Ngày soạn : Ngày giảng: I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: -Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó - Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc trên thế giới. -Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên thế giới . - So sánh được sự khác nhau giữa quan cư nông thôn và quần cư đô thị - Biết sơ lược về quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - Biết một số siêu đô thị trên thế giới 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới. - Đọc bản đồ, lược đồ dân cư đô thị… - Rèn luyện cho HS một số kĩ năng sống sau: tư duy,tự nhận thức,giải quyết vấn đề,…. 3. Thái độ : - Tuyên truyền ủng hộ các chính sách KHHGĐ **************************************************** Bµi 1: D©n sè I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS cần có những hiểu biết về tháp tuổi và dân số. - Biết dân số là nguồn lao động của một địa phương. -Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó - Biết tình hình gia tăng dân số và bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số. 3. Thái độ : - Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí. *Các kĩ năng sống cơ bản cần đư¬ợc giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý t¬ưởng, hợp tác. II. Các ph¬ương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại, trực quan, thảo luận . - Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút III. Phương tiện. - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên đến 2050. - Hình vẽ các dạng tháp tuổi (SGK phóng to). - Hình vẽ tháp tuổi của Xingapo (1981). IV. Tiến trình giảng dạy và gd. 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra: đồ dùng học tập của hs: 3’ 3. Bài mới:1’ Các em có biết hiện nay trên TĐ có bao nhiêu người sinh sống k. làm thế nào để biết trong đó có bao nhiêu nam, nữ, già, trẻ. Các em có biết đến tháp tuổi bao giờ chưa. Tháp tuổi để làm gì?....... Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp / Nhóm (12 phút) GV cho HS đọc thuật ngữ “Dân số”( Tr.186/ sgk) và đoạn kênh chữ “Kết quả điều tra… một địa phương…” SGK/Tr.3 ?Làm thế nào để người ta biết được tình hình dân số ở một địa phương? HS: điều tra dân số ?Tại sao phải điều tra dân số HS: điều tra ds để biết........ GV kết luận, ghi bảng GV giới thiệu : theo tổng điều tra dân số Thế Giới năm 2000 thì dân số Thế Giới khoảng 6 tỉ người; Năm 2013: 7,137 tỉ người. GV khẳng định : Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển KT – XH của một địa phương ? Dân số được biểu hiện qua đâu HS: trả lời Gv: chốt, ghi bảng GV hướng dẫn HS quan sát 2 tháp tuổi ( H 1.1 sgk/ Tr.4 ) 1 : độ tuổi : cột dọc 3: Nữ : phải 2 : số dân : chiều ngang 4: Nam : trái Và số lượng người trong các độ tuổi từ 0 – 4 đến 100+ luôn được biểu diễn bằng một băng dài hình chữ nhật. GV: Yêu cầu HS cả lớp quan sát và cho biết: ?Tháp tuổi được chia thành mấy màu ? Ý nghĩa các màu HS : Tháp tuổi chia thành 3 màu, mỗi màu biểu thị các nhóm tuổi khác nhau : - Đáy tháp ( màu xanh lá cây ) : từ 0 – 14 tuổi : nhóm tuổi những người dưới độ tuổi lao động. - Thân tháp ( màu xanh dương ) : từ 15 – 59 tuổi : nhóm tuổi những người trong độ tuổi lao động. - Đỉnh tháp ( màu cam ) : từ 60 – 100+ tuổi : nhóm tuổi những người trên độ tuổi lao động. ? Các em thuộc nhóm tuổi nào ? GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút ).Nội dung : N 1: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp A, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? N 2: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp B, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? N 3 và N 4 : Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong tuổi lao động cao ? HS tiến hành thảo luận và điền kết quả vào bảng phụ, GV nhận xét, kết luận về hình dạng của từng tháp. Cấu tạo Tháp A Tháp B Từ 0 – 4 tuổi Nam : 5,5 triệu Nữ : 5,5 triệu Nam : 4,3 triệu Nữ : 4,8 triệu Hình dạng - Đáy rộng - Thân thon về đỉnh Tháp có dân số trẻ - Đáy thu hẹp lại - Thân tháp phình rộng ra Tháp có dân số già ?Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số? HS trả lời GV : chốt, ghi bảng Hoạt động 2: Cặp/ nhóm (8 phút) HS tìm hiểu thuật ngữ “tỉ lệ sinh” và “tỉ lệ tử” (sgk/ Tr.188) ? Dựa vào SGK/ Tr.4, cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới ? HS trả lời SGK GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 1.3 và 1.4 SGK/ Tr.5, đọc bảng chú giải và cho biết: ?Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? HS trả lời và rút ra kết luận về khái niệm “ gia tăng dân số” GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ H 1.2 : - Biều đồ gồm 2 trục : + Trục dọc : đơn vị tỉ người + Trục ngang : niên đại GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp ( 2 phút). ? Quan sát H. 1.2 SGK/ Tr.4, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX ? Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? Giải thích nguyên nhân? Đại diện HS trả lời, nhận xét, bổ sung. ?Qua đó em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số từ Thế kỉ XIX XX ? HS : Dân số Thế Giới ngày càng tăng nhanh. ? Hãy giải thích tại sao giai đoạn đầu công nguyên TK XV dân số tăng chậm sau đó dân số tăng rất nhanh trong 2 thế kỉ gần đây ? HS : - Đầu công nguyên TK XV dân số tăng chậm do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh… - Từ TK XIX XX dân số tăng nhanh do nhân loại đạt được những tiến bộ trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội – y tế( VD) Giảm tỉ lệ tử GV nhận xét, ghi bảng. ? Sự gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ntn? HS : Dân số tăng nhanh nhu cầu về nước sinh hoạt, đất ở và canh tác, không khí…. tăng nhanh con người khai thác thiên nhiên một cách triệt để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống thiên nhiên ngày càng cạn kiệt ngày càng suy thoái…. ? Dân số tăng nhanh và đột ngột dẫn đến hiện tượng gì? HS : Dân số tăng nhanh trong 2 TK gần đây đã dẫn dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Hoạt động 3: Nhóm (15 phút) GV hướng dẫn HS quan sát 2 biểu đồ 1.3 và 1.4 SGK/ Tr.5, thảo luận theo nhóm (3 phút) - N 1 và N 2 : Xác định tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển qua các năm 1950, 1980, 2000 ? Từ đó tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở 2 nhóm nước ? - N 3 và N 4 : So sánh sự gia tăng dân số ở 2 nhóm nước trên ? Cho biết trong giai đoạn 1950- 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?( k/c giữa 2 nhóm) HS: Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, ghi bảng. ? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Hiện tượng bùng nổ dân số chủ yếu xảy ra ở các nước nào ? HS : Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số bình quân lên đến 2,1%. ?Qua trên em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số của các nước trên thế giới? ? Đối với các nước có nền kinh tế còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào ? HS dựa vào SGK trả lời ? Bùng nổ dân số đã tác động như thế nào đến môi trường HS : - Môi trường tự nhiên bị khái thác triệt để để phục vụ cuộc sống và sản xuất ngày càng cạn kiệt. Quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội đã gấy ra nhựng hiện tượng ô nhiệm môi trường nước, đất, không khí… ? Các nước đang phát triển có những biện pháp gì để khắc phục bùng nổ dân số? HS: trả lời GV: nhận xét, ghi bảng ? Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào ? Có tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh HS liên hệ thực tế Gv nhận xét 1. Dân số, nguồn lao động. - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động… của một địa phương, một nước. - Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. - Tháp tuổi cho biết độ tuổi của dân số, giới tính, nguồn lao động hiện tại và tương lai, dân số già hay trẻ của một địa phương. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX. Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội và y tế. 3. Sự bùng nổ dân số. - Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao - Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Mĩ La tinh. - Các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước. 4. Củng cố (3 phút) - GV yêu cầu hs củng cố lại toàn bộ kiến thức bài học - Chọn câu trả lời đúng nhất : Bùng nổ dân số xảy ra khi : a ) Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị b ) Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng c ) Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1% d ) Dân số ở các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập. 5. Về nhà (2 phút) - Học bài cũ - Ôn lại cách phân tích biểu đồ H 1.1 , 1.2 ,1.3 , 1.4 SGK. - Chuẩn bị bài 2 “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới” V. Rút kinh nghiêm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2 BÀI 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS cần biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. - Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chúng tộc chính trên thế giới 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư. - Nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế. 3. Thái độ: - Tình đoàn kết giữa các sắc tộc trên thế giới *Các kĩ năng sống cơ bản cần đư¬ợc giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh - Tự tin - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tư¬ởng - Quản lí thời gian II. Các ph¬ương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại, trực quan, thảo luận. - Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút III. Phương tiện - Bản đồ phân bố dân cư thế giới. - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Tranh, ảnh về các chủng tộc. IV. Tiến trình giảng dạy và gd. 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ:5’ ? Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của dân số ? ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào ?Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết. 3. Bài mới:1'' Với dân số đông thì con người có thể sinh sống ở những nơi nào trên TĐ, các dan tộc có giống nhau k? Dân cư phân bố có đồng đều k?Điều đó phụ thuộc vào đâu? chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp (15 phút) ? Em hiểu thế nào là sự phân bố dân cư ? HS nêu GV nhận xét Là sự sắp xếp số dân một cách tự giác hay tự phát trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và yêu cầu nhất định của xã hội. GV giải thích, phân biệt cho HS hiểu 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” : - Dân số là tổng số người ở trong một lãnh thổ được xác định tại một thời điểm nhất định - Dân dư là tất cả những người sống trên một lãnh thổ. Dân cư được các nhà dân số học định lượng bằng mật độ dân số. GV gọi HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” SGK/ Tr.187 Yêu cầu cả lớp làm bài tập 2/9 sgk. Từ đó hãy khái quát công thức tính mật độ dân số. HS tính và báo cáo kết quả : MĐDS (người/ km2) = Dân số (người)/ Diện tích (km2) - Trung Quốc:133 người/km2 - Việt Nam:238 người/km2 - Inđônêxia:107 người/km2 ? Số liệu mật độ dân số cho ta biết điều gì? H trả lời, bổ sung G chốt GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 SGK/ Tr.7, cho biết: ? Một chấm đỏ tương ứng với bao nhiêu người ? Nơi chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa, nơi không có chấm đỏ nói lên điều gì HS : 1 chấm đỏ tương đương 500000 người Nơi nào nhiều chấm đỏ là nơi đông dân và ngược lại. ? Như vậy mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì ? HS : Mật độ chấm đỏ thể hiện sự phân bố dân sư. ?Xác định trên bản đồ những khu vực tập trung đông dân và 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất ? ? Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết tại sao vùng Đông Á, Nam Á, và Trung Đông là những nơi đông dân? HS : Vì những nơi này có nền văn minh cổ đại rực rỡ lâu đời, quê hương của nền sản xuất nông nghiệp đầu tiên của loài người. ?Tại sao dân cư lại có những khu vục tập trung đông ở những khu vực thưa dân ? HS : - Dân cư tập trung đông ở những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi : + Dân cư tập trung đông ở những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn + Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục. - Những khu vực thưa dân là : các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng nằm sâu trong lục địa… ?Có nhận xét gì về sự phân bố dân cư trên thế giới? HS: trả lời GV: chốt , ghi bảng ?Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều ? HS : Nguyên nhân do điều kiện sinh sống và đi lại có thuận lợi cho con người hay không. ? Ngày nay con người đã có thể sống mọi nơi trên Trái Đất chưa ? Tại sao ? HS : Phương tiện đi lại và kĩ thuật hiện đại… Hoạt động 2: Cặp/ nhóm (15 phút) Yêu cầu HS đọc thuật ngữ: “Chủng tộc” SGK/ tr.186. ? Cho biết trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Kể tên? Căn cứ vào đâu để chia như vậy? GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.2 SGK/ Tr.8, tổ chức cho HS thảo luận từng cặp (2 phút) tìm hiểu đặc điểm về hình thái bên ngoài của ba người đại diện cho 3 chủng tộc trong hình và cho biết địa bàn sinh sống chủ yếu của từng chủng tộc. HS trả lời. - Môn-gô-lô-it ở châu Á. : da vàng, tóc đen, mắt đen, mũi thấp - Nê-grô-it ở châu Phi : da đen, tóc đen xoăn, mắt đen và to, mũi thấp và rộng. - Ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu : da trắng, tóc nâu hoạc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi cao và hẹp. ?Theo em, có chủng tộc da đỏ không?( k mà đó là người dan BM và NM với tên gọi là Indian mà VN gọi là người da đỏ) GV: chốt, ghi bảng ? Các em thuộc chủng tộc nào? GV nhận xét, nhấn mạnh cho HS hiểu sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài, mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau. Sự khác nhau đó chỉ bắt đầu xảy ra cách đây 500000 năm khi loài người còn phụ thuộc vào tự nhiên. Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài là do di truyền. Để có thề nhận biết các chủng tộc ta dựa vào sự khác nhau của màu da, mái tóc… Trước kia có sự phân biết chủng tộc gay gắt giữa chủng tộc da trắng và da đen. Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả các châu lục và các quốc gia trên Thế giới. 1. Sự phân bố dân cư. - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước. - Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. 