1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn vận dụng pisa vào thiết kế phần đọc hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn ngữ văn lớp 12

64 857 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 480,5 KB

Nội dung

Đổi mới cách ra đề và hướng dẫn chấm phù hợp để đánh giá được năng lực của người học, tránh hiện tượng học vẹt, viết theo bài văn mẫu, học tác phẩm nào thi tác phẩm đó.” Như vậy kiểm t

Trang 1

TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG

TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG PISA VÀO THIẾT KẾ PHẦN ĐỌC-HIỂU

TRONG ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ THI)

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Tác giả: Bùi Thị Thanh Hương Chức danh: Giáo viên

Năm thực hiện: 2015

Trang 2

Mục lục

A ĐẶT VẤN ĐỀ 3

I Lí do chọn đề tài 3

II Mục đích nghiên cứu 5

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

IV Phương pháp nghiên cứu 5

V Lịch sử vấn đề 6

B NỘI DUNG 8

I Ưu điểm trong yêu cầu đọc-hiểu của PISA với yêu cầu đọc-hiểu của chương trình Ngữ văn THPT 8

1 Mục tiêu 8

2 Đối tượng 8

3 Yêu cầu 9

4 Đề kiểm tra 9

II. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu khi vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 9

1 Mục đích 9

2 Nguyên tắc 10

3 Các yêu cầu cụ thể 13

a Về ngữ liệu và yêu cầu kiến thức 13

b Về câu hỏi 13

c Về cách mã hóa (chấm điểm) 17

III Vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 ( tập 1, chương trình cơ bản) 17

1 Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh 17

2 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng 20

Trang 3

3 Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 –

Cô-phi An-nan 23

4 Tây Tiến – Quang Dũng 26

5 Việt Bắc (trích) – Tố Hữu 30

6 Đất Nước (trích) – Nguyễn Khoa Điềm 33

7 Đất nước – Nguyễn Đình Thi 36

8 Dọn về làng – Nông Quốc Chấn 39

9 Đò Lèn – Nguyễn Duy 41

10.Sóng – Xuân Quỳnh 44

11.Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo 47

12.Bác ơi! – Tố Hữu 50

13.Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân 53

14.Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 57

IV Kết quả nghiên cứu 59

C KẾT LUẬN 61

Tài liệu tham khảo 63

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lí do chọn đề tài

1 Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là vấn đề cấp thiết nhằm đápứng yêu cầu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nước tatrong thời kì đổi mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt với bộ mônNgữ văn đang có những thay đổi quan trọng về cách ra đề và đánh giá trongcác bài kiểm tra, bài thi để phù hợp với xu thế chung của thời đại

Nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiềukhi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu Việc kiểm tra đánh giá vẫn chủyếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại, học tác phẩm nàothi đúng tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưachú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánhgiá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học

2 Theo “Kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở

trường phổ thông Việt Nam” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số: 43

/TB-BGDĐT, ngày 14/1/2013 đã thông báo: “Mở rộng nghiên cứu và chắt lọc

những kinh nghiệm quốc tế vào dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn – nhất là khoa học về đánh giá thường xuyên trên lớp học Cần vận dụng các bộ công cụ đánh giá quốc tế theo hướng của PISA để đo lường năng lực đọc hiểu Ngữ văn của học sinh Đổi mới cách ra đề và hướng dẫn chấm phù hợp để đánh giá được năng lực của người học, tránh hiện tượng học vẹt, viết theo bài văn mẫu, học tác phẩm nào thi tác phẩm đó.”

Như vậy kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực là một địnhhướng mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra Định hướng này đã có nhữngthay đổi tích cực dựa trên các kết quả của chương trình đánh giá quốc tế, trong

đó có PISA Tiếp cận PISA trong việc đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bảnNgữ văn của học sinh THPT sẽ đem đến nhiều đổi mới trong giảng dạy cho

Trang 5

giáo viên và học tập cho học sinh, hướng đến những năng lực tư duy, sáng tạo,tránh được lối học thụ động, không gắn với thực tiễn cuộc sống Mặt khác vậndụng PISA trong đánh giá năng lực đọc – hiểu cho học sinh cũng là để hòanhập với giáo dục quốc tế.

