Hiện nay, các công trình nghiên cứu về bọ rùa bắt mồi cũng chỉ dừng lại ở mức điều tra thành phần loài, phân bố của các loài thiên địch, còn nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và
Trang 11.2.2 Tình hình nghiên cứu bọ rùa bắt mồi Coccinellidae 5 1.2.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa họ Coccinellidae 5 1.2.2.2 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò bọ
rùa họ Coccinellidae trong phòng chống côn trùng hại cây trồng 6
1.3.2 Tình hình nghiên cứu bọ rùa bắt mồi Coccinellidae 10 1.3.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa họ Coccinellidae 10
Trang 21.3.2.2 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò bọ
rùa họ Coccinellidae trong phòng chống côn trùng hại cây trồng 11
1.4 Những nghiên cứu về bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica trong và ngoài nước 17
2.5.1 Phương pháp điều tra thành phần bọ rùa bắt mồi trên ngô 20 2.5.2 Phương pháp điều tra mối quan hệ giữa diễn biến gây hại của rệp muội
với mật độ bọ rùa Propylea japonica Thunberg 202.5.3 Phương pháp nhân nuôi nguồn thức ăn cho bọ rùa trong nhà lưới 21
2.5.4 Xác định một số đặc điểm hình thái của loài bọ rùa Propylea japonica
2.5.5 Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa Propylea
2.5.5.1 Xác định thời gian phát triển các pha, vòng đời của loài bọ rùa
2.5.5.2 Nghiên cứu khả năng đẻ trứng của loài bọ rùa Propylea japonica
2.5.6 Xác định khả năng khống chế rệp muội của loài bọ rùa Propylea
Trang 3Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 3.1 Thành phần loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, bộ Coleoptera trên ngô vụ
3.2 Đặc điểm hình thái của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 28
3.2.1 Các pha phát triển của bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg 28
3.3 Diễn biến tỷ lệ hại, chỉ số rệp của rệp ngô trên giống ngô vụ Xuân 2015 tại
3.4 Diễn biến mât độ loài bọ rùa bắt mồi trên cây ngô vụ Xuân 2015 tại Đặng Xá,
3.4.1 Diễn biến mật độ bọ rùa tổng số trên các giống ngô vụ Xuân 2015 tại
3.4.2 Diễn biễn mật độ bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg trên các
giống ngô vụ Xuân 2015 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 40
3.5 Đặc điểm sinh học bọ rùa Propylea japonica Thunberg 42
3.5.1 Tập tính sinh học của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 42
3.5.2 Vòng đời của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 44
3.5.3 Thời gian sống của trưởng thành bọ rùa Propylea japonica Thunberg 46
3.5.4 Sức sinh sản của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 47
3.5.5 Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ giới tính của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 49
3.5.5.1 Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa Propylea japonica Thunberg 493.5.5.2 Tỷ lệ sống sót qua các tuổi của ấu trùng bọ rùa Propylea
3.5.5.3 Tỷ lệ nhộng vũ hóa và tỷ lệ giới tính của bọ rùa Propylea
Trang 43.6 Khả năng ăn mồi của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 51
3.6.1 Sức ăn của ấu trùng các tuổi bọ rùa Propylea japonica Thunberg với các
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
A.craccivora Aphis craccivora A.gossypii Aphis gossypii
BRNB Bọ rùa Nhật Bản
P.japonica Propylea japonica R.maidis Rhopalosiphum maidis
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây ngô vụ xuân 2015 tại Gia
Bảng 3.2 Kích thước các pha phát dục của bọ rùa Propylea japonica
Bảng 3.3 Diễn biến tỷ lệ hại, chỉ số rệp của rệp ngô trên các giống ngô
vụ Xuân 2015 tại xã Đặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội 35
Bảng 3.4 Diễn biến mật độ loài bọ rùa bắt mồi trên các giống ngô vụ Xuân
Bảng 3.5 Diễn biễn mật độ bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg
trên giống ngô HN88 vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm- Hà Nội 40
Bảng 3.6 Vòng đời của bọ rùa Propylea japonica Thunberg khi nuôi bằng
Bảng 3.7 Thời gian sống của trưởng thành bọ rùa Propylea japonica
Bảng 3.8 Sức sinh sản của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 47
Bảng 3.9 Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa Propylea japonica Thunberg 49
Bảng 3.10 Tỷ lệ sống sót của ấu trùng bọ rùa Propylea japonica Thunberg với
Bảng 3.11 Tỷ lệ nhộng vũ hóa và tỷ lệ giới tính của bọ rùa Propylea japonica
Bảng 3.12 Sức ăn của ấu trùng các tuổi bọ rùa Propylea japonica Thunberg
Bảng 3.13 Sức ăn của trưởng thành bọ rùa Propylea japonica Thunberg với
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg 27
Hình 3.8 Trứng bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 28
Hình 3.9 Ấu trùng tuổi 1 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 29
Hình 3.10 Ấu trùng tuổi 2 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 29
Hình 3.11 Ấu trùng tuổi 3 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 30
Hình 3.12 Ấu trùng tuổi 4 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 30
Hình 3.14 Nhộng bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg 31
Hình 3.15 Trưởng thành bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg (nhìn mặt lưng) 32
Hình 3.16 Trưởng thành bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg (nhìn mặt bụng) 33
Hình 3.21 Diễn biến tỷ lệ hại, chỉ số rệp của rệp ngô trên các giống ngô vụ
Hình 3.22 Diễn biến mật độ loài bọ rùa bắt mồi trên các giống ngô vụ Xuân
Hình 3.23 Mối liên hệ giữa mật độ bọ rùa tổng số với diễn biến chỉ số rệp của
rệp ngô trên giống HN88 vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm- Hà Nội 39
Trang 8Hình 3.24 Diễn biến mật độ bọ rùa Propylea japonica Thunberg trên giống
ngô HN88 vụ Xuân 2015 tại Đặng Xá- Gia Lâm- Hà Nội 41
Hình 3.25 Tương quan giữa mật độ bọ rùa Propylea japonica Thunberg với
diễn biến chỉ số rệp của rệp ngô trên giống ngô HN88 vụ Xuân
Hình 3.26 Trứng bọ rùa Nhật Bản được đẻ thành ổ trên thành hộp nuôi 43
Hình 3.27 Nhịp điệu sinh sản của bọ rùa Propylea japonica Thunberg 48
Hình 3.28 Sức ăn của trưởng thành bọ rùa Propylea japonica Thunberg
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế nước ta,
cung cấp lương thực, thực phẩm cho sự tồn tại của con người Ngô (Zea mays L.)
là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người Hạt ngô chứa khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người và gia súc Cứ 100 kg ngô hạt cho khoảng 20-21
kg gluten, 73-75 kg bột, tách mầm ép được 1,8-2,7 kg dầu ăn và gần 4 kg khô dầu Phôi ngô chiếm khoảng 10% khối lượng hạt, trong phôi có các loại khoáng, vitamin và khoảng 30-45 % dầu (Trần Văn Minh, 2004)
Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và tập quán từng nơi Ở Việt Nam, ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô; ngô còn là thức
ăn xanh và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa Gần đây cây ngô còn là cây thực phẩm; người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp vì nó sạch
và có hàm lượng dinh dưỡng cao; ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng làm quả ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu Ngô còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm và công nghiệp nhẹ
để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucôzơ, bánh kẹo… Trong y dược ngô được dùng để trị áp huyết, râu ngô được dùng để làm thuốc Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây ngô đã có những những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời đã hình thành 8 vùng trồng ngô chính trong cả nước
Ngày nay, việc thực hiện thâm canh cao và sử dụng nhiều loại thuốc hoá học đã làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các loài sâu hại trên ngô ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đáng kể đến
Trang 10năng suất chất lượng ngô Bên cạnh đó, vấn đề sâu hại trên ngô cũng là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại, tiêu biểu như: rệp muội, sâu xám, sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá ngô,…, trong số đó rệp muội hại ngô là một trong những loài sâu hại quan trọng Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi làm cho cây ngô mất chất dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém Việc sử dụng các loài thiên địch trong quản lý dịch hại đã và đang trở thành biện pháp hữu hiệu và được ưa chuộng để duy trì cân bằng sinh thái và hướng tới nền nông nghiệp bền vững Do đó, việc nghiên cứu các loài thiên địch của rệp muội hại ngô ngày càng được quan tâm, với mục tiêu bảo vệ, khích lệ sự gia tăng của các loài thiên địch và phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ của chúng trên đồng ruộng Trong số thiên địch của rệp muội hại ngô, Bọ rùa bắt mồi (Coccinellidae)
có vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt sâu hại và các loài rệp gây hại Loài
Propylea japonica Thunberg là loài bọ rùa có tính ăn đa thực với phổ ký chủ là các loài rệp muội, rệp bông, rệp cải Hiện nay, các công trình nghiên cứu về bọ rùa bắt mồi cũng chỉ dừng lại ở mức điều tra thành phần loài, phân bố của các loài thiên địch, còn nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân nuôi chúng còn ít Được sự đồng ý của Bộ môn Côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái bọ rùa
Nhật Bản Propylea japonica Thunberg (Coleoptera: Coccinellidae) trên ngô
vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội”
2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục đích
Điều tra, xác định thành phần bọ rùa bắt mồi, đồng thời biết được đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg
Trang 11- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa Propylea
Bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của
loài bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg là loài thiên địch quan trọng
phổ biến trên cây ngô
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở đề xuất lợi dụng
loài bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg trong phòng trừ rệp hại trên
cây ngô cho hiệu quả
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Bọ rùa rất phổ biến trong tự nhiên và được coi là nhóm côn trùng bắt mồi quan trọng của nhiều loài sâu hại, đặc biệt là rệp muội (một trong những đối tượng sâu hại nghiêm trọng đối với cây trồng) Cả ấu trùng và trưởng thành bọ rùa đều là những côn trùng bắt mồi kiểm soát rệp muội hiệu quả và là một trong những thiên địch chính hạn chế mật độ các loài rệp
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, các loài bọ rùa có ích hầu như phát triển quanh năm Vì vậy triển vọng sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam rất lớn Nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học, đặc biệt là bọ rùa ăn rệp muội, trong phòng chống sâu hại, góp phần làm giảm thiểu thuốc hóa học ảnh hưởng đến môi trường đang được nhiều nhà khoa học quan tâm Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng thành công sử dụng bọ rùa bắt mồi phòng trừ rệp hại trong tự nhiên
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Tình hình sản xuất ngô
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm 2009, diện tích trồng ngô thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 51,3 tạ/ha, sản lượng 817,1 triệu tấn Trong đó
Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng (Cục trồng trọt, 2011)
Ngô được sản xuất và tiêu thụ nhiều ở Mỹ, Trung Quốc và Brazil, chủ yếu làm thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp Mỹ và Brazil cũng là hai nước dẫn đầu về xuất khẩu ngô trên thế giới, trong khi đó dẫn đầu trong các nước nhập khẩu là Nhật và Mexico Sản lượng thế giới tăng nên giá ngô trong năm 2013 giảm dần về cuối năm, đầu năm 2014 giá ngô có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn ở
mức thấp (Vũ Trung, 2014)
Trang 131.2.2 Tình hình nghiên cứu bọ rùa bắt mồi Coccinellidae
Bọ rùa bắt mồi họ Coccinellidae thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh cứng (Coleoptera)
Trong đó, họ Coccinellidae bao gồm 6 phân họ:
- Phân họ Sticholotidinae (Sukunahikonini, Serangiini, Sticholotini,
Shirozuellini)
- Phân họ Scymninae (Stethorini, Scymnini, Aspidimerini, Hyperaspini,
Ortaliini)
- Phân họ Chilocorinare (Telsimiini, Platynaspini, Chilocorini)
- Phân họ Coccidulinae (Lithophilini, Coccidulini, Exoplectrini, Noviini)
- Phân họ Coccinellinae (Coccinellini, Psylloborini)
- Phân họ Epilachninae (Epilachnini)
Theo Bùi Minh Hồng và Trần Đình Chiến (2014), hệ thống phân loại bọ rùa
đã được tác giả Redtenbach (1843) là người đầu tiên phân chia các nhóm bọ rùa theo đặc điểm sinh học và ông chia bọ rùa thành 2 nhóm: bọ rùa ăn rệp và bọ rùa
ăn thực vật Mulsant (1850, 1853) đã đưa ra hệ thống phân loại chi tiết hơn và là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu hệ thống phân loại và quan hệ phát sinh giữa các nhóm trong họ bọ rùa Có rất nhiều tác giả nghiên cứu hệ thống phân loại bọ rùa, công trình nghiên cứu toàn diện về giải phẫu so sánh ấu trùng và con trưởng thành của tác giả Sasaji (1968) là hệ thống tin cậy và nhiều các nhà khoa học trên thế giới sử dụng
1.2.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa họ Coccinellidae
Aslan (2005) đã xác định thành phần loài bọ rùa ăn rệp muội trên các cây trồng ở Kahramanmaras thuộc Thổ Nhĩ Kỳ có 33 loài bọ rùa ăn rệp muội và đã xác định được tên của các vật mồi(rệp muội) là 59 loài
Pushpendra et al (2010) đã lần đầu tiên ghi nhận 14 loài bọ rùa mới tại
quận Dehradun, Ấn Độ 14 loài này gồm 3 phân họ và 11 chi thuộc 4 tộc; trong
đó có 11 loài thuộc phân họ Coccinellinae và tộc Coccinellini: Anegleis cardoni (Weise), Cheilomenes sexmaculata var undulate(Fabricius), Harmonia dimidiata (Fabricius), Hippodamia variegata (Goeze), Hippodamia sp., Illeis cincta
Trang 14(Fabricius), Megalocaria dilatata (Fabricius), Micraspis discolor (Fabricius),
Micraspis vincta (Fabricius), Micraspis sp., và Psyllobora bisoctonata (Mulsant); 2 loài thuộc phân họ Chilocorinae và tộc Chilocirini: Brumoides
suturalis (Fabricius) và Chilocorus nigrita (Fabricius); 1 loài thuộc tộc Noviini của phân họ Coccidulinae: Rodolia sexnotata (Mulsant)
Châu Á gồm phần lớn các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh, vì vậy các nghiên cứu về khu hệ côn trùng nông nghiệp đã được nghiên cứu nhiều trong đó các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến côn trùng có ích và sử dụng chúng phòng trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp Bọ rùa là 1 trong những nhóm côn trùng có ích, kẻ thù tự nhiên của nhiều loại sâu hại đã được quan tâm
và có nhiều ứng dụng trong việc sử dụng phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng Các quốc gia có nhiều nghiên cứu và ứng dụng bọ rùa trong phòng chống sâu hại là Ấn Độ, Banglades, Malaysia, Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản (Hoàng Đức Nhuận, 2007)
1.2.2.2 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò bọ rùa họ
Coccinellidae trong phòng chống côn trùng hại cây trồng
Metcalf and Flint (1939) đã mô tả đặc điểm hình thái của một số loài bọ rùa
phổ biến như bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis
discolor , bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis
Trong họ Coccinellidae con trưởng thành và ấu trùng đều bắt mồi các loài rệp muội và côn trùng có kích thước nhỏ Hiệu quả khống chế và tìm kiếm con mồi không chỉ phụ thuộc vào mật độ con mồi và loài bắt mồi, mà còn phụ thuộc
vào pha phát dục của loài bắt mồi và yếu tố môi trường tự nhiên (Varley et al.,
1973)
Theo Hoàng Đức Nhuận (1983), bọ rùa ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng hại thực vật DeBach (1968) cho biết trong số 114 trường hợp thành công mỹ mãn trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã có tới 21 trường hợp là hoàn toàn chỉ sử dụng bọ rùa Kết quả gần đây nhất là
trường hợp các nhà sinh học Liên Xô sử dụng bọ rùa Ấn Độ Serangium
Trang 15parcesetosum trong việc phòng trừ rệp cánh trắng hại cam Diaieurodes citri ở
miền Nam Liên Xô Trong một ngày đêm, một con bọ rùa có thể tiêu diệt gần
150 trứng và ấu trùng rệp cánh trắng hại cam
Bọ rùa bắt mồi họ Coccinellidae có vai trò rất quan trọng trong nhóm bắt
mồi thuộc bộ cánh cứng Năm 1888, bọ rùa Vedalia (Rodolia cardinalis) đã được đưa từ Úc vào California để kiểm soát rệp sáp bông Icerya purchase trên cây có
múi Việc nhập và thả loài bọ rùa này là ví dụ điển hình đầu tiên trong kiểm soát
sinh học cổ điển hiệu quả (Robert et al., 2003; Dharam, 2014)
Theo Bùi Minh Hồng và Trần Đình Chiến (2014), tác giả Semyanov (1997)
đã nghiên cứu thời gian sống của loài bọ rùa Harmonia sedecimnotata Fabricius
với thức ăn là rệp đậu ở điều kiện nhiệt độ 20oC, kết quả cho thấy thời gian sống của trưởng thành cái là 66,2 ngày, con đực 83,2 ngày và khả năng đẻ trứng 1.429 quả, thời gian sống của ấu trùng 16 ngày, nhộng 7,5 ngày, trứng nở sau 5 ngày
Theo Jin et al (2007), bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg là loài
bọ rùa bắt mồi ăn rệp đậu tương A glycines, chúng xuất hiện nhiều so với các
thiên địch khác ngoài tự nhiên trên tập đoàn rệp đậu tương
Theo Dharam (2014), từ đầu những năm 1800, Eramus đã chủ trương sử dụng bọ rùa và ruồi ăn rệp muội trong quản lý phòng trừ rệp trong nhà kính Những năm 1800, việc thu thập và bán bọ rùa để thả hàng loạt trên cây hoa bia châu Âu đã trở nên phổ biến rộng rãi
Nhóm thiên địch có số lượng lớn nhất trong kiểm soát các loài sâu hại là nhóm côn trùng ăn thịt Kết quả thu được 53 loài thuộc 9 họ, trong số đó hầu hết
các loài bọ rùa bắt mồi thuộc vào họ Coccinellidae (Jin-Zhi et al., 2014)
Theo Mark (2005), Pavel Kindlmann và cộng sự đã nghiên cứu về tính hiệu quả của bọ rùa trong kiểm soát rệp trên đồng ruộng, tác giả sử dụng bọ rùa
Coccinella septempunctatabruckii và Harmonia axyridis để kiểm soát rệp bông
Aphisgossypii Tác giả Li và cộng sự cho biết việc sử dụng bọ rùa bắt mồi để kiểm soát sâu hại chân đốt ở Trung Quốc rất phổ biến, các loài bọ rùa họ
Trang 16Coccinellidae như Propylea japonica, C Septempunctata, được ứng dụng
nhiều trong kiểm soát rệp, bọ trĩ, sâu vẽ bùa trong nhà kính
Theo Leonard (1941), bọ rùa (Coccinellidae) được coi là quan trọng nhất
trong số côn trùng bắt mồi.Cả trưởng thành và ấu trùng đều là những côn trùng bắt mồi tích cực Phổ vật mồi của bọ rùa tương đối rộng, bao gồm một số nhóm côn trùng gây hại quan trọng nhất như rệp và côn trùng có vảy
Theo Hofsvang (2002), bọ rùa có mặt với số lượng lớn trên đồng ruộng chỉ khi đã có lượng lớn rệp gây hại Bọ rùa thường đẻ trứng gần vị trí các đám rệp, khi trứng nở ấu trùng sẽ có sẵn nguồn thức ăn
Mohsen et al (2013) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự kết hợp vật mồi làm thức ăn đối với khả năng sống và phát triển của bọ rùa Coccinella
septempunctata Các thí nghiệm đã chỉ ra vòng đời của bọ rùa là dài nhất khi sử dụng đồng thời các vật mồi so với sử dụng từng vật mồi riêng lẻ, cũng như trọng lượng của trưởng thành là nhẹ nhất trong thí nghiệm kết hợp thức ăn Tác giả đã kết luận việc sử dụng kết hợp vật mồi (3 loại rệp) cho bọ rùa ăn không có lợi bằng việc sử dụng 1 loại rệp làm vật mồi
Novri et al (2012) đã nghiên cứu về phản ứng chức năng của bọ rùa 6 vằn
M.sexmaculatus đối với rệp bông Aphis gossypii ở các tuổi khác nhau của cây
Tác giả tiến hành thả rệp bông ở 5 mức mật độ 10, 20, 30, 40, 50 làm thức ăn cho
bọ rùa trong vòng 1 giờ ở cả 4 tuổi của cây ớt (2, 4, 6 và 8 tuần) Kết quả chỉ ra tác động của bọ rùa với rệp bông khi cây ớt ở mức 2-4 tuần tuổi và 6-8 tuần tuổi
là không có ý nghĩa Khi cây ớt được 2 tuần tuồi, bọ rùa vằn thể hiện phản ứng chức năng loại 1, trong khi tại mức 4, 6, 8 tuần tuổi bọ rùa có phản ứng chức năng loại 3
Subrata et al (2008) đã nghiên cứu hiệu quả ăn mồi rệp đậu của bọ rùa đỏ
Micraspis discolor F Kết quả thu được khả năng ăn mồi của ấu trùng bọ rùa đỏ ở các tuổi 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 1,9 ± 0,2, 3,6 ± 0,19, 4,43 ± 0,24 và 6,08 ± 0,24 rệp; trong khi khả năng ăn của bọ rùa đực và cái trưởng thành tương ứng là 1003,27 ± 104,35 và 1216,4 ± 22,89 rệp Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng bọ rùa đỏ
Trang 17tuổi 4 có hiệu quả ăn rệp cao nhất, ấu trùng bọ rùa tuổi 1 có hiệu quả ăn rệp thấp nhất; hiệu quả ăn mồi rệp đậu của bọ rùa cái hiệu quả hơn so với bọ rùa đực Dẫn theo Bùi Minh Hồng và Trần Đình Chiến (2014), tác giả Artokhin
(1981) đã cho thấy sâu non của bọ rùa Coccinella septempunctata L có thể tiêu diệt 300 rệp Rhopalosiphum padi trong một ngày và toàn bộ pha sâu non có thể
tiêu thụ tới 1.000 rệp non và rệp trưởng thành Có khoảng 90% số loài bọ rùa (tương đương với 4.200 loài) bọ rùa được coi là sinh vật có ích trong phòng trừ sâu hại cho cây trồng Thức ăn chủ yếu của bọ rùa là côn trùng Cánh đều
(Homoptera) và ve bét
Hubert (1936) khi nói về tính hiệu quả cao khi sử dụng bọ rùa Vedalia
cardinalis để kiểm soát rệp sáp bông Icerya purchase, đã giải thích rằng, bọ rùa
Vedalia cardinalis hiệu quả ở cả pha ấu trùng và trưởng thành, đồng thời, tỷ lệ sinh sản của loài bọ rùa này cũng cao hơn so với rệp sáp bông
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1 Tình hình sản xuất ngô
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L, thuộc tộc Maydeae (Tripsaceae), họ
hòa thảo Poacea (Đinh Thế Lộc, 1997) Ngoài chi Zea, tộc Maydeae còn có 7 chi:
Coix , Polytoca, Chionachne, Sclerachne, Triobachne, Euchlaena và Tripsacum
(Trần Văn Minh, 2004)
Diện tích phân bố của cây ngô hiện nay bao gồm gần toàn bộ trái đất bởi tính
đa dạng về khả năng thích nghi Ở Việt Nam có 8 vùng trồng ngô chính: vùng Đông Nam Bộ, vùng ngô Đồng bằng sông Cửu Long, vùng ngô Tây Nguyên, vùng ngô Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng ngô Bắc Trung Bộ, vùng ngô Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, vùng ngô Tây Bắc và vùng ngô Đông Bắc Bộ (Lê Đức Nam Anh, 2010)
Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2010, diện tích ngô cả nước là 1126,9 nghìn ha (trong
đó trên 90% diện tích trồng ngô lai), năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu
Trang 18tấn Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt (Cục trồng trọt, 2011)
Hình 1.1 Trồng ngô ở Việt Nam 1.3.2 Tình hình nghiên cứu bọ rùa bắt mồi Coccinellidae
1.3.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa họ Coccinellidae
Ở Việt Nam, số loài bọ rùa có ích trong khu hệ bọ rùa đã thống kê được tới
162 loài, thuộc 5 phân họ, 55 giống Trong đó chủ yếu là thuộc giống Scymnus,
Rodolia, Sticholotis; bốn giống Illeis, Halyzia, Macroilleis, Vibidia có 6 loài ăn nấm hại thực vật, 51 giống còn lại bao gồm 156 loài ăn rệp, ve bét và những sinh vật nhỏ hại thực vật (Hoàng Đức Nhuận, 2007)
Theo Trần Đình Chiến (2002), rệp ngô Rhopalosiphum maidis cũng như các
loài rệp khác bị nhiều loài kẻ thù tự nhiên tiêu diệt, trong đó có 2 loài bọ rùa
Coccinella septempunctata , Coccinella undecimpunctata Bọ rùa thuộc các giống
Harmonia, Micraspis và một số nhóm côn trùng bắt mồi khác có vai trò quan trọng khống chế các loài rầy hại lúa, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen
Theo Nguyễn Trọng Nhâm và Nguyễn Thị Thu Cúc (2009), kết quả nghiên cứu trên 5 nhóm cây trồng (lúa, rau, bắp, cây ăn trái, cây hoa) ghi nhận có 21 loài
bọ rùa thuộc 5 phân họ Coccinellinae, Coccidulinae, Scymninae, Chilocorinae và
Trang 19Epilachninae Hầu hết các loại bọ rùa thiên địch thuộc phân họ Coccinellinae, với
7 loài (Coccinella transversalis J Poorani, Harmonia octomaculata Fabricius,
Menochilus sexmaculatus Fabricius, Micraspis discolor Fabricius, Synonycha
grandis Thunberg, Anisolemnia dilatata Fabricius, Coelophora sauciaMulsant) Trong 21 loài phát hiện, ba loài Coccinella transversalis, Menochilus
sexmaculatus , Micraspis discolor xuất hiện phổ biến nhất trên các cây trồng
Thành phần loài bọ rùa bắt mồi xuất hiện phổ biến trên ngô gồm 4 loài
Coccinella transversalis , Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor và H
Octomaculata
Theo Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Thị Huyền (2012) đã điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ cải ở tỉnh Nghệ An, ghi nhận 7 loài bọ rùa
trong đó bọ rùa đỏ Micrapis discolor và bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis
là 2 loài xuất hiện phổ biến
Nguyễn Thị Bích Lan (2010) đã nghiên cứu thành phần loài bọ rùa bắt mồi
họ Coccinellidae và ghi nhận 3 loài phổ biến nhất: Coccinella transversalis Fabr,
Menochilus sexmaculatus Fabr, Micrapis discolor Fabr Tác giả cũng kết luận
khi cơ cấu cây trồng và thành phần sâu hại càng đa dạng thì sự xuất hiện của loài
bọ rùa bắt mồi càng thường xuyên và rộng hơn
1.3.2.2 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò bọ rùa họ
Coccinellidae trong phòng chống côn trùng hại cây trồng
Hồ Thị Thu Giang (1996) đã mô tả hình thái một số loài bọ rùa là thiên địch thu thập trên ruộng rau họ hoa thập tự vụ đông xuân Tác giả đã tiến hành nuôi
sinh học loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr với thức ăn là rệp cải
Brevicoryne brassicae, xác định đặc tính sinh học và đặc điểm hình thái, sinh thái loài bọ rùa 6 vằn
Nguyễn Huy Phát (2000) đã tiến hành nuôi sinh học bọ rùa hồng bằng thức
ăn là rệp sáp mềm xanh Kết quả cho biết một ấu trùng và một trưởng thành bọ rùa hồng trung bình một ngày ăn tương ứng 5,3 ± 1,0 con và 7,0 ± 0,9 con Tác
Trang 20giả cũng cho biết bọ rùa hồng là loài côn trùng bắt mồi ăn thịt quan trọng sâu hại
cà phê
Trần Đình Chiến (2002) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học
của loài bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr Vòng đời của bọ rùa Menochilus
sexmaculatus Fabr trung bình 25,31± 2,61 ngày ở nhiệt độ 25,9 – 29,0oC và ẩm
độ 81,7%-90,3% Trưởng thành cái đẻ trung bình 219,4 quả trứng, ăn 87,6 con
rệp/ngày Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa diễn biến mật độ rệp A glycines
và trưởng thành bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr là mối quan hệ chặt giữa
vật bắt mồi và vật mồi Mật độ bọ rùa cao nhất vào giai đoạn hoa quả non sau đó
giảm dần theo sự giảm của mật độ rệp
Theo Trần Thị Thúy (2004), bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica có thời
gian vòng đời tương đối ngắn, trung bình 16,2-16,4 ngày ở nhiệt độ 25,8oC và 69,5-78,3% ẩm độ Một cá thể trưởng thành cái đẻ trung bình 196,7-216,4 trứng Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành trung bình từ 26,4- 27,8 ngày (đối với con đực) và 27,7-28,1 (đối với con cái) Cũng theo tác giả này, khả năng ăn mồi của bọ rùa Nhật Bản và bọ rùa 2 mảng đỏ khá lớn Trong cả thòi gian phát dục tuổi 4, một ấu trùng của hai loài bọ rùa này tương ứng có
24,3-thể ăn được 118,8-128,4 và 134,9-174,8 ấu trùng rệp muội Aphis craccivora ở
tuổi 2-3 Ở pha trưởng thành, trong 24 giờ, hai loài bọ rùa này tương ứng có
thể ăn khoảng 37,6-42,4 và 127,7-137,7 ấu trùng rệp muội Aphis craccivora ở
tuổi 2-3
Hồ Thị Thu Giang và Trần Đình Chiến (2005) đã nghiên cứu “một số đặc
điểm hình thái học của bọ rùa M discolor” Tác giả đã tiến hành thí nghiệm
nuôi bọ rùa đỏ ở 2 mức nhiệt độ và độ ẩm không khí khác nhau, với 3 loại thức ăn khác nhau Kết quả thu được vòng đời bọ rùa đỏ khi ăn rệp đậu tương
Aphis glycines là 26,54 ± 1,25 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 29,80C
và ẩm độ trung bình 83,5% Vòng đời bọ rùa đỏ là 36,56 ± 1,7 ngày ở nhiệt độ trung bình 25,60C Tác giả cũng cho biết thêm pha sâu non ăn hết 133,12 rệp đậu tương, pha trưởng thành ăn hết 808,56 ± 23,39 rệp Tổng số trứng đẻ trung bình của 1 trưởng thành là 182,7 quả ở nhiệt độ 23,50C và ẩm độ 87%
Trang 21Phạm Quỳnh Mai (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật đến kích thước cơ thể ở các pha phát triển và khả
năng đẻ trứng của bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius Tác giả kết luận hai
loại thức ăn có nguồn gốc khác nhau (động vật và thực vật) có ảnh hưởng rõ rệt
tới kích thước các pha phát triển của bọ rùa đỏ Với thức ăn là rệp muội Aphis
craccivora kích thước cơ thể bọ rùa ở tất cả các pha phát triển từ trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành đều lớn hơn so với khi thức ăn là hoa đơn buốt Với thức ăn
là rệp muội, thời gian đẻ trứng của bọ rùa đỏ kéo dài hơn, khả năng đẻ trứng cũng lớn hơn nhiều so với thức ăn là phấn hoa đơn buốt; đồng thời với thức ăn là rệp muội bọ rùa cái sau khi kết thúc đẻ trứng có thể sống trung bình 31,72 ± 2,73 ngày, trong khi bọ rùa ăn phấn hoa sau khi kết thúc đẻ trứng chỉ sống thêm được 11-27 ngày
Vũ Quang Côn và Phạm Quỳnh Mai (2011) đã nghiên cứu một số đặc điểm
phát triển theo mùa của bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius (Coleoptera:
Coccinellidae) ở điều kiện miền miền Bắc Việt Nam Tác giả đã chỉ ra bọ rùa đỏ trưởng thành đình dục đông và qua đông từ cuối tháng 11 đến tháng 2, thường trú đông vào gốc cỏ, bụi rậm, sát mặt đất hoặc trong khe đất Trong thời gian đình dục, buồng trứng bọ rùa cái co tóp lại, trong suốt không thể hiện sự phát triển tế bào trứng, không hình thành và đẻ trứng
Hồ Thị Thu Giang và Nguyễn Hồng Thanh (2012) đã ghi nhận bọ rùa hốp
man Scymnus hoffmanni Weise khá phổ biến nhiều trên đồng ruộng và là loài bắt
mồi có ý nghĩa trong hạn chế mật độ rệp muội Vòng đời, sức sinh sản và sức tiêu thụ rệp ngô, rệp đậu tương và rệp cải đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vòng đời của bọ rùa khi nuôi rệp ngô là 18,54 ngày ngắn hơn so với nuôi trên rệp đậu tương có vòng đời là 19,92 ngày Thời gian đẻ trứng kéo dài 19 ngày Số lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 179,72 Khả năng ăn rệp ngô tuổi 1, 2 của bọ rùa trong 1 ngày ở pha ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành lần lượt là 8,34 và 12,84 Đánh giá sự ưa thích vật mồi của bọ rùa đối với rệp ngô, rệp đậu tương và rệp cải tác giả cho biết sự ưa thích nhất của bọ rùa là rệp ngô
Trang 22Bùi Minh Hồng và cs (2010) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng
ăn rệp muội của bọ rùa đỏ trên thức ăn là rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus kết
quả cho thấy: Bọ rùa đỏ hoàn thành vòng đời là 19,77 ngày trong điều kiện nhiệt
độ 30,7˚C, ẩm độ 84% và 27,38 ngày trong điều kiện nhiệt độ 23,5˚C, ẩm độ 81% Con cái đẻ 21,63 quả trứng/ngày và tỷ lệ trứng nở 81,03% trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 30,7oC và ẩm độ trung bình 84% Con cái đẻ 20,52 quả trứng/ngày và tỷ lệ trứng nở 88,73% trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 23,5˚C và ẩm độ trung bình 81%
Bùi Minh Hồng và cs (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 ngưỡng nhiệt
độ 23,50°C và 30,71°Cđến vòng đời và khả năng ăn của sâu non bọ rùa đỏ M
discolor trong phòng thí nghiệm: Ở điều kiện nhiệt độ 23,50°C, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa đỏ là 27,38 ngày, giai đoạn sâu non hoàn thành pha phát dục là 13,42 ngày, giai đoạn nhộng là 4,91 ngày; giai đoạn trước đẻ trứng của bọ rùa đỏ là 5,23 ngày, con cái đẻ 179 quả trứng và tỷ lệ trứng nở 88,73%;
khả năng ăn rệp B brassicae là 161,84 con rệp/ ngày Ở điều kiện nhiệt độ
30,71°C, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa đỏ là 19,77 ngày, giai đoạn sâu non hoàn thành pha phát dục là 9,9 ngày; giai đoạn nhộng là 2,9 ngày; giai đoạn trước đẻ trứng là 4,95 ngày; con cái đẻ 288 quả trứng và tỷ lệ trứng nở
81,03%; khả năng ăn rệp B brassicae của sâu non là 206,28 con rệp/ngày
Bùi Minh Hồng và cs (2013) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ rùa
sáu vằn Menochilus sexmaculatus Kết quả thu được bọ rùa hoàn thành vòng đời
là 17,44 ± 0,19 ngày trong điều kiện nhiệt độ 30,7˚C, ẩm độ 84 % và 21,16 ± 0,15 ngày trong điều kiện nhiệt độ 23,5˚C, ẩm độ 81% Con cái đẻ 18,24 quả trứng/ngày và tỷ lệ trứng nở 73,08 % trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 30,7˚C và ẩm độ trung bình 84 % Con cái đẻ 15,86 quả trứng /ngày và tỷ lệ trứng nở 81,25 % trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 23,5˚C và ẩm độ trung bình 81%
Bùi Minh Hồng (2013), đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 mức nhiệt độ 21,40°C, ẩm độ 74% và 30,3°C ẩm độ 77% đến đặc điểm hình thái và vòng đời,
sức đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ rùa sáu vằn Menochilus
Trang 23sexmaculatus trong phòng thí nghiệm: Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 30,03oC,
ẩm độ trung bình 77% kích thước chiều dài, chiều rộng của các pha phát dục của
M sexmaculatus lớn hơn khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4oC, ẩm
độ trung bình 74% Ở điều kiện nhiệt độ 21,4°C và ẩm độ 74%, vòng đời của M
sexmaculatus là 28,50 ngày, con cái đẻ 102,1(quả trứng/ngày) và tỷ lệ trứng nở
76,79% trong khi đó ở điều kiện nhiệt độ 30,3°C vòng đời của M sexmaculatus
là 19,77 ngày, con cái đẻ 207,3 (quả trứng/ngày) và tỷ lệ trứng nở 90,79% Nhịp
điệu đẻ trứng nhiều với số lượng lớn hơn nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4oC, ẩm độ trung bình 74%
Bùi Minh Hồng và cs (2015) đã nghiên cứu bọ rùa tám chấm Harmonia
octomaculata (Fabricius, 1781) trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4 đến 30,3oC và ẩm độ trung bình 74 đến 77% sử dụng vật mồi là
Brevicoryne brassicae Linnaeus và Aphis gossypii Glover để tìm hiểu đặc điểm
sinh học của chúng kết quả cho thấy: Ở điều kiện nhiệt độ 30,3oC, ẩm độ 77%,
bọ rùa tám chấm hoàn thành vòng đời là 18,67 ± 1,09 ngày, con cái đẻ 18,91 ± 1,02 quả trứng /ngày và tỷ lệ trứng nở 87%, tuổi thọ 32,22 ± 1,22 ngày Ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC, ẩm độ 74% bọ rùa tám chấm hoàn thành vòng đời là 26,73
± 0,91 ngày, con cái đẻ 12,07 ± 1,02 quả trứng /ngày và tỷ lệ trứng nở 70,26 %, tuổi thọ 40,34 ± 1,89 ngày Ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành có khả năng ăn rệp muội cao hơn các ấu trùng tuổi khác Nuôi bằng hai loại thức ăn, bọ rùa 8 chấm
có khả năng ăn rệp xám lớn hơn so với rệp bông
Nguyễn Công Thuật (1995) đã chỉ ra những thiên địch là bọ rùa thường gặp
trên ruộng ngô có bọ rùa ăn rệp Chilocorus circumdatus, bọ rùa chữ nhân
Coccinella repanda , bọ rùa 4 vệt Chilomenes quadriplagiata, bọ rùa 6 vệt
Chilomenes sexmaculata , bọ rùa 2 đốm lớn Coelophora biplagiata, bọ rùa 10 đốm Synharmonia octomaculata, bọ rùa đỏ Micrasois discolor, bọ rùa vàng
Illeiscincta , bọ rùa nhỏ Leis axyridis, bọ rùa nâu đen nhỏ Scymnus hoffmanni
Theo Viện bảo vệ thực vật (2000), Phạm Văn Lầm và cộng sự đã ghi nhận trưởng thành bọ rùa đỏ có khả năng ăn trứng sâu tơ (trung bình 15,3 trứng/ ngày) nhiều hơn trưởng thành bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 2 vệt đỏ (trung bình 7,0
Trang 24trứng/ngày) Nhưng trưởng thành bọ rùa 2 vệt đỏ và bọ rùa 6 chấm lại có khả năng tiêu diệt sâu tơ tuổi 1 nhiều hơn so với trưởng thành bọ rùa đỏ Tác giả cũng
tiến hành nuôi bọ rùa 6 chấm M Sexmaculatus trong phòng thí nghiệm với thức
ăn là rệp Toxoptera aurantii hại trên cây ăn quả có múi, ghi nhận vòng đời, khả
năng đẻ trứng và khả năng ăn mồi của loài bọ rùa 6 chấm này
Ở điều kiện đồng ruộng, các loài bọ rùa ăn rệp muội ít nhiều biểu hiện phản ứng gia tăng mật độ theo sự tăng mật độ quần thể của các loài rệp muội Mật độ của các loài bọ rùa trong quần thể rệp muội nói chung thường thấp (Trần Thị Thúy, 2004)
Saing Sophah (2004) đã tìm thấy 4 loài bọ rùa bắt mồi ăn rệp trên cây bưởi
vụ xuân hè: Micraspis discolor Fabr, Menochilus sexmaculatus, Propylea
japonica Thunberg, Illeis Sp Tác giả cũng bước đầu nghiên cứu về khả năng khống chế rệp muội của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr
Đỗ Thị Mai Phương (2009) nghiên cứu về diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự cho biết, họ bọ rùa (Coccinellidae) có mặt suốt cả vụ rau, chúng xuất hiện sớm ngay từ đầu vụ trên cây rau mới trồng như bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn Số lượng của chúng cao dần về cuối vụ Cũng theo kết quả của tác giả, trung bình một trưởng thành bọ rùa đỏ ăn được 11,5 con rệp xám/ ngày
Trương Khắc Minh (2007) điều tra về thành phần sâu hại lạc và thiên địch
của chúng trong vụ xuân cho biết bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr xuất hiện
sớm từ tháng 2 đến khi thu hoạch với mật độ tăng dần, bọ rùa 6 vệt đen
Menochilus sexmaculatus Fabr xuất hiện ít hơn
Bounkhong Setthavanxay (2012) đã nghiên cứu “Diến biến mật độ một số loài sâu hại chính và côn trùng bắt mồi trên đậu tương vụ hè thu 2011, xuân hè
2012 tại Gia Lâm, Hà Nội” Tác giả cho biết bọ rùa đỏ Micraspis discolor trong
cả 2 vụ xuất hiện nhiều nhất từ đầu vụ đến cuối vụ
Nguyễn Thị Tú Anh (2013) đã ghi nhận được 7 loài bọ rùa bắt mồi trên rau
họ hoa thập tự vụ đông Trong đó bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica và bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus là hai loài xuất hiện phổ biến nhất Tác giả đã
Trang 25tiến hành nuôi bọ rùa Menochilus sexmaculatus ở các mức nhiệt độ khác nhau và
sử dụng vật mồi là rệp xám và rệp đậu Các yếu tố này đều tác động đến vòng đời trung bình, khả năng đẻ trứng trung bình và tỷ lệ nở trứng trung bình của bọ rùa
Menochilus sexmaculatus.
Bọ rùa rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng, trong đó có ruộng lúa Sâu non và trưởng thành của bọ rùa đều săn bắt những sâu hại di chuyển chậm và trứng sâu ở trên mặt lá Bọ rùa trưởng thành dễ nhận biết do có dáng hình vòm tròn và có màu rực rỡ Bọ rùa đẻ trứng, nở ra sâu non, rồi hóa nhộng, sau khi lột xác ra trưởng thành Để phát triển từ trứng đến trưởng thành có thể mất 3 tuần
Bọ rùa càng đẻ nhiều khi ăn càng nhiều con mồi Sâu non và trưởng thành bọ rùa
có hình dáng khác hẳn nhau, nhưng săn những con mồi giống nhau Cũng như các sinh vật ăn mồi khác, bọ rùa rất mẫn cảm với các thuốc trừ dịch hại có phổ
tác động rộng (Cục bảo vệ thực vật, 1995)
Keo Bua Son (2007) cho biết, trong số các loài thiên địch bắt mồi rệp muội
trên cây ngô thì loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus có tần số xuất hiện
cao nhất và có ý nghĩa trong việc điều chỉnh số lượng rệp muội Cũng theo tác giả, các loài bọ rùa bắt mồi cũng có khả năng chu chuyển cao hơn so với các nhóm thiên địch bắt mồi thu thập được trong quá trình điều tra
1.4 Những nghiên cứu về bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica trong và ngoài
nước
Theo Trần Thị Thúy (2004), bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica có thời
gian vòng đời trung bình 16,2-16,4 ngày ở nhiệt độ 24,3-25,8oC và 78,3% ẩm độ Một cá thể trưởng thành cái đẻ trung bình 196,7-216,4 trứng Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành trung bình từ 26,4- 27,8 ngày (đối với con đực) và 27,7-28,1 (đối với con cái) Trong cả thời gian phát dục một ấu trùng
69,5-của loài bọ rùa này có thể ăn được 118,8-128,4 ấu trùng rệp muội Aphis
craccivora ở tuổi 2-3 Ở pha trưởng thành, trong 24 giờ, 1 cá thể bọ rùa có thể
ăn khoảng 37,6-42,4 ấu trùng rệp muội Aphis craccivora ở tuổi 2-3
Trang 26Nguyễn Quang Cường và Trương Xuân Lam (2011) đã nghiên cứu thời
gian phát triển các pha của loài bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica qua các
thế hệ nhân nuôi
Sanrong et al (2006) đã nghiên cứu về sự phát triển và sinh sản của bọ rùa
Propylea japonica sử dụng vật mồi là rệp Aphis gossypii ăn trên cây bông chuyển
gen Thí nghiệm đã chỉ ra là không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa việc sử dụng
vật mồi Aphis gossypii ăn trên cây bông được chuyển gen và cây bông bình
thường về thời gian sống, sức sinh sản, vòng đời v,v của bọ rùa Nhật Bản
Quyang et al (2012) đã nghiên cứu về sự lựa chọn nơi ở, thói quen ăn và đẻ trứng của bọ rùa Propylea japonica trên 2 loại cây ngô và cây bông Tác giả đề
xuất việc sử dụng cây ngô như là nơi ẩn náu cho bọ rùa Nhật Bản và các loài bắt mồi khác tạo tiềm năng thúc đẩy kiểm soát sinh học đối với sâu hại trên cây bông
Wang et al (2014) đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản của bọ rùa Nhật Bản
Propylea japonica dưới những biến đổi về cường độ sáng, bước sóng và chu kỳ quang
Shi-ze et al (2007) đã nghiên cứu về tính phù hợp của các loại vật mồi khác nhau đối với sự phát triển của bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Tác giả tiến hành nuôi bọ rùa Nhật Bản với 3 loại vật mồi; trứng rầy lưng trắng Bemisia
tabaci , nhộng B.tabaci và rệp đào Myzus persicae Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
vật mồi có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến quá trình sống của bọ rùa Nhật Bản
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm
sinh học, sinh thái của loài bọ rùa Propylea japonica Thunberg Để hiểu rõ hơn
về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa này, chúng tôi tiến hành thu bắt chúng ngoài đồng và đem về nhân nuôi trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong luận văn này
Trang 27Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài bọ rùa được tập trung chủ yếu ở các vùng trồng ngô tại Gia Lâm, Hà Nội
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ rùa Propylea japonica
Thunberg được tiến hành ở Phòng bán tự nhiên lớn, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2015 – tháng 7/2015
2.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
- Các loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera
- Loài Propylea japonica Thunberg
• Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ lấy mẫu: vợt, túi lấy mẫu, hộp đựng mẫu
- Hoá chất: cồn, formalin 5%
- Sổ ghi chép, bút viết, máy ảnh
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, xác định thành phần bọ rùa bắt mồi trên ngô vụ xuân năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội
Trang 28- Điều tra diễn biến mật độ bọ rùa Propylea japonica Thunberg trên ngô vụ
xuân năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái bọ rùa Propylea japonica
Thunberg (thời gian phát dục các pha, sức đẻ trứng, thời gian sống của trưởng thành, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái,…)
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái bọ rùa Propylea japonica Thunberg
(mô tả màu sắc, đo kích thước từng pha phát dục)
- Xác định khả năng khống chế rệp muội của loài bọ rùa Propylea japonica
Thunberg
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: theo phương pháp điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như: QCVN 01 - 38:2010/BNNPTNT, QCVN 01-167: 2014/BNNPTNT
2.5.1 Phương pháp điều tra thành phần bọ rùa bắt mồi trên ngô
- Điều tra định kỳ 7 ngày/ lần, theo phương pháp ngẫu nhiên, không cố định điểm
- Quan sát, phát hiện và thu thập toàn bộ mẫu thiên địch bắt gặp trên điểm điều tra đem về phòng thí nghiệm nuôi tiếp cho đến khi trưởng thành để giám định phân loại
- Chỉ tiêu theo dõi: độ thường gặp (%), mức độ phổ biến
2.5.2 Phương pháp điều tra mối quan hệ giữa diễn biến gây hại của rệp
muội với mật độ bọ rùa Propylea japonica Thunberg
- Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ Ruộng không qúa gần đường quốc lộ, không gần khu dân cư
- Điều tra 10 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2 Khi điều tra chú ý đến những bộ phận của cây mà rệp chích hút Ghi nhận sự xuất hiện của rệp ngô trên các cây, sự phân bố của rệp trên búp, cờ, cây Tỷ lệ hại và phân cấp hại của rệp được tính theo quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng
Trang 29- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ bọ rùa (con/ cây), chỉ số rệp (%), tỷ lệ hại (%)
2.5.3 Phương pháp nhân nuôi nguồn thức ăn cho bọ rùa trong nhà lưới
Để tiến hành các thí nghiệm về loài bọ rùa Propylea japonica Thunberg cần
phải có một lượng lớn rệp làm thức ăn cho chúng Việc chuẩn bị nguồn thức ăn được tiến hành tại nhà lưới Bộ môn côn trùng- Khoa Nông học
Trồng cây ký chủ:
- Trồng cây khoai nước: Chọn củ giống không bị thối, khô Trồng vào chậu đường kính 25 cm (1 củ/ 1 chậu) Khi cây được 3 lá tiến hành lây rệp bông
lên cây ký chủ
- Gieo 3-5 hạt ngô (hạt đậu đen) đã được ủ vào các chậu đất đường kính 25
cm Khi cây được 4-5 lá thật, tiến hành lây nguồn rệp lên cây ký chủ
- Trong quá trình trồng chăm sóc cây trước và sau khi lây rệp, tiến hành vây
nilon cách ly khu vực trồng
Phương pháp lây rệp lên cây ký chủ:
- Khi đã có cây ký chủ tiến hành thu bắt rệp đậu đen, rệp ngô và rệp bông ngoài tự nhiên Làm sạch rệp, loại bỏ rệp bị kí sinh, rệp chết
- Dùng kéo cắt các ngọn lá cây có rệp rắc đều lên chậu cây kí chủ, mỗi chậu
có khoảng 20 - 30 ngọn lá cây có rệp Rệp sẽ bò từ những ngọn lá cây này sang mầm giống mới và tiếp tục sinh sản
Khoảng 7-10 ngày sau khi lây sẽ có 1 lượng thức ăn cho bọ rùa
2.5.4 Xác định một số đặc điểm hình thái của loài bọ rùa Propylea japonica
(trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành), quan sát 30 cá thể
2.5.5 Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa Propylea
japonica Thunberg
Tiến hành nuôi sinh học theo phương pháp nuôi cá thể Các nghiên cứu
được thực hiện trong phòng nuôi sâu tại Khoa Nông học
Trang 302.5.5.1 Xác định thời gian phát triển các pha, vòng đời của loài bọ rùa Propylea
japonica Thunberg
Thí nghiệm nuôi cá thể loài bọ rùa Propylea japonica Thunberg trong hộp
nhựa Chọn các trứng được đẻ ra cùng ngày để làm thí nghiệm, đánh số thứ tự và theo dõi ngày nở, thời gian phát dục từng pha Khi trứng nở cho ăn hằng ngày
bằng thức ăn là rệp ngô Hằng ngày phun nước bổ sung Thí nghiệm với 30 cá
thể, đánh số thứ tự từ 1 đến 30 Nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng có ghi lại nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày Khi bọ rùa vũ hoá trưởng thành tiến hành ghép cặp cho đẻ trứng, theo dõi thời gian đẻ trứng, số trứng đẻ trong từng ngày và tỷ lệ trứng nở
Theo dõi khả năng bọ rùa đẻ trứng trong từng ngày, đếm toàn bộ số lượng trứng được đẻ ra/ trưởng thành cái Theo dõi từ lúc đẻ đến chết sinh lý để xác định thời gian phát triển các pha, vòng đời, khả năng sinh sản
Phương pháp xác định thời gian phát dục các pha
- Pha trứng: thời gian phát dục pha trứng tính từ khi trứng được đẻ ra đến
khi nở ra ấu trùng tuổi 1
- Pha ấu trùng:
+ Sau khi trứng nở, tách từng cá thể nuôi trong các hộp riêng
rẽ, hàng ngày thay thức ăn, theo dõi thời gian ấu trùng lột xác, từ đó xác định thời gian phát dục các tuổi của pha ấu trùng
- Pha nhộng: khi theo dõi thấy ấu trùng chuẩn bị vào nhộng thì ngừng cho
ăn Hàng ngày theo dõi sự lột xác hoá nhộng Tiếp tục theo dõi cho tới khi nhộng lột xác hoá trưởng thành Ghi chép ngày hoá nhộng, ngày hoá trưởng thành của từng cá thể
- Pha trưởng thành: những cá thể nhộng hoá trưởng thành cùng ngày cho
ghép cặp trong hộp, hằng ngày cung cấp rệp ngô làm thức ăn Hàng ngày quan sát cho đến khi chúng đẻ quả trứng đầu tiên để xác định vòng đời Tiếp tục quan sát cho tới khi trưởng thành chết sinh lý để xác định thời gian sống của chúng
- Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát dục từng tuổi của ấu trùng
Trang 312.5.5.2 Nghiên cứu khả năng đẻ trứng của loài bọ rùa Propylea japonica Thunberg
- Tiến hành cho từng cặp đực cái vào trong hộp nhựa để chúng ghép đôi, cung cấp thức ăn đầy đủ, hàng ngày theo dõi khả năng đẻ trứng của chúng cho đến khi chúng kết thúc thời kì sinh sản, chết sinh lý, giá thể để bọ rùa đẻ trứng là
lá ngô
- Chỉ tiêu theo dõi: sức sinh sản, số trứng/cá thể cái, tỷ lệ trứng nở
2.5.6 Xác định khả năng khống chế rệp muội của loài bọ rùa Propylea
- Bố trí thí nghiệm tương tự với vật mồi là rệp đậu đen và rệp bông
- Theo dõi khả năng ăn từng loại rệp của ấu trùng và trưởng thành bọ rùa, ghi nhận nhiệt độ, ẩm độ cho đến khi kết thúc thí nghiệm
- Chỉ tiêu theo dõi: sức ăn của bọ rùa theo các tuối
2.6 Chỉ tiêu theo dõi và phân tích số liệu
2.6.1 Chỉ tiêu theo dõi
Trang 32Tổng số cây điều tra (tại 1 địa điểm)
thời gian phát dục trung bình : thời gian phát dục ngày thứ i : số cá thể phát dục ở ngày thứ i N: tổng số cá thể theo dõi
Tổng số rệp bị ăn (con) Khả năng tiêu thụ con mồi =
(con/ngày) Tổng số bọ rùa theo dõi (con)
Tổng số trứng được đẻ ra (quả) Khả năng đẻ trứng =
(quả/con) Tổng số con cái thí nghiệm (con)
Trang 33a: số cây bị rệp ở mỗi cấp b: cấp rệp tương ứng c: cấp rệp cao nhất N: tổng số cây điều tra Mức đô gây hại của rệp được phân theo thang 3 cấp
Cấp 1 (nhẹ): rệp xuất hiện rải rác Cấp 2 (TB): rệp phân bố dưới 1/3 dảnh, búp, cờ, cây
Cấp 3 (nặng): rệp phân bố trên 1/3 dảnh, búp cờ, cây
2.6.2 Phân tích số liệu
Số liệu thu được sẽ được xử lý theo chương trình thống kê sinh học EXCEL
và IRRISTAT
Trang 34Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, bộ Coleoptera trên ngô
vụ xuân 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội
Trong tự nhiên quần thể sâu hại luôn được khống chế bởi các loài thiên địch
Mỗi loài sâu hại đều có một số loài thiên địch cùng tồn tại và có tác dụng kìm hãm sự
phát triển số lượng của chúng Trong quá trình điều tra trên cây ngô, kết quả cho thấy
rệp muội là thức ăn ưa thích của nhiều loại bọ rùa ăn thịt, chúng xuất hiện ngay sau
khi rệp bắt đầu xuất hiện và gây hại Ở thời điểm đầu vụ xuân, bọ rùa Nhật Bản
Propylea japonica xuất hiện từ rất sớm, ngay khi cây ngô mới được 5-7 lá
Kết quả điều tra cho thấy thành phần bọ rùa bắt mồi thuộc họ Coccinellidae
gồm 7 loài (Bảng 3.1), trong đó loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus và bọ
rùa Nhật Bản Propylea japonica xuất hiện với mức độ rất phổ biến, bọ rùa đỏ
Micraspis discolor xuất hiện với mức độ phổ biến, bọ rùa 8 chấm Harmonia
octomaculata và bọ rùa Scymnus hoffmanni xuất hiện với mức độ ít phổ biến, bọ
rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata và bọ rùa sọc dưa Brumoides lineatus xuất hiện
với mức độ rất ít phổ biến Bọ rùa thường xuất hiện nhiều khi mật độ rệp cao, chúng
thường tập trung ở những vị trí rệp xuất hiện nhiều như lá ngô, râu ngô, thân ngô
Bảng 3.1 Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây ngô vụ xuân 2015
tại Gia Lâm, Hà Nội
1 Menochilus sexmaculatus (Fabricius, 1781) Bọ rùa 6 vằn +++
2 Propylea japonica (Thunberg, 1781) Bọ rùa Nhật Bản +++
3 Micraspis discolor (Fabricius, 1798) Bọ rùa đỏ ++
4 Lemnia biplagiata (Swartz, 1808) Bọ rùa 2 mảng đỏ -
5 Brumoides lineatus (Weise, 1885) Bọ rùa sọc dưa -
6 Scymnus hoffmanni (Weise, 1879) Bọ rùa hốp man +
7 Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) Bọ rùa 8 chấm +
Trang 35Hình 3.1 Bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg
Hình 3.6 Micrapis discolor Fabricius Hình 3.7 Menochilus sexmaculatus Fabircius
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
Trang 363.2 Đặc điểm hình thái của bọ rùa Propylea japonica Thunberg
3.2.1 Các pha phát triển của bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg
3.2.1.1 Pha trứng
Trứng bọ rùa Nhật Bản có màu vàng bóng, hình ovan, bề mặt có chất dính để tăng sức bám trên bề mặt giá thể (Hình 3.8)
Kích thước : chiều dài trung bình của trứng: 0,97 ± 0,06 mm
chiều rộng trung bình của trứng: 0,48 ± 0,03 mm
Hình 3.8 Trứng bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
Trang 37
Hình 3.9 Ấu trùng tuổi 1 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
Ấu trùng tuổi 2
Sau khi lột xác ở tuổi 1 ấu trùng bọ rùa Nhật Bản bước sang tuổi 2 Cơ thể
ấu trùng màu đen hơn, nhìn rõ 2 đốm vàng xếp dọc giữa mặt lưng ở đốt ngực thứ
2 và 3, đốt bụng thứ nhất có 2 gai vàng nhỏ ở 2 bên, đốt bụng thứ 4 có nhiều gai màu vàng, ngấn giữa cổ và ngực có màu vàng nhạt Ấu trùng tuổi càng lớn thì màu càng đậm hơn và kích thước lớn hơn
Chiều dài trung bình của ấu trùng là 2,70 ± 0,07 mm, chiều rộng trung bình là 0,74 ± 0,06 mm (Hình 3.10)
Hình 3.10 Ấu trùng tuổi 2 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
Ấu trùng tuổi 3
Ấu trùng tuổi 3 chúng có chiều dài trung bình là 3,95 ± 0,07 mm, chiều rộng trung bình là 0,93 ± 0,04 Ở tuổi này kích thước của chúng lớn hơn so với tuổi 2 Các gai trên lưng cũng rõ hơn (Hình 3.11)
Trang 38Hình 3.11 Ấu trùng tuổi 3 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
Hình 3.12 Ấu trùng tuổi 4 bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
3.2.1.3 Pha nhộng
Trước khi hóa nhộng ấu trùng tuổi 4 ngừng ăn và bất động Chân ấu trùng
co lại, đốt cuối phần bụng tiết ra chất keo bám chắc vào giá thể Cơ thể cong về phía bụng Giai đoạn này gọi là tiền nhộng.(Hình 3.13) Nhộng của bọ rùa Nhật Bản có hình bầu dục, màu vàng, bên trên có 3 cặp chấm đen đối xứng và 2 vệt
Trang 39đen dài 2 bên hoặc chỉ cóa 2 vệt đen dài 2 bên (Hình 3.14) Chiều dài trung bình của nhộng là 3,50 ± 0,12 mm, chiều rộng trung bình 2,50 ± 0,14 mm
Hình 3.13 Giai đoạn tiền nhộng
Hình 3.14 Nhộng bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)
3.2.1.4 Pha trưởng thành
Cơ thể hình trứng, hơi gồ, nhẵn bóng kích thước nhỏ Đầu vàng nhạt, ở con cái có thêm 1 điểm đen ở giữu trán Râu đầu và phần phụ miệng vàng hoặc nâu vàng Tấm lưng ngực trước vàng nhạt hoặc vàng da cam với một chấm đen ngang đính vào đáy tấm lưng ngực trước Chấm đen ngang này thường to và thót đáy, nhưng cũng có trường hợp mờ đi, chỉ có vệt nâu nhạt hoặc mất hẳn Bờ trước của chấm này có thể lồi hoặc lõm khác nhau ở con cái và con đực Màu sắc trên cánh rất khác nhau
Cánh cứng màu vàng (đỏ, cam) nhạt và có nhiều chấm đen gồm 2 chấm to
và dài nằm trên gồ vai, hai chấm to hình chữ nhật cong và dọc nằm ở khoảng từ giữa cánh trở xuống, hai chấm chung, chấm trên hình chữ nhật nằm ngang giữa 2 cánh khoảng 1/3 phía trên, chấm sau thường hình lưỡi liềm ở gần sát đỉnh cánh
Ở con cái và con đực có thể thấy sự khác nhau giữa 2 chấm trên hình chữ nhật
Trang 40nằm ngang giữa 2 cánh, ở con đực có thể nhìn thấy rõ hình chữ nhật to và đậm, tuy nhiên ở con cái chỉ là 1 đường rất mảnh và mờ.(Hình 3.15) Do đường giáp cánh đen nên hai chấm chung thường được nối với nhau và do đó tạo thành hình
mỏ neo Đôi cánh sau có màu nâu đen, dài hơn đôi cánh trước, 3 đôi chân ngắn kiểu bò Đầu bằng nửa tấm lưng ngực trước, còn trán thì bằng nửa chiều rộng đầu, có chấm lõm rất mịn và dày Tấm lưng ngực trước có chiều rộng bằng khoảng 5/7 chiều rộng cơ thể với góc trước và góc sau khá rõ, bờ bên hơi cong và hơi khít về trước chấm lõm mịn và thưa ở phía trước còn ở phía sau thì hơi thô và dày hơn Trưởng thành đực có kích thước nhỏ và thon hơn con cái (Hình 3.15)
Phần bụng: con cái có 6 đốt bụng, con đực có 5 đốt bụng, trưởng thành đực
có kích thước nhỏ và thon hơn con cái, các đốt bụng xếp sít nhau, đốt cuối bụng tròn, con cái có các đốt bụng thưa, đốt cuối bụng thon (Hình 3.16) Dựa vào đặc điểm đốt bụng này ta có thể phân biệt được trưởng thành đực và trưởng thành cái
Trưởng thành đực có kích thước chiều dài là 3,79 ± 0,16 mm, chiều rộng là 2,89 ± 0,14 mm (Bảng 3.2) Trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực, chiều dài trung bình là 4,83 ± 0,11 mm , chiều rộng trung bình 3,76 ± 0,11
mm (Bảng 3.2)
Hình 3.15 Trưởng thành bọ rùa Nhật Bản P.japonica Thunberg (nhìn mặt lưng)
Con đực (bên phải), con cái (bên trái)
(Nguồn ảnh: Trần Thu Chang, 2015)