2. Các chủng tộc. Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính: - Môn-gô-lô-it ở châu Á. - Nê-grô-it ở châu Phi - Ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu 4. Củng cố:5’: GV hướng dẫn HS làm bài tập ? Dân cư trên thế giới chủ yếu ở khu vực nào ? Tại sao ? ? Thế nào là mật độ dân số.Nêu sự phân bố dân cư trên thế giới ? ? Nêu cách tính mật độ dân số ? So sánh dân số của Việt Nam, Trung quốc và Inđô. Nhận xét:Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và Inđônêxia nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp, đông dân. 5. HD về nhà.3’ - Học thuộc bài. - Làm bài tập 2 vào vở bài tập. - Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư trên thế giới. - Đọc trước bài 3: Quần cư, đô thị hóa. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết 3 Ngày giảng: Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS nắm được những đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. - Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. - Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc qua thực tế. - Nhận biết được sự phân bố các siêu đô thị đông dân nhất thế giới. 2. Kĩ năng - Quan sát bản đồ dân cư khai thác kiến thức 3. Thái độ - Lối sống văn minh lịch sự * Các kỹ năng sống cơ bản cần đư¬ợc giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh - Tự tin - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý t¬ởng - Quản lí thời gian II. Các ph¬ương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm - Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút III. Phương tiện. - Bản đồ dân cư thế giới. - Lược đồ siêu đô thị thế giới có từ 8 triệu dân trở lên. IV.Tiến trình dạy học và giáo dục. 1.Ôn định:1’ 2.KT Bài cũ :5’ ? Mật độ dân số là gì ? Nêu nhận xét của mình về mật độ dân số của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia. 3. Bài mới: 2’ Xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Nguyên thủy/ CHNL/ PK/ CNTB/ CNXH. Ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết tập trung nhau lắc tạo nên sức mạnh để chế ngự thiên nhiên. Các làng mạc và đô thị dần hiện lên trên mặt đất. Nó thể hiện những kiểu quần cư khác nhau. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay: Quần cư- Đô thị hóa. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: cá nhân - 17’ ? Em hiểu quần cư nghĩa là gì ? QC là cư dân sống tập trung trên một lãnh thổ. 1. Quần cư đô thị và quần cư nông thôn. ? Có mấy kiểu quần cư ? Có 2 kiểu quần cư: Nông thôn và thành thị. GV cho HS quan sát 2 bức tranh 3.1 và 3.2 trong SGK. * Chia nhóm thảo luận theo phiếu học tập. HS thảo luận. - Nêu được sự khác nhau hoàn toàn giữa quần cư nông thôn và đô thị. - Trình bày kết quả vào bảng HS nhóm khác nhận xét: GV: chuẩn, ghi bảng HTQC QC nông thôn QC đô thị Khái niệm Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào sản xuất NN Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào SX CN, DV. Mật độ dân cư Thưa thớt Dày đặc Nhà cửa Làng mạc, thôn xóm thường phân tán. Tập trung với mật độ cao. Hoạt động kinh tế SX NN, LN, ngư nghiệp SX CN, thủ CN, GTVT ? Xu thế ngày ngay con người muốn sống ở nông thôn hay thành thị ? Vì sao ? H: Ngày nay có nhiều người sống trong các đô thị bởi ở đây có đầy đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu của con người. Hoạt động 2: lớp - 15’ GV hướng dẫn HS đọc bài trong SGK và quan sát lược đồ các siêu đô thị trên thế giới. 2. Đô thị hóa và các siêu đô thị. ? Đô thị xuất hiện trên Trái đất từ thời kì nào ? H: Thời cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã ... Đây là những nước nằm bên cạnh những lưu vực sông lớn có nền kinh tế phát triển sớm nhất. - Đô thị xuất hiện từ thời Cổ Đại. ? Thời Cổ Đại nước nào có nền kinh tế phát triển sớm nhất ? H: Ai Cập. ? Đô thị phát triển mạnh nhất khi nào ? H: Thế kỉ XIX. - Thế kỉ XIX là lúc công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp phát triển nhất. GV hướng dẫn HS đọc lược đồ 3.3 (SGK) ? Trên thế giới có bao nhiêu siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ? H trả lời, bổ sung G chốt, ghi bảng - Có 23 siêu đô thị trên thế giới. Tập trung ở các nước đang phát triển. ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất ? Đọc tên H- Châu á: 12 - Các nước phát triển: 7 - Các nước đang phát triển: 16. ? Em có nhận xét gì về sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới. H: Các siêu đô thị tập trung phần lớn ở các nước đang phát triển. ? Sự phát triển của siêu đô thị có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển KT- XH ở các quốc gia ? HSTL. GV nhận xét và bổ sung * Thuận lợi: - Kinh tế phát triển, trình độ cao. Nhiều dịch vụ phục vụ cho con người. * Khó khăn: - Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, sức khỏe suy giảm. 4. Củng cố (4 phút) a, Quần cư là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? b, Hướng dẫn HS làm bài tập 2/12 sgk/ Tr12: GV hướng dẫn HS khai thác số liệu thống kê để thấy được sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới. - Theo số dân của siêu đô thị đông nhất. - Theo ngôi thứ. - Theo châu lục. - Nhận xét. Chọn đáp án đúng nhất: Châu lục có số lượng siêu đô thị nhiều nhất thế giới là: A )Châu Âu B ) Châu Mĩ E ) Châu Phi C ) Châu Á D ) Châu Đại Dương 5. HD về nhà (1 phút) - Học bài, làm bài tập. - Ôn lại cách đọc tháp tuổi, phân tích và nhận xét. - Chuẩn bị bài Thực hành “ phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi” Trả lời câu hỏi 1; 2; 3, sgk, tr. 13, bài 4 V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4 BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Qua bài thực hành, củng cố cho HS: - Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư. - Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị. 2. Kĩ năng: - Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư và các đô thị trên lược đồ. - Nhận dạng và phân tích tháp tuổi. 3. Thái độ - ý thức tự giác tích cực trong học tập *Các kỹ năng sống cơ bản cần đư¬ợc giáo dục trong bài - Tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích, so sánh - Tự tin - Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý t¬ưởng - Quản lí thời gian II. Các ph¬ương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại, trực quan, thảo luận. - Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút III. Phương tiện. - Lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình (năm 2000). - Bản đồ tự nhiên Châu Á. IV. Tiến trình dạy học. 1. Ôn định:1’ 2. Bài cũ :7’ ? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. ? Làm bài tập 2- SGK. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt đông 1: Cá nhân (5 phút) Dựa H4.1 cho biết: Có mấy thang chia MĐDS GV ?Nơi có MĐDS cao nhất? MĐ là bao nhiêu? ?Nơi có MĐDS thấp nhất? MĐ là bao nhiêu? H trả lời, bổ sung Gv chốt Hoạt đông 2: Nhóm (14 phút) Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2. Yêu cầu HS nhắc lại cách nhận dạng tháp dân số. GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.2 và 4.3 sgk, thảo luận theo bàn (4 phút). Nội dung : - Sau 10 năm (1989- 1999) hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi ? (đáy tháp, thân tháp). Nhận xét ? Đặc điểm H 4.2 H 4.3 Đáy tháp Rộng 0 - 4t : Nam : 5% Nữ : 5% Hẹp → có xu hướng giảm. 0 - 4t : Nam : 4% Nữ : 3,5% Thân tháp Thon dần về đỉnh. Lớp tuổi đông nhất là 15 - 19t Phình rộng ra → có xu hướng tăng. Lớp tuổi đông nhất là 20 – 24 t 25 – 29t Nhận xét Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Sau 10 năm nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Tăng bao nhiêu ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? Giảm bao nhiêu? - Sự thay đổi trên nói lên điều gì về tình hình dân số ở thành phố Hồ Chí Minh? Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 2 Hoạt động 3: Cá nhân (13 phút) Yêu cầu HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ và vận dụng đọc lược đồ 4.4 sgk. GV hướng dẫn HS phân tích lược đồ theo các yêu cầu sau: - Tìm trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ dày đặc ? Đọc tên những khu vực đó ? Mật độ chấm đỏ nói lên điều gì? - Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn lớn và vừa? Cho biết các đô thị tập trung chủ yếu ở đâu? Giải thích tại sao? HS trả lời GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 3 GV treo bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Á, yêu cầu HS xác định những nơi tập trung đông dân ở châu Á. Xác định và đọc tên các siêu đô thị ở châu Á. Cho biết các siêu đô thị đó ở nước nào? HS đọc tên trên lược đồ GV nhận xét 1. Mật độ dân số Thái Bình TB là nơi có MDĐS đông 2. Tháp tuổi tp HCM - Sau 10 năm ( 1989- 1999) dân số thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng già đi. - Tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổ lao động (0- 14t) giảm - Tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động (15- 59t) tăng lên. 3. Các đô thị - Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á là: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. - Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở ven biển của 2 đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương , và dọc các dòng sông lớn. 4. Củng cố: 2’ Khái quát cách phân tích tháp tuổi 5.Hướng dẫn về nhà::3’ - Học thuộc bài. - Làm bài tập 3 vào vở BT. - Đọc trước bài: Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: