Đề cương Chính trị học đại cương khoa chính trị học 15 câu

61 788 5
Đề cương Chính trị học đại cương khoa chính trị học 15 câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1. Chính trị là gì, phân tích luận điểm chính trị học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước và xã hội. Là hoạt động thực tiễn của các đảng phái, giai cấp, nhà nước trong việc tìm kiếm những khả năng đề ra đường lối thực hiện mục tiêu, nhằm thoả mãn lợi ích. Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Chính trị là khoa học Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan. Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận động khách quan của chính trị. Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp, nên chính trị trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị. Nó chỉ trở thành khoa học đích thực khi chủ nghĩa MácLênin ra đời. Ngày nay, chính trị thực sự trở thành một khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử với nó như một khoa học. Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học. Chính trị là nghệ thuật Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực, quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị. Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất. Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, giống đại số hơn số học. Nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị. Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những giải pháp, thỏa hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng. Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tính huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị. Chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận động của xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng. Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sử dụng con người, nghệ thuật vận động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng. Chính trị là Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Mối quan hệ biện chứng Bản thân chính trị là một khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó, bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ. Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, mưu lược đạt trình độ nghệ thuật cao. Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau. Nếu tuyệt đối hóa tính khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc; nếu tuyệt đối hóa tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại là những mánh khóe lừa đảo , mị dân, sớm muộn cũng bị vạch trần. Câu 2: Chính trị học là gì? Trình bày chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của chính trị học? 1. Chính trị học Chính trị học là một bộ môn khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xh để làm rõ những quy luật, tính quy luật vận động chung nhất của đời sống ctrị xh cùng những phương thức, những thủ thuật chính trị để hiện thực hoá những quy luật, tính quy luật chung ấy trong các xã hội có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước.

Ngày đăng: 06/02/2017, 15:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 1. Chính trị là gì, phân tích luận điểm chính trị học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.

  • Câu 2: Chính trị học là gì? Trình bày chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của chính trị học?

  • Câu 3: Trình bày tư tưởng chính trị phái Nho gia và Pháp gia sơ kỳ ? ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị và xã hội việt nam.

  • Câu 4. Trình bày nội dung tư tưởng chính trị hy lạp cổ đại, ý nghĩa khoa học của nó.

  • Câu 5. Trình bày tư tưởng chính trị của lốccơ và môngtétkiơ, Ý nghĩa của nó.

  • Câu 6. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa mác-Lênin về chính trị, ý nghĩa khoa học của nó.

  • Câu 7. Trình bày tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị, những giá trị của tư tưởng ấy.

  • Câu 8. Quyền lực chính trị là gì, tại sao nói ở việt nam quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

  • Câu 9. Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị là gì, liên hệ với hệ thống tỏ chức quyền lực ở việt nam.

  • Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.

  • Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhay trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

  • Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

  • Liên hệ với Việt nam.

  • Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

  • Một là,tính nhất nguyên chính trị

  • - Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thế chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.

  • - Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.

  • - Tính chất nguyên chính của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Hai là, tính thống nhất:

  • - Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan