Hiện nay, việc làm của lao động nông thôn nước ta còn bị chi phối bởi cácđiều kiện KT-XH khác nhau: nền kinh tế phải “chấp nhận” sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế, phải mở cửa t
Trang 1Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản
thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân
và tổ chức:
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy
cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế chính trị đã tận tình dạy dỗ, trang bị
cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học
vừa qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Nguyễn Lê Thu Hiền đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian
hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị Phòng Lao đông-Thương binh &Xã
hội huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp
số liệu, thông tin cần thiết cùng những kinh nghiệm quý
báu giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và giúp đỡ
em rất nhiều trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập chưa nhiều, năng lực của bản thân còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn
bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế , tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thanh Truyền
i
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục đích nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 4
7 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 5
1.1 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 5
1.1.1 Quan niệm về việc làm 5
1.1.1.1 Khái niệm việc làm 5
1.1.1.2 Các dạng việc làm 7
1.1.1.3 Đặc điểm chung về việc làm ở Việt Nam 8
1.1.2 Quan niệm về thất nghiệp và thiếu việc làm 9
1.1.2.1 Thất nghiệp 9
1.1.2.2 Thiếu việc làm 11 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.1.3 Lực lượng lao động và việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số 12
1.1.3.1 Đặc điểm lực lượng lao động của đồng bào dân tộc thiếu số 12
1.1.3.2 Việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số 14
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm và thất nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số 15
1.1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp 15
1.1.4.2 Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm 16
1.1.4.3 Thu nhập của người lao động trong năm 16
1.1.5 Tính cấp thiết của giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 17
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 18
1.2.1.1 Đất canh tác 18
1.2.1.2 Khí hậu thời tiết 19
1.2.2 Dân số và trình độ học vấn 19
1.2.2.1 Dân số 19
1.2.2.2 Trình độ học vấn 19
1.2.3 Nguồn vốn 20
1.2.4 Phong tục tập quán 21
1.2.5 Chính sách lao động và việc làm trong xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số 21
1.2.6 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 22
1.3 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DTTS Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC .24
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 24
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 26
1.3.3 Kinh nghiệm rút ra cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐBDTTS HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 29
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5QUẢNG NAM 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
2.1.1.1 Vị trí địa lý-địa hình, khí hậu thời tiết 29
2.1.1.2 Tài nguyên 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 32
2.1.2.1 Dân số và lao động 32
2.1.2.2 Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng 35
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội 37
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DTTS HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 40
2.2.1 Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động của ĐBDTTS trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 40
2.2.1.1 Quy mô lực lượng lao động của đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 40
2.2.1.2 Cơ cấu lực lượng lao động của đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 42
2.2.2 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho ĐBDTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 48
2.2.2.1 Tình hình việc làm 48
2.2.2.2 Tình hình thu nhập của lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 51
2.2.2.3 Tình hình đời sống của các hộ đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 54
2.2.2.4 Tình hình giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 55
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 60
2.3.1 Thành tựu 60
2.3.1.1 Thành tựu từ công tác đào tạo nghề 60
2.3.1.2 Thành tựu từ công tác hỗ trợ vốn 61
2.3.1.3 Thành tựu từ các hoạt động khác 61 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 62.3.2 Hạn chế 62
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 63
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 64
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 66
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 66
3.1.1 Mục tiêu 66
3.1.2 Phương hướng 66
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DTTS HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM .68
3.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề 68
3.2.2 Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình 70
3.2.3 Đẩy mạnh công tác truyền thông một cách hợp lý 71
3.2.4 Tập trung đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơcấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp-nông thôn 72
3.2.5 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động 74
3.2.6 Đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
GTVL Giới thiệu việc làm
GDTX-HN Giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp
KT-XH Kinh tế-xã hội
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Tình hình đất đai của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam qua 2 năm
(2010-2011) 30Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2008-2011 33Bảng 2.3: Cơ cấu dân số chia theo dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2008-2011 34Bảng 2.4: Quy mô lực lượng lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 41Bảng 2.5: Cơ cấu lực lượng lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam theo độ tuổi 42Bảng 2.6: Cơ cấu lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
theo trình độ học vấn giai đoạn 2009-2011 43Bảng 2.7: Cơ cấu lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 44Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
theo ngành kinh tế 47Bảng 2.9: Thực trạng việc làm của lao động đồng bào DTTS huyện bắc Trà My,
tỉnh Quảng Nam 48Bảng 2.10: Lý do không có việc làm của lao động đồng bào DTTS,
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 49Bảng 2.11: Số ngày lao động của lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My,
tỉnh Quảng Nam 50Bảng 2.12: Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động của đồng bào DTTS
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2011 51Bảng 2.13: Tình hình thu nhập của lao động đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My,
tỉnh Quảng Nam 52Bảng 2.14: Tình hình thu nhập cơ bản hộ phân theo ngành chính của lao động đồng
bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 53Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9Bảng 2.15: Tình hình và nguyên nhân nghèo đói của các hộ đồng bào DTTS huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 54Bảng 2.16: Số lao động là đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài của
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2011 58
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số chia theo dân tộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2008-2011 35Biểu đồ 2.2: Tình hình thu nhập cơ bản hộ phân theo ngành chính của DTTS
huyện Bắc Trà My 53
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm có vị trí rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗingười, mỗi gia đình cũng như trong việc phát triển KT-XH của đất nước Trong nhữngnăm gần đây, tình hình KT-XH của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn Tình hình laođộng việc làm trở thành vấn đề xã hội gay gắt và bức xúc Dân số tăng nhanh dẫn đếntăng nguồn lao động, hàng năm có trên 1 triệu thanh niên đến tuổi lao động cần việclàm nhưng chưa được giải quyết, số tồn đọng lao động chưa có việc làm ngày càngtăng dẫn đến sức ép về việc làm tăng lên, đặc biệt tình trạng thiếu việc làm ở nôngthôn rất nghiêm trọng Đây chính là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nôngnghiệp- nông thôn nói riêng cũng như chiến lược phát triển KT-XH của đất nước nóichung Hiện nay, việc làm của lao động nông thôn nước ta còn bị chi phối bởi cácđiều kiện KT-XH khác nhau: nền kinh tế phải “chấp nhận” sự bình đẳng trong quan
hệ kinh tế quốc tế, phải mở cửa thị trường, dở bỏ hàng rào thuế quan và tiến tới sựminh bạch trong chính sách thương mại, đồng thời công nghệ tiên tiến ngày càngthâm nhập sâu vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt làm cho các
cơ sở sản xuất trong nước có những hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, manh mún, hạn chế
về trình độ sử dụng công nghệ và phương pháp quản lí sẽ dễ dàng lâm vào thế yếu, bịphá sản hoặc thu hẹp sản xuất Quá trình này dẫn đến sự cạnh tranh về cơ hội việclàm giữa những người có trình độ chuyên môn cao hơn so với lực lượng lao độngkhông có trình độ chuyên môn kỹ thuật, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động do sựđào thải của thị trường
Không nằm ngoài quy luật đó, lao động nông thôn huyện Bắc Trà My, tỉnhQuảng Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn Là mộthuyện miền núi của tỉnh Quảng Nam với đại đa số dân cư là đồng bào DTTS sốngbằng nghề nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn và lạc hậu Với những đặc thùriêng của người dân tộc, trình độ học vấn còn rất hạn chế, nhận thức của họ về việclàm còn thấp kém trong khi đất đai để khai thác và sử dụng cho nông nghiệp ngàyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11càng bị thu hẹp do thiên tai, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dân số thì tăng nhanh,còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, công việc của đồngbào các dân tộc nơi đây không ổn định, còn mang tính mùa vụ cao, tình trạng ngườidân không có việc làm còn rất phổ biến Những yếu tố đó đã làm cho đời sống của cácđồng bào DTTS trên địa bàn huyện còn rất nhiều khó khăn cần được giải quyết Thựctrạng đó đã đặt ra một áp lực lớn cho chiến lược phát triển KT-XH của huyện Bắc Trà
My nói riêng cũng như tỉnh Quảng Nam nói chung Đây cũng là một vấn đề cần đượcquan tâm, nghiên cứu để tìm ra phương hướng và những giải pháp phù hợp nhằm giảiquyết việc làm cho các đồng bào DTTS giúp họ có việc làm, có thu nhập ngày càngtăng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần phát triển KT-XH của huyệncũng như của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề nóng bỏng hiện nay và đãđược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trong những năm qua, đã có rất nhiều bàiviết đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như:
Nguyễn Quốc Tế: Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và
hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Thống
kê, 2003
Hà Thị Hằng: Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất ở
nước ta hiện nay, Tạp chí khoa học chính trị số 6/2008.
Nguyễn Tiệp: Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, Tạp chí Cộng sản số 7/ 2008.
Nguyễn Thị Thanh Hương: Đà Nẵng với công tác dạy nghề và giải quyết việc
làm, Tạp chí Lao động và việc làm, số 337/ 2008.
Nguyễn Thị Linh: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người
lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh
Thái Nguyên, 2007
Võ Ngọc Hạnh: Viêc làm cho người lao động nông thôn huyện Nghi Lộc, tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học kinh tế Huế, 2008.
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến thực trạng lao động, việc làm vàvấn đề giải quyết việc làm ở một số địa phương trong cả nước Tuy nhiên đến nay vẫnchưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về việc làm ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt làviệc làm cho đồng bào DTTS ở huyện miền núi Bắc Trà My
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về việc làm và thu nhập của đồng bào dân tộcthiểu số huyện Bắc Trà My, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyếtviệc làm cho đồng DTTS trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong giaiđoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về việc làm của đồng bào DTTS ở nông thôn, đưa ra một sốkinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương vàrút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc làm cho đồng bào DTTS của địa phương,đưa ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm của đồngbào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào dântộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnhQuảng Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Về thời gian : Đề tài chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2011
- Về nội dung : Nghiên cứu thực trạng lao động việc làm và vấn đề giải quyếtviệc làm của đồng bào DTTS ở miền núi huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, từ đóTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13thời gian tới.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp phỏng vấn điều tra thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Căn cứ vào số liệu được cung cấp bởi Phòng Lao Thương binh-Xã hội huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Động-+ Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến trình điều tra, tìm hiểu ý kiến của các hộ dântrên địa bàn huyện Trong đó:
Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 130, các mẫu được chọn theophương pháp ngẫu nhiên không lặp lại
Nội dung điều tra: Được phản ánh thông qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn.Ngoài ra, để có số liệu tương đối hoàn chình và chính xác, tôi đã sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tham khảo, chuyên gia chuyên khảo
6 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
- Đề tài có thể làm tài liệu cho các cấp, các ngành của huyện Bắc Trà My tham
khảo để đưa ra được những chủ trương, chính sách nhằm tạo việc làm cho đồng bàoDTTS một cách hợp lý từ đó giúp cho nền kinh tế của huyện phát triển bền vững
- Đề tài còn làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và cho những aiquan đến vấn đề này
Chương 2: Thực trạng việc làm của đồng bào dân tộc thiều số huyện Bắc Trà
My, tỉnh Quảng Nam
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làmcho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ1.1 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1.1 Quan niệm về việc làm
1.1.1.1 Khái niệm việc làm
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc làm làcông việc quan trọng của tất cả các quốc gia Cuộc sống của bản thân và gia đìnhngười lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ Sự tồn tại và phát triển của mỗiquốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm Với tầmquan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh
tế, xã hội học, lịch sử Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đếnphương thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người Các nhà kinh tếcoi sức lao động thông qua quá trình thực hiện việc làm của người lao động là yếu tốquan trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đề thu nhập của người lao động từ
việc làm [3]
Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp, ngườilao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làmviệc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa Theo cơ chế đó, xã hội không thừanhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm,thất nghiệp
Ngày nay các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn và khoahọc hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập, mà không bị phápluật cấm Điều 13, chương II Bộ luật Lao động Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luậtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15cấm đều được thừa nhận là việc làm”
Theo khái niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động được hiểu như sau:
Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật cho công việc đó.Làm những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập chogia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng hiện vật
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cácthành viên trong gia đình
Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị pháp luậtcấm Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm
Hai điều kiện này có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạtđộng được thừa nhận là việc làm, quan niệm đó đã góp phần mở rộng quan niệm vềviệc làm, khi đa số lao động đương thời chỉ muốn chen chân vào trong các doanhnghiệp, cơ quan nhà nước Về mặt khoa học, quan điểm của Bộ luật lao động đã nêuđầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm
Theo quan niệm của ILO: Người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực,ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập đểnuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội
Theo quan niệm của Mác: Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sứclao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, ) để sử dụng
sức lao động đó.[1]
Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm dành cho con người và docon người thực hiện nó với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng hay đó chính lànhu cầu sử dụng sức lao động của con người
Việc làm được phân loại theo các mức độ sau:
- Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm:
+ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc
có thu nhập cao hơn so với công việc khác
+ Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhấtsau việc làm chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16- Phân loại việc làm dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thunhập.
+ Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả nănglao động trong nền kinh tế quốc dân Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủyếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập Một việc làmđầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian lao động ở ViệtNam hiện nay là 8 giờ/ngày)
+ Việc làm có hiệu quả là việc làm với năng suất, chất lượng cao Đối với tầm vĩ
mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức là tiết kiệmđược chi phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng của các sản phẩmlàm ra và tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn lực
1.1.1.2 Các dạng việc làm
- Việc làm đầy đủ
Khái niệm việc làm đầy đủ được giải thích ở nhiều khía cạnh khác nhau Đầy đủ ởđây không có nghĩa là việc làm chung cho tất cả mọi người, đảm bảo chỗ làm cho tất
cả dân số có khả năng lao động
Ở phương Tây, người ta quan niệm việc làm đầy đủ là tình hình nền kinh tế, màtrong đó tất cả những người mong muốn làm việc có việc làm với mức lương thực tếkhống chế Trong quan niệm này thì việc làm đầy đủ được hiểu như khái niệm “việclàm tối ưu”
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc làm đầy đủ được hiểu là khảnăng đối với mỗi lao động của xã hội tham gia vào hoạt động công ích
Như vậy, việc làm đầy đủ là việc đảm bảo phù hợp chỗ làm việc cho nhân dân
- Việc làm phụ
Đó là việc làm thêm theo nhu cầu hoặc mong muốn của người lao động để kiếmthêm thu nhập ở một cơ quan khác hoặc là ngay tại chính nơi mình đang làm việc.Việc làm phụ được xếp vào nhóm những công việc kiêm nhiệm cả ở những cơ quankhác và cả nơi đang làm việc, những công việc dịch vụ vào thời gian rãnh rỗi
- Việc làm độc lập
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ khác Đồng thời, người lao động làm chủnhững phương tiện sản xuất nhất định và tự tổ chức công việc cho mình.
- Việc làm tổng thể
Đó là việc làm ở tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế của cả nước, cả trong hệthống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, trong dịch vụ quốc phòng, kinh tế gia đình,trong các công sở, tôn giáo và trong các dạng hoạt động công ích xã hội…
- Việc làm linh hoạt
Việc làm này tồn tại dưới nhiều dạng Hình thức phổ biến nhất là khi người laođộng thỏa thuận với cấp trên có thể lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc,
cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Đồng thời bắt buộc người lao động phảituân theo chế độ ngày làm việc hoặc quỹ thời gian theo tuần (tháng) đã quy định
- Việc làm tạm thời
Đó là những công việc làm theo hợp đồng hoặc công việc giao khoán Loại côngviệc này khá phổ biến ở các nước phương Tây Việc làm tạm thời được áp dụng rộngrãi trong các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng
- Việc làm theo mùa vụ
Đó là loại hình việc làm gắn với những công việc theo thời vụ trong nông nghiệp,xây dưng, khai thác, đánh bắt thủy hải sản và nhiều ngành khác với đặc điểm côngviệc không đồng đều trong năm Với loại công việc này, phần thời gian còn lại trong
năm người lao động không có việc làm [12]
1.1.1.3 Đặc điểm chung về việc làm ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệungười (tính đến ngày 1/4/2009) Trong đó, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh
và chiếm một tỷ lệ cao, khoảng 67% dân số cả nước Rõ ràng Việt Nam đang có thếmạnh lớn về nguồn lực lao động nhưng chúng ta vẫn đang gặp khó khăn trong việcthúc đẩy nền kinh tế đi lên, nguyên nhân mấu chốt của vấn đề này là chất lượng nguồnnhân lực hiện nay của nước ta còn thấp, chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nướctrong khu vực Tỉ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các nămnhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khuvực là 50%) Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế Cơ cấu đào tạotheo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập Chất lượng thấp làm lao động ViệtNam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa Với chất lượng nguồnnhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam
sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi
Thực tế đã chứng minh trong những năm gần đây tình hình lao động và việc làmcủa nước ta đang gặp khó khăn Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội công bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kêthống kê trong hai năm lại đây là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007 Trong khi đó,
tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chú
ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị
là 2,3% Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao như vậy là do diện tíchđất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đàotạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này Từ năm 2008 đến nay,nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh
tế làm cho số lượng lao động thất nghiệp tăng lên [13]
Mặc dù số lượng việc làm của nước ta tăng lên hàng năm nhưng không bền vững
vì đa phần việc làm đòi hỏi đến tay nghề và trình độ chuyên môn của người lao động
mà chất lượng lao động thì còn thấp
Trước tình hình đó, hiện nay Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thờinhư "Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xãhội", giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạothêm việc làm cho người lao động
1.1.2 Quan niệm về thất nghiệp và thiếu việc làm
1.1.2.1 Thất nghiệp
Theo khái niệm của tổ chức lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồntại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìmđược việc làm ở mức tiền công nhất định
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không cóTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồm những phần mất thunhập, do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về lao độngnhưng chưa được giải quyết
Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao động haydân số hoạt động kinh tế Một người thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn:
- Đang mong muốn và tìm việc làm
- Có khả năng làm việc
- Hiện đang chưa có việc làm việc
Với cách hiểu như thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng chưa làm việcđều được coi là thất nghiệp Do đó một tiêu thức quan trọng để xem xét một ngườiđược coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có muốn đi làm hay không Bởi lẽ,trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề nghiệp song không có nhu cầu làm việc,
họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừa của bố mẹ, nguồn tài trợ
- Phân loại thất nghiệp
Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:
+ Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số lao động
ở trong tình trạng không có việc làm
+ Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển khôngngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các giaiđoạn khác nhau của cuộc sống
+ Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó
cầu-+ Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượngcủa nền kinh tế Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản xuấtgiảm dần, hầu hết các nhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối với các đầu vào, trong đó
có lao động Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm khuyến khích tăngcầu thường mang lại kết quả tích cực
Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chia thành:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20+ Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người laođộng không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con)
+ Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đóngười lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung
về lao động lớn hơn cầu về lao động
Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành:
+ Thất nghiệp theo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc nữ) Thấtnghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó trong tổng số lựclượng lao động
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra thuộcvùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi )
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xẩy ra ở một ngành nghềnào đó
Ngoài các loại thất nghiệp nêu trên người ta có thể chia thất nghiệp theo dân tộc,chủng tộc, tôn giáo
1.1.2.2 Thiếu việc làm
Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làmviệc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu thêm việc làm.Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mứclương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm
Trần Thị Thu đưa ra khái niệm “Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệphoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức màmình mong muốn”
Từ khái niệm người thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau: Người thiếu việc làm
là người lao động đang có việc làm nhưng họ làm việc không hết thời gian theo phápluật quy định hoặc làm những công việc mà tiền lương thấp không đáp ứng đủ nhu cầucủa cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập
ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm hữu hình(dạng nhìn thấy được) và dạng người thiếu việc làm vô hình (khó xác định)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao động làmviệc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm thêm việc làm
và sẵn sàng để làm việc
Tình trạng việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời
gian lao động như sau:
Số giờ làm việc thực tế
Số giờ quy địnhThiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậmchí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân của tìnhtrạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấp không sử dụng hết khảnăng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chức lao động kém Thước đo kháiniệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu
1.1.3 Lực lượng lao động và việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.3.1 Đặc điểm lực lượng lao động của đồng bào dân tộc thiếu số
- Khái niệm lực lượng lao động:
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồmnhững người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệptrong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát)
Theo ILO thì lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định (tùythuộc vào từng nước) thực tế có thể tham gia lao động và những người không có việclàm nhưng tích cực tìm việc làm
Lực lượng lao động của đồng bào dân tộc thiểu số: Là một bộ phận lao động chungcủa cả nước, là bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 trở lên có việc làm hay không có việclàm và đang tìm kiếm việc làm Bao gồm 53 dân tộc còn lại (trừ dân tộc Kinh) củanước ta, đa số sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam, hầu hết trong số
họ sống xen kẽ nhau
- Lực lượng lao động của đồng bào DTTS có các đặc điểm sau:
+ Nguồn lao động của đồng bào DTTS còn thiếu việc làm, thu nhập thấp: Phần
lớn lực lượng lao động là đồng bào DTTS chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nôngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22nghiệp, lại sống ở những vùng địa hình bị chia cắt, thường xuyên bị thiên tai, lũ ống,
lũ quét, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt nên đời sống còn nhiều khó khăn, sốlao động không có việc làm còn nhiều Lối canh tác chỉ dựa vào tự nhiên (trồng trọtkhông bón phân, tưới nước, chăn nuôi không cần chuồng trại) Việc làm còn mang tínhmùa vụ cao Tính bảo thủ, bình quân, tự cung tự cấp, khép kín, chỉ quen sống dựa vào
tự nhiên để khai thác mà không có ý thức hoặc không biết quản lý và tái tạo tài nguyêndẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và thu nhập không cao
+ Nguồn lao động của đồng bào DTTS có trình độ phát triển không đồng đều giữa các vùng: Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường,
Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôigia súc và gia cầm, có một phần săn bắn, hái lượm, có nghề thủ công khá tinh xảo CácDTTS ở phía Nam sống biệt lập hơn, trừ người Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùngduyên hải miền Trung, Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, phần lớn các dân tộccòn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiênmang tính tự cung tự cấp Tất cả các dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo.Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng có sự khác biệt
+ Việc làm của lực lượng lao động là đồng bào DTTS chịu tác động lớn từ chính sách của nhà nước: Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ
cho đồng bào DTTS, kể cả về lương thực thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng và giảiquyết những vấn đề xã hội bức xúc ở miền núi, vùng đồng bào các DTTS Nhiều chínhsách hỗ trợ về nguồn vốn, đất sản xuất nhằm tạo thêm việc làm cho cư dân Nhiều môhình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được hình thành và phát triển; đời sống củađại đa số đồng bào các dân tộc đã được cải thiện và nâng lên; cơ cấu kinh tế miền núi
đã có bước chuyển biến tích cực, tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hoá
và từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy nhiên, hiệnnay tỷ lệ nghèo của vùng đồng bào DTTS vẫn trên 50%, nguyên nhân là do bà consống quá phân tán, từng bản làng một trên những vùng núi xa xôi của đất nước cùngvới sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, văn hóa và giáo dục giữa các dân tộc làm choviệc thực hiện các chính sách của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Đa số đồng bào có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ mù chữ cao, thiếu kiến thức về các kỹthuật mới, chỉ quen làm ăn theo kinh nghiệm là chính Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và tay nghề của đồng bào còn ở mức thấp Tập quán sản xuất tự cung tự cấp, quy môsản xuất của hộ gia đình còn nhỏ lẻ, không xem lao động là hàng hóa nên gặp khókhăn trong hoạt động sản xuất Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào
ở một số vùng DTTS còn thấp Việc chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào còn nhiều hạnchế Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS
còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.[15]
1.1.3.2 Việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số
Hiện nay, ở nước ta nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc gặp khó khăn, hàngngàn lao động đứng trước nạn thất nghiệp, nhu cầu việc làm một lần nữa trở nên gaygắt Đa số lao động thất nghiệp sống ở vùng nông thôn, chất lượng lao động còn thấp.Đặc biệt, nhiều lao động là người DTTS cần việc làm nhưng thiếu tay nghề, thiếu vốn,thiếu kinh nghiệm Hiện nay, mới có khoảng 10 – 15%/gần 8 triệu người trong độtuổi lao động là người DTTS được đào tạo nghề (chủ yếu là học sinh, thanh niên ngườidân tộc ) Nhưng chủ yếu được đào tạo nghề ngắn hạn; còn số học nghề dài hạn,trung cấp nghề và cao đẳng để ra trường có bằng cấp chuyên nghiệp là rất ít Phần lớn
cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trường, trung tâm còn nhiều hạn chế Đặcbiệt, là mối liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp,các tổ chức xã hội khác để lo đầu ra cho mỗi học viên sau khóa học còn bỏ ngỏ Do
đó, không thu hút được đối tượng trong độ tuổi lao động tham gia học nghề
Bên cạnh đó, một số tồn tại khác như: quan niệm “ly nông bất ly hương” của đại
bộ phận đồng bào; không có kiến thức phổ thông, thậm chí nhiều người còn chưa biếtchữ; các trường nghề đa phần nằm cách xa làng bản, đi lại khó khăn là những trở ngạikhông nhỏ cho công tác đào tạo nghề ở vùng DTTS dẫn đến việc người lao độngmuốn có một công việc để ổn định đời sống, trong khi tay nghề lại không có Đa phầnngười DTTS có trình độ dưới THCS, lại chưa qua đào tạo nghề, còn trình độ trungcấp, cao đẳng, đại học rất ít Các doanh nghiệp cũng đã tuyển dụng lao động là ngườiDTTS, nhưng chủ yếu sử dụng vào những công việc của lao động phổ thông, còn cáccấp quản lý trưởng phòng, đội trưởng hầu như không có Bên cạnh những cái khó nêuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24trên thì người DTTS còn thiếu cả thông tin và vốn, nên muốn họ chủ động trong việc
tự tạo việc làm cho mình là không thể Tất cả những khó khăn trên đã dẫn đến tỷ lệthất nghiệp của đồng bào người DTTS là rất cao Đời sống còn rất khó khăn và nghèođói Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm làm sao để nângcao đời sống của bà con các dân tộc, bên cạnh những chính sách về chuyển dịch cơ cấucây trồng, vật nuôi, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay đi xuất khẩu lao động thìchính sách đào tạo nghề cho người DTTS được đẩy mạnh
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt trong việc tìm ra nhữnggiải pháp tối ưu nhằm nâng cao trình độ dân trí, qua đó thay đổi tư duy, ý chí bảo thủ,trông chờ ỷ lại, khơi dậy được lòng tự tôn của mỗi cá nhân, cộng đồng, dòng họ trongvùng DTTS để họ có thể nỗ lực vươn lên tìm hướng thoát nghèo Muốn làm được điềunày, trước hết cần có sự quan tâm phối hợp vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành từTrung ương đến địa phương để tháo gỡ khó khăn Bên cạnh đó các địa phương cầntiếp tục xây dựng chiến lược dài hơi toàn diện trong đào tạo nghề; rà soát chươngtrình, kế hoạch đã ban hành Qua đó, có phương án cụ thể trong từng giai đoạn để triểnkhai thực hiện, có như vậy mới mong có bước đột phá trong công cuộc xóa đói, giảmnghèo trong vùng đồng bào DTTS
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm và thất nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số
Để đánh giá xác thực thực trạng việc làm cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu
số cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
1.1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thât nghiệp là tỷ lệ phần trăm người thất nghiệp so với dân số hoạt độngkinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tình trạng lao động không có việc làm, phản ánh trình
độ tay nghề của lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp càng giảm thì cơ hội việc làmcho người lao động càng cao
Trang 25Trong đó: -Tn: Tỷ lệ thất nghiệp (%)
-Th: Tổng số lao động thất nghiệp (người)-Lld: Tổng lực lượng lao động (người)Bên cạnh đó, cần tính thêm chỉ tiêu lao động thiếu việc làm để đánh giá về tìnhhình kinh tế và việc làm trong nền kinh tế
1.1.4.2 Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm
Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữa số ngày
mà người lao động đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày màngười lao động có thể làm việc trong một năm (quỹ thời gian làm việc trong năm tínhbình quân cho một lao động)
N lv
Công thức tính: T q (%)= x 100
T ng
Trong đó: -Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm
-Nlv: Số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bìnhquân cho một lao động trong năm (ngày)
-Tng: Quỹ thời gian làm việc trong năm bình quân của người lao động (ngày)
1.1.4.3 Thu nhập của người lao động trong năm
Việc làm tạo ra thu nhập cho người lao động Chính vì vậy, thu nhập của người laođộng trong năm cao thể hiện được mức độ đáp ứng được nhu cầu việc làm của họ tăngnhanh Dựa vào mức thu nhập có thể biết được kết quả của việc làm và ngành nào tạo
ra thu nhập chính cho người lao động
Thu nhập I=A+B+C+D
Trong đó:
A : Thu nhập từ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương, tiền công (không kể bảo hiểm xã hội)
- Phụ cấp làm thêm giờ, ăn trưa, ăn giữa ca
- Phụ cấp độc hại
- Thưởng và các khoản khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26D : Các khoản thu khác được tính vào thu nhập gồm:
- Giá trị hiện vật và tiền của bên ngoài gửi về biếu, tặng, giúp ,
- Lương hưu, trợ cấp thôi việc một lần, đền bù cho việc mất đất
- Trợ cấp xã hội (thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng
- Bảo hiểm (bảo hiểm thân thể, tài sản khác )
- Lãi gửi tiết kiệm, lãi cổ phần
- Cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất, phương tiện sinh hoạt
1.1.5 Tính cấp thiết của giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, làmối quan tâm của hầu hết các quốc gia Bởi vậy, đấu tranh chống thất nghiệp và đảmbảo việc làm (có thu nhập) cho người lao động là thách thức lớn của nhân loại nóichung và của mỗi quốc gia nói riêng Để tạo việc làm và tự tạo việc làm không chỉĐảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy được sự cần thiết của tạoviệc làm
Hiện nay, ở nước ta, đồng bào các DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả nước; cưtrú trên 52 tỉnh, thành phố; phần lớn đồng bào các DTTS sinh sống ở vùng đặc biệtkhó khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo Đây là địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái.Một vấn đề đáng quan tâm là những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước phásản hoặc gặp khó khăn, hàng ngàn lao động đứng trước nạn thất nghiệp, nhu cầu việclàm một lần nữa trở nên gay gắt Đặc biệt, khu vực miền núi dân tộc, nơi có gần 13triệu người DTTS sinh sống và cũng là nơi điều kiện tự nhiên, xã hội thấp; có nhiềukhó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, đồng bào thiếu điều kiện học hành, thiếuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27thông tin, thiếu vốn… cơ hội có được một việc làm, thu nhập ổn định luôn là bài toán
nan giải [15] Đời sống của đồng bào nơi đây còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nhưng lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của nạn thiên tai, lũ lụt, một số nơi còn bịthiếu đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt Trong khi trình độ học vấn còn hạn chế, trình
độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật còn thấp kém không đáp ứng được nhu cầu về chấtlượng lao động của các nhà tuyển dụng nên số lao động thất nghiệp rất cao dẫn đến đờisống của các đồng bào còn rất nhiều khó khăn và lạc hậu
Trước tình hình đó, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số là một vấn
đề cần thiết và cấp bách hiện nay
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Đất canh tác
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất Nó thamgia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể màvai trò của đất đai có sự khác nhau Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ tham giavới tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu chủyếu không thể thiếu, không thể thay thế được Đặc biệt, đối với đồng bào các DTTS thìvai trò của đất là rất quan trọng vì lối canh tác của các đồng bào chủ yếu dựa vào tựnhiên, phần lớn là sản xuất nông nghiệp Đất canh tác chủ yếu được bà con sử dụng đểtrồng lúa (tùy theo điều kiện của từng vùng mà bà con có thể trồng lúa nước hay lúarẫy), đất để làm nương, trồng những thứ cây hoa màu, cây ăn quả, dược thảo Tuynhiên, hiện nay diện tích đất canh tác của bà con đang bị thu hẹp dần do thiên tai, lũlụt, một số diện tích đất sản xuất được khai hoang, chuyển đổi từ đất lâm nghiệpnhưng đây lại là những diện tích đất rừng nghèo kiệt, đồi dốc và nhiều sỏi đá, lại ở xakhu dân cư, đường sá đi lại khó khăn và trong quá trình khai hoang đã san ủi hết lớpđất mặt nên không sản xuất được Bên cạnh đó, nhiều diện tích được khai hoang trồnglúa nước lại không có công trình hồ đập, thủy lợi, kênh dẫn nước dẫn đến việc tranhchấp đất đai ở một số vùng đồng bào các DTTS và miền núi đang diễn ra phức tạp.Đời sống của đồng bào các dân tộc còn quá khó khăn, dân số phát triển nhanh gây raTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa cung-cầu lao động dẫn đến sức ép về việc làm là rất lớn.Vấn đề cơ bản và then chốt hiện nay là phải tiến hành nhanh chóng việc giao đất, giaorừng, hỗ trợ vốn vay tín dụng với lãi suất thấp, để đồng bào ổn định làm chủ trên từngmảnh đất của mình
1.2.1.2 Khí hậu thời tiết
Trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng sản xuất là cây trông, vật nuôi Ngoàinhững tác động của người nuôi trồng thì nó còn chịu tác động lớn của khí hậu thời tiết.Đồng bào các DTTS sinh sống ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của đất nước,khí hậu ở khu vực này tương đối khắc nghiệt, mùa đông thường lạnh và khô, ảnhhưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng trong khikhả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng còn yếu Vì thế, tổ chức việclàm cho lao động là đồng bào DTTS ở mỗi vùng, mỗi địa phương cần phải căn cứ vàonhững yếu tố tự nhiên, khí hậu, địa hình để việc làm mang lại hiệu quả cao
1.2.2 Dân số và trình độ học vấn
1.2.2.1 Dân số
Dân số là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển, dân số vừa là chủ thể vừa làkhách thể của xã hội, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng Quy mô dân sốđông, nguồn lao động dồi dào, đó là sức mạnh của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mởrộng và phát triển sản xuất Nhưng đối với nước ta hiện nay, tốc độ gia tăng dân số rấtnhanh, đặc biệt là người DTTS, nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, thiếu thôngtin Nhưng khả năng mở rộng và phát triển sản xuất tại vùng núi thì còn có hạn, nguồnvốn, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động đông và tăng nhanhlại gây sức ép về việc làm rất lớn, nạn thất nghiệp diễn ra gay gắt đã làm nảy sinh một
số vấn đề xấu cho việc phát triển KT-XH của đất nước Để tạo việc làm cho người laođộng là đồng bào DTTS không phải đơn giản mà kéo theo đó là vấn đề tài chính, tíndụng, tư liệu sản xuất… trong khi ngân sách nước ta còn hạn hẹp
Vì vậy, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số phải luôn gắn với việchạn chế tốc độ tăng dân số, đây là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay
1.2.2.2 Trình độ học vấn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung thì việc thiếu lao động có trình độ chuyên mônhoá cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn.
Hiện nay, có khoảng 10 – 15%/gần 8 triệu người trong độ tuổi lao động là ngườiDTTS được đào tạo nghề (chủ yếu là học sinh, thanh niên người dân tộc ) Nhưngchủ yếu số lao động được này chỉ được đào tạo nghề ngắn hạn; còn số học nghề dàihạn, trung cấp nghề và cao đẳng để ra trường có bằng cấp chuyên nghiệp là rất ít Và
cả nước cũng mới có 10 trường cao đẳng nghề, 43 trường trung cấp nghề, 110 trungtâm dạy nghề cấp huyện thuộc khu vực miền núi, vùng dân tộc thực hiện nhiệm vụ đàotạo nghề cho người DTTS Song phần lớn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của cáctrường, trung tâm còn nhiều hạn chế Đặc biệt, là mối liên kết giữa các cơ sở dạy nghềvới các đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác để lo đầu ra cho mỗihọc viên sau khóa học còn bỏ ngỏ, do đó, không thu hút được đối tượng trong độ tuổilao động tham gia học nghề Vì vây, chất lượng lao động của đồng bào còn rất thấp, tỷ
lệ mù chữ và tái mù cao, thiếu kiến thức về các kỹ thuật mới, chỉ quen làm ăn theokinh nghiệm là chính, sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận các việc làm đòi hỏi đến trình độtay nghề của các nhà thuê lao động Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp của laođộng là đồng bào DTTS còn rất phổ biến Do đó, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độchuyên môn kỹ thuật cho lao động là đồng bào DTTS để giúp họ có việc làm là một
vấn đề then chốt cần được quan tâm hiện nay.[15]
1.2.3 Nguồn vốn
Vốn là nhân tố quan trọng để đâu tư mở rộng sản xuất Đối với người nông dân,đặc biệt là những người DTTS thì vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hànhsản xuất Vì đồng bào các DTTS là những người có trình độ học vấn thấp, trình độchuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, nếu không được hỗ trợ về nguồn vốn nữa thì việctìm kiếm được việc làm ổn định cho bà con là rất khó khăn Để tạo việc làm cho ngườilao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tíndụng, đặc biệt là từ NHCSXH ở mỗi địa phương Từ nguồn vốn vay ưu đãi này sẽ thúcđẩy phát triển KT-XH, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo Góp phần tạo việclàm cho bà con bị thiếu đất canh tác, giúp nhiều hộ gia đình khôi phục ngành nghềtruyền thống, mua sắm trang thiết bị máy móc, nâng cao năng suất, chất lượng sảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30phẩm thủ công Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào các dân tộc vẫn đanggặp nhiều khó khăn, chưa đem lại kết quả như mong muốn, nguyên nhân là do các hộgia đình sử dụng nguồn vốn vay chưa hợp lý, không đúng mục đích, chưa tiết kiệm, ýthức của bà con còn kém.
1.2.4 Phong tục tập quán
Phong tục tập quán của các DTTS Việt Nam là một vấn đề rất phức tạp Mỗi dântộc có một phong tục, lối sống khác nhau Cuộc sống của đồng bào các DTTS chịu ảnhhưởng rất lớn từ chính các phong tục tập quán vốn có của họ Không giống như ngườiKinh, đồng bào DTTS có những phong tục rất đặc trưng, trong đó có những đặc tínhtốt cần được phát huy và cũng có những phong tục rất lạc hậu cần được khắc phục vì
nó ảnh hưởng rất lớn đến công ăn việc làm, đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đồngbào hiện nay và cũng là nguyên nhân của sự nghèo đói Có thể kể đến: Truyền thốngyêu lao động, cần cù, chịu khó, ý thức đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau, tinh thần lạcquan, lòng trung thành, sự dũng cảm và truyền thống lão quyền (đề cao vai trò của giàlàng), là rất quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động sản xuất cộng đồng Tính sởhữu cộng đồng như cách thức quản lý đất đai theo thôn làng và cách bảo vệ rừng đầunguồn, rừng ma, rừng thiêng là những kinh nghiệm quý giúp quản lý tốt đất đai vàbảo vệ tài nguyên môi trường Cần phải vận dụng các giá trị văn hóa này để phát triểncác hoạt động sản xuất, tạo việc làm mang tính cộng đồng cho người dân Tuy nhiên,cũng cần khắc phục và xoá bỏ những phong tục tập quán không còn phù hợp với xuthế hiện nay như: hoạt động sản xuất, canh tác phụ thuộc vào tự nhiên, không áp dụngkhoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất (trồng trọt không bón phân, chăn nuôi khôngcần chuồng trại, ), còn tồn tại tính bảo thủ, tự cung tự cấp, trình độ học vấn thấp, tỷ lệ
mù chữ và tái mù cao, khả năng tiếp nhận thông tin còn hạn chế, thiếu kiến thức về các
kỹ thuật mới Bên cạnh đó còn có phong tục coi trọng người già và vai trò của đàn ông
sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của giới trẻ, không lôi cuốn được lớp trẻ, phụ nữ thamgia vào các hoạt động đào tạo nghề nhằm tìm kiếm việc làm Tập quán thích đông con
sẽ tạo nên những áp lực về mặt dân số và vấn đề việc làm
1.2.5 Chính sách lao động và việc làm trong xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốcgia nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội Chính sách việc làmthực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lượng laođộng của toàn xã hội tiếp cận được việc làm.
Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề
xã hội vừa cấp bách hiện nay vừa cơ bản lâu dài ở mỗi nước là đảm bảo việc làm, đờisống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi đang tồn tại tỷ lệngười chưa có việc làm, thiếu việc làm khá cao
Đối với người lao động là đồng bào DTTS thì chính sách việc làm trong xã hội làmột tiền đề rất lớn giúp bà con có việc làm ổn định, nâng cao được đời sống cả về vậtchất và tinh thần Những năm qua, nhờ có những chính sách đầu tư, ưu đãi của Nhànước, kinh tế vùng dân tộc và miền núi đã có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể, đờisống của người dân được nâng cao Điều 14 của Bộ luật Lao đông quy định rõ vềchính sách việc làm như sau: “ Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm
để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số” Nghị quyết 80/NQ-CP năm
2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020
đã nêu rõ về chính sách hỗ trợ phát triển về kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong đó “ưutiên người nghèo là người dân tộc thiểu số”
Thực hiện chủ trương đó, theo số liệu thống kê năm 2009, số lao động là đồng bàoDTTS làm việc cho gia đình là 88% và làm công ăn lương chỉ chiếm 12% Theo đánhgiá chung, trình độ chuyên môn và văn hóa của lao động là người DTTS chưa cao, ởvùng dân tộc và miền núi tỷ lệ thanh niên DTTS có trình độ văn hóa cấp tiểu học vẫnchiếm tỷ lệ đáng kể, do đó đào tạo nghề và tạo việc làm cho những đối tượng này phầnlớn chỉ đào tạo nghề ở bậc sơ cấp hoặc trung cấp dẫn đến cơ hội để tìm việc làm rấthạn chế Bên cạnh đó, năng lực lao động của đồng bào DTTS còn thấp do chưa cónhiều kinh nghiệm sản xuất, quyền tự quyết phương án sản xuất kinh doanh còn hạnchế, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động DTTS chưa đáp ứng yêu cầu của thịtrường lao động Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách cho vay vốn tạo việclàm cho thanh niên vùng DTTS
1.2.6 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm cho đồng bào dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32tộc thiểu số
Hiện nay, ở nước ta, đồng bào các DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả nước; cưtrú ở hầu hết các tỉnh thành, phần lớn đồng bào các DTTS sinh sống ở vùng đặc biệtkhó khăn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo Đời sống cònnhiều khó khăn, tình trạng thất nghiệp còn rất phổ biến
Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “ vấn đề dân tộc, đoàn kết cácdân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta; giải quyết đúngđắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; công tác dân tộc là một bộphận quan trọng của đường lối cách mạng Việt Nam; chính sách dân tộc là một bộphận hữu cơ trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.”
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội X về vấn đề dân tộc, chính sách dântộc và miền núi, với sự quyết tâm của các ngành ở Trung ương và các ngành, các cấp ởđịa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc đã tạo ra đượcnhững chuyển biến đáng kể về phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyếtđược việc làm cho đồng bào, những vấn đề xã hội bức xúc ở miền núi, vùng đồng bàocác DTTS Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được hình thành và pháttriển; đời sống của đại đa số đồng bào các dân tộc đã được cải thiện và nâng lên; cơcấu kinh tế miền núi đã có bước chuyển biến tích cực, tạo đà phát triển mới theohướng sản xuất hang hoá và từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Cùng với quá trình phát triển KT-XH Nhìn chung, vấn đề ổn định chính trị và
an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS và miền núi đã được thực hiện tốt;đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên chovùng đồng bào các DTTS và miền núi, như: Chương trình xoá đói giảm nghèo,Chương trình 134, Chương trình nước sạch cho nông thôn miền núi, Chương trình 135Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33hỗ trợ phát triển cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn Những chương trình trên đãđạt được kết quả tốt, góp phần tích cực giúp đồng bào các dân tộc chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêm việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môitrường sinh thái, hạn chế thiên tai, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoátđói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
1.3 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DTTS Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG CẢ NƯỚC.
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai là một trong 4 tỉnh Tây nguyên, có vùng núi chiếm 2/5 diện tích tựnhiên toàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếmgần 42% dân số, đông nhất là dân tộc Kinh có 557.282 người, chiếm 56,3%; dân tộcGia Rai là 305.362 người, chiếm 29,68%; dân tộc Ba Na có 124.423 người, chiếm12,1%; dân tộc Xơ Ðăng có 593 người, chiếm 0,06%; dân tộc Mường có 3.071 người,chiếm 0,3%; các dân tộc khác chiếm 2 %
Xác định rõ được vấn đề giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS là một vấn đềcấp thiết hiện nay Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho đồng bào DTTScủa tỉnh đã đạt được những kết quả rất lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóiđói, giảm nghèo tại địa phương Cụ thể:
- Về công tác định canh định cư, tỉnh huy động mọi nguồn lực, lồng ghép nhiềuchương trình mục tiêu, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đếnnay đã định canh định cư gắn với tổ chức sản xuất ổn định cho 87.146 hộ Riêng từnăm 2008 đến nay, các địa phương đã triển khai định canh định cư tập trung cho 285
hộ và xen ghép cho 419 hộ
- Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai Chương trình 135 giai đoạn I tại 78 xã và 113làng đặc biệt khó khăn, đầu tư hơn 615 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triểnkinh tế-xã hội, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người dân (điện,đường, trường, trạm, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất…), làm thay đổi về căn bản diệnmạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS
- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm đã hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng hướng dẫn ngườiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34nghèo cách làm ăn, giải quyết việc làm Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợđồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo cơ chế cho vay không tính lãi với tổng kinhphí 1,8 tỷ đồng cho 360 hộ thiếu đất sản xuất.
- Tỉnh đã hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, vật tư, phân bón cho 51.320 hộ vớikinh phí 211 tỷ đồng, thực hiện đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tuyển lao độngvào các công ty, nông-lâm trường, lồng ghép với nguồn tín dụng ưu đãi góp phầnphát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuấthàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào giảm nghèo chođồng bào DTTS
- Đáp ứng nhu cầu tinh thần cho nhân dân, tỉnh đã đầu tư trang bị gần 20 loại báo
và tạp chí cho các xã, xây dựng hệ thống phát thanh-truyền hình từ tỉnh đến huyện,cùng gần 40 trạm truyền thanh và gần 400 cụm loa truyền thanh ở các xã, tăng cườngthời lượng phát sóng bằng tiếng DTTS
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, trênđịa bàn tỉnh hiện có 37 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Tính đến hết quý III năm
2011, 25 doanh nghiệp có báo cáo về tình hình sử dụng lao động với 27.066 lao động.Trong đó, có 10.309 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 38,1% Cáccông ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
có tổng cộng 11.872 lao động, trong đó đồng bào DTTS là 5.079 lao động Tổng công
ty 15 sử dụng 12.569 lao động, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 4.812 lao động
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, đồng bào DTTS làmviệc tại các doanh nghiệp có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng
Các doanh nghiệp cũng thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động đối với người laođộng như cấp quần áo, giầy, mũ bảo hiểm, trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động; chitrả trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ khác cho người lao động đầy đủ và kịp thời.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được từ công tác đào tạo nghề nhằm giảiquyết việc làm cho đồng bào DTTS thì hiện nay tỉnh Gia Lai vẫn còn tồn tại nhữngkhó khăn: Hầu hết các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh đều thiếu giáo viên vàthợ hướng dẫn thực hành nghề Số giáo viên cơ hữu ít, chủ yếu là giáo viên dạy vănTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35phú nên chưa thu hút được nhiều học viên Các trung tâm giáo dục thường xuyên,trung tâm dạy nghề cấp huyện và cụm huyện đều thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy
nghề, giáo viên.[15]
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của nước ta Trên toàn tỉnh cónhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính làngười Kinh Là một trong những tỉnh có số hộ nghèo nhiều nhất ở nước ta Theo kếtquả rà soát hộ nghèo 6 tháng đầu năm 2009, số hộ nghèo toàn tỉnh là: 111.049 hộ(chiếm 16%), trong đó hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 43.749 hộ(chiếm 6,43%) Trước tình trạng đó, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ
An đã xây dựng Chương trình hành động về dân tộc và miền núi, trong đó đã ban hànhnhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi,nghề rừng, nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảmnghèo Tiếp đó, đã đề ra Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 với 12 chínhsách, dự án, tập trung vào 3 nhóm cụ thể: Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện pháttriển sản xuất cho hộ nghèo; nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện cho các hộ nghèotiếp cận với các dịch vụ xã hội; nhóm chính sách và hoạt động nâng cao nhận thức,năng lực giảm nghèo Bởi vậy, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã có nhữngchuyển biến đáng kể Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất đemlại hiệu quả kinh tế cao Nhiều mô hình kinh tế trang trại ở miền núi, vùng DTTS cóthu nhập mỗi năm từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng Các chỉ số về diện tích,năng suất của các loại cây trồng: lúa, ngô, lạc, mía, chè và đàn gia súc đều tăng từ 3-4% Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất chuyên canh tậptrung nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp chế biến Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển sảnxuất và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Đến nay có 97% số xã có đường ô tôđến trung tâm xã; hơn 90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số xã cótrường học và trạm xá kiên cố đáp ứng yêu cầu học tập và chăm sóc sức khoẻ chođồng bào các dân tộc tế, xã hội
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Bên cạnh chương trình 135, trong năm nay chương trình 134 đã tạo thu được kết quả
ấn tượng với kết quả xóa nhà tạm cho hơn 6.800 hộ nghèo với 55,118 tỷ đồng từ nguồnvốn hỗ trợ của Trung ương cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh, vốn vay và sự ủng hộgiúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội Ngoài ra, các chương trìnhnước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình giải quyết việc làm… đã tác động thiếtthực đến công tác giảm nghèo, nhất là đối với các huyện vùng cao khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo cho đồng bàocác DTTS vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức bởi kết quả giảm nghèo chưa cótính bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn, số hộ tái nghèo hàng năm còn cao Một sốcông trình đầu tư ở miền núi hiệu quả thấp sau khi đưa vào khai thác sử dụng; cơ cấuđầu tư thiếu đồng bộ Giáo dục và y tế miền núi chưa đáp ứng yêu cầu nhất là xâydựng, nâng cao năng lực cho con người tại chỗ Đến nay, địa bàn DTTS tỷ lệ đóinghèo vẫn còn cao và chênh lệch lớn so với vùng đồng bằng Diện hộ DTTS còn nhàtạm bợ còn lớn (gần 3.000 hộ), trong vài năm nữa, số đã xóa nhà tạm có thể rơi vàodiện nhà tạm vì nhà xuống cấp do thời gian sử dụng và sự khắc nghiệt của điều kiện tựnhiên tác động Tính bảo thủ, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước vẫn còn tồn tạitrong cán bộ và đồng bào các dân tộc
Nguyên nhân của những tồn tại phần lớn là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi,khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng ít và khó canh tác, kinh tếchưa phát triển, việc lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo cònchồng chéo, thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tiễn địaphương do đó việc hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm
bảo tính bền vững là khó thực hiện.[15]
1.3.3 Kinh nghiệm rút ra cho huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Từ thực tiễn về công tác giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS của các địaphương nêu trên, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào việc giảiquyết việc làm cho đồng bào DTTS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam như sau:
Một là, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho đồng bào các dân tộc.
Nhưng phải đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng các cơ sở dạy nghề đảm bảo chấtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37lượng, thuận lợi cho việc đi lại của học viên, đồng thời đội ngũ cán bộ, giáo viên phảiđược đảm bảo cả về số lượng và trình độ chuyên môn Đa dạng hóa các ngành nghềđào tạo để thu hút lực lượng thanh niên là đồng bào DTTS tham gia học tập.
Hai là, cần đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động về dân tộc và miền
núi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển những ngành nghề truyền thống,nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo Trongquá trình thực hiện các chương trình mục tiêu trên, UBND huyện cần phải thườngxuyên kiểm tra, rà soát để các chương trình được thực hiện một cách đồng bộ và manglại hiệu quả cao
Ba là, đầu tư xây dựng hệ thống loa đài, phát thanh-truyền hình lên các xã vùng
cao, tăng cường thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc để bà con có thêm thông tin,thời sự, từ đó nâng cao hiểu biết để cải thiện được nhận thức của mình về sự cần thiếtcủa việc làm
Bốn là, sử dụng tốt các quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm cho đồng bào DTTS, đồng
thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tuyển lao động là đồng bào DTTS vào cáccông ty, xí nghiệp, nông-lâm trường ở trong và ngoài địa phương Lồng ghép cácnguồn tín dụng ưu đãi để góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần quantrọng vào việc xói đói, giảm nghèo cho đồng bào DTTS
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐBDTTS HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý-địa hình, khí hậu thời tiết
- Vị trí địa lý-địa hình
Huyện Bắc Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh QuảngNam, nằm ở 15017'13'' đến 18018'00'' vĩ độ bắc, 1080 09'16'' đến 108017'58'' kinh độđông Cách thành phố Tam Kỳ 45 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp huyện TiênPhước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp tỉnh QuảngNgãi, phía Tây giáp huyện Phước Sơn
Núi cao nhất của huyện là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang Bắc Trà My làđầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắccủa tỉnh Quảng Ngãi Sông suối ở Bắc Trà My còn có tiềm năng lớn về Thủy điện.Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng Thuỷ điện sông Tranh II tại xã TràBui và hiện nay thủy điện đã đi vào hoạt động
Bắc Trà My có độ cao địa hình khoảng 300-600 m, vùng núi cao chiếm đa sốdiện tích của huyện, rất thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây khác nhau: lúa, bắp,sắn, khoai, đậu phụng… đặc biệt là cây quế được trồng nhiều nhất ở các xã: Trà Giáp,Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui, do phát triển trong môi trường thích hợp, quế Bắc Trà Myđạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng nhiều tên:
"vua của các loại quế" trước kia và "Cao Sơn ngọc quế" ngày nay.
- Khí hậu thời tiết
Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt.Mùa khô từ tháng 2-8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Nhiệt độ trung bình trong năm từ 18,7 đến 27,70C; độ ẩm không khí bình quân từ83-95%, độ ẩm cao nhất là vào tháng 11, thấp nhất là vào tháng 4, tháng 5 Lượng mưatrung bình năm từ 3000-5000 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các thángtrong năm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân Có những
năm lượng mưa rất cao, cụ thể lên đến 1.746 mm vào tháng 11 năm 2007 [7]
Bắc Trà My đạt chất lượng cao.
Tình hình đất đai của huyện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình đất đai của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
qua 2 năm (2010-2011)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số lượng (ha)
Tỷ lệ(%)
Số lượng (ha)
Tỷ lệ (%)
Tăng (giảm)
Tốc độ phát triển (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 82.543,6 100 82543,6 100 0,00 100 Đất sản xuất nông nghiệp 3.863,3 4,68 3.523,1 4,27 -340,2 91,19
Đất lâm nghiệp 55.126,6 66,78 56.835,5 68.86 1.708,9 103,1
Đất chuyên dùng 474,2 0,57 508,5 0,7 +106,3 122,42
Đất ở 165,6 0,2 186,4 0,23 +20,8 112,56
Đất chưa sử dụng 21.913,2 27,76 21.418,1 25,95 -1495,1 93,47
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Qua bảng trên ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện cũng khá cao là82.453,6 ha Tuy nhiên, trong đó đất để sản xuất nông nghiệp chỉ là 3.863,3 ha, chiếm
tỷ lệ rất thấp, chỉ 4,68% vào năm 2010 Đến năm 2011, loại đất này chỉ còn 3.523,1
ha, chiếm 4,27% so với diện tích đất tự nhiên, nguyên nhân là do đặc điểm có nhiềuđồi dốc, thuận lợi cho việc trồng các cây lâm nghiệp như cây keo, cây quế… nênngười dân đã chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp Cụthể, diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 55.126,6 ha, chiếm 66,78% tổng diện tíchđất tự nhiên, đến năm 2011 số lượng đất lâm nghiệp tăng lên 1.708,9 ha Bên cạnh đó,diện tích đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ lệ rất thấp, tương ứng là 0,57% và 0,2%vào năm 2010, đến năm 2011 tuy diện tích có tăng lên nhưng không đáng kể Trongkhi đó, toàn huyện có diện tích đất chưa sử dụng là 21.913,2 ha vào năm 2010, chiếm27,76%, đến năm 2011, số lượng này có giảm nhưng vẫn còn 21.418,1 ha Điều nàycho thấy, mặc dù có nguồn tài nguyên đất rất lớn nhưng trong những năm qua, việc sửdụng đất đai của huyện chưa phù hợp, diện tích đất bỏ trống còn nhiều Nguyên nhân
là do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, đất đai cằn cõi, trong khi người dân chủ yếu làđồng bào DTTS nên ý thức của họ về việc sử dụng đất đúng mục đích còn hạn chế,chủ yếu sử dụng đất để làm rẫy, trồng rừng, số còn lại thì bỏ hoang, dẫn đến diện tíchđất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao Thực trang đó đòi hỏi các cấp, cácngành của huyện phải có phương hướng và giải pháp phù hợp để tăng diện tích đấtđược sử dụng nhằm phát triển nông nghiệp và các ngành khác góp phần phát triển đờisống của nhân dân
- Tài nguyên rừng
Với đặc thù là huyện miền núi, phần lớn đất đai nằm ở vùng đồi núi cao nên diệntích đất lâm nghiệp của huyện Bắc Trà My chiếm tỷ lệ lớn: 56.835,5 ha vào năm 2011,chiếm 68,86%, trong đó 100% là trồng rừng Rừng nơi đây có nhiều loại gỗ quý như:lim, dổi, chuồn, gõ…; đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng quýhiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu Tuy nhiên, trong những năm gầnđây, công trình thủy điện sông Tranh 2 được xây dựng trên địa bàn huyện đã gây nênhậu quả rất lớn về nạn phá rừng Những khu tái định cư của thủy điện Sông Tranh 2Trường Đại học Kinh tế Huế