bản đầy đủ các kiểu câu kể lớp 4. Để giảng dạy tốt , GV nào cũng cần nắm rõ.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1Các kiểu câu kể
Ai là gì ? – Ai làm gì ? – Ai thế nào ?
* Quan niệm phổ biến về tiêu chí phân loại câu :
1.Câu có nòng cốt do cụm C – V tạo thành hay không ?
- Nòng cốt câu do cụm C – V tạo thành : Câu bình thường (câu
song phần).VD : Mưa rơi
- Nòng cốt câu không do cụm C – V tạo thành : Câu đặc biệt (câu
đơn phần) VD : Mưa
2.Câu có nòng cốt do mấy cụm C – V tạo thành ?
- Câu có nòng cốtdo 1 cụm C – V tạo thành : Câu đơn(câu đơn
giản).VD : Mưa rơi
- Câu có nòng cốt do 2 hoặc nhiều cụm C – V tạo thành : Câu ghép (câu phức / câu phức hợp).VD : Mưa rơi, nước phủ trắng trời.
* Câu đơn bình thườngcó thể được phân loại theo một số cách khác nhau :
a) Phân loại thành câu luậnvà câu kể
- Câu luận là câu có VN chứa từ là (hoặc không phải là, không
phải ở hình thức phủ định) VD : Em là học sinh lớp 2 / Em không phải (là) học sinh lớp 2.
- Câu kể là câu không chứa từ là (hoặc không phải là, không phải
ở hình thức phủ định) VD : Chúng em học hát / Chúng em không học
hát
b) Phân loại thành câu luận, câu kểvà câu tả
Sự khác nhau giữa câu kể và câu tả là :
- VN của câu kể thường là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động, trả lời câu hỏi Làm gì ? (VD : Chúng em học vẽ.)
- VN của câu tả thường là động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái, trả lời câu hỏi Thế nào ? (VD : Bạn em rất hiền.)
SGK Tiếng Việt tiểu học chọn cách phân loại thứ hai (b), đồng thời dựa vào khả năng trả lời câu hỏi của chủ ngữ và vị ngữ để gọi các
kiểu câu ấy là câu Ai là gì ? (câu luận), Ai làm gì ? (câu kể), Ai thế nào ? (câu tả)
Trang 2Đặc điểm
Câu kiểu Ai là gì ?
Vị ngữ (VN) : Được nối với CN bằng từ là.
Thường dodanh từ hoặc cụm danh từtạo thành VD : Em là học
sinh / Em là học sinh lớp 2
(Hoặc):
- Là động từ hoặc cụm động từ : Nhiệm vụ của các em là học tập.
Nhiệm vụ của các em là học tập thật giỏi
- Là tính từ hoặc cụm tính từ : Lao động là vinh quang / Lao động
là vô cùng vinh quang
- Là cụm chủ - vị : Dế Mèn trêu chị Cốc là nó dại
• Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ
không phải, chưa phải Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt kiểu câu Ai là gì ? với những kiểu câu khác VD : Em không phải là học sinh / Em chưa phải là học sinh giỏi.
Chủ ngữ(CN) – Cấu tạo tương tự VN
- Là danh từ hoặc cụm danh từ : Em là học sinh / Em tôi là học
sinh
- Là động từ hoặc cụm động từ : Lao động là vinh quang / Lao
động giỏi là vinh quang
- Là tính từ hoặc cụm tính từ : Khỏe là hạnh phúc / Khỏe như voi
vẫn chưa phải là hạnh phúc
- Là cụm chủ - vị : Dế Mèn trêu chị Cốc là nó dại.
• Kiểu câu Ai là gì ?thường được dùng để giới thiệu hoặc nêu
nhận định (đánh giá) về một người, một vật nào đó (hoặc trình bày định nghĩa, miêu tảmột sự vật, hiện tượng) VD :
+ Câu giới thiệu : Em là học sinh lớp 3A.
+ Câu miêu tả : Ngày khai trường là ngày bầu trời trong xanh
như ánh mắt trẻ thơ
+ Câu nhận định (đánh giá): Hương là một người bạn tốt / Dế
Mèn trêu chị Cốc là nó dại
+ Câu định nghĩa : Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật,
hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Trang 3• Ở lớp 2, HS chỉ học những câu có danh từ (cụm danh từ) làm
CN và kết hợp là + danh từ (cụm danh từ) làm VN - dạng
thường gặp và điển hình nhất của kiểu câu Ai là gì ?
Câu kiểu Ai làm gì ?
Vị ngữ(VN) : Nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa)
Có thể là động từ hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc
(cụm động từ) tạo thành VD : Bé chạy / Bé chạy ra sân (Phủ định :
không, chưa)
Chủ ngữ(CN) : Chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở VN
Thường do danh từ hay cụm danh từ tạo thành VD : Bò gặm cỏ /
Đàn bò của anh Nhẫn đang gặm cỏ
Câu kiểu Ai thế nào ?
Vị ngữ (VN) : Chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở CN
Thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành VD: Bé Lan lo lắng / Bé Lan hơi lo lắng
Chủ ngữ (CN) : Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc
trạng thái được nêu ở VN
Thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành VD : Hà Nội
tưng bừng màu đỏ / Phố phường Hà Nội tưng bừng màu đỏ
Phân biệt hai kiểu câu : Ai làm gì ? - Ai thế nào ?
Trang 4Kiểu câu
Đặc điểm
Ai làm gì ? Ai thế nào ?
Đặc
điểm
của CN
- Chỉ người, động vật, ít khi chỉ
bất động vật
- Trả lời câu hỏi Ai ?, Con
gì ?,ít khi trả lời cho câu hỏi
Cái gì ? (trừ trường hợp sự vật
nêu ở CN được nhân hóa).
- Chỉ người, động vật, bất động vật
- Trả lời cho câu hỏi Ai ?, Con gì ?, Cái gì ?
Đặc
điểm
của VN
- Kể hoạt động
- Là động từ (cụm động từ) chỉ
hoạt động
- Miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái
- Là động từ (cụm động từ)
trạng thái hoặc tính từ
- Là cụm chủ - vị VD : Bàn này chân đã gãy (Bàn này thế nào?)
* Chú ý:
1 Những động từ thường làm VN trong câu Ai thế nào ? :
- ĐT chỉ trạng thái (vui, buồn, giận , ) VD : Mẹ rất vui.
- ĐT chỉ hành động chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ trạng thái VD, so sánh : Người ta treo bức tranh trên tường (Câu Ai làm
gì ?) / Bức tranh treo trên tường (Câu Ai thế nào ?)
- ĐT chỉ sự tồn tại (có, còn, hết , ) VD : Nhà này có ba gian.
- ĐT chỉ sựbiến hóa (trở nên, trở thành, biến thành , ) VD : Bạn Minh đã trở thành một học sinh giỏi.
- ĐT chỉ sự tiếp thụ (bị, được, phải , ) VD : Nó được nghỉ / Nó
bị phê bình.
2 Có trường hợp một câu có 2 khả năng trả lời câu hỏi (Thế nào ? hoặc
Làm gì ?), tùy thuộc vào điểm nhấntrong câu Khi đó, từ ngữ nào được
“nhấn”, từ ngữ đó là bộ phận chính của VN
VD, có thể đặt 2 câu hỏi cho câu “Đàn voi chậm rãi bước đi.” như sau:
(1) Đàn voi thế nào ? // (“chậm rãi” là bộ phận chính của VN, câu
đã cho thuộc kiểu Ai thế nào ?)
(2) Đàn voi làm gì ? // (“bước đi” là bộ phận chính của VN, câu
đã cho thuộc kiểu Ai làm gì ?)