Là mộtchi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,Vietcombank Hải Dương trong những năm qua mặc dù rất quan tâmđến hoạt động marketing nhưng cũng không tránh khỏi những thiếusót v
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, khách hàng lànhân tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng Ngân hàng nào dànhđược mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng ngân hàng đó
sẽ thắng lợi và phát triển
Để làm được điều này, việc đẩy mạnh hoạt động marketing
là một trong những hoạt động cần thiết phải chú trọng đối với cácNHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần(TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietconbank) nói riêng Là mộtchi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,Vietcombank Hải Dương trong những năm qua mặc dù rất quan tâmđến hoạt động marketing nhưng cũng không tránh khỏi những thiếusót và bất cập chung của hệ thống và những hạn chế riêng rất cầnđược xem xét, tìm cách giải quyết Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động marketing tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương” làm để tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu về hoạt động marketing của NHTM nhậnđược sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khác nhau từ các giáo trìnhcủa các nhà nghiên cứu tại các trường đại học, đến các bài báo, tạpchí, và các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp
Với mỗi công trình nghiên cứu lại có giá trị tại một thời điểmnhất định Hơn thế, tại mỗi ngân hàng tại mỗi địa phương khác nhauthì sẽ có cách tiếp cận khác nhau về đặc điểm dân cư, kinh tế và xãhội vì vậy sẽ có cách áp dụng riêng
Đề tài “Đẩy mạnh hoạt động marketing tại Ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh HảiDương” sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề về marketing tạiNHTM, phân tích thực trạng hoạt động marketing tại VietcombankHải Dương, và từ đó đưa ra một số biện pháp giúp đẩy mạnh hoạtđộng marketing tại Vietcombank Hải Dương Theo nghiên cứu củatác giả, đây cũng là nội dung chưa được đề cập phân tích sâu và có
hệ thống tại một tài liệu nào
Trang 23 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hiểu rõ nội dung cơ bản và vai trò của Marketingngân hàng, cũng như tính chất đặc thù của nó, tác giả đưa ra các giảipháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing của Ngân hàng Thươngmại cổ phần Ngoại thương – Chi nhánh Hải Dương
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chinhánh Hải Dương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận
và thực tiễn về hoạt động marketing của các ngân hàng thương mại ởViệt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánhHải Dương nói riêng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về hoạt độngmarketing tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh HảiDương
- Về thời gian: Để phục vụ nghiên cứu luận văn thu thập các
dữ liệu thực tế về hoạt động marketing tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương - Chi nhánh Hải Dương từ năm 2013 đến năm
2015 và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing giai đoạn
2016 – 2020
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạtđộng marketing tại các NHTM, thực trạng hoạt động marketing tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)- Chinhánh Hải Dương
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thu thập từ nguồn này bao gồm các văn bảnLuật, thông tư của Quốc hội, các Bộ, Ngành về hoạt độngmarketing: Luật cạnh tranh 2004, Luật thương mại 2005, Luật đầu tư
2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2013, Luật quảngcáo 2012…; Các tài liệu về marketing ngân hàng tham khảo từ giáotrình, báo chí, mạng internet; Các tài liệu sẵn có của doanh nghiệp:Tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, đặc điểm, mục tiêu, phươnghướng, báo cáo thường niên năm 2013-2015, chính sách phát triểngiai đoạn 2016-2010 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương
b Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá hoạt động marketing của Vietcombank HảiDương tác giả tiến hành thu thập ý kiến khách hàng thông qua sửdụng phiếu điều tra Cụ thể như sau:
- Số phiếu thu thập: 100 phiếu (Để thuận lợi cho việc phântích dữ liệu sau thu thập tác giả tiến hành thu thập đủ 100 phiếu khảosát)
- Số phiếu phát ra: 123 phiếu
- Mẫu phiếu khảo sát: (Phụ lục 2)
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 5/2016-7/2016
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra, sàng lọc, sau đó
sẽ tiến hành thống kê, phân tích Bên cạnh đó, tiến hành xử lý số liệubằng cách sử dụng phần mềm Microsoft office Excel 2007 để xử lý
số liệu điều tra, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để phân tích, tổnghợp và đưa ra nhận định, đánh giá từ đó đưa ra những giải pháp
6 Ý nghĩa đóng góp về mặt khoa học của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trên cơ sở phântích một cách toàn diện tất cả các hoạt động marketing của Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh HảiDương Bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu thứ cấp,điều tra số liệu sơ cấp Từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp đấy mạnhhoạt động marketing cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương giúp Ngân hàng phát triển
Trang 4bền vững và hiệu quả Cụ thể, luận văn có những điểm mới sau đây
so với các tài liệu tác giả đã nghiên cứu:
- Về lý luận, tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận về hoạtđộng marketing cho ngân hàng thương mại, cụ thể tác giả xây dựngcác công cụ marketing của ngân hàng thương mại với 7 biến số (7P)thông qua nghiên cứu về marketing dịch vụ;
- Về thực tế, tác giả đã nghiên cứu hoạt động marketing tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chinhánh Hải Dương để phân tích, và đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng marketing tại Chi nhánh BIDV Hải Dương
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ
đồ, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing của ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại thương – Chi nhánh Hải Dương
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MARKETING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm marketing
Theo GS.TS Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình marketingcăn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, HN cho rằng: “Marketing
là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổinhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người”
Theo tác giả, dù có nhiều cách tiếp cận và nhiều cách địnhnghĩa khác nhau xong về cơ bản có thể thấy marketing là tất cảnhững hoạt động nhằm hướng đến thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của conngười thông qua hoạt động trao đổi và hướng đến đạt được mục tiêucủa cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động marketing đó
1.1.2 Khái niệm marketing ngân hàng
Marketing ngân hàng là một loại hình marketing chuyênngành được hình thành trên cơ sở vận dụng nội dung, nguyên tắc, kỹ
Trang 5thuật…của marketing hiện đại vào hoạt động ngân hàng Hoạt độngmarketing được mô tả như một số hoạt động nhằm hiểu biết thấu đáonhu cầu của khách hàng để từ đó phát triển kinh doanh, thiết lập cơchế vay và cho vay thuận tiện hơn, khuyến khích mua thẻ tín dụng,quảng cáo, thúc đẩy tối đa dịch vụ bán lẻ, quan hệ với công chúng vànghiên cứu phát triển sản phẩm… Tóm lại là các loại hoạt độnghướng tới khách hàng, nhằm thu hút khách hàng.
1.2 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MARKETING NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Vai trò của marketing ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh
tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.2.1.2 Marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng 1.2.1.3 Marketing là cầu nối gắn hoạt động của ngân hàng với thị trường
1.2.2 Đặc điểm của marketing ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Marketing ngân hàng là marketing dịch vụ tài chính
Các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng sẽ ảnh hưởng khá lớnđến cách thức sử dụng kỹ thuật marketing và hoạt động marketingngân hàng cần được hoạch định xoay quanh các đặc điểm cụ thể củabản thân sản phẩm dịch vụ này Đó là: tính vô hình, tính không táchrời, tính không đồng nhất về chất lượng dịch vụ và tính không thểlưu trữ:
1.2.2.2 Sự phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người
Nhân viên là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng,chuyển giao sản phẩm dịch vụ ngân hàng Họ giữ vai trò quyết định
cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và cảmối quan hệ giữ khách hàng với ngân hàng Chính họ tạo nên tínhkhác biệt hóa của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng giá trị thực tếcủa sản phẩm dịch vụ cung ứng, khả năng thu hút khách hàng và vịthế cạnh tranh của ngân hàng
1.2.2.3 Sự phụ thuộc vào các mối quan hệ sẵn có
Chất lượng của hoạt động marketing ngân hàng phụ thuộcvào rất nhiều mối quan hệ tác động qua lại Quan hệ giữa khách hàngvới ngân hàng, quan hệ giữa chủ ngân hàng với nhân viên ngân hàng,
Trang 6quan hệ giữa các nhân viên ngân hàng với nhau, quan hệ giữa ngânhàng với các đơn vị có liên quan trong quá trình hoạt động.
1.2.2.4 Sự chi phối mạnh mẽ của môi trường pháp luật
Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽcủa Nhà nước thông qua hàng loạt các quy chế, quy định của phápluật Chính vì vậy, hoạt động marketing ngân hàng dường như khókhăn hơn so với các lĩnh vực kinh doanh khác xét trên cả khía cạnhphạm vi lẫn mức độ giao dịch với khách hàng
1.3 NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ CỦA MARKETING NGÂN HÀNG
1.3.1 Nội dung của marketing ngân hàng
Quá trình marketing ngân hàng cũng giống như đối với cácdoanh nghiệp khác, bao gồm bốn nội dung theo Hình 1.1 sau:
Phân tích khả năng của thị
- Đánh giá khả năng marketing
Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Đo lường mức cầu của thịtrường
- Phân khúc thị trường
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Định vị sản phẩm trên thịtrường
Soạn thảo chương trình
- Cơ cấu tổ chức marketing
- Hệ thống kiểm tra marketing
Hình 1.1: Quá trình quản trị marketing ngân hàng
Trang 7Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, Trang 357
1.3.1.1 Phân tích khả năng của thị trường
Phân tích khả năng của thị trường nhằm phát hiện ra nhữngkhả năng mới mở ra của thị trường Nếu các nhà marketing ngânhàng hiểu đầy đủ, chính xác các thông tin về thị trường thì sẽ chủđộng và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
Việc phân tích khả năng thị trường bao gồm: Xây dựng hệthống thông tin marketing, nghiên cứu thị trường ngân hàng baogồm: phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
1.3.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu nhằm xác định tậpkhách hàng mục tiêu của ngân hàng để ngân hàng có thể sử dụng cácnguồn lực marketing có hạn của mình nhằm đạt được các mục tiêutrên thị trường
1.3.1.3 Soạn thảo chương trình marketing mix
Marketing mix là sự kết hợp linh hoạt của các công cụmarketing bao gồm 4 biến số đối với marketing sản phẩm hữu hình(4P: Sản phẩm, giá cả, phân phối, khuyến khích tiêu thụ hay xúctiến) và 7 biến số với marketing dịch vụ (7P: ngoài 4 yếu tố trên cònthêm yếu tố con người, cơ sở vật chất, quy trình) Tuy nhiên, nộidung này tác giả sẽ trình bày chi tiết trong phần phân tích các công
cụ của marketing ngân hàng dưới đây
1.3.1.4 Tiến hành những hoạt động marketing
Việc tiến hàng các hoạt động marketing bao gồm:
- Lập kế hoạch marketing
- Cơ cấu tổ chức marketing
- Hệ thống kiểm tra marketing
1.3.2 Các công cụ của marketing ngân hàng
1.3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product)
Chính sách sản phẩm là chính sách bộ phận quan trọng nhấttrong chính sách marketing hỗn hợp của ngân hàng Sản phẩmNHTM là bất cứ một hoạt động nào của ngân hàng có thể thỏa mãnđược nhu cầu của khách hàng, nó tồn tai dưới dạng dịch vụ Vì vậy,mục tiêu của chính sách sản phẩm phải nhằm vào thực hiện mục tiêucủa chiến lược marketing, đó là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của kháchhàng, nâng cao vị thế và hình ảnh của ngân hàng, tạo sự khác biệt
Trang 8của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng số lượng sản phẩm dịch vụcung ứng, mở rộng thị phần, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm dịch vụcung ứng cho từng thị trường và từng nhóm khách hàng.
1.3.2.2 Chính sách giá (Price)
Giá cả của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là số tiền mà kháchhàng hay ngân hàng phải trả để có được quyền sử dụng một khoảntiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ dongân hàng cung cấp Trên thực tế, giá sản phẩm ngân hàng được biểuhiện dưới 3 hình thức phổ biến là: lãi suất (lãi tiền gửi và tiền vay),phí (ví dụ phí chuyển tiền, phí nhờ thu…) và tiền hoa hồng (dịch vụmôi giới như môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán…)
1.3.2.3 Chính sách phân phối (Place)
Hệ thống kênh phân phối luôn là một vấn đề được quan tâmtrong chiến lược marketing của các ngân hàng, được thực hiện trênphạm vi rộng và rất đa dạng, phong phú Do sản phẩm ngân hàng cóđặc tính không lưu trữ được nên kênh phân phối của ngân hàng chủyếu được tổ chức theo kiểu phân phối trực tiếp Ngoài kênh phânphối trực tiếp, ngân hàng cũng có thể đưa các sản phẩm dịch vụ củamình tới khách hàng thông qua các trung gian, đó có thể là những đại
lý nhận thanh toán hộ ngân hàng tại địa điểm mà ngân hàng không cóchi nhánh như các tổ chức xã hội giúp ngân hàng trong việc cung cấptín dụng cho khách hàng
1.3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Chính sách xúc tiến hỗn hợp là tiến trình xây dựng và duy trìmột hỗn hợp truyền thông nhằm vào thị trường mục tiêu để thu hútkhách hàng, đóng góp vào mục đích ngắn hạn cũng như dài hạn củangân hàng Nội dung của chính sách này bao gồm: quảng cáo, giaodịch cá nhân, hoạt động khuyến mãi, tuyên truyền hoạt động củangân hàng trong xã hội, Marketing trực tiếp, các hoạt động tài trợ
1.3.2.5 Chính sách quản lý con người (Person)
Vấn đề con người trong marketing đối với ngành dịch vụ làmột vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu Đối với quá trình cung cấpsản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhân viên ngân hàng đều phải thamgia trực tiếp vào quá trình “sản xuất ra dịch vụ” Vì vậy các ngânhàng cần có chiến lược tuyển chọn, phân công, đào tạo nhân sự hiệuquả cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý để đảm bảo sự thành côngcủa toàn bộ chiến lược marketing hỗn hợp
Trang 9Bên cạnh đó, khách hàng cũng chính là một khía cạnh củayếu tố con người trong quá trình cung cấp dịch vụ bởi vì cũng giốngnhư trong các ngành dịch vụ khác, quá trình cung cấp dịch vụ diễn rađồng thời với quá trình tiêu dùng của khách hàng
1.3.2.6 Chính sách quản lý quá trình cung cấp dịch vụ (Process)
Quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng diễn ra đồngthời với quá trình tiêu thụ sản phẩm của khách hàng Vì vậy nênkhách hàng không chỉ quan tâm đến kết quả của dịch vụ mà còn quantâm đến toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ
1.3.2.7 Cơ sơ vật chất (Physical)
Biểu hiện vật chất là bằng chứng xác thực giúp người tiêudùng để đánh giá mức độ các sản phẩm dịch vụ Có rất nhiều loạinhư hiển thị các báo cáo ngân hàng với khách hàng hoặc nhận xéttrên trang website về sản phẩm/ dịch vụ tốt như thế nào Khônggiống như một sản phẩm, dịch vụ không thể được kiểm nghiệm trướckhi giao cho khách hàng Vì vậy, khi khách hàng lựa chọn sử dụngdịch vụ, có thể là một yếu tố rủi ro Chỉ có một phương thức giảiquyết là cố gắng cho khách hàng “nhìn thấy” thứ họ đang mua
1.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nhờ marketing mà người quản trị có thể nhạy bén đón bắt cơhội kinh doanh, tránh rủi ro của thị trường Từ đó, hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng sẽ phát triển hưng thịnh
1.6 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG MARRKETING CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.6.1 Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới
1.6.2 Kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Hải Dương
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương(nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Hải Dương/Vietcombank Hải Dương) được thành lập năm
2002 theo Quyết định số 405/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 4/9/2002của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chínhthức đi vào hoạt động vào tháng 3/2003
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietcombank Hải Dương
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy của Vietcombank Hải Dương
VCB Chi nhánh Hải Dương có tổng số cán bộ công nhânviên là 236 người gồm 16 phòng giao dịch trực thuộc và 11 phòng
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải Dương
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình số dư huy động vốn của Vietcombank Chi
nhánh Hải Dương qua các năm 2013-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số lượng lượng Số
Tốc độ tăng trưỏng 2014/2013 (%)
Số lượng
Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 (%) Tổng vốn huy
1.Nguồn vốn huy
động từ dân cư 2.552 3.648 42.95 4.325 18,562.Nguồn vốn huy
động từ tổ chức 2.560 1.653 -35,43 2.175 31,58
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương năm 2013-2015
Trang 11Tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn tăng trưởng mạnh quacác năm, đáp ứng được 100% nhu cầu vốn vay của Chi nhánh Tốc độtăng trưởng huy động vốn của chi nhánh luôn cao hơn tốc độ tăngtrưởng toàn ngành trên địa bàn.
Dư nợ cho vay
Hình 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Hải Dương năm 2013-2015
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải
Dương năm 2013-2015
Qua Hình 2.1 có thể thấy hoạt động cho vay của VCB HảiDương tăng trưởng tương đối tốt, năm sau cao hơn năn trước từ 12-22% Hơn nữa, Ngân hàng VCB Hải Dương cũng là ngân hàng có thịphần cao thứ 2 trên thị trường cho vay của tỉnh Hải Dương, chỉ saungân hàng Agribank
Trang 12Nhu cầu của
Phòng kinh doanh DV
Phòng khách hàng
Phòng TT thẻ
Phòng TT Quốc tế
Cung cấp, bổ sung hồ sơ, thông tin thị trường
và xu hướng, các văn bản pháp luật,…
Phản hồi, giải quyết, từ chối…
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
2.2.1 Thực trạng hoạt động phân tích khả năng của thị trường
2.2.1.1 Hệ thống thông tin marketing
Hình 2.3: