Trước hết ta phải hiểu thế nào là phát triển bền vững hạ tầng viễn thông, từ đó chúng ta mới có thể xem xét hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn trong thời gian vừa qua. Trước hết, đó phải là cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ, băng thông rộng, tốc độ cao, vùng bao phủ rộng. Một hạ tầng viễn thông bền vững còn phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; Chất lượng dịch vụ phải ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia; Giá cước dịch vụ viễn thông phải
hợp lý và phù hợp với thu nhập để đảm bảo quyền truy cập của mọi người dân; Sự phát triển phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm sự khác biệt giữa các vùng miền; Phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cuối cùng là bảo đảm sự phát triển ổn định thị trường viễn thông trên cơ sở, hài hoà lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng. Để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông phải triển khai đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông và Internet. Cho tới thời điểm này, việc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet đã được Bộ tíến hành quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh; tận dung cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên viễn thông và các nguồn lực quốc gia. Bộ cũng đã có những cơ chế, chính sách cấp phép phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ Internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới đã được đầu tư; phát triển hạ tầng mạng nội hạt để cung cấp các dịch vụ truy cập băng rộng, kết nối mạng máy tính, tận dụng cở sở hạ tầng sẵn có (truyền hình cáp, thông tin trên đường dây điện lực…) để cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet kết hợp với các dịch vụ khác. Năng lực đội ngũ CBCNV trong thời gian quan được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ nên có chuyên môn ngày càng cao có thể đảm đương các công việc đòi hỏi chất xám, năng lực quản lý cũng được nâng cao. An toàn thông tin liên lạc được giữ vững, thông suốt 24/24 sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Trong các năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của Viễn Thông Lạng Sơn không ngừng tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch, số lượng thuê bao được tăng lên đáng kể trên tất cả các loại hình dịch vụ đó là do chất lượng các loại hình dịch vụ ngày càng được nâng cao tạo được uy tín tin dùng của khách hàng và do nhiều loại hình dịch vụ mới được đưa ra, các chính sách khuyến mại giảm cước liên tục được sử dụng nhằm kích cầu. Tất cả các mặt trên cho thấy hiệu quả của quá trình đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn là khá cao, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, thất thoát không đáng kể tạo ra doanh thu lớn cho đơn vị góp phần tích lũy vốn nhằm đầu tư phát triển trong
những năm tiếp theo và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, tuy hiệu quả đầu tư ngày càng được nâng cao, tốc độ được đánh giá là tăng trưởng cao nhưng so với mức chung của cả nước và thế giới, hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng vẫn còn khá thấp chỉ bằng ½ mức trung bình thế giới, điều đó đòi hỏi trong thời gian tới Viễn Thông luôn phải có các kế hoạch thật tỉ mỉ trong quá trình sử dụng vốn nhằm tăng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn từ đó tăng cường hiệu quả đầu tư tạo sức bật cho Viễn Thông trong việc cạnh tranh trên thị trường viễn thông với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Tuy hiện nay thị phần của Viễn Thông trong các lĩnh vực còn chiếm tỉ lệ khá lớn như di động, cố định, internet.. nhưng trong tương lai với sự tham gia của các doanh nghiệp mới và phát triển của các doanh nghiệp hiện sẽ làm giảm thị phần của Viễn Thông Lạng Sơn đòi hỏi Viễn Thông luôn phải có các chiến lược, chính sách trong kinh doanh cũng như đầu tư nhằm giữ vững thị phần và vị trí luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Viễn Thông.
• Doanh thu : Tổng doanh thu phát sinh đạt 166.708,24 triệu đồng đạt 110,8% kế hoạch tập đoàn giao và tăng 45,6% so với năm 2008.
ST
T Loại hình dịch vụ
Doanh thu 2009 (triệu đồng)
Khối lượng hoàn thành theo kế hoạch (%) So với 2008 (%) 1 Cố định hữu tuyến. 40.000 85,4 - 20,65 2 G-Phone. 15.000 125,34 + 290,43 3 Di động trả sau. 47.000 139,1 + 68,87 4 Internet. 17.747,3 76,8 + 65 5 Dịch vụ VTCI 6.745,54 100 + 56,3 6 Dịch vụ còn lại 29.438 135,34 + 278,5 7 Hòa mạng. 4.543,3 137,6 + 49,5 8 Khác (bán hàng hóa). 6.234,1 498,6 + 386 9 Tổng 166.708,24 110,8 + 45,6 Trong đó:
- Doanh thu dịch vụ cố định hữu tuyến: 40.000 triệu đồng đạt 85,4% kế hoạch; giảm 20,65% so với năm 2008.
- Doang thu dịch vụ G-Phone: 15.000 triệu đồng đạt 125,34% kế hoạch, tăng 290,43% so với năm 2008.
- Doanh thu dịch vụ di động trả sau: 47.000 triệu đồng đạt 139,1% kế hoạch, tăng 68,87% so với năm 2008.
- Doanh thu dịch vụ Internet: 17.747,3 triệu đồng đạt 76,8% kế hoạch, tăng 65% so với năm 2008.
- Doanh thu các dịch vụ còn lại: 29.438 triệu đồng đạt 135,34% kế hoạch và tăng 278,5% so với năm 2008.
- Doanh thu dịch vụ VTCI được ghi thu là 6.745,54 triệu đồng bằng 100% kế hoạch giao theo QĐ 2414/QĐ – VNPT – KH ngày 15/12/2009 và bằng 56,3% so với KH Tập đoàn giao chính thức tháng 4/2008.
- Doanh thu hòa mạng: 4.543,3 triệu đồng đạt 137,6% kế hoạch tăng 49,5% so với năm 2008.
- Doanh thu khác VT – CNTT (chủ yếu là bán hàng hóa): 6.234,1 triệu đồng đạt 498,6% kế hoạch tăng 386% so với năm 2008.
- Doanh thu VT – CNTT trừ thẻ trả trước, cước kết nối và bán hàng hóa (doanh thu chiều đi) đạt 139.497,1 triệu đồng đạt 114,4 kế hoạch và tăng 27,8% so với năm 2008.
"Môi trường cạnh tranh trong viễn thông đã được thiết lập...". Lạng Sơn "đã thiết lập thị trường cạnh tranh với 6 DN hạ tầng". Có 4 DN viễn thông di động đang chia sẻ thị phần là VinaPhone (48,72% thị phần), MobiFone (35,63% thị phần),
Viettel (11,41%) và S-Fone (4,24%). Thị phần của dịch vụ Internet với "miếng bánh" lớn nhất thuộc về VNPT (với 59,18% thị phần), tiếp sau đó là: FPT (29,70%), Viettel (11,22%). Tuy vậy, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh chất lượng thấp về năng suất và hiệu quả đầu tư thì một thực tế đã được chỉ ra: "Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người thấp, nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ Viễn thông, Internet khá cao, Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói chung vẫn phát triển kém hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực về mật độ điện thoại và tỉ lệ người sử dụng Internet". Mục tiêu cụ thể: Dịch vụ viễn thông và Internet có giá cước tương đương hoặc thấp hơn khu vực. Mật độ điện thoại: 32-42 máy/100 dân. Mật độ thuê bao Internet: 8-12 thuê bao/100 dân (30% dùng băng thông rộng), điện thoại cố định và Internet phổ cập đến tất cả các xã...
Riêng về mục tiêu phát triển mạng đã được Viện Chiến lược nêu ra là: Cáp quang xuống đến huyện, xã. ĐTDĐ đến tất cả các tuyến giao thông quốc lộ, nội tỉnh. Cơ quan nhà nước đến cấp tỉnh, huyện được kết nối Internet băng thông rộng và với mạng diện rộng của Chính phủ. mục tiêu khác, đó là: Không kể các điểm Bưu điện văn hóa xã thì "100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng thông rộng. 100% viện nghiên cứu, THCN và THPT có truy cập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường THCS, bệnh viện được kết nối Internet". Tuy nhiên, đó là mục tiêu về số lượng, còn chất lượng thế nào thì chưa được nhắc đến.
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009
B/C Đồng 1,29 1,76 3,33 5,6
Doanh thu Tỷ Đồng 71,98 86,78 124,49 166,708
NPV Tỷ Đồng 71,98 79,89 102,88 125,25
Lợi nhuận Tỷ Đồng 29,78 45,35 80,53 137,173
Lợi nhuận sau thuế Tỷ Đồng 22,335 34,0125 60,3975 102,88 Doanh thu hàng năm tại Viễn Thông Lạng Sơn luôn có mức tăng trưởng cao từ 40-50% so với năm trước đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng ngày được nâng cao thể hiện ở chỉ tiêu 1 đồng vốn đầu tư tại Viễn Thông bỏ ra thu về 1,29 đồng doanh thu năm 2006; 1,76 đồng doanh thu năm 2007; 3,33 đồng doanh thu năm 2008 và tăng lên 5,6 đồng doanh thu năm 2009. Những năm đầu, tổng mức đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc, các loại hình dịch vụ còn lớn và đang trong thời gian xây dựng chưa đi vào khai thác nên có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn tại Viễn Thông còn khá khiêm tốn thể hiện qua bảng, sang đến năm 2008 và 2009, khi phần lớn các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc được hoàn thiện và bắt đầu đi vào sử dụng, mức đầu tư ban đầu cũng giảm xuống thì hiệu quả sử dụng vốn bắt đầu tăng cao do lúc này Viễn Thông đã có nguồn thu và các đồng vốn đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. Điều này cũng thể hiện qua doanh thu của Viễn
Thông liên tục tăng và càng lúc càng tăng cao qua 4 năm khi mà các hệ thống của Viễn Thông bắt đầu đi vào hoạt động.
Lợi nhuận của Viễn Thông trong 4 năm gần đây lần lượt là 29,78 tỷ; 45,35 tỷ; 80,53 tỷ; 137,173 tỷ. Mức tăng lợi nhuận hàng năm khá cao thể hiện trong 3 năm cuối. luôn đạt mức tăng trưởng trên 40%. Với việc tập trung đầu tư xây mới và nâng cấp các cơ sở hiện có trong 2 năm 2006 – 2007 và bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng năm 2008 thì lợi nhuận của Viễn Thông trong 4 năm gần đây đã có sự phân hóa rõ ràng trong 2 năm đầu và 2 năm sau thể hiện ở sự tăng vọt trong 2 năm sau khi mà các loại hình dịch vụ mới liên tiếp được đưa vào khai thác sử dụng làm cho lợi nhuận của Viên Thông tăng cao và nhanh.