1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non

297 10,7K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 297
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Như vậy, đối tượng của giáo dục học mầm non chính là quá trình giáodục trẻ em từ 0– 6 tuổi, được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có kếhoạch nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở ban

Trang 1

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

(Dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non)

Tác giả: Đinh Văn Vang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

I ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

“Giáo dục học là khoa học về lí luận và thực tiễn nhằm nghiên cứunhững vấn đề cơ bản như giáo dục, giáo dưỡng, dạy học…”

Như vậy, có thể hiểu một cách khái lược nhất: Giáo dục học là khoahọc về giáo dục con người Giáo dục học mầm non là một bộ phận, mộtchuyên ngành của giáo dục học Với tư cách là một khoa học, Giáo dục họcmầm non có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đặc trưng củanó

1 Đối tượng của giáo dục học mầm non

Con người là đối tượng của nhiều ngành khoa học (triết học, văn học,

sử học, xã hội học, sinh lí học, tâm lí học…), trong đó, con người cũng chính

là đối tượng của giáo dục

Giáo dục học mầm non nghiên cứu bản chất của quá trình hình thànhnhân cách trẻ em Trên cơ sở đó xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, xâydựng nội dung, chỉ ra phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợpnhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành nhân cách trẻ em trong điều kiện vàhoàn cảnh lịch sử cụ thể

Trang 2

Như vậy, đối tượng của giáo dục học mầm non chính là quá trình giáodục trẻ em từ 0– 6 tuổi, được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có kếhoạch nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con ngườiphát triển toàn diện.

2 Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non

Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn

đề cơ bản sau đây:

 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáodục trẻ từ 0– 6 tuổi

– Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

 Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.– Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trìnhgiáo dục trẻ em

Ngày nay đường lối đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước đã vạch ra cho khoa học giáo dục nói chung và giáodục học mầm non nói riêng những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu phù hợp,đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

Theo xu thế phát triển chung, giáo dục học mầm non cần nghiên cứu

bổ sung, hoàn chỉnh các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn giáo dục mầm non,đảm bảo vừa có giá trị định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạtđộng giáo dục mầm non theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, tạo điều kiện

để hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội và

có cơ sở, có điều kiện hội nhập, tham gia vào hoạt động giáo dục mầm nontrên thế giới và khu vực

Sau đây là một số định hướng nghiên cứu của khoa học giáo dục mầmnon trong giai đoạn hiện nay:

Trang 3

– Nghiên cứu tổng thể hiện trạng giáo dục mầm non ở từng khu vực đểđánh giá chính xác tình hình, có giải pháp từng bước giải quyết các mâuthuẫn, bất cập.

 Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầucủa xã hội trong giai đoạn đổi mới

 Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với giáo dục mầm non trong tìnhhình hiện nay và xu thế phát triển của nó

– Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thế và khả năng pháttriển của loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục ở từng khu vực.Nghiên cứu các mô hình khả thi đặc trưng, thích hợp cho từng vùng, miền

– Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ở nông thôn,vùng sâu, vùng xa, ưu tiên xây dựng chính sách đảm bảo công bằng xã hội,

hỗ trợ người nghèo…

 Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượngchăm sóc – giáo dục trẻ

– Nghiên cứu đổi mới công tác quản lí giáo dục mầm non

– Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng cường sốlượng và đảm bảo chất lượng

– Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá, phân loại chấtlượng ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non của mỗi địa phương theo chuẩn quốcgia

 Nghiên cứu, bổ sung các thuật ngữ trong giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp trong sự pháttriển chung của xã hội, không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai củađất nước mà còn vì cha mẹ của các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất

ra của cải vật chất cho xã hội Bởi vậy, nghiên cứu giáo dục học mầm nonchính là góp phần đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân

Trang 4

lực – một yếu tố cực kì quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, giáo dục học mầm non phải dựatrên các thành tựu của khoa học hiện đại nghiên cứu về sự phát triển của trẻ

em dưới 6 tuổi và liên kết phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khoa học kháctrong quá trình nghiên cứu về vấn đề này

3 Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Khi nghiên cứu giáo dục học mầm non với tư cách là một chuyênngành của giáo dục học, chúng ta cần sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học giáo dục nói chung, nhưng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng,phải đặc biệt chú ý một số phương pháp sau:

3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Các phương pháp ngiên cứu lí luận là những cách thức thu thập và xử

lí thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu đã có bằngcác thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học hoặc xây dựng hệ thống

lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu mới

Những kết luận khoa học hoặc hệ thống lí thuyết mới thường được thểhiện ở một trong những hướng sau:

– Khẳng định hay phủ định những luận điểm khoa học giáo dục mầmnon đang được bàn luận hay tranh cãi

 Phê phán những sai lầm, thiếu sót, hạn chế của hệ thống lí thuyếttrước đây

– Kế thừa, phát triển những chân lí khách quan của những lí thuyếttrước đây

Trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục mầm non nóiriêng, nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận gồm một số phương pháp sauđây:

Trang 5

– Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết Đó là phương pháp liênkết từng mặt, từng bộ phận của thông tin khoa học đã thu thập được nhờphân tích các văn bản tài liệu nhằm tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ

và sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu

– Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết Đó là phương phápsắp xếp tri thức khoa học đã được phân thành từng mặt, từng vấn đề khoahọc có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển,… thành một hệthống nhằm xây dựng một hệ thống lí thuyết mới hoàn chỉnh

 Phương pháp cụ thể hoá lí thuyết là phương pháp nghiên cứu nhằmminh hoạ và mô hình hoá lí thuyết làm cho lí thuyết được sáng tỏ

– Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu bằng cách dựđoán những thuộc tính và quy luật phát triển của đối tượng để chỉ đường choviệc chứng minh những điều dự đoán đó là đúng

3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập các thông tin về đối tượngnghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quanđến đối tượng

Ví dụ: Quan sát trẻ mẫu giáo trong giờ chơi để thu thập thông tin vềhứng thú chơi của trẻ

Phương pháp quan sát sư phạm trong giáo dục mầm non được phânthành các loại như sau:

– Quan sát trực tiếp – quan sát gián tiếp

 Quan sát toàn diện – quan sát có bố trí

– Quan sát lâu dài – quan sát thời gian ngắn

 Quan sát phát hiện – quan sát kiểm nghiệm

Muốn quan sát đạt hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu:

Trang 6

– Xác định mục đích quan sát rõ ràng (quan sát để làm gì?)

– Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát

 Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lí luận, thực tiễn, các phương tiện cầnthiết có liên quan đến mục đích quan sát

– Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống

– Ghi chép khách quan, chính xác (các sự kiện, hiện tượng, số liệuđúng như đối tượng bộc lộ)

– Lưu giữ tài liệu quan sát phải cẩn thận và dễ sử dụng

Phương pháp quan sát sư phạm có khả năng thu thập được nhiều tàiliệu cụ thể, sinh động, tự nhiên, làm cơ sở cho quá trình tư duy khoa học.Song dây là phương pháp dễ đưa người nghiên cứu rơi vào thế bị động bởinhững yếu tố nhiễu không liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu Mặt khác, kếtquả nghiên cứu theo phương pháp này phụ thuộc nhiều vào chủ quan củangười quan sát, nếu người quan sát không được trang bị những tri thức và kĩnăng sử dụng phương pháp này thì sẽ dẫn tới tình trạng tài liệu thu đượcthiếu khách quan, không đảm bảo chất lượng

3.2.2 Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)

Trò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho người đối thoại và dựavào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu

Ví dụ: Trọ chuyện với giáo viên, trò chuyện với trẻ em

Trò chuyện được phân thành các loại sau đây:

Trang 7

 Trò chuyện phát hiện.

– Trò chuyện kiểm nghiệm

Tuỳ theo mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng màvận dụng các hình thức trò chuyện cho phù hợp

Khi trò chuyện, muốn thu được tài liệu có chất lượng phải tôn trọng cácyêu cầu:

3.2.3 Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một

số lượng đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn đềnào đó

Ý kiến trả lời có thể được viết ra hoặc trình bày bằng miệng do ngườiđiều tra ghi lại

Điều tra có thể phân loại như sau:

– Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu thập tài liệu ở mức

sơ bộ về đối tượng

Trang 8

– Điều tra đi sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu sắc mộtvài khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu.

