Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu càu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung thêm vào nguồn giống cà chua trong nước những
Trang 1và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Di Truyền và Chọn giống cây trồng – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi trong kỳ thực tập vừa qua
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Trọng Đạt
Trang 2MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục đồ thị x
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua 4
1.1.1 Nguồn gốc 4
1.1.2 Phân loại 5
1.1.3 Giá trị của cây cà chua 7
1.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới 9
1.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 9
1.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 11
1.3 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.3.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới 13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Nội dung nghiên cứu 26
2.2 Vật liệu nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp Nghiên cứu 26
Trang 32.3.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm 26
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
2.3.3 Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt 27
2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả 30
2.3.6 Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng 30
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài 32
3.1.1 Thời gian từ trồng đến ra hoa 34
3.1.2 Thời gian từ trồng đến đậu quả 34
3.1.3 Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín 35
3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các THL cà chua quả nhỏ dạng dài vụ xuân hè 2015 36
3.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 36
3.2.2 Động thái tăng trưởng số lá 38
3.3 Một số đặc điểm về cấu trúc cây 40
3.3.1 Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất 41
3.3.2 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ 1 42
3.3.3 Chiều cao cây 42
3.4 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua 43
3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài 44
3.5.1 Tỉ lệ đậu quả 46
3.5.2 Số chùm quả trên cây 46
3.5.3 Số quả trên cây 47
3.5.4 Khối lượng trung bình quả 48
3.5.5 Năng suất cá thể 48
3.6 Kết quả nghiên cứu hình thái và chất lượng quả 48
3.6.1 Một số đặc điểm về hình thái quả 50
3.6.2 Một số đặc điểm về phẩm chất quả 52
Trang 43.7 Tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ mới nhóm quả dài triển
vọng vụ Xuân hè 2015 55
3.8 Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua 57
3.8.1 Thời gian từ trồng đến ra hoa 59
3.8.2 Thời gian từ trồng đến đậu quả 59
3.8.3 Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín 60
3.9 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các THL cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2015 60
3.9.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 60
3.9.2 Động thái tăng trưởng số lá 62
3.10 Một số đặc điểm về cấu trúc cây 64
3.10.1 Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất 66
3.10.2 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ 1 67
3.10.3 Chiều cao cây 67
3.10.4 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua 68
3.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng tròn 69
3.11.1 Tỉ lệ đậu quả 71
3.11.2 Số chùm quả trên cây 71
3.11.3 Số quả trên cây 72
3.11.4 Khối lượng trung bình quả 73
3.11.5 Năng suất cá thể 73
3.12 Kết quả nghiên cứu hình thái và chất lượng quả 74
3.12.1 Một số đặc điểm về hình thái quả 76
3.12.2 Một số đặc điểm về phẩm chất quả 78
3.13 Tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ mới nhóm quả tròn triển vọng vụ xuân hè 2015 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1 Kết luận 83
2 Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 6DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Thành phần quả cà chua (trong l00g ăn được) (theo Aykroyd) 7
1.2 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 10 1.3 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012 10 1.4 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012 11 1.5 Diện tích năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam 12 3.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua quả
nhỏ dạng dài vụ Xuân hè năm 2015 33 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các THL cà chua quả
nhỏ dạng dài vụ Xuân hè năm 2015 37 3.3 Động thái tăng trưởng số lá cây trên thân hình của các THL cà chua
quả nhỏ dạng dài vụ Xuân hè năm 2015 39 3.4 Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL cà chua quả nhỏ vụ
Xuân hè năm 2015 41 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua quả nhỏ dạng
dài vụ xuân hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội 45 3.6 Một số đặc điểm hình thái quả của các THL cà chua vụ xuân hè
2015 tại Gia Lâm – Hà Nội 49 3.7 Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả của các THL cà chua quả nhỏ vụ
xuân hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội 53 3.8a Hệ số chọn lọc trên 6 tính trạng theo từng mục tiêu 56 3.8b Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc đối với cà chua quả nhỏ
nhóm quả dài 56 3.8c Một số THL cà chua quả nhỏ dạng dài triển vọng trong vụ Xuân –
Hè năm 2015 57 3.9 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua quả
nhỏ dạng tròn vụ Xuân hè năm 2015 58 3.10 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các THL cà chua quả
nhỏ dạng tròn vụ Xuân hè năm 2015 61
Trang 73.11 Động thái tăng trưởng số lá cây trên thân hình của các THL cà chua
quả nhỏ dạng tròn vụ Xuân hè năm 2015 63 3.12 Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL cà chua quả nhỏ dạng
tròn vụ Xuân hè năm 2015 65 3.13 Mức độ nhiễm một số bệnh hại trên đồng ruộng và quả nứt sau
mưa của các THL cà chua quả nhỏ dạng tròn 69 3.14 Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua quả nhỏ dạng
tròn vụ xuân hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội 70 3.15 Một số đặc điểm hình thái quả của các THL cà chua quả nhỏ dạng
tròn vụ xuân hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội 75 3.16 Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả của các THL cà chua quả nhỏ
dạng tròn vụ xuân hè 2015 tạ Gia Lâm – Hà Nội 78 3.17a Hệ số chọn lọc trên 6 tính trạng theo từng mục tiêu 81 3.17b Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc đối với cà chua quả nhỏ
nhóm quả tròn 81 3.17c Một số THL cà chua quả nhỏ dạng tròn triển vọng trong vụ Xuân –
Hè năm 2015 82
Trang 8DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT Tên đồ thị Trang
3.1 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số THL
cà chua quả nhỏ dạng dài vụ Xuân hè 2015 383.2 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng số lá cây trên thân chính của
một số THL cà chua quả nhỏ dạng dài vụ Xuân hè 2015 403.3 Năng suất cá thể của một số THL cà chua quả nhỏ dạng dài vụ xuân
hè 2015 473.4 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số THL
cà chua quả nhỏ dạng tròn vụ Xuân hè 2015 623.5 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng số lá cây trên thân chính của
một số THL cà chua quả nhỏ dạng tròn vụ Xuân hè 2015 643.6 Năng suất cá thể của một số THL cà chua quả nhỏ dạng tròn vụ
xuân hè 2015 72
Trang 9MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Cây Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill), thuộc họ cà (Solanaceae), là