3 Bắt đầu từ năm học 2013-2014, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn có sựthay đổi lớn, đó chính là sự xuất hiện của phần Đọc - hiểu Để kiểm tra kĩnăng đọc - hiểu sẽ có những câu hỏi theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực ngườihọc của PISA Các câu hỏi này sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan tới tác giả,nội dung và nghệ thuật của văn bản đó Ngoài ra, đề thi còn yêu cầu học sinhvận dụng kiến thức vào thực tiễn, do đó tăng cường câu hỏi mở, gắn với thời

sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về cácvấn đề kinh tế, chính trị, xã hội

4 Bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp khi ra đề kiểm tra (đềthi) phần Đọc-hiểu cũng còn nhiều lúng túng vì chưa hiểu hết những nguyêntắc, yêu cầu cụ thể cũng như nguồn tư liệu chưa được phong phú

5 Theo GS Trần Đình Sử, “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinhđọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trựctiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu,mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gìtới tình yêu văn học” Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểuvăn bản cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học vàđúng đắn để các em tiếp cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với mônVăn và có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vàocuộc sống

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học mônNgữ văn là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụgiảng dạy Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu, học tốt và có

Trang 6

thể vận dụng môn Ngữ văn vào cuộc sống sau này? Đó là câu hỏi của nhiềugiáo viên dạy Ngữ văn luôn trăn trở Với quan điểm của người viết, đổi mớikiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 12 theo hướng đọc-hiểu của PISA mà cụthể là thiết kế phần Đọc-hiểu theo PISA trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữvăn là vấn đề quan trọng góp phần nâng dần chất lượng dạy và học đối với bộmôn Ngữ văn

Trên đây là những lí do người viết viết đề tài “ VẬN DỤNG PISA VÀOTHIẾT KẾ PHẦN ĐỌC-HIỂU TRONG ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ THI) MÔNNGỮ VĂN LỚP 12”

II Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm các mục đích sau:

1 Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phùhợp với với nhu cầu thời đại

2 Giúp học sinh làm quen và bước đầu có thể làm được đề thi mônNgữ văn trong kì thi THPT Quốc gia

3 Đánh thức tình yêu đối với môn Ngữ văn, có khả năng vận dụngsáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống

4 Cung cấp thêm tư liệu để giáo viên giảm bớt những khó khăn khi ra

đề kiểm tra ( đề thi) phần Đọc-hiểu

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 12 trường THPT Lê ThánhTông

2 Phạm vi nghiên cứu: chương trình Ngữ văn 12 THPT, tập 1 (Chươngtrình Cơ bản)

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu

2 Khảo sát kết quả học tập của học sinh

Trang 7

3 Rút kinh nghiệm qua các bài giảng của bản thân và đồng nghiệp.

V Lịch sử vấn đề

Các tài liệu mà người viết tìm đọc được đều là những văn bản, những bàibáo cáo, chuyên đề đưa ra một số nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế đề kiểm tra(đề thi ) và thiết kế một số đề đọc-hiểu

- Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng họctập môn Ngữ văn trong trường phổ thông” Nhiều ý kiến trong hội thảo đã xácđịnh: bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ; nhàtrường cần dạy và yêu cầu các em biết đọc hiểu các loại văn bản thông tin,trong đó có rất nhiều văn bản kết hợp kênh chữ và kênh hình, học sinh phảibiết đọc hình kết hợp với đọc chữ để nắm được thông tin và hiểu đúng ý nghĩacủa văn bản

Yêu cầu về năng lực đọc-hiểu được hội thảo đưa ra là:

Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: phát hiện những sai sót về chính tả, ngữpháp, chấm câu, dùng từ, logic… chẳng hạn cho một đoạn văn có nhiều saisót và yêu cầu học sinh phát hiện những sai sót trong đoạn văn đó

Yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước (văn bản có thể làvăn học, sử , địa, khoa học tự nhiên…)

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trongmột đoạn thơ/ văn cho sẵn

- Theo tác giả Bùi Thị Thanh Huyền (Lào Cai) thì mục đích, ý nghĩa của việcvận dụng PISA vào đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT

là đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo xu hướngphát triển năng lực Tác giả đưa ra các kiểu câu hỏi được sử dụng như

Câu hỏi mở đòi hỏi ngắn

Trang 8

Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài

(khi chấm phải tách ra từng phần để cho điểm)

Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Câu hỏi Có-Không, Đúng-Sai phức hợp

Với những câu hỏi như trên đòi hỏi không chỉ học sinh tái hiện kiến thức cósẵn, mà còn phải có khả năng tư duy, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học

để giải quyết các tình huống cụ thể, có tác dụng kích thích sự hứng thú củahọc sinh Cách ra đề này cũng khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, đồng thờirèn luyên kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, chính xác, ngắn gọn

