1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo Cáo Về Thể Chế Quản Lý Viên Chức Và Đội Ngũ Viên Chức Trong Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Từ Năm 1998 Đến Nay

35 371 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 444 KB

Nội dung

BỘ NỘI VỤ BÁO CÁO VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY Hà Nội, tháng năm 2010 Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ Từ thời kỳ đầu dựng nước, đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước cho đến nay, dù điều kiện thực hiện chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp hay quá trình chuyển sang chế thị trường định hướng XHCN hiện nay, thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức đều được Nhà nước ban hành Do đặc điểm và điều kiện của nước ta, các quy định về quản lý công chức, viên chức đã được áp dụng chung một thời gian dài, chưa tính đến tính chất, đặc điểm đặc thù lao động của cán bộ, của công chức và của viên chức Năm 1998, Nhà nước ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức, những người làm việc các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cũng là đối tượng điều chỉnh và thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Mọi nội dung bản liên quan đến tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng tiến, chế độ tiền lương, đãi ngộ, việc, nghỉ hưu và chế quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm việc các đơn vị sự nghiệp của nhà nước đều được quy định và thực hiện giống đối với đội ngũ cán bộ, công chức các quan của Đảng, của Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội Năm 2003, Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung đã bước đầu phân định cán bộ, công chức làm việc các quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội với cán bộ, công chức làm việc các đơn vị sự nghiệp (sau đó tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ đã gọi chung những cán bộ, công chức này là viên chức) Đây là cứ và điều kiện để từ năm 2003 đến nay, Nhà nước từng bước tiến hành đổi mới chế quản lý viên chức theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, phù hợp với các yêu cầu của chế thị trường XHCN Để phục vụ cho việc xây dựng Dự án Luật viên chức, cần thiết phải tập trung đánh giá lại thể chế quản lý đội ngũ viên chức; về phương thức tổ chức và các nội dung quản lý viên chức; đội ngũ viên chức; chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với viên chức sự đối chiếu với tính chất, đặc điểm hoạt động lao động của đội ngũ viên chức; gắn với yêu cầu của chế thị trường, của xu hướng cải cách và xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp; gắn với quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp Mốc thời gian xem xét được tính từ năm 1998, là thời điểm Nhà nước ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức đến Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ PHẦN I THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HIỆN NAY I THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ VIÊN CHỨC HIỆN NAY Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý viên chức Năm 1998, Nhà nước ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức, theo đó những người làm việc các đơn vị sự nghiệp cũng nằm nội hàm “cán bộ, công chức” và chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh cũng các văn bản hướng dẫn thực hiện Theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức, hệ thống thể chế quản lý viên chức (khi đó vẫn gọi chung cụm từ “cán bộ, công chức”) đều hoàn toàn được quy định giống đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Các quy định về quyền và nghĩa vụ, phương thức tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, biệt phái, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, miễn nhiệm, từ chức, chính sách tiền lương và quản lý đều được áp dụng chung cho cả cán bộ, công chức khu vực hành chính cũng khu vực sự nghiệp Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức các đơn vị sự nghiệp chế độ: tuyển dụng, sử dụng và quản lý; thực hiện chế độ việc và bồi thường chi phí đào tạo; thực hiện xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại vật chất cán bộ, công chức gây ra; quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu; quy định quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; thực hiện phân cấp quản lý và các chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức Nhờ đó, đã từng bước thực hiện đổi mới chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đưa công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức các đơn vị sự nghiệp dần vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu cải cách khu vực dịch vụ công Ví dụ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức; Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ về chế độ việc đối với cán bộ, công chức; Nghị định số 97/1998/N Đ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (Hệ thống văn bản QPPL thời kỳ này có phụ lục kèm theo báo cáo này) Sau thời gian thực hiện từ năm 1998 đến 2003, thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, nhân dân, vì nhân dân, thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, công chức, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính nhà nước, năm 2003 Nhà nước đã sửa đổi, Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức Trong đó có một nội dung rất quan trọng, đó là việc phân định cán bộ, công chức làm việc các quan hành chính của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội với cán bộ, công chức làm việc các đơn vị sự nghiệp Điều này đã tạo sở pháp lý cho việc đổi mới một bước chế quản lý cán bộ, công chức các đơn vị sự nghiệp Từ năm 2003, Chính phủ đã quy định cán bộ, công chức các đơn vị sự nghiệp được gọi chung là viên chức Cùng với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003, hệ thống các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng được nghiên cứu để trình Chính phủ ban hành thay thế cho các Nghị định ban hành từ năm 1998 Ví dụ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 sửa đổi một số điều của Nghị định 116/2003/NĐCP; Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2007 về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Năm 2004, Nhà nước tiếp tục cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Có phụ lục về hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức kèm theo báo cáo này) Như vậy, thời gian từ năm 1998 đến nay, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã thực sự là sở pháp lý quan trọng để bước đầu đổi mới chế quản lý đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách khu vực dịch vụ công, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, dân và vì dân, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội sự phát triển kinh tế vững chắc Cùng với Pháp lệnh cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện đã tạo nên hệ thống thể chế quản lý đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp Nhờ đó đã bước đầu đổi mới phương thức quản lý viên chức, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân và cộng đồng dân cư Từ có thể khẳng định một số ưu điểm và tác dụng của Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý viên chức thời gian từ năm 1998 đến sau: Một là, Pháp lệnh cán bộ, công chức và hệ thống các văn bản QPPL về quản lý viên chức từ năm 1998 đến được Nhà nước ban hành phục vụ cho việc quản lý đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn quản lý, phù hợp với quá trình chuyển từ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang chế thị trường định hướng XHCN Các quy định về đối tượng và phạm vi điều chỉnh; nghĩa vụ và quyền lợi của viên chức so với trước đó đã được quy định cụ thể, rõ ràng (mặc dù còn phải sửa đổi cho phù hợp) Nhờ đó đã tạo sở và Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ cứ để quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức Với đặc điểm của thể chế chính trị ở nước ta, lộ trình cải cách nền hành chính nhà nước, tương ứng với việc phân định cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp với những người làm việc khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước, có thể thấy Pháp lệnh cán bộ, công chức (kể cả qua các lần sửa đổi năm 2000 và 2003) đã đặt nền móng ban đầu cho việc từng bước xây dựng chế quản lý đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp; phân biệt với chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Hai là, qua một số lần sửa đổi, Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã từng bước có sự đổi mới chế quản lý đội ngũ viên chức Thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, dân chủ, ưu tiên và bảo đảm chất lượng tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Từng bước đổi mới chế quản lý viên chức phù hợp với xu hướng cải cách khu vực dịch vụ công Cơ chế tuyển dụng viên chức đã chuyển từ chế độ tuyển dụng suốt đời sang chế độ tuyển dụng theo hợp đồng làm việc; việc quyết định lựa chọn hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển hay xét tuyển người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định; cấu viên chức các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được cải thiện thông qua việc tổ chức các kỳ thi nâng ngạch viên chức; việc bổ nhiệm viên chức quản lý, lãnh đạo đã thực hiện bổ nhiệm có thời hạn - hết thời hạn thì xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại; công tác đánh giá viên chức hàng năm được tiến hành theo quy trình, thủ tục và có tiêu chí cụ thể đã dần vào nề nếp đã tạo sở cho việc quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Với việc thực hiện chế độ hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và viên chức đã có tương đối đầy đủ quyền chủ động việc quyết định ký kết và chấm dứt hợp đồng làm việc những điều kiện nhất định Điều này thích ứng với tính linh hoạt và đào thải của chế thị trường Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức và hoạt động phục vụ người dân của đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp Ba là, hệ thống các văn bản QPPL về quản lý viên chức đã được ban hành phù hợp với luật pháp Việt Nam, theo đúng nguyên tắc, định hướng bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Dưới góc độ pháp luật, các văn bản QPPL này đều đã bảo đảm được tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản hệ thống các văn bản QPPL về quản lý viên chức Các văn bản QPPL của các Bộ, ngành và địa phương ban hành nhằm cụ thể hóa nữa các quy định của Nhà nước quản lý viên chức đã đáp ứng được những tính