– Điều tra bổ sung nhằm thu thập tài liệu bổ sung cho các phương phápkhác

Căn cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sửdụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau:

+ Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời.Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một hoặc vài ba phương án phùhợp với mình

+ Câu hỏi “mở” là những câu hỏi không có phương án trả lời sẵn vàngười được trưng cầu ý kiến tự trả lời

Sử dụng phương pháp điều tra có thể trong một khoảng thời gian ngắnthu thập được ý kiến của nhiều người ở một phạm vi rộng, tuy nhiên, độ tincậy của tài liệu thu được bị hạn chế, bởi vì nó phụ thuộc vào chủ quan củangười trả lời

Để có tài liệu tương đối chính xác phải điều tra số lượng người đủ lớn.Các câu hỏi cần xây dựng theo một hệ thống, chúng ràng buộc lẫn nhau,kiểm tra lẫn nhau để có thể buộc người trả lời phải bộc lộ ý nghĩ thật củamình

3.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp đi từ thực tiễn giáo dục,dùng lí luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà rút ra lí luận

Trong khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học mầm non nói riêng,tổng kết kinh nghiệm, tức là dùng cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin,đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, dùng tri thức về khoa học giáo dụcmầm non và các khoa học khác để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các kinhnghiệm có tác dụng tích cực trong thực tiễn giáo dục, từ đó rút ra những bàihọc mang tính lí luận, lí luận đó được chỉ đạo trở lại thực tiễn giáo dục

Trang 9

Ví dụ: Kinh nghiệm phòng chống trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầmnon; kinh nghiệm huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo; kinh nghiệm của cácđiển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; kinh nghiệm quản lícủa hiệu trưởng trường mầm non…

Khi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục cần đảm bảomột số yêu cầu sau:

 Phát hiện xác định đúng đối tượng nghiên cứu Tức là kinh nghiệm cóthật và đang tồn tại chứ không phải là những dự định sẽ làm hoặc đã làmnhưng chưa tới mức gọi là kinh nghiệm Muốn vậy phải kiểm tra kĩ và đánhgiá chính xác hiệu quả đã đạt được do kinh nghiệm mang lại

– Khi thu thập, xử lí các số liệu phải hết sức khách quan Muốn vậyphải thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương pháp khácnhau như: Phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát, phương phápđiều tra

 Những lí luận tổng kết từ kinh nghiệm cần tiếp tục khẳng định và pháttriển, đồng thời phải đem ứng dụng vào thực tế để “nhân” kinh nghiệm bằngcách chỉ đạo điểm hoặc thực nghiệm khoa học

3.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phương pháp tìm hiểu con ngườithông qua sản phẩm do họ tạo ra

Ví dụ: Nghiên cứu sản phẩm nặn, vẽ, xé, dán của trẻ mẫu giáo 5 tuổi

để hiểu đặc điểm và khả năng sáng tạo của trẻ Hoặc nghiên cứu sản phẩmcủa giáo viên mầm non để hiểu về chính họ

Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần nắm được đầy đủ điều kiện vàquá trình hoạt động của con người đưa đến sản phẩm Tức là chúng ta khôngchỉ tìm hiểu con người làm ra cái gì, mà quan trọng hơn là làm như thế nào?Bởi vì các sản phẩm và năng lực của con người thường bộc lộ qua nhữngđiều kiện và quá trình làm ra sản phẩm

Trang 10

3.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động,

có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tácđộng giáo dục với hiện tượng giáo dục cần được nghiên cứu trong nhữngđiều kiện đã được khống chế

Nét đặc trưng của phương pháp thực nghiệm sư phạm là nhà nghiêncứu chủ động tạo ra điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiềulần điều kiện đó

Thường có hai loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệmtrong phòng thí nghiệm

– Thực nghiệm tự nhiên là những thực nghiệm được tiến hành trongđiều kiện bình thường của quá trình sư phạm

– Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là nhân thực nghiệm được tiếnhành trong điều kiện khống chế nhằm xác định mặt định tính, định lượng vàbản chất của hiện tượng giáo dục

Phương pháp thực nghiệm cho phép người nghiên cứu tìm hiểu sâubản chất của hiện tượng giáo dục để từ đó phát hiện ra cái mới, nhưng đây làphương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả về lí luận cũng như công việc

và trang thiết bị kĩ thuật khi tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm có thể được tiến hành theo các bước sau đây:Bước 1: Xác định được vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng

Bước 2: Nêu giả thuyết và xây dựng đề cương thực nghiệm

Bước 3: Tổ chức thực nghiệm

Gồm các công việc:

– Chọn mẫu thực nghiệm

 Bồi dưỡng cộng tác viên

– Theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc

Trang 11

Bước 4: Xử lí kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, nhiều phương tiện kĩthuật hiện đại được sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục Máy vi tính

là một phương tiện hiện đại giúp cho việc xử lí kết quả thực nghiệm nhanh,chính xác và tiện lợi

Yêu cầu nghiêm ngặt của thực nghiệm sư phạm là khi tiến hành thựcnghiệm sư phạm không được làm đảo lộn hoạt động bình thường của quátrình sư phạm, và chỉ tiến hành trong những điều kiện và tiêu chuẩn nghiêmngặt với luận cứ khoa học để đảm bảo việc đưa những cái mới đã được kiểmtra vào quá trình sư phạm

4 Mối liên hệ giữa giáo dục học mầm non với các khoa học khác

Giáo dục học mầm non là khoa học nghiên cứu việc giáo dục conngười ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi, có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoahọc như triết học, sinh lí học, tâm lí học, xã hội học, đạo đức học, điều khiểnhọc v.v…

4.1 Với triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của thế giới

về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người Giáo dục học mầmnon lấy triết học duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận để có cáchtiếp cận đúng đắn với con người trong việc xây dựng lí luận khoa học và tổchức khoa học quá trình giáo dục trẻ em

4.2 Với sinh lí học

Sinh lí học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học Việc nghiêncứu giáo dục học mầm non phải dựa vào các dữ kiện của sinh lí học về sựphát triển của hệ thần kinh cấp cao, về đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứnhất và thứ hai, về sự phát triển của các cơ quan cảm giác và vận động, vềnhu cầu của cơ thể v.v…

Trang 12

Chẳng hạn, từ đặc điểm phát triển của trẻ em từ 0 – 6 tuổi mà chúng taxây dựng chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ, chế độ dinh dưỡng, học tập,vận động một cách khoa học.

Những thành tựu khoa học mới về sinh lí trẻ em làm thay đổi cả lí luận

và thực tiễn giáo dục mầm non

4.3 Với tâm lí học

Tâm lí học trang bị cho giáo dục học cơ sở khoa học về việc xây dựng líluận và tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục trẻ em theo các thời kì, vớinhững đặc điểm phát triển tâm lí theo lứa tuổi

Hiểu một cách ngắn gọn thì tâm lí học là cơ sở khoa học của giáo dụchọc Chỉ có hiểu biết tâm lí trẻ em mới có thể tổ chức khoa học quá trình giáodục trẻ em và tránh được sự áp đặt đối với trẻ

4.4 Với điều khiển học

Điều khiển học là khoa học điều khiển tối ưu các hệ thống động phứctạp Là khoa học nghiên cứu lôgic của những quá trình trong tự nhiên và xãhội, xác định những cái chung, quy định những điều kiện vận hành các quátrình đó

Dựa vào lí thuyết điều khiển học, chúng ta có thể điều khiển quá trìnhdạy học và giáo dục đạt hiệu quả tối ưu

4.5 Với đạo đức học và mĩ học

Đạo đức học, mĩ học giúp cho việc xây dựng cơ sở phương pháp luận

và xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức giáodục thẩm mĩ cho trẻ mầm non

Tóm lại: Giáo dục học mầm non có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khoahọc khác nhau và dựa trên các thành tựu nghiên cứu về con người của cácngành khoa học, giáo dục học mầm non để từng bước hoàn thiện lí luận khoahọc của mình và ngày càng đem đến hiệu quả cao cho công tác bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em

Trang 13

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC MẦM NON

1 Mục tiêu giáo dục mầm non

Như chúng ta đã biết, mục đích giáo dục là mô hình nhân cách tổng thểđón trước sự phát triển của mỗi học sinh – mỗi người lao động tương lai củađất nước phải đạt được trong một giai đoạn lịch, sử cụ thể, ứng với một nềnsản xuất nhất định Mục đích giáo dục nói chung được thực hiện từng phần,từng mức độ ở từng lứa tuổi, từng cấp học qua từng giai đoạn phát triển nhấtđịnh của mỗi người Mục đích giáo dục bộ phận được gọi là mục tiêu giáodục, ví dụ: mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục tiểu học, mục tiêugiáo dục trung học, mục tiêu giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp –dạy nghề…

Mục tiêu giáo dục mầm non thể hiện ở việc xác định mục tiêu chung vànhững yêu cầu chủ yếu đối với việc phát triển nhân cách mà trẻ em Việt Namđến 6 tuổi (trước khi bước vào lớp Một) phải đạt được qua việc nhận sự giáodục của gia đình và trường mầm non

1.1 Mục tiêu giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục mầm non nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổiđến sáu tuổi (Điều 21– Luật Giáo dục 2005)

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ em vào lớp Một (Điều 22– Luật Giáo dục 2005)

Mục tiêu giáo dục mầm non được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tuổinhà trẻ và giai đoạn tuổi mẫu giáo Mục tiêu của mỗi giai đoạn được xác định

là cái đích mà cuối giai đoạn đó trẻ phải đạt được nhờ sự chăm sóc, giáo dụccủa người lớn Những mục tiêu này được thể hiện trong Quyết định số: 5205/QĐ–BGD&ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo Cụ thể là:

1.1.1 Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ

Trang 14

a) Phát triển thể chất

 Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng và chiều cao nằmtrong kênh A

– Thực hiện được các vận động cơ bản

– Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non

– Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân

b) Phát triển nhận thức

– Thích tìm hiểu thế giới xung quanh

 Có sự nhạy cảm của các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thínhgiác, thị giác

– Nhận biết được về bản thân, một số sự vật, hiện tượng quen thuộcgần gũi

– Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan–hành động và tư duy trực quan– hình ảnh

– Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi

– Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm

 Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kểchuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình…

– Thích tự làm một số công việc đơn giản

1.1.2 Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo

a) Phát triển thể chất

Trang 15

– Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng và chiều cao nằmtrong kênh A.

– Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tưthế

– Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịpnhàng, biết định hướng trong không gian

– Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo

 Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn

– Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xãhội

c) Phát triển ngôn ngữ

– Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp

– Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảmxúc của mình và của người khác

– Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp Một

d) Phát triển tình cảm – xã hội

– Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

– Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp vớiđối tượng và hoàn cảnh cụ thể

Trang 16

 Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Có ý thức tựphục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao.

– Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống

 Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi

– Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường

1.2 Những yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em từng độ tuổi trong lứa tuổi mầm non

Trên đây là mục tiêu chung – mục tiêu khái quát đến 6 tuổi trẻ em cầnđạt được Điều này được cụ thể hoá theo từng độ tuổi với từng mức độ yêucầu khác nhau (6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng… cho đến 6 tuổi)

Căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng địa phương, yêu cầuphát triển của nền kinh tế – xã hội ở từng địa phương mà các nhà giáo dụcmầm non cần thực hiện mọi yêu cầu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trongChương trình giáo dục mầm non ban hành theo Quyết định số:5205QĐ/BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006

2 Nhiệm vụ của giáo dục mầm non

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục mầm non có những nhiệm vụ cơbản sau đây:

– Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dụcnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ

Trang 17

– Thu hút ngày càng nhiều trẻ em trong độ tuổi vào các loại hình chămsóc – giáo dục trẻ thích hợp, trong đó nòng cốt là các nhà trẻ, trường mầmnon để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã ban hành

– Kết hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội trong công tácchăm sóc – giáo dục trẻ em

III BẬC HỌC MẦM NON TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

1 Cơ Cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Theo Luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiệnnay gồm bốn bậc giáo dục sau đây:

 Giáo dục mầm non: Thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3

tháng tuổi đến 6 tuổi Bậc học mầm non gồm các cơ sở sau:

+ Nhà trẻ, nhóm trẻ: Nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi

+ Trường, lớp mẫu giáo: Nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi

+ Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em

từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi

– Giáo dục phổ thông: Nhận giáo dục trẻ em từ 6 tuổi đến 18 tuổi Giáo

dục phổ thông được chia làm ba bậc nhỏ:

+ Giáo dục tiểu học: Được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp

5 Tuổi của học sinh lớp 1 là 6 tuổi

+ Giáo dục trung học cơ sở: Thực hiện trong 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9.Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 10 tuổi

+ Giáo dục trung học phổ thông: Thực hiện trong 3 năm, từ lớp 10 đếnlớp 12 Học sinh vào lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi

là 15 tuổi

Trang 18

– Giáo dục nghề nghiệp: Nhận đào tạo công nhân và cán bộ thực hành

cho các lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội Bậc giáo dục nghề nghiệp gồm hailoại trường:

+ Trường trung cấp chuyên nghiệp: Tiếp nhận học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở hoặc trung học phổ thông để đào tạo Mục tiêu của trường trungcấp chuyên nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng thực hành

cơ bản một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụngcông nghệ vào công việc

+ Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, lớp dạy nghề, nhằmđào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lựcthực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo

– Giáo dục đại học: Tiếp nhận những học sinh khá, giỏi được sàng lọc

qua các kì thi tuyển sinh để đào tạo thành những chuyên gia cho các lĩnh vựckhoa học và nghiệp vụ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước Giáo dục đại học gồm 4 trình độ đào tạo:

+ Trình độ cao đẳng đào từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo ngành nghề đàotạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp;

từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùngchuyên ngành

+ Trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuỳ theo ngànhnghề đào tạo đối với người có bằng tất nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệptrung cấp; từ 2,5 năm đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trungcấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốtnghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành

+ Trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người cóbằng tốt nghiệp đại học

+ Trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người cóbằng tốt nghiệp đại học, từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ

Trang 19

Các trường đại học đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc (đào tạo trình độ đại học là chủ yếu); đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ,trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

2 Bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên – bậc học nền tảng trong hệthống giáo dục quốc dân Như đã trình bày trên đây, mục tiêu của giáo dụcmầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàndiện Những cơ sở ban đầu này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cáchsau này Giáo dục mầm non chưa cần phải trang bị cho trẻ một cách đầy đủ

và hoàn chỉnh những gì mà một người cần có để tham gia vào đời sống xãhội như một người lớn thực thụ Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non làhình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới, làmcho trẻ phát triển toàn diện, hài hoà và cân đối, tạo điều kiện tốt cho nhữngbước phát triển sau này; xây dựng cho mỗi đứa trẻ một nền tảng nhân cáchvừa khoẻ khoắn, vừa mềm mại, đầy sức sống về cả thể chất lẫn tinh thần Cónghĩa là giáo dục mầm non một mặt cần làm cho trẻ hồn nhiên, vui tươi tíchcực, chủ động, mặt khác giáo dục mầm non lại phải ngay từ đầu hướng sựphát triển của trẻ vào việc hình thành những tiền đề nhân cách con ngườimới, chuẩn bị cho trẻ khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xãhội mới

Bậc học mầm non là một bậc học đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốcdân Đối tượng của bậc học này là những trẻ nhỏ (từ 0 đến 6 tuổi) Đây là thời

kì phát triển mạnh mẽ nhất trong cuộc đời về cả thể chất lẫn tâm lí, tinh thần.Phương thức giáo dục ở lứa tuổi này vừa mang màu sắc gia đình vừa mangmàu sắc nhà trường Quan hệ giữa người dạy và người học vừa mang màusắc thầy – trò vừa mang màu sắc mẹ – con (“cô giáo như mẹ hiền”) Phươngchâm giáo dục chủ đạo ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học” Nộidung giáo dục ở lứa tuổi này mang tính tích hợp

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy nêu đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học mầm non

Trang 20

2 Hãy trình bày các phương pháp nghiên cứu của giáo dục học mầmnon.

3 Phân tích khái niệm mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dụcmầm non

4 Chứng minh rằng bậc học mầm non là bậc học nền tảng của hệthống giáo dục quốc dân

Chương 2 NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

1 Cơ sở triết học

Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, triết học duy vật biện chứng là

cơ sở phương pháp luận của khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáodục mầm non nói riêng Ở đây, triết học duy vật biện chứng cung cấp cơ sởkhoa học cho việc xác định bản chất con người, nguồn gốc của ý thức và mốiquan hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình khác, chỉ ra nguyên lí của

sự phát triển nhân cách con người… Trên cơ sở này, các nhà giáo dục xâydựng mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng caohiệu quả giáo dục mầm non

Trước hết, về bản chất con người, các nhà triết học duy vật biện chứngkhẳng định rằng, con người không phải do Thượng đế sinh ra mà con ngườivừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội “Bản chất con ngườikhông phải là một cái trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân riêng lẻ Trong tính

Trang 21

hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.Như vậy, ngay từ khi mới sinh ra, đứa trẻ đã là một con người, một thành viêncủa xã hội Để trở thành một nhân cách, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng vàgiáo dục theo kiểu người Người lớn – nhà giáo dục cần phải tạo điều kiệncho trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hợi phù hợp với sự phát triển của trẻem.