loại rau ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ Cà chua là loại quả khi chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin A, vitamin c, trong quả còn có nhiều khoáng chất quan trọng (Ca, Fe, Mg, P ) và các loại axit hữu cơ Cà chua được
sử dụng khá đa dạng từ ăn tươi, thực phẩm trong chế biến món ăn hàng ngày và làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như cà chua cô đặc, nước cà chua, cà chua nguyên quả đóng hộp, tương cà chua, cà chua muối, salat, mứt về mặt y học, cà chua cỏ tính mát, vị ngọt nên được coi là dược liệu chữa bệnh tiêu chảy, nhuận tràng, giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hòa bài tiết, tăng khả năng tiêu hóa Chất Lycopen có trong cà chua là chất oxy hóa tự nhiên đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt Do đó, cà chua là một trong những loại rau được nhiều người ưa dùng nhất
Ở Việt Nam cây cà chua đã được trồng từ rất lâu đời, ngày nay cà chua vẫn
là loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển Diện tích trồng cà chua tập trung tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam
Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới
Ở miền Bắc nước ta, cà chua thích hợp trồng vào vụ thu đông là vụ chính trong năm Cà chua trồng vụ xuân hè không chỉ thỏa mãn nhu cầu cà chua trái vụ của người tiêu dùng mà còn cung cấp nguyên liệu liên tục cho các nhà máy chế biến, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Dù có giá trị như vậy nhưng cà chua trồng trái vụ gặp rất nhiều khó khăn như nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều không thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng, phát triển, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại
Trang 10Cà chua quả nhỏ dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường, nó còn cho khả năng thu quả kéo dài nên hiệu quả kinh tê đưa lại rất cao Tuy nhiên những nghiên cứu về giống cà chua quả nhỏ ở nước ta chưa nhiều, trên thị trường có một số ít các giống tốt như: VR2, TN061, giống lai F1 TN040, giống lai F1 Thúy Hồng 1657, HT144
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu càu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung thêm vào nguồn giống cà chua trong nước những giống cà chua quả nhỏ mới nhóm quả tròn và quả dài cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá, tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ mới tại Gia Lâm
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển đặc điểm cấu trúc cây của các
tổ hợp lai cà chua ở vụ Xuân Hè
Đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua lai trồng trong vụ Xuân Hè
Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất lượng quả
Đánh giá mức độ nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng ở vụ Xuân Hè
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai cà chua
Trang 111.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả đạt được đề tài đưa ra một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ triển vọng phù hợp với điều kiện vụ nóng Xuân Hè góp phần làm phong phú thêm cho bộ giống cà chua
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua
1.1.1 Nguồn gốc
Hiện nay cây Cà chua là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh
tế cao được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới (Villreal, 1980) Theo tài liệu của các tác giả Choudhury (1970), De Candolle (1884), Luckwill (1943) cho rằng, cà chua có nguồn gốc ở Peru, Ecuador và Bolivia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương Từ quần đảo Galanpagos tới Chi Lê Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới khô Nhà thực vật học người Pháp đã đặt tên la tinh cho cây Cà chua là
Lycopersicon esculentum có nghĩa là “ trái đào độc dược ”, “trái đào” vì cà chua tròn trĩnh và hấp dẫn, “độc dược” vì lúc đó người ta nghĩ nhầm về cà chua và cho
Các nhà khoa học đã đưa ra 3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico
là trung tâm khởi nguyên trồng trọt hóa cây cà chua:
- Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ
- Được trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á
- Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua anh đào (L.esculentum var
Trang 13cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Mỹ sau đó đến vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà
chua trồng Tuy nhiên, nhiều tác giả khác nhận định L.escidentum var.cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng Theo nhà thực vật học Luckwill (1943), cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào Châu Âu từ thế
kỷ 16 Đầu tiên được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và từ đó cà chua được lan truyền đi các nơi khác nhờ các thương nhân và thực dân khai thác thuộc địa Tuy nhiên, thời gian này cây cà chua chỉ được trồng như cây cảnh vì màu sắc, hình dạng quả đẹp mắt Người ta cho rằng trong cà chua có chứa chất độc vì nó
có họ với cà độc dược (dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003)
Khoảng thế kỷ 18 cà chua đã được đưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người Châu Au và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Đầu tiên là Philippin, đảo Java và Malaysia, sau đó du nhập đến các nước khác bằng nhiều con đường
và trở nên phổ biến
Theo một số nhà nghiên cứu thì Cà chua được đưa vào trồng tại Việt Nam
từ thời thực dân Pháp chiếm đóng tức là vào khoảng hơn 100 năm trước đây và được người dân thuần hóa trở thành cây bản địa Ngày nay, Cà chua đã trở nên phổ biến và trở thành một trong những loại cây trồng được sử dụng quanh năm, đem lại giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao cho người nông dân
1.1.2 Phân loại
Về phân loại, Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc chi
(Lycopersicon), họ cà Solaneceae Cà chua được nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov
và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964) ở
Mỹ thường dùng phân loại của Muller, ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại của Bzezhnev
Theo Muller (1940) thì loài cà chua trồng trọt hiện nay thuộc chi phụ
Eulycopersicon C.H.Muller Tác giả phân loại chi phụ này thành 7 loài, loài cà
chua trồng trọt hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loài thứ 1
Trang 14Theo Daskalov (1941) phân loại Lycopersicon thành 2 loài, cà chua trồng
hiện nay thuộc loài thứ 2
Theo Bailey-Dilingen (1956) thì phân loại Lycopersicon thành 7 loài, cà chua trồng thuộc loài thứ 7, trong loài thứ 7 có 10 biến chủng (thứ) khác nhau Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cà chua Trong đó hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn giản và
rộng rãi nhất Chi Lycopersicon Toum được phân làm 3 loài thuộc 2 chi phụ đó là Eulycopersiconi chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ 2) (Nguyễn Hồng Minh,
2000)
Chi phụ 1 ( Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả không
có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng Chi phụ này có một loài là
L.Esculentum Mill Loài này gồm 3 loài phụ là:
- L Esculentum Mill Ssp spontaneum (cà chua hoang dại)
- L Esculentum Mill Ssp subspontaneum (cà chua bán hoang dại)
- L Esculentum Mill Ssp Cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới Breznep đã chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L Esculentum var Vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới Bao gồm các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên l00g Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này