đặc thù từng lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, lao động, an sinh xã hội Về bản, hệ thống các văn bản QPPL đã tạo điều kiện để các quan và đơn vị sự nghiệp thực hiện việc xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức Bốn là, hệ thống các văn bản QPPL về quản lý viên chức đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn khách quan phát sinh quá trình thực hiện quản lý Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ nhà nước đối với đội ngũ viên chức Bước đầu, các quy định về quản lý viên chức các mặt: biên chế, tiêu chuẩn chức danh, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức, đã tương đối đáp ứng được quá trình đổi mới chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nghị định số 43/2006/N Đ-CP của Chính phủ Từ đó, góp phần thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân Bên cạnh những ưu điểm và tác dụng nêu trên, hệ thống các văn bản QPPL về quản lý viên chức cũng còn tồn tại những hạn chế, cần được khắc phục Đó là: Một là, Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản QPPL hướng dẫn thực hiện quản lý đội ngũ viên chức có nhiều nội dung quy định chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động của đội ngũ viên chức Nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ chỉ phù hợp với đội ngũ cán bộ, công chức (làm việc nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công) lại áp dụng đối với cả đội ngũ viên chức (làm việc dựa nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ thuật) Các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức đều được áp dụng chung, chưa có sự phân biệt phù hợp với đặc điểm và tính chất công tác của cán bộ, của công chức và của viên chức Ví dụ việc sử dụng ngạch và tổ chức thi nâng ngạch đối với công chức thì là phù hợp đối với viên chức áp dụng lại mang tính khiên cưỡng, không phù hợp với tính chất và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức Hai là, phạm vi xác định của các quy phạm pháp luật về quản lý viên chức chưa phù hợp với hoạt động lao động mang tính nghề nghiệp, còn mang nhiều dấu ấn của chế kế hoạch hóa tập trung trước Cụm từ “cán bộ, công chức” được dùng để chỉ chung những người được bầu cử, được tuyển dụng làm việc các quan của Đảng, của Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội và những người làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập Khái niệm cán bộ, công chức và viên chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể Vị trí pháp lý của viên chức chưa được quy định phù hợp với hoạt động nghề nghiệp khu vực sự nghiệp Một số các chế định về viên chức và quản lý viên chức chưa có cứ khoa học và gắn với thực tiễn quy định những việc viên chức không được làm; các hành vi đạo đức phải tuân thủ thực hiện hoạt động nghề nghiệp đều quy định chung cho các lĩnh vực sự nghiệp Ba là, các văn bản QPPL phục vụ cho quản lý viên chức chưa hoàn toàn thích ứng với chế thị trường và hệ thống pháp luật hiện hành Minh chứng cho vấn đề này là sự mâu thuẫn giữa các quy định về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp với chế về tiền lương, chính sách đãi ngộ viên chức; mâu thuẫn giữa chế độ tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ viên chức với quá trình phát triển động của nền kinh Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ tế thị trường; mâu thuẫn giữa chế độ đánh giá viên chức với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức và cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công Bốn là, hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh viên chức đã được ban hành từ năm 1993 cho đến nay, với nhiều thay đổi thực tiễn và yêu cầu quản lý, hệ thống tiêu chuẩn này chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời, phù hợp với yêu cầu mới Điều này đã dẫn đến những bất cập và hạn chế xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức, cản trở quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân và cộng đồng dân cư Năm là, Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định việc đổi mới chế quản lý hoạt động các đơn vị sự nghiệp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp và khuyến khích việc xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và cộng đồng dân cư Nhưng các quy định về chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vẫn chưa kịp thời đổi mới để tương thích với các quy định Điều đó phản ánh sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động sự nghiệp, và là một nguyên nhân cản trở sự phát triển của đội ngũ viên chức và hạn chế việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và cộng đồng dân cư Sáu là, việc thực hiện các quy định về phân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ở từng Bộ, ngành và từng địa phương chưa có sự thống nhất về quy trình, thủ tục Ví dụ việc phân cấp tuyển dụng viên chức ở từng địa phương khác còn có điểm khác nhau; các quy định về tiếp nhận, thuyên chuyển viên chức còn có nhiều vướng mắc, các quan thực hiện còn lúng túng, nhất là từ thực hiện ký hợp đồng làm việc đối với viên chức; người trúng tuyển vào viên chức được ký hợp đồng hay là trước ký hợp đồng phải có Quyết định tuyển dụng của quan có thẩm quyền Về nội dung quản lý viên chức Từ năm 1998 đến năm 2003, việc quản lý viên chức được thực hiện theo hệ thống chức nghiệp, gắn với chỉ tiêu biên chế, tiêu chuẩn chức danh ngạch viên chức và thực hiện chế độ tuyển dụng suốt đời Sự thăng tiến của viên chức được thực hiện thông qua bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc thông qua kỳ thi nâng ngạch Viên chức làm việc và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình thông qua và gắn với từng ngạch chức danh được giao đảm nhiệm Từ năm 2003 đến nay, theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung) các đơn vị sự nghiệp công lập đã bắt đầu đổi mới việc quản lý viên chức thông qua việc thực hiện hợp đồng làm việc tuyển dụng và quản lý viên chức, thay cho chế độ làm việc suốt đời, nhiên vẫn dựa chỉ tiêu biên chế và chức danh ngạch viên chức Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ Với chế quản lý viên chức vậy, các nội dung quản lý viên chức đã được quy định gồm: quản lý biên chế, phân cấp quản lý viên chức, hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngạch viên chức; tổ chức tuyển dụng và nâng ngạch viên chức; sử dụng, bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, biệt phái viên chức; đánh giá, khen thưởng, thăng thưởng, xử lý vi phạm; đào tạo, bồi dưỡng viên chức;… Căn cứ vào chế quản lý và các quy định liên quan đến nội dung quản lý viên chức nêu trên, có thể thấy việc tổ chức các hoạt động lao động của viên chức có thể khái quát sau: Hoạt động lao động, làm việc của viên chức được tổ chức đối với cán bộ, công chức, mặc dù thuần túy là các hoạt động mang tính nghề nghiệp Viên chức quá trình thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi pháp luật quy định Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc phục vụ nhân dân phải thực hiện, các đơn vị sự nghiệp được phê duyệt một số lượng biên chế nhất định để tuyển dụng viên chức Trải qua các giai đoạn từ năm 1998 đến nay, việc quản lý biên chế viên chức đã được phân cấp mạnh mẽ, gắn với mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo thi tuyển hoặc xét tuyển và lực chọn cách thức tuyển dụng nào là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó Những người trúng tuyển vào viên chức phải qua thời gian thử việc và thông qua hợp đồng làm việc (có thời hạn hoặc không xác định thời hạn) Thẩm quyền tuyển dụng viên chức được phân cấp cho người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thực hiện Trong quá trình làm việc, nếu viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để thăng tiến về nghề nghiệp và quan có nhu cầu thì được xem xét cử tham gia các kỳ thi nâng ngạch viên chức Viên chức nếu có công trạng, thành tích thì được xét nâng bậc lương trước thời hạn Việc bố trí, sử dụng, điều động viên chức cho đến vẫn còn chịu ảnh hưởng của quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức mà chưa hoàn toàn thuộc quyền chủ động của đơn vị sự nghiệp Viên chức đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý theo thời hạn (5 năm), hết thời hạn quy định thì được xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại Trong một số trường hợp viên chức lãnh đạo, quản lý có thể xin từ chức nếu thấy không thể đảm đương được nhiệm vụ Viên chức nếu có thành tích, công trạng thì được khen thưởng theo quy định về pháp luật thi đua, khen thưởng, nếu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức Việc đánh giá viên chức được thực hiện theo các tiêu chí và nội dung quy định gắn với phẩm chất, lực, đạo đức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ Chế độ tiền lương và đãi ngộ trả cho viên chức được thực hiện theo thang bảng lương, cứ vào nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp Việc nâng lương được thực hiện thâm niên và nâng lương trước thời hạn cho những người có thành tích công tác Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện mang tính bắt buộc đối với viên chức, góp phần ổn Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ định đời sống viên chức và gia đình họ Đội ngũ viên chức được quản lý chặt chẽ theo xu hướng phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp Với các nội dung mang tính khái quát về quản lý viên chức nêu trên, có thể khẳng định là từ năm 1998 đến nay, với việc ban hành và quy định các nội dung quản lý viên chức Pháp lệnh cán bộ, công chức, đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp đã có nhiều bước phát triển về số lượng, chất lượng và cấu Việc tuyển dụng viên chức đã được chuyển đổi từ phân phối theo kế hoạch sang thực hiện thông qua nhiều phương thức thi tuyển, xét tuyển, thuyên chuyển, tiếp nhận, điều động với nguyên tắc cạnh tranh, khách quan, chất lượng và có chính sách ưu tiên đối với người dân tộc, người có công và bước đầu đã chú ý đãi ngộ đối với người có tài Chú trọng ưu tiên bổ sung nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo Các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện quyền tự chủ quản lý, việc tuyển dụng viên chức đã được phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, xóa bỏ cách thức tuyển dụng suốt đời, thay vào đó là thực hiện ký hợp đồng làm việc Thực hiện thi nâng ngạch đối với viên chức đã góp phần cải thiện cấu viên chức các đơn vị sự nghiệp Các vị trí lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn thay thế cho chế độ bổ nhiệm suốt đời Việc quản