Qua quá trình đầu tư xây dựng hệthống công trình chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chủ yếu là hệ thống đê đã phát huy hiệu quả rất tốt, đảm bảo an toàn cho các vùng dân sinh
Trang 1HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
QUY HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT CỦA TỪNG TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH -1
II NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH -2
PHẦN I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI -3
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên -3
1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội -8
1.1.3 Các nguồn lực phát triển -13
1.2 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ -16
1.2.1 Hệ thống công trình đê điều -16
1.2.2 Hệ thống công trình kè, mỏ hàn -21
1.2.3 Hệ thống công trình cống dưới đê -23
1.2.4 Hệ thống điếm canh đê -23
1.2.5 Hệ thống công trình phân chậm lũ -24
1.2.6 Hệ thống công trình tiêu thoát nước -25
1.2.7 Hệ thống công trình hồ đập -26
1.3 PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ -28
1.3.1 Đặc tính lũ trên các hệ thống sông -28
1.3.2 Các tổ hợp lũ lớn, dạng lũ bất lợi -34
1.4 PHÂN VÙNG BẢO VỆ, TUYẾN PHÒNG LŨ -37
1.4.1 Xác định chỉ giới hành chính và phân vùng bảo vệ -37
1.4.2 Hiện trạng dân sinh – kinh tế - xã hội vùng bối bãi -38
1.5 QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO -44
1.5.1 Mô hình quản lý điều hành -44
1.5.3 Phân giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện -44
PHẦN II MỘT SỐ DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 2.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ KTXH TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2010 -50
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 -50
2.1.1 Mục tiêu tổng quát năm 2010 -50
2.1.2 Mục tiêu cụ thể năm 2010 -50
2.1.3 Định hướng phát triển đến năm 2020 -52
Trang 32.1.4 Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực -54
2.2 DỰ BÁO TÌNH HÌNH THIÊN TAI, LŨ LỤT -55
2.2.1 Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh -55
2.2.2 Các hình thế thời tiết điển hình gây lũ lụt và ngập úng -58
2.2.3 Xác định các khu vực trọng điểm PCLB 2010 -60
2.3 KẾ HOẠCH PCLB & TKCN NĂM 2010 -61
2.3.1 Mục tiêu và yêu cầu -61
3.3.2 Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện -62
PHẦN III QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾTCHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH -63
3.1.1 Quan điểm quy hoạch -63
3.1.2 Mục tiêu quy hoạch -63
3.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch -63
3.1.4 Nguyên tắc lập qui hoạch -64
3.2 CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG LŨ -64
3.2.1 Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các tuyến sông -64
3.2.2 Tiêu chuẩn phân cấp đê sông -65
3.2.3 Tiêu chuẩn lũ thiết kế cho các tuyến đê sông -66
3.2.4 Quy trình vận hành liên hồ chứa -67
3.3 TÍNH TOÁN, QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ -67
3.3.1 Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán -67
3.3.2 Thiết lập mô hình tính toán thủy lực lũ -69
3.3.3 Xác định các trường hợp lũ tính toán và phương án quy hoạch -70
3.3.4 Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê -72
3.3.5 Xác định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế của các tuyến sông có đê -85
3.3.6 Xác định tuyến thoát lũ, đảm bảo chỉ tiêu thiết kế cho hệ thống sông- - -89
3.3.7 Xác định tuyến chỉnh trị và tuyến lòng sông ổn định -103
3.3.8 Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng chống lũ -128
3.3.9 Di dân và đền bù thiệt hại -136
3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC -137
3.4.1 Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc -137
3.4.2 Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch -141
3.4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường -144
3.5 KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG LŨ -146
3.5.1 Kinh phí thực hiện quy hoạch -146
3.5.2 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thực hiện quy hoạch -150
Trang 43.5.3 Hiệu quả của công tác quy hoạch phòng chống lũ -150
3.6 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH -151
3.6.1 Giải pháp huy động nguồn vốn -151
3.6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách -152
3.6.3 Giải pháp về quản lý đầu tư trong xây dựng -153
3.6.4 Giải pháp về tăng cường cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực -154
3.6.5 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra -154
3.6.6 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền -155
TỔ CHỨC THỰC HIỆN -156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -157
PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI LIỆU DỰ ÁN -160
TÀI LIỆU THAM KHẢO -164
PHẦN PHỤ LỤC -165
Trang 5MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Phòng chống lũ là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnhVĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung Qua quá trình đầu tư xây dựng hệthống công trình chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chủ yếu là hệ thống đê
đã phát huy hiệu quả rất tốt, đảm bảo an toàn cho các vùng dân sinh kinh tế xã hội vensông trong suốt thời gian dài Tuy nhiên do sức ép của quá trình phát triển kinh tế - xãhội, việc khai thác các khu vực bãi sông, lòng sông bừa bãi, không có quy hoạch cụthể, thiếu sự kiểm soát và đã ở mức đáng báo động: các đê bối ngày càng lấn ra phíalòng sông và được tôn tạo cao hơn, dân cư vùng bãi sông trở nên đông đúc và bùngphát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông, bãi sông Tuy nhiêncho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch phòng chống lũ cho từng tuyến sông
có đê trên địa bàn Vì vậy việc tổ chức quản lý và khai thác hợp lý các khu vực bãisông kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phòng, chống lũ và phát triển kinh tế trung hạn vàdài hạn còn nhiều hạn chế, các công trình dự kiến xây dựng không triển khai được dochưa có quy hoạch do thiếu cơ sở pháp lý
Ngày 21/6/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định (số92/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sôngThái Bình Quy hoạch này nhằm mục tiêu: xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho
hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưulượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế; xác định giải pháp công trình, phi công trình
để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc hệ thống sông Hồng, sông TháiBình; làm cơ sở để lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết thuộcphạm vi quản lý của địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và cácquy hoạch khác liên quan của các Bộ, ngành, địa phương
Phạm vi quy hoạch bao gồm các tỉnh, thành phố có đê thuộc hệ thống sôngHồng, sông Thái Bình là: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TháiNguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, TháiBình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và các tỉnh thượng nguồn của hệ thống hai sôngnày Tiêu chuẩn phòng, chống lũ giai đoạn 2007-2012 bảo đảm chống lũ có chu kỳ
250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m3/s; giai đoạn2010-2015 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứngtại Sơn Tây 48.500 m3/s Các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sôngThái Bình bao gồm: điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn;củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; thực
Trang 6hiện phân lũ, chậm lũ, tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn
đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức cứu hộ đê
Để phù hợp với quy hoạch chung về phòng chống lũ trên toàn hệ thống và thựchiện đúng các quy định của Luật Đê Điều đã ban hành, cần thiết phải thực hiện dự án:
“Lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015” Kết quả thực hiện dự án này sẽ là căn cứ cho việc
định hướng hoàn thiện các giải pháp phòng, chống lũ phù hợp với các quy hoạch khác
về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng; chiến lược phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh trong giai đoạn mới
II NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
- Luật Đê điều ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều
- Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt vàquản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnhvực
- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004
về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộđến năm 2010 về tầm nhìn đến năm 2020
- Quyết định phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ lưu vực sông Hồng, sôngThái Bình số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việcquy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cảnước
- Công văn số 1531/BNN-TL ngày 09/7/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vềviệc tăng cường công tác quản lý các lưu vực sông
- Quyết định số 904/2005/QĐ-UBND ngày 06/4/2005 của UBND tỉnh VĩnhPhúc về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đếnnăm 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 1762/QĐ-CT ngày 05/06/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vềviệc phê duyệt đề cương và dự toán lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho cáctuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn
2030 và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các ngành khác;
- Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp- Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
Trang 7PHẦN I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnhThái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giápthủ đô Hà Nội Tỉnh có diện tích tự nhiên 1231,76 km2, theo số liệu thống kê năm
2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.003.047 người với 9 đơn vị hành chính, trong đó có
TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo,Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc Trung tâm văn hóa chính trị của Vĩnh Phúc là TPVĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầunối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng khôngquốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18thông với cảng nước sâu Cái Lân Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc
Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vữngchắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiếntrình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai,dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã choVĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thànhcủa vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước
sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, SócSơn ; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gialiên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, côngnghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - HàNội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trongtương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nềnkinh tế của mình
b) Mạng lưới sông ngòi
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Vĩnh Phúc tiếp nhận nguồn nước của
3 sông lớn là sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông Phó Đáy các sông nội địa (sông
Trang 8Phan, sông Cà Lồ, sông Cầu Tôn, sông Tranh), các đầm lớn trong tỉnh (đầm Vạc, đầmRưng, ) Các sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm chungcủa các sông khu vực Bắc bộ, các sông đã cung cấp nước đồng thời cũng là nơi nhậnnước tiêu cho Vĩnh Phúc
Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho cáctrạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thểlên tới 14kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chấtlượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp choVĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sacho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông
Hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng Mùa mưa lũ, 1m3 nước chứa 2,310 kgphù sa Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa Phù sa sông Lôlượng ít hơn sông Hồng song giàu chất phù sa hơn; hàng năm vẫn bồi đắp cho ruộngbãi đôi bờ, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng bồi cũng ít hơn sông Hồng Sông Lô còntiếp thêm nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc
3) Sông Phó Đáy:
Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ởbên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) vàhai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 36km, rồi đổ vào sông Lô, giữa xãSơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m
Trang 9Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất là833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/giây, có quãng sông cạn tới mức lộiqua được.
Sông Phó Đáy cũng có lượng phù sa như sông Lô (2,44kh/m3) nhưng tác dụngnhất ở chỗ cung cấp nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài 157km, tưới cho14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, MêLinh
4) Sông Cà Lồ:
Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức, nó làmột nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc)
Sông cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây Nam
- Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị trấn Phúc Yên rồitheo một đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ, đổ vàosông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), dài 86km
Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từnúi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30m3/giây Lưu lượng cao nhất vềmùa mưa chỉ 286m3/giây Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa Riêng khúc sông đầunguồn cũ, từ Vạn yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (MêLinh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá
5) Sông Phan:
Sông Phan bắt nguồn từ Tam Dũng, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan,Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập,Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; vòng sanghướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng TâyNam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào đầmVạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi,nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh)
6) Các chi lưu và sông suối nhỏ:
- Sông Cầu Tôn, sông bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, nhập lưu vào sông Phantại Hương Canh, Bình Xuyên Sông chảy theo hướng Bắc - Nam chiều dài sông21km, diện tích lưu vực 135,5km2
- Sông Tranh - Ba Hanh, bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, chảy theo hướng Nam và nhập vào sông Cà Lồ tại Nam Viêm, Phúc Yên (CL02) Chiều dài sông19,5km, diện tích lưu vực 94,4km2
Bắc Sông Đồng Đò, bắt nguồn từ núi Sáng Sơn, cùng với sông Thanh Cao chảytheo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập vào sông Cà Lồ tại Tiến Thắng, Mê Linh(CL03), diện tích lưu vực 82,9km2
7) Các ao, hồ, đầm:
Trang 10Ngoài các sông ngòi, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, thiên tạo có ĐầmVạc (Vĩnh Yên ), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường);đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (LậpThạch ), đầm Riệu (Phúc Yên)… nhân tạo có hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương(Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương), hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)…
c) Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng địa hình tương đối phứctạp, bao gồm cả địa hình miền núi (Huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên); địahình trung du (H Lập Thạch), còn lại là các huyện có địa hình đồng bằng Địa hìnhVĩnh Phúc dựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Đông - Bắc với đỉnh núi Đạo Trùcao 1592m cũng là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng Phía Tây Nam bao bọc bởisông Lô và sông Hồng với dạng địa hình thuỷ thế đa dạng, địa hình cao nhất là dãy núiTam Đảo thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồngbằng, trung du và vùng núi
- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất NN: 17400ha, đất lâm nghiệp
20300 ha) Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (25 xã), huyện TamĐảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên Trong vùng có dãynúi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước Vùng này có địahình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông
- Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.
Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn diệntích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thị xã Vĩnh Yên (6 phường xã), mộtphần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên Quỹ đất đồi của vùng có thể xâydựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôiđại gia súc Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh vàphát triển du lịch
- Vùng đồng bằng: có diện tích 47.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới,
tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường huyện Mê Linh Đây là vùng có địa hìnhbằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thíchhợp cho sản xuất nông nghiệp
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loạihình sản xuất đa dạng Khu vực miền núi có địa hình chia cắt bởi các khe lạch, sôngsuối thành từng khu nhỏ rất khó khăn cho canh tác lúa nước, nhưng lại rất thích hợpcho trồng các loại cây lâu năm như chè, cà fê và các loại cây ăn quả Đối với địa hìnhvùng đồng bằng rất tiện lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản nhưng lạithường bị úng ngập vào mùa mưa lũ
d) Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Trang 11Theo kết quả phân loại đất của tỉnh năm 1987, có 3 nhóm đất chính: Đất đồngbằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trungphần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núiTam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ởphía Bắc ven chân đồi Tam Đảo
Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùndưới 1% chiếm 25,6%, từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24% Nếu phân theohóa tính, đất có độ chua dưới 4,5 (độ pH) chiếm 12% diện tích, đất có độ pH từ 4,5-5,5 chiếm 36%, độ pH trên 5 chiếm tới 43%
Xem xét biến động đất đai của tỉnh từ 1997 đến nay cho thấy, mặc dù trên địabàn phát triển nhiều khu cụm công nghiệp nhưng đất nông nghiệp hầu như khônggiảm; đất lâm nghiệp có rừng và đất chuyên dùng tăng rõ rệt; đất chưa sử dụng đãgiảm mạnh, gần 9%/năm (-9%) Như vậy, tỉnh đã huy động tối đa quỹ đất cho pháttriển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp bị lấy cho hoạt động công nghiệp đã được bùđắp từ nguồn đất chưa sử dụng Xu hướng phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướngcông nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới chắc chắn sẽ tác động mạnh đến cơcấu đất đai của tỉnh: đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở sẽtăng, trong khi phần đất chưa sử dụng còn tỷ lệ nhỏ và khó khai thác Bởi vậy, phân bổ
sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo phát triểnbền vững
e) Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Vĩnh Phúc có đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh vàkhô, ít mưa, mùa hè nhiều mưa nóng, ẩm Với tài liệu đo đạc quan trắc nhiều năm củacác trạm khí tượng Tam Đảo, Vĩnh Yên cho thấy về nhiệt độ trung bình nhiều năm là
230C, trong đó cao nhất trong năm là 39,40C và thấp nhất trong năm là 3,70C Về bốchơi, tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.119mm, lượng bốc hơi trung bìnhtháng nhỏ nhất 63,0mm và cao nhất là 155,7mm Mưa trong lưu vực nằm trong trungtâm mưa lớn Tam Đảo, lượng mưa trung bình nhiều năm 1.584,6mm, lớn nhất2.608mm (năm 1978) và nhỏ nhất 1.002mm (năm 1977) Mưa phân bố không đềutrong năm, mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, phầncòn lại 20% của các tháng mùa khô trong năm, xét trung bình nhiều năm trong lưu vực(trạm Vĩnh Yên) Dưới đây là số liệu về phân phối mưa tháng
Bảng 1-1 Phân phối mưa tháng trung bình nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên.
% 1,52 1,69 2,08 6,92 11,6
5 15,28 15,41 20,07 12,62 8,87 3,02 0,87
Trang 12Các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, nắng, gió, đều có cácđặc điểm khí hậu chung với đặc điểm khí hậu vùng bắc bộ.
Bảng 1-2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm.
Bảng 1-3 Cơ cấu diện tích, dân số theo khu vực hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
STT Tên huyện, thị xã,
thành phố
phường / Thị Trấn
Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)
b) Dân số và lao động
* Dân số:
Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1.4.2009 dân số VĩnhPhúc là 1.000.838 người Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh đông dân thứ 40/63 tỉnh, thànhphố trong cả nước Sau 10 năm dân số tỉnh tăng thêm 79.768 người Tỷ lệ tăng dân sốbình quân giữa hai cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 là 1,01%/năm,thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số của cả nước (1,2%/năm) Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Trang 13đã thay đổi dần theo hướng tích cực, tỷ lệ dân số dưới 16 tuổi giảm mạnh từ 33,8%năm 1999 còn trên 28% năm 2009 Điều đó chứng tỏ việc theo dõi các đối tượng dân
số ngày càng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý, thống kê Bên cạnh đó, kết quả thựchiện các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số có tiến bộ đáng kể, chỉ số phát triển conngười xếp hạng trong top 20 tỉnh, thành đứng đầu cả nước
Bảng 1-4 Dân số trung bình năm 2009, phân theo đơn vị hành chính.
Đơn vị hành chính Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng số 997.522 482.907 514.615 842.415 827.434
Thành phố Vĩnh Yên 83.805 41.049 42.756 70.269 13.536Thị xã Phúc Yên 87.175 42.117 45.058 51.186 35.989Huyện Lập Thạch 213.665 102.283 111.382 7.248 206.417Huyện Tam Dương 95.118 46.675 48.443 9.373 85.745
Huyện Bình Xuyên 107.122 51.658 55.464 13.639 93.483Huyện Yên Lạc 146.889 71.732 75.157 13.414 133.475Huyện Vĩnh Tường 195.592 94.220 101.372 4.286 191.306
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)
* Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 có 670 nghìn người, chiếm2,1% tổng dân số Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn gồm
644 nghìn người chia theo ngành như sau:
- Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 490 nghìn người, chiếm tỷ lệ 1,7%
- Lao động công nghiệp - xây dựng: 81 nghìn người, chiếm tỷ lệ 7,3%;
- Lao động dịch vụ: 99 nghìn người, chiếm tỷ lệ 3,1%
Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nông thôn đang dần bịthu hẹp, sự hình thành ngày càng nhiều các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đươngnhiên nhu cầu lao động ngày càng tăng vì vậy lực lượng lao động ở khu vực nôngnghiệp nông thôn ngày càng giảm Vĩnh Phúc cũng nằm trong quy luật phát triển đó.Những năm trước 1997 kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, phụ thuộcchủ yếu vào nông nghiệp, thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng,GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47,8% bình quân cả nước Sau hơn 10 năm pháttriển, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: CN – XD chiếm
tỷ trọng: 57,9%, NN chiếm 16,3%, TM – DV chiếm 25,8%
Trang 14Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu laođộng( CCLĐ) trong khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động của Vĩnh Phúc đã trảiqua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong N – L – TS là 79,3%, CN –DV: 9,3 %, DV: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ N – L – TS giảm xuống còn 59,9%, CN –
XD tăng 17,4%, DV tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 N – L – TS tiếp tục giảm xuống55%, CN – XD tăng lên 21% và DV tăng lên 24% Đến hết năm 2008 tỷ lệ này đã đạtmức: N – L – TS giảm xuống còn 52%, CN – XD 21%, Dv: 27% Tỷ lệ thời gian cóviệc làm của lao động trong độ tuổi ở nông thôn còn thấp Theo con số điều tra được
từ chính những người nông dân Vĩnh Phúc thì trong một năm thời gian sản xuất chỉdùng đến 60% quỹ thời gian lao động còn lại là 40 % nông nhàn
Bảng 1-5 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc - năm 2009)
Hiện nay xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc diễn ra khá đadạng, tuy nhiên chủ yếu là những xu hướng sau:
- Chuyển một bộ phận lao động có thu nhập thấp sang phát triển một số ngànhnghề có thu nhập cao như CN – XD, TM – DV, chuyển lao động cơ bắp sang lao độngchất xám, chuyển lao động ở những vùng đông lao động không cân đối với tài nguyênsang vùng ít lao động, nhiều tài nguyên, tăng nhanh lao động ở thành thị sẽ làm thayđổi số lượng và CCLĐ Đây chính là xu hướng tất yếu của quá trình CDCCLĐ
- Thực hiện phân công lại lao động xã hội, sẽ làm CDCCLĐ giữa các ngành,các khu vực, các vùng và trong nội bộ ngành, vũng sẽ thay đổi CDCCLĐ nhằm nângcao năng suất lao động, nâng cao đời sống của người lao động khiến cho sản xuất vàđời sống của nhân dân được nâng cao, có điều kiện tích luỹ vốn, kiến thức và kinhnghiệm để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và CDLĐ, tức “dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”
Trang 15Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nôngnghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đặc biệt lưy ý làm dịch
vụ thương mại vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực và phải hướng đến mục tiêu lànâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân Vĩnh phúc như trong vănkiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã khẳng định: “ Tập trung CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn, coi phảt triển nông nghiệpvà kinh tế nông thôn là nhiệm vụquan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nôngdân, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy
CN, DV phát triển” Muốn vậy phải có sự chuyển dịch lao động phù hợp Sự chuyểndịch này bằng hai cách: Hoặc là chuyển tuyệt đối, tức là đưa ra các KCN, đưa điXKLĐ, đưa về thành phố; Thứ hai: chuyển dịch tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp vềnông thôn, phát triển làng nghề, làm thương mại dịch vụ ( lĩnh vực phi nông nghiệp).Vấn đề ở chỗ Nhà nước cần có chính sách về lao động để tạo sự chuyển dịch lao độnghợp lý
Nhận thức đúng đắn về vấn đề CDCCLĐ cũng như CDCCKT, Nghị quyết 03/
TU đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2010 mỗi năm giải quyết cho 24 – 25 ngàn laođộng, tỷ lệ lao động trong ngành N – L – TS dưới 48%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 –50%, CCLĐ định hướng: N- L – TS: 45%, CN- XD: 30%, DV: 25%, đến năm 2015tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD,năm 2020 của thể kỷ XXI tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố với tỷ trọng giá trị N – L– TS còn 3%, CCLĐ là N – L – TS: 20%, CN- XD : 46%, DV : 34%, tỷ lệ dân số sống
ở nông thôn còn 45%, GDP bình quân đầu người đạt 5.500 – 6.000 USD
c) Hiện trạng kinh tế - xã hội
Thực hiện chủ trương, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự nỗ lực của các cấp, cácngành, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế-xã hội củaĐảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt tiềm năng của mình Kết quả lànền kinh tế tỉnh Đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báocủa quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn nước ngoài (FDI)
Tốc độ tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh PhúcĐạt được những bước phát triển đột biến cả về lượng và chất Từ một tỉnh thuần nôngnăm 1995, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp -dịch vụ và nông nghiệp Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt17,4%/năm, MTĐH 14-14,5%/năm, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độtăng trưởng kinh tế Hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đứng thứ 7 cả nước
và đứng thứ 3 các tỉnh phía Bắc Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân31,8%, trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng trên 80% 5 năm 2006 - 2010 tổng thu ngân
Trang 16sách đạt trên 42.200 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với nhiệm kỳ trước GDP bình quân đầungười năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD, MTĐH đến 2010 đạt1.200 - 1.250 USD Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.
Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn được đặc biệt quan tâm Tỉnh ủy đãban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đờisống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Tỉnh đã xây dựng và banhành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tưcho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói,giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh chokhu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.300 tỷ đồng
Công nghiệp tăng trưởng cao, khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế Giátrị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 20%/năm (MTĐH: 18,5-20%), riêng công nghiệp tăng 20,6%/năm Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2006-2010) đạt trên 154 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005
Dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá Đã hình thànhmột số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đờisống Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh Tổng vốn huy động 5năm đạt trên 46.000 tỷ đồng Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đã thu hút được nhiều dự
án lớn, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến Trong 5 năm, thu hút 507 dự ánmới, trong đó có 113 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án DDI, tổngvốn đăng ký gần 20.500 tỷ đồng Đến cuối năm 2010 dự kiến trên địa bàn có tổng số
596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD Đến nay,Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địabàn tỉnh với tổng diện tích 6.000 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ởViệt Nam Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xâydựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư và đạt nhiều kết quảtích cực
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, từngbước kết hợp hài hoà với phát triển kinh tế Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhândân được chú trọng Bảo vệ tài nguyên, môi trường bước đầu được quan tâm; nhậnthức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của người dân được nâng lên Bộ máy chínhquyền các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quảquản lý, điều hành Khối Đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, tăng cường.Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới, góp phầntích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị có tiến bộ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt kết quảbước đầu
Trang 17Phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, tỉnh phấn đấu tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy
mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lựccho đầu tư phát triển Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện cáclĩnh vực văn hóa- xã hội Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phốVĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânđạt 14 - 15%/năm Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 16 - 16,5%/năm; dịch vụtăng 14 - 14,5%/năm; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3-3,5 %/năm Giải quyết việclàm giai đoạn 2011-2015 khoảng 100 - 115 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giảiquyết việc làm cho 20 - 21 nghìn lao động) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quângiảm 1,5-2%/ năm Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% Cơ cấu lao động:Công nghiệp, dịch vụ chiếm 65 - 70%
2) Nguồn nước ngầm:
Theo số liệu điều tra, nghiên cứu, trữ lượng động thiên nhiên của đồng bằngBắc Bộ là 7,18 triệu m3/ngày chiếm khoảng 3,7% trữ lượng động thiên nhiên trên lãnhthổ toàn quốc (195,7 triệu m3/ngày) Đến nay có 30 khu mỏ nước dưới đất đã được
Trang 18tìm kiếm thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong đó có vùng PhúcYên thuộc lưu vực sông Cà Lồ Trữ lượng cấp A: 1200m3/ngày, cấp B:17400m3/ngày, cấp C1: 50220m3/ngày, cấp C2: 57000m3/ngày Hiện tại khai thác sửdụng nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt tại thị xã Vĩnh Yên là 8600m3/ngày, PhúcYên là 2000m3/ngày và lẻ tẻ là 2000m3/ngày (Theo Tài nguyên nước và công nghiệphoá hiện đại hoá- của nhà xuất bản chính trị quốc gia).
Kết quả điều tra đánh giá cho thấy về trữ lượng nước ngầm thuộc vùng nghiêncứu có tổng lượng khá có thể khai thác phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và cungcấp nước cho công nghiệp, đô thị Tuy nhiên việc khai thác đòi hỏi kinh phí lớn hơnrất nhiều so với nguồn nước mặt
Về chất lượng nước ngầm: Theo một số tài liệu mới công bố thì chất lượngnước ngầm ở một số khu vực đã có biểu hiện ô nhiễm Mức độ ô nhiễm nước ngầmngày càng tăng ở lưu vực thị xã Vĩnh Yên và một số khu vực ở gần nghĩa trang ThanhTước, một số làng nghề về chế biến lương thực, thực phẩm
c) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánhgiá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn
tấn ở Đạo Trù - Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữlượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, HoàngLâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón
và chất đốt
- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt Các loại
khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở cáchuyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo
và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triểnkinh tế của tỉnh
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao
lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểmquặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, LậpThạch Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làmchất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền Các mỏ cao lanh được khaithác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6
mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn
- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng
51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòngsông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, đá xâydựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3, đá ong có
3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng;
Trang 19Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm Khoáng sản cókhả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi).
d) Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của tỉnh hiện có 30.236,08 ha, chiếm 22,0% tổng diện tích tựnhiên Trong đó, rừng tự nhiên 9.591,47 ha (2003), chiếm 31,72% tổng đất lâmnghiệp, rừng trồng 20.640,87ha, chiếm 68,27% Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2004Đạt 23,14% và dự kiến năm 2005 Đạt 23,7%
Đất lâm nghiệp của tỉnh đã có xu hướng tăng từ 26.007,92 ha năm 1997 lên30.236,08 ha năm 2003, trong đó, đất rừng trồng tăng mạnh, từ 15.434,52 ha năm
1997 lên 20.640,87ha năm 2003, song đất có rừng tự nhiên đã giảm khoảng 1.000 ha.Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường, đảm bảo cânbằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, giảm lũ xô cho vùng hạ du và phát triển dulịch Khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo quỹ rừng là một trong nhữngnhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinhthái của tỉnh
e) Tài nguyên du lịch và sinh thái
Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Tạiđây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo,Thác Bản Long, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đàbản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trịtâm linh như Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ TrầnNguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu
Cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắcphục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế
Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản lý, Tỉnh Vĩnh Phúc có gần
20 trường Trung, Cao, Đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần
1000 người và trên 13.000 học sinh theo học/năm Hàng năm tốt nghiệp trên 4000 họcsinh Một số trường chủ yếu:
1 Hiệp hội các trường Đại học Thành phố Vĩnh Yên
Trang 20STT Tên trường Địa chỉ
5 Đại học Sư phạm Hà Nội: BGDĐT Thị xã Phúc Yên
6 Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc: BGDĐT Thị xã Phúc Yên
7 Cao đẳng Giao thông Vận tải: BGDĐT Thành phố Vĩnh Yên
8 Trung học Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên
9 Trung học Công nghiệp III Thị xã Phúc Yên
10 Trung học Cơ điện Nông nghiệp và PTNT:
BNN&PTNT
Huyện Bình Xuyên
12 Trung học Y tế Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên
13 Trung học Xây dựng số 4: Tổng Cty Vinaconex Thị xã Phúc Yên
14 Trường Kỹ thuật Cơ khí – Xây dựng Việt Xô Thị xã Phúc Yên
15 Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc : BXD Thành phố Vĩnh Yên
17 Trường Công nhân cơ khí Nông nghiệp 1 Trung Ương Huyện Bình Xuyên
18 Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ Thông tin Thành phố Vĩnh Yên
19 Trường đào tạo nghề khu vực kinh tế trọng điểm Bắc
bộ (chuẩn bị xây dựng)
Thành phố Vĩnh Yên
1.2 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ
1.2.1 Hệ thống công trình đê điều
a) Tuyến đê tả sông Hồng
Đây là đê cấp I có chiều dài 28.770 Km từ K0 (xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường) đến K28+770(xã Nguyệt Đức huyện Yên Lạc).