+ L.Escuientum var Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình
+ L.Esculentum var Validum: Cà chua anh đào cà chua thân bụi thân thâp,
thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong
+ L.Esculentum var.Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn
Chi phụ 2 ( Eriopersicon ): là dạng cây 1 năm hoặc nhiêu năm, gồm các dạng quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu antoxyan hay xanh thâm Hạt dày không có lông, màu nâu chi phụ này có 2 loài
gồm 5 loại hoang dại: L cheesmanii, L chilense, L glandulosiim, L hirsutum,
L peruvianum
Trang 15-Lycopersicum hisrutum Humb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi đặc trưng Loài này thường sống ở độ cao 2200 - 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m
so với mặt nước biển như các loài cà chua khác
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru
bắc Chile, có xu hướng thụ phân chéo cao hơn so với loài Lycopersicon esculentum Mill Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài nó
không có đặc tính của L hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các loài
khác Loại này thường sống ở độ cao 300 — 2000m so với mặt nước biển
1.1.3 Giá trị của cây cà chua
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Cây cà chua là loại rau ăn quả cung cấp nhiều loại Vitamin, chứa nhiều gluxit, các axit hữu cơ cần thiết cho con người, chúng có giá trị dinh dưỡng cao Theo các nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100- 200g cà chua sẽ thỏa mãn nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu
Mặt khác trong quả cà chua còn chứa một hàm lượng axit như oxalic, malic, nicotinic, citric, và nhiều chất khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, S, Fe, là những chất có trong thành phần của máu và xương Quả tươi còn góp phần làm tăng bề măt tiếp xúc giữa thức ăn và lông nhung trong một, qua đó giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn được dễ dàng
Bảng 1.1 Thành phần quả cà chua (trong l00g ăn được) (theo Aykroyd)
Trang 16Quả cà chua thường được sử dụng để ăn tươi, nấu chín, là mứt, làm tương, nước sốt, nước giải khát có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích
1.1.3.2 Giá trị y học
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, dưỡng âm và làm mát máu, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt, môi khô họng khát do vị nhiệt, hay hoa mắt chóng mặt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hóa kém, loét dạ dày, huyết áp cao Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả uống trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, thừa máu, máu quá dính, xơ cứng tiểu động mạch máu, tạng khớp, thấp phong, thấp khớp, thừa ure trong máu, viêm ruột
Cà chua cung cấp năng lượng, cung cấp khoáng, làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết (scorbut), chống nhiễm khuẩn, chống nhiễm độc, làm kiềm hoá các máu qua axit, lợi tiểu, thải urê, giúp tiêu hoá
dễ dàng tinh bột
Trong cà chua có chất Lycopen — thành phần tạo nên màu đỏ của quả cà chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Đây là một chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 100 lần so với vitamin E Lycopen liên quan đến vitamin E đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến Sử dụng nhiều cà chua
thì tỉ lệ 0X1 hoa làm hư các cấu trúc sinh hóa của cà chua giảm xuống thấp nhất
Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi Đối với chị em phụ nữ ăn nhiều cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú
1.1.3.3 Giá trị kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng
Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh,…và cũng có thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau
Do đó, với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
Trang 17Theo FAO (2013) sản lượng cà chua tươi hằng năm xuất khẩu với tổng trị giá là 161,793834 triệu tấn Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm
2013 khá cao so với các năm trước, trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn tươi chỉ 5 – 7%
Ở Việt Nam, tuy mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm nhưng cà chua đã là loại rau ăn quả rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi Diện tích gieo trồng cà chua hàng năm từ 18 – 22 ngàn ha, sản lượng 340 ngàn tấn
Mức tiêu thụ bình quân đầu người của nước ta là: 4,2 kg/người/năm Theo số liệu điều tra của phòng nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà chua
ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 45,0 - 72,1 triệu đồng/ha/vụ với mức lãi thuần 15 - 25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa
1.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Hiện nay, cây cà chua đã trở thành một trong những cây trồng xuất hiện phổ biến va được gieo trồng rộng rãi khắp thế giới Nghiên cứu lich sử trồng trọt cho biết đến tận thế kỷ thứ XIX, cà chua vẫn chỉ được trồng như một loại cây cảnh nhờ màu sắc đẹp của quả Tuy nhiên ngày nay, người ta biết rõ ancaloit có trong
cà chua là tomatin, một chất rất ít độc kể cả khi có hàm lượng rất cao Chính vì vậy, việc sản xuất và sử dụng cà chua không ngừng tăng lên Và cây cà chua đã
và đang trở thành một loại cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiêu nước trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra nhằm đời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng
Trang 18Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng
(Nguồn : FAO Database Static 2013)
Theo bảng 1.2, trong 12 năm (từ năm 2001 đến năm 2012) diện tích cà chua thế giới tăng 1,19 lần (từ 3,987562 triệu ha lên 4,803,680 triệu ha), sản lượng tăng 1,49 lần (từ 107,936626 triệu tấn lên 161,793834 triệu tấn, năng suất tăng 1,24 lần (từ 27,068 tấn/ha đến 33,681 tấn/ha)
Theo FAO (2012), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua trên thế giới năm 2012 như sau:
Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012
Tên châu lục Diện tích (ha) Năng suất Sản lượng (tấn)
(Nguồn : FAO Database Static, 2013)
Trang 19Theo bảng 1.3 thì năm 2012, Châu Á có diện tích trồng cà chua 2.824,757 nghìn ha, sản lượng là 97.892,723 nghìn tấn đạt lớn nhất thế giới Tuy nhiên, châu Úc và châu Mỹ lại là 2 châu lục có năng suất lớn nhất thế giới (lần lượt đạt 534,180 tạ/ha và 547,531 tạ/ha)
Sản lượng cà chua chiếm xấp xỉ 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm trên toàn thế giới Mỹ là nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới, châu Âu là khu vực nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới, khoảng 21 triệu tấn quả tươi hàng năm, băng 60% lượng nhập toàn thế giới Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là nước
Mỹ, sau đó là các nước Châu Âu Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 2006 là 45,2 triệu tấn, trong đó cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiếm 6 - 8% Điều đó cho thấy, cà chua được sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến (dẫn theo Tạ Thu Cúc, 2004)
Quả cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở Mỹ và Italia Ở Mỹ, năm 2012 sản lượng nhiều nhất ước đạt 18,3 triệu tấn Trong đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô đặc Ở Italia, sản lượng cà chua chế biến ước tính đạt được là 8,6 triệu tấn
Bảng 1.4 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012
