Giải pháp trong khâu dự báo

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn (Trang 58 - 62)

- Trên thực tế công tác khảo sát quyết định nhiều đến chất lượng khâu dự báo nhu cầu năng lực mạng, nhu cầu dịch vụ viễn thông cũng như dự báo rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy hoàn thiện công tác khảo sát cũng là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu điểm trong quá trình dự báo, từ đó xây dựng nhưng bảng dự báo hợp lí, khoa học, chính xác cho từng dự án cụ thể.

- Để nâng cao chất lượng khâu dự báo từ chính phương pháp dự báo.công ty cần căn cứ vào mục tiêu của từng dự án cụ thể là là phát triển thuê bao, đổi mới công nghệ, hay nâng cao hệ thống mạng… để dự báo nhu cầu của các mục tiêu đó trong tương lai một cách chính xác.Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình lập dự án vì nó quyết định dự án sau khi triển khai có mang tính khả thi không.Dự án có độ chính xác càng cao thì tính khả thi càng cao.

- Nhưng trước mắt đối với khâu dự báo các công trình viễn thông của công ty thì cán bộ lập dự án cân chú ý đến các bước sau:

+ Đối với các dự án mạng viễn thông nói chung,công ty căn cứ những số liệu thu được từ khâu khảo sát để xác định đối tượng có nhu cầu dự báo ( là dân cư hay các cơ quan), các vùng mục tiêu của dự báo, giai đoạn dự báo và loại hình dự báo(điện thoại di động, điện thoại cố định, điện thoại thẻ,….). Sau đó tiến hành hoạt động dự báo theo nhu cầu mục tiêu của các dự án cụ thể.

+ Đặc biết đối với các dự án dịch vụ truyền số liệu, mạng truyền số liệu ( đây là những dự án có nhu cầu rất lớn trong tương lai và chính vì vậy các dự án đầu tư về lĩnh vực dịch vụ này cũng chiếm tỉ trọng lớn trong các dự án do công ty đảm nhận trong thời gian tới) các thông tin cần nghiên cứu trong quá trình dự báo.

- Phải căn cứ vào các thông tin rất cơ bản, mang tính cơ sở như khách hàng quan trọng, các loại địa điểm mà họ có nhu cầu, tổng số các điểm mà khách hàng có thể có nhu cầu và phân bố các địa điểm này trên vùng.

- Một thông tin quan trọng tiếp theo cần phải nghiên cứu thu nhập là tổng số đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm của khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập này sử dụng đến (kể cả tốc độ của đường truy nhập và thời gian chiếm đường truy nhập), tổng dung lượng truy nhập trung bình trong các giờ cao điểm.

- Công ty có thể áp dụng các phương pháp dự báo được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cho việc dư báo tình hình phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Có 2 loại chính là các mô hình theo biến thời gian và các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội.

Các mô hình theo biến thời gian: Trình bày về sự chuyển động của nhu cầu theo biến thời gian. Trong đó có kiểm tra các quy luật và xu thế phát triển của mỗi loại hình dịch vụ viễn thông theo thời gian trong quá khứ rồi sử dụng nó để suy đoán xu thế phát triển của loại hình dịch vụ đó trong tương lai. Theo mô hình này có thể áp dụng một vài phương pháp dự báo sau:

(1) các phương pháp tính trung bình: Mục tiêu của phương pháp nay là sử dụng các số liệu trong quá khứ để phát triển ra một hệ thống dự báo nhu cầu tương lai. Có thể thực hiện việc tính trung bình một lần, hay hai lần.

(2) các phương pháp dự báo theo hàm số mũ: Theo phương pháp này thì các giá trị số liệu quan sát được hiện tại sẽ có độ nặng lớn hơn các giá trị quan sát đươc từ trước đó. Thông thường các giá trị này có xu thế biến đổi , giao động xung quanh một mức cố định tại chỗ.

(3) phương pháp dự báo theo đường cong tăng trưởng: Phương pháp này thuộc vào các loại mô hình dự báo đặc biệt, nó chưa 3 hoặc 4 tham số và sử dụng biến thời gian như một biến giải thích. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi vì chỉ cần một số lượng hạn chế cũng có thể đưa ra các kết quả dự báo khả thi. Có thể sử dụng phương pháp dự báo này cho dự báo ngắn và dài hạn. thông thường thì đường cong tăng trưởng này tăng nhanh theo hàm số mũ ở giai đoạn đầu, dần giảm theo số mũ khi tiến đến giai đoạn bão hòa. Điểm yếu của phương pháp này là không chứa các biến giải thích.

Các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội: Trong mô hình này chỉ rõ mối quan hệ nhân quả giữa nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông với các tham số kinh tế, xã hội như tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, thu nhập tính theo đầu người, dân số và mức cước phí đối với các dich vụ viễn thông…

- Bên cạnh việc sử dụng hai mô hình chính trên, công ty có thể sử dụng một vài biện pháp sau:

Dự báo từ trên xuống( top down) và từ dưới lên (bottom up):

Cụ thể phương pháp này là khi thực hiện dự báo ở một khu vực đặc biệt nào đấy gọi là dư báo khu vực nội bộ còn khi thực hiện dự báo cho cả một nhóm các khu vực gọi là dự báo tổng hợp. tuy nhiên, đôi khi phương thức dự báo này đưa ra các kết quả không ăn khớp.

- Top down : sử dụng các thông tin về các dự báo nội bộ và các thông tin về dự báo tổng hợp. các giá trị tổng hợp sẽ được phân tích ra thành các giá trị dự báo cho từng khu vực dựa trên cơ sở tỉ lệ với các giá trị dự báo khu vực nội bộ.

- Bottom up: Thủ tục dự báo không sử dụng các giá trí dự báo tổng hợp mà tiến hành thực hiện một cách riêng rẽ cho từng khu vực khác nhau, sau đó có thể cộng các giá trị dự báo này lại thành một kết quả tổng hợp.

Dự báo phân đoạn : khi thiếu các phương pháp dự báo khác thì kỹ thuật dự báo phân đoạn lại là một thế mạnh. Có thể dự báo phân đoạn theo 2 phương pháp sau:

* Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Tiến hành kiêm tra xu thế phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông tương ứng khác hoặc thực hiện các phép so sánh giữa nhu cầu với các dịch vụ viễn thông của nước này với nước khác có cùng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân hoặc có mức độ phát triển khác nhau. Phương pháp này cho kết quả tương đối tốt nếu như các tham số bên ngoài không thay đổi theo thời gian. Nhưng trên thực tế thì nền kinh tế thế giới cũng phát triển không đồng đều và tỷ lệ tăng trưởng ở các năm cũng khác nhau.

* Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Đây cũng là phương pháp được thực thể viễn thông hay sử dụng. theo phương pháp này, người thực hiện sẽ lấy và sử dụng nhiều ý kiến chuyên gia khác nhau để tìm ra xu thế phát triển và dự báo nhu cầu của mỗi loại hình dịch vụ.

- Trên thực tế, công tác dự báo của công ty gặp nhiều khó khăn do trong nước các số liệu về tình hình phát triển và nhu cầu dịch vụ viễn thông trong quá khứ là hạn chế. Phần lớn các số liệu cơ sở thu thập đều ở dưới dạng không phù hợp cho việc lập dự báo và lập kế hoạch. Hơn nữa các số liệu còn không đầy đủ thậm chí trong trường hợp đầy đủ thì vẫn phải kiêm tra lại để đảm bảo sự chính xác của các số liệu. chính vì vậy để bổ sung cho các nguồn số liệu thiếu thốn, công ty có thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường để các giá trị dự báo có cơ sở và độ tin cậy cao hơn thông qua việc trực tiếp hỏi các khách hàng

-> hỏi xem khách hàng nào có ý định sử dụng dịch vụ, họ có nhu cầu sử dụng loại dịch vụ nào, tại bao nhiêu địa điểm với bao nhiêu thuê bao, lưu lượng lớn hay nhỏ.

-> hỏi khách hàng về quan điểm, đông cơ của họ đối với việc sử dụng các dịch vụ viễn thông, qua đó mà có thể hiểu rõ các đặc tính của thị trường, các tham số ẩn trong đó, rồi từ đó có thể đưa ra các nhu cầu dich vụ tốt hơn

Việc nghiên cứu thị trường là rất có ích cho công tác dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ đang tồn tại. nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ mới.

khi chưa có số liệu về nhu cầu trong quá khứ,cách duy nhất để xác định nhu cầu đối với một dịch vụ mới trong tương lai là hỏi một số đối tượng có thể cho là khách hàng có nhu cầu sử dụng hay không.

- Dự báo nhu cầu, mục tiêu của dự án trong tương lai là chính, tuy vậy việc dự báo các rủi ro về mặt kỹ thuật, khả năng huy động vốn, quan niệm văn hóa, thiên tai…trong thời gian chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án cũng rất cần thiết. cần phải xây dựng mô hình xương cá( mô hình nguyên nhân kết quả) cho từng dự án cụ thể để xem xét, đánh giá mức độ rủi ro. Nếu rủi ro vượt mức cho phép thì cần phải xác định rõ ràng mức độ và có đề xuất các phương án cụ thể để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra có thể tính toán chỉ tiêu giá trị kì vọng làm cơ sở định lượng cụ thể cho vấn đề rủi ro trong dự án.

- Thu thập số liệu ( khảo sát) và phân tích dữ liệu (dự báo) là cơ sở để xác định một cách chính xác về nhu cầu, mục tiêu, qui mô và hình thức xây dựng dự án. Một số biện pháp đưa ra trên đây có thể chưa đầy đủ nhưng cũng có thể hỗ trợ một phần trong quá trình dự báo của công ty. Từ đó lựa ra các phương án công nghệ, các giải pháp xây dựng và phương án cần thiết để đảm bảo tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w