Về nguyên lí phát triển, chúng ta thấy sự phát triển nhân cách của trẻ

em cũng tuân theo những quy luật vận động và phát triển chung của mọi sựvật hiện tượng khách quan mà các nhà triết học duy vật biện chứng đã chỉ ra

Đó là quá trình biến đổi từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp; đó là quátrình tích luỹ dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình nảy sinhcái mới, phủ định cái cũ diễn ra trong sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằmngay trong bản thân sự vật hiện tượng Vấn đề đặt ra là, nhiệm vụ giáo dụcmầm non không những cần phải mang tính toàn diện mà còn phải mang tính

hệ thống – phát triển

2 Cơ sở sinh lí học

Sinh lí học xem xét trẻ em như một thực thể tự nhiên đang phát triển.Sinh lí học cung cấp cho ta đặc điểm phát triển sinh lí của trẻ em, đặc biệt làcác dữ kiện và sự phát triển của hệ thần kinh cao cấp, các kiểu loại thần kinh,

về quy luật hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứhai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác và vận động, về

hệ thống tim mạch và hô hấp; về nhu cầu của cơ thể, về đặc điểm phát triểncủa các hệ thống cơ thể Đó là những cơ sở quan trọng trong việc nghiêncứu các quá trình giáo dục mầm non, trong việc tổ chức các hoạt động chămsóc và giáo dục trẻ em Chẳng hạn, từ đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi nhàtrẻ (từ 0 đến 36 tháng) mà chúng ta xây dựng được chế độ sinh hoạt hằngngày, chế độ dinh dưỡng, vận động và học tập một cách khoa học

3 Cơ sở tâm lí học

Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái và cácphẩm chất tâm lí muôn vẻ của con người, là những cái được nảy sinh, phát

Trang 22

triển trong cuộc sống, là sự phản ánh của con người trước hiện thực kháchquan Tâm lí học trang bị cho giáo dục học cơ sở khoa học về việc xây dựng

lí luận và tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục cho trẻ phù hợp với đặc điểmphát triển tâm lí lứa tuổi

Tâm lí học khẳng định, lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, làgiai đoạn phát triển tâm lí diễn ra cực kì nhanh chóng Mỗi thời kì lứa tuổi cónhững đặc điểm phát triển riêng, thể hiện ở hoạt động chủ đạo Chẳng hạn,giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi(2– 15 tháng), hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi (15–

36 tháng) Dựa vào đặc điểm này, nhà giáo dục tổ chức các hoạt động thíchhợp nhằm hình thành và phát triển các chức năng tâm lí cho trẻ Ví dụ, đểphát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, nhà giáo dục cần tổ chức cho trẻ tham giavào các hoạt động đa dạng, đặc biệt là hoạt động vui chơi

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, tâm lí học trẻ em là cơ sở khoa họccủa giáo dục mầm non Chỉ có hiểu biết tâm lí trẻ em chúng ta mới có thể tổchức quá trình giáo dục trẻ em phù hợp với quy luật phát triển tâm lí của trẻ

và tránh được sự gò bó, áp đặt trong công tác giáo dục trẻ em

4 Cơ sở xã hội học

Xã hội học là một khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hộichung, về đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hộiđược xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hìnhthức biểu hiện của các quy luật đó của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giaicấp và các dân tộc Xã hội học cung cấp cho giáo dục học những tri thức vềbản chất của hiện thực xã hội và con người; chỉ ra những quy luật, tính quyluật và cơ chế nảy sinh, vận động, phát triển của các quá trình giáo dục, củamối quan hệ tác động qua lại giữa giáo dục với đời sống kinh tế– xã hội

Trên cơ sở nhận thức được quy luật, tính quy luật và các đặc điểm của

sự vận động và phát triển xã hội, các nhà giáo dục học mầm non xây dựngmục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầucủa sự phát triển của xã hội – thời đại; dự báo được xu hướng phát triển của

Trang 23

giáo dục mầm non… Như vậy, xã hội học là cơ sở xã hội của giáo dục họcnói chung, giáo dục học mầm non nói riêng Nó định hướng cho giáo dụctrong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục thích hợpnhằm đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội – thời đại.

5 Cơ sở lí thuyết điều khiển

Theo lí thuyết điều khiển, quá trình giáo dục mầm non là một quá trìnhđiều khiển, trong đó nhà giáo dục và tập thể sư phạm là trung tâm điều khiển,còn trẻ em là đối tượng điều khiển và việc điều khiển quá trình hình thànhnhân cách trẻ em thông qua các kênh liên hệ thuận – nghịch Để điều khiểntối ưu quá trình giáo dục mầm non, đòi hỏi phải đảm bảo được mối liên hệmật thiết giữa nhà giáo dục (giáo viên mầm non) và trẻ em Thông tin phát ra

từ nhà giáo dục đến trẻ (gọi là đường liên hệ thuận) và thông tin thu về từ trẻ

em (gọi là đường liên hệ nghịch) phải luôn thông suất, giáo viên mới có thểđiều khiển, điều chỉnh quá trình giáo dục trẻ em Quá trình giáo dục được diễn

ra trong môi trường, vì thế phải làm cho môi trường truyền thông không bịnhiễu khi truyền tin và thu tín hiệu nghịch

Như vậy, điều khiển học là cơ sở khoa học quan trọng giúp cho giáodục học tổ chức tốt quá trình giáo dục mầm non

Tóm lại, dựa trên những thành tựu khoa học về con người của cácngành khoa học có liên quan, giáo dục mầm non đã hoàn thiện từng bước líluận khoa học của mình và ngày càng mang lại hiệu quả cao trong công tácchăm sóc – giáo dục trẻ em Sẽ là sai lầm và xa lạ với khoa học nếu giáo dụcmầm non tách biệt với các khoa học nghiên cứu về trẻ em như sinh lí học trẻ

em, tâm lí học trẻ em… và các khoa học khác như triết học, xã hội học, điềukhiển học…

II MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

1 Quan điểm về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em

Trang 24

Sự lớn khôn của đứa trẻ được diễn ra thông qua hai quá trình: tăngtrưởng và phát triển:

 Tăng trưởng là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể có sự thayđổi về số đo (kích thước, khối lượng)

 Phát triển là quá trình trong đó có sự hình thành, hoàn thiện, đa dạnghoá, phức tạp hoá các chức năng của con người và sự phát triển mang tínhtổng thể

Hai quá trình trên khác biệt nhau nhưng phụ thuộc vào nhau và diễn rasuốt quá trình trẻ phản ứng và thích ứng với những yếu tố bẩm sinh và điềukiện môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội)

Nhìn tổng quát, mọi trẻ đều tuân theo một “sơ đồ” với những giai đoạntăng trưởng và phát triển nhất định về mặt cơ thể (xương, răng, chiều cao,cân nặng, năng lực vận động, lẫy, bò, đi, chạy…) và về mặt tâm lí – xã hội(phát triển ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, quan hệ bạn bè…) Trong quá trìnhtăng trưởng và phát triển của trẻ, chỉ khi những nhân tố nào đó của cơ thể đạtđến một độ chín (thành thục) nhất định thì một năng lực, một chức năngtương ứng mới có cơ sở để hình thành Như vậy, phải đến một độ tuổi nào

đó, trẻ mới có thể học nói, học vẽ Và chỉ khi đó, việc luyện tập và giáo dụcmới phát huy được vai trò chủ đạo của mình Việc tập luyện và giáo dục quásớm (đốt cháy giai đoạn) hoặc quá muộn (bỏ lỡ thời cơ) đều gây ra nhữnghậu quả có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ Tuy tất cả các trẻ đềutuân theo cùng một sơ đồ tăng trưởng và phát triển, nhưng mỗi trẻ lại tăngtrưởng và phát triển một cách riêng biệt, tuỳ thuộc vào nhân tố di truyền, bẩmsinh, vào hoàn cảnh sống và giáo dục của gia đình và cộng đồng Mỗi trẻ làmmột cá thể đơn nhất, không trẻ nào giống trẻ nào

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ được coi là “bình thường” khi đápứng được những yêu cầu sau đây:

– Phải xoay quanh một giá trị trung bình nằm trong một phạm vi có giớihạn nào đó (giới hạn trên, giới hạn dưới) thuộc số đông của nhóm đối chiếu

Trang 25

 Có nhịp độ, tốc độ và tiến triển cũng xoay quanh một giá trị trung bình.

 Giữa các lĩnh vực tăng trưởng và phát triển phải không mất cân đối(chẳng hạn giữa sự phát triển về tâm lí và sự phát triển vận động phải cân đốihài hoà) Đây là yêu cầu hàng đầu về sự tăng trưởng và phát triển lành mạnhcủa trẻ

 Trẻ phát triển, vươn lên để đạt được những tiến bộ, những năng lựcmới khi có nhu cầu thôi thúc Trong những nhu cầu để phát triển của trẻ, cóhai loại nhu cầu cơ bản: nhu cầu được yêu mến, được an toàn, chấp nhậntrong gia đình và cộng đồng; nhu cầu được chơi, tìm hiểu môi trường xungquanh và nhu cầu tự bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, thái độ…

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ diễn ra với một tốc độ rất nhanh,chưa từng có so với bất kì lứa tuổi nào tiếp theo sau đó Trẻ càng nhỏ gia tốccủa sự tăng trưởng và phát triển lại càng lớn Nếu can thiệp, chăm sóc – giáodục càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo nên nền tảng vững chắc bấy nhiêucho những cơ may tiến bộ sau này của trẻ

Mặt khác, ở lứa tuổi nhà trẻ, khả năng phục hồi của trẻ khá cao, nhất làtrong năm đầu Một sự khởi đầu không suôn sẻ không hẳn khiến đứa trẻ pháttriển chậm hơn những đứa trẻ khác Nếu thay đổi điều kiện sống một cáchhợp lí, trẻ có khả năng phục hồi lại những chậm trễ của mình Ngược lại, nếumôi trường sống không được cải thiện, những thiếu hụt của trẻ sẽ tích tụ vàtăng lên

2 Đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

Như đã trình bày ở trên lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở độ tuổi nhà trẻ làgiai đoạn phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng về sinh lí và tâm lí Trẻcàng nhỏ, gia tốc phát triển càng nhanh, mạnh, sau đó chậm dần lại Dướiđây là một số đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ:

2.1 Sự tăng trưởng và phát triển về thể chất

Đây là thời kì tăng trưởng và phát triển thể chất nhanh nhất trong cuộcđời, đặc biệt là trong năm đầu, ta có thể quan sát thấy từng ngày, từng tuần,

Trang 26

từng tháng Chẳng hạn về trọng lượng: lúc mới sinh trọng lượng trung bìnhcủa trẻ từ 3,0 đến 3,5kg Ba tháng đầu, trung bình mỗi tháng tăng từ 600 –900g (một số trẻ có thể tăng từ 1000 đến 1200g); chiều cao: Chiều cao củatrẻ tăng lên khá nhanh sau đó chậm lại: Lúc mới sinh chiều cao trung bìnhcủa trẻ chỉ vào khoảng 45 – 50cm, trong năm đầu mỗi tháng trung bình trẻcao được từ 2 – 3cm, đến cuối năm đầu trẻ cao từ 75 – 80cm (gấp rưỡi sovới sơ sinh) Sang năm thứ hai, chiều cao của trẻ chỉ tăng khoảng 1cm/tháng Sang năm thứ ba, chiều cao của trẻ chỉ tăng khoảng 0,5cm/ tháng.

– Vòng đầu: lúc mới sinh chỉ vào khoảng 30– 32cm, sau một tháng: 35–36cm Sau đó chậm dần lại, đến tháng thứ 6 chỉ vào khoảng 42– 43cm, thángthứ 12 chỉ vào khoảng 45– 46cm; cuối năm thứ hai chỉ vào khoảng 47–48cm; cuối năm thứ ba vào khoảng 48,5– 49,5cm

2.2 Sự phát triển vận động

Cũng như sự tăng trưởng về thể chất, khả năng vận động của trẻ cũngđược tiến triển rất nhanh ta có thể quan sát được từng tháng Điều này đãđược ông cha ta tổng kết: ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò

dò bước đi…

Cuối tuổi nhà trẻ, các vận động trườn, bò, chạy, nhảy ngày càng trởnên hoàn thiện Đang chạy, trẻ có thể quay sang trái, sang phải được; trẻ cóthể leo trèo, xoay tròn người trên hai mũi chân, nhảy chụm chân, nhảy lò cò,lên xuống cầu thang được Sự kết hợp vận động của tay và chân trở nên dễdàng và nhịp nhàng hơn Ví dụ: trẻ có thể đi xe đạp và điều khiển xe theo ýđịnh; trẻ có thể vận động theo nhạc (chân bước, tay múa theo nhạc)… Đôi taycủa trẻ ngày càng trở nên linh hoạt: trẻ biết xoay tròn cổ tay, tự xúc cơm,uống nước khá thành thạo; tự mặc áo, đi giầy dép, cầm bút vẽ được; mởđược sách vở từng trang… Trong cuộc sống trẻ tỏ ra hiếu động, đứng ngồikhông yên – suốt ngày mày mò như một thợ thủ công: đào bới, tháo lắp, xếpdỡ… (thường do bắt chước người khác là chính)

2.3 Sự phát triển đời sống tâm lí của trẻ

Trang 27

Cùng với sự phát triển về thể chất và khả năng vận động, tâm lí của trẻtrong 3 năm đầu cũng phát triển rất nhanh chóng Dưới đây là một số dấuhiệu cơ bản:

Trước hết, là sự phát triển nhận thức Cùng với hệ thống phản xạ là sự

xuất hiện cảm giác Lúc đầu là những cảm giác bất phân Ví dụ: chưa phânbiệt được tay mình với vật nắm trong tay, chưa phân biệt được người này vớingười kia, vật này với vật khác Sau đó là những cảm giác được phân hoá:trẻ nhận thức được thế giới xung quanh thông qua các giác quan: mắt nhìnphân biệt được hình thù, màu sắc; tai phân biệt được tiếng nói của người mẹvới người khác, Cùng với sự xuất hiện cảm giác phân hoá là sự phát triểncủa trí nhớ: trẻ nhận ra được người lạ, người quen, nhận ra những đồ chơiquen thuộc và hoạt động có đối tượng được hình thành Sang năm thứ hai,nhất là năm thứ ba, hoạt động nhận cảm, đặc biệt là xúc giác của đôi bàn tay

và sự tinh tường của đôi mắt ngày càng phát triển Trẻ thích sờ mó, lục lọi tất

cả mọi đồ vật (ngay cả những cái nguy hiểm đến tính mạng: ổ điện, bếpnóng ) Trong quá trình thao tác với đồ vật trẻ không chỉ nhận ra phươngthức sử dụng mà còn nhận ra được hình dạng, kích thước, màu sắc, độnhẵn… của đồ vật

Tư duy trực quan hành động được hình thành và phát triển: Trong quátrình tiếp xúc với thế giới đồ vật, trẻ nhận ra được mối quan hệ giữa các đồvật (hình dạng, kích thước…) qua thử và sai (bằng tay): xếp gỗ, lắp thử, đậythử…; trẻ phân loại được đồ chơi (đồ vật) theo một dấu hiệu nào đó (màu sắchoặc hình dạng…)

Dấu hiệu thứ hai là sự phát triển xúc cảm – tình cảm xã hội Ngay từ

cuối tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã mỉm cười với người lớn (phứccảm hớn hở) Thoạt đầu không có sự phân biệt lạ – quen: mỉm cười với tất cảnhững người nhìn nó âu yếm Sau đó (6– 7 tháng) trẻ bắt đầu phân biệt đượcngười lạ – người quen (phân biệt được mẹ với người khác) Trẻ theo, chơi,chịu dỗ nín với những người quen

Trang 28

Sang năm thứ hai và thứ ba, tình cảm của trẻ vẫn mang nặng màu sắcxúc cảm và gắn với những cảnh huống cụ thể, chưa ổn định (thoắt khóc,thoắt cười) Ở tuổi này, trẻ vừa muốn lệ thuộc, kết giao với mọi người vừamuốn được độc lập: thích chơi với người lớn và trẻ em nhưng lại không muốntrẻ khác hay người lớn sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình (tâm lí cá nhân vịkỉ); thích một mình mò mẫm với đồ chơi (dĩ nhiên là bên cạnh người lớn haybạn bè) Do vậy, trong cuộc sống hằng ngày, không nên tách trẻ ra khỏi mốiquan hệ với người lớn và bạn bè, đồng thời cần phải phát huy tính độc lậpcủa trẻ và giáo dục lòng hiếu thảo cho trẻ.

Như đã trình bày, tình cảm của trẻ còn mang nặng màu sắc xúc cảm

Do vậy trẻ thường bị lôi cuốn bởi sự hấp dẫn với vẻ bên ngoài của đồ vật Ta

có thể dễ dàng thay đổi sự chú ý, hứng thú của trẻ khi ta thay đổi đồ chơi, tròchơi hấp dẫn hơn

Dấu hiệu thứ ba là sự phát triển ngôn ngữ Sang tháng thứ hai đứa trẻ

đã biết “hóng chuyện”, thích nhìn vào mặt người lớn khi người lớn nói chuyện.Chính điều này đã làm cho nhu cầu giao lưu bằng ngôn ngữ của trẻ phát triểnmạnh mẽ Thoạt đầu là những hợp âm: “gừ, gừ” “âu, ơ” không thành tiếng khigiao tiếp với người lớn (phức cảm hớn hở) Sau đó đứa trẻ bắt chước ngườilớn phát âm được một vài từ dễ và quen thuộc: bà, ba, mẹ… Cuối năm đầutrẻ biết dùng ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với ngườilớn, yêu cầu người lớn giúp đỡ trẻ thoả mãn nhu cầu: đi chơi, ăn, uống…

Sang năm thứ hai, do tiếp xúc nhiều với thế giới đồ vật, nhu cầu giaotiếp của trẻ phát triển (trẻ hỏi về tên gọi, chức năng, phương thức sử dụng…của mỗi đồ vật) làm cho vốn từ ngày một phong phú và khả năng phát âm củatrẻ ngày càng tốt hơn Trẻ không chỉ hiểu được ngôn ngữ của người lớn(nghe, làm theo sự sai bảo ) mà còn nói được những câu đơn giản Thoạtđầu là câu một từ, dần dần là câu 2, 3 từ kết hợp với cử chỉ, hành vi để bày tỏnhu cầu, mong muốn của mình với người lớn Tức là ngôn ngữ của trẻ ở lứatuổi này thường gắn với một tâm cảnh cụ thể, tách nó ra câu nói của trẻ

Trang 29

không có nghĩa Người tinh nhạy với tâm cảnh đó là người mẹ (hoặc ngườitrực tiếp nuôi dạy trẻ).

Đến năm thứ ba, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.Cha ông ta đã tổng kết “Trẻ lên ba cả nhà học nói” Đúng vậy, trẻ nói, hỏi luônmiệng Để thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ, người lớn phải luôn luôn tìmcâu trả lời sao cho trẻ hiểu được (đơn giản, phù hợp với khả năng hiểu biếtcủa trẻ) Người lớn không nên lảng tránh những câu hỏi của trẻ và cũngkhông nên trả lời một cách tuỳ tiện cho qua chuyện Qua giao tiếp với ngườilớn, vốn từ của trẻ ngày càng tăng Trẻ có khả năng diễn đạt bằng lời đểngười lớn hiểu được ý muốn của mình Câu nói của trẻ đơn giản, ngắn gọnsong thường đúng ngữ pháp Và mọi giao tiếp của trẻ đã tách dần ra khỏinhững tình huống, tâm cảnh (nghĩa là trẻ có thể giao tiếp hoàn toàn bằng lời)

Như vậy, mỗi thời kì, sự tăng trưởng và phát triển về thể chất, tâm lícủa trẻ có những đặc điểm đặc trưng Nhà giáo dục cần phải nắm được đặcđiểm tăng trưởng và phát triển của trẻ trong từng thời kì để xác định mục tiêu,nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc và giáo dục thích hợp nhằmnâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ em

3 Đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Nói đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là nói đến sự thay đổi, pháttriển về thể chất và tâm lí của trẻ

3.1 Sự tăng trưởng và phát triển về thể chất

Ở lứa tuổi này, sự phát triển thể chất diễn ra nhanh nhưng không đều:

sự phát triển chiều cao diễn ra nhanh hơn trọng lượng, trẻ như gầy đi, mất vẻtròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ Các cơ quan chức năng trong cơ thểdần được hoàn thiện, trẻ khoẻ mạnh, cứng cáp hơn, sức đề kháng tăng, trẻ ítbệnh tật hơn so với tuổi nhà trẻ Tuy nhiên, sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi nàychưa ổn định, người lớn không vì sự phát triển mất cân đối giữa chiều cao vàtrọng lượng của trẻ mà tăng chế độ dinh dưỡng quá mức cho phép

3.2 Sự tăng trưởng và phát triển vận động

Trang 30

Sang tuổi mẫu giáo, khả năng vận động của trẻ ngày càng hoàn thiệnhơn Trẻ có thể trườn, bò, leo trèo một cách linh hoạt ở mọi địa hình với sựphối hợp chính xác giữa tay và chân Trẻ đi, chạy, nhảy, ném, bắt, chuyềnnhanh, chính xác, khéo léo với sự phối hợp của thị giác với vận động của tay,chân,… Tuy nhiên khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu, hệ xương củatrẻ chưa hoàn toàn cốt hoá, hệ cơ còn yếu,… do vậy, việc tổ chức cho trẻ vậnđộng mạnh, kéo dài dễ gây cho trẻ trạng thái mệt mỏi Cần đặc biệt quan tâmđến tính vừa sức trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ Việc thực hiện chế

độ vận động hợp lí sẽ giúp quá trình phát triển cơ thể của trẻ tốt hơn

3.3 Sự phát triển đời sống tâm lí của trẻ

Cùng với sự phát triển thể chất và khả năng vận động, đời sống tâm lícủa trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ về chất so với lứa tuổi trước đó Sự pháttriển tâm lí của trẻ mẫu giáo được thể hiện rõ ở những khía cạnh sau đây:

– Sự phát triển nhận thức Trước hết là sự phát triển về hoạt động nhận

cảm: Do các cơ quan phân tích phát triển và trở nên nhạy bén làm cho cácchuẩn cảm giác (về màu sắc, hình dạng, kích thước, trọng lượng, âmthanh…) ngày càng trở nên chính xác, giúp trẻ định hướng không gian, thờigian tốt hơn; vốn biểu tượng về thế giới xung quanh ngày càng phong phú.Dấu hiệu thứ hai của sự phát triển nhận thức là sự phát triển tư duy, tưởngtượng Nếu cuối tuổi nhà trẻ, đầu tuổi mẫu giáo tư duy trực quan hành độngchiếm ưu thế thì sang tuổi mẫu giáo nhỡ, đặc biệt là mẫu giáo lớn tư duy trựcquan hình tượng chiếm ưu thế Đến cuối tuổi mẫu giáo, tư duy lôgic ngàycàng phát triển, trí tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú, trẻ tích cực sửdụng các kí hiệu tượng trưng (vật thay thế) để giải quyết các nhiệm vụ thựctiễn

Sự phát triển đời sống tình cảm Đời sống tình cảm của trẻ có những

bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và phong phú hơn lứa tuổi trước đó Trẻthèm khát sự trìu mến yêu thương và cũng rất sợ thái độ thờ ơ lạnh nhạt củanhững người xung quanh đối với mình Đồng thời trẻ bộc lộ tình cảm củamình đối với những người xung quanh cũng rất mạnh mẽ: yêu quý, nhường

Trang 31

nhịn, quan tâm đến em bé; gắn bó, thân thiện với bạn bè,… Tình cảm của trẻcòn được thể hiện qua thái độ của trẻ đối với cây cối, vật nuôi, đồ dùng, đồchơi Trẻ coi chúng như những người bạn và gắn chúng với những sắc tháitình cảm của con người.

 Sự phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo có những bước

phát triển vượt bậc về vốn từ, về khả năng nắm vững ngữ pháp và ngôn ngữmạch lạc Vốn từ của trẻ ngày càng nhiều, phong phú về thể loại (danh từ,động từ, tính từ…) Trẻ sử dụng khá thành thạo ngữ pháp tiếng mẹ đẻ Trongquá trình giao tiếp với người khác, trẻ không chỉ hiểu được lời nói của ngườikhác mà còn diễn đạt (trình bày) suy nghĩ, mong muốn của mình với ngườikhác một cách mạch lạc giúp người nghe dễ dàng hiểu được trẻ nghĩ gì,muốn gì…

Nhà giáo dục cần nắm vững được đặc điểm tăng trưởng và phát triển

về thể chất, vận động và tâm lí của trẻ mẫu giáo để xây dựng nội dung, lựachọn các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp nhằmnâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo

III NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người pháttriển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổnghợp và đồng bộ các mặt sau đây:

Trang 32

là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phươngpháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng

và phát triển của từng thời kì

1 Giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non

1.1.1 Khái niệm giáo dục thể chất

Nói đến giáo dục thể chất là nói đến giáo dục và phát triển thể chất củacon người Đó là quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể conngười về mặt hình thái và chức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động

cơ bản trong đời sống, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực của conngười, hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống, học tập và lao động

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặtvào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ vàlàm cho cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo cơ sở cho

sự phát triển toàn diện của trẻ

1.1.2 Ý nghĩa của giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng trong giáo dục nhân cách conngười phát triển toàn diện, nó làm cho con người được phát triển và hoànthiện về mặt thể chất để có thể tham gia vào các mặt của đời sống xã hội

Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục thể chất là một trong những nhiệm

vụ quan trọng hàng đầu của gia đình và trường mầm non Bởi lẽ, như chúng

ta đã biết, ở lứa tuổi này, quá trình tăng trưởng diễn ra rất nhanh (nhanh nhấttrong cuộc đời con người), nhưng cơ thể của trẻ còn quá non nớt, dễ chịu ảnhhưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém nên dễmắc các bệnh nguy hiểm Sự phát triển lệch lạc ban đầu ở tuổi này về thểchất sẽ để lại hậu quả suốt đời và sửa lại rất khó khăn Ví dụ: dẹt đầu, lácmắt, chân vòng kiềng, suy dinh dưỡng là hậu quả của sự thiếu hiểu biết củangười lớn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em trong những năm đầu

Trang 33

Trẻ có thể phát triển tốt về cơ thể nếu người lớn chú ý đầy đủ và đúngmức đến việc bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho trẻ Đứa trẻ khoẻmạnh, phát triển hài hoà, cân đối về cơ thể sẽ là cơ sở về mặt thể chất đểphát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này Bàn về vai trò của giáo dụcmầm non, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Dạy trẻ như trồng cây non Trồng cây nonđược tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ tốt sau này các cháu thành ngườitốt”.

Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi này đặt cơ sở cho sự phát triểnthể chất suốt đời sau này của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển tâm lí và nhân cách của trẻ

Cơ thể khoẻ mạnh giúp trẻ trở nên hoạt bát, hồn nhiên hơn và cónhững xúc cảm, tình cảm lành mạnh với mình, với người khác và với thế giớixung quanh

Giáo dục thể chất gắn liền với giáo dục trí tuệ cho trẻ Bởi lẽ, cơ thể trẻphát triển khoẻ mạnh, hệ thần kinh được phát triển thăng bằng, các giác quantinh tường… sẽ giúp cho đứa trẻ tích cực hoạt động, tích cực tiếp xúc và làmquen với môi trường xung quanh Nhờ đó mà hoạt động nhận cảm của trẻthêm phong phú và chính xác, tư duy trở nên nhạy bén Mặt khác, trẻ khoẻmạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ say sưa, hứng thú hơn trong quá trình tri giáccái đẹp của thế giới xung quanh (đồ dùng, đồ chơi…) và tự nó có khả năngtạo ra cái đẹp và sống theo cái đẹp (biết giữ gìn đồ chơi sạch đẹp, biết gọngàng, ngăn nắp,…) Trẻ khoẻ mạnh sẽ thích lao động, thích làm những côngviệc tự phục vụ mình và giúp đỡ bạn bè, người lớn xung quanh

Ở nước ta, trong những năm gần đây đã tăng cường công tác chămsóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em, song tỉ lệ trẻ mắc các bệnh: còi xương,suy dinh dưỡng; các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hoá… còn khá cao.Nguyên nhân không hoàn toàn là do điều kiện kinh tế, mà chủ yếu là do thiếukiến thức chăm sóc – giáo dục thể chất cho trẻ (thiếu hiểu biết đầy đủ về chế

độ dinh dưỡng, luyện tập, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, về phương pháp chămsóc sức khoẻ… cho trẻ)

Trang 34

Như vậy, giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là rất quan trọng,các bậc cha mẹ, những người nuôi dạy trẻ cần phải đặt giáo dục thể chất lênnhiệm vụ hàng đầu trong quá trình nuôi – dạy trẻ.

1.2 Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp của giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

1.2.1 Nhiệm vụ

Để tạo cho đứa trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát,phát triển hài hoà, cân đối, người ta đề ra ba nhiệm vụ giáo dục thể chất chotrẻ em lứa tuổi nhà trẻ như sau:

– Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ Đây là nhiệm vụ quan trọng

nhất của giáo dục trẻ em lứa tuổi nhà trẻ Bởi vì ở tuổi này cơ thể trẻ pháttriển rất nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các cơ quan còn non yếu, cầnphải được chăm sóc đặc biệt nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triểncủa trẻ diễn ra đúng lúc, nâng cao khả năng miễn dịch đối với những bệnh trẻthường mắc phải Nhiệm vụ này bao gồm: nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học(nuôi bằng sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi, cho ăn đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh

và theo một chế độ sinh hoạt khoa học; chăm sóc hợp lý (tắm, rửa, quần áo,chơi, học…); rèn luyện một cách khoa học (các bài tập vận động, trò chơi,dạo chơi…)

– Phát triển và hoàn thiện các vận động của trẻ Nhờ có tính thích nghi

của hệ thần kinh, khi sức khoẻ của trẻ được bảo vệ và tăng cường, kĩ năngvận động của trẻ được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần Đó là nhữngvận động lẫy, bò, ngồi, đứng, đi, chạy, nhảy và vận động của bàn tay, ngóntay, khả năng phối hợp thị giác, thính giác và vận động

– Hình thành một số thói quen văn hoá vệ sinh ban đầu cho trẻ Đó là

những thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt (tắm rửa, chơi tập); thói quen tựphục vụ… Những thói quen này được hình thành trong quá trình nuôi dưỡng,chăm sóc và rèn luyện theo mọi chế độ sinh hoạt mang tính khoa học, diễn ramột cách thường xuyên, liên tục và ổn định

Trang 35

1.2.2 Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Để thực hiện được ba nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổinhà trẻ, người lớn cần tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày, tổ chức vậnđộng hợp lí và có sự quan tâm chu đáo về sức khoẻ, về vệ sinh cho trẻ Đó lànhững nội dung chủ yếu của giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

a) Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lí

 Chế độ sinh hoạt hằng ngày và ý nghĩa của nó

Chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ là một quy trình khoa học nhằmphân phối thời gian và trình tự các hoạt động trong ngày cũng như việc ănuống, nghỉ ngơi một cách hợp lí nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triểncủa trẻ

Chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ được xây dựng dựa trên đặc điểmsinh lí và tâm lí của trẻ Do vậy, nếu xây dựng được chế độ sinh hoạt hằngngày hợp lí và thực hiện nó một cách nghiêm túc (đúng mốc thời gian chotừng hoạt động, luôn điều hoà giữa thức và ngủ, giữa hoạt động tĩnh và hoạtđộng động…) có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ Trước hết,chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lí đảm bảo cho trẻ thoả mãn các nhu cầu về

ăn, ngủ, hoạt động, giữ cho hệ thần kinh được thăng bằng, trẻ luôn luôn ởtrạng thái thoải mái, vui vẻ Đồng thời thực hiện nghiêm túc, ổn định chế độsinh hoạt hằng ngày còn hình thành ở trẻ nền nếp và những thói quen tốttrong cuộc sống

Chế độ sinh hoạt hợp lí vừa là nội dung vừa là phương tiện để pháttriển tâm lí của trẻ Thông qua thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày: ănuống, vệ sinh, đặc biệt là chơi tập, hoạt động nhận cảm của trẻ được pháttriển, vốn từ ngày một phong phú, xúc cảm, tình cảm và đạo đức, óc thẩm mĩcũng được hình thành và phát triển

Trang 36

Như vậy, có thể nói rằng chế độ sinh hoạt hằng ngày vừa là nội dungvừa là phương tiện để giáo dục thể chất nói riêng và giáo dục toàn diện chotrẻ.

Để có một chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lí cho trẻ cần phải quán triệtmột số yêu cầu sau đây khi xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày và thựchiện nó

 Chế độ sinh hoạt phải làm thoả mãn nhu cầu phát triển của trẻ, phùhợp với độ tuổi Bởi lẽ, mỗi thời kì phát triển của cơ thể, nhu cầu ăn, ngủ,chơi tập… của trẻ khác nhau Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻcần phải có chế độ sinh hoạt phù hợp Căn cứ vào nhu cầu phát triển của trẻ,

ở trường mầm non người ta có chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi như: chế độsinh hoạt cho trẻ từ 3– 6 tháng; chế độ sinh hoạt cho trẻ từ 6– 12 tháng; từ12– 18 tháng; từ 18– 24 tháng; từ 24 tháng– 36 tháng

– Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho trẻ và tạo racảm giác an toàn cho trẻ

– Không được áp đặt theo ý muốn chủ quan của người lớn, mà phảixuất phát từ nhu cầu tự nhiên của trẻ; phải tạo điều kiện để trẻ phát triển mộtcách tối ưu những khả năng vốn có của trẻ

– Khi thực hiện chế độ sinh hoạt cần phải linh hoạt, mềm dẻo dựa trênhoàn cảnh, điều kiện và đặc điểm riêng của trẻ, song không được cắt xén mộtnội dung nào

– Đảm bảo cho trẻ được hoạt động tích cực (nhưng không quá sức),được nghỉ ngơi một cách thoải mái nhằm phục hồi những năng lượng đã tiêuhao trong các hoạt động; tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi,giữa hoạt động tĩnh và hoạt động động

 Đảm bảo trình tự được lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều các trật tựcần thiết, nhằm tạo nếp và thói quen cho trẻ

– Chế độ sinh hoạt phải phù hợp với khí hậu từng mùa, từng vùng vàđiều kiện kinh tế của địa phương, gia đình

Trang 37

Những nội dung chủ yếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ lứa tuổi nhà trẻ và cách thực hiện

Nội dung chủ yếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ lứa tuổi nhà trẻ gồm:– Tổ chức ăn uống cho trẻ

– Tổ chức ngủ cho trẻ

– Tổ chức chơi – tập cho trẻ

Tuỳ theo từng lứa tuổi cụ thể mà có sự khác nhau trong việc tổ chứcchế độ ăn uống, ngủ, chơi tập cho trẻ Chẳng hạn, trẻ dưới một tuổi cần đảmbảo thời gian dành cho ngủ nhiều hơn, còn đối với trẻ 2– 3 tuổi thì thời gianthức – chơi tập nhiều hơn

* Tổ chức ăn uống cho trẻ

Ăn uống là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật Song phương thức thoảmãn nhu cầu này ở con người khác xa với mọi sinh vật khác Ăn uống đối vớitrẻ em không chỉ cốt no, mà thông qua ăn uống trẻ thoả mãn nhu cầu giao lưutình cảm với những người xung quanh, mở mang hiểu biết về thế giới xungquanh

– Để tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất và mang lại niềm vui chotrẻ trong khi ăn uống cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

+ Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng: prôtit,lipit, tinh bột, khoáng chất… phù hợp với nhu cầu của trẻ ở độ tuổi của nó(không ép đứa trẻ ăn vượt quá nhu cầu dinh dưỡng mà nó cần) Bú mẹ là tốtnhất đối với trẻ trong năm đầu Ngoài bú mẹ, cần cho trẻ ăn thêm những thức

ăn khác như: hoa quả tươi, rau tươi, sữa và các loại thức ăn bằng sữa đượcchế biến từ lỏng đến đặc dần, từ mềm đến rắn dần Không nên cho trẻ ăncơm quá sớm (trước 18 tháng), nhưng cũng không nên kéo dài thời gian chotrẻ ăn bột, ăn cháo (24– 36 tháng), sẽ không có lợi cho hoạt động tiêu hoácủa dạ dày Cần tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lí, đúng giờ với không khí thoảimái, vui vẻ để tạo ra cảm giác ngon miệng và mong muốn được ăn khi đến

Trang 38

bữa Đồng thời phải tập cho trẻ ăn thức ăn đa dạng về khẩu phần và chấtdinh dưỡng nhằm tăng cường sức khoẻ cho trẻ.

– Quá trình tổ chức cho trẻ ăn uống và những yêu cầu cơ bản khi chotrẻ ăn uống

+ Trước khi cho trẻ ăn uống, cần vệ sinh chân tay, mặt mũi và đeo yếmcho trẻ; thức ăn phải được nấu chín, không quá nóng, không quá nguội, lạnh;bát đĩa, thìa phải khô, sạch; bàn ghế phải vừa tầm thước của trẻ, kê ở nơithoáng mát Một việc rất quan trọng trước khi cho trẻ ăn uống người lớn phảitạo cho trẻ tâm thế thoải mái, vui vẻ và có nhu cầu ăn uống

+ Trong quá trình cho trẻ ăn, người lớn tạo cho trẻ cảm giác ăn ngonmiệng, động viên trẻ ăn hết tiêu chuẩn, hình thành mối quan hệ thân thiếtgiữa trẻ với người lớn ngay trong khi cho trẻ ăn (nói chuyện với trẻ, âu yếmtrẻ, khuyến khích, động viên trẻ ăn…) Một điều cần quan tâm khi cho trẻ ăn

là, người lớn phải quan sát, theo dõi những biểu hiện của trẻ trong khi ăn: trẻ

có ăn ngon miệng hay không nguyên nhân và những giải pháp cần thiết Đốivới những trẻ lười ăn, chưa tự xúc cơm… cần phải được giúp đỡ kịp thời

+ Sau khi cho trẻ ăn Sau khi trẻ ăn xong, cần giúp trẻ vệ sinh mồmmiệng, chân tay và uống nước tráng miệng (uống đủ lượng nước cần thiết);không để trẻ vận động mạnh (chạy nhảy, nô đùa) không nên cho trẻ đi ngủngay sau khi ăn, mà cần có một thời gian để trẻ xuôi cơm

* Tổ chức cho trẻ ngủ

Giấc ngủ tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giúp cho cơbắp, thần kinh được thư giãn, phục hồi sau những vận động trước đó Trẻcàng nhỏ thì sức làm việc của hệ thần kinh càng yếu vì thế trẻ mau mệt mỏi.Giấc ngủ sâu là liều thuốc bổ giúp trẻ bù đắp lại sức làm việc của não bộ

Những yêu cầu cơ bản của việc tổ chức cho trẻ ngủ:

+ Khi xác định chế độ sinh hoạt hằng ngày, không chỉ tính đến lứa tuổi

mà còn tính đến đặc điểm cá nhân của trẻ: trạng thái sức khoẻ, kiểu hình thầnkinh Những đứa trẻ có kiểu hình thần kinh yếu cần được nghỉ ngơi dài hơn

Trang 39

Nếu trẻ thường ngủ trước giờ quy định theo chế độ hằng ngày, thì cần kéodài giấc ngủ của trẻ hoặc quay lại chế độ của nhóm tuổi trước đó.

+ Tạo mọi điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để trẻ ngủ sâu,ngon giấc trong một thời gian hợp lí Thời gian ngủ cần thiết của mỗi độ tuổinhư sau:

Trẻ dưới 4 tháng tuổi: từ 18 – 20 giờ/ ngày

Trẻ 4 – 5 tháng tuổi: từ 16 – 18 giờ/ ngày

Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: từ 14 – 16 giờ/ ngày

Trẻ 12 – 24 tháng tuổi: từ 12 – 14 giờ/ ngày

Trẻ 24 – 36 tháng tuổi: từ 10 – 12 giờ/ ngày

Không nên cho trẻ thức khuya cùng người lớn

+ Tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đã nằm là ngủ ngay (đây làđiều khó nhưng có thể rèn được)

– Quá trình tổ chức cho trẻ ngủ và những yêu cầu khi cho trẻ ngủ

+ Trước khi trẻ ngủ, người lớn cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, yên

ổn (an toàn) khi đi ngủ Không để trẻ chơi đùa quá nhiều trước khi ngủ, khôngdoạ nạt, kể chuyện gây sợ hãi cho trẻ trước khi ngủ

Chỗ ngủ của trẻ phải thoáng mát, hợp vệ sinh (mát mẻ về mùa hè, ấm

áp về mùa đông, không quá sáng, không quá tối, không hôi hám, ruồimuỗi…) Khi trẻ đi ngủ, nên đặt cho trẻ nằm theo tư thế nằm ngửa hoặc nằmnghiêng, không nên cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp

+ Trong khi trẻ ngủ, để trẻ đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng cần tạo

ra một không gian yên tĩnh, đầm ấm, an toàn cho trẻ Hát ru, sự vỗ về âu yếm

là rất cần thiết khi cho trẻ ngủ

+ Sau giấc ngủ (khi trẻ thức dậy) Khi thức dậy, nhiều trẻ (nhất là trẻnhỏ) thường khóc (mếu máo) nếu không thấy người lớn ở gần Do vậy, ngườilớn cần phải có mặt trong thời gian trẻ thức tỉnh Khi trẻ thức tỉnh không nên

Trang 40

cho trẻ dậy ngay mà cần cho trẻ nằm chơi một mình (nếu trẻ lớn thì đưa đồchơi để trẻ tự chơi ở tư thế nằm, hoặc ngồi) Sau đó cho trẻ đi vệ sinh và rửamặt mũi cho trẻ.

* Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ

Tập cho trẻ nhỏ biết giữ vệ sinh cá nhân là một việc làm khó nhưng rấtcần thiết, nó giúp trẻ quen dần với nếp sống vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp.Những nếp sống này có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triểnnhân cách sau này của trẻ

Nội dung tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ bao gồm: vệ sinh thân thể, vệsinh răng miệng, mắt, mũi, tai, họng; vệ sinh quần áo cho trẻ và tập cho trẻ đitiểu, tiện có giờ giấc, đúng nơi quy định

* Tổ chức chế độ chơi tập cho trẻ

Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, chế độ chơi tập vừa là nội dung vừa

là phương tiện để giáo dục thể chất cho trẻ Đồng thời, nó cũng là phươngtiện, con đường để giáo dục trí tuệ, đạo đức,… cho trẻ Chế độ chơi tập chỉ

có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ khi nó được tính toán một cách hợp lí

sự luân phiên giữa hoạt động tĩnh và hoạt động động; phát huy được sự thamgia tích cực của các vận động tay chân và trí não, phù hợp với đặc điểm pháttriển của từng độ tuổi

Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng cần tính đến việc rèn luyện chotrẻ thích nghi tốt hơn với điều kiện sống Để trẻ thích nghi được với môitrường cần phải tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, được tiếp xúc với môitrường thiên nhiên (nắng; gió…) Qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiênnhiên, trẻ không chỉ “dạn dày” với nắng, gió mà còn tăng sức đề kháng của

cơ thể trẻ trước những tác động của môi trường Đành rằng việc tập luyệnnày phải diễn ra một cách có hệ thống, thường xuyên và cần tính đến đặc tính

cá nhân của trẻ

b) Tổ chức tập luyện và phát triển vận động cho trẻ tuổi nhà trẻ

Ngày đăng: 13/02/2017, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Giáo dục học mầm non. Tập 1, 2, 3, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3 – 36 tháng tuổi), NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3 – 36 tháng tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi), NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Vũ Thị Chín, Chỉ số phát triển sinh lí – tâm lí từ 0 đến 3 tuổi, NXB Khoa học Xã hội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ số phát triển sinh lí – tâm lí từ 0 đến 3 tuổi
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
7. Võ Thị Cúc, Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. A. V. Daparozet (Chủ biên), Những cơ sở của giáo dục học mẫu giáo, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của giáo dục học mẫu giáo
9. D. V. Encônhin, Tâm lí học trẻ em, Matxcơva, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em
10. Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, tập 1, 2, NXB Giáo dục, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 1, 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. J. Piaget, Tâm lí học – Giáo dục học, NXB Giáo dục, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học – Giáo dục học
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Đặng Hồng Phương, Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
13. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vệ sinh trẻ em
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
14. B. Spock, Nuôi dạy con như thế nào, NXB Phụ nữ, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi dạy con như thế nào
Nhà XB: NXB Phụ nữ
15. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
16. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Giáo dục học, NXB Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non – Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
18. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Tổ chức – Hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức – Hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Lê Thanh Vân, Giáo trình sinh lí trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lí trẻ em
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
20. Nguyễn Khắc Viện, Phát triển tâm lí trẻ em trong năm đầu, NXB Khoa học Xã hội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tâm lí trẻ em trong năm đầu
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w