(Nguồn : FAO Database Static, 2013)
Hiện nay Trung Quốc đang là một trong những nước có sản lượng cà chua đứng đầu trên thế giới với sản lượng 50 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ và Mỹ với sản lượng lần lượt là 17,5 triệu tấn và 13,206 triệu tấn
Trang 201.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ năm 1997-2000, cuộc “cách mạng” lần thứ nhất trong sản
xuất cà chua trong nước xảy ra với sự ra đời của các giống cà chua lai chịu nóng
trồng được nhiều thời vụ trong năm, với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc ), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đông Cà chua đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi Cà chua ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông (chính vụ), có thời gian cung cấp sản phẩm ngắn
Từ đó tới nay sản xuất cà chua ở miền Bắc được triển khai ở các thời vụ hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn) Sản phẩm
cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới đầu tháng 7 năm sau Đó là một tiến bộ rất lớn
Bảng 1.5 Diện tích năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Nguồn: Số liệu của Tổng cục thông kê 2012
Trong giai đoạn 2004- 2012, diện tích cà chua nước ta giảm nhẹ từ 24.644 - 23.918 , nhưng năng suất và sản lượng lại tăng rất đáng kể
Trong sản xuất cà chua nước ta từ năm 2008 - 2011 đã đánh dấu sự ra đời cuộc cách mạng lần thứ hai, cà chua chất lượng cao Với những thành tựu về tạo
Trang 21ra các bộ giống cà chua lai chất lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển sản xuất đã và đang ra đời và tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn
có thể đưa nên sản xuất cà chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất lớn với đa dạng về các chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với xuất khẩu gạo
Ở các tỉnh miền Bắc (chủ yếu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ) khi sử dụng các bộ giống cà chua lai chất lượng cao tạo ra trong nước và các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến đạt được ở các mùa vụ, chúng ta có thể cung cấp khối lượng sản phẩm lớn cho chế biến và tiêu dùng quả tươi từ khoảng 15/11 tới hết tháng 6 năm sau (7,5 tháng cung cấp sản phẩm trong chu kỳ 1 năm)
Đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta là vùng đất nổi tiếng sản xuất ra các loại rau chất lượng cao, ăn ngon hơn hẳn các vùng khác Thế mạnh của chúng ta
về sản xuất ra khối lượng lớn cà chua chất lượng cao với thời gian cung cấp sản phẩm như nêu trên trùng với giai đoạn miền Bắc khan hiếm hơn về các loại quả, giúp cho tiêu thụ cà chua chất lượng cao tăng mạnh
Đặc biệt thế mạnh này ứng với giai đoạn mùa đông lạnh giá kéo dài của các nước phương Bắc (không thể sản xuất rau tươi bằng công nghệ thông thường nên sản phẩm hiếm và đắt) Vì vậy, thị trường xuất khẩu cà chua chất lượng cao của miền Bắc nước ta là vô cùng lớn
1.3 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
Cà chua đang được chú trọng cao về công tác nghiên cứu để phát triển để đáp ứng nhu cầu về Năng suất và chất lượng của loại quả này đối với con người Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều phương pháp như lai tạo, chọn lọc, xử lý đột biến, nuôi cấy invitro, để tạo ra các giống cà chua đáp ứng các yêu cầu trên
1.3.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Theo các nhà khoa học, lịch sử nghiên cứu chọn tạo cà chua trên thế giới bắt đầu ở châu Âu Người Italia là những người đầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn các giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả
Trang 22Ớ đầu thế kỷ 20 đã đánh dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo giống cà chua Việc cải tiến năng suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng đầu
và chung cho tất cả các chương trình chọn tạo giống Trước năm 1925 việc cải tiến giống cà chua được thực hiện bằng cách chọn các kiểu gen ngay tư bản thân các giống - từ các đột biến tự nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di truyền đang tồn tại trong tự nhiên (theo Tigchelaar, 1986)
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống Năm 1860 những giống cà chua mới
đã được giới thiệu ở Mỹ Năm 1863, 23 giống cà chua được giới thiệu trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất
Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey tại trường nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886, tác giả đã tiến hành chọn lọc, phân loại giống cà chua trồng trọt Từ năm 1870 đến 1893, A.W.Livingston đã giới thiệu
13 giống cà chua trồng trọt được giới thiệu theo phương pháp chọn lọc cá thể Cuối thê kỷ XIX có trên 200 dòng, giống cà chua đã được giới thiệu rộng rãi (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000)
Nhiêu công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như
có màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua (Kuo, 1998)
Các dòng cà chua của AVRDC đều được chọn theo hướng kháng bệnh héo xanh vi khuân Một số sâu bệnh khác như virus xoăn vàng lá (TYLCV), sâu đục quả Các nhà khoa học đã xác định được các gen kháng virus ở nhiều loài cà chua Bằng các phương pháp lai truyền thống và hiện đại đã dần chuyển được một số gen kháng virus sang loài cà chua trồng trọt Các nhà nghiên cứu virus ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV Một số vật liệu chứa gen Tm2 đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua như L127, Ohio MR-12, MR-13
Trang 23Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh (1961) (dẫn theo Kiều Thị Thư, 2006), thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là: + Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm
+ Tạo giong cho san lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và nguyên liệu cho chế biến đồ hộp
+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh
Các nhà chọn tạo giống trên thế giới đã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, đột biến nhân tạo bước đầu đã thu được những thành công nhất định Bằng phương pháp lai Dialen một phần đã nghiên cứu di truyền tính kháng bệnh đốm lá ở cà chua làm giảm bệnh đốm lá ở con lai Một chương trình lai phối hợp đưa vào Pháp và 7 nước Trung cận Đông ở Châu Phi nhằm tăng tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua Các
loài hoang dại như Lycopersicon pimpinellifolium L.hirsutum, L peruvianum
được sử dụng làm nguồn chống chịu
Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua được tiến hành ở AVRDC- TOP, trường đại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống được đánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh cụ thể là các giống cà chua anh đào CHT104 CHT92 CHT105 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp hương vị ngon, quả chắc Các giống PT225, PT3027, PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping, 1994)
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua quả nhỏ đã được tiến hành ở AVRDC-TOP, Trường Đại học Kasetsart, phân viện Kamphaeng, Thái Lan Trong đó có nhiều mẫu giống được đánh giá có chất lượng tốt kết hợp với đặc tính chịu nóng, năng suất cao và chống chịu bệnh như: các giống lai cà chua Anh đào CHT104, CHT92, CHT105
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình
về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng đậu quả cho phép ở giới hạn
Trang 24nhiệt độ cực đại 32-34°C và cực tiểu 22-24°C đã đưa được nhiều giống lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN 161L CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143 (dẫn theo Morris, 1998)
Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A Cả 3 giống này đều sinh trưởng hữu hạn,
có khả năng chịu nhiêu loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virus Trong chọn tạo giống cà chua, người ta chú ý nhiều đến ưu thế lai Ở Nhật Bản ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm 1930 Khi lai thử giữa giống Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai về tổng trọng lượng quả cao hơn bố mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng quả phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ (trích theo Kiều Thị Thư, 1998)
Gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ, các nhà khoa học đã tạo
ra những giống cây trồng biến đổi gen trong đó có cà chua Những giống cây trồng này ngoài khả năng chống chịu được sâu bệnh, tuyến trùng, khô hạn, sương muối mà còn có khả năng cất giữ bảo quản lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao Các nhà nghiên cứu tại đại học bang Oregon (Mỹ) đang hoàn thiện một giống cà chua tím, đây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng Loại cà chua này có nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ Hàng trăm năm trước các nhà khoa học đã phát hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này nhỏ và có độc Vào thập niên 1960- 1970, các nhà khoa học đã thu nhặt hạt giống từ cà chua tím và lai với loài hiện đại để cho ra loại quả an toàn với mọi người hơn dạng ban đầu của nó
Hiện nay với nền khoa học kỹ thuật hiện đại các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục những công trình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua để đáp ứng nhu cầu của con người đặc biệt là cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến
1.3.1.1 Một số nghiên cứu về giống cà chua quả nhỏ trên thế giới
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua quả nhỏ đã được tiến hành ở AVRDC-TOP, Trường Đại học Kasetsart, phân viện Kamphaeng Saen, Thái Lan Trong đó nhiều mẫu giống được đánh giá có chất lượng rất tốt kết hợp với đặc tính chịu nóng, năng suất cao và chống chịu bệnh như: các giống lai cà chua Anh Đào CHT104, CHT92 và CHT105 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu
Trang 25sắc đẹp, hương vị ngon, quả chắc (Wangdi, 1992, Trích dẫn theo Trần Thị Minh Hằng, 1999); các giống PT4225, PT3027, PT4165, PT4446, PT4187, PT4121, vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng tốt, hàm lượng chất khô cao, màu sắc
đỏ đều, quả chắc, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping 1994); giống FMTT3 cho năng suất 66,75 tấn/ha, chất lượng quả tốt, hàm lượng chất hòa tan cao (5,38o Brix), quả chắc, tỷ lệ quả nứt thấp (5,79%) (Kang Gaoquiang, 1994) Giống cà chua Anh Đào CHT 267 và CHT 268 có năng suất cao (52,3 tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hòa tan cao (6,6 – 6,7o Brix) và hàm lượng đường cao, hương vị ngon và rất ngọt, rất thích hợp cho ăn tươi (Zhu Guopeng, 1995, Trích dẫn theo Trần Thị Minh Hằng, 1999)
Năm 1995 -1996, 11 giống cà chua quả nhỏ đã được đánh giá trong thí nghiệm đồng ruộng của ARV-AVRDC có trụ sở tại Kamphaengsaen Campus, Đại học Kasetsart, Nakhon Pathorn, Thái Lan Giống CH156 đã cho năng suất cao nhất đạt 44,53 tấn/ha Ảnh hưởng của côn trùng đến khối lượng quả thấp nhất ở CH155 là 7,47 kg/cây Giống CH151, CH153, và CH 156 có khả năng bảo quản trong điều kiện phòng lạnh
Theo Kuo (1998), giống cà chua ăn tươi mini màu đỏ, trồng trong vụ Xuân cho năng xuất đạt 42,1 - 45,8 tấn/ha độ Brix 6,48 - 6,83, trồng trong vụ Hè Thu đạt năng xuất 17,7 - 21 tấn/ha độ Brix 5,25 - 5,85 Đó là các giống CTH
1126, CTH 1127 và CTH 1120 Các giống CTH 1190, CTH 1200 và CTH 1201 vừa có độ Brix trên 6,25 vừa có hàm lượng Betacarotene, Lycopene khá cao, điều này rất có ý nghĩa trong dinh dưỡng con người Tháng 12/2002 CTH 1127
đã được Bộ Nông Nghiệp Đài Loan (the ROC Coucil of Agriculture) đặt tên là giống Tainan ASVEG-No11
Theo báo cáo tổng kết nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) (2002),(2003) đã nghiên cứu, đánh giá 8 giống cà chua quả nhỏ (cherry tomato) như CLN2545, CLN254DC… năng suất 15 tấn/ha, 20 giống
cà chua chất lượng cao phục vụ chế biến (Processing tomato) như CLN2498-68, CLN2498-78… đạt năng xuất trên 55 tấn/ha và 9 giống cà chua phục vụ ăn tươi, nấu chín như: Taoyuan; Changhur, Hsinchu2… năng suất đạt 70 tấn/ha
Trang 26Năng suất cà chua sẽ giảm đáng kể nếu bị nhiễm virus xoắn lá (ToLCV) vào thời gian ra hoa Năm 2002, 2003; 5 giống cà chua lai quả nhỏ màu đỏ, kháng virus xoắn lá(ToLCV) là CHT 1312, CHT 1313, CHT 1372, CHT 1374, CHT 1358 và giống đối chứng Tainan-ASVEG No.6 đã được tiến hành thử nghiệm, đánh giá ở 4 địa điểm (AVRDC, Annan, Luenbey, Sueishan) Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm virus của các dòng CHT là rất thấp (dưới 5% năm và dưới 11% năm 2003), trong khi đó tỷ lệ nhiễm virus của giống đối chứng là rất cao (74-100% năm và 86,5-100% năm 2003)
Dựa trên kết quả nghiên cứu PYTs, năm 2003 Đài Loan đã đưa vào sản xuất giống cà chua lai quả nhỏ CHT1200 – được phát triển bởi AVRDC và CHT
1200 đã chính thức được đặt tên là Hualien-ASVEG No.13 Giống cà chua lai quả nhỏ CH 1200 có quả màu vàng cam khi chín, giàu β-carotene (2,8mg/100 g), quả dạng oval, chắc, tỷ lệ nứt quả thấp, có khả năng kháng ToMV và nấm héo rũ
Fusarrium chủng 1 và 2
Để tuyển chọn giống cà chua lai quả nhỏ triển vọng cho sản xuất vụ Hè Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã tiến hành thí nghiệm với 5 giống cà chua lai quả nhỏ có khả năng kháng virus ToLCV khi quả chín có màu
đỏ là CHT 1312, CHT 1313, CHT 1358, CHT 1372, CHT 1374 và giống đối chứng là Tainan-ASVEG No.6 Thí nghiệm được tiến hành tháng 6/2002 đến 24/06/2004 (với nhiệt độ ngày đêm là 28,1oC/19,6oC và tổng lượng mưa 210 mm), thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD với 4 lần nhắc lại Kết quả cho thấy giống CHT 1372 đạt năng suất cao nhất 54,5 tấn/ha, tiếp đến là CHT 1312
và CHT 1358 với năng suất lần lượt là 53,6 tấn/ha và 53,3 tấn/hatrong khi đó đối chứng Tainan-ASVEG No.6 chỉ đạt 28,2 tấn/ha Các giống CHT này đều có tỷ lệ nhiễm virus xoăn lá (ToLCV) thấp (2,6-7,8%) trong khi 99% giống đối chứng bị nhiễm bệnh CHT 1358 có quả nhỏ nhất (11,8g/quả) nhưng lại có khả năng cho thu quả dài nhất và đạt 8,18o Brix
Tháng 12/2014, dựa trên kết quả nghiên cứu của PYTs, Đài Loan đã đưa vào sản xuất giống cà chua lai quả nhỏ CTH 1201 – được phát triển bởi AVRDC
và CTH 1210 đã chính thức được đặt tên là Hualien-ASVEG No.14 Đây là giống cà chua có hàm lượng β-carotene cao (2,7 mg/100g), quả khi chín có màu
Trang 27vàng cam, quả dạng thuôn dài, quả chắc tỷ lệ nứt quả thấp kháng và kháng
ToMV và Fusarium chủng 1 và 2
Tháng 01 năm 2007 dòng cà chua quả nhỏ màu vàng CHT đã được công nhận là giống mới và được đặt tên là ‘Hualien Asveg 21’ Đây là giống sinh trưởng vô hạn, quả dạng oval khi chín có màu vàng cam, khối lượng trung bình quả đạt 13,5g/quả, độ Brix đạt 7,3, quả chắc, hương vị tốt, tỷ lệ nứt quả thấp Giống mới này có khả năng kháng virus xoăn lá (ToLCV) (với gen Ty-2), khảm lá (với gen TM-2a) và vi khuẩn héo rũ chủng 1 và 2 (với gen I-1 và I-2) Giống thích hợp trồng trong vụ Xuân và Hè muộn
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm về cà chua quả nhỏ cũng đã được tiến hành
