet trên toàn thế giới Hiện trên toàn thế giới có 1,4 tỷ người đăng ký sử dụng; Facebook là mạng xã hội có nhiều người Việt Nam sử dụng nhất Google+ ra đời tháng 6/2011, nhưng là mạng xã hội phát triển nhanh nhất, hiện có hơn 1,1 tỷ người có tài khoản đăng
Trang 36thế giới như: Linkedin, ra đời tháng 5/2003 chuyên chia sẻ nghề nghiệp và kinh doanh (347 triệu người đăng ký); Tumbrl, ra đời tháng 2/2007, là mạng
xã hội blog chuyên chia sẻ bài viết, ảnh, audio, videos đã được Yahoo mua lại (hiện có hơn 200 triệu người dùng) [5]
Mạng xã hội phát triển khá muộn tại Việt Nam, khi mà đến những năm
2005 – 2008, các blog cho phép chia sẻ nội dung thông tin và hình ảnh đơn giản mới xuất hiện, trong đó điển hình là Yahoo!360 Đến tháng 8/2009, ZingMe ra đời và trong một thời gian ngắn trở thành mạng xã hội Việt thành công nhất Đến nay, ZingMe thu hút khoảng 10 triệu thành viên Giữa năm
2010, mạng xã hội Go.vn do Tổng công ty truyền thông VTC đầu tư xuất hiện Đã có thời điểm, Go.vn đạt con số 3 triệu thành viên
Tuy vậy, các trang mạng xã hội Việt Nam nhanh chóng bị Facebook vượt qua, đây cũng là xu hướng chung trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á (trừ một số nước không cho sử dụng như Trung Quốc) Vào thời điểm tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã chính thức vượt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam Trong khi tên các địa chỉ mạng xã hội như ZingMe, Yume, Go.vn… ngày càng trở nên xa lạ thì Facebook đã trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt, đặc biệt là giới trẻ
Thống kê mới đây của We are Social (Công ty có trụ sở tại Anh) cho thấy Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động, 40 triệu người dùng Internet, 28 triệu tài khoản mạng xã hội – chủ yếu là Facebook Trong 28 triệu người dùng Facebook đó, 24 triệu người lướt mạng xã hội này bằng điện thoại
Một nghiên cứu mới đây của Viện Gallup từ Mỹ cho thấy 43% người Việt Nam có Internet tại nhà, 94% có điện thoại di động, 37% có điện thoại thông minh (smartphone) Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới
Trang 3731% trong khi máy tính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10% 48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio và 19% đọc tin
từ báo in
Nghiên cứu của Google cũng cho thấy 71% dùng Internet vì lý do cá nhân, 77% lên mạng tìm thông tin đầu tiên 36% vừa xem tivi vừa sử dụng một thiết bị khác, trong đó 90% là dùng smartphone
+ Một số đặc điểm của mạng xã hội
Tính đa phương tiện Tính đa phương tiện của mạng xã hội thể hiện ở
việc người dùng có thể xử lý và tiếp nhận thông tin theo nhiều cách khác nhau: chữ viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hình khối… Mạng xã hội hoạt động dựa trên nền tảng của Web 2.0 và tương lai là Web 3.0 với nhiều tiện ích
và ứng dụng giúp người dùng có thể chia sẻ mọi vấn đề mình yêu thích, quan tâm
Tính tương tác, kết nối cộng đồng Mạng xã hội mở rộng khả năng kết
nối con người cả về không gian và thời gian Có những tính năng rất quan trọng để các thành viên liên kết, tìm hiểu lẫn nhau thông qua việc sử dụng ô tìm kiếm, hộp tin nhắn, phần mềm chat với bạn bè, hộp thư điện tử… Thông qua mạng xã hội, người dùng có thể ngay lập tức bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình không giới hạn ngôn ngữ, hình ảnh, nội dung không qua kiểm duyệt
Khả năng truyền tải, lưu giữ thông tin Mỗi thành viên trong mạng xã
hội là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn cung cấp, bổ sung và truyền tải thông tin Thông tin được lưu trữ trên mạng xã hội theo tài khoản cá nhân và được chia sẻ, sử dụng giữa các thành viên
1.1.3.3 Một số vấn đề đáng quan tâm của các phương tiện truyền thông
mới
Trang 38- Đề cập đến các phương tiện truyền thông mới, có ba yếu tố đáng quan tâm là: 1, Phương tiện mới; 2, Cách thức truyền thông mới; 3, Công chúng truyền thông mới
Trong đời sống truyền thông mới, nhiều khái niệm, nguyên lý, mô thức truyền thông truyền thống không còn phù hợp Việc nắm một lý thuyết “vạn năng” để lý giải các hiện tượng truyền thông trong xã hội không còn phát huy hiệu quả
Nhu cầu của công chúng truyền thông cũng thay đổi căn bản, đòi hỏi phải có những cách thức năng động hơn, nhanh hơn và trực tiếp hơn Mô thức truyền thông đơn tuyến one-to-many đã chuyển sang mô thức many-to-many (hay nói cách khác là đa nguồn – đa tiếp nhận); khái niệm tương tác (interactive) không thuần túy là phản hồi (feedback) mà mô tả quá trình và nhu cầu “tự sản xuất và chia sẻ thông điệp truyền thông” của con người; khái niệm không gian và thời gian truyền thông cũng bị phá vỡ các giới hạn…
- Truyền thông qua các thiết bị điện tử di động, điện thoại di động cùng
xu hướng từ đàm thoại cá nhân đến thông tin cộng đồng
Con đường phát triển từ một phương tiện đàm thoại trực tuyến giữa cá nhân này với cá nhân khác trở thành một phương tiện gắn bó với cộng đồng của truyền thông qua thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ Trong những năm cuối thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến sự thành công to lớn của mạng thông tin di động thế hệ thứ hai 2G Tiếp nối thế hệ thứ 2, mạng thông tin di động thế hệ thứ ba 3G đã và đang được triển khai trên thế giới và ở Việt Nam ; 3G cung cấp truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện Mạng 4G đã được cung cấp trên thế giới và sắp tới là Việt Nam trong năm 2016 sẽ đem lại môi trường thuận lợi cho các phương tiện truyền thông mới phát triển
Trang 39Phương tiện truyền thông di động cá nhân, điện thoại di động mang lại
xu thế “liên cá nhân hóa” và “đại chúng hóa” hoạt động truyền thông với các dịch vụ tiện ích và dịch vụ cá nhân được các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan báo chí truyền thông, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp
Với số lượng hơn 140 triệu thuê bao di động, gần gấp đôi dân số Việt Nam hiện nay, thông tin và truyền thông qua điện thoại di động đang ảnh hưởng sâu rộng và nhanh chóng đến đời sống của mọi người dân vì khả năng tiếp cận và giá thành ngày càng rẻ của dịch vụ và các phương tiện kết nối đầu cuối, do đó có ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn truyền thông trên Internet hữu tuyến
Truyền thông qua các phương tiện di động cá nhân, điện thoại di động dường như đi theo quy luật phổ biến của các loại hình phương tiện kỹ thuật mới, đó là, phương tiện và công nghệ càng tiên tiến thì tốc độ người sử dụng tiếp cận càng nhanh bởi tính tiện dụng và quy trình đơn giản hóa khả năng sử dụng Bởi vậy, nếu Internet có một quá trình “tập trung hóa” đối tượng sử dụng thì điện thoại di động lại có được quy trình “mở rộng” đối tượng sử dụng Công chúng của truyền thông di động sẽ ngày càng phong phú và đa dạng hơn Internet rất nhiều, xét về cả thành phần tham gia truyền thông và không gian truyền thông
1.1.3.4 Vai trò của các phương tiện truyền thông mới
Theo Từ điển tiếng Việt, “Vai trò có nghĩa là: tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của ngành dân vận ở đây đề cập đến tính chất, tác dụng, chức năng, nhiệm vụ của các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của ngành dân vận, cũng như quá trình thay đổi để thích nghi và phát triển của truyền thông ngành dân vận trong bối cảnh
Trang 40có sự xuất hiện và chịu những tác động của các phương tiện truyền thông mới
để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã làm thay đổi cơ bản không chỉ hoạt động truyền thông mà thay đổi cả đời sống xã hội trên toàn thế giới Tác giả Bùi Hoài Sơn trong cuốn sách Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa – xã hội ở Việt Nam, xuất bản năm 2008, khẳng định: “Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong vòng hai thập kỷ trở lại đây
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã tạo nên những thay đổi văn hóa – xã hội sâu sắc Những thay đổi ấy không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài xã hội hay con người, mà nó còn thấm sâu, làm thay đổi bản chất của xã hội cũng như chính đời sống tâm lý, thói quen của mỗi con người
Nó khiến cho xã hội chuyển động với một tốc độ nhanh hơn và các khoảng cách xã hội được thu hẹp hơn rất nhiều Những giá trị xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi”
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới thông qua các ứng dụng khoa học - kỹ thuật đã phá vỡ những rào cản về thời gian, không gian địa lý, biên giới lãnh thổ tạo nên một “thế giới phẳng” như Thomas L Friedman đã đề cập trong cuốn sách Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21 Truyền thông mới góp phần tạo nền tảng cho nền văn minh hậu công nghiệp, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, với khoa học - công nghệ là động lực chính thúc đẩy xã hội phát triển
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, tác động của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của Việt Nam nói chung và truyền thông của ngành dân vận nói riêng là hết sức trực tiếp, sâu rộng Tiêu biểu là ở cách thức và xu hướng công chúng tiếp nhận thông tin Khác với trước đây, thông tin mới được tiếp nhận chủ yếu qua các