lý viên chức (bao gồm cả đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tra, kiểm tra ) và chế trả lương, đãi ngộ đã được đưa vào nề nếp Qua đó đã góp phần vào việc xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ viên chức các đơn vị sự nghiệp Hạn chế, tồn tại: Từ năm 1998 đến nay, mặc dù nhà nước đã quy định các nội dung quản lý viên chức với các chế định cụ thể và qua thời gian thực hiện đã có hai lần sửa đổi (2000 và 2003) nhằm phục vụ cho việc quản lý đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới - chuyển từ chế kế hoạch hóa tập trung sang chế thị trường XHCN có sự quản lý của nhà nước phương thức và chế quản lý viên chức vẫn còn một số vấn đề hạn chế và tồn tại khái niệm về viên chức, sở và cứ để quản lý đội ngũ viên chức sử dụng đối với công chức (ví dụ các vấn đề về chế quản lý, ngạch, tiêu chuẩn chức danh, nội dung và cách thức đánh giá, thực hiện việc thăng tiến nghề nghiệp, phân cấp quản lý, nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp, nguyên tắc quản lý viên chức ) chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động của viên chức Một số nội dung quản lý viên chức điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm vẫn chỉ đơn thuần là sự dịch chuyển từ chế quản lý cũ sang chế quản lý mới, không phù hợp với điều kiện hiện Một số nội dung đã lỗi thời, trở thành vật cản, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nghề nghiệp và phát triển đội ngũ viên chức Các quy định về quản lý viên chức còn chế “xin - cho” và giữ nguyên dấu ấn của chế kế hoạch hóa tập trung trước Cụ thể là: - Chưa xác định và quy định rõ hoạt động nghề nghiệp của viên chức thực hiện theo hệ thống chức nghiệp suốt đời hay hệ thống vị trí việc làm Năm 2003 mặc dù đã Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ chuyển sang tuyển dụng viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc vẫn cứ vào chỉ tiêu biên chế, đó phương thức quản lý viên chức chưa được đổi mới hoàn toàn phù hợp với xu thế cải cách khu vực dịch vụ công Trách nhiệm và địa vị pháp lý của viên chức với tư cách là người nhà nước chưa được xác định đầy đủ và rõ ràng - Khái niệm về viên chức chưa thống nhất được cách hiểu và chưa thể hiện được những nét đặc thù của viên chức Việc sử dụng “ngạch viên chức” để làm sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức giống công chức đã hạn chế rất nhiều việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức và không phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động của viên chức - Hệ thống các quy định về tiêu chuẩn viên chức mới chú trọng vào lý lịch, nhân thân, văn bằng, chứng chỉ mà ít chú ý đến lực, kinh nghiệm Hệ thống tiêu chuẩn chức danh các ngạch viên chức được sử dụng để quản lý viên chức chưa phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của họ, chưa bảo đảm được sự liên thông về hoạt động nghề nghiệp giữa khu vực công và khu vực tư Hệ thống này chậm được đổi mới và hoàn thiện sau một thời gian dài thực hiện (10 năm) - Trong điều kiện thực hiện chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, việc quản lý viên chức theo chỉ tiêu biên chế hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chế quản lý, vẫn còn tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”- thừa những người không làm việc được, thiếu những người có lực để thực hiện nhiệm vụ Quản lý theo chỉ tiêu biên chế lại ký hợp đồng làm việc, điều đó dẫn đến sự khập khiễng giữa các khâu quản lý viên chức Việc ký hợp đồng làm việc phải song song và bắt nguồn từ xây dựng vị trí việc làm, chứ không phải là từ biên chế- không có nhu cầu về vị trí việc làm đó thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc - Quy định về thăng tiến nghề nghiệp của viên chức qua các kỳ thi nâng ngạch được áp dụng giống đối với công chức đã cho thấy là không phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động nghề nghiệp của viên chức, nhiều mang tính hình thức và không đánh giá được hết thực chất lực của viên chức Các điều kiện về thâm niên giữ ngạch, hệ số lương hưởng là những rào cản, hạn chế nguồn tuyển chọn viên chức có lực để giao giữ các chức trách, nhiệm vụ cao các lĩnh vực sự nghiệp công tác Tổ chức bộ máy quản lý viên chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức Trong thời gian qua, điều kiện cán bộ, công chức và viên chức chưa được phân định rõ ràng, nên tổ chức bộ máy quản lý viên chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức về bản đều giống đối với cán bộ, công chức Từ năm 2003 đến nay, với việc sửa đổi Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003, thực hiện đẩy mạnh phân cấp quản lý 10 ... viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương Về đơn vị nghiệp công lập Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập. .. bộ, công chức đến Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức Bộ Nội vụ PHẦN I THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HIỆN NAY I THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC VÀ. .. thể chế quản lý đội ngũ viên chức; về phương thức tổ chức và các nội dung quản lý viên chức; đội ngũ viên chức; chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với viên chức sự đối

Ngày đăng: 21/02/2017, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w