ở Châu Phi Theo chương trình cải thiện giống cà chua cho vùng núi Châu Phi, AVRDC-RCA đã lựa chọn 26 dòng cà chua quả nhỏ thụ phấn tự do để đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, từ đó xác định tiềm năng thích nghi của các dòng
cà chua này trước khi đưa ra phổ biến 26 dòng cà chua này đã được đánh giá ở
vụ Thu năm 2000 và 2001 Năm 2000, dòng CLN1555-106-4 và CLN156-142-2 cho năng suất cao nhất (hơn 55 tấn/ha) Năm 2001, dòng CLN155-106-4 và CLN1558-100-10 có tiềm năng cao so với hệ thống canh tác vùng núi Châu Phi Năm 2003, để đánh giá so sánh về năng suất, chất lượng của các dòng cà chua quả nhỏ với các dòng cà chua quả chua fresh-market, 14 dòng cà chua tự thụ phấn tự do và hai dòng cà chua lai F1 đã được đánh giá về năng suất, chất lượng dưới điều kiện tự nhiên ở Arusha Kết quả cho thấy giữa các dòng cà chua quả nhỏ, quả của CLN1558A có pH thấp nhất và phần trăm của citric, malic, tartaric
và axit acetic là cao nhất Các dòng lai CHT 154, CHT 155 cho quả nhỏ nhất và cho năng suất thấp nhất, năng suất cao nhất là của CLN 2070B Hàm lượng các chất hòa tan của các dòng cà chua quả nhỏ đặc biệt là của các dòng cà chua quả nhỏ lai là vượt trội hơn hẳn so với dòng cà chua fresh-market Mặc dù sản lượng trái cây có thể thấp hơn, người tiêu dùng vẫn có thể ưu tiện lựa chọn cà chua quả nhỏ làm cây trồng có giá trị ở Đông Châu Phi
Trang 281.3.1.2 Một số nghiên cứu cà chua chất lượng cao trên thế giới
Cà chua loại rau ăn quả cao cấp, với các giá trị về dinh dưỡng và y học cà chua vừa được sử dụng dưới vai trò là quả ăn tươi vừa có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau Vì vậy, ngoài năng suất, tính chống chịu thì chất lượng cũng là mối quan tâm lớn của các nhà chọn giống Để nghiên cứu được một giống cà chua có chất lượng cao các nhà chọn giống phải quan tâm đến nhiều yếu tố: Hàm lượng chất khô (đường, β-caroten, Vitamin C, ), mẫu mã quả (màu sắc, hình dạng, hương vị, ), hàm lượng đường tự do, hàm lượng axit hữu cơ, tỷ lệ đường/axit
Hương vị cà chua có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nó và chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tác động giữa việc giảm hàm lượng đường (Glucoza, Fructoza)
và axit hữu cơ (axit Citric và axit Malic)
Hàm lượng đường dễ tan góp phần quan trọng vào việc tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm Hàm lượng đường dễ tan trong quả cà chua gồm Glucoza, Fructoza, ở hầu hết các giống chúng đều tạo nên trên 50% lượng chất khô tổng
số Nhiều công trình nghiên cứu tăng hàm lượng chất khô tổng số cho các giống
có năng suất cao thông qua việc lai tạo giữa các loài khác nhau của chi
Lycopesicon Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất khô cao thì năng suất giảm và ngược lại, do vậy cần dung hòa hai yếu tố này trong công tác chọn giống (dẫn theo Nguyễn Thanh Minh, 2004)
Một số nghiên cứu cho rằng việc nâng cao chất khô dễ tan trong giống quả mềm dễ hơn quả chắc Có thể tạo ra giống có năng suất thấp nhưng hàm lượng chất khô không tan và khó tan, hàm lượng axit cao nhưng để tạo ra được giống
có năng suất cao cùng với các chỉ tiêu về chất lượng cao là rất khó
Hàm lượng axit hữu cơ và độ pH là các yếu tố quan trọng tạo nên hương
vị quả cà chua Trong nhiều trường hợp các giống quả chắc có hàm lượng axit thấp vì quả của các giống này có số ngăn ô nhỏ hơn (với cà chua thì hàm lượng axit chứa trong ngăn ô cao hơn trong thịt quả) Để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lai giống có gen quy định hàm lượng axit cao với giống có tiềm năng năng suất để cải thiện lượng axit trong quả
Trang 29Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà chua Hàm lượng vitamin C liên quan đến các yếu tố như cỡ quả, dạng quả, số ngăn quả Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng vitamin C cao hơn Trong quả Vitamin C tập trung ở gần vỏ quả, trong mô của ngăn quả điều này cho thấy các giống quả chắc thường có hàm lượng vitamin C thấp hơn
Màu sắc quả cà chua được tạo nên bởi sự kết hợp của sắc tố đỏ (quy định bởi gen og) và chất nhuộm màu (quy định bởi gen hp) Nếu chỉ có sắc tố đỏ sẽ tác động bất lợi đến hàm lượng vitamin A của quả Người ta đã dùng phép lai ngược lại để chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời kỳ nở hoa thông qua việc xử lý cây ở nhiệt độ thấp Sự kết hợp này tạo cho thế hệ con lai bảo vệ được
cả hai gen từ thời kỳ cây con cho tới trước khi trồng Mặt khác sự kết hợp giữa hai gen này tạo cho quả cà chua có màu đỏ đẹp, bền Ngoài ra một số giống có thân lá phát triển, độ che phủ quả tốt tạo cho quả ít bị biến đổi màu do ánh sáng mặt trời
Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã đưa ra giống cà chua màu vàng có hàm lượng β-Caroten cao gấp 3 – 6 lần so với giống cà chua màu đỏ Ngoài ra giống cà chua này còn có hàm lượng axit thấp hơn, độ ngọt tương đương các giống cà chua quả đỏ Giống cà chua này góp phần làm giảm tỷ lệ quáng gà, mù cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang
và kém phát triển Giống cà chua này được trồng phổ biến ở Bangladet và được đông đảo người dân đón nhận
Tỷ lệ giữa độ chắc quả và dịch quả trong ngăn hạt là một trong những chỉ tiêu để chọn tạo giống cà chua chất lượng cao Dịch quả là nguồn axit quan trọng
và giúp người sử dụng cảm nhận hương vị của quả cà chua Stevens cho rằng việc tăng hàm lượng axit và đường trong thành phần dịch quả rất cần thiết trọng việc tạo hương vị tốt cho những giống cà chua mới, đặc biệt là cho các giống phục vụ ăn tươi (Stevens, 1997) Tuy nhiên, lượng dịch cao thường gây khó khăn cho công tác vận chuyển, bảo quản và thu hoạch Vì vậy các nhà chọn giống cần phải chú ý kết hợp hài hòa giữa độ chắc quả và dịch quả (Eskin, 1989)
Trang 30Ngày nay, các nhà chọn giống đã ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện đại trong công tác chọn tạo giống cà chua như nuôi cấy bao phấn
để tạo dòng thuần, chuyển nạp gen năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và đã tạo được những giống cà chua chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu khác nhau Bằng kỹ thuật biến đổi gen, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Trung Quốc sau hơn 10 năm nghiên cứu đã cho ra đời 1 giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể người Cà chua còn là chủ thể khá tốt để sản xuất các vacxin và dược phẩm, các nhà nghiên cứu ở Novosibirsk đang phát triển loại vacxin chống AIDS ăn được trên cơ sở cà chua biến đổi gen Các protein tổng hợp từ cây biến đổi gen an toàn hơn rất nhiều các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật do mầm gây bệnh ở động vật và người như là virus hoặc prion không sinh sản trong tế bào thực vật
1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Đến nay đã hơn 100 năm, cây cà chua ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước Nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần chọn tạo bộ giống thích hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống trong điều kiện sinh thái nước ta Công tác chọn tạo giống cà chua, ở Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 và hiện nay đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ
* Nghiên cứu chọn tạo cà chua có những phương pháp:
- Thu thập nguồn vật liệu khởi đầu: nguồn vật liệu là các giống địa phương, các loài hoang dại, các giống nhập nội từ khắp nơi trên thế giới
Đến nay chúng ta đã thu thập được 717 mẫu giống cà chua được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, Viện Di truyền nông nghiệp và tại Học viện nông nghiệp Việt Nam
- Chọn lọc cá thể nhiều lần để thuần hóa giống và chọn dòng thuần từ tập đoàn nhập nội
- Chọn giống mới bằng phương pháp lai hữu tính để tạo ra con lai kết hợp được những ưu điểm của cả bố và mẹ
Trang 31Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam (Viện Rau Quả, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Viện Di truyền nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ) đã lai tạo và tạo ra nhiều giống cà chua lai mới có triển vọng, năng suất cao, chất lượng quả tốt, chống chịu được sâu bệnh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện bởi các Viện, Trường, Trung tâm Trong đó có một số đơn vị chủ lực như Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp
Theo Nguyễn Hồng Minh (2007) công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước 1985: Sản xuất cà chua còn nhỏ lẻ, sử dụng chủ yếu là giống cà chua múi Bên cạnh đó một số giống cà chua được du nhập như Ba Lan ngày càng mở rộng diện tích Một số cơ sở nghiên cứu trong nước triển khai các nghiên cứu về thu thập tài liệu (nhập nội), chọn lọc, đánh giá, lai tạo Cà chua sản xuất chủ yếu ở vụ Thu Đông, những năm cuối 1970 đầu 1980 các nghiên cứu về thời vụ (Tạ Thu Cúc, 1985), đề xuất ở miền Bắc có thể trồng được
vụ cà chua xuân hè đê mở rộng thời gian cung cấp sản phẩm
- Giai đoạn 1986 - 1995: Các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã thu được kết quả và đi theo hai hướng:
Các giống trồng trong điều kiện vụ đông “truyền thống” như các giống số 7,
214, Hồng lan (VCLTCTP)
Các nghiên cứu về chọn giống cà chua chịu nóng để phục vụ cho trồng cà chua trái vụ Do điều kiện nóng ẩm đặc thù của nước ta nên tới năm 1994 - 1995 nước ta vẫn chưa đưa ra được giống cà chua chịu nóng đảm bảo chất lượng thương phẩm để đưa ra sản xuất Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ quan nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua chịu nóng có hệ thống ở nước ta Năm 1995 đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng và đáp ứng được các yêu cầu về
Trang 32năng suất, chất lượng thương phẩm Tới năm 1997, giống MV1 được công nhận là giống quốc gia, được phát triển trên diện tích đại trà lớn (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1999), đây là giống cà chua chịu nóng, trồng trái vụ đầu tiên chọn tạo ở nước ta trồng trên diện tích lớn ở vụ sớm và vụ muộn xuân hè
- Giai đoạn 1996 - 2005: Các giống cà chua lai nước ngoài nhập vào nước
ta ngày càng ồ ạt Chọn tạo giống cà chua trong nước đứng trước những thách thức cạnh tranh lớn
Tạo giống cà chua lai và công nghệ sản xuất giống lai cà chua được triển khai nghiên cứu hệ thống và nhiều hơn cả là Học viện Nông nghiệp Việt Nam với quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quy mô đại trà đầu tiên ở nước ta vào năm 1997 - 1998 Từ năm 1998 giống cà chua lai HT7 của trường đại học Nông Nghiệp I bắt đầu mở rộng diện tích sản xuất đại trà Tháng 9 năm
2000, tại hội nghị khoa học, Bộ Nông Nghiệp đã công nhận chính thức giống cà chua lai HT7 là giống quốc gia Năm 2004 đã đưa ra một số giống cà chua lai mới công nhận tạm thời HT21 (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006) và VT3 (Viện CLT và TP) Từ 2005 - 2006, nhiều giong cà chua lai của trường đại học Nông Nghiệp I có khả năng cạnh tranh với các giống ngoại nhập như: HT42, HT160, Bên cạnh đó, một số giống cà chua
tự thụ chọn lọc (giống thuần) phục vụ chế biến được đưa ra như PT18 (Viện nghiên cứu rau quả)
- Giai đoạn từ 2005 - 2006 trở đi: Giai đoạn này, những nghiên cứu về chọn tạo giống chống chịu bệnh virus đang bắt đầu được triển khai ở nhiều cơ sơ nghiên cứu của nước ta trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ở giai đoạn này sản xuất cà chua mini (quả nhỏ) ở nước ta đã có được sự khởi sắc về diện tích (phục vụ chủ yếu cho đóng hộp xuất khẩu) Năm 2004 -
2005 đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quả nhỏ trên quy mô đại trà, đã tạo ra bộ giống cà chua lai quả nhỏ chất lượng cao phát triển cho sản xuất: năm 2007, giống cà chua lai quả nhỏ HT144 đã phát triển diện tích sản xuất đại trà lớn, phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu (đóng hộp nguyên quả) HT144 là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên của Việt Nam chất lượng cao
Trang 33cạnh tranh thành công với các giống thế giới để phát triển sản xuất lớn Với thành công đó đã xây dựng được thương hiệu giống rau lai HT, đây là thương hiệu giống rau lai đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh được với giống rau lai tiên tiến thế giới để phát triển sản xuất lớn Bên cạnh đó mới đây trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn đưa ra 2 giống cà chua lai HT42 và HT160 là những giống cho năng suất cao trên đơn vị diện tích HT42
là giống ngắn ngày, nhanh chín, thời gian từ trồng tới thu lứa quả đầu 55-60 ngày Giống có khả năng sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả tốt ở nhiều điều kiện thời tiết bất thuận (đặc biệt điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng ít) có khả năng chống chịu tốt bệnh chết héo cây (do vi khuẩn) HT160 phục vụ cho trồng ở các vụ sớm, đông sớm, đông chính, đông muộn, năng suất cao: 50-68 tấn/ha
Có thể nói điểm trọng yếu trong chiến lược nghiên cứu, phát triển sản xuất
cà chua ở nước ta là mở rộng quy mô ngày càng lớn các giống cà chua lai chất lượng cao, nhằm mở rộng các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng ở trong nước và xuất khẩu
Như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở hàng đầu nước ta về tạo ra các giống cà chua lai (các giống cà chua lai mang thương hiệu HT - thương hiệu giống rau lai đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh được với các thương hiệu giống rau lai trên thế giới ), và các công nghệ phát triển giống, thâm canh trên diện tích lớn Các nghiên cứu của Trung tâm đã tạo nên bước tiên bộ nhảy vọt, đột phá chưa từng
có trong phát triển ngành rau ở Việt Nam Các bộ giống của trung tâm tạo ra đa dạng, có khả năng cạnh tranh với các giống ngoại nhập, phá vỡ sự độc quyền về các giống rau lai tiên tiến của các tập đoàn tư bản nước ngoài nhập vào nước ta Các giống cà chua HT có thời gian sinh trưởng ngắn và chất lượng tốt, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, khắc phục được những nhược điểm của các giống ngoại nhập để phát triển sản xuất
Trang 34Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng nhót (dài) vụ Xuân Hè 2015 tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Gia Lâm - Hà Nội
- Đánh giá, tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng tròn trong điều kiện vụ Xuân Hè 2015 tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Gia Lâm - Hà Nội
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm 1
Gồm 32 tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài do trung tâm nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra, gồm: D1, D2, D8, D11, D12, D15, D16, D318, D101, D102, LG1, LG2, LG3, LG4, LG5, LG6, LG7, LG8, LG9, LG10, LG11, LG12, LG13, LG14, LG15, LG16, LG17, LG18, LG19, LG20, LG21 Đối chứng là giống Thúy Hồng (nhập nội)
Thí nghiệm 2
Gồm 34 tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng tròn do Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao-Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra gồm: B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B9, B12, B13, B14, B15, B16, C1, C2, C4, C5, C6, C12, C13, C14, C16, E4, E5, E6, E9, E12, E13, E15, D105, D106, D107, D108, D109
2.3 Phương pháp Nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm
- Địa điểm thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát tuần tự không nhắc lại
- Mỗi ô thí nghiệm 8,0m2 trồng 22 cây
Trang 35- Chuẩn bị hạt giống : Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm lớn hơn 80%
- Gieo hạt: Gieo hạt với mật độ 2g/m2, sau đó rắc lớp đất bột, phủ lên trên mặt luống một lớp trấu và rơm sạch để giữ ẩm cho hạt
- Chăm sóc : Tưới nước giữ ẩm, khi hạt nảy mầm khỏi mặt đất thì gỡ bỏ lớp phủ hạt, tỉa cây con
- Khi gieo khoảng 25 - 30 ngày, cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ đem trồng
c Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất
- Làm đất: Phải có thời gian để ải, phải làm sạch cỏ dại
- Lên luống cao 30cm, rộng 1,45cm, đáy rãnh rộng 30cm
- Cách trồng: Trồng cây vào thời điểm chiều mát, không trồng quá sâu, sau khi trồng phải tưới nước ngay để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây
- Bón phân:
+ Lượng bón ( tính cho 1 ha): 10 tấn phân chuồng + 400 kg đạm Urê +
650 kg Supe lân + 360 kg Kali
+ Cách bón :
Bón lót toàn bộ phân chuồng + 50% lân
Bón thúc (4 lần)
Lần 1: Sau trồng 7 – 8 ngày, bón 10% đạm và 10% lân
Lần 2: Khi cây ra hoa rộ, bón 30% đạm, 40% lân và 30% kali
Lần 3: Khi quả rộ, bón 30% đạm và 40% kali
Lần 4: Sau khi thu hoạch quả đợt 1, bón 30% đạm và 30% kali
Trang 36- Vun xới, làm cỏ: Tiến hành 3 lần
- Tưới nước: Đảm bảo độ ẩm đất 70 – 80%
+ Ở thời kỳ cây con giữ độ ẩm đất 80%
+ Sau trồng cây tưới ngay
+ Vào thời điểm phân cành nhánh mạnh và ra hoa kết quả cần tưới nước
độ 7-10 lần/ngày
+ Xới vun, làm cỏ thường xuyên kết hợp bón phân và tưới nước
+ Cắm giàn sau khi xuất hiện chùm hoa 1
+ Phòng trừ sâu bệnh
2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi
a Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày)
- Thời gian từ trồng đến ra hoa
- Thời gian từ trồng đến đậu quả
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín
- Tổng thời gian sinh trưởng của các THL
b Một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc cây
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/7 ngày)
- Động thái ra lá trên thân chính: trước khi trồng đếm số lá và 7 ngày đếm lại một lần
- Dạng hình sinh trưởng: vô hạn hay hữu hạn
- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất (cm)
- Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất
- Tỷ lệ đậu quả ở mỗi cây: đánh giá ở 5 chùm đầu
- Số chùm quả trên cây
Trang 37- Chiều cao thân cây (cm): đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng
c Một số đặc điểm hình thái, đặc điểm nở hoa, độ hữu dục của hạt phấn
- Màu sắc lá: quan sát màu sắc và phân biệt lá màu xanh sáng, xanh trung bình và xanh đậm
- Đặc điểm nở hoa: quan sát và phân ra nở hoa rải rác, nở hoa rộ tập trung
- Dạng chùm hoa:
+ Đơn giản (bình thường): hoa ra trên 1 nhánh chính
+ Trung gian: hoa ra trên 2 nhánh chính
+ Phức tạp: chùm hoa chia thành nhiều nhánh
- Đặc điểm nở hoa: Nở tập trung, nở rải rác
d Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Số hoa trên từng chùm
+ Số quả đậu trên từng chùm
+ Độ lớn quả: (khối lượng trung bình quả: gam)
+ Năng suất cá thể = (tổng số quả/cây) x khối lượng trung bình quả
+ Tỷ lệ đậu quả của từng chùm, tính trung bình của 5 chùm hoa
- Tỷ lệ đậu quả = (số quả đậu / số hoa) × 100%
e Một số đặc điểm về hình thái quả
- Dạng quả: được tính theo công thức tính chỉ số hình dạng : I = H/D Trong đó: H: chiều cao quả (cm)
D: đường kính quả (cm)
I > 1: dạng quả dài
I = [0,85-1]: dạng quả tròn
I < 1: dạng quả bẹt
- Dạng mặt quả: có múi sâu, múi nông, phẳng
- Màu sắc quả chưa chín quan sát và phân biệt vai quả xanh (đậm, xanh bình thường), vai quả trắng ngà hoặc trắng
- Màu sắc quả khi chín hoàn toàn (đánh giá lứa quả giữa cây):
Trang 38+ Vụ xuân hè quan sát và phân biệt màu vỏ quả đỏ rõ nét và đều, đỏ có vàng ở phần núm quả, đỏ xem kẽ vàng hay vàng
- Độ dày thịt quả (mm)
- Độ chắc quả: được đánh giá bằng phương pháp cảm quan
Độ chắc (theo Kader và Morris, 1976) có các mức sau:
+ Rất cứng: quả không bị móp khi ấn mạnh bằng tay, khi thái lát không bị mất nước hay hạt
+ Cứng: quả chỉ bị móp nhẹ khi ấn tay, khi thái lát không mất nước hay hạt
+ Chắc: quả bị móp nhẹ khi ấn tay bình thường, khi thái có rơi một ít giọt nước và hạt
+ Mềm: quả bị móp khi ấn nhẹ, khi thái có chảy nước và hạt
+ Rất mềm: quả dễ móp khi ấn nhẹ, khi thái chảy nhiều nước và hạt
- Số hạt/ quả
- Số ngăn hạt/ quả: cắt ngang quả và đếm số hạt trên quả
2.3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả
- Độ ướt thịt quả đánh giá theo các mức: rất ướt, ướt, khô nhẹ, khô
- Đặc điểm thịt quả đánh giá theo các mức: thô sượng, chắc mịn, chắc bở, mềm mịn và mềm nát
- Khẩu vị đánh giá theo các mức: ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua dịu, chua và rất chua
- Hương vị đánh giá theo các mức: có hương (hương nét đậm, hương nét, hương nhẹ), không rõ hương vị, hăng(ngái)
- Độ Brix
2.3.6 Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng
- Bệnh do virus đánh giá 5 lần, bắt đầu đánh giá từ lúc ra hoa, các lần đánh giá tiếp theo cách nhau 7 ngày, chia làm 2 nhóm triệu chứng (tính % cây bị bệnh):
+ Triệu chứng nặng: cây cà chua bị xoăn lá, biến vàng, lá dạng dương xỉ, xoăn lùn
+ Triệu chứng nhẹ: khảm lá, xoăn xanh ngọn
Trang 39- Bệnh héo xanh do vi khuẩn tính % số cây bị hại
- Bệnh sương mai (phytopthora infestans), đốm lá lớn, đốm lá nhỏ được
đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (hướng dẫn của AVRDC)
Trang 40Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè trên đồng ruộng nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tiềm năng năng suất, chất lượng của các tổ hợp lai dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh cụ thể Cà chua trồng trong vụ Xuân Hè hầu như chịu điều kiện bất thuận trong suốt quả trình sinh trưởng Đặc biệt là giai đoạn ra hoa đậu quả chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ cao Chính vì những điều kiện bất thuận như vậy nên đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng quả cà chua
Sau đây là những kết quả thu được qua nghiên cứu các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài và dạng tròn trong vụ Xuân Hè năm 2015
I Đánh giá các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ dạng dài
Quá trình sinh trưởng của cây cà chua lần lượt trải qua các thời kỳ khác nhau Động thái sinh trưởng của thời kỳ trước ảnh hưởng đến các thời kỳ sau Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây đều phải chịu tác động của nhiều yếu tố như đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác Vì vậy, việc xác định thời gian sinh trưởng của các mẫu giống là rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi cho con người mà không ảnh hưởng xấu đến cây Mặt khác, nắm được thời gian sinh trưởng của các mẫu giống chúng ta có thể dự đoán thời gian thu hoạch, sắp xếp các giống thích hợp với thời vụ gieo trồng; cơ cấu luân canh cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất
Phục vụ mục đích trên tôi tiến hành nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn khác nhau của tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Xuân hè
2015 Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1