- PGS.TS Phạm Thị Hương (Khoa Ngữ văn- trường ĐHSP Hà Nội) đã đưa ramột số định hướng về cấu trúc đề kiểm tra: Nên chia làm hai phần: Đọc – Viết

cơ bản và Đọc – Viết hồi ứng văn học (thẩm mĩ) Ở phần Đọc – Viết cơ

bản: Học sinh được đọc một hoặc một số văn bản văn hóa – thông tin có tính

chất nhật dụng và trả lời các câu hỏi ngắn (có thể tham khảo và áp dụng cáchlàm của PISA) để kiểm tra tốc độ đọc, khả năng nắm bắt và kết nối thông tin,khả năng đào sâu, mở rộng thông tin thu được từ văn bản và khả năng tổnghợp, vận dụng điều được đọc vào giải quyết các vấn đề của thực tế đời sống

- Chuyên đề “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT theo hướngđọc-hiểu của PISA” do cô Nhan Thị Hằng Nga biên soạn cũng đã đưa ra sựcần thiết tiến hành nghiên cứu việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giámôn Ngữ văn cấp THPT theo hướng Đọc-hiểu của PISA; Một số vấn đề cầnbiết về PISA và những yêu cầu cơ bản của việc thiết kế đề kiểm tra môn Ngữvăn cấp THPT theo hướng Đọc-hiểu của PISA

- Tài liệu “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướngphát triển năng lực của học sinh” của Vụ Giáo dục trung học đã hướng dẫn

Trang 9

biên soạn câu hỏi và đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của họcsinh, trong đó có áp dụng cách thiết kế câu hỏi của PISA.

Như vậy, người viết chưa đọc một tài liệu nào tổng hợp hai phần: hướng dẫn

cụ thể về cách ra đề, cách chấm các bài kiểm tra (bài thi) phần Đọc-hiểu cóvận dụng PISA và tài liệu về một số đề đọc-hiểu trong chương trình Ngữ vănlớp 12, tập 1, vì vậy người viết đã thực hiện đề tài: “Vận dụng PISA vào thiết

kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12”

đó cung cấp kiến thức cho học sinh được coi là số một Từ đó cho thấy,chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bị kiến thứchơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là kĩ năng sống, tư duy sáng tạo, tựhọc, tự nghiên cứu

PISA lại hướng đến sự phát triển năng lực, đánh giá khả năng giải quyết cácvấn đề mà một học sinh 15 tuổi (độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáodục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD) cần có để đối diện vớinhững thách thức của cuộc sống

Trang 10

tới văn bản hư cấu như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch…, các loại văn bảnbáo chí, văn bản đời thường mà học sinh thường tiếp xúc và sử dụng hàngngày lại ít được chú ý Hơn thế nữa, chúng ta cũng chưa đặt ra vấn đề đọc hiểucác văn bản điện tử (electronic texts) - loại văn bản đã trở nên thông dụng vàthịnh hành trong nhà trường cũng như xã hội ngày nay.

Đối tượng đọc hiểu của PISA không chỉ có văn bản in mà còn bao gồm vănbản điện tử

3 Yêu cầu

Nhìn chung, PISA xác định trình độ đọc dựa trên ba phương diện: Thu thậpthông tin, phân tích, lí giải văn bản, phản hồi và đánh giá Trong khi đó,chương trình đọc hiểu của môn Ngữ văn THPT chủ yếu tập trung xác địnhtrình độ dựa vào việc phân tích và lí giải văn bản (nội dung và hình thức),trong đó nội dung được chú ý hơn Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy yêu cầuđọc hiểu của PISA cao và sâu hơn nhiều so với chương trình của Việt Nam

4 Đề kiểm tra

Các đề kiểm tra đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THPT phần lớn sử dụng

hệ thống câu hỏi tự luận, còn các đề kiểm tra của PISA bao gồm hai phần: trắcnghiệm và tự luận

II Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu khi vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12

1 Mục đích

- Kiểm tra việc đọc hiểu văn bản: Kiểm tra lại thông tin đã đọc, nhậndiện thông tin tương ứng; kiểm tra lại việc nắm thông tin, phải phù hợp, khôngđược lệch ra khỏi văn bản; kiểm tra kĩ năng trình bày lại nội dung văn bản dựatrên những thông tin chính; tìm lại một cách cụ thể những thông tin đã đọc

Trang 11

- Tạo ra nền tảng hiểu văn bản, cụ thể là lọc ra được chủ đề chínhcủa câu chuyện; tìm ra lý do cho việc lựa chọn của tác giả; hiểu được nội dungchính của một đoạn văn tự chọn

- Phát triển kĩ năng bình luận văn bản, giữa việc hết hợp thông tin vàđọc biểu đồ; kết hợp thông tin giữa hai văn bản không liền mạch với nhau;phân biệt mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau

- Phát triển kĩ năng phân tích văn bản: nhận ra được những đặc điểmhoặc tính cách nổi bật của nhân vật

- Phản ánh lại việc suy nghĩ về nội dung văn bản: tạo nên việc sosánh giữa nội dung văn bản với kiến thức của bản thân