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình: (+19,31) tại K0; ( +18,96) tại K6;
( 18,88) tại K8; (+17,51) tại K27, cao hơn mức nước thiết kế từ 0,61 – 1,12 m (theoQuyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày 07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mứcnước thiết kế cho tuyến đê thuộc tỉnh Vĩnh Phúc)
Trang 21- Các đoạn đê có nền địa chất yếu, thường xảy ra mạch đùn, mạch sủi, giếngsủi ở chân đê khi chưa được khoan phụt vữa như: K4 K10 (Tân Cương - PhúThịnh); K14 ÷ K16 (Phú Đa), K22+900 K24+500 (Liên Châu) Riêng đoạn từK4 K10 đã được Chính phủ đầu tư kinh phí cho xử lý bằng giải pháp bố trí 34giếng giảm áp; hệ thống quan trắc theo dõi biến đổi nền đê; khoan phụt vữa thân đê vàlàm sân phủ giảm áp phía thượng lưu, dự án đang khẩn trương thi công và đảm bảotiến độ phục vụ chống lũ năm 2010 Hiện nay, toàn tuyến đê tả Hồng đã khoan phụt
vữa gia cố được: 4 Km / 28,770 Km thân đê
- Một số vị trí có tổ mối hàng năm thường phải tổ chức xử lý như: K10 K11;K22
- Một số đoạn đê có ao hồ sát chân đê chưa được lấp: K2 K2+500 ( Ao sen BồSao), K13 K13+500 ( Vực Quảng Cư), K15+800 K16 ( Ao Phú Đa), K16+500
K17 ( Cẩm Vực- Ngũ Kiên ), K24+500 K24+700 ( Đầm Iếc – xã Liên Châu)
- Một số vị trí có dòng chảy sát đê bị nguy hiểm khi có lũ như đoạn K2+500 ÷K4+00 (Bồ Sao – Cao Đại); Một số đoạn bị sạt lở bờ như các đoạn: K2 K13 (ĐạiĐịnh – Cam Giá), K15 K16 (Vĩnh Ninh) Hiện tại đoạn này đang được khẩn trương
xử lý bằng giải pháp xây dựng hệ thống kè lát mái trong khung bê trông
* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được: 10,5 Km/28,770 Km tre chắn
sóng, hiện số tre này phát triển tốt Số còn lại cần tiếp tục đầu tư kinh phí để trồngtiếp
* Về cứng hoá mặt đê Đã cứng hoá được 28,770 Km /28,770 Km.
+ Đoạn từ K0K0+550: Được kết hợp với quốc lộ 2 được trải nhựa rộng 12m + Đoạn từ K0+550 K28+770: mặt đê được bê tông hoá rộng 5 m, dày 0,20m
Do có một số đoạn được thiết kế chưa phù hợp (B=04 m, dày 0,20 m, BT # 200,không có đá lót mặt đê) nên bị nứt, vỡ, xuống cấp như K10 ÷ K11; K13 ÷ K14; K20 ÷K20+500
Ngoài nhiệm vụ chống lũ theo chức năng, hệ thống đê Vĩnh Phúc còn là nhữngtrục giao thông quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh
* Hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã xây dựng được:15,170 Km/28,770 Km
hành lang (có 10,5 Km bê tông, 4,670 Km rải cấp phối ) Tuyến hành lang này đã gópphần tích cực trong việc bảo vệ đê, chống tái vi phạm và là trục giao thông nông thôn
Tuyến đê tả Hồng có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn, đảm bảochống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên thân đê được đắp qua nhiều thời kỳ,bằng nhiều loại đất khác nhau, nền đê một số đoạn yếu, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổmối, đùn sủi, thẩm lậu nền đê Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời vớinhững tình huống bất thường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ
b) Tuyến đê tả Phó Đáy
Chiều dài 23,370 Km từ K0 (xã Đồng Tĩnh) đến K23+370 (xã Việt Xuân).Trong đó:
Trang 22- Đê cấp IV dài 05 Km: Từ K0 ( Xã Đồng Tĩnh ) đến K5 (xã An Hoà)
- Đê cấp III dài 02 Km : Từ K5 đến K7 (xã An Hoà)
- Đê cấp II dài 16,370 Km: Từ K7 (xã An Hoà ) đến K23+370 (Xã Việt Xuân )
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình từ (+20.80 +20,20), cao hơn so
với mực nước thiết kế từ 1,5 2 m.(theo Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mức nước thiết kế cho tuyến đêthuộc tỉnh Vĩnh Phúc)
+ Phía sông: m =1,7 2 + Phía đồng: m = 2,5 3
Trong đó có 6Km mái đê, mặt cơ và mái cơ phía sông được lát bằng đá có vảilọc, lớp lót sỏi trong khung đá xây vữa xi măng 100# dày 0,4m
- Cơ đê + Phía sông : Đã có 13 Km / 23,370 Km đê.
+ Phía đồng : Đã có 15 Km / 23,370 Km đê.
* Về thân đê, nền đê:
- Trượt mái đê phía sông tại các vị trí K15 K17+500 và K19 K22: do mặtmặt thoáng sông về mùa lũ rộng từ 3 ÷ 6 Km nên khi nước sông lên to gặp gió lớn dễ
bị sóng leo làm sạt mái đê
- Mạch đùn mạch sủi thường xẩy ra hàng năm khi mực nước sông ở mức BĐ IItrở lên tại các điểm K16 K17 (Đầm Lươn xã Kim Xá), K19 K20 (Yên Lập) Theo
số liệu khảo sát do trường Đại học Thuỷ lợi khảo sát năm 2008 thì thân đê các đoạn này
có nền địa chất rất xấu, cần được xử lý gia cố Toàn tuyến đê tả Phó Đáy đã có 5,7 Km /
23,370 Km đê được khoan phụt vữa
- Tổ mối xuất hiện tại một số vị trí: K9+400; K13+500 K14; K18 K19
* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được 4,1 Km /23,370 Km tre chắn
sóng (trong đó có 1,7 Km tre Bát Độ phát triển tốt, số còn lại là tre Gai do nhân dân tựtrồng) Các đoạn còn lại chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có cơ
* Về cứng hoá mặt đê: Tuyến đê đã được cứng hoá 23,370Km/23,370Km mặt
đê bằng bê tông, rải nhựa với chiều rộng 5 m, chiều dày 0,22 m Sau quá trình sử dụngmột số vị trí mặt đê bê tông đã bị nứt vỡ, xuống cấp nhưng đã được sửa chữa bằngnhựa ApPhan nên đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện
* Đường hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã bê tông hoá được 3,5Km /
23,370 Km hành lang bảo vệ đê và đang tiếp tục đầu tư xây dựng các đoạn còn lại
Trang 23Tuyến đê tả sông Phó Đáy có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn,đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên đê được đắp bằngnhiều loại đất khác nhau, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổ mối, đùn sủi, thẩm lậu, sóngleo Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời với những tình huống bấtthường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ.
c) Tuyến đê hữu Phó Đáy
Là tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008của Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc tuyến đê vùng chậm lũ Lập Thạch có chiều dài
16 Km Điểm đầu tuyến taị xã Thái Hoà điểm cuối tại xã Cao Phong
* Cao trình đỉnh đê: Cao trình đỉnh (+19,75) tại K2; (+19,08) tại K11, cao hơn
mực nước lũ năm 1971 là 0,6m
* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m - Mái đê m1 = m2 = 2.
- Cơ đê + Phía sông : Đã có 01 Km / 16 Km đê.
+ Phía đồng : Đã có 03 Km / 16 Km đê.
* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo
thiết kế đê vùng chậm lũ Đê chưa được thử thách qua lũ nên tuyến đê chứa nhiều ẩnhoạ Đề phòng hiện tượng sạt trượt
- Đoạn K9+700: nền địa chất đoạn này kém, phía đồng có nhiều hồ đầm sátchân đê, dòng chủ lưu sông Phó Đáy áp sát chân đê, nên xảy ra sạt trượt mái đê
- Đoạn từ K7 ÷ K12 thuộc địa phận xã đồng Ích, Đình Chu, Triệu Đề có nền địachất xấu, nền đê yếu nên hàng năm thưởng xẩy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi
* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 01 Km / 16 Km tre Bát Độ, một số vị trí
khác do nhân dân ven đê tự phát trồng, hiệu quả sử dụng không cao
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 13Km/16Km, Đoạn còn lại (từ
K0÷ K3) do đi qua vùng đồi và khu dân cư nên chưa được đầu tư bê tông hóa
Tuyến đê hữu Phó Đáy mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ
đê cấp IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấpIII, nền đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp chophù hợp với cấp quản lý Nhìn chung tuyến đê hữu Phó Đáy cơ bản đảm bảo chống lũ
an toàn khi gặp lũ thiết kế
d) Tuyến đê tả Lô
Là tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc huyện Sông Lô trong vùng chậm lũ Lập Thạch Toàntuyến có chiều dài 27,826 Km, Điểm đầu tuyến tại xã Bạch Lưu điểm cuối tại xã CaoPhong
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình (+21,10) tại K0; (+19,22) tại
K27+826 Cao hơn mực nước lũ lịch sử 1971 là: 0,6m
* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m - Mái đê: m1 = m2 = 1,5 2.
Trang 24* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo
thiết kế đê vùng chậm lũ Một số đoạn có nền đê yếu thường xẩy ra rò rỉ sạt trượt mái
đê khi nước sông lên BĐII như: 7+500 ÷ K19+500 (Tứ Yên); K26÷ K27 (Cao Phong)
* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 0,550 Km /27,826 Km tre Bát Độ, một số vị
trí khác do nhân dân ven đê tự phát trồng nhưng hiệu quả sử dụng không cao
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 27,826 Km / 27,826 Km.
Tuyến đê tả Lô mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ đê cấp
IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấp III, nền
đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp cho phùhợp với cấp quản lý Nhìn chung tuyến đê tả Lô cơ bản đảm bảo chống lũ an toàn khigặp lũ thiết kế
e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc
Tuyến đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc có chiều dài 27,130 Km Điểm đầu tại xãCao Đại huyện Vĩnh Tường, điểm cuối tại xã Trung Kiên huyện Yên Lạc
* Cao trình đỉnh đê: Tại K0 là (+16,70), tại K27 là (+14,40), đảm bảo chống lũ
ở mức BĐ III, trên tuyến có 03 tràn sự cố để đề phòng vỡ đê và chủ động chậm lũ khinước sông Hồng vượt BĐIII và khi có lệnh xả lũ
* Mặt cắt ngang đê: Mặt đê rộng từ 5 6m; Mái thượng, hạ lưu m1 = m2 =
1,5 * Về tre chắn sóng: Hiện tại trên các tuyến đê địa phương mới chỉ có một vài vị
trí có tre chắn sóng do nhân dân tự ven đê phát trồng Phần lớn các tuyến đê địaphương chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có kinh phí
* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá 27Km/27Km mặt đê với chiều rộng 4m dày
0,20m đảm bảo phục vụ công tác PCLB & TKCN - hộ đê và giao thông trong vùng
Tuyến đê bối tả Hồng (Vĩnh tường – Yên lạc) được thiết kế chống lũ với cấpbáo động III, trên tuyến có các hệ thống tràn đảm bảo nhiệm vụ xả lũ khi có lệnh Dotác động điều phối của hồ Hoà Bình làm thay đổi dòng chảy dẫn đến một số hệ thống
kè, vùng bãi bồi ven sông bị sạt lở mạnh gây mất an toàn cho tuyến đê bối Hiện tạiUBND tỉnh đang triển khai dự án nâng cấp mở rộng đê kết hợp làm đường giao thôngnông thôn Căn cứ vào hiện trạng, tuyến đê này đảm bảo chống được lũ thết kế trongnăm 2010
f) Tuyến đê nội đồng sông Cà Lồ, Sáu Vó
- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km.
- Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km
Đây là tuyến đê sông nội đồng bảo vệ một vùng rộng lớn phía tây nam tỉnh nênluôn được tỉnh quan tâm đầu tư Hàng năm tuyến đê này được tu bổ, nâng cấp Mặt đêđược đắp cao, mở rộng và bê tông hoá mặt đê từ 4 - 6m được 80% Mái và cơ đê đượchoàn thiện đảm bảo chống lũ theo thiết kế
Trang 25Tuyến đê nội đồng Cà Lồ, Sáu Vó hiện đã được đầu tư sửa chữa các hư hỏngsau đợt mưa lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 2008 và đang được triển khai thi công gấpcác dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê để phục vụ chống úng năm 2010.
1.2.2 Hệ thống công trình kè, mỏ hàn
a) Tuyến tả sông Hồng
Tuyến đê tả sông Hồng có 2 hệ thống kè lớn bảo vệ đê là kè Đại Định và kèTrung Hà:
* Hệ thống kè Đại Định – Cam Giá: Là hệ thống kè mỏ hàn và lát mái và thả đá hộ
chân Vị trí tương ứng với đê gồm 02 đoạn là: từ K2 K5 thuộc xã Cao Đại và K10 ÷K13
xã An Tường – Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường
- Đoạn từ K2 K5: Là hệ thống kè gồm có 6 mỏ hàn cứng được xây dựng từnăm 1972 có cao trình đỉnh kè từ (+10m +12m), khoảng cách từ gốc kè đến chân đê
từ 40160m Năm 2008+2009 được đầu tư tu bổ và làm mới các hạng mục: Phầndưới nước được thả đá hộ chân trong đó có 518 m được xử lý bằng giải pháp rải thảm
để đảm bảo an toàn cho bến bốc xếp vật liệu Bờ sông được lát đá hộc trong khung bêtông đến cao trình (+10m +12m)
- Đoạn từ K10 ÷K13: Là kè lát mái được đầu tư làm mới các hạng mục thả đá hộchân và lát bờ bằng đá hộc trong khung bê tông đến cao trình (+10m +12m)
Hiện nay dự án kè Đại Định – Cam Giá đã hoàn thành việc thả đá hộ chân, xâykhung lát mái và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại để phục vụchống lũ năm 2010
* Kè Trung Hà thuộc 2 huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh (Hà Nội):
Là kè hộ chân và lát mái trong khung đá xây, chiều dài tuyến kè 5.569m tương ứng với
đê từ K24+500 K33+600 (Bao gồm cả địa danh huyện Mê Linh) Kè có nhiệm vụchống sạt lở bãi sông và bảo vệ đê tả Hồng Hiện tại kè đang bồi lắng nhanh, ổn định
b) Tuyến tả Phó Đáy
Tuyến đê tả Phó Đáy có hệ thống 5 kè lát mái bảo vệ đê là:
- Kè Đồng Tĩnh thuộc xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương- tương ứng với đê từK4+100 ÷ K4+600: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung bê tông, caotrình đỉnh kè (+17,20m) Hiện tại đang hoàn thiện để phục vụ chống lũ
- Kè Vàng thuộc xã Hoàng Đan huyện Tam Dương - tương ứng với đê từK12+800 K13 chiều dài kè 200m Khoảng cách từ chân đê đến đỉnh kè từ 5 10m,cao trình đỉnh kè (+13,5m), kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng 100#.Hiện tại kè ổn định
- Kè Kim Xá thuộc huyện Vĩnh Tường – tương ứng với đê từ K15+250 K15+350 chiều dài kè 100m, mái kè đồng thời là mái đê, cao trình đỉnh kè (+19,90m),mái m=3, kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng mác 100# Kè ổn định
Trang 26- Kè Phù Yên thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường: Tương ứng với đê từK18+500 K18+650, cao trình đỉnh kè (+9m) và cách chân đê từ 5 8m, chiều dài
kè 150m, kè lát mái bằng đá lát khan Hiện tại kè đã xuống cấp, bị sạt lở, bong xô
- Kè Việt Hưng thuộc xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường – tương ứng K22+700
÷ K23+ 100: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung đá xây Hiện tại kè
d) Tuyến tả Lô
Tuyến đê tả sông Lô có 04 kè
- Kè Hải Lựu: Vị trí tương ứng là K4+730, chiều dài 1.225m, đã được lát máibằng đá trong khung đá xây chiều dày 0,4m Hiện nay kè đang bồi lắng, kè ổn định
- Kè Đôn Nhân: Vị trí tương ứng từ K7 ÷ K7+420, chiều dài 420m là kè lát máichống sạt lở bờ sông Do hạ lưu kè bị sạt lở nên kè được bổ xung thiết kế và đang đượcđẩy nhanh tiến độ thi công để phục vụ chống lũ năm 2010
- Kè Tứ Yên: Vị trí tương ứng K20, chiều dài 1.041m, đã được lát mái bằng đátrong khung đá xây chiều dày 0.4m Hiện nay kè đang có hiện tượng bồi lắng, ổn định
- Kè Cao Phong: Vị trí tương ứng K27+253 ÷ K27+753, chiều dài 500m Hiện kè
đã hoàn thành đảm bảo nhiệm vụ chống lũ theo thiết kế
e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc
Trên tuyến đê bối Vĩnh tường – Yên lạc có hệ thống kè Lý Nhân thuộc huyệnVĩnh Tường: Vị trí tương ứng K3 chiều dài 820m, được xây trong khung đá xây dày0,4m Do lũ sông Hồng lên cao vào cuối tháng 7/2007 nên mái kè bị sạt trượt khoảng
200 m UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp cùng chi cụcQLĐĐ & PCLB khắc phục sự cố khẩn cấp ngay trong lũ và hiện nay kè đang được sửachữa, nâng cấp xong để kịp thời chống lũ năm 2008
Trang 271.2.3 Hệ thống công trình cống dưới đê
* Tuyến đê tả Hồng có 1 cống lớn, 1 ống dẫn nước và 1 xi phông là:
- Cống tưới Đại Định: Tại K3+200 thuộc xã Cao Đại huyện Vĩnh Tường cốnghộp bằng bê tông cốt thép gồm 2 cửa khẩu độ 2 x (2,4 x 2) dài 28m Cao trình đáycống (+12,24m), cánh cửa phẳng bằng thép, máy đóng mở V10 chạy bằng điện vậnhành tốt Cống ổn định đảm bảo chống lũ
- Ông dẫn nước tưới Lũng Hạ: tại K24+500 thuộc xã Liên Châu huyện Yên Lạc cốngtròn bằng bê tông cốt thép 2500, cao trình đáy cống (+14,60m) đóng mở tự động
* Xi phông Trung Cẩm thuộc xã Đại Tự,Yên Lạc tại K18+070 có kích thước 300
* Tuyến tả Phó Đáy có 05 cống qua đê gồm:
- Cống tưới tại K5+250 xã An Hoà huyện Tam Dương: Cống tròn 600 Cốnghoạt động bình thường
- Cống tiêu Hương Đình tại K9+200 xã An Hoà huyện Tam Dương cống tiêu 1cửa khẩu độ 600 dài 25m, Máy đóng mở V1 vận hành tốt
- Cống tưới Xóm Bắc tại K9+900 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống dẫnnước tưới của trạm bơm cống tròn 500 một cửa dài 25m phần xây đúc ổn định
- Cống tưới Chéo tại K10+800 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống tròn
800, máy đóng mở V1
- Cống tưới Diệm Xuân tại K23+200 xã Việt Xuân Vĩnh Tường, cống dẫn nướctưới của trạm bơm Bạch Hạc, cống tròn 2x2.220, bằng bê tông cốt thép dài 24m caotrình đáy cống là (+11,80m) cánh cửa bằng thép, máy đóng mở V10 vận hành bằngđiện Cống đảm bảo chống lũ an toàn
* Tuyến đê hữu Phó Đáy: Trên tuyến có 10 cống trong đó có 3 cống tiêu lớn là
: Cống Phú Thụ; Cống Bì La; Cống Cầu Triệu Các cống này đều hoạt động bìnhthường
* Tuyến đê tả sông Lô: Có 12 cái, trong đó có 4 cống lớn là:
- Cống Cầu Mai; Cống Cầu Đọ; Cống Cầu Ngạc, Cầu Dừa
- Các cống trên tuyến đã được sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hư hỏng nên đủkhả năng chống lũ theo thiết kế
* Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc: Có 11 cống trong đó có 6 cống tiêu lớn
là cống: Khách Nhi, Hậu Lộc, Liên Châu, Đại Tự, Ghềnh Đá, Đầu Đê
1.2.4 Hệ thống điếm canh đê
Trên tuyến đê cấp I, II bình quân 1 km đê có 1 điếm canh đê để gác nước, tuần
tra trong mùa mưa lũ Hệ thống điếm canh đê được bố trí cụ thể như sau:
* Tuyến đê tả sông Hồng: Tuyến đê tả sông Hồng có 27 điếm canh đê, trong đó
có 08 điếm được xây mới theo tiêu chuẩn, số điếm còn lại hàng năm được đầu tư sửachữa Tuy nhiên do có nhiều điếm được xây dựng từ lâu, bi hư hỏng, xuống cấp nên cầnđược sửa chữa hoặc xây mới để đáp ứng yêu cầu công tác thường trực CLB hàng năm
Trang 28* Tuyến đê tả Phó Đáy: Tuyến đê tả Phó Đáy có 17 điếm canh đê, trong đó có
05 điếm tiêu chuẩn, số điếm còn lại đều cũ, xuống cấp, cần được đầu tư kinh phí tu bổthường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ CLB
* Tuyến đê hữu Phó Đáy: có 05 điếm canh đê là điếm tiêu chuẩn.
* Tuyến đê tả Lô: có 04 điếm canh đê là điếm tiêu chuẩn.
1.2.5 Hệ thống công trình phân chậm lũ
a) Vùng chậm lũ Lập Thạch
Vùng chậm lũ Lập Thạch nằm dọc theo đê phía đồng trở vào thuộc đê tả sông
Lô và hữu sông Phó Đáy gồm diện tích của 27 xã vùng bán sơn địa có độ dốc từ bắcxuống nam và từ giữa ra hai bên sông Lô và sông Phó Đáy
- Tổng diện tích đất tự nhiên 32.307 ha
Trong đó:
+ Diện tích tự nhiên trong vùng chậm lũ là: 22.331 ha
+ Diện tích bị ngập khi chậm lũ là: 7.108 ha
+ Số hộ dân trong vùng chậm lũ là: 31.752 hộ với: 145.530 người
Làng xóm khu dân cư nằm ven các gò, đồi ở cao trình từ (+13) (+23) Đờisống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 95% dân số, sản xuất cònphụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đời sống còn gặp nhiều khó khăn Khi chậm lũ vàovùng Lập Thạch sẽ đưa nước qua 3 tràn trên mức độ ngập lụt từ 2 5m trên địa bàn
27 xã và cùng một lúc phải thực hiện 2 nhiệm vụ là tổ chức sơ tán dân, cứu hộ, cứu trợdân trong vùng ngập lụt và hộ đê
b) Hệ thống tràn xả lũ
- Tuyến đê tả Lô có 2 tràn làm nhiệm vụ phân chậm lũ là:
+ Tràn Tứ Yên: Tại K18+600 ngưỡng tràn dài 280m cao trình (+16,70), trênđỉnh tràn đắp trạch mặt rộng 2m; mái m1 = m2 = 1,5
+ Tràn Cao Phong: Tại K26+600 bằng bê tông cốt thép, ngưỡng tràn dài 60m ở caotrình (+15,70) đỉnh tràn đắp trạch lên bằng cao trình mặt đê mặt rộng 2,0m; mái = 1,5
- Trên đê hữu sông Phó Đáy: Xây dựng 1 tràn cứu hộ Đồng Ích tại K5+300,ngưỡng tràn dài 185m, cao trình đỉnh (+18,70m ) trên đắp con trạch bằng cao trìnhđỉnh đê mái m= 1,5
- Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc có 3 tràn là:
+ Tràn Vĩnh Ninh thuộc huyện Vĩnh Tường tại K14+500 bằng bê tông cốt thépchiều dài ngưỡng tràn 45m ở cao trình (+14,0) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằngcao trình mặt đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn
+ Tràn Liên Châu thuộc huyện Yên Lạc: Tại K18+896, chiều dài 135m có caotrình +13,6m, được đắp con trạch rộng 2m cao trình +15.35m
Trang 29+ Tràn Trung Kiên thuộc huyện Yên Lạc: Tại K24+800 bằng bê tông cốt thépchiều dài ngưỡng tràn 60m ở cao trình (+12,90) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằngcao trình đỉnh đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn.
1.2.6 Hệ thống công trình tiêu thoát nước
Theo tài liệu “Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 ~
2010, định hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020” việc phân chia vùng tiêu thoát nướcliên quan đến vùng dự án bao gồm 3 vùng:
+ Vùng lưu vực hệ thống thủy nông Liễn Sơn (40.279ha)
+ Vùng ven dãy Tam Đảo (48.112ha)
+ Một phần diện tích của vùng huyện Mê Linh, Hà Nội, phần diện tích này baogồm lưu vực sông Đồng Đò, thị xã Phúc Yên, tính đến mặt cắt khống chế sông Cà Lồtỉnh Vĩnh Phúc- Cầu Xuân Phương, xã Phúc Thắng, Mê Linh Hà nội (12.920ha)
- Hiện trạng về công trình tiêu thoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnhVĩnh Phúc cho thấy các công trình được xây dựng, hoạt động chỉ phục vụ cho tiêuthoát nước cục bộ trong hệ thống và với kịch bản tiêu tự chảy ra sông Cầu Chưa cómột giải pháp tiêu tổng thể cho toàn hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc.Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng công trình tiêu thoát nước trong hệ thống vùng dự
án qui hoạch cho những đánh giá cơ bản sau:
+ Về công trình đầu mối tiêu thoát toàn lưu vực Kịch bản truyền thống tiêuthoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc theo tự chảy, với trục sôngtiêu thoát chính là sông Cà Lồ và hướng tiêu ra sông Cầu Bởi vậy cho đến nay chưa
có công trình đầu mối nào được xây dựng, khả năng tiêu thoát hoàn toàn phụ thuộcvào điều kiện lòng dẫn tự nhiên và nhất là phụ thuộc rất lớn vào lũ sông Cầu Trongnhiều năm đã xảy ra hiện tượng ứ nước sông Cầu vào sông Cà Lồ, đến cầu HươngCanh, cống Sáu Vó làm giảm đáng kể khả năng thoát nước tự nhiên của sông Phan,sông Cà Lồ, tỉnh Vĩnh Phúc
+ Về các công trình tiêu thoát nước nội đồng Trong lưu vực sông Phan, sông
Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay đã được xây dựng nhiều công trình tiêu thoát nước nộiđồng, với đủ loại phương thức vận hành cho tiêu thoát nước như kênh tiêu, bờ vùng,cống tiêu tự chảy, trạm bơm tiêu, các công trình đập tràn, cống điều tiết trên sông vớiquy mô và năng lực rất đa dạng Tất cả mới chỉ đảm nhiệm được phần nhiệm vụ tiêuthoát nước trong vùng canh tác bị ngập úng hàng năm với những mức độ khác nhaucủa lưu vực ra trục sông Phan, sông Cà Lồ Theo tài liệu điều tra hiện trạng, chonhững thống kê đánh giá về hiện trạng công trình tiêu thoát nước nội đồng trong lưuvực như sau:
* Trục kênh tiêu nội đồng: có 8 tuyến chính.
- Kênh Bến Tre huyện Tam Dương
- Kênh Duy Xuyên – Vân Hội – Hợp Thịnh huyện Tam Dương
- Kênh Chấn Hưng - Đại Đồng – Bình Dương huyện Vĩnh Tường
Trang 30- Kênh Tuân Chính – Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường
- Kênh Tam Phúc – Vũ Di huyện Vĩnh Tường
- Kênh Nam Yên Lạc huyện Yên Lạc
- Kênh Yên Đồng – Trung Nguyên - Đồng Cường huyện Yên Lạc
- Kênh Tam Hồng – Minh Tâm – Sáu Vó huyện Yên Lạc
* Trạm bơm tiêu nội đồng: chủ yếu có 8 trạm, tổng công suất bơm 114.600m3h
- Trạm bơm Cao Đại (5 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan
- Trạm bơm Đầm Cả (8 x 4000m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ
- Trạm bơm Kim Xá (2 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Phan
- Trạm bơm Hòa Loan (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan
- Trạm bơm Lũng Ngoại I, II (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan
- Trạm bơm Đại Phùng (7 x 1.800m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ
- Trạm bơm Đầm Láng (16 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ
- Trạm bơm Sáu Vó (6 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan
* Các cống tiêu nội đồng: có 9 cống chủ yếu
- Cống Sáu Vó: (2c x 2,5 x 3,5) lưu lượng tiêu thoát / 17,5m3/s ra sông Phan
- Cống Quán Bò: (1c x 1,1 x 1,95) lưu lượng tiêu thoát / 2,1m3/s ra sông Phan
- Cống Quán Hạnh: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan
- Cống Thụy Yên: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan
- Cống Đầm Hồn: (1c x 1,4 x 2,35) lưu lượng tiêu thoát /3,2m3/s
- Cống Đại Lợi: 60
- Cống Đại Phùng I : 80 tiêu thoát ra sông Cà Lồ
- Cống Đại Phùng II : (1c x 0,6 x 0,8) tiêu thoát ra sông Cà Lồ
- Cống Đầm Láng : (3c x 1,0 x 2,0) tiêu thoát ra sông Cà Lồ
* Các công trình điều tiết trên sông:
- Cống 3 cửa An Hạ (3 x 1,8 x 2,0m)
- Cống điều tiết Thụy Yên (15 x 4,5m) lưu lượng tiêu thoát 80,0m3/s cắt lũ sôngPhan vào kênh Bến Tre
- Cống điều tiết Lạc ý (6 cửa x 2,0 x 3,0), dâng nước cho tưới
- Đập tràn hồ Đầm Vạc (dài 2,10m, cao trình ngưỡng +7,0m), điều tiết lũ kênhBến Tre vào sông Phan
Cao trình đỉnh đập
Dung tích (10 6 m 3 ) Cao trình đỉnh tràn QTràn m 3 /s B tràn (m)
Trang 31Cao trình đỉnh đập
Dung tích (10 6 m 3 )
Cao trình đỉnh tràn
QTràn
m 3 /s
B tràn (m)
- Đập Đông, đập Tây, đập Thanh Cao, mặt đập đã đựơc rải nhựa, thân đập ổn định
- Đập đất mái thượng lưumột số đoạnđá lát mái bị sô, mái hạ lưu bị sói
- Cống số 1, số 2 thân cống ổn định tốt, máy đóng mở cánh cống vận hành tốtđảm bảo an toàn.- Tràn xả lũ: Cánh cửa tràn, tời vận hành, máy đóng mở được bảodưỡng vận hành bình thường
2) Hồ Xạ Hương:
- Đập đã được khoan phụt vữa xi măng đất xét từ năm 1991
- Tràn xả lũ: Máy đóng mở và cánh cửa vận hành ổn định
- Cống lấy nước đã thay thế cánh
Hồ hoạt động bình thường Đủ khả năng chống lũ theo thiết kế
3) Hồ Vân trục:
- Tràn xả lũ: Đã được tu bổ, sửa chữa
- Thân đập được khoan phụt vữa chống thấm và sử lý chống mối, mái thượnglưu được gia cố bằng BTCT từ cao trình +36 tới đỉnh đập
- Công được thay máy đóng mở mới, sửa chữa những phần rò gỉ trong thâncống và gia cố lại phần hạ lưu cống
4) Hồ Suối Sải, Bò Lạc:
- Thân đập bị thẩm lậu và có nhiều mối đã được xử lý bằng khoan phụt vữa ximăng đất sét cuối năm 2002 2003, đập ổn định
5) HồVĩnh Thành:
- Mái hạ lưu thân đập phụ I còn có hiện tượng bị rò gỉ
- Đã xử lý xong sự cố phần đuôi tràn Tràn hoạt động bình thường
Trang 32Toàn bộ hệ thống các công trình hồ chứa cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuậtchống lũ thiết kế, nhưng do quá trình khai thác sử dụng quản lý một số còn tiềm ẩnnhững ẩn hoạ không lường được cần có biện pháp đề phòng tình huống xấu xẩy ra.Đặc biệt chưa hồ chứa nào có tràn sự cố đề nghị tỉnh xem xét cho xây dựng để đảmbảo an toàn khi mực nước vượt quá tần suất thiết kế, hoặc xuất hiện lũ lịch sử.
1.3 PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ
1.3.1 Đặc tính lũ trên các hệ thống sông
Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc nằm ở trung lưu hệ thống sông Hồng, được bao bọcbởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô Vì vậy lũ trên các sông suối trên địa bàntỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp diễn biến lũ của các sông lớn Đà, Thao, Lô, Cà Lồ, PhóĐáy và mang đặc tính lũ điển hình của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình Mùamưa lũ bình thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, song có những nămmùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn từ 15 đến 30 ngày Tổng lượngmưa mùa lũ trên lưu vực chiếm khoảng 80% tổng lượng nước năm và số ngày mưakhoảng 70% số ngày mưa cả năm
a) Lũ sông Đà
Lũ lớn nhất sông Đà đóng vai trò lớn tạo ra lũ lớn nhất sông Hồng, có đến 69%trường hợp đồng bộ Lũ sông Đà thường xảy ra sớm và kết thúc sớm, khi gió mùa TâyNam sớm xâm nhập và suy yếu sớm, nhưng cũng có năm đến tháng IX vẫn còn có lũlớn Những thập kỷ gần đây đã xảy ra ở Hoà Bình các trận lũ đầu mùa rất lớn: Trận lũngày 27/7/1956 (Qmax= 11.500m3/s); ngày 12/9/1985 (Qmax= 9.770m3/s); ngày17/11/1985 (Qmax= 6.000 m3/s)
Mô đun dòng chảy lũ sông Đà lớn nhất trong các sông lớn, Đạt trên 500 l/s/km2 ởđịa phận Trung Quốc, còn ở địa phận Việt Nam (18.000 km2 từ Lai Châu đến Hoà Bình)giảm không đáng kể, Đạt Mmax= 400 l/s/km2, thường gấp hai lần phần hạ lưu sông Thao
Bảng 1-6 Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Đà.
Trang 33Đặc trưng / Trạm Đơn vị Trạm thủy văn
8 ngày max trung bình Đạt 2,18 km3, năm 1971 Đạt 4,9 km3 Tại Yên Bái bằng 90,5%
và tại Vĩnh Phúc 94,6% (so với lượng lũ 8 ngày max năm 1971 ở Sơn Tây Đạt 24,8%)
Mô đun dòng chảy lớn nhất thường giảm dần theo tỷ lệ nghịch với diện tích lưuvực Mô dun dòng chảy trên dòng chính sông Thao với diện tích lưu vực 50.000 km2
vẫn còn lớn (kém sông Đà và sông Lô), Mmax = 200 ÷ 400 l/s/km2, phần Việt Nam 200l/s/km2, phần Trung Quốc lớn gấp đôi bằng 400 l/s/km2
Bảng 1-7 Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Thao.
Trung Quõc
Trang 34Đặc trưng / Trạm Đơn vị Trạm
Trung Quõc
Phúc
Ghi chú : * Trị số hoàn nguyên tràn vỡ đê
** Trị số lớn nhất năm ở Sơn Tây xảy ra vào ngày 27/7/1986
c) Lũ sông Lô
Lưu vực sông Lô nhỏ nhất trong 3 sông lớn đầu nguồn, diện tích chỉ chiếm 75%diện tích sông Thao hoặc sông Đà, nhưng lượng lũ sông Lô lại đứng thứ 2 sau sông Đà,bằng 125 % lượng lũ sông Thao Đỉnh lũ sông Lô cũng rất lớn so với diện tích lưu vực,cường suất nước lên của lũ sông Lô rất lớn Đạt 351 cm/ngày tại Hà Giang, 296 cm/ngày
ở Tuyên Quang, đến Phù Ninh còn 210 cm/ngày Tốc độ lớn nhất dòng lũ là 3 ÷ 4 m/s
Lũ xảy ra nhiều ngọn, liên tiếp nhau nên mực nước lũ rất cao vượt mực nước lũ thấpnhất đến 20,5 m ở Hà Giang, 14,6 m ở Tuyên Quang và đến cửa Việt Trì còn 11,82 m
Do sông Lô ở gần biển hơn, sông lại có hình nan quạt từ những trung tâm núicao chắn gió (Ngân Sơn, Tây Côn Lĩnh, Núi Lô, Con Voi, Tam Đảo) Lượng mưa rơilớn, nước tập trung nhanh, mạnh, dễ gặp bão lớn
Bảng 1-8 Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Lô.
Đặc trưng / Trạm Đơn vị Hà
Giang
Hàm Yên
Chiê m Hoá
Tuyên Quang
Thác Bà
Phù Ninh
Diện tích lưu vực km2 8340 12000 16500 29800 6210 37100Thời kỳ quan trắc 58-90 58-90 58-90 58-90 56-70 56-90
Qmax tháng 8/1969 m3/s 4010 5000 4390 8800 1960 9400Qmax tháng 8/1971 m3/s 5040 5600 6220 12000 3590 15200
Trang 35d) Lũ sông Hồng
1) Cơ chế hình thành:
Từ Việt Trì đến Hà Nội, lũ trên sông Hồng là tổ hợp lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô, vìvậy tốc độ dòng chảy lũ ở Sơn Tây rất mạnh, Đạt VmaxTB = 2,6 m/s, VmaxMax = 3,45 m/s Chỉthua lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô Cường suất nước lên tới 1,88 m/ ngày
ở Sơn Tây và lớn hơn cường suất nước lên ở Hoà Bình Biên độ mực nước năm lớn nhấtĐạt tới 12,72 m, biên độ mực nước lũ Đạt 11,41 m ở Sơn Tây và chỉ khoảng 2 ÷ 3 ngày làĐạt tới đỉnh lũ, thời gian ngắn hơn khi lũ xuống tới 3 ÷ 4 lần
Lũ sông Hồng cũng giống như sông Thao, Đà, Lô mang tính chất của lũ núi rõrệt thường xảy ra nhiều ngọn liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng IV ÷ V biên độ lũtrong tháng VI có thể lên tới 5 ÷ 6 m, sang tháng VII, VIII các cơn lũ đổ về liên tiếpcon lũ thứ nhất chưa rút hết đã chồng tiếp con lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần vàthường Đạt đỉnh lũ vào tháng VIII sau đó mực nước hạ xuống dần Vì thế khi mựcnước sông Hồng đã ở mức cao từ 11,5 ÷ 12,5 m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớntrên diện rộng hay gặp bão thì sẽ xảy ra lũ đặc biệt như lũ tháng 8 năm 1971, rất nguyhiểm cho hệ thống đê dọc sông
Tùy thuộc vào những trận lũ nhỏ hay lũ lớn trên lưu vực sông Hồng, theo thống
kê thì lũ trên sông Đà chiếm tỉ lệ 37 - 69%, sông Lô chiếm 17 - 41,5% và sông Thao
13 - 30% Bảng 2.4 thống kê tỷ lệ thành phần lũ 8 ngày của một số trận lũ lớn xảy ratrên lưu vực sông Hồng:
Bảng 1-9 Thành phần lượng lũ 8 ngày lớn nhất của nhánh sông Đà, Thao, Lô
so với sông Hồng tại Sơn Tây của một số trận lũ lớn.
(sơn tây)
Sông Đà (hòa bình)
Sông Lô (vụ quang)
Sông Thao (yên bái)
Hmax
Hà Nội (m)
W8 (tỷ m3)
Lũ lớn thường xuất hiện vào trung tuần tháng VIII, những trận lũ có mực nướcvượt hoặc bằng mực nước thiết kế đê 13,4 m tại Hà Nội thường là do lũ lớn của 2 hoặc
3 sông tạo nên
Trang 362) Các trận lũ lớn, điển hình:
Những trường hợp lũ lớn trên sông Hồng có thể xảy ra với trường hợp lũ đặcbiệt lớn trên 1, 2 hoặc 3 sông hợp thành Lũ trên lưu vực sông Hồng ngày càng giatăng, chỉ trong vòng 30 năm từ 1969 - 1999 đã xuất hiện 3 trong 4 trận lũ lớn của thế
kỷ 20 Riêng trên sông Đà trận lũ tháng 8/1996 là trận lũ lớn nhất trong thế kỷ với lưulượng Qmax tại Hoà Bình 22.600 m3/s (trong khi đó trận lũ 8/1971 có Qmax = 16.200m3/s, lũ 8/1945 có Qmax = 21.000 m3/s và lũ 8/1969 có Qmax = 15.800 m3/s) Thống
kê các trận lũ lớn xảy ra trên hệ thống lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong vòng 100năm nay như sau :
- Trận lũ tháng 8 /1971 (từ ngày 11 – 31/8/1971) là trận lũ lịch sử xảy ra trênlưu vực sông Hồng Lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô xuất hiện đồng thời và lưu lượng đođược tại Sơn Tây là 34.200 m3/s (lưu lượng hoàn nguyên lũ là 37.800 m3/s) Trận lũnày có mực nước lớn nhất trong vòng từ 200 - 250 năm nay có mực nước ở Hà Nội là14,80 m và gây ra vỡ đê tại Kê Thượng, Lâm Thao, Nhất Trai và Cống Thôn Lưulượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sông như sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 16.100 m3/s vào ngày 18/8/1971
+ Trên sông Thao, tại Yên Bái: 10.350 m3/s vào ngày 19/8/1971
+ Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 15.850 m3/s vào ngày 19/8/1971
- Trận lũ tháng 8/1996 (từ ngày 9 – 28/8/1996) là trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trênsông Đà Lưu lượng đến hồ Hòa Bình là 22.650 m3/s, mực nước lũ lớn nhất ở Hà Nội
là 12,47 m Theo tính toán, nếu không có sự điều tiết của hồ Hoà Bình (cắt lũ) thì mựcnước tại Hà Nội sẽ khoảng 13,46 m Lưu lượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sôngnhư sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 22.650 m3/s vào ngày 18/8/1996
+ Trên sông Thao, tại Yên Bái: 4.410 m3/s vào ngày 24/8/1996
+ Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 7.140 m3/s vào ngày 20/8/1996
- Trận lũ tháng 8/1969 (từ ngày 12 – 26/8/1969), so với lũ năm 1971 thì đỉnh lũnăm 1969 không lớn bằng Tuy nhiên trong trận lũ này lại xuất hiện 2 đỉnh lũ liên tiếp(lũ kép) trên cả 3 nhánh sông Đà, Thao, Lô và thời gian giữa hai đỉnh lũ chỉ cách nhau
3 – 3,5 ngày Đây là trận lũ có dạng lũ nguy hiểm nhất, mực nước đo được tại Hà nội
là 13,22 m và là trận lũ lớn thứ tư trên hệ thống sông Hồng Lưu lượng đo được tại cácnhánh sông như sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: đỉnh thứ 1 là 15.503 m3.s vào lúc 21h ngày13/8/1969 và đỉnh lũ thứ 2 là 15.800 m3/s vào lũ 7h ngày 17/8/1969
+ Trên sông Thao tại Yên Bái đỉnh thứ 1 là 5.650 m3/s vào ngày 13/8/1969 vàđỉnh thứ 2 là 8.100 m3/s vào ngày 17/8/1969
+ Trên sông Lô tại Vụ Quang đỉnh thứ 1 là 5.613 m3/s vào ngày 13/8/1969 vàđỉnh thứ 2 là 6.280 m3/s vào ngày 17/8/1969
Trang 37- Trận lũ tháng 8/1945 có mực nước ở Hà Nội khoảng 13,90 - 14,10 m là trận
lũ lớn thứ hai từ trước đến nay
- Trận lũ tháng 7/1915 có mựcc nước tại Hà Nội là 12,60 m là trận lũ lớn thứnăm
Ngoài ra còn có một số năm có mực nước ở Hà Nội vượt mức 12,0 m như cácnăm 1940, 1947, 1968, 1970, 1973 và 1986 Tính toán với liệt tài liệu 97 năm từ 1902
- 1998 tại Sơn Tây, lưu lượng lũ lớn nhất cùng với các chu kỳ tái diễn như sau (tàiliệu phân tích đã đưa về trạng thái tự nhiên khi không vỡ đê và có hồ chứa trữ nước) :
e) Lũ sông Cà Lồ
Chế độ dòng chảy lũ sông Cà Lồ khác với chế độ dòng chảy lũ sông cầu SôngCầu có mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng IX hàng năm Sông Cà Lồ là phụ lưu lớnphía bờ hữu sông Cầu, lưu vực sông thuộc sườn đông của dãy Tam Đảo vì vậy lượngmưa trong tháng X hầu hết lớn hơn 100 mm
Do diện tích lưu vực nhỏ nên lũ trên sông Cà Lồ tập trung rất nhanh Mùa lũthường bắt đầu từ tháng VI đến tháng X, Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng85% dòng chảy năm Do tính chất địa hình lưu vực nên chế độ lũ trên sông Cà Lồ rấtphức tạp Phía bờ tả có địa hình lưu vực là sườn dốc, lòng sông ngắn nên lũ lên vàxuống rất nhanh Ngược lại phía bờ hữu địa hình trũng thấp nên lượng lũ trên lưu vựcdồn về thường gây ra ngập úng nội đồng
f) Lũ sông Phó Đáy
- Nguyên nhân hình thành dòng chảy lũ trên lưu vực sông Phó Đáy bao gồm:
+ Mưa cường độ lớn kéo dài nhiều ngày là nguyên nhân chính gây nên lũ trên cácsông suối Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là cácyếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ
+ Mưa sinh lũ trên lưu vực các sông suối chảy qua lưu vực được hình thành do cácnguyên nhân sau: từ tháng V đến tháng VI áp thấp nóng Ấn Miến di chuyển dần từ phíaTây sang phía Đông và xâm nhập vào lưu vực gây nên những trận mưa dông có cường độlớn nhưng chỉ kéo dài vài ba ngày tạo ra những cơn lũ nhỏ lên xuống nhanh Sang tháng VII
Trang 38và tháng VIII dải hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam là vùng ranhgiới giữa khối không khí xích đạo dọc đường hội tụ phát sinh ra những trận xoáy thuận cókhi phát triển lên thành bão Những xoáy này gây ra những đợt mưa lớn, kéo dài khoảng 5 ÷
10 ngày liền trên diện rộng
- Biến đổi dòng chảy lũ: Lũ các sông suối trên lưu vực cũng như lũ ở các tỉnh miềnnúi khác ở Bắc Bộ, nước tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đường quá trình lũ có dạngrăng cưa Nguyên nhân gây nên lũ đã nêu như ở trên Những trận lũ do mưa đầu mùa mưahoặc mưa lũ muộn gây ra là lũ sớm hoặc lũ muộn thường có đỉnh nhọn Lũ do sự phối hợpnhiều hình thế thời tiết gây ra mưa lớn thường là lũ chính vụ, hay xảy ra vào tháng VII,tháng VIII, đường quá trình lũ thường có nhiều ngọn kế tiếp nhau hình răng cưa Mùa lũhàng năm bắt đầu chậm hơn so với mùa mưa 1 tháng (từ tháng VI đến tháng XI và cũng kếtthúc muộn hơn mùa mưa 1 tháng
1.3.2 Các tổ hợp lũ lớn, dạng lũ bất lợi
Một số dạng tổ hợp lũ điển hình trên sông Hồng là sự gặp gỡ giữa lũ sông Hồng ởSơn Tây với các sông khác với tỉ lệ như sau:
- Cùng gặp lũ lớn sông Đà và Lô: 34% số lần trận lũ lớn
- Cùng gặp lũ lớn sông Đà và Thao: 25% số lần trận lũ lớn
- Cùng gặp lũ lớn trên cả 3 sông: 13% số lần trận lũ lớn
- Gặp lũ 2 sông và 3 sông tổng cộng: 72% số lần trận lũ lớn
Tuy nhiên nếu xét sự gặp gỡ, tương quan lưu lượng đỉnh lũ (R) giữa các sông
Đà, Thao, Lô thì không cao:
- Hệ số R sông Đà (ở Hoà Bình) và sông Lô (Tuyên Quang) = 0,47
- Hệ số R sông Thao (ở Yên Bái) và sông Lô (Tuyên Quang) = 0,47
- Hệ số R sông Thao (ở Yên Bái) và sông Đà (Hoà Bình) = 0,15
Bảng 1-10 Tương quan lưu lượng đỉnh lũ giữa sông Đà với sông Lô
và sông Thao.
Quan hệ lưu lượng lớn nhất hàng năm trên sông Hồng tại Sơn Tây với sông Đàtại Hoà Bình, sông Thao tại Yên Bái và sông Lô tại Vụ Quang cho thấy:
YSơn Tây = 1,8713XYên Bái + 7188,4 với R2 = 0,3731
YSơn Tây = 1,9019XVụ Quang + 6445,3 với R2 = 0,5297
YSơn Tây = 0,9218XHoà Bình + 7053,3 với R2 = 0,3501
Trang 39Nếu xét về mực nước đỉnh lũ sông Hồng tại trạm Sơn Tây thường do một trong
3 sông: Đà, Thao, Lô thì trong 51 năm (từ 1956 2006) trường hợp đỉnh lũ sôngHồng ở Sơn Tây gặp đỉnh lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô có:
Yên Bái (s Thao)
Tgian x.hiện
T Quang (s Lô)
Tgian x.hiện
Sơn Tây (s.Hồng )
Tgian x.hiện
Trang 40TT Năm H Bình
(s Đà)
Tgian x.hiện
Yên Bái (s Thao)
Tgian x.hiện
T Quang (s Lô)
Tgian x.hiện
Sơn Tây (s.Hồng )
Tgian x.hiện
Từ các kết quả phân tích và thống kê ở trên Dạng lũ của các năm 1969, 1971
và 1996 được xem là 3 dạng lũ, tổ hợp lũ nguy hiểm nhất đã xảy ra trên hệ thống sôngHồng từ trước đến nay
1.4 PHÂN VÙNG BẢO VỆ, TUYẾN PHÒNG LŨ
1.4.1 Xác định chỉ giới hành chính và phân vùng bảo vệ
a) Phân vùng bảo vệ
Vùng bảo vệ chống lũ là các vùng có đê bảo vệ và các vùng có dân sinh và cơ sở
hạ tầng phát triển đặc biệt quan trọng
- Căn cứ vào đặc điểm sông ngòi, địa hình và tình hình phát triển kinh tế - xã hội củacác vùng
- Căn cứ vào hiện trạng các công trình chống lũ đã có trong vùng Toàn tỉnh VĩnhPhúc được phân làm 3 vùng bảo vệ như sau:
+ Vùng I: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Lô và đê hữu Phó Đáy, có diệntích khoảng 33.890 ha
+ Vùng II: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Hồng, đê tả Phó Đáy và bờhữu sông Cà Lồ, có diện tích khoảng 45.660 ha
+ Vùng III: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Hồng và bờ tả thượng lưusông Cà Lồ, có diện tích khoảng 12.730 ha
b) Phạm vi tuyến phòng lũ
1) Phía bờ tả sông Hồng:
- Huyện Vĩnh Tường: gồm các xã Cao Đại, Tân Cương, Phú Thịnh, Lý Nhân,
An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh