Sự cần thiết của đề tài Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp ôtô là một trong những ngành kinh tế quan trọng có lịch sử phát triển lâu dài qua hàng trăm năm và có đóng góp
Trang 1đại học quốc gia hà nội
khoa kinh tế
- - -
Nguyễn Thị Minh Yến
Ngành công nghiệp ôtô Việt nam Thực trạng và giải pháp phát triển
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 603101
Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS-TS Phan Huy Đ-ờng
Hà Nội - 2006
Trang 2Phần Mở đầu
1 Sự cần thiết của đề tài
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp ôtô là một trong những ngành kinh tế quan trọng có lịch sử phát triển lâu dài qua hàng trăm năm và có
đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân Tại Việt Nam, việc phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng nh- hoạt động kinh doanh ôtô vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ và non trẻ Hoạt động này chỉ bắt đầu hình thành khi Đảng ta tiến hành
đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị tr-ờng, đặc biệt từ khi Luật đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài có hiệu lực
Sau hơn 10 năm hoạt động, thị tr-ờng ôtô Việt Nam đã từng b-ớc hình thành và có những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh
tế cũng nh- tiềm năng tăng tr-ởng của thị tr-ờng, ngành công nghiệp ôtô cũng nh- thị tr-ờng ô tô Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập cần đ-ợc quan tâm nghiên cứu và giải quyết Có rất nhiều nguyên nhân của sự bất cập đó nh-ng về cơ bản,
có những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, hiện đang tồn tại thực trạng là hệ
thống pháp lý điều chỉnh ngành này vừa yếu lại vừa thiếu (nhà n-ớc ta vẫn đang duy trì chính sách bảo hộ quá cao đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô)
Thứ hai, chính sách thuế quan và th-ơng mại ch-a có đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu t- trong lĩnh vực ôtô Thứ ba, quy mô của thị tr-ờng quá nhỏ bé, cơ sở
vật chất hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu các cơ sở cung ứng, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ ch-a đ-ợc phát triển
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam từ nay đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đ-ợc phê duyệt tại Quyết định số 177/2004/QĐ/TTg
ngày 05/10/2004 của Thủ t-ớng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển nhanh ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở thị tr-ờng và hội nhập nền kinh tế thế
Trang 3giới; lựa chọn b-ớc phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất n-ớc; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ôtô”
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp
ôtô Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị tr-ờng trong và ngoài n-ớc Mặc dù, quy hoạch phát triển ngành đã nêu ra quan điểm, mục tiêu, định h-ớng và hệ thống giải pháp thực
hiện, song vẫn còn có những điểm ch-a thực sự phù hợp Do đó, đề tài “Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam - thực trạng v¯ gi°i pháp phát triển“ là vấn đề cần
đ-ợc ngiên cứu xuất phát từ thực trạng hoạt động của ngành trong những năm qua Từ đó, xây dựng các giải pháp, chính sách nhằm đ-a ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện mới
2 Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu và có hệ thống
về ngành công nghiệp ô tô Tại các n-ớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, ngành công nghiệp ôtô tuy mới hình thành nh-ng b-ớc đầu đã có những tác động khá quan trọng tới nền kinh tế Hiện nay, chính phủ và các cơ quan cấp Bộ của Việt Nam đã có những ch-ơng trình nghiên cứu về công nghiệp ô tô, tập trung ở một số nội dung nh-: chiến l-ợc phát triển ngành; các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ cho ngành ôtô Ngoài ra, đã có một
số cuộc hội thảo, các bài nghiên cứu đ-ợc đăng trên các diễn đàn kinh tế và tạp chí chuyên ngành, có thể kể đến nh-:
- “Công nghiệp ôtô“ bài viết đăng trong cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc - Bộ
Trang 4Kế hoạch và đầu t- , Viện chiến l-ợc phát triển (1999), NXB Chính trị Quốc gia ,
Hà Nội
- “Công nghiệp ôtô- xe máy Việt Nam d-ới tác động của chính sách thương mại v¯ đầu tư“ bài viết của PTS Nguyễn Trần Quế và PTS Hoa Hữu
Lân đăng trong cuốn Chính sách th-ơng mại, đầu t- và sự phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam do PGS.TS Võ Đại L-ợc - chủ biên,
(1998), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
- “Ng¯nh công nghiệp ôtô Việt Nam - Những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ng¯nh“ bài viết của GS.TS Kenichi Ohno và Mai
Thế C-ờng đăng trong cuốn Hoàn thiện chiến l-ợc phát triển công nghiệp Việt Nam, do GS.TS Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Th-ờng - chủ biên
(2005), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
Tuy vậy, các nghiên cứu ch-a đ-ợc hệ thống hoá, hầu hết mới chỉ dừng lại
ở việc phân tích các khía cạnh, ch-a đề ra đ-ợc những giải pháp mang tính chất riêng biệt của ngành Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô, trên cơ sở đó đề xuất các ph-ơng h-ớng và giải pháp để ngành ôtô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất n-ớc là việc làm cần thiết,
đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam từ năm 1995 đến nay
- Đề xuất một số định h-ớng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành trong thời gian tới
4 Đối t-ợng và phạm vi ngiên cứu
Trang 5* Đối t-ợng nghiên cứu : Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu : - Về thời gian : Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt
động của ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây (Từ năm 1995 đến nay, đây là mốc thời gian mà Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép cho hàng loạt các doanh nghiệp đ-ợc phép đầu t- vào lĩnh vực sản xuất và lắp ráp
ôtô)
- Về không gian : Hoạt động của ngành ôtô Việt Nam
5 Ph-ơng pháp nghiên cứu
Sử dụng ph-ơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các ph-ơng pháp hiện đại của kinh tế học nh- : thống kê, quan sát, thu thập
và xử lý thông tin
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam về những kết quả
đạt đ-ợc cũng nh- những tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp này
- Làm rõ hơn những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khi Việt Nam gia nhập WTO
- Đề xuất một số ph-ơng h-ớng, giải pháp nhằm phát triển ngành ôtô Việt Nam trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo, luận văn chia làm ba ch-ơng, bao gồm:
Ch-ơng 1: Ngành công nghiệp ôtô và kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp ôtô
Ch-ơng 2: Thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam từ năm 1995
đến nay
Trang 6Ch-ơng 3: Ph-ơng h-ớng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp
ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
Ch-ơng 1
Ngành công nghiệp ôtô và kinh nghiệm
quốc tế về phát triển công nghiệp ôtô
1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp ôtô thế giới
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ôtô
Trong lịch sử thế giới hiện đại, công nghiệp ôtô - ngành chế tạo, sản xuất
và kinh doanh các loại xe nh- xe chở khách, xe tải, xe thể thao và nhiều chủng loại xe khác, đ-ợc coi là ngành công nghiệp quan trọng có tác động tích cực tới
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhiều quốc gia trên thế giới Cho đến thời điểm hiện nay công nghiệp ôtô đã có lịch sử hình thành và phát triển gần hai trăm năm Với việc giúp khách hàng rút ngắn khoảng cách đi lại trong mọi hoạt
động của đời sống, ngành công nghiệp này đã khuyến khích sự phát triển theo chiều rộng của hệ thống đ-ờng xá, thúc đẩy tăng tr-ởng tại nhiều vùng ngoại ô cũng nh- các trung tâm th-ơng mại đặt cạnh các thành phố lớn Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp liên quan nh- dầu mỏ, du lịch Công nghiệp ôtô còn là một trong những khách hàng lớn nhất của nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn nh- thép, năng l-ợng hay điện tử và đã thu hút đ-ợc một l-ợng lớn lao động vào làm việc ở một vài quốc gia nh- Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, công nghiệp ôtô có đóng vai trò là trụ cột cho sự tăng tr-ởng kinh tế Vậy ngành ôtô đã ra đời từ khi nào và những yếu tố nào đã góp
Trang 7phần tạo nên sự thành công của ngành công nghiệp này trong tổng thể các ngành công nghiệp quốc gia
Lịch sử ngành công nghiệp ôtô đ-ợc bắt nguồn từ nửa sau thế kỷ 19 tại n-ớc Đức - một trung tâm lớn về khoa học kỹ thuật của Châu Âu và có nhiều phát minh quan trọng đóng góp cho sự tiến bộ của thế giới Trong số những nhà sáng chế hàng đầu của quốc gia này phải kể đến hai ng-ời con -u tú là Karl Benz
và Gottlieb Daimler, hai ông tổ của ngành xe hơi đã chế tạo ra những chiếc xe
đầu tiên “không cần ngựa kéo” Karl Benz sinh ngày 25/11/1844 tại Karlsruhe, là con trai của một ng-ời lái xe lửa Sau khi tốt nghiệp tr-ờng Bách khoa Karlsruhe,
ông làm việc cho nhiều công ty khác nhau tr-ớc khi chuyển sang nghiên cứu và chế tạo động cơ Tháng 10 - 1883, ý tưởng về “một chiếc xe hơi” của Benz đ-ợc chắp cánh khi ông thành lập Công ty Benz & Cie, đặt trụ sở tại Mannheim, Đức
Từ đó, Benz bắt đầu cuộc cách mạng giao thông mới của mình, không phải đơn thuần là gắn động cơ lên cỗ xe ngựa mà là sản xuất ra một loại xe hoàn toàn mới Năm năm sau, vào ngày 29/01/1886 ông đăng ký bản quyền chiếc BenzMotor Car ba bánh gắn động cơ xăng 984cc, công suất 0.9hp đạt đ-ợc ở tốc tộ động cơ
400 vòng/phút Chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới chính thức ra đời Trong 3 năm
từ 1885 đến 1887 đã có 3 phiên bản của chiếc xe ba bánh này Năm 1894 Benz
“Velo” là chiếc xe hơi đầu tiên đ-ợc sản xuất hàng loạt trên thế giới, với tổng số l-ợng lên đến 1.200 chiếc tính đến năm 1901 Tuy vậy vào lúc này Benz “Velo” bắt đầu phải cạnh tranh với một đối thủ lớn khác là Mercedes, chiếc xe đặc biệt với động cơ mạnh hơn do công ty của Gottlieb Daimler chế tạo
Gottlieb Daimler là một kỹ s- trẻ tài năng ng-ời Đức, ng-ời chế tạo thành công chiếc xe bốn bánh gắn động cơ đầu tiên trên thế giới Chiếc Daimler Motor Carriage ra đời năm 1886 có động cơ xăng 462cc công suất 1.5hp đạt đ-ợc ở tốc
độ động cơ 600 vòng/phút Năm 1926, Daimler-Motoren Gesellschaft hợp nhất
Trang 8với Benz & Cie thành công ty cổ phần Daimler-Benz AG, đánh dấu cho sự thành lập công ty ôtô lâu đời nhất trên thế giới
Trong khoảng thời gian này, các nhà khoa học ng-ời Pháp cũng đã có nhiều nghiên cứu nhằm cải tiến và nâng cao chất l-ợng của loại ph-ơng tiện giao thông mới mẻ này Năm 1860, một ng-ời Pháp có tên Jean Joseph đã phát minh
ra loại động cơ đốt trong đầu tiên có khả năng ứng dụng trong thực tiễn Những năm 80 của thế kỷ 19, các công ty Pháp đã thiết kế mẫu mã cho những chiếc xe hiện đại bằng cách đặt động cơ trên trục tr-ớc Trong khi đó, các nhà sản xuất ng-ời Mỹ có cải tiến quan trọng là sản xuất ôtô hàng loạt, theo đó các linh kiện
đ-ợc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp có thể thay thế lẫn nhau (Một trong những chiếc xe loại này do Ransom E Olds sản xuất năm 1901) Nhà sản xuất
ôtô của Mỹ, Henry Ford đã phát minh dây chuyền lắp ráp và ứng dụng thành công vào trong nhà máy ôtô của ông nhờ đó giảm bớt thời gian lắp ráp và chi phí sản xuất Năm 1914, Henry Ford bắt đầu sử dụng dây chuyền lắp ráp để sản xuất
xe hơi hàng loạt Thêm vào đó, ph-ơng thức mua xe trả sau vào năm 1915 đã giúp mẫu xe T –Ford đ-ợc tầng lớp trung l-u chấp nhận T- Ford đ-ợc lắp ráp chỉ trong khoảng thời gian 93 phút và đ-a Ford trở thành nhà sản xuất xe ôtô lớn nhất thế giới Tính đến năm 1927 đã có 15 triệu mẫu xe T –Ford đ-ợc xuất x-ởng [46]
Vào những năm 1920, General Motors đã tạo ra b-ớc phát triển mới cho ngành công nghiệp ôtô bằng việc nhấn mạnh vào các chi tiết kiểu dáng, mẫu mã
xe Mỗi năm, công ty lại tung ra thị tr-ờng một dòng xe mới, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm khác nhau tuỳ theo thu nhập của họ (nh- Cadillac dành cho tầng lớp th-ợng l-u, Chevrolet dành cho tầng lớp đại chúng) tạo thành một hệ thống quản lý phi tập trung hiện đại Số xe hơi tiêu thụ tại thị tr-ờng Mỹ
đã tăng từ 4.100 chiếc năm 1900 lên 895.900 chiếc vào năm 1915 và đạt mức 3,7
Trang 9triệu chiếc vào năm 1925 Con số này giảm xuống còn 1,1 triệu chiếc vào năm
1932 và trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ hai các nhà máy ôtô đã chuyển sang sản xuất phục vụ thời chiến [46]
Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới trong chiến tranh thế giới thứ hai dẫn
đến sự hợp nhất trong thị tr-ờng sản xuất ôtô vốn đã phân hoá từ tr-ớc Trong thời kỳ hậu chiến, tỷ lệ tăng tr-ởng kinh tế đ-ợc khôi phục, hoạt động quảng cáo qua truyền hình và việc mở rộng hệ thống giao thông đã tăng doanh thu cho các nhà sản xuất ôtô ở nhiều n-ớc công nghiệp Mẫu mã, dịch vụ và tốc độ trở thành chìa khoá cho thành công của nhiều công ty, bằng chứng là việc liên tục cho ra
đời hàng loạt các mẫu xe và sự -a chuộng ngày càng tăng đối với dòng xe đua NASCAR ở Mỹ Sau năm 1945, l-ợng xe hơi bán ra một lần nữa lại tăng vọt, đạt mức 6,7 triệu xe vào năm 1950 và 9,3 triệu xe vào năm 1965 Ngành công nghiệp
ôtô của Mỹ đã thống trị thị tr-ờng ôtô toàn cầu với tỷ lệ chiếm đến 83% Nh-ng khi các n-ớc Châu Âu và Nhật Bản tiến hành tái thiết nền kinh tế thì ngành công nghiệp ôtô của họ cũng lớn mạnh lên và thị phần của Mỹ giảm xuống chỉ còn 25% Sau năm 1973, thời điểm tổ chức các n-ớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ, nhu cầu nhập khẩu những loại xe nhỏ tiết kiệm năng l-ợng đã giúp tăng thị phần của thị tr-ờng Mỹ lên 26% Vào đầu những năm
1980, các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tiến hành cắt giảm chi phí với hàng loạt đợt ngừng sản xuất ở quy mô lớn Suốt những năm 90, xe nhập khẩu, đặc biệt là từ Nhật Bản chiếm một thị phần ngày càng lớn trên thị tr-ờng Mỹ Trong thập kỷ này, các công ty Nhật và sau đó là Đức đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất ôtô lớn tại Mỹ Từ năm 1999, các nhà máy này có khả năng sản xuất khoảng 3 triệu
xe mỗi năm Kết quả là, ba hãng ôtô lớn nhất của Mỹ sản xuất đ-ợc ch-a đầy 2/3 tổng số xe hơi bán ra ở thị tr-ờng này Theo thống kê, đầu những năm 90 l-ợng
Trang 10xe hơi và phụ tùng trị giá tới hơn 140 tỉ đô la đã đ-ợc sản xuất tại Mỹ bởi các công ty có số nhân công lên đến hơn 210.000 ng-ời [45]
Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp ôtô đã tr-ởng thành, các nhà sản xuất phải thoả hiệp với nghiệp đoàn Lao động, gia tăng quyền kiểm soát của chính phủ và kỳ vọng của ng-ời tiêu dùng trong việc th-ờng xuyên thay đổi những mẫu thiết kế Xung đột th-ơng mại dẫn đến hạn chế xuất khẩu tự nguyện và đặt ra nhiều nghi vấn mới về giá trị của toàn cầu hoá Ngành công nghiệp ôtô, ngoài việc mang lại tự do cá nhân và tăng tr-ởng kinh tế lớn hơn, còn là cơ sở cho việc xem xét lại giá trị của những tiến bộ về công nghệ Các học giả đã xem xét ảnh h-ởng của việc phát triển đô thị cũng nh- lợi thế của việc quy hoạch đô thị và sự hài hoà giữa tăng tr-ởng kinh tế, công tác bảo vệ môi tr-ờng và phát triển bền vững Xu h-ớng liên kết giữa các tập đoàn lớn, mối đe doạ khủng hoảng dầu mỏ luôn th-ờng trực và tình trạng suy thoái môi tr-ờng tiếp tục ảnh h-ởng đến ngành công nghiệp ôtô Tình trạng ô nhiễm môi tr-ờng và tắc nghẽn giao thông do ôtô gây ra cũng nh- độ an toàn của loại ph-ơng tiện này khiến chính phủ nhiều n-ớc phải ra những quy định buộc các nhà sản xuất ôtô cải thiện hiệu suất sử dụng năng l-ợng và độ an toàn
Tiếp sau sự phát triển mạnh mẽ của năm 2004, trong năm 2005 tốc độ tăng tr-ởng của nền kinh tế thế giới đã chững lại B-ớc phát triển này tr-ớc hết là do giá năng l-ợng và nguyên liệu tăng mạnh, tỉ lệ lãi xuất tăng và chi tiêu công cộng bớt đắt đỏ Phát triển kinh tế ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và hầu hết các nền kinh tế mới nổi t-ơng đối thuận lợi Tuy nhiên, tốc độ tăng tr-ởng ở Tây Âu không đ-ợc nh-
dự kiến Một lần nữa, phát triển trong khu vực sử dụng đồng Euro lại gây thất vọng, đặc biệt là tại Đức Nhìn chung, sự mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng Thâm hụt th-ơng mại của Mỹ tăng lên hơn 6% so với tổng sản phẩm quốc nội n-ớc này Đồng thời, thặng d- th-ơng mại của Trung Quốc và các