- Đánh giá cách hiểu về hình thức tác phẩm, nhận ra được thể loạicủa văn bản

Nhìn chung trình độ đọc được xác dịnh dựa trên ba phương diện:

+ Thu thập thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

2 Nguyên tắc

Kiểm tra đánh giá dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêuphát triển hoạt động dạy và học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho học sinhđược đánh giá và phát triển được Vì vậy kiểm tra đánh giá cần phải được tuân

theo những chuẩn mực nhất định Những chuẩn (quy định) này thường phải

được công khai rõ ràng với học sinh được đánh giá Những qui định này cầnchi tiết, đầy đủ, rõ ràng về mọi lĩnh vực, từ việc xác định mục tiêu, nội dung

và phương thức đánh giá đến thời điểm đánh giá

- Thiết kế đề kiểm tra (đề thi) cần tuân theo các văn bản, hướng dẫn, chỉ địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai:

Trang 12

+ Công văn số 8733/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra Trong hướngdẫn kèm theo công văn, Bộ Giáo dục đã đưa ra các quy trình cụ thể khi biênsoạn đề kiểm tra Quy trình bao gồm có 6 bước:

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

+ Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học

Đối với môn Ngữ văn THPT mục đích điều chỉnh để dạy học phù hợp vớichuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông , phù hợp vớithời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng caochất lượng dạy học và giáo dục Hướng dẫn đã đưa ra nguyên tắc điều chỉnh,nội dung thực hiện, thời gian điểu chỉnh và từng nội dung chi tiết

GV khi biên soạn đề cần căn cứ vào điều chỉnh để ra đề cho phù hợp

+ Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 về việc

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014 đã chỉrõ: Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầuvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời

sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về cácvấn đề kinh tế, chính trị, xã hội

+ Điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp THPT trong công văn

số 872/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Sở Giáo dục Đào tạoGia Lai

Trang 13

- Giáo viên khi biên soạn đề cần dựa vào Chuẩn kiến thức – Kĩ năng hiệnhành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Khi ra đề, giáo viên cần chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn của học sinh

- Giáo viên còn dựa vào bảng mục tiêu đánh giá kiến thức của học sinh theoPISA

Cấp độ 3(Giải quyết vấn đề)

- Xây dựngđược một sốloại văn bản

- Vận dụng các kiếnthức vào các tìnhhuống của đời sống

+ Những câu hỏi thuộc cấp độ 1 nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh về tácgiả, tác phẩm, về các chi tiết, dẫn chứng…trong văn bản Ngữ văn.+ Những câu hỏi thuộc cấp độ 2 nhằm kiểm tra khả năng phân tích, lý giải …các ý nghĩa, vấn đề trong văn bản Ngữ văn

Câu hỏi ở cấp độ này có thể yêu cầu học sinh trả lời ngắn hoặc dài nhưng các

em phải hiểu vấn đề trình bày Có thể yêu cầu các em giải thích nhan đề vănbản, phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật, nêu được các ý nghĩa của vănbản Ngữ văn

Trang 14

+ Những câu hỏi thuộc cấp độ 3 của PISA yêu cầu phản hồi và đánh giá Cóthể vận dụng những câu hỏi ở cấp độ này cho phép học sinh liên hệ từ bài học(văn bản trong sách Ngữ văn THPT) đến cuộc sống Từ vấn đề được bàn đếntrong tác phẩm, học sinh trình bày quan điểm cá nhân của mình, suy nghĩ,nhận xét, bày tỏ ý kiến …

3 Các yêu cầu cụ thể

a Về ngữ liệu và yêu cầu kiến thức

- Hiện nay, khi thiết kế phần Đọc-hiểu trong các bài kiểm tra và thi, chúng tathường lấy ngữ liệu trong các văn bản đã học ở SGK hoặc ngữ liệu ngoài SGKthuộc các vấn đề văn học, văn hóa, đời sống xã hội…( chủ yếu là văn bảnnghệ thuật và văn bản nhật dụng)

- Cần đảm bảo một số yêu cầu nội dung kiến thức sau:

+ Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ,

câu văn, hình ảnh; nhận biết các biện pháp tu từ, phong cách chức năng ngônngữ…

+ Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sửdụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ, phong cách chức năng ngônngữ

+ Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản

+ Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn

+ Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn

Trang 15

b.1 Yêu cầu chung

- Một đề thi đơn giản, thông thường phải có ít nhất 3 câu hỏi

- Các câu hỏi phải phân hóa và đầy đủ cả 3 cấp độ

- Văn bản sử dụng làm ngữ liệu tránh mập mờ, khó hiểu, tránh vi phạm phápluật, đạo đức, văn hóa của dân tộc…

- Tùy vào số lượng câu hỏi, thời gian KTĐG để dùng ngữ liệu dài hay ngắn

- Lời dẫn câu hỏi phải rõ ràng, không đánh đố, mơ hồ

- Các đáp án của câu TNKQ phải có độ dài – ngắn tương xứng

- Các phương án nhiễu sai phải nằm trong mức độ hiểu nhầm cho phép

- Các câu tự luận nên khu biệt vấn đề, không nên vượt quá xa sẽ gây khó khăncho xây dựng đáp án

- Câu hỏi phải theo thứ tự từ dễ tới khó

b.2 Yêu cầu cụ thể

- Câu hỏi TNKQ: Nên sử dụng các loại câu hỏi sau

+ Loại câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn)

là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất Một câu hỏi loại nàythường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) haycâu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trảlời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn Ngoài câu đúng, các câutrả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu)

• Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng mộtcách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còncác câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lí

• Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lựctốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn

Trang 16

• Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lầntương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nênđược sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.

• Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nênmang trọn ý nghĩa Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúngsai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ

• Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhấtvới nhau Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài,hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ

• Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi Nếu số phương ántrả lời ít hơn thì yếu tố may rủi tăng lên Ngược lại, nếu có quá nhiều phương

án để chọn thì giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiềuthời gian để đọc câu hỏi

• Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi Không nên hai thểphủ định liên tiếp trong một câu hỏi

+ Loại câu hỏi đúng-sai

Là câu yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuậthoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp

án đưa ra

• Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải

là những chi tiết vun vặt, không quan trọng

• Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trínhớ Càng không nên chép lại những câu trong tài lệu giảng dạy, để tránh chohọc sinh thuộc lòng sách máy móc mà không hiểu gì

• Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trong tâm, khôngthể xuất hiện hai ý( phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai

Trang 17

• Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị Khi

ý của đề là chính xác thì nên tránh dùng những từ “nói chung”, “thườngthường”, “thông thường”, “rất ít khi”, “có khi”, “một vài”, “có thể” để tránhcho đối tượng tham gia dựa vào những từ này đưa ra đáp án “đúng” từ đóđoán đúng câu trắc nghiệm

• Tránh những điều chưa thống nhất

+ Loại câu hỏi điền khuyết

Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với cácchỗ để trống Nói chung, đây là loại TNKQ có câu trả lời tự do

• Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏikhuyến khích học sinh học thuộc lòng

• Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò,nên để trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều

- Câu hỏi TNTL

+ Câu hỏi tự luận ngắn

Đảm bảo cần có nhiều hơn hai câu trả lời

Hỏi đề học sinh giải thích lí do cho câu trả lời

+ Câu hỏi nhiều lựa chọn

Phải có đầy đủ thông tin để chỉ ra bản chất của câu hỏi

Tất cả các phương án tùy chọn cần phải: phù hợp về ngữ pháp với phầnhỏi; được viết bằng văn phong tương tự phần hỏi; được ngắt câu một cáchchính xác; bắt đầu bằng chử cái in thường và kết thúc bằng dấu chấm câu + Câu hỏi có câu trả lời dài: cần để một khoảng trống để học sinh điền phầntrả lời của mình

Trang 18

c Về cách mã hóa (chấm điểm)

- Căn cứ vào đáp án do PISA quốc tế qui định, điểm của bài làm của họcsinh sẽ được ghi bằng mã số (coding) Khi chấm điểm bài làm của học sinh sẽ

sử dụng các loại mã số sau:

Mã số cho mức điểm "tối đa": Làm đầy đủ theo qui định tại đáp án,

Mã số cho mức điểm "chưa tối đa": Không hoàn thành đầy đủ theo đáp án

Mã số cho tình trạng "Không làm hoặc làm khác hoàn toàn so với đáp án"

- Tùy theo mỗi câu hỏi, mỗi mức trên sẽ có một hoặc một vài mã số được quiđịnh cụ thể

Mã hóa của các câu hỏi thường 0 1 2 9 hoặc 0 1 9 tùy theo từng loại câu hỏi.+ Nếu câu hỏi dạng 0 1 2 9

Mức tối đa: Mã 2

Mức chưa tối đa: Mã 1

Mức không đạt: Mã 0: trả lời sai; Mã 9: không trả lời

+ Nếu câu hỏi dạng 0 1 9

Mức tối đa: Mã 1

Mức không đạt: Mã 0: trả lời sai; Mã 9: không trả lời

III Vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 ( tập 1, chương trình cơ bản)

a Đề bài (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Hỡi đồng bào cả nước!

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Trang 19

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm

1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo

dục Việt Nam, 2013, tr 39)

Câu a (0.25 điểm) Hãy cho biết vị trí của đoạn văn trên trong tác phẩm

“Tuyên ngôn độc lập”

Câu b (0.25 điểm) Đoạn văn bản trên thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào?

Câu c (0.5 điểm) Câu cuối trong đoạn văn, Hồ Chí Minh khẳng định “Đó là

những lẽ phải không ai chối cãi được” Hãy cho biết “những lẽ phải” đó là

gì?

Câu d (1.0 điểm) Nêu tác dụng của việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn trong

đoạn văn trên

Câu e (1.0 điểm) Từ đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn

(khoảng 10-15 dòng) trình bày thái độ của mình về việc chủ quyền biển đảocủa dân tộc Việt Nam đang bị xâm phạm

b Phần hướng dẫn mã hóa

Câu a

- Mức tối đa (0.25 điểm)

Nêu được một trong các vị trí sau: phần đầu, phần một, phần cơ sở pháp lí

- Không đạt (0 điểm): Câu trả lời khác/ Không trả lời

Trang 20

Câu b

- Mức tối đa (0.25 điểm): Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Không đạt (0 điểm): Câu trả lời khác/Không trả lời

Câu c

- Mức tối đa (0.5 điểm) Nêu được:

Tất cả mọi người, tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền tự do, bìnhđẳng

- Không đạt (0 điểm) Câu trả lời khác/ Không trả lời

Câu d

- Mức tối đa (1.0 điểm):

Nêu được ba ý sau:

+ Ý 1: Đề cao tư tưởng tiến bộ nhân loại Tạo tiền đề cho lập luận ở phần hai

là lên án tố cáo tội ác của thực dân Pháp

+ Ý 2: Trích dẫn để “suy rộng ra” từ quyền con người thành quyền dân tộc.

+ Ý 3: Có ngụ ý đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lậpcủa ba nước Việt Nam, Mỹ, Pháp ngang hàng nhau

- Mức chưa tối đa

+ (0.5 điểm) Nêu được hai trong ba ý trên

+ (0.25 điểm) Nêu được một trong ba ý trên

- Không đạt (0 điểm)

Câu trả lời khác/ Không trả lời

Câu e

- Mức tối đa (1.0 điểm):

+ Hình thức: Các câu phải liên kết với nhau Không được gạch đầu dòng ghi

ý Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, cảm xúc chân thành; Đúng chính tả

+ Nội dung:

HS trả lời được các ý sau

Trang 21

Ý 1: Bất bình, căm giận trước hành động ngang nhiên, trái phép

Ý 2: Xót xa vì chủ quyền lãnh thổ đất nước đang bị xâm phạm trắng trợn Ý 3: Ý thức rõ sứ mệnh và trách nhiệm của thế hệ mình: hãy là nhữngngười trẻ yêu nước, bằng trái tim ấm nóng và lí trí tỉnh táo để góp phần giànhlại chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu

- Mức chưa tối đa

+ (0.5 điểm) Viết được đoạn văn, trình bày hai trong ba ý chính đã nêu trên,mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả

+ (0.25 điểm)Viết được đoạn văn, trình bày một trong ba ý chính đã nêu trên,mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả

- Không đạt (0 điểm)

Viết đoạn văn nhưng ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt/ Không trả lời

-Phạm Văn Đồng

a Đề bài (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch

về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!

Trang 22

(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

– Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.48)

Câu a (0.25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

Câu b (0.25 điểm) “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước

ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.” “Lúc này” được nói đến trong câu trên cụ thể là năm nào?

Câu c (0.5 điểm) Tác giả ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với những vì sao có

ánh sáng khác thường nhằm mục đích gì? Chọn đáp án đúng trong các đáp ánsau:

A. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khó tiếp nhận, xa rời với lối sống nhân dân

B. Thể hiện thái độ trân trọng của người viết với Nguyễn Đình Chiểu

C. Tôn vinh vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ dân tộc

D. Định hướng cách nhìn nhận đúng đắn về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Câu d (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong

câu “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt

thường của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”

Câu e (1.0 điểm) Thông qua cuộc đời và các tác phẩm đã học của Nguyễn

Đình Chiểu, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? (Viết đoạn văn ngắnkhoảng 10-12 dòng)

b Phần hướng dẫn mã hóa

Câu a

- Mức tối đa (0.25 điểm)

Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Không đạt (0 điểm)

Trang 23

Trả lời khác/ Không trả lời

- Mức chưa tối đa (0.25 điểm)

Chọn đúng một trong hai đáp án trên

- Không đạt (0 điểm)

Trả lời khác/ Không trả lời

Câu d

- Mức tối đa (1.0 điểm)

Nêu được hai ý:

Ý 1 : Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ý 2: Tác dụng : khẳng định tài năng, vẻ đẹp và tấm lòng yêu nước củaNguyễn Đình Chiểu

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm)

Nêu được một trong hai ý trên

- Không đạt ( 0 điểm)

Trả lời khác/ Không trả lởi

Câu e

- Mức tối đa (1.0 điểm)

+ Hình thức: Các câu phải liên kết với nhau Không được gạch đầu dòng ghi

ý Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, cảm xúc chân thành; Đúng chính tả

Trang 24

+ Nội dung:

Trả lời được bốn ý sau:

Ý 1: Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua nhữngkhó khăn trong cuộc sống

Ý 2: Có tinh thần yêu nước

Ý 3: Thương yêu con người, đặc biệt là những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Ý 4: Biết trọng đạo lí

- Mức chưa tối đa

+ (0.5 điểm) Viết được đoạn văn, trình bày ba trong bốn ý chính đã nêu trên,mắc ít lỗi diễn đạt

+ (0.25 điểm) Viết được đoạn văn, trình bày hai trong bốn ý chính đã nêu trên,mắc ít lỗi diễn đạt

- Không đạt (0 điểm)

Viết đoạn văn nhưng ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt./ Không trả lời

Cô-phi An-nan

a Đề bài (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Đó là lý do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ” Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”

Trang 25

(Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, Cô-phi

An-nan, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr 82)

Câu a (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu b (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu c (0.5 điểm) Xác định đối tượng “chúng ta” và “họ” trong câu Hãy đừng

để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”

Câu d (1.0 điểm) Tại sao “im lặng là đồng nghĩa với cái chết”?

Câu e (1.0 điểm) Nêu thông điệp của tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích Câu f (1.5 điểm) Từ đoạn trích trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10

dòng) trình bày một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lí nhất để phòng chốngdịch bệnh HIV/AIDS

b Phần hướng dẫn mã hóa

Câu a

- Mức tối đa (0.5 điểm)

Trả lời được hai ý sau:

Ý 1: Mọi người không lẩn tránh trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS

Ý 2: Không vội vàng phán xét đồng loại, không kì thị và phân biệt đối

xử với những người đã mắc bệnh HIV/AIDS

- Mức chưa tối đa (0.25 điểm)

Trả lời được một trong hai ý trên

Trang 26

Trả lời khác/Không trả lời

Câu c

- Mức tối đa (0.5 điểm) Trả lời được hai ý:

Ý 1: “Chúng ta”: những người chưa bị nhiễm HIV/ADIS

Ý 2: “Họ”: những người đã bị nhiễm HIV/ADIS

- Mức chưa tối đa (0.25 điểm)

Trả lời được một trong hai ý trên

- Không đạt (0 điểm)

Trả lời khác/Không trả lời

Câu d

- Mức tối đa (1.0 điểm)

Trả lời đúng ý: Nếu ta thờ ơ trước đại dịch HIV/AIDS cũng có nghĩa là ta

chấp nhận cái chết

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm)

Trả lời đúng ý trên nhưng chưa sâu sắc Có thể theo một trong cáchướng sau:

+ Im lặng thờ ơ với bệnh HIV/AIDS là rất nguy hiểm

+ Thờ ơ với HIV/AIDS là hiểm họa đối với mọi người

Các câu trả lời tương tự

- Không đạt (0 điểm)

Trả lời không đúng/Không trả lời

Câu e

- Mức tối đa (1.0 điểm)

Trả lời đúng ý: Tác giả đã kêu gọi mọi người hãy đối xử bình đẳng, gần gũiđối với những người bị nhiễm HIV/AIDS vì đó là cách mà con người có thểchủ động phòng chống căn bệnh này có hiệu quả

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm)

Trang 27

Trả lời đúng ý nhưng chưa sâu sắc Có thể theo một trong các hướngsau:

+ Không nên phân biệt đối xử với người bị mắc bệnh HIV/AIDS

Các câu trả lời tương tự

- Không đạt (0 điểm)

Trả lời không đúng/Không trả lời

Câu f

- Mức tối đa (1.5 điểm)

+ Hình thức: Các câu phải liên kết với nhau Không được gạch đầu dòng ghi

ý Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, cảm xúc chân thành; Đúng chính tả

+ Nội dung: trả lời một giải pháp hữu hiệu, thiết thực, tích cực để phòngchống HIV/AIDS

- Mức chưa tối đa (0.75 điểm) Viết được đoạn văn, trình bày một giảipháp hữu hiệu, thiết thực, tích cực để phòng chống HIV/AIDS, mắc ít lỗi diễnđạt

- Không đạt (0 điểm)

Viết đoạn văn nhưng ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt/ Không trả lời

a Đề bài (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Trang 28

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,

2013, tr 89)

Câu a (0.5 điểm) Hãy cho biết các nhận định sau về ý nghĩa hai câu thơ

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

là ĐÚNG hay SAI? (Đánh dấu X vào phương án phù hợp)

1 Thể hiện bản lĩnh, lập trường kiên định của người chiến

2 Thể hiện niềm khát khao trở về Hà Nội

3 Thể hiện vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn

4 Thể hiện khát vọng, ý chí lập công và trái tim đa cảm,

mộng mơ

Câu b (0.5 điểm) Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” sử dụng biện pháp

tu từ nào sau đây và nêu dụng ý của tác giả khi sử dụng biện pháp nghệ thuậtđó

A Nói giảm, nói tránh

“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Trang 29

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu d (1.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị

về hình ảnh người lính Tây Tiến trong bốn câu đầu của đoạn thơ trên

4 Thể hiện khát vọng, ý chí lập công và trái tim đa cảm,

- Không đạt: (0 điểm): Nêu đúng được một trong số bốn đáp án trên hoặc

câu trả lời khác/ Không trả lời

Câu b

- Mức tối đa (0.5 điểm)

Trả lời được hai ý

Ý 1: Nói giảm, nói tránh

Ý 2: Thể hiện sự hi sinh thanh thản, nhẹ nhàng của người lính Tây Tiến

- Mức chưa tối đa (0.25 điểm)

Nêu đúng một trong hai ý trên

- Không đạt (0 điểm)

Trả lời khác/ Không trả lời

Trang 30

Câu c

- Mức tối đa (1.0 điểm)

Trả lời được hai ý sau:

Ý 1: Các từ Hán Việt gồm : biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc

hành

Ý 2: Tác dụng: gợi không khi tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinhcủa người lính Tây Tiến

- Mức chưa tối đa

+ (0.5 điểm) Trả lời được một trong hai ý trên

+ (0.25 điểm) Trả lời được hai hoặc ba từ Hán Việt

- Không đạt (0 điểm)

Nêu dưới hai từ Hán Việt, không nêu được ý 2 hoặc trả lời khác/ Không trả lời

Câu d

- Mức tối đa (1.0 điểm)

+ Hình thức: Các câu phải liên kết với nhau Không được gạch đầu dòng ghi

ý Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, cảm xúc chân thành; Đúng chính tả

+ Nội dung:

Trả lời được các ý sau:

Ý 1: Người lính chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, bị sốt rét đếnrụng tóc, da xanh

Ý 2: Khí phách oai phong, lẫm liệt, sức mạnh phi thường

Ý 3: Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn

Ý 4: Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, hình ảnh gợicảm, gây ấn tượng mạnh, ngôn ngữ tạo hình độc đáo đã góp phần khắc họasinh động hình tượng người lính Tây Tiến

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm)

Viết đoạn văn trả lời được hai trong số bốn ý trên, mắc ít lỗi diễn đạt

Trang 31

Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”

(Việt Bắc (trích) – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2013, tr 109)

Câu a (0.5 điểm) Hãy đánh dấu (X) vào các phương án phù hợp đối với

những thông tin sau đây:

A Bài thơ ra đời trong thời kì chống Mỹ cứu nước

B Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

C Đoạn trích có hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc

D Ngôn ngữ trong đoạn trích đậm sắc thái dân gian

E Đoạn trích là lời của người đi nói với người ở lại

Câu b (0.5 điểm) Xác định khoảng thời gian “mười lăm năm ấy”

Trang 32

Câu c (1.0 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của câu thơ “Cầm tay nhau biết nói

gì hôm nay” Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó

Câu d (1.0 điểm) Từ đoạn thơ trên, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng

15 dòng) về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam

b Phần hướng dẫn mã hóa

Câu a

A Bài thơ ra đời trong thời kì chống Mỹ cứu nước X

C Đoạn trích có hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc X

D Ngôn ngữ trong đoạn trích đậm sắc thái dân gian X

E Đoạn trích là lời của người đi nói với người ở lại X

- Mức tối đa: (0.5 điểm): Chọn đúng 5 ô (ĐÚNG/ SAI) tương ứng với cácthông tin

- Mức chưa tối đa: (0.25 điểm): Nêu đúng được 3 trong số 5 đáp án trên

- Không đạt: (0 điểm): Nêu đúng được dưới 3 trong số 5 đáp án trên hoặc câu

trả lời khác/ Không trả lời

Câu b

- Mức tối đa (0.5 điểm)

Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến

chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

- Không đạt (0 điểm): Trả lời khác/Không trả lời

Câu c

- Mức tối đa (1.0 điểm)

Ý 1: nhịp 3/3/2

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w